Vai trò của nội soi ổ bụng trong chẩn đoán báng bụng chưa rõ nguyên nhân
Tổng kết có 13 trường hợp (68,4%) có kết quả giải phẫu bệnh là lao phúc mạc, 2 (10,5%) là ung thư
và 4 (21,1%) là viêm mạn tính. Như vậy, tỷ lệ các trường hợp được nội soi có kết quả bệnh lý rõ ràng là
78,9%, 4 trường hợp viêm mạn sau đó người bệnh được xuất viện. Chúng tôi không thấy trường hợp
nào trong 4 bệnh nhân này trở lại bệnh viện vì báng bụng. Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật thích hợp để
đánh giá các trường hợp báng bụng. Nên chỉ định cho thám sát nội soi để xác định nguyên nhân của
báng bụng khi các xét nghiệm thường qui thất bại khi tìm nguồn gốc báng bụng, đánh giá nhiều
nguyên nhân của việc hình thành báng bụng, xác định mô bệnh học của ác tính trong khoang phúc
mạc. Một vài báo cáo cũng cho thấy hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán ung thư lan tràn
phúc mạc. lao phúc mạc hay xơ gan không nghĩ trước(2).
Kết quả của chúng tôi khác so với những nghiên cứu trên thế giới. Lao phúc mạc là nguyên nhân
gây báng bụng ở hầu hết những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. một bệnh lý có thể chẩn đoán
không cần phẫu thuật. Trong khi đó. đa số bản chất bệnh mà các nghiên cứu khác đạt được là ung thư
di căn ổ bụng. tiếp đến là xơ gan cùng bệnh gan khác và lao phúc mạc. Theo các báo cáo khác. nguyên
nhân gần nhất của báng bụng là ung thư giai đoạn cuối. Dù chỉ chiếm 10% các trường hợp báng bụng
nhưng tiên lượng của nó rất xấu. Báng bụng do thận và nội tiết thì hiếm gặp hơn. chủ yếu do giảm áp
lực keo của máu. liên quan đến nồng độ Albumin máu(3,4).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nội soi ổ bụng trong chẩn đoán báng bụng chưa rõ nguyên nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
185
VAI TRÒ CỦA NỘI SOI Ổ BỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN
BÁNG BỤNG CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
Võ Thị Mỹ Ngọc*, Phan Minh Trí**
TÓM TẮT
Trong thực hành lâm sàng cũng như trên y văn có nói về báng bụng không rõ nguyên nhân sau khi tất
cả những phương tiện chẩn đoán không xâm lấn đã được thực hiện.
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán nguyên nhân báng bụng mạn tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang, người bệnh bị báng
bụng mạn tính chưa xác định được nguyên nhân được phẫu thuật nội soi ổ bụng để quan sát ổ bụng và sinh
thiết thương tổn nghi ngờ.
Kết quả: Từ 2002-2008 có 19 trường hợp phẫu thuật nội soi vì báng bụng chưa rõ nguyên nhân, trong
đó có 13 trường hợp (68,4%) lao phúc mạc, 2 trường hợp (10,5%) ung thư và 4 trường hợp (21,1%) viêm
mạn tính, Tỉ lệ biến chứng sớm của phẫu thuật là 0%.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương tiện an toàn và chính xác giúp chẩn đoán nguyên nhân báng
bụng mạn tính.
Từ khóa: Nội soi ổ bụng chẩn đoán.
ABSTRACT
THE ROLE OF LAPAROSCOPIC SURGERY TO DIAGNOSE CASES
OF UNKNOWN ORIGIN ASCITES
Vo Thi My Ngoc, Phan Minh Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 185- 188
With respect to the medical literature and experience of clinicians, unknown origin ascites were defined
as ascites was not been able to diagnose by noninvasive methods,
Objectives: To evaluate the role of laparoscopic surgery in order to diagnose unknown origin ascites.
Patients and method: Cross sectional, descriptive retrospective studys, Patients with unknown origin
ascites were performed laparoscopically biopsy suspicious tissue in the abdominal cavity.
Results: From 2002 to 2008, there were 18 cases underwent diagnostic laparoscopic surgery due to
unknown origin ascites, Among them, they were 13 (68,4%) cases of peritoneal tuberculosis, 2 (10,5%) cases
of cancer and the rest of chronic inflammation.
Conclusion: Unknown origin ascites can be diagnosed safely and precisely by laparoscopic biopsy.
Key words: Diagnostic laparoscopy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Báng bụng là tình trạng có nhiều dịch trong khoang phúc mạc. Đây là hậu quả của nhiều
nguyên nhân nội khoa và ngoại khoa như: bệnh gan mất bù, bệnh tụy, bệnh thận hay của hệ nội
tiết, dưỡng chấp, lao hay ung thư. Chọc dò ổ bụng để làm các xét nhiệm sinh hoá và tế bào chỉ có
thể cho biết báng bụng dịch tiết hay báng bụng dịch thấm. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn
đoán nguyên nhân của báng bụng. Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ là hai phương tiện được sử
dụng nhiều nhất hiện tại. Tuy nhiên chẩn đoán hình ảnh có một số nhược điểm cơ bản như: không
khảo sát được sang thương bề mặt phúc mạc, không giúp đưa đến một quyết định điều trị vì
186
không có chẩn đoán giải phẫu bệnh. Vì vậy chúng tôi muốn đánh giá khả năng quan sát và sinh
thiết của nội soi ổ bụng trong việc tìm ra nguyên nhân của báng bụng mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân có báng bụng nhưng chưa xác định được nguyên nhân bằng các phương tiện như: xét
nghiệm tổng quát, siêu âm, chọc dò dịch báng.
Phương pháp
Báo cáo hàng loạt ca.
Thời gian
Từ 2002 đến 2008
Tiêu chuẩn loại trừ
Báng bụng do bệnh lý cấp tính.
Xơ gan báng bụng.
Chống chỉ định bơm hơi ổ bụng.
Kỹ thuật
Tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu của báng bụng chưa có chẩn đoán rõ ràng trên lâm sàng và
cận lâm sàng sẽ được soi ổ bụng. Chuẩn bị bệnh nhân như một cuộc mổ thông thường. Phương
pháp vô cảm là mê nội khí quản. Trocar 10 mm đầu tiên được đặt ngay dưới rốn theo phương
pháp mở. Qua trocar này, ống soi 10 mm được đưa vào để quan sát sơ khởi toàn ổ bụng và để
chọn vị trí cho trocar kế tiếp. Sau đó vào thêm 2 trocar 5 mm cho dụng cụ kẹp ruột hoặc dụng cụ
sinh thiết. Ghi nhận số lượng, màu sắc dịch, hình ảnh đại thể mạc nối lớn và các cơ quan trong ổ
bụng. Sinh thiết 1-3 mẫu bệnh phẩm kích thước tối thiểu mỗi mẫu là 5 mm.
Bảng 1: Tiền căn của bệnh nhân
Tiền căn Tần suất (%)
Lao phổi 10,5
Bệnh lý gan, thận 0
Ung thư ổ bụng 0
Bệnh lý tụy 0
Chấn thương 0
Trong thời gian 6 năm, dựa trên tiêu chuẩn chọn bệnh chúng tôi ghi nhận có 19 trường hợp báng
bụng được nội soi chẩn đoán và sinh thiết, chủ yếu các trường hợp được thực hiện từ năm 2005 đến
nay. Trong đó có 10 nam và 9 nữ. Độ tuổi trung bình là 41 tuổi, cao nhất là 80, thấp nhất là 18 tuổi.
Chỉ có 2 (10,5%) trường hợp ghi nhận có bệnh lao trước đó và đã điều trị khỏi. Không có trường
hợp nào có bệnh lý gan hay thận trước đó, không tiền căn chấn thương cũ, Không ai có thói quen hút
thuốc lá hay dùng rượu lâu năm. Khi nghiên cứu các nguyên nhân của báng bụng, xơ gan là nguyên
nhân chủ yếu của các trường hợp báng bụng, sau đó là lao phúc mạc. Báng tụy và dưỡng chấp cũng có
gặp nhưng xác xuất thấp hơn. Trường hợp lao phúc mạc có thể nằm trong bệnh cảnh lao phổi hay lao
toàn thân. Trong tiền sử bệnh của nhóm nghiên cứu, chỉ có 10,5% có tiền căn lao phổi. Tuy nhiên 2
trường hợp này đã điều trị lao theo phác đồ đúng hơn 2 năm. Không ghi nhận có yếu tố nguy cơ bệnh
lý gan hay thận hoặc tụy.
187
Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân.
Lâm sàng Tần suất(%)
Bụng to 100
Sốt 52,6
Suy sụp tổng trạng 100
Hạch ngoại vi 0
Cận lâm sàng
IDR 32%
VS tăng cao 86,7
Lao phổi/X-quang ngực 26,3
Rivalta dịch báng (+) 92,3
Đa số các trường hợp nhập viện vì thấy bụng to dần kèm theo mệt mỏi và sốt ớn lạnh. Thời gian
phát hiện bệnh nhanh nhất là 1 tuần (15,9%), chậm nhất là 3 tháng (10,5%). Có 14 trường hợp được làm
IDR, kết quả có 6 trường hợp dương tính (46,2%). Có 15 trường hợp được làm tốc độ máu lắng (78,9%).
Chỉ có 1 trường hợp được làm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đàm. Có 26,3%(5) các trường hợp có
chụp x quang ngực và ghi nhận có hình ảnh lao phổi. Còn lại không có biểu hiện bệnh lý ở phổi. Trên
các thăm dò chức năng và xét nghiệm cận lâm sàng, không biểu hiện bệnh lý đặc hiệu. Nhìn sơ bộ có
thể nghĩ đến bệnh lý nhiễm lao chung nhưng trong 6 trường hợp IDR (+). Chúng tôi không làm xét
nghiệm trùng hợp men PCR dịch báng để chẩn đoán lao Chỉ có 1 trường hợp lấy dịch làm phản ứng
trùng hợp men (PCR) thì kết quả làm âm tính.
Về các chẩn đoán hình ảnh học đi tìm nguyên nhân gây báng bụng, chủ yếu dựa vào siêu âm bụng
và chụp cắt lớp. Các yếu tố khảo sát là dịch báng, hạch ổ bụng và biểu hiện thâm nhiễm phúc mạc.
Bảng 3: Các yếu tố dịch, hạch ổ bụng và dày phúc mạc theo các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.
Dịch ổ bụng Hạch ổ
bụng
Dày phúc
mạc
Siêu âm 12 (62,3%) 2 (10,5%) 2 (10,5%)
Chụp cắt lớp 1 (5,3%) 0 3 (15,8%)
Cả 2 phương
tiện
5 (26,3%) 1 (5,3%) 2 (10,5%)
Không phát
hiện
1 (5,3%) 16 (84,2%) 12 (63,2%)
Chỉ có 36,8% tìm được dấu hiệu dày phúc mạc, đây là biểu hiện của thâm nhiễm phúc mạc, gợi ý
sang thương lao hay ung thư di căn. Với kết quả như vậy, chúng ta vẫn chưa đưa ra phương pháp
điều trị nếu như chưa biết giải phẫu bênh lý. Dù các nghiên cứu đã cho rằng các phương pháp chẩn
đoán hình ảnh mới ra đời làm giảm việc dùng phẫu thuật nội soi để chẩn đoán báng bụng. Tuy nhiên
sinh thiết qua phẫu thuật nội soi giúp việc chẩn đoán báng bụng chưa rõ nguyên nhân hiệu quả và
chính xác hơn Error! Bookmark not defined.(1).
Kết quả Rivalta dương tính chỉ nói lên dịch trong ổ bụng là dịch tiết, không phải dịch báng của
bệnh lý xơ gan có tăng áp tĩnh mạch cửa.
Có 17 trường hợp thử albumin trong máu, Albumin trong máu trung bình là 34g/l, nhỏ nhất là
16g/l, cao nhất là 42g/l. Chỉ có 3 trường hợp có albumin máu dưới 30g/l. Không có yếu tố của suy dinh
dưỡng và giảm chức năng gan.
Các xét nghiệm khảo sát đều không chứng minh được bản chất bệnh. Những trường hợp này được
chỉ định nội soi ổ bụng để sinh thiết mô trong khoang bụng. Thời gian mổ trung bình là 42 phút,
nhanh nhất là 15 phút, dài nhất là 90 phút. Có 12 trường hợp mất dưới 45 phút cho cuộc mổ. Tất cả
đều không có tai biến trong khi mổ. Theo một số các tài liệu thì tỷ lệ thất bại là 15%. Có nhiều nguyên
188
nhân như không vào được trocar hay không thực hiện sinh thiết được. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, 13 trường hợp (68,4%) cần 3 trocar, còn lại chỉ cần 2 trocar. Mẫu sinh thiết đa số là mạc nối lớn và
phúc mạc thành bụng. Diện tích mẫu sinh thiết khoảng 1 x 2cm. Hầu hết lấy 1 hay 2 mẫu mô. Trước
khi lấy mẫu, bác sĩ đánh giá sang thương bằng mắt để không lấy nhầm vào nơi không biểu hiện sang
thương. Lượng dịch trong ổ bụng đa số vàng trong nhiều và có nhiều nốt lấm tấm trắng khắp khoang
bụng. Chỉ có 2 trường hợp dịch hồng, nhưng giải phẫu bệnh 2 trường hợp này là viêm lao. Có 1 trường
hợp dịch đỏ loãng: kết quả thử mô là ung thư di căn. Không có trường hợp nào bị biến chứng nhiễm
trùng hay chảy máu vị trí sinh thiết phải can thiệp trở lại.
Tổng kết có 13 trường hợp (68,4%) có kết quả giải phẫu bệnh là lao phúc mạc, 2 (10,5%) là ung thư
và 4 (21,1%) là viêm mạn tính. Như vậy, tỷ lệ các trường hợp được nội soi có kết quả bệnh lý rõ ràng là
78,9%, 4 trường hợp viêm mạn sau đó người bệnh được xuất viện. Chúng tôi không thấy trường hợp
nào trong 4 bệnh nhân này trở lại bệnh viện vì báng bụng. Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật thích hợp để
đánh giá các trường hợp báng bụng. Nên chỉ định cho thám sát nội soi để xác định nguyên nhân của
báng bụng khi các xét nghiệm thường qui thất bại khi tìm nguồn gốc báng bụng, đánh giá nhiều
nguyên nhân của việc hình thành báng bụng, xác định mô bệnh học của ác tính trong khoang phúc
mạc. Một vài báo cáo cũng cho thấy hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán ung thư lan tràn
phúc mạc. lao phúc mạc hay xơ gan không nghĩ trước(2).
Kết quả của chúng tôi khác so với những nghiên cứu trên thế giới. Lao phúc mạc là nguyên nhân
gây báng bụng ở hầu hết những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. một bệnh lý có thể chẩn đoán
không cần phẫu thuật. Trong khi đó. đa số bản chất bệnh mà các nghiên cứu khác đạt được là ung thư
di căn ổ bụng. tiếp đến là xơ gan cùng bệnh gan khác và lao phúc mạc. Theo các báo cáo khác. nguyên
nhân gần nhất của báng bụng là ung thư giai đoạn cuối. Dù chỉ chiếm 10% các trường hợp báng bụng
nhưng tiên lượng của nó rất xấu. Báng bụng do thận và nội tiết thì hiếm gặp hơn. chủ yếu do giảm áp
lực keo của máu. liên quan đến nồng độ Albumin máu(3,4).
KẾT LUẬN
Hầu hết các trường hợp chẩn đoán thành công nguyên nhân bệnh. Đa số nguyên nhân báng bụng
là lao phúc mạc. Yếu tố gợi ý sang thương ung thư di căn là dịch báng màu hồng hay màu đỏ. Không
có trường hợp nào không thực hiện được phẫu thuật nội soi sinh thiết. Mặc dù có nhiều phương tiện
mới giúp đỡ nhưng phẫu thuật noi soi vẫn là đích nhắm hiệu quả khi các trường hợp báng bụng
không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Han CM và cs (2008). Diagnostic laparoscopy in ascites of unknown origin: Chang Gung Memorial Hospital 20-year experience. Chang
Gung Med; 31(4):378-83.
2. Inadomi JM. Kapur S. Kinkhabwala M. Cello JP (2001). The laparoscopic evaluation of ascites. Gastrointest Endosc Clin N Am; 11(1):79-91.
3. Milingos S và cs. (2007). Laparoscopy in the evaluation of women with unexplained ascites: an invaluable diagnostic tool. J Minim Invasive
Gynecol; 14(1):43-8.
4. Porcel A và cs. (1996). Value of laparoscopy in ascites of undetermined origin. Rev Esp Enferm Dig; 88(7): 485-9.
189
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_noi_soi_o_bung_trong_chan_doan_bang_bung_chua_ro.pdf