Các quy định pháp luật hiện hành về
bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân tuy đã có
song vẫn mới chỉ kịp dừng lại ở quan niệm
pháp lý truyền thống, chứ chưa đề cập đến
yếu tố mới đó là chưa có sự phân biệt giữa
môi trường trực tuyến và môi trường ngoại
tuyến, môi trường ảo trên Internet trong
không gian mạng. Khung pháp lý về bảo
vệ thông tin người dùng trên mạng Internet,
về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường
Internet và kỹ thuật số hiện nay của nhiều
nước trong đó có Việt Nam vẫn còn nhiều
bất cập, lỗ hổng, cần phải khẩn trương hoàn
thiện.
Nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con
người của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương
ngày càng nặng nề, nhiều thách thức đối với
Nhà nước và xã hội. Bởi vì trong điều kiện
xã hội CNTT, công nghệ số, đời sống của họ
sẽ chịu nhiều tác động cả thuận lợi và khó
khăn. Nhiệm vụ của Nhà nước là cần thực
hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp tạo
việc làm, thu nhập thông qua đào tạo nghề
và hỗ trợ tín dụng cho các nhóm đối tượng
xã hội dễ bị tổn thương, cho thanh niên nông
thôn, miền núi, nông dân, người khuyết tật,
người dân tộc thiểu số và lao động nữ
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong xã hội công nghệ thông tin, công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
Hoàng Thị Kim Quế*
* GS. TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tóm tắt:
Bài viết phân tích sự tác động của xã hội công nghệ thông tin,
công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0 đến nhà nước và
pháp luật, dân chủ, quyền con người; nhận thức mới về vai
trò, trách nhiệm của Nhà nước, cách thức điều chỉnh pháp luật
nhằm khai thác có hiệu quả các cơ hội to lớn và giảm thiểu
những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Abstract:
The article provides analysis of the impacts of information
society, digital technology, the industrial revolution 4.0 to
the state and laws, democracy, human rights; awareness of
the role and responsibilities of the state, how to regulate
the law in order to efficiently exploit the tremendous
opportunities and minimize the negative effects of the
industrial revolution 4.0.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: xã hội công nghệ thông tin, công
nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0, nhà
nước, chính phủ điện tử, dân chủ, pháp luật,
quyền con người.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 26/12/2017
Biên tập: 17/01/2018
Duyệt bài: 24/01/2018
Article Infomation:
Keywords: Social information technology,
digital technology, industrial revolution 4.0,
state, e-government, democracy, law, human
rights.
Article History:
Received: 26 Dec. 2017
Edited: 17 Jan. 2018
Approved: 24 Jan. 2018
TRONG XÃ HỘI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHỆ SỐ,
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Cách mạng công nghệ thông tin, cách
mạng công nghiệp 4.0 và chính sách của
Nhà nước Việt Nam
Cách mạng công nghệ thông tin
(CNTT), truyền thông, Internet và cách
mạng công nghiệp lần thứ tư - cách mạng
công nghiệp 4.0 là những nhân tố đặc biệt
quan trọng, quy định sự phát triển, vận hành
xã hội trong thế kỷ 21. Nhà nước, pháp luật
không những tất yếu phải chịu sự tác động,
áp lực, thách thức vô cùng mạnh mẽ từ các
cuộc cách mạng công nghiệp, nhất là cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn phải xác
định đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm của
mình đối với con người và xã hội trong bối
cảnh mới có tính chất toàn cầu.
Đặc trưng nổi bật của cách mạng công
nghiệp 4.0 là sự kết hợp công nghiệp trong
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 3+4 (355+356) T02/2018
các lĩnh vực vật lý, số hóa, sinh học và vốn,
sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa
bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ
thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa
hệ thống ảo và thực thể. Những tiến bộ đột
phá khoa học như công nghệ nano, in 3D,
công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ
nhân tạo, internet vạn vật kết nối (Internet of
Things - IoT) sẽ giúp cho việc mở rộng thị
trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem
lại muôn vàn tiện ích, lợi ích cho con người,
chính phủ và doanh nghiệp. Chỉ riêng trong
lĩnh vực đầu tư, công nghệ - đặc biệt là công
nghệ số và Internet - là mảng đầu tư hấp dẫn
và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư
trong thời gian tới. Theo các nhà khoa học,
cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những
khả năng hoàn toàn mới, có tác động sâu sắc
đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh
tế của thế giới, đến mọi quốc gia, chính phủ,
doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu,
cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng
ta sống, làm việc và sản xuất1.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống
quốc gia, con người, Nhà nước và pháp luật,
đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia,
các tổ chức quốc tế theo cả chiều hướng tích
cực, thuận lợi và những áp lực, thách thức
vô cùng to lớn.
Nhận thức được xu thế và tầm quan
trọng của các cuộc cách mạng CNTT,
truyền thông, cách mạng công nghiệp 4.0,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách,
pháp luật về hoạt động ứng dụng CNTT
1 TS. Nguyễn Bá Ân, Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức, nguồn: https://baomoi.com/cach-mang-cong-
nghiep-4-0-co-hoi-va-thach-thuc/c/23508186.epi
2 Phát triển Chính phủ điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0,
Nguồn:
-nghiep-4-0.html
nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành nước
phát triển về CNTT. Tiêu biểu là các văn
bản pháp luật như: Nghị quyết số 36a/NQ/
CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về
Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 34/NQ-
CP ngày 07/4/2017 của Chính phủ về cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Chỉ thị
số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
“Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4”, Luật Chuyển
giao công nghệ (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ
ngày 1/7/2018. Chính sách của Nhà nước
là Việt Nam cần chủ động có định hướng,
giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm
thiểu các tác động tiêu cực của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, áp dụng các biện
pháp về phát triển hạ tầng CNTT; cải thiện
môi trường cạnh tranh kinh doanh, ưu tiên
phát triển công nghiệp công nghệ số, nông
nghiệp thông minh, đô thị thông minh; xây
dựng, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng
tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác
động đến chúng ta, nó không chờ đợi chúng
ta mà đang tiến lên như vũ bão, chúng ta
không thể bỏ lỡ con tàu này2.
2.Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước
trong xã hội công nghệ thông tin, truyền
thông, công nghệ số
Ở bất kỳ một mô hình tổ chức xã hội
nào, Nhà nước, pháp luật cũng đều có vai
trò to lớn, chi phối mọi lĩnh vực đời sống xã
hội. Đồng thời Nhà nước, pháp luật - như
một tất yếu - cũng chịu sự tác động của hàng
loạt các yếu tố. Trong xã hội CNTT, công
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 3+4 (355+356) T02/2018
nghệ số, truyền thông và Internet, vai trò và
áp lực đặt ra là vô cùng to lớn, mạnh mẽ đối
với Nhà nước, pháp luật cũng như toàn xã
hội.
Xã hội CNTT, công nghệ số, ứng dụng
Internet vào cuộc sống đã và đang tác động
mạnh mẽ, toàn diện đến tất cả các lĩnh vực
hoạt động của Nhà nước, xã hội, chính sách,
pháp luật, chức năng nhà nước, phương thức
quản lý, điều hành xã hội, giải quyết, ứng
phó với các vấn đề xã hội; mối quan hệ giữa
Nhà nước và cá nhân; dịch vụ pháp luật, ý
thức pháp luật, văn hóa pháp luật, nghiên
cứu, phổ biến, giáo dục, đào tạo pháp luật.
Trong xã hội CNTT, công nghệ số,
Nhà nước không chỉ một chiều là ứng dụng
những thành tựu của công nghệ, mà còn có
vai trò, trách nhiệm to lớn trong việc xây
dựng và phát triển xã hội CNTT, xã hội và
nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Vì vậy, vấn
đề đặt ra là cần phải giải quyết một vấn đề
then chốt, rộng lớn hơn đó là việc xác định
vai trò của Nhà nước trong sự hình thành xã
hội thông tin chứ không chỉ là chức năng
của Nhà nước trong mối quan hệ với CNTT,
truyền thông, công nghệ số. Đối với các nhà
nước hiện đại, cần nhận thức và xác định
nhiệm vụ xây dựng xã hội thông tin như là
cơ sở của sự phát triển toàn diện về kinh tế,
xã hội, chính trị, văn hóa và có chính sách
quốc gia về xây dựng xã hội thông tin, áp
dụng công nghệ số.
Nhà nước có trách nhiệm quan trọng
trong việc hoạch định chính sách quốc gia
về xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin đầu
tiên của xã hội CNTT, xã hội tri thức. Nếu
không có chính sách và những quy định
3 Thủ tướng chỉ ra 6 giải pháp để Việt Nam bắt kịp cách mạng 4.0, Nguồn:
de-viet-nam-bat-kip-cach-mang-40-20171206084624267.chn
hợp lý, không có sự điều hành của Chính
phủ đối với kết cấu hạ tầng thông tin thì xã
hội thông tin, xã hội tri thức không thể hình
thành được.
Nhà nước với vai trò kiến tạo và phát
triển, cần phải bảo đảm và thúc đẩy để người
dân được tự do, an toàn, phát huy được tiềm
năng của mình trong điều kiện xã hội CNTT,
cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đặt
ra phải đổi mới cách tư duy trong xây dựng
chính sách, pháp luật, cách thức quản lý,
điều hành xã hội theo quan niệm truyền
thống trước đây. Chính sách của Nhà nước
Việt Nam là khẩn trương hoàn thiện cơ chế,
thể chế, chính sách, pháp luật theo kịp kinh
tế số, công nghiệp thông minh, xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó, CNTT và hạ
tầng thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ
tầng, phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu kinh tế số, xây dựng, phát triển
nguồn nhân lực làm chủ hệ tri thức Việt số
hóa, chủ động nắm bắt, khai thác có hiệu
quả các cơ hội to lớn của cách mạng công
nghiệp 4.0 mang lại, phát triển doanh nghiệp
số được xác định là nhiệm vụ trung tâm, lâu
dài để phát triển kinh tế số ở Việt Nam3.
Cách thức quản lý xã hội của Nhà
nước theo đó phải được thay đổi mạnh mẽ,
không chỉ là đảm bảo thượng tôn Hiến pháp,
pháp luật mà còn đảm bảo những điều kiện
tốt nhất, an toàn nhất cho sự vận hành của
xã hội thông tin, ứng dụng công nghệ số
cùng những ứng dụng tiến bộ khác của công
nghệ, kỹ thuật. Các cơ quan nhà nước và
đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức cần
đổi mới tư duy, phương thức quản lý, hoạt
động dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 3+4 (355+356) T02/2018
cao để phục vụ hiệu quả, nhanh chóng, tiết
kiệm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối
với doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch hóa
hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nhà nước đồng thời vừa phải nỗ lực
nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật
về phát triển, sử dụng CNTT, truyền thông,
xây dựng khung khổ pháp lý cho xã hội
thông tin, vừa phải bảo vệ, bảo đảm sự an
toàn cho các cá nhân, tổ chức và cho chính
Nhà nước trong bối cảnh xã hội thông tin
toàn cầu.
Phạm vi điều chỉnh, cách thức, phương
pháp, mức độ điều chỉnh và cả kỹ thuật của
điều chỉnh pháp luật buộc phải có nhiều
thay đổi mới cho phù hợp, thích ứng tốt nhất
trong bối cảnh mới của công nghệ, kỹ thuật
và của xu hướng chính trị - pháp lý đương
đại. Đơn cử, sẽ có những lĩnh vực pháp luật
chỉ điều chỉnh về nguyên tắc, khung khổ
pháp lý, có lĩnh vực lại cần ở mức độ cụ thể
cao hơn, công tác giải thích, hướng dẫn áp
dụng pháp luật cũng sẽ phải thay đổi để phù
hợp. Phương pháp loại trừ sẽ phải thay thế
cho phương pháp điều chỉnh truyền thống
là liệt kê những điều được phép v.v.. Không
chỉ đối với pháp luật nội dung, mà còn đối
với cả lĩnh vực pháp luật thủ tục, quy trình
cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của cách
mạng CNTT, công nghệ số.
Mục đích của xây dựng và phát triển
xã hội thông tin là đảm bảo và nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người, đảm bảo
năng lực cạnh tranh của quốc gia, phát triển
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, hoàn
thiện hệ thống quản lý quốc gia trên cơ sở
áp dụng những thành tựu tiến bộ về CNTT
và truyền thông.
Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước cần
phải được nhìn nhận trong bối cảnh mới,
trong đó có cả sự đầu tư thỏa đáng và chấp
nhận có thể gánh chịu sự rủi ro về tài chính.
Nhà nước phải có năng lực nhận biết, đánh
giá đúng các diễn biến của cuộc cách mạng
CNTT trên toàn cầu, xây dựng hệ thống
chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn đảm
bảo sự kết nối hợp tác, cạnh tranh, thúc đẩy
áp dụng các công nghệ mới và bảo vệ quyền
con người, quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhà nước trong xã hội CNTT, kỷ
nguyên kỹ thuật số cần phải có những năng
lực mới bên cạnh những năng lực truyền
thống, đặc biệt là năng lực thiết lập sự cân
bằng giữa cạnh tranh và điều chỉnh trật tự,
an toàn cho mọi hoạt động xã hội trong đó
có hoạt động xây dựng, áp dụng, phát triển
CNTT, truyền thông, kỹ thuật số.
Nhà nước phải có năng lực xây dựng,
tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật
để bảo vệ cuộc sống, tự do, sự phát triển và
an toàn của con người khỏi các mối đe dọa
trong thời hiện đại. Đồng thời trong xã hội
CNTT, công nghệ số và cách mạng công
nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão, vai
trò và trách nhiệm của Nhà nước ngày càng
gia tăng để bảo vệ nền tảng đạo đức, các
quyền và lợi ích của trẻ em và những nhóm
người dễ bị tổn thương khác.
Xây dựng, phát triển Chính phủ điện
tử
Để thực hiện được các chính sách quốc
gia trong xã hội CNTT cần có các công cụ
đảm bảo, trong đó, công cụ chính yếu là xây
dựng Chính phủ điện tử. Cốt lõi của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là CNTT.
Do vậy, đối với nước ta, nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng, cấp bách là xây dựng, phát triển
chính quyền điện tử ở trung ương và các địa
phương.
Chính phủ điện tử là hình thức mới
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 3+4 (355+356) T02/2018
về tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà
nước được thực hiện bởi sự áp dụng rộng
rãi CNTT và truyền thông nhằm đảm bảo
sự thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội trong các giao dịch pháp
lý, thụ hưởng các loại hình dịch vụ công,
giảm chi phí xã hội.
Mục đích và yêu cầu của xây dựng và
phát triển Chính phủ điện tử là để nâng cao
chất lượng và sự tiếp cận các dịch vụ nhà
nước, áp dụng các tiêu chuẩn phục vụ người
dân và các doanh nghiệp, nâng cao tính
minh bạch, tính mở về thông tin hoạt động
của các cơ quan nhà nước và đảm bảo điều
kiện tham gia của người dân, các tổ chức xã
hội vào quá trình xây dựng các chính sách,
pháp luật, các quyết định hành chính của bộ
máy công quyền. Đồng thời, Chính phủ điện
tử còn có vai trò to lớn nhằm năng cao chất
lượng, hoàn thiện hệ thống cung cấp và phân
tích, đánh giá quyết định, đảm bảo sự kiểm
soát các kết quả hoạt động của các cơ quan
nhà nước.
Để thực hiện và vận hành thông suốt,
hiệu quả Chính phủ điện tử có nhiều việc
phải làm, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ
thống các văn bản pháp luật về Chính phủ
điện tử, về áp dụng CNTT, xây dựng xã hội
thông tin. Mục đích, yêu cầu của chính sách,
pháp luật về Chính phủ điện tử là để đảm
bảo cho mọi người dân, mọi tổ chức được
sử dụng các CNTT, truyền thông, tiếp cận
bình đẳng về các nguồn thông tin, được tự
do và an toàn trong xã hội CNTT. Hai điều
kiện nền tảng để thiết lập và vận hành Chính
phủ điện tử là: hạ tầng CNTT và truyền
4 Trương Hồ Hải, Chính phủ điện tử - cầu nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp và công dân,
Nguồn:
doanh_nghiep_va_cong_dan
thông; hệ thống các văn bản pháp luật, các
thủ tục, các quy chuẩn, các cơ sở dữ liệu tích
hợp đã được số hóa, các dịch vụ công trực
tuyến và khả năng khai thác các dịch vụ trực
tuyến (online) của người sử dụng (cán bộ,
công chức, viên chức, người dân và doanh
nghiệp)4.
3. Dân chủ, mối quan hệ giữa Nhà nước và
cá nhân trong xã hội công nghệ thông tin,
truyền thông, công nghệ số, chính phủ điện
tử, cách mạng công nghiệp 4.0
Xã hội CNTT, truyền thông, công
nghệ số, Chính phủ điện tử đã và đang làm
thay đổi sâu sắc kiểu/ mô hình quản lý, phục
vụ của Nhà nước, sự tham gia vào đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của con
người. Đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề
mới đối với dân chủ về nội dung, phạm vi và
các hình thức, thiết chế dân chủ, kể cả thiết
chế, hình thức dân chủ đại diện đã được hình
thành trong thế kỷ 20.
Dân chủ là một trong những điều kiện,
đặc trưng, nguyên tắc cốt lõi của Nhà nước
pháp quyền. Trong xã hội CNTT, công nghệ
số, Chính phủ điện tử, cách mạng công
nghiệp 4.0, dân chủ đã có thêm những điều
kiện mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng
trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội,
Nhà nước và pháp luật. Dân chủ sẽ được mở
rộng với sự trợ giúp của CNTT, công nghệ
số trên cơ sở các chính sách, pháp luật đáp
ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền
hiện đại.
Bản thân quá trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền, thực hiện dân chủ trong tất cả
các lĩnh vực đời sống đã và đang làm thay
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 3+4 (355+356) T02/2018
đổi sâu sắc, cơ bản mối quan hệ giữa Nhà
nước và cá nhân, xã hội, chuyển dần từ sự
bất bình đẳng sang bình đẳng, công bằng,
đồng trách nhiệm; từ cách thức điều hành,
quản lý bằng mệnh lệnh hành chính áp đặt,
đơn phương sang trách nhiệm phục vụ, đối
thoại, thương lượng, thu hút sự tham gia,
tham vấn, phản biện của người dân, doanh
nghiệp và xã hội. Ngày nay, với sự áp dụng
CNTT, công nghệ số lại làm gia tăng, sâu
sắc, toàn diện hơn, thiết thực hơn quá trình
dân chủ, minh bạch, công khai, sự thuận
tiện, hiệu quả phục vụ, cung ứng các dịch
vụ công của Nhà nước đối với người dân và
doanh nghiệp.
Chính phủ điện tử, xã hội CNTT sẽ
làm thay đổi mối quan hệ thông tin của người
dân, doanh nghiệp và xã hội, sẽ làm mở rộng
khả năng bảo vệ, bảo đảm quyền con người
bằng con đường tiếp cận với nhiều loại hình
thông tin, tăng khả năng con người được
tham gia vào quá trình tiếp nhận các quyết
định chính sách nhà nước và theo dõi các
hoạt động của Nhà nước... tiếp cận thông
tin, bảo vệ đời sống riêng tư. Việc áp dụng
CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước làm cho mối quan hệ giữa Nhà nước và
người dân, Nhà nước và doanh nghiệp ngày
càng gần gũi, thân thiện hơn.
Áp dụng khoa học công nghệ vào
hoạt động hành chính, dịch vụ công của
các cơ quan nhà nước; tạo lập môi trường
kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người
dân và doanh nghiệp. Bằng cách đó sẽ góp
phần phải thay đổi nhận thức đối với đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cơ chế
hành chính "mệnh lệnh", "xin - cho" sang
nền hành chính "phục vụ"; coi người dân và
doanh nghiệp thực sự là khách hàng, là đối
tác bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công.
4. Thực hiện các nguyên tắc của Nhà
nước pháp quyền trong xã hội công nghệ
thông tin, công nghệ số, cách mạng công
nghiệp 4.0
Trong điều kiện mới vừa có nhiều cơ
hội, thuận lợi, lợi ích to lớn vừa có nhiều
thách thức, áp lực trong xã hội CNTT, công
nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn
đề quan trọng đặt ra là càng phải tăng cường
việc bảo đảm thực hiện các nguyên tắc cơ
bản của Nhà nước pháp quyền.
CNTT, công nghệ số, các tiến bộ vượt
trội của công nghệ đem lại vai trò, tính hữu
ích vô cùng to lớn, song chúng không là tất
cả, không hoán vị, thay thế được con người.
Con người vẫn là yếu tố then chốt, quyết
định thành bại, phồn vinh, hạnh phúc về tinh
thần và vật chất. Trong xã hội CNTT, công
nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi
cái căn bản nhất của con người, đó chính
là phẩm chất đạo đức nhân văn và tri thức
cùng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng,
xã hội. Nếu thiếu những phẩm chất căn bản
đó, con người có thể lợi dụng một cách tinh
vi CNTT, công nghệ số, các loại hình công
nghệ khác để xâm phạm quyền, lợi ích, đe
dọa sự an toàn, hạnh phúc của con người,
đồng loại.
Có nhiều nguyên tắc, yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền cần phải được thực hiện
trong đời sống đầy biến động này. Cần nhận
thức đầy đủ và đảm bảo việc thực hiện các
nguyên tắc: thượng tôn Hiến pháp, pháp
luật, mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng
trước pháp luật và trước tòa án. Công nghệ,
kỹ thuật dù hiện đại đến mấy cũng không
phải là tất cả, không thể hoàn toàn ủy thác,
phó mặc, tin cậy vào công nghệ, kỹ thuật.
Trong xã hội CNTT, công nghệ số thì
vấn đề đặc biệt cần quan tâm thực hiện là
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 3+4 (355+356) T02/2018
hoạt động thông qua các cơ chế hữu hiệu
về kiểm soát: kiểm soát quyền lực nhà nước
với những nội dung mới, phù hợp, kiểm soát
tội phạm, kiểm soát xã hội, kiểm soát ứng
dụng CNTT, công nghệ số, công nghệ sinh
học, y học... Kiểm soát trong điều kiện xã
hội CNTT, công nghệ số, cách mạng 4.0 cần
được bổ sung thêm nhiều nội dung và quy
mô, phạm vi áp dụng, hình thành nên một
kiểu/ mô hình/ cơ chế kiểm soát vừa truyền
thống vừa phi truyền thống. Cần phải mở
rộng phạm vi và gia tăng hệ thống chề tài
đảm bảo tính hữu hiệu của các cơ chế kiểm
soát nhà nước và xã hội, công nghệ, kiểm
soát quyền lực nhà nước theo chiều dọc,
chiều ngang, chiều nội bộ trong các thiết chế
nhà nước; kiểm soát pháp luật từ đầu vào
đến đầu ra và đặc biệt là kiểm soát hiến pháp
hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất.
Vấn đề quan trọng bậc nhất nữa là vai
trò, trách nhiệm, năng lực và kỹ năng của
Nhà nước về bảo vệ quyền con người trong
xã hội CNTT, cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong xã hội CNTT, cách mạng công nghiệp
4.0, vấn đề Tự do, Phát triển và An toàn của
cá nhân, cộng đồng và xã hội ngày càng có
tầm quan trọng đặc biệt và gia tăng sự phức
tạp, thách thức đối với Nhà nước, pháp luật.
Việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do, lợi
ích của con người đã có thể nhiều tính mới,
không có trong quan niệm và thực tiễn xã
hội trước đây. Từ phương diện triết học pháp
luật, ở đây hiện hữu một sự mâu thuẫn tất
yếu giữa tự do, an toàn cá nhân và an toàn xã
hội, thách thức trong việc giải quyết bài toán
cân bằng lợi ích của cá nhân, cộng đồng, xã
hội và Nhà nước.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số
và sinh học đang mờ đi, vấn đề quyền con
người cần được đặc biệt quan tâm bảo vệ,
bảo đảm hơn bao giờ hết. Bảo vệ dữ liệu
cá nhân trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 lại càng trở nên cấp thiết. Lợi
dụng Internet và sự yếu kém của hệ thống
pháp luật, của chế độ kiểm soát pháp lý và
kỹ thuật, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ có những
hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của con
người, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, an
ninh quốc gia. Thách thức này đặt ra đối
với vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và hệ
thống pháp luật.
Các quy định pháp luật hiện hành về
bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân tuy đã có
song vẫn mới chỉ kịp dừng lại ở quan niệm
pháp lý truyền thống, chứ chưa đề cập đến
yếu tố mới đó là chưa có sự phân biệt giữa
môi trường trực tuyến và môi trường ngoại
tuyến, môi trường ảo trên Internet trong
không gian mạng. Khung pháp lý về bảo
vệ thông tin người dùng trên mạng Internet,
về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường
Internet và kỹ thuật số hiện nay của nhiều
nước trong đó có Việt Nam vẫn còn nhiều
bất cập, lỗ hổng, cần phải khẩn trương hoàn
thiện.
Nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con
người của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương
ngày càng nặng nề, nhiều thách thức đối với
Nhà nước và xã hội. Bởi vì trong điều kiện
xã hội CNTT, công nghệ số, đời sống của họ
sẽ chịu nhiều tác động cả thuận lợi và khó
khăn. Nhiệm vụ của Nhà nước là cần thực
hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp tạo
việc làm, thu nhập thông qua đào tạo nghề
và hỗ trợ tín dụng cho các nhóm đối tượng
xã hội dễ bị tổn thương, cho thanh niên nông
thôn, miền núi, nông dân, người khuyết tật,
người dân tộc thiểu số và lao động nữ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_trach_nhiem_cua_nha_nuoc_trong_xa_hoi_cong_nghe_thon.pdf