Tuy ra đời sau (từ sau năm 1987)
nhưng các tổ chức XHDS ở Đài Loan đã có
sự phát triển “thần kỳ” trong gần 30 năm
xây dựng và phát triển (xem bảng 1), đạt
đến trình độ đứng hàng đầu các nước châu
Á, gần ngang bằng với các nước phát triển
ở châu Âu (EU 15). Qua bảng 1, so sánh
điểm số của Đài Loan với Đức và Ireland,
chúng ta có thể thấy rằng XHDS Đài Loan
có “cấu trúc” tương đối tốt. Người dân tham
gia các tổ chức XHDS tương đối rộng khắp
từ các hiệp hội người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường, đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức từ
thiện nhân đạo, các tổ chức tôn giáo, bảo vệ
người yếu thế trong xã hội, các quỹ, tổ chức
công đoàn, nông dân, giáo viên, học sinh,
phụ nữ, người già, và các hoạt động có tổ
chức được thể chế hóa, có sự liên kết với
các tổ chức trong nước, nước ngoài chặt
chẽ. Mặt khác, các tổ chức XHDS Đài Loan
được hoạt động trong “môi trường tốt”, gồm
môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, pháp lý, tự do và quyền lợi cơ bản,
đặc biệt mối quan hệ giữa XHDS với chính
quyền đã được cải thiện và phát triển đáng
kể. Mối quan hệ giữa XHDS với các doanh
nghiệp cũng đã bắt đầu được cải thiện dựa
trên sự tôn trọng luật pháp. Đạt được kết
quả đó là do XHDS Đài Loan đã phát huy
mạnh mẽ những “giá trị” trong thực hành
dân chủ, minh bạch hóa, phát huy tính
khoan dung, phi bạo lực, thực hiện tốt
những mục tiêu bình đẳng giới, xóa đói
nghèo, xây dựng môi trường bền vững.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan: So sánh với châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Sự phát triển và vai trò của các tổ chức
xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã
hội của Đài Loan*)
Sự phát triển của tổ chức XHDS ở Đài
Loan có bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị
và xã hội đặc thù. Trước hết là yếu tố văn
hóa. Với quan niệm lấy gia tộc truyền thống
làm nền tảng cơ sở, các thành viên trong các
tổ chức XHDS kiểu truyền thống phong
kiến đã không tin tưởng vào các tổ chức
XHDS công cộng, vì vậy, các tổ chức
XHDS ở Đài Loan đã không thể phát triển
được. Thứ hai là về yếu tố chính trị. Đài
Loan đã trải qua 38 năm dưới ách thống trị
độc tài của Chính phủ Quốc dân Đảng (từ
năm 1949 đến 1987). Luật giới nghiêm
được thực hiện trong giai đoạn này đã buộc
Đài Loan cấm lập hội, quỹ, các tổ chức xã
hội Sau khi lệnh giới nghiêm được bãi bỏ
(1987), hàng loạt tổ chức xã hội được ra đời.
Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong
phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan:
So sánh với châu Âu
Đinh Công Tuấn(*)
Tóm tắt: Hiện nay, Đài Loan đã trở thành một trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có
các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội hàng đầu thế giới. Trong thành tựu chung ấy của Đài
Loan có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS). XHDS ở Đài
Loan đã đủ độ trưởng thành, gánh vác được các trách nhiệm dân sự, điều tiết được các
hoạt động xã hội theo hướng lành mạnh phát triển (Hồ Sĩ Quý, 2015). Bài viết tập trung
làm rõ vai trò của các tổ chức XHDS Đài Loan trong phát triển kinh tế - xã hội, so sánh
với sự phát triển của XHDS châu Âu.
Từ khóa: Tổ chức xã hội dân sự, Đài Loan
Abstract: Taiwan has so far merged as one of the world's leading states by socio-
economic development indicators. Among such overall achievements, one cannot but
mention significant contribution of civil society organizations (CSOs). CSOs in Taiwan
have grown into maturity, well-built to shoulder their civil responsibilities and regulate
social activities towards a healthy development (Ho Si Quy, 2015). The article takes a
close look at how CSOs succeed in demonstrating their role in Taiwan’s socio-economic
development in comparison with such of Europe.
Key words: Civil Society Organization, Taiwan
(*) PGS.TS., Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email:
hoangtuan525885@gmail.com
Từ năm 1980 đến năm 1999, do tác động
của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, các
tổ chức XHDS ở Đài Loan như phong trào
nhân quyền, cứu trợ nhân đạo, bảo vệ môi
trường, phong trào nữ quyền, bảo vệ người
lao động, xây dựng văn hóa đã không
ngừng ra đời và phát triển, và gắn kết chặt
chẽ với các tổ chức XHDS quốc tế. Hoạt
động của các tổ chức XHDS đã thúc đẩy
mạnh mẽ các phong trào tự do hóa và dân
chủ hóa. Các tổ chức XHDS đã dần dần
được “tổ chức hóa” và “thể chế hóa”, đã
trực tiếp đấu tranh, phê phán chủ nghĩa
quyền uy của chính quyền Quốc dân Đảng,
và sau này là, năm 1992, buộc chính quyền
mới phải sửa đổi “luật tổ chức xã hội thời
giới nghiêm”, mở ra con đường tự do và dân
chủ sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho các tổ
chức XHDS phát triển mạnh mẽ hơn. Điều
đó đã làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa
Nhà nước và xã hội.
Từ năm 2000 trở lại đây, các tổ chức
XHDS ở Đài Loan phát triển cả bề rộng và
chiều sâu. Sự liên kết, hợp tác thành mạng
lưới XHDS trong nước được kết nối, nâng
cao về số lượng và chất lượng. Tính đến
năm 2006, số lượng tổ chức XHDS đã được
đăng ký ở Bộ Nội chính Đài Loan lên đến
con số trên 20.000 tổ chức. Trong đó có đến
2.000 tổ chức lấy danh nghĩa là hội viên cá
nhân và của tổ chức để tham gia vào các
loại hình tổ chức XHDS quốc tế (Lin De
Chang, 2007).
Theo GS. Hsin-Huang Michael Hsiao
(1990), một nhà xã hội học nổi tiếng thuộc
trường Đại học Quốc gia Đài Loan, từ năm
1980, Đài Loan có được nhận thức chung, có
tính tập thể về việc xác định chất lượng tự
chủ của “cái xã hội”. Thái độ của dân chúng
đối với Chính phủ cũng “thay đổi”! Người
dân đã mạnh dạn có những kiến nghị với
chính quyền để xử lý các vấn đề xã hội mới,
bức xúc, như vấn đề an toàn công cộng kém
đi, chất lượng môi trường, tội phạm kinh tế,
phân bổ thu nhập, vấn đề giao thông bên
cạnh những vấn đề mà Chính phủ quan tâm,
có tính lâu dài như an ninh quốc gia, ổn định
chính trị, tăng trưởng kinh tế Ông đã đưa
ra ba khái niệm là lực lượng chính trị, lực
lượng kinh tế và lực lượng xã hội để phân
tích những thay đổi đã làm bộc lộ các quan
hệ quyền lực ở Đài Loan từ năm 1947 đến
nay. Trong thời gian này, Đài Loan đã trải
qua ba giai đoạn thể hiện các động thái quyền
lực khác nhau.
- Giai đoạn 1 (1947-1962) là giai đoạn
“các lực lượng chính trị nắm giữ quyền lực
tuyệt đối”. Bắt đầu từ sự kiện “18 tháng 2”
năm 1947, quân đội quốc gia (nationalist)
đàn áp tàn bạo những người dân địa phương
Đài Loan. Chế độ Quốc dân Đảng đã thiết
lập nền độc tài trên hòn đảo này.
- Giai đoạn 2 (1963-1978) là giai đoạn
“các lực lượng kinh tế gần như giữ vị trí
hàng đầu”. Sự chuyển dịch từ chiến lược
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang
chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất
khẩu đã “sản sinh” ra những nhà tư bản tư
nhân. Đây là giai đoạn bùng nổ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, sự nổi lên của tầng lớp
trung lưu đô thị, bên cạnh tầng lớp công
nhân công nghiệp với số lượng ngày càng
tăng lên.
Các đường lối phát triển kinh tế được
xem xét một cách nghiêm túc, các lợi ích
kinh tế đã tạo sức ép đối với chính quyền
nhằm tạo ra các cơ hội cởi mở hơn trong
giai đoạn thực hiện chiến lược công nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu.
Đến cuối những năm 1970, hai lực
lượng chính trị và kinh tế đã hình thành liên
minh và kết hợp sức mạnh để đẩy nhanh
49Vai tr’ của cŸc tổ chức§
50 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 1.2018
phát triển CNTB. Trong giai đoạn này, khoa
học xã hội đã có bước khởi đầu đáng kể.
Các phong trào, hoạt động nổi lên như: Tìm
hiểu tính bản địa trong văn học, âm nhạc,
kỹ kịch; Các nhà trí thức đưa ra tranh luận
về ý thức Đài Loan mới, v.v... nhưng các
phong trào này mới chỉ gói gọn trong tầng
lớp trí thức, chưa đến được với các nhóm xã
hội và nhóm kinh tế. XHDS vẫn chưa được
huy động để thách thức trực tiếp đến quyền
lực của chế độ độc tài.
- Giai đoạn 3 (từ năm 1979 đến 1990)
là giai đoạn các lực lượng xã hội được phát
triển. XHDS phát triển xuyên suốt các giai
cấp và dân tộc, sắc tộc. XHDS đã sang một
chu trình phát triển mới.
Sự phát triển của công nghiệp đã nuôi
dưỡng XHDS với nguồn lực kinh tế mới.
Những nhu cầu cơ bản của các bộ phận
khác nhau trong xã hội TBCN chín muồi ở
Đài Loan đã gây áp lực đòi hỏi phải thay đổi
bên trong quan hệ giữa Nhà nước và xã hội.
Các tổ chức XHDS ở Đài Loan có tiếng nói
trực diện hơn, các hành động mang tính tập
thể, đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết. Tuy
XHDS Đài Loan là thực thể không đồng
nhất, nhưng các tổ chức XHDS Đài Loan
vẫn cùng tham gia một mặt trận, đó là đòi
tự chủ, thoát khỏi sự kiềm chế của chính
quyền. Điều đó đã buộc Chính quyền Quốc
dân Đảng phải chuyển đổi hệ thống từ “chủ
nghĩa độc tài cứng sang độc tài mềm”. Các
tổ chức XHDS đã đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi
dân chủ ở Đài Loan.
Trong giai đoạn 3, đặc biệt từ năm 1988
trở lại đây, các tổ chức XHDS ở Đài Loan
có khoảng 18 phong trào xã hội, được xếp
vào các nhóm chính là:
1. Nhóm các phong trào đấu tranh
chống lại tình trạng Nhà nước không hành
động khi phải đối mặt với các vấn đề mới
như: bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu
dùng, bảo tồn sinh thái,...
2. Nhóm các phong trào biểu tình chống
lại các chính sách của nhà nước đối với các
quyền ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số,
giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo tồn di sản,
kiểm soát đất đai,...
3. Nhóm các phong trào biểu tình chống
lại những chính sách yếu kém, hoặc không
đầy đủ đối với việc chăm sóc, bảo vệ nhóm
người dễ bị tổn thương như người cao tuổi,
người khuyết tật, các cựu chiến binh, hoặc
đối xử công bằng với các nhóm tôn giáo
khác nhau.
4. Nhóm các phong trào đấu tranh với
Nhà nước nhằm chống lại sự kiểm soát đối
với các nhóm xã hội chủ chốt như: công
nhân, nông dân, trí thức, giáo viên, sinh
viên, phụ nữ, v.v
5. Nhóm các phong trào đấu tranh với
Nhà nước yêu cầu thay đổi những quy tắc
lâu đời quản lý các vấn đề chính trị nhạy
cảm như: cấm tiếp xúc giữa người dân Đài
Loan với lục địa, thực hiện quyền con người
của các nạn nhân chính trị,...
Qua phân tích hoạt động của 18 phong
trào xã hội ở Đài Loan những năm 1980,
các học giả Đài Loan đã rút ra một số đặc
điểm chung như sau (Xem: Hsin-Huang
Michael Hsiao, 1990):
- Các phong trào xã hội tiến hành đấu
tranh, biểu tình đòi Chính quyền Quốc dân
Đảng phải cải cách, thay đổi mối quan hệ
nhà nước - xã hội, đảm bảo tính tự chủ của
XHDS.
- Các xung đột giai cấp không phải là
động cơ chính để huy động hoạt động phong
trào có tổ chức. Mục tiêu chính của phong
trào là kiến nghị yêu cầu nhà nước phải điều
chỉnh, thay đổi chính sách đã lạc hậu.
- Hầu hết các phong trào xã hội đều áp
dụng chiến lược phi chính trị. Họ tránh kết
nối với phe đối lập chính trị. Vì vậy, Đảng
Dân tiến (DPP) không đóng vai trò lãnh đạo
đáng kể nào dẫn dắt các phong trào xã hội
này một cách có tổ chức.
- Cảm thức tập thể đáng kể thể hiện ở
các phong trào xã hội là nhận thức nạn
nhân, cảm giác bị bỏ rơi, bị loại trừ. Hầu hết
các thành viên tham gia các phong trào xã
hội này đều coi mình là nạn nhân, thấy mình
không được đối xử công bằng.
- Trong một thời gian ngắn, các phong
trào đã được khẳng định rõ ràng và bắt đầu
được “thể chế hóa”. Và những yêu cầu
phong trào đưa ra đã được Nhà nước chú ý
và đã có những đáp ứng nhất định.
- Giai đoạn đầu, sự liên kết các phong
trào theo chiều ngang còn yếu kém. Nhưng
qua thực tiễn hoạt động, dần dần các phong
trào đã có sự liên kết thành mạng lưới, hoạt
động có tổ chức, liên kết chặt chẽ, đã phát
huy được sức mạnh buộc Nhà nước phải
điều chỉnh, cải cách.
- Xã hội Đài Loan đã dần xuất hiện
một loại văn hóa chính trị mới, vững chắc
từ sự huy động của XHDS. XHDS Đài
Loan đã không còn là bộ phận tiếp nhận
thụ động sự thống trị của Chính quyền
Quốc dân Đảng. Nó đã được huy động
thông qua quá trình học hỏi xuất phát từ
các phong trào xã hội này. Qua đó, XHDS
Đài Loan như một tổng thể không chỉ cho
những người tích cực tham gia phong trào,
mà đã đúc kết ra từ kinh nghiệm thực tiễn
đấu tranh, để kiến nghị đề đạt nguyện vọng
của người dân tới Nhà nước. Mục đích
cuối cùng nhằm thay đổi đường lối chính
sách đã lỗi thời, lạc hậu, xây dựng chính
sách mới tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Có thể
khái quát là, “XHDS yêu cầu một văn hóa
chính trị tham dự mới”.
- XHDS yêu cầu đối mặt với Chính
quyền Quốc dân Đảng, ở một chừng mực
nào đó đã thúc đẩy sự chuyển đổi của Chính
quyền từ quy cách cầm quyền “cứng rắn”
sang “mềm dẻo” hơn. Tự do hóa không có
nghĩa là dân chủ hóa, nhưng tự do hóa
thường thúc đẩy dân chủ hóa, khi quy tắc trò
chơi giữa XHDS và Chính quyền buộc bị
thay đổi. Trong nhiều lĩnh vực chính sách,
Chính quyền Quốc dân Đảng buộc phải thay
đổi, bắt đầu từ tự do hóa nhằm đáp ứng
những thách thức từ phía các tổ chức XHDS.
Chính quyền đã phải cho phép công dân về
thăm lục địa, nhà thờ được xây dựng ở vùng
miền núi Các cơ quan quản lý đã phải cải
cách quy định pháp lý, các luật mới được ra
đời, như luật người tiêu dùng, luật đại học,
quy định điều chỉnh quan hệ XHDS được dự
thảo và trình thông qua.
Mặc dù các đáp ứng từ phía Chính
quyền còn chưa đủ hoặc không nhất thiết
đáp ứng tất cả các đòi hỏi của các tổ chức
XHDS, nhưng Chính quyền đã có những
bước đi nhằm đáp ứng những yêu cầu
không thể bỏ qua của các phong trào XHDS
đang ngày càng phát triển Tất cả những
điều đó đã có tác động tích cực thúc đẩy xã
hội Đài Loan phát triển mạnh mẽ hơn
(Hsin-Huang Michael Hsiao, 1990).
Trong bản báo cáo cuối cùng của tổ
chức Liên minh thế giới vì sự tham gia của
công dân (CIVICUS)(*) năm 2006, các chỉ
tiêu XHDS của Đài Loan được thể hiện hết
51Vai tr’ của cŸc tổ chức§
(*) CIVICUS là tổ chức liên kết mạng công dân toàn
cầu, đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự
phát triển XHDS trên toàn cầu. Nhằm phân tích có
tính hệ thống về ảnh hưởng hành vi của XHDS đến
sự phát triển trong mỗi quốc gia, CIVICUS đã tiến
hành hợp tác với 60 quốc gia trên thế giới (trong đó
có Đài Loan), tiến hành điều tra các chỉ tiêu của
XHDS từ năm 2003 đến 2005. Kết quả được công
bố năm 2006 (Lin De Chang, 2007).
52 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 1.2018
sức đầy đủ, toàn diện cho thấy rõ hiện trạng
phát triển XHDS và vai trò của XHDS trong
phát triển kinh tế-xã hội.
Theo điều tra của CIVICUS, XHDS
được đo lường bởi 4 chỉ tiêu, theo thang
điểm cao nhất là 3 điểm. XHDS Đài Loan
được đo lường như sau (Civicus World
Assembly, 2006):
“Giá trị” (Value) được 2,3/3đ, như vậy
chỉ tiêu “giá trị” của XHDS Đài Loan xếp
vào loại tốt.
“Môi trường” (Environment) được
2,2/3đ, như vậy chỉ tiêu “môi trường” của
XHDS Đài Loan cũng xếp vào loại tốt.
“Cấu trúc” (Structure) được 1,5/3đ, như
vậy chỉ tiêu “cấu trúc” của XHDS Đài Loan
xếp vào loại trung bình.
“Tác động” (Impact)
được 2,0/3đ, như vậy chỉ
tiêu “tác động” của
XHDS Đài Loan xếp vào
loại khá.
2. So sánh các chỉ số đánh
giá xã hội dân sự của Đài
Loan với châu Âu
Có thể nói, do ra đời
sớm hơn nên XHDS ở
châu Âu được nghiên cứu
hết sức bài bản, đã đưa ra
các lý thuyết rõ ràng, cụ
thể. Các tổ chức XHDS được thể chế hóa
rất chặt chẽ. Còn ở Đài Loan, do ra đời sau,
nên các tổ chức XHDS chậm được thể chế
hóa, phải dò dẫm từng bước đi. Dù vậy
XHDS Đài Loan cũng đã đạt được một số
thành tựu đáng kể. Nếu ở châu Âu, tự do
hóa, dân chủ hóa đã phát triển mạnh mẽ từ
phong trào Khai sáng (thế kỷ XVIII), và dẫn
dắt phong trào XHDS phát triển mạnh mẽ
đến ngày nay, thì ở Đài Loan, do chế độ độc
tài - toàn trị của Chính quyền đảng trị Quốc
dân Đảng áp đặt lệnh giới nghiêm, cho nên
đã kìm hãm sự ra đời và phát triển của
XHDS (từ năm 1947-1987). Sau khi lệnh
giới nghiêm được bãi bỏ (năm 1987),
XHDS Đài Loan mới dần từng bước phát
triển. Trải qua các thời kỳ từ tự do hóa đến
dân chủ hóa, tự do bầu cử, các tổ chức
XHDS Đài Loan đã dần dần trưởng thành.
Từ hoạt động với trợ giúp của các tổ chức
XHDS quốc tế, đến những hoạt động độc
lập, riêng rẽ, các tổ chức XHDS Đài Loan
dần dần được tổ chức, thể chế hóa, liên kết
rộng rãi theo chiều ngang. Cho đến những
năm đầu thế kỷ XXI, các tổ chức XHDS
Đài Loan đã phát triển mạnh mẽ, xếp vào
loại tốt ở châu Á (Dẫn theo: CIVICUS
World Assembly, 2006).
Nhìn vào bảng 1, so sánh XHDS ở các
nước châu Âu với Đài Loan, chúng tôi rút
ra một số nhận xét như sau:
- XHDS ở nhóm các nước phát triển
trong châu Âu (EU 15) như CHLB Đức, CH
Ireland, cả 4 chỉ số đánh giá XHDS đều xếp
loại khá trở lên.
- Ở một trình độ phát triển vừa phải,
chưa bằng nhóm các nước phát triển (EU 15)
(*) Xem: Civicus World Assembly, 2006; Lin De
Chang, 2007; Đinh Công Tuấn (chủ biên), 2010.
%ҧQJ6RViQKFiFFKӍVӕÿiQKJLi;+'6WҥLPӝWVӕ
TXӕFJLDYjYQJOmQKWKәFӫDFKkXÆXYjFKkXÈ
Ĉ˯n v͓: ÿi͋m/3ÿi͋m
4XӕFJLDYQJOmQKWKә &ҩXWU~F 0{LWUѭӡQJ *LiWUӏ 7iFÿӝQJ
&KkXÆX
&+/%ĈӭF
&+,UHODQG
%D/DQ
%XOJDULD
5RPDQLD
&KkXÈ
ĈjL/RDQ
là các nước chuyển đổi Đông Âu như Ba
Lan, Bulgaria, Romania. Các chỉ số đánh giá
XHDS đều đạt mức điểm trung bình thấp,
trung bình khá, khá. Điều đó nói lên rằng,
trên con đường chuyển đổi “từ chính trị, xã
hội, kinh tế, luật pháp,” các nước Đông
Âu phải dần tiến hành các cải cách. Và
XHDS ở các nước chuyển đổi cũng phải
tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Muốn hội
nhập sâu với thế giới, nhất thiết phải phát
triển đồng bộ cả ba trụ cột: Nhà nước pháp
quyền, kinh tế thị trường và XHDS. Tự do
hóa, dân chủ hóa, phát triển XHDS là
phương tiện để trợ giúp đất nước phát triển.
- Tuy ra đời sau (từ sau năm 1987)
nhưng các tổ chức XHDS ở Đài Loan đã có
sự phát triển “thần kỳ” trong gần 30 năm
xây dựng và phát triển (xem bảng 1), đạt
đến trình độ đứng hàng đầu các nước châu
Á, gần ngang bằng với các nước phát triển
ở châu Âu (EU 15). Qua bảng 1, so sánh
điểm số của Đài Loan với Đức và Ireland,
chúng ta có thể thấy rằng XHDS Đài Loan
có “cấu trúc” tương đối tốt. Người dân tham
gia các tổ chức XHDS tương đối rộng khắp
từ các hiệp hội người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường, đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức từ
thiện nhân đạo, các tổ chức tôn giáo, bảo vệ
người yếu thế trong xã hội, các quỹ, tổ chức
công đoàn, nông dân, giáo viên, học sinh,
phụ nữ, người già, và các hoạt động có tổ
chức được thể chế hóa, có sự liên kết với
các tổ chức trong nước, nước ngoài chặt
chẽ. Mặt khác, các tổ chức XHDS Đài Loan
được hoạt động trong “môi trường tốt”, gồm
môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, pháp lý, tự do và quyền lợi cơ bản,
đặc biệt mối quan hệ giữa XHDS với chính
quyền đã được cải thiện và phát triển đáng
kể. Mối quan hệ giữa XHDS với các doanh
nghiệp cũng đã bắt đầu được cải thiện dựa
trên sự tôn trọng luật pháp. Đạt được kết
quả đó là do XHDS Đài Loan đã phát huy
mạnh mẽ những “giá trị” trong thực hành
dân chủ, minh bạch hóa, phát huy tính
khoan dung, phi bạo lực, thực hiện tốt
những mục tiêu bình đẳng giới, xóa đói
nghèo, xây dựng môi trường bền vững...
3. Kết luận
Những hoạt động của XHDS Đài Loan
đã có tác động tích cực đến việc xây dựng
và thực hiện chính sách của Chính phủ.
Chính phủ phải thực hiện trách nhiệm giải
trình, xây dựng những chính sách công cộng
đúng đắn, tăng cường vai trò giám sát, phản
biện xã hội của người dân, đã đáp ứng được
những mối quan tâm và những đòi hỏi, nhu
cầu của xã hội q
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Sĩ Quý (2015), “Độc tài, ‘hóa rồng’
và dân chủ ở Đài Loan”, Báo điện tử Văn
hóa Nghệ An, ngày 23/9.
2. CIVICUS World Assembly (2006),
Country reports, www.civicus.org/
~civicusadmin/view/AnnualReport
2006/civilindex.html
3. Lin De Chang (2007), Nghiên cứu chỉ
tiêu XHDS Đài Loan, kiêm bàn về sự
tham gia công cộng của thanh niên, Ủy
ban thanh niên quốc gia, Học viện tham
gia công ích của Thanh niên (National
Youth Commission, Youth Public
Participation Academy), Đài Bắc (Taibei).
4. Hsin-Huang Michael Hsiao (1990), “Các
phong trào xã hội nổi lên và gia tăng đòi
hỏi xã hội dân sự ở Đài Loan (Emerging
Social Movement)”, ASIAN SURVEY,
The Australian Journal of Chines Affairs,
số 24, tháng 7.
5. Đinh Công Tuấn (2010), Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở
Liên minh châu Âu, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
53Vai tr’ của cŸc tổ chức§
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_cac_to_chuc_xa_hoi_dan_su_trong_phat_trien_kinh.pdf