Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bất khả kháng Covid-19
Mặc dù vậy, cơ sở để các bên giao kết
hợp đồng vay thường dựa trên giả định
không áp dụng sự kiện bất khả kháng cho
hợp đồng vay trừ khi sự kiện bất khả kháng
đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hợp
đồng không thể thực hiện được. Nghĩa vụ
giải ngân và thanh toán theo hợp đồng vay
là các nghĩa vụ có tính chất tuyệt đối và
không thể giải trừ vì khó khăn về tài chính
của một bên. Phần lớn các sự kiện bất khả
kháng có thể gây ra khó khăn về tài chính
cho các bên trong hợp đồng vay nhưng khó
có thể lập luận là một trở ngại trực tiếp dẫn
đến các bên không thể thực hiện hợp đồng.
Do vậy, trong bối cảnh của hợp đồng vay,
khó có thể coi Covid-19 là một sự kiện bất
khả kháng nhằm miễn trách nhiệm dân sự
cho các bên trong trường hợp vi phạm nghĩa
vụ thanh toán. Việc loại trừ không áp dụng
quy định về sự kiện bất khả kháng đối với
nghĩa vụ thanh toán lãi (và có lẽ áp dụng đối
với nghĩa vụ thanh toán nói chung) của các
bên trong hợp đồng thương mại là một thông
lệ được chấp nhận trong Bộ quy tắc về Hợp
đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT), đặc
biệt là ở Hoa Kỳ3.
Chúng tôi cho rằng, về cơ bản, chỉ
những sự kiện liên quan trực tiếp dẫn đến
các bên không thể thực hiện nghĩa vụ thanh
toán như hệ thống thanh toán qua ngân hàng
không hoạt động hoặc quy định ngoại hối
hạn chế thanh toán theo hợp đồng vay mới
có thể coi là sự kiện bất khả kháng liên quan
đến nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng vay.
Tuy nhiên, trên thực tế, các sự kiện này cũng
thường không được quy định là sự kiện bất
khả kháng trong hợp đồng vay. Hợp đồng
vay thường quy định cụ thể cho phép bên
cho vay ngừng giải ngân hoặc yêu cầu thanh
toán trước hạn hoặc trong một số trường hợp
là một sự kiện giải trừ nghĩa vụ thanh toán
của bên vay. Đây thường là quy định về các
điều kiện tiên quyết cho việc giải ngân,
thanh toán khoản vay trước hạn và sự kiện
vi phạm. Các quy định này phân bố rủi ro
giữa bên cho vay và bên vay khi xảy ra các
sự kiện trên và các sự kiện này không được
coi là sự kiện bất khả kháng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bất khả kháng Covid-19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
vấn đề MiỄn trách nhiệM dÂn SỰ do vi phẠM nghĨa vỤ
thanh toán trong trường hỢp bất khả kháng covid-19
Trương Nhật Quang *
Ngô Thái Ninh**
*LS. Công ty luật TNHH YKVN.
** LS. Công ty luật TNHH YKVN.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Covid-19; sự kiện bất khả
kháng; miễn trách nhiệm dân sự;
nghĩa vụ thanh toán; hợp đồng vay;
Bộ luật Dân sự năm 2015.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 12/02/2020
Biên tập : 20/02/2020
Duyệt bài : 22/02/2020
Article Infomation:
Keywords: Covid-19; events of force
majeure; exemption from civil
liability; payment obligations; loan
agreement; Civil Code of 2015
Article History:
Received : 12 Feb. 2020
Edited : 20 Feb. 2020
Approved : 22 Feb. 2020
Tóm tắt:
Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết
định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp
do Covid-19 gây ra tại Việt Nam. Việc bùng phát Covid-19 tại Việt
Nam cùng những hệ lụy đối với nền kinh tế đặt ra câu hỏi về vấn đề
miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là việc vi
phạm nghĩa vụ thanh toán, trong trường hợp bất khả kháng mà cụ thể
là trường hợp bùng phát Covid-19. Bài viết này trình bày về vấn đề
miễn trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng theo quy định của
pháp luật Việt Nam và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng vay trong bối cảnh Covid-19.
Abstract:
On February 1, 2020, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc signed the
Decision No. 173 /QD-TTg on announcement of the acute respiratory
infection caused by Covid-19 in Vietnam. The outbreak of Covid-19
in Vietnam and its impacts on economics have raised the question of
the civil liability waiver due to contract violations, especially the
breach of payment obligations in the case of force majeure, especially
in the case of a Covid-19 outbreak. This article provides discussons
on the issues of civil liability exemption due to force majeure events
under the provisions of Vietnamese law and issues related to the pe
formance of loan contracts in the context of Covid-19.
Pháp luật Việt Nam về sự kiện bất khả kháng
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm
2015 (BLDS 2015) quy định: “Sự kiện bất
khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách
quan không thể lường trước được và không
thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Bên cạnh BLDS 2015, định nghĩa sự kiện
bất khả kháng cũng được quy định rải rác tại
các văn bản pháp luật khác nhau. Một số văn
bản pháp luật đưa ra ví dụ các trường hợp cụ
thể được coi là bất khả kháng, bao gồm các
sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn,
cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay
động đất hoặc các sự kiện do con người tạo
nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống
đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa
và bất kỳ hành động chiến tranh nào hoặc
hành động thù địch cộng đồng nào. Các quy
định này về cơ bản phù hợp với quy định tại
BLDS 2015.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra
sự kiện bất khả kháng được quy định tại
khoản 2 Điều 351 BLDS 2015, cụ thể:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng
thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác”.
Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156
BLDS 2015, một sự kiện sẽ được coi là bất
khả kháng nếu: (i) xảy ra một cách khách
quan, (ii) không thể lường trước được và (iii)
không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép. Ngoài ra, căn cứ quy định về hệ
quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện
bất khả kháng được quy định tại khoản 2
Điều 351 BLDS 2015, hệ quả về việc bên bị
ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa
vụ quy định trong hợp đồng cũng cần được
xét đến trong việc xác định một sự kiện có
được coi là bất khả kháng đối với từng
trường hợp cụ thể hay không. Như phân tích
dưới đây, trong trường hợp Covid-19, hệ quả
này có lẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc xác định Covid-19 có được coi là sự
kiện bất khả kháng hay không.
Sự kiện xảy ra một cách khách quan
BLDS 2015 không quy định tiêu chí để
xác định một sự kiện được xem là xảy ra một
cách khách quan. Tuy nhiên, có thể suy luận
một cách hợp lý rằng, một sự kiện xảy ra
một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra
không theo ý chí của các bên. Hay nói cách
khác, sự kiện đó không do các bên tạo ra
hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên.
Có thể thấy, để xác định yếu tố khách quan
thì điều quan trọng là xác định bên vi phạm
có lỗi chủ quan hay chủ ý để xảy ra sự kiện
bất khả kháng hay không. Nói một cách rộng
hơn, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra do
hành vi của một bên trong hợp đồng thì bên
đó khó có thể viện dẫn hệ quả phát sinh từ
chính hành động của mình để coi đó là sự
kiện bất khả kháng.
Sự kiện xảy ra không thể lường trước được
Tương tự việc xác định một sự kiện
được xem là xảy ra một cách khách quan,
BLDS 2015 không quy định tiêu chí để xác
định một sự kiện được xem là xảy ra không
thể lường trước được. Diễn giải một cách
đơn giản, một sự kiện là xảy ra không thể
lường trước được khi sự kiện đó xảy ra nằm
ngoài dự đoán của các bên. Vấn đề đặt ra là
thời điểm hợp lý mà các bên phải lường
trước được việc một sự kiện bất khả kháng
có thể xảy ra khi BLDS 2015 không có quy
định về vấn đề này. Có thể thấy các cam kết
và nghĩa vụ trong hợp đồng được các bên
đưa ra dựa trên hoàn cảnh, điều kiện và yếu
tố khách quan tại thời điểm giao kết hợp
đồng. Do đó, có thể suy luận một cách hợp
lý rằng, sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện
mà các bên không thể lường trước được tại
thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy vậy, nếu
một sự kiện không thể lường trước được tại
thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng sau đó
lại có thể lường trước được trong quá trình
thực hiện hợp đồng thì liệu sự kiện đó có còn
được coi là bất khả kháng hay không?
Chúng tôi cho rằng, nếu một sự kiện trở nên
có thể lường trước được sau thời điểm giao
kết hợp đồng thì không nên coi đó là một sự
kiện bất khả kháng vì mục đích miễn trách
nhiệm dân sự cho một vi phạm có thể xảy ra
trong tương lai.
Bên cạnh đó, một vấn đề được BLDS
2015 đặt ra những chưa thực sự rõ ràng là tiêu
chuẩn để xem xét khả năng các bên có thể
lường trước một sự kiện khách quan có thể
ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Tiêu
chuẩn này có thể áp dụng tại thời điểm giao
kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện
hợp đồng. Dù không hoàn toàn rõ ràng, có lẽ
sẽ hợp lý hơn nếu áp dụng tiêu chuẩn này trên
Số 4(404) - T2/202012 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
cơ sở xem xét liệu một người bình thường
trong hoàn cảnh tương tự có thể lường trước
được việc xảy ra một sự kiện như thế hay
không. Nếu xem xét trên góc độ một người
bình thường có thể lường trước được một sự
kiện sẽ xảy ra thì sự kiện đó không nên được
coi là một sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện xảy ra không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép
Bên cạnh các điều kiện yêu cầu sự kiện
bất khả kháng phải là sự kiện xảy ra khách
quan và không thể lường trước được, đồng
thời, BLDS 2015 quy định sự kiện bất khả
kháng phải là sự kiện không thể khắc phục
được mặc dù bên có nghĩa vụ đã nỗ lực áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả
năng cho phép để khắc phục tác động của sự
kiện đến việc thực hiện hợp đồng. Điều kiện
này cũng phù hợp với nguyên tắc thiện chí,
trung thực và hướng đến việc đảm bảo thực
hiện hợp đồng của các bên. Theo đó, bên có
nghĩa vụ phải áp dụng mọi biện pháp trong
khả năng cho phép để thực hiện các cam kết
và nghĩa vụ ghi nhận tại hợp đồng và không
thể trông chờ việc xảy ra một trở ngại khách
quan để làm căn cứ miễn trách nhiệm thực
hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, BLDS 2015 không làm rõ về
các tiêu chí để đánh giá nỗ lực của một bên
là cần thiết và trong khả năng cho phép của
bên đó hay liệu yếu tố kinh tế có cần tính đến
trong việc áp dụng một biện pháp khắc phục
hay không? Có lẽ sẽ hợp lý nếu nhìn từ góc
độ các biện pháp khắc phục mà một người
bình thường trong hoàn cảnh tương tự có thể
áp dụng. Dù vậy, trong mọi trường hợp, sẽ
không hợp lý nếu cho phép một bên đơn
thuần dựa vào lý do kinh tế để không áp
dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào khi xảy
ra sự kiện vi phạm.
Sự kiện dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh
hưởng không thực hiện được đúng nghĩa
vụ hợp đồng
BLDS 2015 không quy định cụ thể về
mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả
kháng và việc thực hiện hợp đồng. Có thể
hiểu một cách ngầm định rằng sự kiện bất
khả kháng là nguyên nhân trực tiếp làm bên
bị ảnh hưởng không thể thực hiện đúng
nghĩa vụ hợp đồng. Nếu tiếp cận như vậy,
việc không thực hiện được đúng nghĩa vụ
hợp đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng
chỉ có thể được chấp nhận nếu sự kiện bất
khả kháng đó trên thực tế là nguyên nhân
trực tiếp ngăn cản bên có nghĩa vụ thực hiện
đúng nghĩa vụ. Khó khăn về tài chính phát
sinh từ sự đình trệ hay suy thoái hoạt động
kinh doanh dẫn đến một bên không có khả
năng thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng là
nguyên nhân gián tiếp và không nên được
coi là lý do cho việc không thể thực hiện
nghĩa vụ. Nếu tính đến cả sự kiện là nguyên
nhân gián tiếp làm bên bị ảnh hưởng không
thể thực hiện nghĩa vụ thì sự kiện bất khả
kháng có thể giải thích rất rộng dẫn đến việc
bên bị ảnh hưởng dễ dàng sử dụng để miễn
trừ trách nhiệm.
1.2. Hệ quả pháp lý của sự kiện bất
khả kháng
Như đã trình bày ở trên, ngoại trừ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, BLDS 2015
không quy định rõ những loại trách nhiệm
nào mà bên vi phạm không phải chịu1. Trong
khi đó, Luật Thương mại năm 2005 (LTM
2005) quy định rộng hơn về vấn đề này và
miễn trách nhiệm của bên vi phạm đối với
hầu hết các biện pháp khắc phục, bao gồm
bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm
ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng
và đơn phương chấm dứt hợp đồng2.
Dựa trên các quy định của pháp luật về
13Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015.
2 Khoản 1 Điều 294, Điều 300, Điều 303, Điều 308, Điều 310 và Điều 312 LTM 2005; LTM 2005 dùng khái
niệm “đình chỉ thực hiện hợp đồng” và đây là khái niệm tương đồng với “đơn phương chấm dứt hợp đồng”
như quy định tại BLDS 2015.
hợp đồng và thông lệ thị trường, trong
trường hợp vi phạm hợp đồng, bên bị vi
phạm có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc
phục liên quan đến trách nhiệm tài chính và
không liên quan đến trách nhiệm tài chính.
Các biện pháp khắc phục liên quan đến
trách nhiệm tài chính bao gồm: (i) bồi
thường thiệt hại, (ii) phạt vi phạm, (iii) lãi
chậm trả, (iv) tiền thanh toán trước, (v) yêu
cầu mọi khoản thanh toán chưa đến hạn phải
đến hạn và thanh toán, (vi) bù trừ nghĩa vụ
và (vii) yêu cầu thanh toán đối với các
khoản thanh toán khác. Biện pháp khắc
phục không liên quan đến trách nhiệm tài
chính bao gồm: (i) buộc tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, (ii) tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, (iii) hủy bỏ hợp đồng và (iv) đơn
phương chấm dứt hợp đồng. Do BLDS
2015 và LTM 2005 liệt kê cụ thể một số
biện pháp khắc phục được miễn không áp
dụng khi có sự kiện bất khả kháng như bồi
thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng
thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và
đơn phương chấm dứt hợp đồng, vậy nên có
cơ sở pháp lý rõ ràng để miễn không áp
dụng các biện pháp khắc phục này. Tuy
nhiên, việc miễn không áp dụng các biện
pháp khắc phục không được liệt kê cụ thể
tại BLDS 2015 và LTM 2005 lại kém rõ
ràng hơn. Theo chúng tôi, có lẽ nên hiểu là
nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng, về lý
thuyết, các bên trong hợp đồng có quyền
thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm với tất cả
các biện pháp khắc phục được quy định
trong pháp luật về hợp đồng. Do vậy, nếu
các bên muốn miễn trừ trách nhiệm đối với
các biện pháp khắc phục khác (ngoài các
biện pháp được liệt kê cụ thể tại BLDS 2015
và LTM 2005), các bên cần quy định cụ thể
về vấn đề này trong hợp đồng.
2. Covid-19 và vấn đề miễn trách nhiệm
dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán
trong hợp đồng vay
2.1. Covid-19 là sự kiện bất khả
kháng?
Dường như Covid-19 có thể đáp ứng
đầy đủ ba điều kiện cơ bản đầu tiên để được
coi là một sự kiện bất khả kháng theo quy
định của BLDS 2015 đối với các hợp đồng
được giao kết trước khi xảy ra Covid-19 khi
Covid-19 (i) xảy ra một cách khách quan
(không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do
lỗi chủ quan của các bên), (ii) không thể
lường trước được (nằm ngoài dự đoán của
các bên trong trường hợp hợp đồng được
giao kết trước thời điểm Covid-19) và (iii)
không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép (việc khắc phục Covid-19 nằm
ngoài khả năng của các chủ thể theo hợp
đồng). Tuy nhiên, việc xác định liệu Covid-
19 có dẫn đến hệ quả bên bị ảnh hưởng
không thực hiện được đúng nghĩa vụ quy
định trong hợp đồng mà cụ thể là nghĩa vụ
thanh toán hay không cần được đặt trong bối
cảnh cụ thể của từng hợp đồng.
Trong bối cảnh của hợp đồng vay, một
trong các nghĩa vụ cơ bản của các bên trong
hợp đồng là nghĩa vụ thanh toán. Cụ thể, bên
cho vay có nghĩa vụ giải ngân và bên vay có
nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, nợ lãi và các
khoản thanh toán khác. Câu hỏi được đặt ra
là liệu Covid-19 có thể coi là một sự kiện bất
khả kháng để miễn trừ nghĩa vụ giải ngân của
bên cho vay và nghĩa vụ thanh toán nợ gốc,
nợ lãi và các khoản thanh toán khác của bên
vay hay không. Dựa trên quy định của pháp
luật, thông lệ thị trường và cơ sở thỏa thuận
trong hợp đồng vay, khó có thể coi Covid-19
là sự kiện bất khả kháng trong trường hợp
này khi Covid-19 không là nguyên nhân trực
tiếp làm bên cho vay không thể thực hiện
nghĩa vụ giải ngân hay bên vay không thể
thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, nợ lãi
và các khoản thanh toán khác.
2.2. Thông lệ và cơ sở thỏa thuận của
hợp đồng vay
Trên thực tế, hợp đồng vay thường
không quy định về sự kiện bất khả kháng.
Nhìn từ góc độ pháp luật về hợp đồng, việc
có hay không quy định về sự kiện bất khả
kháng không quan trọng, quy định về sự
kiện bất khả kháng mặc nhiên áp dụng cho
Số 4(404) - T2/202014 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
dù các bên có thỏa thuận về sự kiện bất khả
kháng hay không.
Mặc dù vậy, cơ sở để các bên giao kết
hợp đồng vay thường dựa trên giả định
không áp dụng sự kiện bất khả kháng cho
hợp đồng vay trừ khi sự kiện bất khả kháng
đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hợp
đồng không thể thực hiện được. Nghĩa vụ
giải ngân và thanh toán theo hợp đồng vay
là các nghĩa vụ có tính chất tuyệt đối và
không thể giải trừ vì khó khăn về tài chính
của một bên. Phần lớn các sự kiện bất khả
kháng có thể gây ra khó khăn về tài chính
cho các bên trong hợp đồng vay nhưng khó
có thể lập luận là một trở ngại trực tiếp dẫn
đến các bên không thể thực hiện hợp đồng.
Do vậy, trong bối cảnh của hợp đồng vay,
khó có thể coi Covid-19 là một sự kiện bất
khả kháng nhằm miễn trách nhiệm dân sự
cho các bên trong trường hợp vi phạm nghĩa
vụ thanh toán. Việc loại trừ không áp dụng
quy định về sự kiện bất khả kháng đối với
nghĩa vụ thanh toán lãi (và có lẽ áp dụng đối
với nghĩa vụ thanh toán nói chung) của các
bên trong hợp đồng thương mại là một thông
lệ được chấp nhận trong Bộ quy tắc về Hợp
đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT), đặc
biệt là ở Hoa Kỳ3.
Chúng tôi cho rằng, về cơ bản, chỉ
những sự kiện liên quan trực tiếp dẫn đến
các bên không thể thực hiện nghĩa vụ thanh
toán như hệ thống thanh toán qua ngân hàng
không hoạt động hoặc quy định ngoại hối
hạn chế thanh toán theo hợp đồng vay mới
có thể coi là sự kiện bất khả kháng liên quan
đến nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng vay.
Tuy nhiên, trên thực tế, các sự kiện này cũng
thường không được quy định là sự kiện bất
khả kháng trong hợp đồng vay. Hợp đồng
vay thường quy định cụ thể cho phép bên
cho vay ngừng giải ngân hoặc yêu cầu thanh
toán trước hạn hoặc trong một số trường hợp
là một sự kiện giải trừ nghĩa vụ thanh toán
của bên vay. Đây thường là quy định về các
điều kiện tiên quyết cho việc giải ngân,
thanh toán khoản vay trước hạn và sự kiện
vi phạm. Các quy định này phân bố rủi ro
giữa bên cho vay và bên vay khi xảy ra các
sự kiện trên và các sự kiện này không được
coi là sự kiện bất khả kháng.
3. Kết luận
Covid-19 đặt ra các vấn đề thực tế trong
việc áp dụng sự kiện bất khả kháng trong bối
cảnh của hợp đồng thương mại nói chung,
trong đó có hợp đồng vay. Đối với việc thực
hiện hợp đồng vay, khi nghĩa vụ thanh toán
là nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, các bên
thường không chấp nhận việc bên cho vay
hoặc bên vay đưa ra những lý do gián tiếp
như khó khăn về tài chính nhằm thoái thác
trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mình.
Covid-19 có thể là một nguyên nhân gián
tiếp dẫn đến việc hợp đồng vay không thể
thực hiện được do các bên có khó khăn về
tài chính nhưng khó có thể được coi là một
sự kiện bất khả kháng nhằm miễn trách
nhiệm dân sự cho các bên trong hợp đồng.
Trên quan điểm tiếp cận an toàn, các bên
theo hợp đồng vay có thể thỏa thuận loại trừ
việc áp dụng các quy định về sự kiện bất khả
kháng theo pháp luật về hợp đồng để bảo
đảm chắc chắn sự phân bố rủi ro trong hợp
đồng vay được tôn trọng. Mặc dù vậy, ngay
cả khi hợp đồng vay không có thỏa thuận
loại trừ này, rất khó có cơ sở để cho rằng
Covid-19 là sự kiện bất khả kháng miễn trừ
nghĩa vụ giải ngân và thanh toán theo hợp
đồng vay n
15Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
3 Xem Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT), Điều 7.7 về sự kiện bất khả kháng và
Joseph Perillo, Force Majeure and Hardship under the UNIDROIT Principles of International Commercial
Contracts, 5 Tul. J. Int’L & Comp. 5 (1997), tr.16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_mien_trach_nhiem_dan_su_do_vi_pham_nghia_vu_thanh_toa.pdf