Chính phủ Úc nên tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Úc có khả
năng tiếp cận với các tài năng hàng đầu bằng cách điều chỉnh lại các quy
định về nhập cư để đáp ứng nhu cầu của thị trường đang ngày một thay đổi.
ISA đã xem xét nhiều phương pháp nhằm hiện thực hóa được mục tiêu này
bằng cách kiến nghị lên Bộ Tư vấn Nhập cư và Bảo vệ biên giới thông qua
các cuộc trao đổi công khai gần đây về Chuyển đổi Hệ thống Thị thực của
Úc. Chính phủ Úc cũng có thể cải thiện việc tiếp thị và quảng bá loại thị
thực dành cho người có tay nghề để tăng số lượng người nhập cư, bằng
cách cải thiện và bổ sung thông tin trên website và tăng cường quảng bá các
lớp học về thị thực không cần phải đăng ký.
Một quốc gia như Úc, với dân số tương đối nhỏ và cần nhiều vốn đầu tư, có
thể hướng đến các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để bù đắp sự thiếu
hụt đầu tư trong nước bởi sự mất cân bằng giữa tiết kiệm và nhu cầu vốn
đầu tư. Có sự cạnh tranh đang diễn ra trên toàn cầu để thu hút các khoản
đầu tư chất lượng cao trực tiếp từ nước ngoài cho nền kinh tế quốc gia. Các
nền kinh tế có thể trở nên cạnh tranh hơn bằng cách đưa ra các điều kiện
thích hợp cho việc tăng trưởng kinh tế, đồng thời ủng hộ, cho phép ĐMST
xuất hiện sẽ là một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngành công nghiệp và các doanh nghiệp Úc sẽ được hưởng lợi từ đầu tư
nước ngoài dù những nhà đầu tư này có sử dụng các công ty nội địa của Úc
cho việc kinh doanh hay không, bởi lẽ, nước Úc sẽ có được sự lan truyền tri
thức và kinh nghiệm. Ví dụ, người nhập cư nước ngoài có thể giới thiệu
kiến thức mới bằng cách sử dụng những công nghệ mới và đào tạo nguồn
nhân lực sau này sẽ làm việc tại các công ty trong nước. Họ cũng có thể
giúp phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành nghề mới. Đồng thời, người nhâp
cư nước ngoài cũng có thể sẽ là cửa ngõ để tiếp cận chuỗi cung ứng quốc
tế. Sự gia tăng cạnh tranh cũng có thể buộc các doanh nghiệp trong nước
phải ĐMST thông qua các biện pháp cải thiện năng suất như áp dụng các
phương thức và công nghệ quản lý mới./.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo quốc gia tại Úc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
QUỐC GIA TẠI ÚC
Dương Hồng Anh1
Đại diện KH&CN Việt Nam tại Camberra, Úc
Triệu Bảo Hoa
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ KH&CN
Tóm tắt:
“Vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia tại Úc” đưa tới một
nghiên cứu điển hình về tham vọng và môi trường ĐMST của Úc và các vấn đề mà họ đang
gặp phải. Bài viết chỉ rõ sự liên quan chặt chẽ của các lĩnh vực khác nhau như đầu tư, xuất
nhập khẩu, công nghệ thông tin, pháp lý hành chính, với cốt lõi là các doanh nghiệp, tới sự
hoàn thiện và phát triển của môi trường ĐMST. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra các thách
thức, khiếm khuyết, những vấn đề mà chính phủ Úc cần cải thiện nhằm đạt được tham vọng
ĐMST. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu từ đề án “Australia 2030: Thịnh vượng nhờ đổi
mới sáng tạo” của Ủy ban Đổi mới sáng tạo Úc - ISA.
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; Công nghệ thông tin; Doanh nghiệp; Úc.
Mã số: 18092001
Tham vọng và môi trường ĐMST của Úc song hành cùng và có quan hệ
mật thiết với vai trò của các doanh nghiệp. Cần rất nhiều yếu tố khác nhau
để cấu tạo nên một hệ sinh thái ĐMST bền vững và phát triển. Tham vọng
đầu tư, cải thiện hệ thống pháp lý, gia tăng môi trường cạnh tranh lành
mạnh, hỗ trợ xuất khẩu là các khía cạnh mà Chính phủ và các doanh nghiệp
Úc sẽ cùng phải phối hợp để nâng tầm ĐMST quốc gia.
1. Tham vọng đầu tư đổi mới sáng tạo của chính phủ Úc
Trong công cuộc ĐMST toàn cầu, chính phủ Úc đang đứng sau một số
nước cạnh tranh khác dựa theo chỉ số GERD2 (tổng chi tiêu quốc gia dành
cho nghiên cứu và triển khai); xếp thứ 20 trong OECD3 (tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế), với chi tiêu 1,9% GDP.
1 Liên hệ tác giả: anhdh.17@gmail.com
2 GERD: Gross Domestic expenditure on R&D, Tổng chi tiêu quốc gia dành cho nghiên cứu và triển khai.
3 OECD: Organization for Economic Co-operation and Development, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, là
một tổ chức dành cho các thành viên, hiện là 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước
không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các
vấn đề chung khác
95
Yếu điểm của Úc nằm chủ yếu ở lĩnh vực tư nhân, đóng góp 1% cho tổng
số tiền được chi dành cho GERD của Úc. Mặc dù yếu điểm này hiện tại chỉ
phản ánh một khía cạnh khác của ngành công nghiệp Úc, nhưng về lâu dài,
đó là một điều đáng ngại. Chi phí đầu tư của doanh nghiệp dành cho nghiên
cứu và triển khai (BERD) tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP tại Úc, tăng từ
0,64% lên 1,37% trong giai đoạn 1992-2000, nó đã giảm dần sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu xuống 1,01% vào năm 2015. Sự sụt giảm
bắt đầu từ năm 2008, chủ yếu là do sự cắt giảm chi phí khai thác mỏ và sản
xuất. Đầu tư tăng ở một số lĩnh vực khác, nhưng không bù đắp được cho sự
suy giảm. Xu hướng chỉ số BERD của Úc đang đi ngược lại với chỉ số
BERD4 toàn cầu, khi mà chỉ số tăng trưởng BERD của các quốc gia khác
đang cố gắng vượt qua tăng trưởng GDP. Kể từ đầu thiên niên kỉ, tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm của BERD ở mức xấp xỉ 6%, mức mà Ủy
ban Đổi mới sáng tạo và Khoa học Úc - ISA tin rằng nên là tiêu chuẩn tối
thiểu cho sự phát triển của tương lai.
Các khoản đầu tư của doanh nghiệp dành cho ĐMST vẫn chưa bắt kịp trong
khu vực công, nơi mà sự hỗ trợ Chính phủ Úc dành cho ĐMST vẫn được
duy trì tương đối ổn định. Chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai của Chính
phủ Úc trung bình là 0,63% GDP, giảm từ 0,7% GDP năm 1992 xuống
0,58% GDP năm 2016.
Trong năm 2016-2017, Chính phủ Úc đã chi 10,1 tỷ AUD cho hỗ trợ khoa
học, nghiên cứu và ĐMST, thông qua các kênh:
- R&DTI5 - chương trình hỗ trợ ĐMST duy nhất cung cấp các lợi thế về
thuế cho các doanh nghiệp thực hiện R&D6;
- Nghiên cứu trợ cấp - hỗ trợ hoạt động R&D ở trường đại học;
- Các chương trình tài trợ nghiên cứu, mang tính cạnh tranh cao, dẫn đầu
bởi các nhà nghiên cứu - bao gồm Hội đồng Nghiên cứu Úc và Hội đồng
Nghiên cứu Sức khỏe và Y tế Quốc gia;
- Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu được tài trợ bởi Chính phủ - bao gồm
CSIRO, Tập đoàn KH&CN Quốc phòng, Tổ chức KH&CN Hạt nhân Úc;
- Các chương trình hỗ trợ ĐMST là hoạt động tập trung vào các nhiệm vụ
cụ thể - bao gồm cả chương trình hợp tác nghiên cứu của các Trung tâm
nghiên cứu, Quỹ nghiên cứu y học tương lai, Quỹ dịch sinh học, Cơ
quan Năng lượng tái tạo Úc, Chương trình Doanh nhân, Trung tâm Tăng
trưởng Công nghiệp Ban đầu, các Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển
Nông thôn.
4 BERD: Business enterprise expenditure on R&D: chi phí các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.
5 R&DTI: research and development tax incentive: ưu đãi về thuế cho nghiên cứu và triển khai.
6 R&D: research and development - nghiên cứu và triển khai.
96
Sự phụ thuộc nặng nề vào các nguồn đầu tư gián tiếp như R&DTI để hỗ trợ
các doanh nghiệp R&D là một điểm mà chỉ Úc và một vài quốc gia khác
có. Mặc dù các chương trình như vậy tương đối đơn giản để quản lý nhưng
có một điều đáng lo về tính hiệu quả mà các biện pháp này mang lại cho
các hoạt động R&D. Hơn nữa, có thêm nhiều bằng chứng trong các tư liệu
quốc tế đặt câu hỏi về tác động của các ưu đãi về thuế R&D đối với tăng
trưởng năng suất lao động. Trong bối cảnh này, Chính phủ Úc đã tiến hành
rà soát R&DTI. Ủy ban Đánh giá được yêu cầu phải tìm kiếm các cơ hội để
nâng cao tính hiệu quả của R&DTI. Bản tổng kết năm 2016 cho thấy
“chương trình không đạt được các mục tiêu, bao gồm khuyến khích và giúp
R&D lan tỏa rộng rãi”. Bản đánh giá đưa ra sáu đề xuất để cải thiện chương
trình và đồng thời để hỗ trợ R&D hiệu quả hơn. Các tham vấn do ISA7 thực
hiện để xây dựng kế hoạch này đã khẳng định tầm quan trọng của R&DTI,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các DNNVV thu
lời nhiều hơn cho mỗi AUD dành cho các ưu đãi thuế R&D của các chính
phủ so với các doanh nghiệp lớn; Các DNNVV tạo ra từ 0,9 đến 1,5 AUD
cho mỗi 1 AUD được ưu đãi thuế, so với chỉ 0,3-1,0 cho các doanh nghiệp
lớn. Trong nhiều trường hợp, các DNNVV cũng linh hoạt hơn với R&DTI
so với các doanh nghiệp lớn hơn: 54% các quyết định của DNNVV về
R&D được đưa ra do ảnh hưởng của Chương trình R&DTI, so với 34% các
quyết định của các doanh nghiệp lớn.
ISA cũng nhận thức được rằng, các dự án về kỹ thuật số đã dẫn đến việc
ngày càng có nhiều công ty đưa ra những thông báo không chính xác về
việc các hoạt động của họ có liên quan đến ĐMST để được nhận ưu đãi từ
R&DTI. Tuy nhiên, mặc dù các dự án phát triển như vậy có thể mang tính
sáng tạo, nhưng trong nhiều trường hợp các hoạt động R&D có thể chỉ là
một phần nhỏ của dự án tổng thể. Định nghĩa R&D trong Luật Nghiên cứu
và Phát triển Công nghiệp năm 1986 của Úc được cụ thể hóa và rút ra từ
bản Hướng dẫn Frascati8 của OECD. Các sửa đổi nhằm thúc đẩy sự phát
triển đang được tiến hành và nhằm đảm bảo chắc chắn cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến phần mềm.
2. Sự phát triển của các công ty xuất khẩu, doanh nghiệp có tốc độ tăng
trưởng nhanh
Đà phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu của các công ty có tốc độ tăng
trưởng nhanh, có thể được khuyến khích bằng cách tăng nguồn tài trợ cho
phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng và sử dụng tốt các hiệp định
thương mại.
7 ISA, (Department of Industry, Innovation and Science): Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học của Australia.
8 Bản Hướng dẫn Frascati (Frascati Manual): tài liệu đặt ra phương pháp thu thập số liệu thống kê về nghiên cứu
và triển khai.
97
Xuất khẩu là rất quan trọng đối với nền kinh tế trong nước. Ở Úc có sức
cạnh tranh quốc tế, nhất là trong các lĩnh vực xuất khẩu như: khai thác mỏ,
nông nghiệp, du lịch và giáo dục. Các công ty xuất khẩu góp phần mở rộng
hoạt động kinh doanh bằng cách mang lại các nguồn thu nhập mới. Các
doanh nghiệp này cũng có nhiều tiềm năng để trở nên mạnh mẽ, sáng tạo
hơn, đồng thời, có thể tạo ra nhiều việc làm cho Úc.
Thị phần xuất khẩu quốc tế của Úc có tiềm năng để phát triển mạnh mẽ.
Điều này được thể hiện rõ ở các ngành nghề không bị phụ thuộc vào khai
thác tài nguyên, các công ty phát triển nhanh và các doanh nghiệp xuất
khẩu tập trung vào thị trường châu Á nằm quanh Úc. Chính phủ có thể tạo
điều kiện cho sự tăng trưởng này bằng cách mở rộng các hiệp định thương
mại tự do và tạo điều kiện cho các công ty có khả năng sử dụng chúng. Họ
cũng có thể giúp các doanh nghiệp tăng trưởng cao, đặc biệt là các DNNVV
tiếp cận các chương trình xuất khẩu một cách dễ dàng hơn.
3. Tạo điều kiện để tăng xuất khẩu
Úc nên tham vọng tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nền
kinh tế Úc đứng thứ 14 trên thế giới, nhưng chỉ đứng thứ 25 về thị phần
xuất khẩu toàn cầu. Ngành khai thác mỏ là ngoại lệ, khi Úc xếp hạng cao,
chiếm gần 29% thị trường xuất khẩu khoáng sản thế giới, tăng đáng kể từ
năm 2000, khi Úc có 12,7% thị trường xuất khẩu thế giới. Các ngành khác
không đạt được tỷ lệ xuất khẩu cao như khai thác mỏ. Úc có 2,8% thị phần
toàn cầu trong nông nghiệp, giảm từ 3,15% năm 2000 và 0,53% thị trường
chế tạo toàn cầu, giảm từ 0,64% năm 2000.
Cơ hội của Úc để cải thiện hoạt động của các thị trường xuất khẩu phi
khoáng sản được minh họa bằng cách so sánh với Canada. Úc và Canada có
cùng quy mô dân số, GDP bình quân đầu người và mức lương hàng năm.
Tuy nhiên, Canada chiếm 4,2% thị phần nông nghiệp toàn cầu vào năm
2017, mặc dù Canada có ít đất canh tác hơn Úc và nông nghiệp đóng góp
phần lớn hơn cho GDP ở Úc. Tương tự, trong sản xuất, Canada vượt trội
hơn Úc tới 4 lần, chiếm 2,4% thị trường xuất khẩu toàn cầu vào năm 2017.
Các chính phủ có thể kích thích hoạt động xuất khẩu bằng cách ký kết những
hiệp định thương mại mới và khai thác tốt hơn các thỏa thuận hiện có. Úc gần
đây đã đàm phán các thỏa thuận với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây
là một sự phát triển đầy hứa hẹn với kết quả ban đầu đáng ghi nhận (ví dụ như
tăng 12% xuất khẩu nông nghiệp sang Hàn Quốc). Những lợi ích lớn hơn nữa
dự kiến sẽ đạt được từ Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Úc với việc
cắt giảm thuế theo định kỳ cho đến năm 2026. Úc vẫn chưa ký kết được hiệp
định thương mại tự do với Ấn Độ và sẽ cần các hiệp định mới với Liên minh
châu Âu, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sau Brexit.
98
Chính phủ Úc cũng nên đảm bảo rằng các công ty Úc không bị thiệt thòi
trong các yêu cầu về quy định xuất khẩu. Phân tích của Ngân hàng Thế giới
cho thấy, các quy trình hành chính của Úc thường rất nặng nề. Úc đứng thứ
32 trong các nước OECD về mức độ hiệu quả của các quy trình, thủ tục
hành chính. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Úc phải đối mặt với thời
gian và chi phí trung bình cao hơn cho các quá trình xuất nhập khẩu. Thời
gian trung bình để hoàn thành thủ tục thông quan đối với xuất khẩu là 36
giờ ở Úc so với chưa đến 15 giờ của các nước OECD khác.
4. Tăng tốc cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp tăng trưởng cao
Tăng cường hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh,
đặc biệt là các DNNVV - có khả năng tạo ra những bước tiến đáng kể cho
nền kinh tế Úc.
Các công ty tăng trưởng nhanh đóng góp khoảng 46% của tăng trưởng việc
làm tích cực trong giai đoạn 2004-2005 đến 2011-2012, mặc dù chỉ chiếm
9% trong tổng số các doanh nghiệp. Cụ thể, các DNNVV đang phát triển
trở thành các công ty lớn sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế;
146.000 việc làm do các doanh nghiệp lớn trong khu vực tư nhân của Úc
tạo ra giữa năm 2012 và 2016 là từ các DNNVV đã phát triển thành các
doanh nghiệp lớn.
Với tầm quan trọng của xuất khẩu đối với việc kích thích ĐMST, việc gia
tăng số lượng các công ty tăng trưởng nhanh tiếp cận thị trường xuất khẩu
là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nghiệp nhỏ gặp phải khi
xuất khẩu là rào cản về kiến thức, thời gian và nguồn lực để phát triển các
chiến lược xuất khẩu cho riêng họ. Những rào cản này sẽ trở nên lớn hơn
trong tương lai, khi mà sự gia tăng các cơ hội trong thị trường xuất khẩu sẽ
đi song song cùng sự phức tạp hóa trong việc tìm hiểu và xây dựng các
chiến lược để tiếp cận thị trường. Sự tăng trưởng của các nền kinh tế tại khu
vực châu Á đang tạo ra nhiều cơ hội kinh tế mới, đặc biệt ở tầng lớp người
tiêu dùng được dự báo sẽ tăng từ 552 triệu hộ gia đình lên 1,2 tỷ hộ vào
năm 2030. Các khu vực kinh tế này cũng đang trong quá trình đô thị hóa,
tương lai sẽ hình thành các thành phố trung tâm lớn. Viện Nghiên cứu Toàn
cầu McKinsey ước tính đến năm 2025, một nửa sự tăng trưởng kinh tế của
thế giới sẽ đến từ 440 thành phố, bao gồm các địa điểm ít được biết đến
hiện nay như Kumasi ở Ghana và Santa Catarina ở Brazil. Sự khó khăn của
việc xâm nhập vào các thị trường mới nổi nằm ở chỗ, các thành phố, khu
vực và quốc gia khác nhau đều có những môi trường văn hoá, ngôn ngữ,
phương thức kinh doanh, quản lý đặc trưng và riêng biệt.
Các DNNVV cần có những chiến lược tinh vi hơn, phù hợp với từng khu
vực khác nhau để tận dụng những cơ hội xuất khẩu này. Nghiên cứu về sắc
99
thái địa phương ở các thị trường khác nhau là rất khó khăn cho các doanh
nghiệp trẻ, DNNVV với nguồn lực hạn chế. Có thể có những thị trường
tương tự hoặc gần giống, để các DNNVV tìm ra các hướng giải quyết cho
sự thiếu hụt thông tin chung, nhằm hiểu rõ hơn sắc thái của các thị trường
khác nhau. Những người tham gia diễn đàn tham vấn Bunbury (được tổ
chức bởi ISA) đã chia sẻ:
Chúng tôi là một doanh nghiệp khởi nghiệp và chúng tôi đang cố gắng tìm
ra giải pháp cho mình. Chúng tôi cần đầu tư thời gian để xây dựng các mối
quan hệ và mở rộng thị trường, điều đó quan trọng hơn là kiếm tiền để trả
tiền thuê cơ sở hạ tầng. Giúp đỡ những người đang khởi nghiệp với chiến
lược xuất khẩu của họ là một việc làm rất hữu ích.
Chính phủ Úc có nhiều mô hình chương trình để giúp các DNNVV tăng
trưởng nhanh xuất khẩu, bao gồm đưa họ tham gia vào các nhiệm vụ phát
triển kinh tế, thương mại, tài chính, làm bệ phóng cho sự gia tăng xuất khẩu
hàng hoá, hỗ trợ để phát triển thị trường xuất khẩu.
Sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ đối với doanh nghiệp về nhiệm vụ phát
triển thương mại đi cùng với sự khuyến khích họ tham gia thị trường xuất
khẩu. Xem xét kế hoạch trợ cấp phát triển thị trường xuất khẩu cho thấy, kế
hoạch này giúp tăng số lượng các doanh nghiệp có hướng phát triển thành
các nhà xuất khẩu, đồng thời, duy trì một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp
tăng trưởng nhanh. Phân tích sơ bộ của ISA về kết quả hoạt động của các
DNNVV trong chương trình cho thấy 45% trong số đó có lượng nhân viên
tăng ít nhất 73% (tương đương với ngưỡng 20% tăng trưởng trong 3 năm)
và doanh thu tăng 52% của ngưỡng tương tự.
Nghiên cứu của Đại học Swinburne cũng nhận thấy rằng, sự tham gia các
nhiệm vụ thương mại quốc gia làm tăng cơ hội cho một doanh nghiệp trở
thành nhà xuất khẩu trong vòng 12 tháng tới 26%. Trung bình, các nhiệm
vụ đã tăng lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp tham gia ít nhất 172%
trong vòng một năm.
Tăng cường hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Úc tiếp cận thị
trường xuất khẩu có thể được thực hiện bằng cách:
- Tăng kinh phí trợ cấp cho phát triển thị trường xuất khẩu và tìm cách
dùng phần lớn hơn của khoản trợ cấp này cho việc hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển nhanh (ví dụ: bồi dưỡng và xác định các doanh nghiệp
phát triển nhanh thông qua Trung tâm Tăng trưởng Công nghiệp);
- Mở rộng kinh phí cho việc quảng bá hoạt động thương mại quốc tế,
thông qua các nhiệm vụ thương mại quốc gia và các hoạt động xúc tiến
thương mại.
100
5. Các cơ hội do “làn sóng thứ tư” của Internet tạo ra dành cho các
doanh nghiệp Úc
Việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ số sẽ là động lực quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp nhạy bén với công nghệ thường có
năng suất cao hơn và cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác. Cải
thiện sự sẵn có của băng thông Internet tốc độ cao bằng cách sử dụng các
công nghệ đang và sẽ xuất hiện, sẽ là chất xúc tác tốt cho các doanh nghiệp,
đây là điều Chính phủ cần quan tâm. Khả năng kỹ thuật số có thể là một
nguồn tăng trưởng quan trọng thông qua việc cải thiện năng suất lao động.
Một lĩnh vực quan trọng của cơ hội trong nền kinh tế Úc đang bị thiếu hụt
là lĩnh vực khoa học dữ liệu và AI9. Cơ hội chiến lược cho Úc là các hệ
thống vật lý không gian mạng (bao gồm các công nghệ được gọi chung là
“internet of things”- một chất xúc tác có giá trị khoảng 15 nghìn tỷ AUD
một năm trên trên toàn thế giới trong vòng 15 năm tới. Như đã thấy, trong
các đợt sóng chuyển đổi trước đây do công nghệ thông tin-truyền thông
(CNTT-TT), các quốc gia có khả năng phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực
này có thể sẽ nắm bắt cơ hội lớn nhất, và đạt phần trăm hưởng lợi lớn.
Hệ sinh thái nghiên cứu quốc gia của Úc đang đáp lại cơ hội quan trọng này
bằng cách kết hợp R&D, ví dụ như Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác đưa các
quyết định dựa trên số liệu, tập hợp các ngành công nghiệp, các trường đại
học và các nhà nghiên cứu của Chính phủ để giải quyết những thách thức
về “dữ liệu lớn” (big data). Cơ quan khoa học quốc gia, CSIRO, cũng có
năng lực ấn tượng; nhóm khoa học dữ liệu của họ, Data61, có nhiều nhà
khoa học dữ liệu nhất ở Úc và có thành tích đã được kiểm chứng cho sự
tham gia của họ vào các ngành công nghiệp và dịch thuật nghiên cứu dựa
trên cơ sở dữ liệu và số liệu.
Tuy nhiên, có một rủi ro tiềm ẩn khi Úc sẽ không thể nâng cao năng lực
của mình đủ nhanh để đáp ứng các nhu cầu của sự chuyển đổi kinh tế.
Cụ thể, Úc phải đảm bảo rằng họ có thể nuôi dưỡng lực lượng lao động
lành nghề và cơ sở hạ tầng kiến thức và chi phí nghiên cứu đủ cao để Úc
dẫn đầu trong cuộc cách mạng internet dựa trên các hệ thống vật lý
không gian mạng.
Chính phủ Úc đang xây dựng một Chiến lược Kinh tế số để tối đa hóa tiềm
năng của công nghệ số nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh
quốc gia, đồng thời, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Ưu tiên của
Chính phủ là đưa nước Úc trở thành quốc gia hàng đầu trong việc nghiên
cứu, phát triển, khai thác AI và học máy trong nền kinh tế kỹ thuật số.
9 AI (Artificial Intelligent): trí tuệ nhân tạo
101
6. Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy năng suất kinh doanh
Mức độ cạnh tranh dường như đang suy giảm ở một số nền kinh tế phát
triển. Điều này đã và đang được nghiên cứu rộng rãi ở Hoa Kỳ, nhưng có
những dấu hiệu nổi lên cho thấy, một số ngành công nghiệp trong nước của
Úc như bán lẻ và các dịch vụ tiện ích, đang phải đối mặt với những thách
thức lâu dài về cạnh tranh. Được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh trong nước và
toàn cầu bởi khoảng cách địa lý và quy mô thị trường, với chi phí đầu vào
gia tăng và năng suất lao động không đều, các ngành này trở nên ít cạnh
tranh hơn so với các ngành xuất khẩu của Úc. Gần đây hơn, sự ra đi của các
đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong một số lĩnh vực sau cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu có thể làm sự cạnh tranh giảm hơn nữa.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực này, thường là
các mô hình kinh doanh được hậu thuẫn bởi nền tảng tài chính lớn mạnh,
Úc đang trở thành một thị trường ngày càng hấp dẫn đối với các tập đoàn
quốc tế. Điều này có thể được nhìn thấy rõ nhất ở lĩnh vực bán lẻ, nơi
những doanh nghiệp lớn như Zara và H&M đã xuất hiện tại Úc với hệ
thống cửa hàng lớn. Cùng lúc đó, Amazon cũng được kỳ vọng sẽ sớm ra
mắt cùng với nền tảng trực tuyến mạnh mẽ. Mặc dù việc cạnh tranh này sẽ
mang lại một số lợi ích cho người tiêu dùng Úc, nhưng trên thực tế, hệ
thống cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp này đa phần đều nằm ở nước
ngoài, sẽ không mang lại nhiều các giá trị về kinh tế, cơ sở hạ tầng và việc
làm cho Úc.
Để vượt qua những thách thức mới này, điều quan trọng là các công ty Úc
sẽ phải cải thiện khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế, bao
gồm các lĩnh vực mà Úc vốn thường không bị cạnh tranh, như là ở lĩnh vực
kinh tế có nền tảng vững chắc, nơi mà các đối thủ đến từ quốc gia khác gặp
khó khăn. Sự thịnh vượng của Úc trong 30 năm qua, ở một mức độ đáng kể,
được thúc đẩy bởi sự mở cửa của nền kinh tế Úc và cam kết của Chính phủ
đối với chính sách cạnh tranh quốc gia. Điều này cho thấy, cạnh tranh mạnh
mẽ là tốt cho nền kinh tế và thị trường việc làm vì nó khuyến khích ĐMST,
năng suất, số lượng việc làm và tăng trưởng thu nhập.
Vào năm 2015, Giáo sư Ian Harper đưa ra bản đánh giá về chính sách cạnh
tranh, nộp cho Chính phủ Úc, đã xác định được nhiều lĩnh vực mà Chính
phủ Úc có thể hỗ trợ để cải thiện năng lực cạnh tranh, giống như việc điều
tiết nguồn nước. Các đề xuất gợi ý rằng, một sự khởi đầu tốt để cải thiện
khả năng cạnh tranh là giảm chi phí đầu vào và cải thiện năng suất. Chính
phủ Úc đã trả lời bài đánh giá này, có những sáng kiến nổi bật đã được đưa
ra nhưng cần sự xúc tác hành động của chính phủ của tiểu bang và của các
khu vực. Các chính phủ tiểu bang và vùng lãnh thổ sẽ tham gia làm việc với
Chính phủ Úc để xúc tiến những sáng kiến này.
102
Sức mạnh của năng lực cạnh tranh để thúc đẩy ĐMST là lĩnh vực quan
trọng cần được lưu ý không ngừng để Kế hoạch 2030 thành công. Điều
quan trọng là chính phủ đảm bảo các cơ quan có liên quan như Ủy ban
Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc được cung cấp đủ nguồn lực và được ủy
quyền để duy trì sự cạnh tranh mạnh mẽ trong toàn nền kinh tế.
7. Duy trì cạnh tranh và đổi mới sáng tạo trong một thế giới giàu dữ
liệu
Các chính phủ có thể giúp thúc đẩy ĐMST bằng cách chỉ ra các điểm yếu
của thị trường và của lĩnh vực thông tin. Tạo điều kiện cho việc tiếp cận dữ
liệu là một phương pháp giúp thúc đẩy. PwC10 ước tính vào năm 2013, các
hoạt động dựa vào dữ liệu đóng góp 67 tỷ AUD cho GDP, nhưng Úc có thể
nhận được thêm 48 tỷ AUD mỗi năm từ ĐMST dựa vào sử dụng số liệu.
Tiếp cận dữ liệu đang nổi lên như là một rào cản quan trọng cần phải vượt
qua để xâm nhập vào thị trường trong nền kinh tế kỹ thuật số, do sự phổ
biến của các hệ thống mạng lưới kết nối và các hiệu ứng mạnh mẽ đi cùng
chúng. Hiệu ứng mạng lưới kết nối có nghĩa là: một công ty đi đầu với một
loại sản phẩm có khả năng đạt được quy mô và lợi thế lớn trên thị trường,
nơi những người tiêu dùng đánh giá cao việc có nhiều người cùng sử dụng
một loại sản phẩm giống nhau. Khi hiệu quả của mạng lưới kết nối được tạo
ra bởi các công ty như vậy, tình huống độc quyền hoặc bán độc quyền của
họ có thể tạo sự độc quyền thứ cấp đối với việc thu thập dữ liệu người dùng.
Những doanh nghiệp non trẻ, hoạt động với quy mô nhỏ thường khó thu hút
người tiêu dùng, do vậy, họ khó tiếp cận được dữ liệu về người tiêu dùng để
phát triển. Điều này có thể làm ảnh hưởng giá trị kinh tế nói chung vì dữ
liệu đôi khi lại không được khai thác bởi chính các công ty sở hữu chúng.
Các cơ quan quản lý khác, bao gồm cả các cơ quan ở Anh và châu Âu, hiện
đang thiết kế các chế độ, quy tắc để đảm bảo giá trị kinh tế tiềm ẩn liên
quan đến các bộ dữ liệu này để chúng có thể được truy cập và sử dụng dễ
dàng hơn.
8. Nguồn nhân lực đa dạng về giới tính, quốc gia, văn hóa sẽ thúc đẩy
đổi mới sáng tạo
Bảo đảm nguồn tài nguyên nhân lực là nhiệm vụ quan trọng của các công
ty, đặc biệt là các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh. Nước Úc trong lịch
sử của mình, có một lượng lớn người nhập cư có tay nghề, hiện đang có cơ
hội để thu hút thêm nhiều tài năng hàng đầu và để lấp trống các lĩnh vực
đang thiếu thốn nhân lực với kỹ năng cần thiết.
10 PwC: PricewaterhouseCooper, một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cùng với Deloitte, Ernst &
Young và KPMG.
103
Nhập cư là yếu tố đặc biệt quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt của địa phương
trong các lĩnh vực đang phát triển nhanh, đòi hỏi kỹ năng cao, chẳng hạn như
các chuyên gia CNTT-TT. Vào năm 2015-2016, dòng chảy nhân lực CNTT-
TT đến Úc là 20.700 người, chiếm 3% tổng số lao động ICT11. Các công ty
khởi nghiệp, đặc biệt là về công nghệ, thường trông cậy vào nguồn nhân lực
nhập cư để tiếp cận các nhân tài. Trong báo cáo thường niên năm 2016, Start
Up Muster12 ghi nhận rằng đến 16% nhân viên của các doanh nghiệp khởi
nghiệp làm việc dựa trên visa, chỉ hơn 8% là có thị thực lao động tạm thời
(có tay nghề). Trong tổng lực lượng lao động, những người có thị thực tạm
thời (có tay nghề) chiếm dưới 1% tổng số lao động. Quỹ Skilling Australia13
của Chính phủ Úc là một cách tiếp cận mới, có giá trị để hỗ trợ đào tạo nghề
trong tương lai và được xem như là một nền tảng để so sánh và bổ sung cho
các chương trình về người lao động nhập cư có tay nghề.
Chính phủ Úc cũng đang hoạt động tích cực trong việc tìm cách sử dụng
nguồn lao động nhập cư để thúc đẩy ĐMST và tìm kiếm tài năng kinh
doanh. Úc là nước đầu tiên trên thế giới cung cấp thị thực doanh nhân, cho
phép người di cư thực hiện các hoạt động kinh doanh ở Úc, miễn là họ có
thể chứng minh đủ tài chính từ các nhà đầu tư cho mục đích kinh doanh của
họ. Trong năm 2015-2016, 7.620 thị thực được cấp thuộc lĩnh vực ĐMST
và đầu tư kinh doanh, con số này chiếm 5,65% tổng số các thị thực nhập cư
vĩnh viễn được cấp cho dòng người nhập cư có tay nghề trong năm đó.
Có nhiều cơ hội để tiếp tục điều chỉnh lại các quy tắc nhập cư nhằm cải
thiện khả năng tiếp cận với nguồn nhân lực chuyên môn cao và những nhà
đầu tư. Sự tiên phong của thị thực đầu tư đồng nghĩa với việc một số sự
điều chỉnh sẽ phải được tiếp tục. Hầu hết các visa “đầu tư ĐMST và kinh
doanh” đều liên quan đến việc đầu tư và sở hữu doanh nghiệp nói chung,
chứ không liên quan đến việc kinh doanh, nên ngưỡng đầu tư thường được
giữ ở mức tối thiểu. Điều này có thể là một yếu tố mang tính chất loại trừ
đối với các doanh nhân trẻ ở giai đoạn đầu của sự nghiệp. Chẳng hạn, trong
năm 2012-2016, thị thực doanh nghiệp ban đầu (phân nhóm 132) có yêu
cầu khắt khe về ngưỡng đầu tư là 1 triệu AUD; trong thời gian đó chỉ có ít
hơn 5 thị thực được cấp. Một loại visa thị thực thứ cấp có ngưỡng đầu tư
thấp hơn (phân nhóm 188) sau đó đã được thêm vào (200.000 AUD) đi kèm
với khả năng định cư thường trú. Tuy nhiên, sự tiếp nhận vẫn chỉ ở mức
dưới 5 thị thực mỗi năm kể từ khi nó được thực thi từ tháng 10/2016.
Có nhiều cách cải tiến khác nhau để hỗ trợ chi phí và cải thiện tốc độ xử lý
các thị thực này. Một số quốc gia đã biết cách sắp xếp hợp lý các quy trình
11 ICT (Information and Communications technology): lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
12 Start Up Muster: một website khảo sát về hệ sinh thái khởi nghiệp của Úc, liên kết các ý tưởng khởi nghiệp với
các doanh nghiệp có khả năng giúp đỡ.
13 Quỹ Skilling Australia: Được thành lặp nhằm hỗ trợ tìm kiếm việc làm và đào tạo người lao động Úc.
104
của họ để tăng cường sự gia tăng đầu tư, ví dụ như Chương trình Thị thực
Tech Nation ở Vương quốc Anh sẽ chỉ mất tối đa 16 tuần để xử lý và chi
phí dưới 300 bảng. Cộng đồng khởi nghiệp Úc đã quan sát và thấy rằng, hệ
thống thị thực doanh nghiệp của quốc gia Úc cần phải được sửa đổi để giải
quyết vấn đề về thời gian xử lý thị thực quá dài (có thể kéo dài hơn một
năm), chi phí nộp đơn (có thể lên tới $3.000) và những hạn chế khác về
điều kiện để được nhập cư, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của Úc so với các
nước khác, nơi mà các điều kiện xin thị thực và nhập cư ít nặng nề hơn.
Chính phủ Úc nên tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Úc có khả
năng tiếp cận với các tài năng hàng đầu bằng cách điều chỉnh lại các quy
định về nhập cư để đáp ứng nhu cầu của thị trường đang ngày một thay đổi.
ISA đã xem xét nhiều phương pháp nhằm hiện thực hóa được mục tiêu này
bằng cách kiến nghị lên Bộ Tư vấn Nhập cư và Bảo vệ biên giới thông qua
các cuộc trao đổi công khai gần đây về Chuyển đổi Hệ thống Thị thực của
Úc. Chính phủ Úc cũng có thể cải thiện việc tiếp thị và quảng bá loại thị
thực dành cho người có tay nghề để tăng số lượng người nhập cư, bằng
cách cải thiện và bổ sung thông tin trên website và tăng cường quảng bá các
lớp học về thị thực không cần phải đăng ký.
Một quốc gia như Úc, với dân số tương đối nhỏ và cần nhiều vốn đầu tư, có
thể hướng đến các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để bù đắp sự thiếu
hụt đầu tư trong nước bởi sự mất cân bằng giữa tiết kiệm và nhu cầu vốn
đầu tư. Có sự cạnh tranh đang diễn ra trên toàn cầu để thu hút các khoản
đầu tư chất lượng cao trực tiếp từ nước ngoài cho nền kinh tế quốc gia. Các
nền kinh tế có thể trở nên cạnh tranh hơn bằng cách đưa ra các điều kiện
thích hợp cho việc tăng trưởng kinh tế, đồng thời ủng hộ, cho phép ĐMST
xuất hiện sẽ là một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngành công nghiệp và các doanh nghiệp Úc sẽ được hưởng lợi từ đầu tư
nước ngoài dù những nhà đầu tư này có sử dụng các công ty nội địa của Úc
cho việc kinh doanh hay không, bởi lẽ, nước Úc sẽ có được sự lan truyền tri
thức và kinh nghiệm. Ví dụ, người nhập cư nước ngoài có thể giới thiệu
kiến thức mới bằng cách sử dụng những công nghệ mới và đào tạo nguồn
nhân lực sau này sẽ làm việc tại các công ty trong nước. Họ cũng có thể
giúp phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành nghề mới. Đồng thời, người nhâp
cư nước ngoài cũng có thể sẽ là cửa ngõ để tiếp cận chuỗi cung ứng quốc
tế. Sự gia tăng cạnh tranh cũng có thể buộc các doanh nghiệp trong nước
phải ĐMST thông qua các biện pháp cải thiện năng suất như áp dụng các
phương thức và công nghệ quản lý mới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Australia 2030: Prosperity through Innovation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_doanh_nghiep_trong_doi_moi_sang_tao_quoc_gia_tai.pdf