Vai trò của kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong tố tụng hình sự

Cả hai hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam và Nhật Bản đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của kiểm sát viên và công tố viên trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Với đặc thù về bản chất của hai mô hình tố tụng, thẩm quyền truy tố, cũng như hoạt động của kiểm sát viên hay công tố viên ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng giữa hệ thống của hai nước, cũng khác nhau. Sự tồn tại của một mô hình tố tụng nhất định ở một quốc gia không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà có nguồn gốc lịch sử, do vậy không thể nói hệ thống của quốc gia nào hiệu quả hơn quốc gia nào mà cần căn cứ vào bối cảnh của mỗi quốc gia đó. Hệ thống Việt Nam với sự ảnh hưởng từ hệ thống pháp lí của Pháp và Nga, đặc trưng bởi mô hình tố tụng thẩm vấn, với quan điểm rằng việc truy tố tội phạm là một nghĩa vụ bắt buộc đã dẫn đến những hạn chế nhất định về phạm vi thẩm quyền truy tố của kiểm sát viên so với công tố viên Nhật Bản, đồng thời, nhấn mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lí vụ án hình sự. Trong khi đó, hệ thống tố tụng hình sự Nhật Bản hiện thời với ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống Hoa Kì đã áp dụng các đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó tối đa hóa thẩm quyền truy tố của công tố viên, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tố tụng và tính khách quan của tòa án khi đưa ra phán quyết. Mặc dù sự khác nhau về mô hình là như vậy, tuy nhiên, không phải là Việt Nam không thể nghiên cứu tiếp thu các yếu tố tranh tụng từ mô hình tố tụng hình sự của Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt khi Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định “đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Nhìn từ thực tiễn thực thi quyền truy tố của công tố viên Nhật Bản nói riêng và cách thức vận hành của hệ thống tố tụng hình sự Nhật Bản nói chung, có thể nhận thấy để nâng cao tính tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của kiểm sát viên Việt Nam, cần chú ý các khía cạnh: (i) tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, nắm bắt vụ án; (ii) trau dồi kĩ năng tranh tụng tại phiên toà cho kiểm sát viên; (iii) hạn chế sự tiếp xúc của toà đối với hồ sơ vụ án và trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thay vào đó, việc đưa ra phán quyết chỉ được dựa trên nội dung tranh luận và chứng cứ đưa ra tại phiên toà.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 84 Review Article The Role of Prosecutor in Criminal Procedure of Vietnam and Japan Nguyen Hai Yen* Department of Criminal and Administrative Law, Ministry of Justice, 58-60 Tran Phu, Ba Dinh, Ha Noi, Vietnam Received 30 March 2019 Revised 15 March 2020; Accepted 23 March 2020 Abstract: This article discusses the differences between the prosecutors in the criminal system of Vietnam and Japan in the enforcement of the prosecution right and the activities in the process of resolving criminal cases. At the same time, the cause of the legal history, as well as the organizational model between the two criminal justice systems that led to the differences of these two subjects of the two systems is also mentioned. The article aims to contribute to comparative research between Vietnam and Japan in the field of criminal procedure law and play as a reference material in the research and learning process. Keywords: Prosecutor, criminal procedure, Japan. ________  Corresponding author. E-mail address: yenjds@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4191 VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 85 Vai trò của kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong tố tụng hình sự Nguyễn Hải Yến* Vụ Pháp luật Hình sự - Hành Chính, Bộ Tư pháp, 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 3 năm 2020 Tóm tắt: Bài viết đề cập đến sự khác biệt về vai trò của kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong việc thực thi quyền truy tố cũng như hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời nguyên nhân về mặt lịch sử pháp lí cũng như mô hình tổ chức giữa hai hệ thống tư pháp hình sự dẫn đến sự khác nhau của hai chủ thể này trong hai hệ thống cũng được nêu lên. Bài viết nhằm mục đích đóng góp vào quá trình nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực luật tố tụng hình sự và là tư liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập. Từ khóa: Công tố viên, kiểm sát viên, tố tụng hình sự, Nhật Bản. Giới thiệu* Tương tự như hệ thống luật pháp, hệ thống tư pháp hình sự ở mỗi quốc gia được tổ chức theo mô hình khác nhau, phụ thuộc vào truyền thống văn hoá, lịch sử cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia đó. Hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam được đặc trưng bởi mô hình tố tụng thẩm vấn, trong khi đó, hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản được xây dựng trên nền tảng mô hình tố tụng, tranh tụng. Những đặc điểm khác nhau giữa hai hệ thống đã dẫn đến sự khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, và vai trò của chủ thể thực hành quyền công tố có thể coi là một trong ________ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: yenjds@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4191 những khía cạnh thể hiện rõ nét nhất sự khác biệt giữa hai hệ thống. Hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam phân chia chủ thể của quá trình tố tụng hình sự thành hai nhóm: người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong đó người tiến hành tố tụng bao gồm đại diện của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án. Trong khi đó, mô hình tố tụng tranh tụng nói chung và mô hình tố tụng hình sự của Nhật Bản nói riêng thường phân chia chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dựa trên tiêu chí chức năng tức là chức năng truy tố, chức năng bào chữa và chức năng xét xử, từ đó phân chia các chủ thể trong quá trình tố tụng hình sự thành bên truy tố, bên bào chữa và toà án - một bên trung gian. Pháp luật hình sự của Việt Nam và Nhật Bản phân chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành những N.H. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 86 giai đoạn khác nhau. Nếu như hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam phân chia quá trình này thành năm giai đoạn gồm giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án, thì hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản phân chia quá trình giải quyết vụ án thành bốn giai đoạn gồm giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án [1]. Không giống như những chủ thể tiến hành tố tụng khác, kiểm sát viên Việt Nam cũng như công tố viên Nhật Bản là chủ thể duy nhất hiện diện trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự và có vai trò, tác động quan trọng đến kết quả của những giai đoạn tố tụng này. 2. Điểm khác biệt về vai trò giữa kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Vai trò của kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có nhiều điểm tương đồng. Theo đó cả hai chủ thể này đều được coi là một bên trong quá trình tiến hành tố tụng và đại diện cho nhà nước. Kiểm sát viên hay công tố viên truy tố vụ án ra toà dựa trên kết quả điều tra, đưa ra chứng cứ, quan điểm, tham gia phiên toà và đề xuất hình phạt áp dụng cho bị can. Cả công tố viên Nhật Bản và kiểm sát viên Việt Nam, ngoài thẩm quyền truy tố còn có quyền tham gia tiến hành điều tra tội phạm. Sự tương đồng là khá lớn tuy nhiên, quá trình thực thi nhiệm vụ truy tố của hai chủ thể này ở hai quốc gia có những điểm khác biệt căn bản, thể hiện rõ nét nhất ở thẩm quyền truy tố, vai trò trong hoạt động điều tra và xét xử. 2.1. Thẩm quyền truy tố Quyền truy tố là độc quyền của cả kiểm sát viên Việt Nam và công tố viên Nhật Bản trong tố tụng hình sự. Có nghĩa rằng không chủ thể nào được truy tố bị cáo ra toà ngoại trừ kiểm sát viên hoặc công tố viên. Hoạt động truy tố được thực hiện thông qua việc thu thập các chứng cứ để chứng minh tội phạm, truy tố bị can ra toà bằng bản cáo trạng, trình bày hồ sơ và chứng cứ tại phiên toà nhằm buộc tội bị cáo. Về khía cạnh này, hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam áp dụng nguyên tắc truy tố bắt buộc. Nguyên tắc truy tố bắt buộc được áp dụng ở nhiều quốc gia có truyền thống Châu Âu lục địa, theo đó, khi có đủ bằng chứng chứng minh hành vi của một người nào đó là tội phạm, công tố viên hay kiểm sát viên có nghĩa vụ truy tố cá nhân đó ra toà. Nguyên tắc này đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật và tất cả tội phạm phải được đưa ra xét xử bởi toà án. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản không quy định các tiêu chí trong việc thu thập chứng cứ phục vụ việc truy tố. Về mặt lí thuyết, các công tố viên có thể truy tố ngay cả trường hợp không đủ bằng chứng, tuy nhiên, trên thực tế, công tố viên không bao giờ truy tố một bị cáo khi không đủ bằng chứng chứng minh tội phạm. Công tố viên chỉ truy tố bị cáo khi chắc chắn về khả năng kết án tại toà của bị cáo [2,]. Đây có thể là lí do vì sao tỉ lệ kết án của Nhật Bản rất cao, lên đến hơn 99% [3]. Đồng thời với việc tuỳ nghi truy tố, công tố viên có quyền đình chỉ vụ án, rút quyết định truy tố thậm chí trong vụ án có đầy đủ bằng chứng chứng minh người bị buộc tội có tội. Quyết định của công tố viên trong việc có truy tố hay không truy tố được thực hiện dựa trên cơ sở cân nhắc tính chất, hoàn cảnh xảy ra tội phạm, tuổi tác của người bị buộc tội, hoàn cảnh sống của người bị buộc tội và các tình tiết sau khi vụ án xảy ra (Điều 248 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản). Nguyên tắc này lần đầu tiên được thừa nhận trong hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản qua Điều 279 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 19221 và được xây dựng trên cơ sở rằng không phải tất cả hành vi phạm tội đều cần phải đưa ra xét xử bởi toà án, bởi nguyên nhân về nguồn lực hạn chế [4]. Tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án, thay vì truy tố tất cả các trường hợp phạm tội, công tố viên Nhật Bản chỉ tập trung vào các vụ án ________ 1Tuy nhiên trên thực tiễn, ngay từ giai đoạn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 1907, công tố viên đã được trao thẩm quyền tuỳ nghi truy tố. N.H. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 87 nghiêm trọng. Thực tế cho thấy đối với những tội phạm trong lĩnh vực giao thông tỉ lệ truy tố rất thấp chỉ 15% trên tổng số vụ. Nguyên nhân là do tỉ lệ vi phạm cao, số lượng người phạm tội nhiều và công tố viên nhận thấy việc truy tố tất cả các trường hợp vi phạm không đem lại lợi ích xứng đáng so với việc đầu tư nguồn lực vào việc truy tố loại vụ án này [5]. Có thể nhận thấy, trong khi nguyên tắc truy tố bắt buộc đòi hỏi tất cả trường hợp khi đủ bằng chứng chứng minh tội phạm, công tố viên hay kiểm sát viên phải ra quyết định truy tố, thì nguyên tắc tuỳ nghi truy tố tạo cho công tố viên sự hay kiểm sát viên sự độc lập và chủ động trong quá trình tố tụng. 2.2. Hoạt động điều tra Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, kiểm sát viên có vai trò và quyền hạn quan trọng trong quá trình điều tra. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên và điều tra viên là mối quan hệ phối hợp ngay từ giai đoạn đầu của quá trình điều tra. Kiểm sát viên được giao trách nhiệm phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định, lệnh của cơ quan điều tra trong thời gian điều tra và chịu trách nhiệm về các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Hoạt động lập hồ sơ vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra cần được kiểm sát viên bám sát nhằm nắm rõ tiến độ và nội dung điều tra vụ án [6]. Kiểm sát viên có quyền đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (khoản 6 Điều 165 Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2015). Kiểm sát viên có quyền trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra trong trường hợp kiểm tra và bổ sung các tài liệu và chứng cứ khi xem xét và phê chuẩn lệnh hoặc quyết định của cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, hoặc trong trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, hoặc bỏ lọt tội phạm chưa được giải quyết mặc dù có yêu cầu bằng văn bản của kiểm sát viên hoặc trong các trường hợp cần thiết để kiểm tra và bổ sung các tài liệu và bằng chứng khi quyết định truy tố. Trong hệ thống tư pháp hình sự của Nhật Bản, trong giai đoạn điều tra, việc điều tra được thực hiện bởi các sĩ quan cảnh sát và công tố viên kiểm tra việc điều tra sau khi tiếp nhận vụ án. Công tố viên không chỉ kiểm tra các tài liệu do cảnh sát gửi mà khi cần thiết tích cực thu thập chứng cứ, điều tra những người liên quan, thẩm vấn nghi phạm và nhân chứng, truy tố nghi phạm và chuẩn bị biên bản. Công tố viên có quyền chỉ đạo cảnh sát điều tra hoặc hợp tác với cảnh sát trong việc điều tra (Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản). Ở cả hai hệ thống, kiểm sát viên Việt Nam cũng như công tố viên Nhật Bản đều có thẩm quyền khá rộng trong giai đoạn điều tra, từ phía kiểm sát viên hay công tố viên, họ đều mong muốn phía cơ quan điều tra cung cấp những bằng chứng đầy đủ cho vụ án. Sự tương đồng là khá lớn, tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai hệ thống đó là mức độ tham gia vào quá trình điều tra. Xét về mặt thực tế, kiểm sát viên Việt Nam không thường xuyên trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra mà chủ yếu là nghiên cứu hồ sơ vụ án tiếp nhận từ cơ quan điều tra [7]. Chính vì thế, tính chủ động của kiểm sát viên Việt Nam trong giai đoạn điều tra còn hạn chế, chưa theo sát, nắm chắc quá trình điều tra2. Trong khi đó, công tố viên Nhật Bản ít có xu hướng lệ thuộc vào cơ quan điều tra [8]. Tại Nhật Bản, trong một vụ án, nghi phạm có thể bị giam giữ trước khi bị truy tố lên đến 23 ngày, trong đó có hai ngày dưới sự kiểm soát của cảnh sát, nếu không được thả sau hai ngày , nghi phạm sẽ được chuyển sang sự kiểm soát của công tố viên. Sau một ngày kể từ ngày tiếp nhận nghi phạm, công tố viên Nhật Bản cần đưa ra quyết định có truy tố hay không. Tuy nhiên, pháp luật cho phép ________ 2 Báo cáo số 139/BC-VKSTC 26/12/2017, Tổng kết Công tác ngành Kiểm sát Nhân dân năm 2017 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, cho thấy việc kiểm sát viên không theo sát quá trình điều tra dẫn đến tiến độ, chất lượng giải quyết vụ án chưa đáp ứng yêu cầu, số hồ sơ Toà án trả cho Viện Kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung nhiều gấp 02 lần số hồ sơ Viện Kiểm sát trả cho Cơ quan điều tra. N.H. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 88 công tố viên yêu cầu toà án chấp thuận việc gia hạn giam giữ đối với nghi phạm hai lần, mỗi lần tối đa 10 ngày (Điều 203, 208 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản). Như vậy, có thể thấy trước giai đoạn truy tố, công tố viên Nhật Bản có khá nhiều thời gian để thực hiện việc lấy lời khai từ nghi phạm. Thực tế, công tố viên, trong mọi vụ án, luôn thực hiện việc lấy lời khai từ nghi phạm và ước tính 60% thời gian giải quyết một vụ án hình sự của công tố viên là để thực hiện việc điều tra [5]. Công tố viên Nhật Bản không chỉ tiến hành điều tra nhằm để bổ sung, xác nhận chứng cứ mà còn chủ động mở cuộc điều tra và kết thúc hoạt động điều tra [9]. Sự khác biệt này có thể được lí giải từ sự khác nhau về thẩm quyền truy tố giữa hai chủ thể nắm quyền truy tố của hai hệ thống. Kiểm sát viên Việt Nam, với nguyên tắc truy tố bắt buộc và nếu pháp luật không quy định khác, trong mọi trường hợp xác định được đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm, đều phải ra quyết định truy tố và kết quả điều tra từ giai đoạn điều tra của cơ quan tiến hành điều tra đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc đưa ra quyết định truy tố của kiểm sát viên Việt Nam. Trong khi đó, công tố viên Nhật Bản nắm quyền tuỳ nghi truy tố và có thẩm quyền đưa ra quyết định có truy tố bị can ra toà hay không, do đó, quyền tuỳ nghi này khuyến khích cũng như tạo áp lực cho công tố viên tích cực chủ động tham gia vào quá trình điều tra vụ án. 2.3. Giai đoạn xét xử Trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam, kiểm sát viên có trách nhiệm chuyển cho tòa án bản cáo trạng và hồ sơ vụ án. Nội dung của bản cáo trạng không chỉ mô tả các yếu tố cấu thành tội phạm, danh tính của bị cáo mà còn có các bằng chứng chi tiết về hành vi phạm tội (Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015). Ngoài ra, thẩm phán có thể tiếp cận hồ sơ vụ án ở giai đoạn rất sớm; thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của tòa án tương đối dài (lên đến bốn tháng - Điều 227 Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2015). Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án, viện kiểm sát và cơ quan công an có thể tổ chức cuộc họp để thảo luận về vụ án. Trong thực tế, việc tranh tụng tại toà còn hạn chế, và phán quyết dựa trên các tài liệu và bằng chứng trong hồ sơ vụ án, quan điểm đại diện viện kiểm sát với tư cách một cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp, có tác động lớn đến việc xét xử và đưa ra hình phạt. Ngoài ra, kiểm sát viên cũng có cơ hội bổ sung bằng chứng và củng cố tội danh theo bản cáo trạng của mình trong giai đoạn xét xử khi tòa án trả lại hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Tất cả những yếu tố này khiến cho tỉ lệ tha bổng ở Việt Nam thấp [10]. Liên quan đến khía cạnh này, trong hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản, trước khi bắt đầu phiên tòa, công tố viên chỉ gửi bản cáo trạng tới tòa án mà không gửi hồ sơ vụ án. Nội dung của bản cáo trạng rất ngắn gọn và súc tích, chỉ bao gồm thông tin về danh tính của bị cáo, tên của tội danh và các yếu tố cấu thành tội phạm (Điều 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản). Những tài liệu hoặc nội dung có khả năng khiến cho thẩm phán có sự suy đoán đối với vụ án không được đính kèm hay đưa vào trong bản cáo trạng (Khoản 6 Điều 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản). Tất cả các tài liệu và bằng chứng trong hồ sơ vụ án được thu thập trong thời gian điều tra được công tố viên lưu giữ và lựa chọn, đệ trình trong phiên tòa để làm bằng chứng. Công tố viên chỉ chuyển bản cáo trạng cho thẩm phán và chuẩn bị bằng chứng và lập luận để tranh trụng tại phiên toà. 3. Một số đánh giá Những khác biệt được đề cập ở trên xuất phát từ sự khác biệt giữa hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam - mô hình tố tụng thẩm vấn và Nhật Bản - mô hình tố tụng tranh tụng. Tại Việt Nam, hệ thống dân luật được tiếp nhận trong quá trình Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Trong quá trình này pháp luật của Pháp được áp dụng theo cách thức bắt buộc bên cạnh hệ thống pháp luật phong kiến hiện thời. Thậm chí sau khi giành độc lập, kĩ thuật lập pháp, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc pháp luật của N.H. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 89 Pháp vẫn được Việt Nam duy trì [11]. Từ năm 1945, tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mô hình Liên Xô. Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, sự ảnh hưởng này được thể hiện đậm nét trong Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên được ban hành năm 1988 và vẫn được phản ảnh trong Bộ luật hiện hành. Cho đến nay, hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam đã tiếp thu một số yếu tố của mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng về cơ bản vẫn mang bản chất của mô hình tố tụng thẩm vấn [12]. Mô hình tố tụng thẩm vấn mà Việt Nam áp dụng có những điểm đặc biệt dẫn đến sự khác biệt giữa mô hình tố tụng của Việt Nam so với các quốc gia áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng như Nhật Bản. Hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam đặt mục tiêu xác định sự thật khách quan của vụ án, do vậy, quá trình giải quyết vụ án hình sự coi trọng việc sử dụng quyền uy Nhà nước [13] và không coi quan hệ hình sự là tranh chấp hoặc xung đột giữa các bên. Tội phạm được coi là hành vi xâm phạm trật tự công cộng và lợi ích chung của xã hội và Nhà nước phải có nghĩa vụ xử lí. Do đó, việc truy tố tội phạm theo quan điểm tố tụng tại Việt Nam là bắt buộc. Thẩm phán không đóng vai trò của bên thứ ba trong cuộc tranh luận giữa công tố viên và người bào chữa như trong mô hình tố tụng tranh tụng. Giống như cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, Tòa án được giao trách nhiệm chứng minh tội phạm và có vai trò tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát trong việc xác định sự thật của vụ án, chứng minh tội phạm. Phiên tòa xét xử được coi là giai đoạn tiếp theo trong quá trình tìm ra sự thật của vụ án [12]. Đây cũng là lí do trong hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam, Viện Kiểm sát có trách nhiệm cung cấp cho Tòa án không chỉ bản cáo trạng mà còn cả hồ sơ vụ án để Tòa án xem xét, đồng thời, cho phép Toà án trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, kể từ năm 1945 Nhật Bản đã được chuyển đổi thành quốc gia chế độ quân chủ và chịu ảnh hưởng đáng kể của Hoa Kì. Với sự can thiệp của Hoa Kì, một loạt các cải cách xã hội đã được tiến hành, quan trọng nhất là việc ban hành hiến pháp mới với các quy định tiến bộ về đảm bảo quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự [9]. Việc bắt giữ, giam giữ hoặc áp dụng các biện pháp điều tra liên quan đến tài sản của công dân đều phải được thực hiện dựa trên quyết định của thẩm phán có thẩm quyền dưới hình thức trát của Toà; bị can hoặc bị cáo có quyền có luật sư bào chữa và quyền giữ im lặng trong quá trình tố tụng (Điều 33 và 35 Hiến pháp Nhật Bản 1946). Hiến pháp mới đã dẫn đến sự ra đời của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (Luật số 131 ngày 10 tháng 7 năm 1948, có hiệu lực từ năm 1949) và được áp dụng cho đến nay. Quá trình soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự mới đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ Hoa Kì và phản ánh rõ quan điểm của luật tố tụng Hoa Kì, thể hiện trong các nguyên tắc tranh tụng, điều tra, bằng chứng và hạn chế trong việc chấp nhận bằng chứng gián tiếp [6]. Quá trình tuyển chọn công tố viên, thẩm phán, luật sư cũng được thay đổi căn bản, nếu như trước Chiến tranh Thế giới thứ II, công tố viên và thẩm phán được đào tạo riêng biệt với luật sư, thì đến giai đoạn này, cả công tố viên, thẩm phán và luật sư được tuyển chọn chung thông qua một kì thi quốc gia, các ứng cử viên được chọn sẽ được đào tạo cùng với nhau bất kể sự lựa chọn nghề nghiệp của họ là gì. Điều này là nhằm nâng cao vị thế của luật sư trong tố tụng cũng như trong con mắt của công chúng. Vị trí ngồi của công tố viên, thay vì ngang hàng với thẩm phán như trước, đến giai đoạn này đã hạ xuống cùng vị trí với bên bào chữa [14]. Trong quá trình tố tụng, thẩm phán chỉ đóng vai trò trung lập, đưa ra phán quyết công bằng trên cơ sở các bằng chứng được đưa ra bởi công tố viên và luật sư bào chữa tại phiên tòa. Vai trò chính trong tố tụng sẽ được dành cho bên buộc tội và bên bào chữa. Do đó, để đảm bảo sự độc lập của tòa án, thẩm phán không được phép đọc toàn bộ tài liệu của các cơ quan điều tra hoặc công tố. Việc sở hữu và xử lí các tài liệu điều tra được giao cho công tố viên để tránh thẩm phán bị ảnh hưởng bởi kết quả điều tra trong việc đưa ra phán quyết. N.H. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 90 Cả hai hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam và Nhật Bản đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của kiểm sát viên và công tố viên trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Với đặc thù về bản chất của hai mô hình tố tụng, thẩm quyền truy tố, cũng như hoạt động của kiểm sát viên hay công tố viên ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng giữa hệ thống của hai nước, cũng khác nhau. Sự tồn tại của một mô hình tố tụng nhất định ở một quốc gia không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà có nguồn gốc lịch sử, do vậy không thể nói hệ thống của quốc gia nào hiệu quả hơn quốc gia nào mà cần căn cứ vào bối cảnh của mỗi quốc gia đó. Hệ thống Việt Nam với sự ảnh hưởng từ hệ thống pháp lí của Pháp và Nga, đặc trưng bởi mô hình tố tụng thẩm vấn, với quan điểm rằng việc truy tố tội phạm là một nghĩa vụ bắt buộc đã dẫn đến những hạn chế nhất định về phạm vi thẩm quyền truy tố của kiểm sát viên so với công tố viên Nhật Bản, đồng thời, nhấn mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lí vụ án hình sự. Trong khi đó, hệ thống tố tụng hình sự Nhật Bản hiện thời với ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống Hoa Kì đã áp dụng các đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó tối đa hóa thẩm quyền truy tố của công tố viên, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tố tụng và tính khách quan của tòa án khi đưa ra phán quyết. Mặc dù sự khác nhau về mô hình là như vậy, tuy nhiên, không phải là Việt Nam không thể nghiên cứu tiếp thu các yếu tố tranh tụng từ mô hình tố tụng hình sự của Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt khi Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định “đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Nhìn từ thực tiễn thực thi quyền truy tố của công tố viên Nhật Bản nói riêng và cách thức vận hành của hệ thống tố tụng hình sự Nhật Bản nói chung, có thể nhận thấy để nâng cao tính tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của kiểm sát viên Việt Nam, cần chú ý các khía cạnh: (i) tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, nắm bắt vụ án; (ii) trau dồi kĩ năng tranh tụng tại phiên toà cho kiểm sát viên; (iii) hạn chế sự tiếp xúc của toà đối với hồ sơ vụ án và trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thay vào đó, việc đưa ra phán quyết chỉ được dựa trên nội dung tranh luận và chứng cứ đưa ra tại phiên toà. Tài liệu tham khảo [1] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản, [2] J. Mark Ramseyer and Eric B. Rasmusen, Why Is the Japanese Conviction Rate so High?, The Journal of Legal Studies 30, 1(2001) 53. [3] Supreme Court of Japan, Outline of Criminal Justice in Japan 2016, Table 4, of_Criminal_Justice_in_Japan_2016.pdf, truy cập 25/12/2017. [4] Shigemitsu Dando, System of Discretionary Prosecution in Japan, The American Journal of Comparative Law, 18 (1970) 3. [5] A Didrick Castberg, Prosecutorial Independence in Japan, Crime and Justice, 41 (2012) 19. [6] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Bàn về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự, [7] Phạm Văn An, Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Tạp chí kiểm sát, 15 (2015) 34. [8] Malcolm Feeley and Setsuo Miyazawa, The Japanese Adversary System in Context: Controversies and Comparisons, Advances in Political Science, Houndsmills, Basingstoke, Hampshire; New York, Palgrave Macmillian, 2002. [9] UNAFEI, “The Criminal Justice System in Japan: Prosecution” n.d., p. 43 53_10FP.pdf. [10] Stéphanie Balme and Mark Sidel, Vietnam’s New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam, Palgrave Macmillan, 2007. N.H. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 84-91 91 [11] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tổng quan về hệ thống pháp luật các nước ASEAN, [12] Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thuỷ, Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp, [13] Đào Trí Úc, Tổng quan về mô hình Tố tụng Hình sự Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện, [14] Marcia E. Goodman, The exercise and Control of Prosecutorial Discretion in Japan, Pacific Basin Law Journal, 5 (1986) 78.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_sat_vien_viet_nam_va_cong_to_vien_nhat_ban.pdf
Tài liệu liên quan