Thứ hai là khía cạnh pháp lý trong CSR: Đây
là một điểm đáng chú ý của doanh nghiệp và
luôn được đánh giá cao. Doanh nghiệp thực hiện
đúng, đủ, kịp thời các quy định của nhà nước,
pháp luật, thể hiện: Hồ sơ pháp lý của doanh
nghiệp đầy đủ, khi được kiểm tra luôn sẵn có;
thực hiện hợp đồng với lao động, nhà đầu tư theo
đúng những gì đã thỏa thuận; không để xảy ra
tình trạng thiếu sót hồ sơ, chứng từ; nhận được
khen thưởng, vinh danh của các cơ quan.
Thứ ba là khía cạnh đạo đức trong CSR:
Đạo đức của doanh nghiệp được thể hiện ở
việc đối xử công bằng giữa những người lao
động, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo,
Lao động của doanh nghiệp đều được tham gia
bảo hiểm, được hưởng chế độ lương, thưởng
hợp lý với công việc, thời gian lao động. Đồng
thời, ở doanh nghiệp cũng chưa xảy ra tình
trạng tắc trách trong công việc dẫn tới phải bị
xử phạt, khiển trách hay trừ lương.
Thứ tư là khía cạnh bác ái trong CSR: Tuy
còn ít và mờ nhạt, nhưng doanh nghiệp đã
bước đầu có tham gia hưởng ứng các hoạt
động từ thiện, ủng hộ. Đây là bước tiến đáng
kể, quan trọng của doanh nghiệp. Đó là doanh
nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích của
doanh nghiệp mình mà còn quan tâm đến cuộc
sống của xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu điểm tại công ty TNHH Long Hà – Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế & Chính sách
101TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂM
TẠI CÔNG TY TNHH LONG HÀ – BẮC GIANG
Đặng Thị Hoa1, Giáp Thị Huyền Trang2
1ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp
2SV. Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility hay CSR) là một trong những vấn đề nóng
bỏng và nhận được sự quan tâm tương đối lớn của nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn
xã hội trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ và đang trên đà hội nhập
với thế giới nên vấn đề CSR càng được chú trọng nhiều hơn. Ngành công nghiệp thuốc lá là một trong số những
ngành công nghiệp nhận được sự quan tâm sâu sắc của các bộ phận khác trong xã hội về việc thực hiện CSR.
Công ty TNHH Long Hà – Bắc Giang là một thành viên của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam có cam kết thực hiện
CSR. Thực tế Công ty có tuân thủ đầy đủ các cam kết thực hiện CSR hay không sẽ được trình bày trong bài
viết này.
Từ khóa: Bắc Giang, công ty, thuốc lá, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn
đề ngày càng được quan tâm, chú trọng nhiều
hơn. CSR được hiểu là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững thông qua những việc làm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người lao động, cho cộng
đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả
doanh nghiệp và sự phát triển chung cho xã hội.
CSR được coi là một trong những yêu cầu
quan trọng đối với doanh nghiệp nếu doanh
nghiệp muốn phát triển vượt bậc so với doanh
nghiệp trong nước và vươn xa hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn,
trước hết là sự hiểu biết của doanh nghiệp còn
chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần
là việc làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc
thực hiện CSR là phải thực hiện ngay trong
doanh nghiệp.
Công ty TNHH Long Hà là một thành viên
của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam. Với các điều
kiện sẵn có công ty TNHH Long Hà xác định
thực hiện CSR là con đường để sản xuất và
kinh doanh phát triển bền vững. Bởi vì các
hoạt động đều có mối quan hệ với nhau, tất cả
đều hưởng lợi từ việc xây dựng các mối quan
hệ đó, không những vậy thực hiện tốt CSR thì
sẽ nâng cao được thương hiệu, uy tín của công
ty đối với khách hàng, đối với người lao động
và toàn thể cộng đồng. Vậy thực trạng thực
hiện CSR của Công ty ra sao? Công ty có tuân
thủ các cam kết thực hiện CSR không? Và
những giải pháp nào giúp công ty nâng cao
CSR là những vấn đề cần được quan tâm
nghiên cứu.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về CSR.
- Thực trạng việc thực hiện CSR tại Công ty
TNHH Long Hà.
- Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện CSR
của doanh nghiệp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Kết quả bài
viết này chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp. Số
liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo
cáo đã được công bố qua sách, báo, tạp chí,
website, các báo cáo tổng kết có liên quan.
- Phương pháp phân tích số liệu: thống kê
mô tả, so sánh và tổng hợp.
Kinh tế & Chính sách
102 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CSR
Trên thế giới tồn tại khá nhiều quan điểm
khác nhau về CSR. Một số người xác định
“CSR hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp
lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị
và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash &
Sethi, 1975). Một số người khác hiểu “CSR
bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế,
luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các
tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Carroll,
1979), v.v Tuy nhiên, cho đến nay có hai
quan điểm chính về CSR: Một số ủng hộ quan
điểm doanh nghiệp chỉ chú tâm vào công việc
kinh doanh của họ, không cần quan tâm đến
vấn đề khác. Những người mang danh là kinh
doanh cần làm sao bảo đảm lĩnh vực hoạt động
của mình có hiệu quả, bất chấp các yếu tố
khác. Với quan điểm này, trách nhiệm môi
trường và xã hội khác thuộc về Nhà nước. Một
số khác lại cho rằng ngoài tìm kiếm lợi ích kinh
doanh thì doanh nghiệp còn phải có trách
nhiệm với mọi thứ xung quanh như môi trường,
đóng góp cho người lao động, cổ đông, người
tiêu dùng và nhà cung cấp. Lý do là doanh
nghiệp không thể tồn tại độc lập, không thể
phát triển nếu không có các yếu tố hỗ trợ. Và
các yếu tố đã nêu trên đều trực tiếp liên quan
đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tôn
trọng và có chính sách hỗ trợ hợp lý với các
yếu tố này.
Ở Việt Nam, khái niệm CSR vẫn còn khá mới
mẻ và trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chưa
thực sự hiểu rõ về vấn đề này. Họ thường hiểu
thực hiện CSR có nghĩa là làm từ thiện, tham gia
các hoạt động nhân đạo. Theo cách hiểu này việc
thực hiện CSR mang tính chất tự nguyện.
Có nhiều định nghĩa về CSR, một trong các
định nghĩa được sử dụng nhiều nhất là: “CSR là
sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự
phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người
lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói
chung, để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ,
sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho
phát triển”.
Ngoài ra, thực hiện CSR còn được thể hiện
bởi các nội dung:
+ Economic Responsibilities:
Trách nhiệm kinh tế;
+ Legal Responsibilities:
Trách nhiệm pháp lý;
+ Ethical Responsibilities:
Trách nhiệm đạo đức;
+ Philanthropic Responsibilities:
Trách nhiệm nhân văn, từ thiện.
Mỗi cấp độ trên phụ thuộc vào cấp độ đứng
trước nó: Việc thỏa mãn hai cấp độ đầu tiên là
do xã hội đòi hỏi, thỏa mãn cấp độ thứ ba là
điều mà xã hội mong đợi, và thỏa mãn cấp độ
thứ tư là điều mà xã hội ước ao.
Hình 01. Mô hình kim tự tháp Carroll
Kinh tế & Chính sách
103TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
Theo đó, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giai
cấp công nhân là giai cấp quan trọng, phải
được hỗ trợ, ưu đãi tốt. Như vậy, thực hiện
CSR thể hiện trên các phương diện:
1) Thực hiện SXKD có lãi (CSR với
doanh nghiệp, với các thành viên góp vốn).
2) Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho
người lao động, bình đẳng trong đối xử với
người lao động (CSR với người lao động).
3) Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh, an toàn
thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng (CSR với người tiêu dùng).
4) Thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên (CSR với môi trường).
5) Đóng thuế đầy đủ với nhà nước (CSR
với nhà nước).
6) Tham gia các hoạt động từ thiện, trợ
giúp xã hội (CSR với cộng đồng).
3.2. Thực trạng tình hình thực hiện CSR tại
Công ty TNHH Long Hà
3.2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối
với công ty và các thành viên góp vốn
Công ty TNHH Long Hà với ngành nghề
kinh doanh chính là sản xuất các sản phẩm
thuốc lá, đầu tư gieo trồng thuốc lá lá, mua bán
thuốc lá lá, thuốc lá điếu, thuốc lá tấm, gia
công, sản xuất thuốc lá sợi, thuốc lá tấm xuất
khẩu, chế biến và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá,
công ty TNHH Long Hà đã mở rộng hoạt động
đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác như thu mua,
chế biến nông sản xuất khẩu; mua bán than
mỏ, phân bón; kinh doanh dịch vụ vận chuyển
hành khách và vận tải hàng hoá bằng ô tô theo
hợp đồng; cho thuê văn phòng, nhà xưởng;
nuôi trồng cây con đặc sản gồm: lợn rừng,
nhím, baba, cây cảnh; cho thuê kho bãi nhằm
đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của công ty.
Đến nay, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty đã có sự thay đổi đáng kể và
được thể hiện ở bảng 01.
Bảng 01. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Long Hà
Chỉ tiêu
Năm So sánh
θBQ
(%)
2011 2012 2013 2012/2011 θLH
(%)
2013/2012 θLH
(%) Giá trị (đ) Giá trị (đ) Giá trị (đ) ±∆ (đ) ±∆ (đ)
Doanh thu BH &
CCDV 317.536.000.702 213.071.175.877 351.336.392.371
-
104.464.824.825 67,10 138.265.216.494 164,89 105,19
Các khoản giảm trừ
DT 111.701.520 0.000 0.000 -111.701.520 0.000
DT thuần về BH &
CCDV 317.536.000.702 213.071.175.877 351.336.392.371
-
104.464.824.825 67,10 138.265.216.494 164,89 105,19
Giá vốn hàng bán 300.747.908.934 198.285.382.530 336.923.558.461
-
102.462.526.404 65,93 138.638.175.931 169,92 105,84
LN gộp về BH &
CCDV 16.676.390.248 14.785.793.347 14.412.833.910 -1.890.596.901 88,66 -372.959.437 97,48 92,97
Doanh thu từ hoạt
động TC 128.631.195 57.198.538 29.901.682 -71.432.657 44,47 -27.296.856 52,28 48,21
Chi phí tài chính 11.024.331.197 10.262.708.250 10.344.463.006 -761.622.947 93,09 81.754.756 100,80 96,87
- Trong đó: chi phí
lãi vay 11.024.331.197 10.262.708.250 10.344.463.006 -761.622.947 93,09 81.754.756 100,80 96,87
Chi phí bán hàng 264.430.779 277.385.653 423.875.558 12.954.874 104,90 146.489.905 152,81 126,61
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 5.380.715.744 4.187.290.299 3.460.842.999 -1.193.425.445 77,82 -726.447.300 82,65 80,20
LN thuần từ hoạt
động KD 247.245.243 115.607.683 213.554.029 -131.637.560 46,76 97.946.346 184,72 92,94
Kinh tế & Chính sách
104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
Thu nhập khác 0.000 372.545.454 245.000.000 372.545.454 -127.545.454 65,76
Chi phí khác 0.000 355.376.622 327.579.640 355.376.622 -27.796.982 92,18
Lợi nhuận khác 0.000 17.168.832 -82.579.640 17.168.832 -99.748.472
Tổng LN kế toán
trước thuế 247.245.243 132.776.515 130.974.389 -114.468.728 53,70 -1.802.126 98,64 72,78
Chi phí thuế TNDN
hiện hành 61.811.311 23.235.890 32.734.161 -38.575.421 37,59 9.498.271 140,88 72,77
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại 0.000 9.958.239 0.000 9.958.239 -9.958.239
Lợi nhuận sau thuế
TNDN 185.433.932 109.540.625 98.240.228 -75.893.307 59,07 -11.300.397 89,68 72,79
Nguồn: Công ty TNHH Long Hà
Công ty TNHH Long Hà là một tế bào của
nền kinh tế, trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, công ty đã chịu ảnh hưởng không
nhỏ từ các biến động của nền kinh tế. Mặc dù
công ty đã có nhiều biện pháp tăng nguồn vốn
đầu tư vào kinh doanh, mở rộng sản xuất,
nhưng những đồng vốn này vẫn chưa thực sự
phát huy hiệu quả thể hiện ở chỗ các khoản chi
phí về tài chính, bán hàng, giá vốn hàng bán
tăng lên nhưng lượng hàng hóa bán ra hoặc
thấp, hoặc bán hàng nhưng chưa thu được tiền
khiến doanh thu giảm năm 2012. Năm 2013,
công ty đã có những cải tiến đáng kể trong việc
thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và thu tiền của
khách hàng nên đã doanh thu đã tăng bình
quân 5,19%.
Bảng 02. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Long Hà
Chỉ tiêu
Năm So sánh
θBQ
%
2011 2012 2013
2012/2011
θLH
%
2013/2012
θLH
% ±đồng/lần) ±đồng/lần) Giá trị
(đồng/lần)
Giá trị
(đồng/lần)
Giá trị
(đồng/lần)
Doanh thu
thuần 317.536.000.702 213.071.175.877 351.336.392.371
-
104.464.824.825 67,10 138.265.216.494 164,89 105,19
Lợi nhuận
trước thuế 247.245.243 132.776.515 130.974.389 -114.468.728 53,70 -1.802.126 98,64 72,78
Chi phí kinh
doanh 16.669.477.720 15.082.760.779 14.556.761.203 -1.586.716.941 90,48 -525.999.576 96,51 93,45
Vốn cố định 2.441.730.992 4.643.743.117 5.424.157.071 2.202.012.125 190,18 780.413.954 116,81 149,04
Vốn lưu
động 87.495.516.875 127.706.221.867 158.954.558.289 40.210.704.992 145,96 31.248.336.422 124,47 134,79
Tổng tài sản 89.937.247.867 132.349.964.985 164.378.715.360 42.412.717.118 147,16 32.028.750.375 124,20 135,19
Vốn chủ sở
hữu 20.513.648.416 25.238.647.051 25.191.354.888 4.724.998.635 123,03 -47.292.163 99,81 110,82
Lợi
nhuận/VCĐ 0,10126 0,02859 0,02415 -0,0727 -0,0044
Lợi
nhuận/VLĐ 0,00283 0,00104 0,00082 -0,0018 -0,0002
Lợi nhuận
/DT 0,00078 0,00062 0,00037 -0,0002 -0,0003
Lợi
nhuận/CP 0,01483 0,00880 0,00900 -0,0060 0,0002
Doanh
thu/VCĐ 130,04545 45,88350 64,77253 -84,1620 18,8890
Kinh tế & Chính sách
105TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
Doanh
thu/VLĐ 3,62917 1,66845 2,21029 -1,9607 0,5418
Doanh
thu/CP 19,04895 14,12680 24,13562 -4,9221 10,0088
Lợi
nhuận/Tổng
TS 0,00275 0,00100 0,00080 -0,0017 -0,0002
Lợi
nhuân/VCSH 0,01205 0,00526 0,00520 -0,0068 -0,0001
Nguồn: Công ty TNHH Long Hà
Trong những năm gần đây, công ty TNHH
Long Hà luôn chú trọng đầu tư thêm vào sản
xuất kinh doanh nên các chỉ tiêu tài sản, nguồn
vốn (vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở
hữu) đều có xu hướng tăng lên và tốc độ phát
triển bình quân luôn ở mức trên 100%.
Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đều tương đối
nhỏ và có xu hướng giảm đi giữa các năm (lợi
nhuận trước thuế, chi phí kinh doanh), cho thấy
công ty chưa sử dụng hợp lý các nguồn lực có
sẵn và phát huy được hiệu quả của những
nguồn lực này.
Như vậy, cả tài sản và nguồn vốn của công
ty có tăng lên nhưng chưa được sử dụng hợp lý
nên đã làm cho các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
SXKD có xu hướng giảm (bảng 02), trong đó
giảm mạnh nhất là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
trên vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Công ty TNHH Long Hà được tổ chức theo
hình thức công ty TNHH hai thành viên trở
lên. Các hoạt động của công ty luôn được tiến
hành theo đúng điều lệ công ty và phù hợp với
quy định của pháp luật. Các thành viên góp
vốn của công ty TNHH Long Hà vừa tham gia
góp vốn vừa đảm nhiệm các chức vụ quan
trọng trong công ty như: giám đốc, phó giám
đốc, quản đốc phân xưởng. Thông thường, các
công ty khác thực hiện phân chia lợi nhuận cho
các thành viên góp vốn sau khi thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với nhà nước, nhưng tại công ty TNHH
Long Hà lại có cách phân chia lợi nhuận khác.
Các thành viên góp vốn thỏa thuận và đưa ra
quyết định không phân chia lợi nhuận cho từng
người mà tất cả lợi nhuận sẽ được đưa vào các
quỹ. Đây là một biện pháp gia tăng vốn chủ sở
hữu. Quyền lợi mà thành viên được hưởng là
mức lương phù hợp với công việc, ngoài ra còn
có thưởng, phụ cấp chức vụ được trích ra từ quỹ
khen thưởng.
3.2.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối
với người lao động
Lao động của công ty được chia thành hai
loại: Lao động trực tiếp – gián tiếp và lao động
chính – lao động thời vụ. Với mỗi hình thức
công ty lại có hình thức tuyển dụng và áp dụng
chế độ lương, thưởng khác nhau.
- Lao động chính được tuyển dụng với yêu
cầu cụ thể cho từng chức vụ trong cơ quan,
được ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp
theo mẫu của cơ quan Nhà nước ban hành, các
điều khoản trong hợp đồng được thỏa thuận và
nhất trí giữa 2 bên công ty và người lao động,
và được đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng, kịp
thời bởi pháp luật.
- Lao động thời vụ được thuê theo thời điểm
mùa vụ của cây thuốc lá, người lao động được
trả lương theo sản phẩm.
Kinh tế & Chính sách
106 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
Bảng 03. Tiền lương của người lao động tại công ty TNHH Long Hà
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ
PTBQ
(%)
2011 2012 2013
Tổng QL
(đồng)
Số LĐ
(người)
Tiền
lương BQ
(đ/tháng)
Tổng QL
(đồng)
Số LĐ
(người)
Tiền
lương
BQ
(đ/tháng)
Tổng QL
(đồng)
Số LĐ
(người)
Tiền
lương
BQ
(đ/tháng)
Phân chia theo
hình thức
Lao động chính 1.488.024.400 28 4.428.644 983.902.000 25 3.279.673 1.996.112.000 35 4.752.648 103,59
Lao động thời vụ 8.547.237.750 164 4.343.109 2.981.627.550 82 3.030.109 7.994.373.250 151 4.411.906 100,79
Phân chia theo
tính chât
Lao động trực tiếp 8.964.176.177 172 4.343.109 3.090.711.485 85 3.030.109 8.629.687.680 163 4.411.906 100,79
Lao động gián tiếp 1.101.085.973 20 4.587.858 947.818.065 22 3.590.220 1.260.797.570 23 4.568.107 99,78
Nguồn: Công ty TNHH Long Hà
- Vấn đề tiền lương: Công ty thực hiện trả
lương cho người lao động theo đúng quy định
hiện hành. Số liệu bảng 03 cho thấy tiền lương
của công ty trong 3 năm ít biến động mặc dù
năm 2012 là năm khó khăn nhất trong SXKD
của công ty (giảm số lượng lao động và giảm
tiền lương) và không có sự khác biệt nhiều về
tiền lương giữa các loại lao động trong công ty.
- Vấn đề trả lương và làm thêm giờ:
+ Đối với lao động chính: Người lao động
chính được trả lương theo tháng (ngày cuối
cùng hàng tháng theo đúng hợp đồng lao động);
thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và
48 giờ/tuần. Nếu làm thêm giờ thì thời gian
làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày, tiền lương được tính
như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít
nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ,
ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao
động hưởng lương ngày.
+ Đối với lao động thời vụ: Người lao động
được hưởng lương theo sản phẩm, ít nhất 15
ngày thì được trả một lần hoặc theo thỏa thuận
giữa công ty với người lao động (trả 1 lần sau
khi kết thúc thời gian làm việc, hay 1 tháng trả
1 lần vào ngày cuối tháng). Đối với lao động
thời vụ, công ty luôn có biện pháp linh động
hơn trong việc trả lương do tính chất của loại
lao động này.
- Vấn đề lao động trẻ em: Công ty không sử
dụng lao động là trẻ em, người chưa đủ tuổi vị
thành niên theo quy định của pháp luật (chưa
đủ 16 tuổi), kể cả lao động thời vụ.
- Vấn đề phân biệt đối xử: Công ty đối xử
công bằng giữa các nhân viên.
+ Thực hiện chế độ lương, thưởng, phụ cấp,
xử phạt hanh vi sai phạm, chế độ thai sản, ốm
đau, hiếu hỷ là như nhau, không gây mất đoàn
kết, ganh tỵ giữa người lao động với nhau.
+ Mức lương, thưởng được xác định phù
hợp với công việc, trình độ tay nghề của người
lao động.
+ Không phân biệt đối xử giữa những người
có tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc, tuổi tác hay
giới tính khác nhau.
- Vấn đề an toàn lao động: Công ty luôn
đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho
người lao động.
+ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao
động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao
Kinh tế & Chính sách
107TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
động và cải thiện điều kiện lao động cho người
lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc
của người lao động và môi trường xung quanh
theo quy định của pháp luật, bảo đảm nơi làm
việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng,
độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về
bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường,
nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác.
+ Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, công
ty căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ mà quy định
cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng
dẫn, thông báo cho người lao động về những
quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh và những
khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc
của từng người lao động.
- Tai nạn lao động: Công ty luôn có sẵn các
biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa các nguyên
nhân dẫn đến tai nạn lao động và phương án
giải quyết khi tình trạng này xảy ra.
+ Công ty xây dựng phương án xử lý sự cố,
ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập
cho người lao động;
+ Công ty trang bị phương tiện kỹ thuật, y
tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy
ra sự cố, tai nạn lao động;
+ Công ty chịu trách nhiệm về việc để xảy
ra tai nạn lao động theo quy định của pháp
luật. Công ty chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ
cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị
tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
+ Người lao động được hưởng chế độ về tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
hiện hành.
- Vấn đề Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và
Kinh phí công đoàn: Người lao động được
hưởng theo quy định hiện hành.
- Tình trạng đình công: Do công ty luôn đảm
bảo về thời gian, không gian làm việc, chế độ
lương, thưởng hợp lý cho người lao động nên
không xảy ra tình trạng đình công tại công ty.
Như vậy, bằng cách ngày một nâng cao
trình độ của đội ngũ nhân viên quản lý, thực
hiện đúng, đủ, kịp thời các quy định của Bộ
Luật lao động cũng quy tắc ứng xử SA 8000
được vận dụng phù hợp với đặc điểm của
doanh nghiệp, địa phương mà công ty TNHH
Long Hà đã và đang làm tốt trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với người lao động. Công ty
không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa
những người lao động trong công ty cũng như
người lao động với công ty. Nhờ vậy tạo ra sự
gắn bó giữa người lao động và công ty, niềm
tin cuả người lao động với công ty để người
lao động yên tâm sản xuất, góp phần việc kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi,
vững vàng.
3.2.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối
với người tiêu dùng
Công ty TNHH Long Hà là một trong
những công ty sản xuất kinh doanh thuộc diện
đặc biệt bởi ngành nghề của mình có những
ràng buộc, quy định pháp luật khắt khe hơn đối
với những ngành nghề kinh doanh khác. Công
ty hưởng ứng chương trình “Phòng, chống tác
hại của thuốc lá” bằng việc thực hiện đầy đủ,
đúng theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá về kinh doanh thuốc lá theo nghị định số
67/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Công ty luôn
thực hiện mục tiêu: Tôn trọng khách hàng, đảm
bảo quyền lợi của khách hàng cũng là một cách
để nâng cao uy tín, khẳng định vị thế của công
ty trên thị trường, thu hút vốn đầu tư và người
lao động, khách hàng đến với công ty.
3.2.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối
với vấn đề môi trường
Công ty TNHH Long Hà có diễn ra hoạt
động thu mua thuốc lá lá, sơ chế tách cọng
thuốc lá. Với hoạt động sản xuất như vậy thì
vấn đề vệ sinh môi trường luôn là vấn đề then
Kinh tế & Chính sách
108 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
chốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hoạt
động lâu dài của công ty. Các hoạt động này
đều được UBND huyện Yên Thế cấp giấy xác
nhận đăng ký bảo vệ môi trường tại Kho thu
mua thuốc lá lá tại Lô số 4, cụm công nghiệp
Bố Hạ. Biên bản xác nhận doanh nghiệp thực
hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường ngày 29
tháng 11 năm 2005 của chính phủ.
Ngoài ra, công ty còn thực hiện phòng cháy
chữa cháy theo đúng quy định tại Luật phòng
cháy chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2011 đối
với kho nguyên liệu, xưởng cán tấm thuốc lá
thuộc công ty TNHH Long Hà tại địa bàn xã
Bố Hạ, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Đồng thời,
công ty luôn đảm bảo tình trạng phòng cháy
chữa cháy của các thiết bị luôn còn tốt, dễ dàng
sử dụng khi cần thiết. Hàng năm công ty luôn
được kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy
và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện của cơ
quan có thẩm quyền.
3.2.5. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối
với nhà nước
CSR của công ty TNHH Long Hà đối với
nhà nước được thực hiện ngay từ khi hình
thành. Công ty đăng ký kinh doanh và được
cấp phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh. Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý cần có
của trước khi đi vào hoạt động. Trong quá trình
hoạt động, công ty luôn kịp thời bổ sung giấy
xác nhận phù hợp tiêu chuẩn của nhà nước khi
các giấy chứng nhận cũ đã hết thời hạn hiệu
lực. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, thành lập công ty TNHH hai
thành viên trở lên do Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Bắc Giang, Phòng Đăng ký kinh doanh
cấp phép lần đầu tiên ngày 12 tháng 4 năm
1994. Do mở rộng sản xuất kinh doanh, đa
ngành nghề lĩnh vực, và với mỗi lần thay đổi,
công ty đều thực hiện đăng ký lại với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Ngày 20 tháng 6 năm
2012 công ty đăng ký thay đổi lần thứ 11 với
Sở kế hoạch đầu tư tỉnh và được cấp phép hoạt
động thêm một số lĩnh vực mới.
Đối với ngành nghề kinh doanh khá là đặc
biệt của mình là kinh doanh nguyên liệu thuốc
lá (thuốc lá lá). Công ty đã chuẩn bị cho mình
đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, vùng
nguyên liệu, lao động, vốn theo quy định
của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc
lá lá, do vậy Công ty TNHH Long Hà đã được
Sở Công Thương trực thuộc UBND tỉnh Bắc
Giang cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh nguyên liệu thuốc lá ngày 14 tháng 01
năm 2013, giấy chứng nhận có giá trị 5 năm
đến ngày 14 tháng 01 năm 2018.
Bảng 04. Các loại thuế, phí phải nộp nhà nước của công ty TNHH Long Hà
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011
TT
(%)
Năm 2012
TT
(%)
Năm 2013
TT
(%)
Thuế GTGT thực nộp 3.198.855.217 27,98 462.527.186 8,57 4.106.612.226 99,44
Thuế NK ủy thác nội bộ 8.118.900.000 71,01 4.886.873.640 90,55 0.000 0,00
Thuế thu nhập DN 51.016.218 0,45 47.560.126 0,88 23.235.890 0,56
Thuế thu nhập cá nhân 4.778.586 0,04 0.000 0,00 0.000 0,00
Các loại thuế khác 60.564.196 0,53 0.000 0,00 0.000 0,00
Tổng 11.434.114.217 100 5.396.960.952 100 4.129.848.116 100
Nguồn: Công ty TNHH Long Hà
Bên cạnh các trách nhiệm với xã hội, người
lao động, môi trường như trên, công ty cũng thực
hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước là đóng các
loại thuế, phí đầy đủ, đúng thời hạn; không xảy
ra tình trạng chốn thuế, nợ thuế, kê khai sai thuế
với Nhà nước. Tiêu biểu năm 2011, công ty được
Kinh tế & Chính sách
109TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
Chi Cục thuế tinh Bắc Giang tặng bằng khen ghi
nhận doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
với Nhà nước. Số thuế, phí phải nộp nhà nước
của công ty được thể hiện ở bảng 04.
3.2.6. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối
với cộng đồng
Cùng với quá trình phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh lâu dài, công ty TNHH Long
Hà đã đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách
nhà nước, tạo việc làm ổn định cho hơn một
trăm lao động tại địa phương và việc làm thời
vụ, tăng thu nhập cho hàng trăm nông dân
trong vùng nguyên liệu và ngày càng tích cực
tham gia các hoạt động an sinh xã hội.
Ngoài ra công ty cũng tích cực tham gia
hoạt động từ thiện. Công ty luôn ý thức được
rằng đây không phải việc quảng bá thương
hiệu với thị trường mà là tấm lòng từ thiện của
công ty, của đội ngũ CBCNV mang tính chất
truyền thống. Công ty phát động phong trào
ủng hộ từ thiện, giúp đỡ người nghèo với
phương châm “Uống nước nhớ nguồn, lá lành
đùm lá rách”. Công ty kêu gọi đội ngũ
CBCNV của công ty tham gia hưởng ứng các
đợt vận động tuyên truyền của Đảng và Nhà
nước về các hoạt động từ thiện, như: ủng hộ
đồng bào bão lụt hàng năm, mỗi năm khoảng
10.000.000 đồng, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa
12.000.000 đồng.
3.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện
CSR của công ty TNHH Long Hà
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai
trò của CSR ngày càng quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của công ty. Thực hiện CSR
của công ty là một công việc không thể bỏ qua
trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho công
ty, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty, của quốc gia
và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động
tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng
trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong
nền kinh tế hiện đại.
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy công ty
TNHH Long Hà đã thực hiện tốt trách nhiệm
với doanh nghiệp (sản xuất kinh doanh có lãi),
thực hiện tốt việc phân chia lợi nhuận cho các
thành viên góp vốn sau khi thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với nhà nước. Mặt khác, công ty luôn
đảm bảo môi trường làm việc cũng như chế độ
hưởng lợi tốt nhất cho người lao động (chế độ
lương thưởng minh bạch, công khai, rõ ràng).
Mặc dù thuốc lá là sản phẩm phi khuyến dụng
nhưng công ty luôn cố gắng thực hiện đầy đủ,
đúng Luật phòng chống tác hại của thuốc lá
với mục tiêu: Tôn trọng khách hàng, đảm bảo
quyền lợi của khách hàng. Ngoài ra, công ty
còn thực hiện tốt trách nhiệm với môi trường
(Công ty thực hiện đăng ký bảo vệ môi trường,
phòng cháy chữa cháy...), với nhà nước (đóng
thuế, phí đầy đủ, đúng hạn...), với cộng đồng
(thực hiện ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, quỹ đền
ơn đáp nghĩa....).
Tuy nhiên, với bốn cấp độ của CSR thì công
ty TNHH Long Hà mới chỉ thực hiện tốt được
hai cấp độ đầu tiên (trách nhiệm kinh tế và
trách nhiệm pháp lý), còn hai cấp độ cao hơn
(trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân văn,
từ thiện) kết quả thực hiện còn khá mờ nhạt,
hạn chế, đặc biệt là cấp độ bốn do CSR là vấn
đề khá mới đối với công ty Long Hà. Hai cấp
độ cao hơn này là niềm ao ước, mong đợi của
cộng đồng, do vậy công ty cần cố gắng thực
hiện CSR tốt hơn nữa trong thời gian tới.
3.4. Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện CSR
của doanh nghiệp
3.4.1. Đối với nhà nước
- Hệ thống pháp luật cần tăng cường việc
chi tiết, rõ ràng, cụ thể, có tính thực tiễn cao để
dễ dàng áp dụng, thực thi.
- Luật pháp của nhà nước cần có những biện
pháp hữu hiệu hơn nữa để chống buôn lậu, làm
hàng giả, hối lộ, độc quyền
- Nhà nước cần đưa ra các chính sách tăng
cường các hoạt động nghiên cứu về mức độ
Kinh tế & Chính sách
110 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
nguy hiểm, độc hại của ngành nghề, nghiên
cứu, xây dựng, ban hành mô hình mẫu về thực
hiện CSR, đặc biệt là mô hình của các doanh
nghiệp điển hình, của các tập đoàn kinh tế lớn,
với mỗi mô hình cần phân tích ưu, nhược
điểm, điều kiện áp dụng.
- Các tổ chức cũng cần đưa CSR trở thành
một tiêu chí trong việc xem xét để trao giải
thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp tiêu
biểu của cả nước như: Sao Vàng Đất Việt,
Ngôi Sao Việt Nam, Sao Đỏ...; Mở rộng quy
mô giải thưởng “Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp” trong tất cả các ngành, nghề để các
doanh nghiệp thường xuyên phấn đấu trong
việc cải thiện điều kiện làm việc và đời sống
cho người lao động, bảo vệ môi trường
- Các cơ quan có chức năng của Nhà nước
cần hợp tác với nhau trong việc tuyên truyền
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR để
làm gương cho các doanh nghiệp khác.
- Hiện nay, trong các trường đại học dạy về
kinh doanh, sinh viên chủ yếu được học về các
kỹ năng cứng là các nghiệp vụ, kỹ thuật kinh
doanh là chính chứ ít khi được dạy về các kỹ
năng mềm: cách ứng xử trong hoạt động kinh
doanh, và càng hiếm được dạy về cách ứng xử
có đạo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp với
xã hội, với cộng đồng. Nếu có cũng chỉ là
những tiêu chí chung chung như giữ chữ tín,
trung thực, tuân thủ pháp luật Thế nhưng
trong kinh doanh kiến thức về nghề nghiệp chỉ
được thể hiện thông qua những hành vi: hành
vi đó có đạo đức, có trách nhiệm hay những
việc làm phi đạo đức, vô trách nhiệm. Do vậy,
lồng ghép các kiến thức về văn hoá kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp vào chương trình giảng dạy là
thực sự cần thiết.
3.4.2. Đối với công ty TNHH Long Hà
- Nâng cao nhận thức về CSR trong công ty:
trước hết phải bắt đầu từ người đứng đầu công ty
bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng
rất lớn, thậm chí tuyệt đối tới chiến lược sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Công ty cần có chiến lược dài hạn trong việc
xây dựng và thực hiện CSR với một lộ trình phù
hợp. Theo đó, công ty sẽ vạch ra từng bước thực
hiện những nội dung trách nhiệm xã hội không
chỉ phù hợp với các tiêu chí: kinh tế, pháp luật,
đạo đức, nhân văn mà còn hài hoà với lợi ích của
các chủ thể có liên quan, góp phần vào sự phát
triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập trong
giai đoạn hiện nay của nước ta.
IV. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai
trò của CSR ngày càng quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của công ty. CSR là công cụ
hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao chất
lượng, giá trị, tăng doanh thu... Thực tế thực
hiện CSR của Công ty TNHH Long Hà có
những điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất là khía cạnh kinh tế trong CSR:
Công ty TNHH Long Hà luôn chú ý đến tăng
vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động được tăng lên đều đặn
qua các năm, nhưng doanh nghiệp lại sử dụng
chưa hợp lý. Thể hiện ở chỗ lợi nhuận giảm,
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh cũng không cho thấy dấu hiệu khả quan.
Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện tình
hình thì để thoát khỏi tình trạng này.
Thứ hai là khía cạnh pháp lý trong CSR: Đây
là một điểm đáng chú ý của doanh nghiệp và
luôn được đánh giá cao. Doanh nghiệp thực hiện
đúng, đủ, kịp thời các quy định của nhà nước,
pháp luật, thể hiện: Hồ sơ pháp lý của doanh
nghiệp đầy đủ, khi được kiểm tra luôn sẵn có;
thực hiện hợp đồng với lao động, nhà đầu tư theo
đúng những gì đã thỏa thuận; không để xảy ra
tình trạng thiếu sót hồ sơ, chứng từ; nhận được
khen thưởng, vinh danh của các cơ quan.
Thứ ba là khía cạnh đạo đức trong CSR:
Đạo đức của doanh nghiệp được thể hiện ở
Kinh tế & Chính sách
111TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2016
việc đối xử công bằng giữa những người lao
động, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo,
Lao động của doanh nghiệp đều được tham gia
bảo hiểm, được hưởng chế độ lương, thưởng
hợp lý với công việc, thời gian lao động. Đồng
thời, ở doanh nghiệp cũng chưa xảy ra tình
trạng tắc trách trong công việc dẫn tới phải bị
xử phạt, khiển trách hay trừ lương.
Thứ tư là khía cạnh bác ái trong CSR: Tuy
còn ít và mờ nhạt, nhưng doanh nghiệp đã
bước đầu có tham gia hưởng ứng các hoạt
động từ thiện, ủng hộ. Đây là bước tiến đáng
kể, quan trọng của doanh nghiệp. Đó là doanh
nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích của
doanh nghiệp mình mà còn quan tâm đến cuộc
sống của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carroll (1979). A Three - Dimensional Conceptual
Model of Corporate Social Performance. Academy
Management Review, University of Texas Dallas, Texas.
2. Lê Thanh Hà (2006). Trách nhiệm xã hội toàn doanh
nghiệp trong vấn đề tiền lương. Báo lao động xã hội, số 290,
ngày 15/5/2006, Hà Nội.
3. Hoàng Long (2007). Trách nhiệm xã hội – động lực
cho sự phát triển. Báo Thương mại, số 6/2007, Hà Nội.
4. Hồng Minh (2007). Trách nhiệm xã hội và đạo đức
doanh nghiệp. Báo văn hóa và đời sống xã hội, số 2/2007,
Hà Nội.
5. Phòng Kế toán tổng hợp (2011, 2012, 2013). Báo cáo
Tài chính năm 2011, 2012 và 2013. Công ty TNHH Long
Hà, Bắc Giang.
THE CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY:
A CASE STUDY OF LONG HA – BAC GIANG LIMITED COMPANY
Dang Thi Hoa, Giap Thi Huyen Trang
SUMMARY
Corporate social responsibility is one of the important issues and it currently is getting the attention from the
State, businesses, investors, consumers and the entire society. Viet Nam is a strong developing country and on
the world integration, therefore, the CSR is more being focus on. Tobacco industry is the sector receiving the
deep concern from the different parts of society on the implementation of CSR. The Long Ha Bac Giang
limited company is the member of Tobacco Association which have committed to implement CSR. Actually,
whether this company has fully implemented regulations or not will be presented in this article.
Keywords: Bac Giang, Cigarette, company, corporate social responsibility (CSR).
Người phản biện : PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Ngày nhận bài : 03/9/2015
Ngày phản biện : 15/10/2015
Ngày quyết định đăng : 20/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_truong_hop_nghien.pdf