Vai trò của rừng đối với sự ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

I. Mở đầu II. Cơ sở lí luận và thực tiễn 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Khái niệm và vai trò của rừng với môi trường 2.1.2 Khái niệm khí hậu và biến đổi khí hậu 2.2 Cơ sở thực tiễn III. Vai trò của rừng đối với việc ứng phó sự biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta. IV. Thực trạng V. Những giải pháp và đề xuất VI. Kết luận Tài liệu tham khảo:

doc21 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của rừng đối với sự ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Mặc dù các lợi ích môi trường do rừng đem lại là rất đáng kể nhưng việc quản lý bền vững tài nguyên rừng vẫn là những thách thức. Nạn chặt phá rừng và chuyển đổi rừng sang mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, vv) đang diễn ra ở mức báo động. Ở Việt Nam, diện tích rừng cũng bị giảm đi nhanh chóng trong giai đoạn 1943 – 1990. Diện tích rừng bị mất đi trong giai đoạn này là khoảng 5 triệu ha. Hiện nay, diện tích rừng ở nước ta đang không ngừng bị giảm sút. Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Nhận thấy vai trò to lớn của rưng đối với sự sống của con người và bằng những kiến thức thu thập được tôi đi tới nghiên cứu đề tài “Vai trò của rừng đối với việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu” 1.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: nghiên cứu vai trò của rừng trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu ở nước ta. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu, tập hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn những vấn đề liên quan tới vai trò của rừng tới việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích đánh giá thực trạng của sinh thái rừng ở nước ta, vai trò của rừng tác động đến biến đổi khí hậu. Phân tích, đánh giá những yếu tố của sinh thái rừng tác đông đến việc ứng phó sự biến đổi khí hậu ở nước ta. Đề xuất những định hướng, giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng, góp phần làm giảm thiểu sự biến đổi của khí hậu Chủ trương, chính sách của nhà nước để giải quyết vấn đề quản lý, khai thác rừng, nâng cao vai trò của rừng với sự điều hoà khí hậu. 1.4 Giới hạn nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian là những năm gần đây, liên quan đến những vai trò của rừng, bảo tồn và phát trển rừng, giúp cải thiện môi trường sống, tránh sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam, thực trạng và các giải pháp về vấn đề đó. Không đi sâu và mở rộng cho toàn bộ cho tất cả các khu vực khác ngoài khu vực Việt Nam. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Khai thác nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lí( số liệu thứ cấp)để tìm hiểu về thực trạng vấn đề biến đổi khí hậu, thực trạng của rừng ở nước ta và những vai trò to lớn của rừng giúp cải thiện khí hậu Xây dựng khung lí thuyết để xây dựng vấn đề. Phân tích và tổng hợp các số liệu và thực trạng để đưa ra các giải pháp cho vấn đề trên. Cơ sở lí luận và thực tiễn 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Khái niệm và vai trò của rừng với môi trường a. Khái niệm rừng Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Vai trò của rừng Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích). 2.1.2 Khái niệm khí hậu và biến đổi khí hậu Khí hậu là biểu thị của một hệ thống tổng hợp bao gồm 5 yếu tố chính tương tác với nhau: Không khí, nước, phần đóng băng của trái đất, bề mặt đất, sinh quyển Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Khí quyển là bầu không khí bao quanh trái đất, bao gồm nhiều loại chất khí (khí Nitơ, Ôxy, Cacbonic...) và các phân tử của nhiều chất khác. Thủy quyển bao gồm; biển, hồ, sông, đầm, nước ngầm, lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và các núi băng (dưới dạng chất rắn). Sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên trái đất, bao gồm cả các hoạt động của sinh vật đã, đang và sẽ tồn tại trên vỏ trái đất. Thạch quyển là lớp đất đá của vỏ Trái đất nằm sát bên dưới khí quyển (nếu là trên cạn) và nằm sát bên dưới thủy quyển (nếu là dưới nước). Biến đổi khí hậu được biểu hiện ở chiều hướng tăng của nhiệt độ, tăng mực nước biển, thay đổi chế độ mưa, thay đổi lượng mưa, thay đổi chế độ gió, tất cả đều theo chiều hướng mạnh lên cùng với nguy cơ làm tăng các thảm họa thiên nhiên. 2.2 Cơ sở thực tiễn Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính của thế kỷ này đối với phát triển bền vững, cũng như biến đổi khí hậu là do con người gây ra. Để đáp ứng yêu cầu với vấn đề cấp bách của toàn cầu và của quốc gia, Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu - là cơ sở để quy hoạch phân tích và hành động ở tất cả các ngành, địa phương của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo tiếp tục phát triển con người. Những “cảnh báo” đối với Việt Nam Biến đổi khí hậu đang diễn ra và Việt Nam là một trong những nước đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những tác động bất lợi của biến đổi khí hận như lũ lụt và hạn hán, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, cũng như gia tăng các rủi ro về sức khỏe do các đợt nắng nóng gay gắt, sốt xuất huyết và sốt rét. Biến đổi khí hậu chắc chắn gây ra tổng lượng mưa hàng năm cao hơn ở mọi nơi ở Việt Nam, ước tính trung bình cho cả nước là 5% trong thế kỷ 21, theo “kịch bản phát thải trung bình” và lượng mưa hàng năm sẽ dễ biến đổi hơn.  Lượng mưa trung bình đang giảm đi vào những tháng khô hơn (tháng 12 đến tháng 5) nhưng lượng mưa lại đang tăng lên trong các tháng ẩm hơn (tháng 6 đến tháng 11), nhất là ở các vùng miền Bắc. Do vậy, các trận lũ lụt và các vụ hạn hán trở nên dễ xảy ra hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cấp nước và sản xuất thủy điện, cũng như thương mại và sản xuất công nghiệp ở các khu vực đô thị. Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được xây dựng vào cuối năm 2008, Việt Nam đưa ra ước số mực nước biển dâng tính trung bình là 1m vào năm 2100. Do đó, Việt Nam là một trong những nước gặp nhiều rủi ro nhất trước mực nước biển dâng và xâm nhập mặn tăng cường. Mực nước biển dâng đang tác động đến nhiều ngành kinh tế. Lượng nước biển dâng vào năm 2100 có thể làm ngập một diện tích đất là 30.945 km2 nếu không có các biện pháp gia cố đê điều và các hệ thống tiêu thoát nước. Diện tích ngập này bằng 9,3% diện tích đất bề mặt của Việt Nam. Đây là mối đe dọa lớn đối với Đồng bằng sông Cửu Long, lưu vực sông Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Hồng cũng như các vùng ven biển. Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến việc tăng lên của nhiệt độ mặt nước biển ở các vĩ độ cao hơn của Thái Bình Dương và chắc chắn dẫn đến nhiều bão hơn ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, mùa bão đang diễn ra chậm hơn và sự đổ bộ của bão đã chuyển dịch xuống phía Nam Việt Nam với cường độ bão đã gia tăng. Những thay đổi đó cho thấy, các rủi ro đã ảnh hưởng đến người dân ven biển, nhất là hiện tượng nước biển dâng do bão, sau đến mưa to do các cơn bão đổ bộ, gây ra các vụ sạt lở đất lớn ở vùng cao. Theo “kịch bản phát thải trung bình” so với năm 1990, nhiệt độ trung bình sẽ tăng gần 2 độ C ở các vùng miền Nam Việt Nam và tăng tới 2,8 độ C ở các vùng miền Bắc vào năm 2100. Song với “Kịch bản phát thải cao” thì nhiệt độ trung bình có thể tăng tới 3,6 độ C ở vùng ven biển miền Trung. Vì thế, nhiệt độ tối thiểu sẽ tăng và số ngày có nhiệt độ cao hơn 25 độ C sẽ nhiều lên. Vai trò của rừng đối với việc ứng phó sự biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình các bon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là không thể tránh khỏi. Hầu hết các nhà khoa học môi trường cho rằng sự gia tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính (KNK) mà chủ yếu là khí các bon níc (CO2) trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh chóng từ 1,4 đến 5,8oC trong giai đoạn 1990 - 2100. Sự nóng lên của trái đất có thể dẫn đến việc tan băng, từ đó sẽ gây ra những thay đổi đối với các hệ sinh thái ở dãy Himalaya, dãy Andes, và các vùng đất thấp hơn chịu ảnh hưởng của các dãy núi này. Băng tan ở hai đầu cực của trái đất sẽ làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 1m và làm ngập các vùng đất thấp ven biển như phía Nam của Băng la đét, đồng bằng sông Mê kông ở Việt Nam và một phần lớn diện tích các bang Florida và Louisiana của Mỹ. Nhiều hòn đảo trên biển Thái Bình Dương sẽ biến mất trên bản đồ thế giới. Những tác động khác của hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu là khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, xói mòn bờ biển, gia tăng quá trình mặn hóa và mất đi những rạn san hô. Theo một báo cáo của Anh về biến đổi khí hậu, nếu mức nước biển dâng cao thêm một mét, 12% diện tích đất đai của Việt Nam, ngôi nhà của 23% dân số, sẽ biến mất vĩnh viễn. Khí hậu thay đổi cũng có thể đem lại nhiều "trận bão dữ dội và thường xuyên hơn". Nhiệt độ tăng và sự thay đổi kiểu mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và nguồn nước của Việt Nam (www.vietnamnet.vn). Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ, hay hấp thụ một lượng lớn các bon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu. Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga tấn2) các bon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ lượng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lượng các bon này lớn hơn nhiều so với lượng các bon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trong các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thư Kyotô để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường. Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân bằng nồng độ oxi trong khí quyển. Rừng không chỉ cung cấp oxi mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành. Rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển, làm giảm tác nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính. Tán cây rừng có tác dụng giữ hơi nước trong rừng tạo nên độ ẩm cao, có tác dụng bảo vệ đất, chống lại bức xạ mặt trời. Nếu bức xạ mặt trời không được lọc qua tán lá, nó sẽ chiếu thẳng xuống đất, làm đất khô hạn, độ ẩm không khí giảm mạnh, mây không được tạo thành và sẽ dẫn đến hiện tượng không có mưa. Nạn hạn hán sẽ hoành hành. Cây rừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước. Khi mưa rơi xuống, một phần nước được lá cây giữ lại, phần nước còn lại chảy xuống tầng thảm mục, ngấm xuống đất rừng. Ở trong đất, một phần nước bốc hơi, một phần được rễ cây hấp thụ sau đó thoát hơi nước qua lá cây, phần còn lại ngấm sâu xuống tầng nước ngầm. Như vậy rừng có tác dụng hạn chế dòng chảy của nước mưa, ngăn cho sông ngòi không bị lũ lụt. Rừng đầu nguồn có tác dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, hạn chế thiên tai. Mất rừng đầu nguồn gây nên nạn thiếu nước trong mùa khô, nhưng lại gây lũ lụt, lũ quét trong mùa mưa. Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn trên sườn đất dốc, vì thế lớp đất bề mặt được bảo vệ, đồng thời chống được bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Rừng quan trọng là vậy, là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, nhưng con người đang khai thác rừng một cách quá mức, phá rừng lấy gỗ vô tội vạ, tất cả chỉ vì lợi ích kinh tế. Vì cái lợi trước mắt, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường sống của mình, tự bóp nghẹt lá phổi của chính mình. Trong khoảng 100 năm qua, trái đất đã mất đi khoảng 6 triệu km rừng. Điều tồi tệ này đã góp phần không nhỏ vào việc gây nên biến đổi khí hậu trên trái đất. Không có rừng, khiến cho hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, các cơn mưa rừng nhiệt đới bị phá hủy và biến mất hoàn toàn, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm từ 0,3 đến 0,6 độ C và có khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi. Ngoài ra, diện tích rừng giảm đi khiến cho lượng khí CO2 và các “khí nhà kính” khác tăng lên nhanh chóng ngày càng làm cho tầng ozon bị phá mỏng dần và thủng, làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Con người phá hủy rừng, và những gì mà con người nhận lại được là thiên tai: hạn hán và lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Đó là cái giá phải trả đầu tiên cho việc phá rừng. Nhưng những hậu quả về lâu dài sẽ còn nghiêm trọng hơn, và những thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu. IV. Thực trạng Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.  Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại? Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.  Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ. Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện. Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện. Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay. Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và phát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v… Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại. Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống. V. Những giải pháp và đề xuất “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.  Hiện nay phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng. Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao. Chính vì vậy, tình trạng phá rừng trái phép vẫn tiếp tục xảy ra dưới mọi hình thức. Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Bài viết này muốn đưa ra một số giải pháp cùng trao đổi với bạn đọc cả nước để công cuộc bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả. Giải pháp về chính sách: Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. Tuy nhiên, vẫn cần có các chính sách hỗ trợ khác như: Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng. Đó được xem như chính sách huy động tổng lực sức dân cho công tác bảo vệ rừng. Để làm được điều đó cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Cần phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp với vai trò là bà đỡ cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp cùng với các ngành như: khuyến nông khuyến lâm, các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân. Về phía chính quyền, các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các ngành chức năng, nhất là những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ rừng như Kiểm lâm, Công an phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ. Cùng với tăng cường về biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng phải chú trọng những kỹ năng cơ bản khác như tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng về khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ khác. Nhà nước cũng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ công chức ngành chức năng gắn bó với địa phương, yêu ngành yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Những giải pháp về kinh tế, xã hội nêu trên với mục đích nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân, giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng, đồng thời, tạo sự phát triển bền vững cả về mặt sinh thái môi trường cũng như về kinh tế, giúp người dân hưởng lợi từ rừng một cách lâu dài và khoa học. Giải pháp về tổ chức thực hiện: Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng. Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. Hệ thống các biện pháp bảo vệ rừng đang được áp dụng hiện nay và vẫn phát huy hiệu quả tốt đó là tuyên truyền, quy hoạch, hoạch quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, xây dựng và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo giai đoạn và theo từng năm, làm tốt chính sách giao đất, giao rừng, kết hợp chặt chẽ với khuyến nông khuyến lâm. Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội cho người dân miền núi. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Một phương án bảo vệ rừng có tính khả thi, hợp lý và hiệu quả chính là biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, chủ động, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực. Muốn vậy, phải xác định được các vùng trọng điểm, các điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng… để có phương án cụ thể. Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lý mọi tình huống xảy ra. Lực lượng này có sự phối hợp từ nhiều ngành như Kiểm lâm, Quân đội, Công an và chính quyền địa phương .... Giải pháp về kỹ thuật: Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. Nên chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác trên nguyên tắc các vùng rừng tập trung được quy hoạch hợp lý và khoa học. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật liệu cháy cho rừng thông. Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng. Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các loại sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Kinh nghiệm thực tiễn: Đó là phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phải quán triệt phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương. Có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng. Song cơ bản nhất vẫn là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng một cách bền vững và có hiệu quả lâu dài, có như vậy mới mong hạn chế và ngăn chặn được tình trạng phá rừng trái phép, xâm hại tài nguyên rừng hiện nay Thực hiện bảo vệ rừng theo chương trinh REDD: REDD là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Reduced Emission from Deforestation in Developing Countries – nghĩa là Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng ở các nước đang phát triển. Đây là sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 11 (COP11) các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) được tổ chức tại thành phố Montreal, Canada năm 2005.  VI. Kết luận Rừng là một trong những môi trường lưu giữ khí thải gây hiệu ứng nhà kính quan trọng nhất của hành tinh, trong đó lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính được lưu giữ trong rừng thế giới lên tới 638 tỷ tấn, tương đương lượng khí CO2 trong khí quyển. Rừng – lá phổi của hành tinh. Rừng không chỉ là nơi cung cấp nhiều loại lâm sản quý, là nguồn nguyên liệu cho một số nghành công nghiệp. Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với trái đất, với đời sống con người là vai trò điều hòa khí hậu. Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống. Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Tài liệu tham khảo: |vi&u=

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docrung_voi_bd_khi_hau.doc
Tài liệu liên quan