VAI TRÒ CỦA QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN TRONG CHIẾN ĐẤU ĐÁNH TRẢ PHƯƠNG TIỆN TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG CỦA ĐỊCH
I.Giới thiệu chung
Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ và nó đã được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống để phục vụ lợi ích của con người đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự ,lĩnh vực được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đầu tiên .Điều này càng được khẳng định rõ dàng hơn trong những năm đầu của thế kỷ XXI ở các cuộc chiến tranh công nghệ cao sử dụng tấn công đường không là chủ yếu .Trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay(cuộc chiến tại IRắc năm 1991và 2003,Nam Tư năm 1999,Apganixtan 2001) các phương tiện tiến công đường không với những ưu thế của nó như: hiệu quả chiến đáu cao với cách đánh không cần trực tiếp tiếp xúc,cự ly đánh không hạn chế,chiến trường không còn bó hẹp như trước mà nó là một không gian rộng lớn không phân biệt tiền tuyến với hậu phương,mọi mục tiêu đèu có thẻ bị đánh phá cho nên tấn công đường không và chống tấn công đường không là đòn đánh then chốt có vai trò quyết định đến quá trình và kết cục của cuộc chiến tranh.Vì vậy chống tấn công đường không trở thành vấn hết sức quan trọng đối với vấn đề phòng thủ của mỗi quốc gia.
15 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của quân chủng phòng không không quân trong chiến đấu đánh trả phương tiện tiến công đường không của địch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRò CủA QUÂN CHủNG PHòNG KHÔNG KHÔNG QUân TRONG CHIếN ĐấU ĐáNH TRả PHƯƠNG TIệN TIếN CÔNG Đường không CủA ĐịCH
I.Giới thiệu chung
Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ và nó đã được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống để phục vụ lợi ích của con người đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự ,lĩnh vực được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đầu tiên .Điều này càng được khẳng định rõ dàng hơn trong những năm đầu của thế kỷ XXI ở các cuộc chiến tranh công nghệ cao sử dụng tấn công đường không là chủ yếu .Trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay(cuộc chiến tại IRắc năm 1991và 2003,Nam Tư năm 1999,Apganixtan 2001) các phương tiện tiến công đường không với những ưu thế của nó như: hiệu quả chiến đáu cao với cách đánh không cần trực tiếp tiếp xúc,cự ly đánh không hạn chế,chiến trường không còn bó hẹp như trước mà nó là một không gian rộng lớn không phân biệt tiền tuyến với hậu phương,mọi mục tiêu đèu có thẻ bị đánh phá cho nên tấn công đường không và chống tấn công đường không là đòn đánh then chốt có vai trò quyết định đến quá trình và kết cục của cuộc chiến tranh.Vì vậy chống tấn công đường không trở thành vấn hết sức quan trọng đối với vấn đề phòng thủ của mỗi quốc gia.
II.NộI DUNG
1,Các phương tiện tiến công đường không.
Các phương tiện tiến công đường không (PTTCĐK) là các loại vũ khí và các trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất , mặt nước …của đối phương .
Thành phần của các PTTCĐK có 4 thành phần tiêu biểu :
+Các phương tiện mang:Máy bay ,tên lửa …
+Các phương tiện làm nhiệm vụ phá huỷ,trực tiếp gây sát thương đối phương:Bom , đạn, đầu đạn tên lửa…
+ Các phương tiện dẫn đường:Radar , vệ tinh…
+ Các phương tiện làm nhiệm vụ vận tải,tiếp đầu trên không ,trinh sát ,tác chiến điện tử,chỉ huy để phục vụ cho các phương tiện TCĐK
Từ trên không tiến công tiến công mặt đất đói phương là ý tương xuất hiện sớm hơn cả sự ra đời của chiếc máy bay đầu tiên. Năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lêpikha chế tạo, đã dùng để ném bom quân Pháp ở ngoại ô Mátcơva.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc lắp những khẩu súng máy, từ trên cao dội bom, xả đạn xuống, đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với đối phương dưới mặt đất.
Trong chién tranh thế giới lần thứ II (1939- 1945), các nước tham chiến như Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Nhật . . đã sản xuất hàng loạt các vũ khí tiến công đường không hiện đại. Máy bay đã được sử dụng thành các tập đoàn làm các nhiệm vụ riêng: Máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom chiến lược, máy bay vận tải . . . và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Những quả tên lửa cũng được chế tạo thành công, và Đức đã sử dụng tên lửa ( còn gọi là bom bay) V-1, V-2 phóng sang đất Anh. Thời đó Mỹ cũng đã có tên lửa phóng từ trên không, điều khiển bằng lệnh vô tuyến. Cả Mỹ và Đức đã chế tạo các đầu đạn tự dẫn cho ngư lôi và bom ném từ máy bay. Và đặc biệt là sự ra đời của bom nguyên tử, bom sinh học, các đầu đạn hạt nhân . . . có sức mạnh huỷ diệt rất lớn, giết người hàng loạt. Từ ngày mồng 6 –8. 9. 1945 Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki làm hàng vạn người chết, đã cho thấy sức mạnh khủng khiếp của các loại vũ khí hạt nhân này.
Sau chiến tranh, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện tiến công đường không cũng được phát triển nhanh chóng, trong đó chiến tranh Việt Nam là một điểm mốc quan trọng. Mở màn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Viêt Nam, đế cuốc Mỹ tuyên bố đem tiềm lực khoa học kỹ thuật hiện đại nhất nhằm đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Các phương tiên tiến công đường không hiện đại như máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, máy bay cường kích cánh cụp- xoè F-111, máy bay trinh sát bằng rada tầm xa E-2A tên lửa tự dẫn chống rađa sơ rai, bom điều khiển bằng laze... lần đầu tiên được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Chiến thắng cuộc tập kích đường không bằng máy bay chiến lược B52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972, là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhiệt nhất của quân và dân miền Bắc trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Nó là đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến phòng không, đồng thời là biểu tượng rực rỡ về ý chí quyết chiến, quyết thắng và chí thông minh sáng tạo của quân đội nhân dân ta mà đặc biệt là bộ đội phòng không - không quân Việt Nam.
Trong chiến trang vùng Vịnh (1991) , các phương tiện tiến công hiện đại như máy bay tàng hình F-117A , các kiểu tên lửa ( điển hình là tên lửa có cánh Tômahôc) và bom đạn tự dẫn bằng lade, rađa , hồng ngoại, vô tuyến truyền hình (báo chí gọi là vũ khí “tinh khôn” ).. đã trở thành một nhân tố nổi bật để giành chiến thắng một cách nhanh chóng (42 ngày) với thương vong ít đến mức kinh ngạc .
Các phương tiện tiến công đường không hiện đại đã có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biến và kết cục của chiến tranh, đem lại cho chiến tranh một bộ mặt mới. Người ta hình dung một cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh của các PTTCĐK hiện đại . Mở màn cuộc chiến , bên tiến công tiến hành thủ đoạn gây sát thương “ mềm” bằng tác chiến điện tử , làm cho công tác chỉ huy của đối phương khó khăn , thông tin bị gián đoạn , rađa bị “ mù ” , vũ khí không có khả năng điều khiển , tiến tới sử dụng các phương tiện phá huỷ “cứng”bằng cách bất ngờ phóng một số lượng lớn tên lửa chiến thuật - chiến dịch , mật độ cao vào những sân bay chính của đối phương , làm cho máy bay đối phương cơ bản không cất cánh được , đồng thời vô hiệu hoá hệ thống báo động cảnh giới và hoả lực phòng không của đối phương . Cùng lúc đó , máy bay tiêm kích tấn công các máy bay chỉ huy báo động sớm (AWACS) của đối phương , bắn hạ những trạm “rađa và chỉ huy trên không” này . Sau đó , nhiều tốp máy bay chiến đấu xuất kích , bay ở độ cao siêu thấp , tiến công trên quy mô lớn vào các trạm rađa mặt đất, trận địa tên lửa phòng không .. phá huỷ toàn bộ hệ thống phòng không đối phương , giành quyền khống chế trên không . Tiếp đó là sự tiến công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không khác như máy bay , tên lửa , bom đạn các loại , nhằm tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm của đối phương, mở đường cho lực lượng lục quân và các lực lượng khác hoàn thành các mục tiêu chiến dịch đề ra. Hiện nay phương pháp và các nguyên tắc tác chiến đường không đã có nhiều cải tiến và áp dụng vào chiến tranh đường không hiện đại. Đường tiến công đường không mở màn các cuộc chiến tranh thường diễn ra vào ban đêm, dưới sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện, trang bị tác chiến điện tử , lực lượng tên lửa hành trình, máy bay tàng hình sẽ ra đòn trước, đánh vào các trạm Rada trinh sát – cảnh giới quốc gia của lực lượng phòng không. Sau đó đánh vào các trung tâm chỉ huy chiến dịch. Tiến công đường không chủ yếu diễn ra vào ban đêm ( khoảng 60 –70 % lực lượng ) nhằm phát huy và khoét sâu chênh lệch “ không đối xứng” của sức mạnh quân sự hiện đại với khả năng hạn chế trong đánh đêm của lực lượng PKKQ của hầu hết cá quốc gia trên thế giới. Tấn công đường không tiến hành liên tục trong chiến dịch và tấn công theo hướng “ Phi tiếp xúc” phối hợp với việc sử dụng các loại vũ khí chính xác, bắn từ xa của tên lửa và ném bom điều khiển vào các mục tiêu. Tiến công đường không được tổ chức thống nhất quy mô, hiện đại dựa vào hệ thống máy tính quân sự liên kết thông tin các trang thiết bị và vũ khí chỉ huy điều hành các PTTCĐK. Mức độ tập trung hoả lực, cách thức tiến hành phụ thuộc vào địa lý chiến trường, đối tuợng tác chiến và mục tiêu chính trị đặt ra.
Như vậy trong chiến tranh hiện đại, các phương tiện tiến công đường không mà chủ yếu là máy bay, tên lửa cùng với bom đạn các loại là những vũ khí lợi hại nhất, có sức mạnh hoả lực lớn, tầm tác chiến xa, sức cơ động cao, linh hoạt, bất ngờ. Nó có thể tiến công bằng hoả lực đường không trước vào sâu trong lãnh thổ đối phương làm “mềm” chiến trường rồi mới tiến công bằng lục quân sau.
Các nước đế quốc ngày càng tăng cường đầu tư để xây dựng và hoàn thiện các lực lượng tiến công đường không. Các lực lượng tiến công đường không vũ trụ của không quân Mỹ bao gồm: các binh đội tên lửa đường đạn vượt đại châu, các binh đoàn không quân chiến lược, các binh đội, binh đoàn và liên binh đoàn không quân chiến thuật; của Hải quân bao gồm: các binh đoàn tàu ngầm mang tên lửa đường đạn, các binh đội không quân của Hải quân; của Lục quân bao gồm:các phân đội và binh đội không quân của tập đoàn quân, các binh đội và binh đoàn tên lửa chiến dịch- chiến thuật. Như vậy, các phương tiện tiến công đường không có trong trang bị của hầu hết các quân binh chủng.
Các phương tiện tiến công đường không giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh, đặc biệt trong giai đoạn đầu mở màn cuộc chiến. Quan điểm của Việt Nam và đại bộ phận các nước trên thế giới:các PTTCĐK giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh đặc biệt trong giai đoạn mở màn cuộc chiến và kết cục của chiến tranhTheo quan điểm của Mỹ và một số nước phương Tây thì các phương tiện tiến công đường không giữ vai trò quyết định để đạt được các mục tiêu của chiến tranh.Nếu như trong các cuộc chiến tranh trước đây, đặc biệt là ở Việt Nam, người ta còn tranh cãi về hiệu quả và vai trò to lớn của các phương tiện tiến công đường không, thì đến nay sau chiến thắng Vùng Vịnh 1991, ít người có thể phủ nhận hiệu quả và vai trò to lớn của nó. Đặc biệt gần đây là 2 cuộc chiến tranh tại Nam Tư (1999) và Irắc(2003). Ngay từ khi bắt đầu cuộc không kích chống liên bang Nam Tư , Mỹ và Na Tô đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử với qui mô lớn nhằm phá huỷ hệ thống phòng không của Nam Tư sử dụng loại thiết bị gây nhiễu , trinh sát máy bay tác chiến điện tử như EC130H ; EA-6b 2 loại máy bay này có khả năng tiến hành gây nhiễu các thiết bị điện tử trên phạm vi rộng , hàng vạn km.Sau đó Mỹ và Na Tô sử dụng phương thức đánh không trực tiếp tiếp xúc bằng vũ khí chính xác tầm xa như B52 , máy bay tàng hình F117A , máy bay ném bom chiến lược tàng hình B2, tên lửa tên lửa Tomahawk . ngoài ra Mỹ Và Na Tô còn sử dụng rất nhiều vệ tinh trinh sát như vệ tinh trinh sát chụp ảnh gồm 2 vệ tinh trinh sát ra đa lacros và 3 vệ tinh sát ảnh quang học kh12, vệ tinh GPS ( hệ thống định vị toàn cầu ), vệ tinh khí tượng : do do địa hình của nam tư rất phức tạp thời tiết thay đổi bất thường , Na Tô đã phải huy động 4 vệ tinh của cục quản lý khí tượng và hải dương quốc gia 2 vệ tinh khí tượng đồng bộ trái đất, vệ tinh thông tin, phóng đạn từ xa, tàng hình đột phá phòng ngự .
Tuỳ thuộc vào quy mô và tình huống chiến tranh , các PTTCĐK có vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Nhưng tựu chung lại , nó có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Tập kích đường không vào đối phương để phá huỷ tiềm lực quân sự , kinh tế , hệ thống lãnh đạo chỉ huy của nhà nước và quân đội , giành ưu thế hạt nhân và ưu thế trên không , cô lập khu vực tác chiến , yểm trợ trực tiếp từ trên không và tiến hành tác chiến điện tử nhằm tiêu diệt tiềm lực và khả năng chiến tranh của đối phương . Đồng thời thực hiện các hoạt động răn đe , gây sức ép , làm hoang mang , rối loạn tinh thần đối phương , hỗ trợ cho lực lượng trong nước gây bạo loạn lật đổ .
*Một số phương tiện tiến công chủ yếu hiện nay:
a,Máy bay
Máy bay, một phương tiện chiến đấu quyết định sự tồn tại và thể hiện sức mạnh của không quân. Máy bay được định nghĩa như sau : Là khí cụ bay có hoặc không người lái,nặng hơn không khí, có thiết bị động lực để tạo lực kéo hoặc đẩy và thiết bị tạo lực nâng khi chuyển động trong khí quyển.
Sự ra đời và phát triển của máy bay qiuân sự gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật hàng không. Máy bay quân sự hiện đại được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất (trong các lĩnh vực vật liệu, điều khiển, dẫn đường vô tuyến, vi xử lý, lade), có ưu thế về tính cơ động cao, tốc độ lớn (thường vượt âm và siêu vượt âm), tầm hoạt động rộng và trong mọi thời tiết, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, có hệ thống cấp cứu hiện đại….Trong quân sự có thể kể đến các loại máy bay như:
+ Máy bay ném bom:máy bay ném bom hạng nặng B_52 , B_1B, B_2B có trang bị các phương tiện tác chiến đIện tử đặc biệt là các loại tên lửa hiện đại đi kèm như SRAM, ALCM… năm 1980 Mĩ cho ra đời loại BMB mang được gấp đôi khối lượng bom so với B52,mới nhất là máy bay ném bom chiến lược tàng hình B2A được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh gần đây của Mĩ (Nam Tư,Irắc) Loại tầm trung có FB_111 cánh cụp cánh xoè , Mira giơ(Pháp)
.
Máy bay ném bom chiến lược B-2A
+Tiêm kích : tốc độ gấp nhiều lần âm thanh như MIG_29 (Nga), F_16(Mỹ), Mira giơ F_1(Pháp)…tốc độ 2500km/h, tầm bay sấp sỉ 30km trang bị tên lửa không đối không , không đối đất , pháo , súng máy .Ngoài ra còn phảI kể đến tiêm kích tàng hình F_117A(Mỹ). Những máy bay này sử dụng các loại vật liệu mới , nhẹ ,bền ,tốt về cơ lý học bằng các vật liệu Titan hoặc phi kim , ngoàI ra lớp vỏ con có khả năng hấp thụ hay tán xạ các sóng đIện từ chiếu vào khiến nó trở thành tàng hình.
Máy bay F-117A Máy bay F-105 được trang bị tên lửa không đối đất .
+Về máy bay cường kích cũng có nhiều loại : A_4M, A_7, A_10(Mỹ), Anphagiet (Đức,Pháp), SMK2B, Hốc (Anh).
Loại máy bay đa năng tiêm – cường kích với khả năng cơ động trong việc tấn công các mục tiêu trên không và dưới đất như F-22 của Mỹ , SU – 37 của Nga … . . Máy bay F22 của mỹ có khả năng tàng hình ở mọi tần phổ, mặt cắt phản xạ rada chỉ bằng 1% của F15. Ngoài ra còn dùng các biện pháp tàng hình hồng ngoại, âm thanh, ánh sáng..
+Máy bay không người lái:là loại máy bay mà việc điều khiển ,duy trì chuyến bayvà tiến hành những nhiệm vụ không cần có sự tham gia của phi công trực tiếp trên đó.Như: trinh sát không người lái như AQM_34 (Mỹ), gây nhiễu vô tuyến (AQM_34V hay AQM_34M), tập kích các mục tiêu (AQM_34B,AQM_34C)…
+Máy bay lên thẳng có : VM_10, SM_3A(Mỹ), CM_34A, CM_47C…yểm trợ hoả lực AH_1, AM_64, trinh sát OM_58D.
+Máy bay hải quân: A-6E, A-7E, F-14A . . . Có nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng hải quân ở trên biển cũng như ở trên căn cứ; hỗ trợ bộ binh và lính thuỷ đánh bộ vượt biển đổ bộ lên lãnh thổ đối phương; chống lại lực lượng không quân tàu ngầm, tàu chiến, hạm thuyền; tấn công các căn cứ ven biển.
+Máy bay trinh sát: dùng để thu thập tin tức đối phương.Hầu hết các loại máy bay trinh sát được cải tiến từ máy bay quân sự:tiêm kích , cường kích,ném bom,vận tải ,lên thẳng .Một số ít dược chế tạo chuyên dùng để trinh sát :SR-72,U-2,TR-1,RF-4C của Mĩ.
b.Tên lửa
- Tên lửa: là khí cụ bay không người lái, có hoặc không có điều khiển, htường chỉ sử dụng một lần, chuyển động dưới tác động của trọng lực do động cơ phản lực tạo ra. Gồm có:
+Tên lửa đường đạn ( tên lửa đạn đạo): là loại tên lửa mà đường bay gồm đoạn tích cực(không lớn lắm )và đoạn thụ động bay theo quán tínhtheo đường cong đạn đạo.Ví dụ: MX, Polaric A-3TK, Trident-1, Trident-2, S-4, SS-23, Scut-B . . .
Tên lửa đường đạn có ưu điểm là tốc độ bay và độ cao lớn, sức công phá mạnh, được bay theo chương trình định sẵn, không gây nhiễu được và khó đánh trả. Nhược điểm của nó là giá thành cao, độ chính xác kém hơn các tên lửa cùng loại, không có khả năng linh động đối phó với lực lượng phòng không của đối phương.
+Tên lửa hành trình ( tên lửa có cánh ) : Tômahôc SGM-109C, Exocet, ALCM, ACM, Sram, BGM-109D . . . Ưu điểm của tên lửa hành trình là: Kích thước nhỏ, một số có cấu trúc đăc biệt nên diện tích phản xạ hiệu dụng rất nhỏ nên tránh được sự phát hiện của rada và các thiết bị trinh sát khác, có thể bay ở độ cao thấp uốn lượn theo địa hình. Không gian hoạt động lớn ( được phóng đi nhiều từ phương tiện), tầm bắn rộng( 450- 2500 Km), được phóng từ ngoài tầm hoả lực của các loại vũ khí phòng không hiện có, bảo đảm an toàn cho các phương tiện mang, có tính bất ngờ cao khi tập kích. Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại tên lửa khác cùng cự ly. Nó có độ chính xác cao. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều nhược điểm: Bay ổn định trên phần lớn các giai đoạn của đường bay, không có khả năng cơ động đối phó với lực lượng PKKQ của đối phương. Tốc độ bay không lớn, thời gian bay lâu, lại ở độ cao thấp, trong tầm hoả lực của các loại VKĐK cỡ nhỏ và cá loại vũ khí bộ binh nên dễ bị tiêu diệt. Các hệ thống điều khiển phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình, khí hậu, mất thời gian trinh sát và thăm dò mục tiêu. Hệ thống điều khiển dễ bị Rada phát hiện và gây nhiễu.
2.Quân chủng phòng không không quân trong chiến đấu đánh trả phương tiện tiến công đường không của địch.
*Khái niệm về phòng không: Phòng không là toàn bộ các biện pháp ,hành động nhằm quản lý , bảo vệ an toàn vùng trời của Tổ Quốc ,phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng tránh .Bảo vệ các mục tiêu quan trọng , bảo đảm hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang và bảo toàn cho nhân dân. Theo tổ chức và nhiệm vụ có :
Phòng không quốc gia.
Phòng không lục quân.
Phòng không hải quân.
Phòng không địa phương.
Các loại phòng không có vai trò vị trí khác nhau nhưng lại có sự liên hệ với nhau , bổ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
* Quân chủng phòng không – không quân (Lực lượng phòng không quốc gia)
Nhiệm vụ của lực lượng phòng không quốc gia là bảo vệ an toàn lãnh thổ vùng trời của Tổ Quốc , bảo vệ những mục tiêu quan trọng của đất nước , là đơn vị nòng cốt hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng phòng không khác để tổ chức đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch có hiệu quả .
2.1Tổ chức quân chủng phòng không – không quân
Bao gồm các binh đoàn , binh đội hoả lực và các cơ quan đảm bảo khác :
Bộ đội tên lửa phòng không.
Bộ đội pháo phòng không.
Bộ đội rada phòng không.
Bộ đội không quân tiêm kích.
2.1.1Bộ đội tên lửa phòng không.
Bộ đội tên lửa phòng không(BĐTLPK) là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không quốc gia có nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các binh chủng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch một cách có hiệu quả , bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao . BĐTLPK đồng thời cũng có thể tham gia vào việc đạp tan các cuộc tiến công trên bộ của địch bằng cách yểm hộ cho bộ binh , không quân hoạt động trên chiến trường .
BĐTLPK phaỉ thực hiện nhiệm vụ thời chiến cũng như thời bình.Trong thời bình nhiệm vụ của BĐTLPKlà:không cho các PTTCĐK của địch xâm phạm vùng trời đất nước với mục đích trinh sát hoặc khiêu khích và luôn sẵn sàng có thể đánh trả các cuộc tập kích đường không bất ngờ của địch. Khi chiến tranh xảy ra: nhiệm vụ của BĐTLPK phụ thuộc vào tình hình chiến đấu đã hình thành.
Biên chế tổ chức của bộ đội tên lửa phòng không phụ thuộc vào trang bị kỹ thuật , nhiệm vụ được giao , đặc điểm hoạt động của địch trên không . Tính chất khu vực mục tiêu được bảo vệ và phương pháp chiến đấu của ta . Bộ đội tên lửa phòng không được tổ chức thành các trung đoàn , trong trung đoàn có các phân đội hoả lực , phân đội kỹ thuật và các phân đội bảo đảm khác .
Bộ đội tên lửa phòng không có khả năng chiến đấu :
- Có hoả lực mạnh , hiệu quả cao .
- Có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao từ 20m đến 30 km.
- Có khả năng di chuyển hoả lực nhanh.
- Có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiếtkhác nhau.
2.1.2. Bộ đội rađa phòng không.
Bộ đội rađa phòng không là một binh chủng đảm bảo chủ yếu cho tác chiến phòng không và phòng tránh địch trên không của quân chủng phòng không của quân đội và phòng không nhân dân trong cả nước , có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ vaùng trời của Tổ Quốc, kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích đường không của địch không để Tổ Quốc bị bất ngờ trong mọi tình huống .
Biên chế tổ chức của bộ đội rađa phòng không : trung đoàn rađa phòng không nằm trong biên chế của sư đoàn phòng không , dưới trung đoàn là các trạm rađa có các rađa dẫn đường ,rađa cảnh giới vọng quan sát mắt.
Đặc điểm chiến đấu của bộ đội rada phòng không:
Thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao trong cả thời bình cũng như thời chiến , tổ chức trực ban sẵn sàng chiến đấu chặt chẽ liên tục trong mọi thời gian , tình huống chiến đấu diễn biến khẩn trương phức tạp , quyết liệt ,không gian rộng lớn .
Đối tượng chiến đấu có số lượng lớn máy bay và phương tiện hoạt động đường không được trang bị hiện đại .
Đội hình chiến đấu rất phân tán rộng khắp lại chịu ảnh hưởng của nhièu điều kiện địa hình thời tiết khác nhau song lại đòi hỏi sự chỉ huy chiến đấu thống nhất cao .
Hiệp đồng chiến đấu với nhiều đơn vị có yêu cầu cao và khác nhau , nhất là đối với các đơn vị hoả lực phòng không .
Trang bị khí tài đồng bộ trong chiến đấu đảm bảo kỹ thuật rất phức tạp tiêu thụ cơ sở vật chất lớn .
2.1.3.Bộ đội pháo phòng không
Bộ đội pháo phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với tên lửa phòng không , rađa phòng không , không quân tiêm kích để tiêu diệt các mục tiêu trên không :máy bay, quân dù các PTTCĐK trong phạm vi bắn có hiệu quả (DyÊ7000m ; HyÊ5500m ).đNhiệm vụ cơ bản :bắn máy bay và trong chiến đấu bảo vệ mục tiêu ,bắn máy bay bổ nhào là chủ yếu.
Biên chế của bộ đội pháo phòng không : trung đoàn pháo phòng không nằm trong biên chế sư đoàn phòng không dưới trung đoàn là các đại đội pháo ( trong trường hợp đặc biệt khi tăng cường cho một hướng đánh chính thì có tiểu đoàn pháo độc lập ).
Tính chất chiến đấu của pháo phòng không :
Diễn biến chiến đấu khẩn trương , liên tục , phức tạp .
Yêu cầu hiệp đồng chiến đấu cao .
Hình thức phương pháp chiến đấu phong phú và đa dạng .
2.1.4. Bộ đội không quân tiêm kích.
Bộ đội không quân tiêm kích đựơc trang bị máy bay tiêm kích các loại để tiêu diệt khí cụ bay ( có hoặc không có người lái ) của đối phương ở trên không có thể được dùng để đánh phá các mục tiêu dưới đất , mặt nước và trinh sát đường không. Nhiệm vụ của không quân tiêm kích là tiêu diệt các loại máy bay và phương tiện khác của địch ở trên không . Bảo vệ mục tiêu được giao bộ đội hợp thành và các mục tiêu quan trọng khác trong khu vực hoạt động của đơn vị .
Biên chế : trong binh chủng được chia thành các sư đoàn tiêm kích phòng không , dưới là các trung đoàn trong trung đoàn không quân tiêm kích có các phi độivà các đơn vị bảo đảm .
Đặc điểm tác chiến :
Hiệp đồng theo độ cao khu vực bảo vệ .
Hiệp đồng theo hướng mục tiêu bảo vệ .
Hiệp đồng trong chiến dịch.
2.2Quân chủng phòng không không quân của ta trong chiến đấu đánh trả phương tiện tiến công đường không của địch.
2.2.1Quân chủng phòng không không quân trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
Trong 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ quân chủng phòng không – không quân kết hợp với các lực lượng phòng không nhân dân khác để xây dựng lực lượng phòng không nhân dân rộng rãi tổ chức đánh trả và đánh thắng các cuộc tiếc công đường không của địch .
+Trong kháng chiến chống Pháp ngay từ những ngày đầu Pháp đã dùng máy bay vào mục đích quân sự:năm 1917 lần đầu tiên Pháp dùng máy để áp chế cuộc khởi nghĩ của Lương Ngọc Quyến ở Thái Nguyên,1930 : dùng bom phá, Napan để trán áp phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh .Trước bối cảnh đó bộ đội ta đã dùng súng máy , súng trường thiết lập thành những tổ hợp những trung đội , đại đội bắn máy bay địch và ngày 29/6/1946 quân và dân huyện Đức Hoà (Long An) bắn rơi máy bay bằng súng bộ binh .Ngày 16/8/1946 đồng chí Nguyễn Cao Thương tỉnh Vĩnh Trà đã bắn rơi máy bay trinh sát po tê Bằng súng trung liên . . . và ngoài ra còn kết hợp tất cả các phương tiện hiện có để đánh địch như “ mìn ” và những quả “ không lôi ” nhằm gây hoang mang cho địch không cho địch bay gần mặt đất lúc đó lực lượng phòng không của ta chưa ra đời và lúc đó do nhu cầu trước mắt của nhiệm vụ ngăn chặn bước tiến của địch chúng ta sử dụng pháo cao xạ 75 mm thu được của địch để đánh địch trên mặt đất , để có vũ khí bắn máy bay các chiến sĩ quân giới và quân dân địa phương sử dụng các loại pháo 20mm ; 12,7mm và 33,2 mm thu được của địch để đánh địch . Ngày 1/4/1953 đánh dấu một bước ngoặt của QCPKKQ đó là sự ra đời của trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên ,với một số tiểu đoàn pháo cao xạ cỡ nhỏ :trung đoàn 367. Sự ra đời của pháo cao xạ đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc chiến tranh nhân dân . Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ pháo phòng không đã khẳng định vai trò của mình giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được các hoạt động của không quân vốn là chỗ mạnh , là ưu thế tuyệt đối của địch .Trong chiến dịch Điện Biên Phủ(bắt dầu lúc 13h30’ ngày 13/3/1954 và kết thúc 17h30’ ngày 7/5/1954):ta đã bắn rơi được 62 máy bay của địch,và trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ta bắn rơi được 600 chiếc máy bay các loại.
+Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : Mĩ đã đưa các PTTCĐK hiện đại nhất của Mĩ lúc đó vào Việt Nam:F111,pháo đài bay bất khả xâm pham B52…hòng ngăn sự tiếp tế của ta vào chiến trường Miền Nam,phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc đưa Miền Bắc trở về thời kì đồ đá với phương pháp tác chiến hiện đại: Để phát hiện hoả lực phòng không của ta , Mỹ thường dùng nhiều loại máy bay khác nhau . Trước tiên máy phay trinh sát phản lực RF – 101 bay ở độ cao thấp với tốc độ lớn , bay vào khu vực nghi ngờ có hoả lực phòng không . Chiếc máy bay này luôn thay đổi hướng bay để thu hút hoả lực từ nhiều hướng . Trong khi đó các máy bay trinh sát U-2 và RB-66 bay ở độ cao sẵn sàng chụp ảnh . Như vậy , người lái RF-101 ghi nhận được các hoả điểm , đồng thời các hoả điểm đó cũng được các máy bay trinh sát chụp ảnh . Cũng có khi một tốp máy bay trinh sát điện từ F – 101F , F – 105F, RB–66 hoạt động đồng thời với một phi đội máy bay cường kích để sẵn sàng đánh các hoả lực phòng không của ta khi máy bay trinh sát phát hiện được . Để phát hiện việc phóng tên lửa đất đối không và sự xuất hiện các máy bay tiêm kích của ta, Mỹ thường dùng các máy bay trinh sát tầm xa , tiêu biểu như máy bay trinh sát không quân EC – 121và máy bay trinh sát hải quân E - 2A.
Để đối phó với các phương tiến tiến công đường không của đế quốc Mỹ LLPK của ta mà nòng cốt là QCPKKQ đã xây dựng một thế trận lưới lửa phòng không dày đặc với cách đánh sáng tạo dũng cảm đã đập tan được mọi âm mưu của địch :5/8/1964 viện cớ ta tấn công tàu Mĩ ở phao số không,Mĩ đã huy động 64 máy bay các loai:A4-8,F4,5,8 ném bom dọc bờ biển Miền Bắc.Radar của ta đã phát hiện ra máy bay địch kịp thời thông báo đ LLPK của ta đã tiêu diệt được 8 chiếc may bay địch,bắt sống trung uý Anvarez cấp bậc trung uý,đây là một chiến thắng có ý nghĩa quan trọng về Quân sự và Chính trị của quân và dân ta.Đặc biệt ,năm 1972, trước những thất bại hết sức nặng nề trên cả chiến trường và trên bàn hội nghị, đế quốc Mỹ sử dụng con bài cuối cùng là sử dụng máy bay chiến lược B – 52, mở cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, ngằm gây sức ép tối đa, buộc ta phải kí hiệp định Paris theo điều kiện có lợi cho chúng. Mỹ đã sử dụng nhiều chiến thuật thủ đoạn xảo quyệt kết hợp với kĩ thuật hiện đại, nổi lên là sử dụng triệt để các phương tiện tác chiến điện tử với cường độ mạnh, tận dụng thời tiết phức tạp, ban đêm, nhằm chế áp lực lượng PKKQ của ta. Tuy nhiên do tìm hiểu đặc điểm của máy bay B 52 chúng ta đã tìm ra cách tiêu diệt chúng ch.Trong 12 ngày đêm ( từ 18 đến 29. 12. 1972), chúng đã xuất kích 663 lần chiếc B 52 và trên 3800 lần máy bay chiến thuật các loại để bảo vệ B 52, đánh xen kẽ, gây nhiễu, áp chế lực lượng phòng không ta và ném bom phá hoại miền Bắc. Quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch phòng không xuất sắc, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B 52, 5 máy bay F – 111, bắt sống nhiều giặc lái, đập tan các cuộc tập kích đường khôngchiến lược của Mỹ, buộc chúng phải trở lại hội nghị và ký kết Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ, lập lại hoà bình ở Bắc Việt Nam. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mỹ. Quân dân ta và dư luận thế giới gọi đây là trận “ Trận Điện Biên Phủ trên không ” , đánh dấu sức mạnh của không quân Vệt Nam và nỗi kinh của các phi công Mỹ cũng như lực lượng quân sự Mỹ. Trong suốt thời kì chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ quân chủng phòng không – không quân đã bắn rơi 3181 máy bay các loại .
Các cơ sở quan trọng của miền Bắc nhờ đó được bảo vệ an toàn trước những đợt ném bom của địch
Nhà máy điện Yên Phụ-1 mục tiêu oanh tạc của máy bay Mĩ
B- 52 MIG - 21
2.2.2. Nhiệm vụ của quân chủng phòng không – không quân trong thời kì hiện nay.
-Hiện nay trên thế giới nếu kể về tiềm lực kinh tế cũng như tiềm lực quân sự thì Mỹ và các nước đồng minh ( Anh , Pháp , Nhật…) là đứng đầu . Đặc biệt là Mỹ đã dựa vào sức mạnh đó để gây ra các cuộc chiến tranh để đạt được mục đích chính trị của mình .Trong các cuộc chiến tranh đó Mỹ đã sử dụng những vũ khí tiên tiến hiện đại nhất ( đặc biệt là dùng tiến công đường không )nhưng không phải lúc nào cũng giành được thế thượng phong đánh đâu thắng đấy như chiến tranh vùng Vịnh. Minh chứng xác thực và thuyết phục nhất là trong cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước của nhân dân ta bằng vũ khí thô sơ nhưng với ý trí quyết chiến quyết thắng của cả dân tộc đã đánh bại đế quốc Mỹ với trang bị vũ khí hiện đại ( tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ). Chiến tranh Côsôvô cho ta một bài học: “Nếu đánh thắng tiến công hoả lực đường không thì Mỹ sẽ không dám đưa bộ binh vào .Đánh thắng tiến công đường không của quân đội Nam Tư tại Côsôvô chủ yếu là nhờ ý trí kiên cường của quân đội, Lực lượng phòng không , nhưng kết quả tương đối khiêm tốn ( 1 F117 và 1 F16 bị bắn rơi và vài chục tên lửa hành trình bị bắn hạ bằng súng , pháo , tên lửa phòng không tầm thấp ) .Tuy nhiên thắng lợi lớn của quân đội Nam Tư lại là bảo toàn được lực lượng tác chiến trong khu vực côsôvô làm cho Mỹ và NATO e ngại “. Vì vậy để đánh trả, đánh thắng tiến công hoả lực đường không phải bằng lực lượng và sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và chỉ có sức mạnh đó cùng với sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất của Đảng mới có thể chống lại được .
-Qua 2 cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới chúng ta rút ra được 5 bài học kinh nghiệm:
1-Phải phát huy sức mạnh toàn dân trên cơ sở nòng cốt là LLPK 3 thứ quân mới đánh bại được cuộc tập kích đường không hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao của Mĩ.
2-Để đánh bại tấn công đường không hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao của địch,nghệ thuật phòng không phải kết hợp 2 hình thức: phòng tránh và đánh trả lấy chủ động phòng tránh bảo toàn lực lượng quốc gia là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn tấn công đường không và kiên quyết đánh trả tiêu diệt lực lượng sinh lực địch là nhiệm vụ quan trọng .
3-Nghệ thuật tác chiến phòng không , chống TCĐK hiện đại phải coi trọng kết hợp phương thức tác chiến rộng khắp liên tục với tác chiến tập trung hợp đồng tiêu diệt lớn kết hợp tác chiến tại chỗ với tác chiến cơ động ,chủ động tích cực tiêu diệt địch đồng thời tích cực phòng tránh bảo vệ lực lượng để giết địch.
4-Trong chiến tranh hiện đại TCĐK và chống TCĐK là đòn đánh then chốt có vai trò quyết định đến quá trình và kết cục của cuộc chiến tranh .Vì vậy chống TCĐK trở thành vấn đề hết sức quan trọng dối với vấn đề phòng thủ của mỗi quốc gia.
5-Trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao có vai trò quan trọng nhưng con người giữ vai trò quyết định.
Trong giai đoạn bảo vệ Tổ Quốc XHCN hiện nay, để đánh thắng và phòng tránh tốt các PTTCĐK , chúng ta cần quán triệt một số các phương hướng và biện pháp cơ bản như sau:
Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát triển hệ thống phòng không nhân dân trên cơ sở phát huy truyền thống của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ trước đây. Đó là truyền thống kết hợp giữa thô sơ và tương đối hiện đại để đánh thắng vũ khí hiện đại và vũ khí “ Tinh khôn” của địch.
Thường xuyên nghiên cứu nắm vững mọi diễn biến tình hình, âm mưu thủ đoạn cũng như nắm vững các PTTCĐK của địch để đề ra cách đánh hợp lý. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu của địch , luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.
Ra sức học tập nâng cao trình độ, nắm bắt kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rèn luyện kỹ chiến thuật thành thục. Triệt để khai thác sử khí tài hiện có, đồng thời cải tiến, nâng cấp, hiện đại hoá vũ khí trang bị.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nghệ thuật tác chiến phòng không, từng bước hoàn thiện, hiện đại hoá hệ thống phòng không, đảm bảo chiến đấu và phòng tránh có hiệu quả.
III. Kết luận
Các phương tiện tiến công đường không dù có hiện đại , tiên tiến đến mức độ nào thì cũng phải có những hạn chế, những nhược điểm của nó. Cho nên một vũ khí ra đời dù hiện đại đến đâu cũng bị một loại khác khống chế (đó có thể là loại tiên tiến hơn, hay là các loại cũ được cải tiến). Trong giai đoạn hiện nay khi đã kết thúc chiến tranh tình hình kinh té liên xô đã không còn mạnh như ngày xưa cho nên việc viện trợ vũ khí cũng bị cắt hoàn toàn vì vậy mà lượng vũ khí của ta còn lại toàn là những vũ khí còn tồn lại từ những năm 1980 . vì vậy muốn cho lực lượng quân đội nước ta mạnh lên chúng ta cần phải chế tạo được những vũ khí hiện đại hoặc mua của nước ngoài . Qua cuộc chiến tại Nam Tư và Irắc nếu chúng ta phụ thuộc vào vũ khí của nước ngoài là rất nguy hiểm ,chúng ta có thể trở thành một món hàng mua đi bán lại của các nước lớn mặt khác nước ta la một nước đang phat kinh tế còn hạn hẹp chính vì vậy về lâu về dài con đường duy nhất đó là phải nắm được KHCN để có thể tự chế tạo được vũ khí hiện đại cho mình.Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có trí thông minh trung bình trên thế giới có đủ khr năng tiếp thu KHCN mới của thế giới nên theo em chúng ta có thể cử những con người ưu tú của đất nước ra nước ngoài học hỏi những tri thức mới để phục vụ đất nước.
Sau khoá học quân sự này đã giúp cho em hiểu biết rất nhiều về các lại vũ khí tiến công đường không , hiểu được rõ hơn bản chất của các nước đế quốc và tình hình quân sự của thế giới hiện nay. Đối với em là một sinh viên của trường đại học kỹ thuật em tự thấy mình còn phải học tập rất nhiều nữa thì mới có đủ kiến thức cần thiết phục vụ cho Tổ Quốc khi cần thiết . Vì chiến tranh trong tương lai là chiến tranh công nghệ cao sử dụng các phương tiện tiến công đường không hiện đại trong đó kỹ thuật số, kỹ thuật thông tin và tin học giữ vai trò chủ đạo em xin hứa sễ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học- kỹ thuật, để góp phần làm cho các kỹ thuật hiện đại được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60369.DOC