Thứ nhất, các công ty hay ngân hàng
cần quy định rõ ràng hơn phạm vi đại diện
trong giấy hoặc văn bản uỷ quyền. Cụ thể,
hợp đồng uỷ quyền nên liệt kê chi tiết các
hành động trong phạm vi đại diện bao gồm
những hoạt động hợp lý nhằm thực hiện hoạt
động đại diện.
Thứ hai, cần thống nhất trong quy
định của BLDS, Luật DN và các văn bản
luật chuyên ngành về sử dụng con dấu, đặc
biệt là quy định về mối quan hệ giữa thẩm
quyền đại diện và con dấu doanh nghiệp đối
với bên thứ ba.
Thứ ba, bổ sung BLDS năm 2015
và các văn bản chuyên ngành quy định về
thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ bên
đại diện nhằm khắc phục tình trạng khoảng
trống pháp lý.
Thứ tư, trong quan hệ tín dụng, khách
hàng cần phải cẩn trọng trong các giao dịch
với người đại diện. Khách hàng có quyền
yêu cầu phía đại diện ngân hàng nói rõ trách
nhiệm đại diện của họ trong ngân hàng kèm
văn bản thoả thuận “đã được phía đại diện
đã trình bày nhiệm vụ của mình”, tránh
trường hợp khách hàng đổ lỗi hoàn toàn
trách nhiệm về phía ngân hàng
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề quyền đại diện trong công ty qua thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Trong thời gian qua, ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều vụ án
liên quan đến vấn đề đại diện trong công ty cổ phần nói chung và
ngân hàng nói riêng. Trước thực trạng đó, hoạt động của ngân hàng
bị ảnh hưởng rất lớn, quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm và
quan trọng hơn là uy tín của các ngân hàng thương mại giảm sút
đáng kể. Cần thiết phải có các giải pháp khắc phục, bảo đảm cho
sự phát triển ổn định và tránh rủi ro cho các công ty nói chung và
các ngân hàng thương mại nói riêng.
Nguyễn Hữu Phúc*
* ThS. GV. Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Abstract
In the recent years, the Vietnam banking is experienced with
a number of significant cases related to the representatives in
the joint-stock company in general and in commercial banks in
particular. Indeed, such negative effects violate the business
performances of the commercial banks, the rights of clients and
also long-terms prestige of commercial banks. It is required to
seek solutions to overcome the obstackles for stable development
and avoid potential risks for the companies in general and the
commercial banks in particular.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: công ty cổ phần; đại diện
theo pháp luật; luật doanh nghiệp; ngân
hàng thương mại
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 18/04/2018
Biên tập : 07/12/2018
Duyệt bài : 14/12/2018
Article Infomation:
Keywords: commercial banks,
shareholders, rights, representatives.
Article History:
Received : 18 Apr. 2019
Edited : 07 Dec. 2018
Approved : 14 Dec. 2018
VẤN ĐỀ QUYỀN ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY
QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và hình thức quyền đại diện
Có thể nói, doanh nghiệp là một thực
thể vô hình, cho nên mọi hoạt động của
doanh nghiệp phải thông qua chế định đại
diện của doanh nghiệp. Do đó, Bộ luật Dân
sự (BLDS) và Luật Doanh nghiệp (Luật
DN) cho phép các cá nhân, pháp nhân có thể
làm người đại diện cho doanh nghiệp. Phạm
vi và hình thức đại diện được quy định khá
chặt chẽ trong pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 134
BLDS năm 2015, quan hệ đại diện “là việc
cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là
người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của
cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi
chung là người được đại diện) xác lập, thực
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 8(384) T4/2019
hiện giao dịch dân sự”. Nói cách khác, chế
định đại diện trong luật dân sự đã có sự mở
rộng hơn cho chủ thể là pháp nhân có thể
trở thành đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
(công ty) khác khi tham gia các quan hệ
dân sự1. Điều này đã phần nào giải quyết
được những mâu thuẫn giữa các luật chuyên
ngành và BLDS năm 2005 trước đây.
Quyền đại diện được chia thành ba
loại là: quyền đại diện rõ ràng; quyền đại
diện ngầm định và quyền đại diện phát sinh
trên cở sở hành động của doanh nghiệp với
bên thứ ba2.
Quyền đại diện rõ ràng được quy định
trong BLDS năm 2015, trong khi đó hai
quyền đại diện còn lại tuy không được quy
định cụ thể, nhưng cũng được thể hiện rải
rác trong các điều luật của Bộ luật này3.
Quyền đại diện rõ ràng (express
authority) được hiểu là bên đại diện có
quyền và nghĩa vụ cụ thể nếu được thể hiện
thông qua: i) quyết định của cơ quan có
thẩm quyền; ii) điều lệ pháp nhân; iii) nội
dung uỷ quyền4. Hơn nữa, trong Luật DN
năm 2014 đã có sự chi tiết hơn việc quy định
vấn đề đại diện cho công ty thông qua điều
lệ; văn bản và hợp đồng uỷ quyền. Theo đó,
1 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học: Những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 2015,
tr. 235.
2 Ewan McKendrick, Contract Law, 7th ed. (Oxford University Press Canada, 2016), 121
catalog/9780198748397.html.
3 Trương Nhật Quang, Pháp luật về doanh nghiệp: Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. Dân Trí, 2016, tr. 177.
4 Bộ luật Dân sự (2015), Điều 141 khoản 1 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-
su-2015-296215.aspx.
5 Phạm Kim Anh, Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình những quy định chung về luật dân sự, Nhà xuất bản Hồng Đức
- Hội Luật gia Việt Nam, 2017, tr. 145
view/105/45?Itemid=0.
6 Pham Hoài Huấn, Luật DN Việt Nam: Tình huống – Dẫn giải – Bình luận, Nxb. Chính trị Quốc gia,
https://sachsuthattphcm.com.vn/san-pham/luat-doanh-nghiep-viet-nam-tinh-huong-dan-giai-binh-luan/.
quyền đại diện rõ ràng phát sinh trên cơ sở
văn bản hoặc hợp đồng uỷ quyền. Cho nên,
quyền và nghĩa vụ của bên đại diện được thể
hiện trong văn bản và hợp đồng uỷ quyền
thể hiện phạm vi quyền đại diện rõ ràng trên.
Quyền đại diện ngầm định (implied
authority) không được quy định cụ thể như
đại diện rõ ràng. Tuy nhiên, theo quy định
của Điều 121 và 404 của BLDS năm 2015,
quyền đại diện này được giải thích theo
hướng: ý chí đích thực hoặc ý chí chung của
các bên trong quá trình xác lập và thực hiện
giao dịch hoặc hợp đồng; hay phù hợp với
mục đích hoặc tính chất của giao dịch hoặc
hợp đồng; hoặc tập quán nơi giao dịch hoặc
hợp đồng xác lập5. Ví dụ, nếu giám đốc uỷ
quyền cho phó giám đốc ký một hợp đồng
thì phó giám đốc có thể sử dụng dịch vụ tư
vấn luật hay soạn thảo hợp đồng. Tất nhiên,
những hoạt động này hỗ trợ hiệu quả việc ký
kết hợp đồng nhưng không thể hiện cụ thể
trong văn bản uỷ quyền. Do đó, những hoạt
động đó được xem là quyền đại diện ngầm
định theo quy định của pháp luật dân sự6.
Quyền “đại diện bề ngoài” (apparent
authority) là quyền đại diện phát sinh trên
cơ sở hành động của doanh nghiệp với bên
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 8(384) T4/2019
thứ ba. Khoản 1 Điều 142 và khoản 1 Điều
143 của BLDS năm 2015 quy định về quyền
đại diện này. Nếu như quyền đại diện ngầm
định và rõ ràng hướng đến mối quan hệ giữa
bên đại diện và được đại diện thì quan hệ đại
diện bề ngoài lại hướng đến việc xác lập cơ
sở hành động giữa doanh nghiệp và bên thứ
ba7. Khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2015 quy
định, giao dịch của người đại diện sẽ phát
sinh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
khi doanh nghiệp có hành động làm bên thứ
ba không biết hoặc không thể biết quan hệ
đại diện khi: a) Người được đại diện đã công
nhận giao dịch; b) Người được đại diện biết
mà không phản đối trong một thời hạn hợp
lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến
việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự với mình không
có quyền đại diện.
2. Thực tiễn thực hiện quyền đại diện theo
quy định Bộ luật Dân sự, Luật Doanh
nghiệp trong hoạt động của ngân hàng
thương mại
Hiện nay, tình trạng vi phạm liên quan
đến quyền đại diện trở nên phổ biến, đặc biệt
vấn liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
hay trong phương thức quản trị tại các ngân
hàng, điều này đã thể hiện rõ việc vận dụng
quy định pháp lý liên quan vấn đề này chưa
được quan tâm đúng mức.
7 Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và Bình luận Bản án, Tập 1, Có sửa chữa, bổ sung, Nxb. Chính trị Quốc
gia, 2013, tr. 312. Tác giả đã sử dụng thuật ngữ đại diện bề ngoài để chỉ mối quan hệ và trách nhiệm của doanh nghiệp
và bên thứ ba.
8 Công Quang and Trung Kiên, Tranh cãi về ghế trưởng phòng và chức vụ của Huyền Như, December 14, 2014, http://
dantri.com.vn/kinh-doanh/tranh-cai-ve-ghe-truong-phong-va-chuc-vu-cua-huyen-nhu-1419426531.htm.
Có thể lấy ví dụ từ vụ án xét xử Huỳnh
Thị Huyền Như, nguyên là Phó phòng Quản
lý rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam (Vietinbank),
chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng
chức vụ của mình trong ngân hàng, Huyền
Như đã mở tài khoản của khách hàng tại
Vietinbank và đã giả chữ ký và con dấu của
khách hàng để lấy tiền của khách chi tiêu
riêng. Tuy nhiên, đại diện Vietinbank đã
khẳng định: “Huyền Như không nằm trong
cơ cấu quản lý, không có chức danh quyền
hạn mà chỉ có chức năng trông coi, quản lý
tài sản và các nhân viên ở Phòng giao dịch
Điện Biên Phủ”8.
Không bàn đến yếu tố hình sự trong
vụ án, dưới góc độ pháp luật dân sự, doanh
nghiệp hay cụ thể là giữa Vietinbank và
Huyền Như có phát sinh quan hệ đại diện
hay không và hoạt động phê duyệt và chi
hơn 50 tỷ đồng gây thiệt hại cho khách hàng
có phát sinh quyền đại diện bề ngoài hay
không? Đối chiếu với quy định của BLDS,
Huyền Như không phải là người đại diện
của Vietinbank và cũng không được người
đại diện theo pháp luật của Vietinbank uỷ
quyền nên việc Vietinbank từ chối trách
nhiệm của mình trong việc gây thiệt hại
cho khách hàng của mình là có căn cứ. Tuy
nhiên, xét tất cả các tình tiết và các văn bản
pháp luật vẫn đang được áp dụng thì kết
luận rằng Vietinbank không có trách nhiệm
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 8(384) T4/2019
đến việc gây thiệt hại là chưa thuyết phục.
Theo quy định của Điều 3 khoản 2 Thông tư
23/20149 của Ngân hàng Nhà nước, việc mở
tài khoản ngân hàng sẽ được thực hiện tại tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Do đó,
việc mở tài khoản của khách hàng trong vụ
việc Huyền Như đã thành công và đúng như
quy định của pháp luật và trách nhiệm của tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chịu
trách nhiệm về tính hợp pháp, quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thẻ.
Trên thực tế, khách hàng đã gửi tiền
vào tài khoản do Huyền Như tạo và chính
Huyền Như đã rút tiền của khách hàng. Theo
nguyên tắc, bên thứ ba không thể biết quyền
đại diện của bên đại diện mà việc đảm bảo
hoạt động đại diện này là trách nhiệm của
doanh nghiệp và bên đại diện10. Theo đó,
quyền đại diện bề ngoài sẽ phát sinh khi
hành động của doanh nghiệp và bên đại
diện làm cho khách hàng tin tưởng một cách
hợp lý bên đại diện có quyền đại diện. Hơn
nữa, theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLDS
năm 2015, căn cứ để phát sinh trách nhiệm
của doanh nghiệp là “doanh nghiệp biết mà
không phản đối trong một thời gian hợp lý”.
Nghị quyết 04 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao giải thích khái niệm
“biết mà không phản đối” như sau: “Người
có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài
liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng
9 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 23/2014: Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (2014),
aspx?itemid=29759.
10 Trương Nhật Quang, Pháp luật về doanh nghiệp: Các vấn đề pháp lý cơ bản. Nxb. Dân Trí, 2016.
11 Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của pháp
luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế (2003), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-04-
2003-NQ-HDTP-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-cua-phap-luat-trong-viec-giai-quyet-cac-vu-an-kinh-te-50957.aspx.
12 Luật DN năm 2014, Điều 13 khoản 2,
kinh tế đó đã được ký kết và đang được
thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất
kho, các khoản thu chi của việc thực hiện
hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán
của pháp nhân...)”11. Ngoài ra, theo quy định
của điểm b và d, khoản 2 Điều 6 Thông tư
số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của
Ngân hàng Nhà nước về Hướng dẫn việc mở
và sử dụng thanh toán tại tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán phải có nghĩa vụ thực hiện
lệnh thanh toán sau khi kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán, đồng thời
chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai
sót, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của
khách hàng do lỗi của mình. Đối chiếu với
những quy định này, việc Vietinbank cho
rằng mình không có lỗi trong các giao dịch
bất chính của Huyền Như là chưa thực sự
thuyết phục.
Thực tế cho thấy, một vấn đề quan
trọng hàng đầu trong các giao dịch dân sự
của doanh nghiệp là luôn phải xác định ai
là người có thẩm quyền đại diện hợp pháp.
Theo quy định của Luật DN, công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ có một
hoặc nhiều đại diện theo pháp luật và điều
lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức
danh quản lý và quyền và nghĩa vụ của người
đại diện theo pháp luật12. Trong trường hợp
điều lệ không quy định, Luật DN 2014 mặc
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 8(384) T4/2019
định một số người quản lý sau là người đại
diện theo pháp luật: i) đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì chủ tịch hội
đồng thành viên (nếu công ty có hội đồng
thành viên) hoặc chủ tịch công ty (nếu công
ty không có hội đồng thành viên); và ii)
công ty cổ phần là chủ tịch hội đồng quản trị
hoặc giám đốc (tổng giám đốc)13. Nếu công
ty có từ 2 người đại diện theo pháp luật trở
lên thì có thể là các chức danh đó hoặc một
trong các chức danh đó. Như vậy, điều lệ
công ty cần phải quy định rõ quyền, nghĩa
vụ của những người đại diện này. Luật DN
đã đẩy trách nhiệm của doanh nghiệp ra bên
ngoài, bởi lẽ khách hàng hoặc bên thứ ba
của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải có
thêm trách nhiệm xem xét tính hợp pháp của
những người đại diện này.
Học thuyết về quyền đại diện vẫn
được vận dụng trong các vụ án khác mặc
dù cơ quan có thẩm quyền chưa viện dẫn
rõ ràng quy định này trong pháp luật dân
sự và doanh nghiệp. Trong vụ án Hà Văn
Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, ông Sơn cho
rằng mình không đại diện phần vốn góp của
PVN trong Oceanbank trong một thời gian
dài. Tuy nhiên, phía đại diện Viện kiểm sát
vẫn xác định trách nhiệm đại diện của ông
Sơn trong phần vốn góp của PVN trong
Oceanbank, nhưng chưa viện dẫn quy định
pháp luật về đại diện bề ngoài cho thực sự
thuyết phục. Hay vụ mất tiền của bà Chu
Thị Bình khi ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên
Phó Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu
13 Luật DN, Điều 78 khoản 2 và Điều 134 khoản 2.
14 Vụ mất 245 tỷ đồng tại Eximbank: Trách nhiệm bồi thường ra sao?, doisongphapluat.com, accessed April 14, 2018.
Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh, lợi dụng khách hàng ủy
quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm
tỷ đồng rồi bỏ trốn, dư luận đang đặt câu
hỏi về trách nhiệm bồi thường 245 tỷ của
Eximbank14. Phía Eximbank cho rằng, đó là
trách nhiệm của ông Hưng với tư cách cá
nhân phải bồi thường thiệt hại cho bà Bình,
trong khi Eximbank chỉ thương lượng tạm
thời bồi thường 14 tỷ đồng. Vấn đề được đặt
ra là, ông Hưng đang là đại diện ngân hàng
thực hiện giao dịch với khách hàng, khi đó
thẩm quyền đại diện của ông đã hình thành
và việc gian lận là thủ tục nội bộ trong ngân
hàng, khách hàng không biết hoặc không thể
biết các quy trình trong nội bộ. Do đó, khi
phát sinh thiệt hại, lẽ đương nhiên ngân hàng
phải là phía chịu trách nhiệm trong việc cá
nhân, tổ chức gây thiệt hại cho bên thứ ba
theo như quyền đại diện “bề ngoài” (khoản
1 Điều 143 BLDS năm 2015). Sau đó ngân
hàng có thể yêu cầu cá nhân liên đới chịu
trách nhiệm bồi thường bằng một quan hệ
pháp luật khác, quan hệ người sử dụng lao
động và người lao động.
3. Giải pháp cho vấn đề quyền đại diện
trong các ngân hàng thương mại
Thứ nhất, các công ty hay ngân hàng
cần quy định rõ ràng hơn phạm vi đại diện
trong giấy hoặc văn bản uỷ quyền. Cụ thể,
hợp đồng uỷ quyền nên liệt kê chi tiết các
hành động trong phạm vi đại diện bao gồm
những hoạt động hợp lý nhằm thực hiện hoạt
động đại diện.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
42 Số 8(384) T4/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công Quang - Trung Kiên, Tranh cãi về ghế trưởng phòng và chức vụ của Huyền Như, December 14, 2014. http://
dantri.com.vn/kinh-doanh/tranh-cai-ve-ghe-truong-phong-va-chuc-vu-cua-huyen-nhu-1419426531.htm.
2. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học: Những điểm mới của BLDS 2015. Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam, 2015.
3. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2013.
4. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định
của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế (2003). https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-
mai/Nghi-quyet-04-2003-NQ-HDTP-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-cua-phap-luat-trong-viec-giai-quyet-
cac-vu-an-kinh-te-50957.aspx.
5. McKendrick, Ewan. Contract Law. 7th ed. Oxford University Press Canada, 2016.
com/catalog/9780198748397.html.
6. Vì sao Tòa quyết án tử cho Nguyễn Xuân Sơn?, Người đồng hành, September 29, 2017.
toa-quyet-an-tu-cho-nguyen-xuan-son--2017092908013158p149c165.news.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư 23/2014: Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (2014).
detail.aspx?itemid=29759.
8. Pham Hoài Huấn. Luật DN Việt Nam: Tình huống – Dẫn giải – Bình luận, Nxb. Chính trị Quốc gia, https://
sachsuthattphcm.com.vn/san-pham/luat-doanh-nghiep-viet-nam-tinh-huong-dan-giai-binh-luan/.
9. BLDS 2015, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx.
10. Trương Nhật Quang. Pháp luật về doanh nghiệp: Các vấn đề pháp lý cơ bản. Nxb. Dân Trí, 2016.
11. Phạm Kim, Anh, Đài Chế Mỹ Phương. Giáo trình những quy định chung về luật dân sự. Nxb. Hồng Đức
- Hội Luật gia Việt Nam, 2017.
view/105/45?Itemid=0.
12. Bảo lãnh trái phiếu tại SeABank: trách nhiệm thuộc về ai?, VnExpress. Accessed April 1, 2018. http://
kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/bao-lanh-trai-phieu-tai-seabank-trach-nhiem-thuoc-ve-
ai-2739931.html.
13. Vụ mất 245 tỷ đồng tại Eximbank: Trách nhiệm bồi thường ra sao?, Accessed April 14, 2018.
doisongphapluat.com/tin-tuc/vu-mat-245-ty-dong-tai-eximbank-trach-nhiem-boi-thuong-ra-sao-a220650.html.
Thứ hai, cần thống nhất trong quy
định của BLDS, Luật DN và các văn bản
luật chuyên ngành về sử dụng con dấu, đặc
biệt là quy định về mối quan hệ giữa thẩm
quyền đại diện và con dấu doanh nghiệp đối
với bên thứ ba.
Thứ ba, bổ sung BLDS năm 2015
và các văn bản chuyên ngành quy định về
thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ bên
đại diện nhằm khắc phục tình trạng khoảng
trống pháp lý.
Thứ tư, trong quan hệ tín dụng, khách
hàng cần phải cẩn trọng trong các giao dịch
với người đại diện. Khách hàng có quyền
yêu cầu phía đại diện ngân hàng nói rõ trách
nhiệm đại diện của họ trong ngân hàng kèm
văn bản thoả thuận “đã được phía đại diện
đã trình bày nhiệm vụ của mình”, tránh
trường hợp khách hàng đổ lỗi hoàn toàn
trách nhiệm về phía ngân hàng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 8(384) T4/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_quyen_dai_dien_trong_cong_ty_qua_thuc_tien_hoat_dong.pdf