Một số giải pháp khắc phục những vi
phạm Hiến pháp trong hoạt động tư pháp
Thứ nhất, quán triệt nguyên tắc “Nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử được đảm
bảo”. Nội dung này được thể hiện tại Điều 13
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Thực
tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy mô
hình tố tụng tại phiên tòa của Việt Nam theo
hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, các
chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được những
người tham gia tố tụng trình bày khách quan
tại phiên tòa và trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử
ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán
quyết đó chính xác, đúng pháp luật.
Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các
cấp trong thời gian vừa qua cũng đã được nâng
lên, giảm các vụ, việc oan, sai. Thực hiện
nghiêm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
được đảm bảo. Cơ quan tư pháp phải quy định
chi tiết, cụ thể về tranh tụng tại phiên tòa của
tất cả các lĩnh vực xét xử.
Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh
nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét
xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.
Phải thực hiện và xử lý nghiêm những
Thẩm phán, Hội thẩm không độc lập xét xử
trong mọi hoạt động của mình theo quy định
của pháp luật tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho
đến khi kết thúc phiên tòa xét xử chứ không
chỉ giới hạn bởi “khi xét xử”. Đồng thời,
nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội
thẩm trong công tác xét xử và cũng là đảm bảo
cho nguyên tắc này phải được thực thi trong
thực tiễn xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề vi phạm hiến pháp trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
34
1. Một số dấu hiệu vi phạm Hiến pháp
trong hoạt động tư pháp
Ở Việt Nam, quyền tư pháp chỉ trở thành
quyền lực thực tế thông qua các hoạt động cụ
thể của các chủ thể xác định. Đây là quá trình
chuyển quyền tư pháp được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật vào thực tiễn đời sống
xã hội và hoạt động này được gọi là hoạt
VẤN ĐỀ VI PHẠM HIẾN PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lương Văn Tuấn1
Trần Văn Duy2
1 Tiến sỹ, Khoa Luật, Học viện Phụ nữ Việt Nam
2 Tiến sỹ, Viện Từ điển Bách khoa thư Việt Nam
Tóm tắt: Việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta nhằm mục đích xây dựng hệ
thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con
người. Tuy nhiên, hoạt động tư pháp vẫn còn nhiều bất cập như việc xác định Tòa án có vị trí
trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm chưa được xác định đầy đủ, chưa có cơ chế đảm bảo
vai trò trung tâm của Tòa án; tranh tụng tại phiên tòa được coi là khâu đột phá của cải cách tư
pháp nhưng chưa được quy định mang tính đột phá xây dựng quy trình, cơ chế cụ thể; nhận thức
của cán bộ tư pháp về tranh tụng chưa đầy đủ, toàn diện; việc tranh tụng còn hình thức, hiệu
quả chưa cao. Vai trò, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân và mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân
dân với Thẩm phán trong quá trình xét xử các vụ án chưa được quy định cụ thể; hoạt động của
Hội thẩm nhân dân còn mang tính hình thức, có xu hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ Hội thẩm
nhân dân Chính những bất cập trên, khó tránh khỏi những vi phạm Hiến pháp trong hoạt
động tư pháp ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến những dấu hiệu
vi phạm Hiến pháp trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần vào
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Từ khóa: Hiến pháp, Tòa án, cải cách tư pháp, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Nhận bài: 02/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
Violations of the Constitution in judicial practices in Vietnam: situation and suggestions
Abstract: The implementation of the judicial reform strategy in our country aims at building
the judicial system which is clean, strong, effective, justice, to respect and protect human rights.
However, many shortcomings remain in judicial activities, either the lack of clear definitions on
the central location of the court, the key role of judgement, or absence of mechanism to ensure
the central role of the Court; that litigation at the trial is considered a breakthrough in the
judicial reform have not yet been defined with procedure reforms, specific mechanisms;
awareness of judicial officers on litigation is limited and incomprehensive. The role and
responsibilities of the People’s jurors and the relationship between People’s jurors and the judge
during the trials of cases has not been specified; operation of the People’s jurors is superficial,
the People’s juror’s team tends to be professionalized ... Due to these inadequacies, it appears
violations of the Constitution in the judicial activities in Vietnam. Therefore, the study of issues
related to the signs of violating the Constitution in judicial activities in Vietnam have significantly
contributed to the building of socialist legitimate state which is of the people, by the people and
for the people.
Keywords: Constitution, Courts, Judicial Reform, Judges, People’s Jurors.
Received: Oct 02th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
35
động thực hiện quyền tư pháp hay là hoạt
động tư pháp.
Hoạt động tư pháp luôn được gắn liền với
quá trình thực hiện quyền tư pháp của cơ quan
tư pháp. Theo quy định tại Hiến pháp năm
1946 và các văn bản pháp luật ban hành trong
giai đoạn 1946-1959 sử dụng. Điều 63 Hiến
pháp năm 1946 quy định: Cơ quan tư pháp của
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: Tòa
án tối cao, các Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ
nhị cấp và sơ cấp. Trong giai đoạn này, hoạt
động tư pháp không chỉ là hoạt động xét xử,
do các thẩm phán xét xử thực hiện, mà nó còn
có các hoạt động điều tra; hoạt động công tố
do các công tố viên thực hiện. Đến Hiến
pháp năm 2013, lần đầu tiên kể từ sau Hiến
pháp năm 1946 đã xác định rành mạch: Quốc
hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính
phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Tòa
án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư
pháp. Trong đó, Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ
quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
Chức năng xét xử của Tòa án là một chức năng
đã được thể hiện xuyên suốt trong các bản Hiến
pháp trước đây. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên
Tòa án được trao một sứ mệnh cao quý, riêng
có của Tòa án đó là “thực hiện quyền tư pháp”.
Đây là quy định rất mới của Hiến pháp năm
2013. Thực hiện quyền tư pháp ở đây là “bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân”
Do đó, việc xác định các dạng vi phạm
Hiến pháp trong hoạt động tư pháp phải dựa
vào những quy định trên, “việc vi phạm Hiến
pháp nếu có, trước hết phải kể đến cơ quan
Quốc hội - lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội; Chính phủ - hành pháp; cơ quan Chính
phủ - bộ và các cơ quan ngang bộ và cơ quan
Tòa án - tư pháp.3”
Một số dấu hiệu vi phạm Hiến pháp trong
hoạt động tư pháp thể hiện ở một số giác độ
sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc độc lập xét xử của
Toà án theo Hiến pháp quy định chưa thực sự
được đảm bảo
Hiến pháp năm 2013 đã quy định những
nguyên tắc về tổ chức và hoạt động độc lập thực
hiện quyền tư pháp của Tòa án. Theo đó, nguyên
tắc độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân được đảm bảo. Trong thời gian qua, việc
nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nói chung
và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa
nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước và cả xã
hội quan tâm. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày
02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 đề ra yêu cầu: “Đổi
mới việc tổ chức phiên Tòa xét xử, xác định rõ
hơn vị trí, vai trò trách nhiệm của người tiến
hành tố tụng theo hướng đảm bảo tính công
khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất
lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử coi đây
là khâu đột phá của hoạt động tư pháp4”.
Để đảm bảo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân
thủ pháp luật trong hoạt động xét xử, ngày
01/03/2007, Chánh án Tòa án Toà án nhân dân
tối cao đã ban hành Chỉ thị số 01, nêu rõ:
“Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu
trách nhiệm chính về quản lí đối với các mặt
công tác, đặc biệt là chất lượng xét xử, không
được lạm dụng việc tổ chức công tác xét xử,
trao đổi ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ để
hình thành chế độ duyệt án, áp đặt quan điểm
3 GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Một số vấn đề về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, kiểm sát hoạt
động tư pháp, truy cập tại trang [truy cập
lúc 1h30 ngày 20.3.2016]
4 Xem tại [truy cập lúc 1h20 ngày 20.3.2016]
5 Xem tại [truy cập lúc 12h20 ngày 20.3.2016]
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
36
cá nhân trái với nguyên tắc độc lập xét xử và
chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết
các vụ án5”.
Khoản 3 và 5, Điều 103 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan,
tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của
Thẩm phán, Hội thẩm Nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử được bảo đảm”.
Đây là những quy định mới, thể hiện sự
kiên trì, quyết tâm đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta đối với tổ chức và hoạt động tư pháp,
đặc biệt là tranh tụng trong xét xử.
Như vậy, việc thực hiện đảm bảo nguyên tắc
khi xét xử thẩm phán độc lập chỉ tuân thủ pháp
luật và việc thực hiện tranh tụng và nâng cao chất
lượng tranh tụng tại phiên tòa có ý nghĩa rất quan
trọng trong tiến trình cải cách tư pháp nói chung
và trong hoạt động xét xử nói riêng. Từ chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, không
có đất cho “báo án, duyệt án” tồn tại. Việc “báo
án” và thực hiện theo sự thống nhất về nội dung
xử án (về tội danh, về mức án..) từ Chánh án,
Kiểm sát viên, Điều tra viên và Ủy ban Tư pháp
trước khi xét xử, mà dư luận lâu nay vẫn gọi là
án “bỏ túi”, “họp án, gán tội”, là vi phạm nguyên
tắc độc lập xét xử của Hội đồng xét xử đã được
Hiến pháp và pháp luật quy định.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân
oan sai trong tố tụng hình sự. Thực trạng này
không được chấn chỉnh, sẽ hạn chế nguyên tắc
độc lập của Thẩm phán và cũng triệt tiêu vai
trò, vị thế của Luật sư trong hoạt động tranh
trụng tại phiên tòa xét xử công khai. Do đó, cơ
quan tiến hành tố tụng đã “vi hiến” khi tổ chức
“họp án” với 03 cơ quan Tòa án nhân dân, Viện
Kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra.
Thứ hai, trong hoạt động xét xử, hành vi vi
phạm Hiến pháp thường được thấy qua các
biểu hiện vi phạm nguyên tắc tranh tụng khi
tiến hành xét xử của Toà án.
Tranh tụng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thực hiện quyền tư pháp. Tranh tụng
không chỉ là một phương thức để tìm ra chân
lý, mà theo Hiến pháp năm 2013, nó còn có
nghĩa là công cụ bảo vệ quyền con người và
quyền công dân trong một nhà nước pháp
quyền, là cách thức để nâng cao nhận thức, tạo
ra một môi trường dân chủ, bình đẳng trong
các quan hệ tố tụng, buộc các chủ thể có thẩm
quyền thực hiện các hành vi tố tụng một cách
nghiêm túc, đúng pháp luật, qua đó làm giảm
thiểu các vi phạm pháp luật của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các bên khi
tiến hành một quy trình tố tụng tại Tòa án. Với
vai trò đặc biệt như vậy, Hiến pháp năm 2013
đã ghi nhận nguyên tắc tranh tụng là một trong
những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của
hệ thống Tòa án nhân dân. Khoản 5 Điều 103
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nguyên tắc
tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.
Nguyên tắc này là cần thiết đối với hoạt động
của Tòa án, đặc biệt là khi lần đầu tiên trong
lịch sử lập hiến Việt Nam, Tòa án được ghi
nhận là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện
quyền tư pháp của mình, hơn ai hết, Tòa án phải
là người thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc
về tranh tụng mà Hiến pháp đã quy định.
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, chất lượng
công tác tư pháp nhìn chung chưa ngang tầm
với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, chưa thể
hiện hết quyền lực của Nhà nước mà vẫn còn
nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan
người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ
của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư
pháp. Biểu hiện rõ nhất, quá trình xét xử của
Tòa án ở Việt Nam chưa thực sự theo nguyên
tắc tranh tụng mà vẫn nặng theo nguyên tắc xét
hỏi, luật sư chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ở đây,
không hẳn là việc chuyển hoàn toàn sang mô
hình tố tụng tranh tụng là phù hợp với điều
kiện ở nước ta, song việc duy trì quá lâu mô
hình tố tụng buộc tội mà chậm cải tổ rõ ràng
5 Xem tại [truy cập lúc 12h20 ngày 20.3.2016]
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
37
đang tạo ra sự bất bình đẳng lớn giữa các bên
tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến chất lượng
của hoạt động xét xử. Đó là chưa kể hoạt
động tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay
vẫn thiên về xu hướng bắt nhầm còn hơn bỏ
sót. Vì vậy, người có hành vi mặc dù chỉ ở mức
độ phát hiện tội phạm đều có thể bị bắt giam để
tiến hành điều tra để buộc tội, mà rất ít khi dựa
trên các quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Nhiều vụ án không có đủ bằng chứng để
kết tội phải hoãn phiên tòa để tiến hành điều
tra bổ sung. Về các vụ việc dân sự, khi xét xử
Tòa án chưa thực sự tôn trọng quyền tự định
đoạt của các bên, nhiều trường hợp có sự can
thiệp của Viện Kiểm sát, nhiều trường hợp
Thẩm phán phải tự đi thu thập các chứng cứ6.
Thứ ba, hành vi vi phạm Hiến pháp trong
hoạt động tư pháp được biểu hiện vi phạm cơ
quan tư pháp có thẩm quyền ban hành một văn
bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm,
quyền hạn của mình, đã đặt ra những quy định
trái với những quy định của Hiến pháp hoặc
trái với tinh thần của Hiến pháp.
Chẳng hạn như việc quy định hướng dẫn
liên quan đến án treo là Nghị quyết đang có
hiệu lực pháp luật là Nghị quyết số
01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng
dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về
thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình
phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, trong
đó tại tiểu mục 6.3 Mục 6 hướng dẫn Điều 60
án treo. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn của
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Mục 6
Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày
02/10/2007 có những quy định chưa triệt để
tuân thủ Hiến pháp, bởi lẽ, trong nhiều điều
luật của Bộ luật Hình sự chưa quy định cụ thể.
Ví dụ: điểm b khoản 1 Điều 48 và một số điều
luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình
sự chỉ quy định “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp”, còn thế nào là “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp” thì không giải thích. Để áp
dụng thống nhất tình tiết này khi xét xử, tại
Mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
đã hướng dẫn thế nào là “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp”.
Hiện nay, có một thực tế mà ai cũng biết, đó
là: Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và
2013 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới là cơ
quan có quyền giải thích luật, nhưng do nhiều
nguyên nhân nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
chưa thực hiện được nhiệm vụ giải thích luật,
do đó, mặc dù chỉ là Nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật, nhưng trong đó có chứa
đựng nội dung có tính chất “giải thích”.
Thậm chí, trong hoạt động cơ quan tư pháp,
Tòa án đã ban hành Công văn số 141/TCNDTC-
KHXX ngày 21/9/2011 của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết
các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu
tài sản. Công văn số 141/TANDTC-KHXX, có
chứa quy phạm pháp luật nhưng chưa được đăng
tải trên báo cũng như lấy ý kiến các tổ chức có liên
quan có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục
theo các điều khoản nêu trên của Luật Ban hành
VBQPPL năm 2008 ( Hiện đã được thay thế bằng
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015), cũng vì Điều
126 Hiến pháp 1992 quy định: Tòa án có nhiệm
vụ “bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân” nên việc ban hành văn
bản từ chối thụ lý yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu đối
các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản và
cũng là tài sản của người dân, chính là Tòa án đã
không làm tròn nghĩa vụ “bảo vệ tài sản công dân”
theo Hiến pháp quy định.
Thứ tư, hành vi vi phạm Hiến pháp trong
hoạt động tư pháp thường được thấy qua các
biểu hiện vi phạm cơ quan tư pháp có nghĩa vụ
đã không ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật để cụ thể hóa việc thực hiện các quy
định của Hiến pháp hoặc không ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật mà theo
quy định là phải ban hành
6 Xem them:
tien-ky-2/
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
38
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội đồng
Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, từ đầu
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (năm 2002) đến
nay, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa
án NDTC, Viện KSNDTC cần ban hành 3.980
văn bản để quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết. Nhưng trên
thực tế, chỉ có 3.260 văn bản được ban hành, đạt
82%. Số còn lại bị “nợ đọng” kéo dài, trong đó,
có văn bản chậm ban hành tới gần 10 năm như
các nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân
sự. Được thông qua từ ngày 28-10-1995, có hiệu
lực từ 1-7-1996, nhưng sau gần 10 năm, cơ quan
chức năng mới ban hành được 54 văn bản, còn
20 nội dung của bộ luật vẫn chưa được quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành. Tháng 6-2005,
khi chưa được hướng dẫn hết, Bộ luật Dân sự
lại được Quốc hội sửa đổi một cách cơ bản để
phù hợp với tình hình mới.
Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực từ ngày
15-10-1993, nhưng sau gần 10 năm, Tòa án
NDTC, Viện KSNDTC, Tổng cục Địa chính
mới phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số
01 ngày 3-1-2002 hướng dẫn về thẩm quyền
của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh
chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
Với Luật Đất đai năm 2003 (Hiện đã được
thay thế bằng Luật Đất đai năm 2013), việc
chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành
làm cho luật chậm đi vào cuộc sống. Điều này
khiến các cơ quan tổ chức áp dụng không
thống nhất, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
2. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm
Hiến pháp trong hoạt động tư pháp
Thứ nhất, hoạt động tư pháp của Việt Nam
không hoàn toàn giống như của các nhà nước
tư bản.
Hiến pháp năm 2013 mới khẳng định rõ
ràng về điều này, không có sự phân quyền rạch
ròi giữa hành pháp và tư pháp. Quyền hành
pháp của chúng ta không bao gồm quyền công
tố buộc tội của Viện Kiểm sát. Chính phủ -
hành pháp trước hết phải được hiểu ở tầm hẹp
nhất là phải giữ gìn trị an cho người dân, phòng
và chống tội phạm. Muốn thực hiện tốt quyền
này mà không có quyền công tố buộc tội thì
không thể nào đảm đương được. Chính phủ
quản lý rất tốt mọi mặt, trong đó có cả phát
triển kinh tế, mà tội phạm đầy rẫy thì cũng
không thể nào đứng vững được.
Thứ hai, Nguyên tắc độc lập của Tòa án
chưa được tuân thủ một cách triệt để ở nước
ta, bởi lẽ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước Việt Nam vẫn phải theo theo nguyên tắc
tập quyền.
Nguyên tắc tập quyền không thể là cơ sở
cho sự độc lập của Tòa án bởi nó dẫn đến việc
quyết định của Tòa án khó tránh khỏi phụ
thuộc vào sự chỉ dẫn, sự can thiệp của các cơ
quan nhà nước khác. Trên thực tế, quá trình tố
tụng ở Việt Nam có nhiều khiếm khuyết, dẫn
tới những vụ án oan sai như hiện nay. Hiện còn
có trường hợp xét án thông qua việc báo cáo
án, báo cáo nghiệp vụ với Chánh án, Chánh án
tòa cấp trên duyệt án, xét án. Nguyên tắc độc
lập xét xử đã có từ lâu trong Hiến pháp nhưng
trên thực tế, vẫn có tình trạng can thiệp dù ít
hay nhiều. Cơ cấu Tòa án địa phương được tổ
chức theo đơn vị hành chính, vẫn chịu sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của Hội
đồng nhân dân cùng cấp nên thực tế cho thấy,
nơi nào cấp ủy và Hội đồng nhân dân quản lý
theo hướng tích cực, đúng quy định của pháp
luật trong công tác tư pháp thì Tòa án nơi đó có
nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ
cán bộ tuân thủ pháp luật và thực hiện nhiệm
vụ xét xử được giao. Ngược lại, nơi nào cấp
ủy, Hội đồng nhân dân quan tâm không đúng
mức đến công tác Tòa án hoặc để xảy ra tình
trạng buông lỏng chỉ đạo, giám sát hay can
thiệp quá sâu vào việc xét xử của Tòa án thì
công tác Tòa án nơi đó gặp nhiều khó khăn,
phức tạp, thậm chí ảnh hưởng đến tính chất độc
lập trong hoạt động xét xử.
Thứ ba, hoạt động tư pháp ở Việt
Nam chưa thực sự chủ động kinh phí hoạt động
vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ quan nhà
nước khác, đồng thời phụ thuộc vào các Tòa
án cấp trên.
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
39
Phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động,
chế độ chính sách đối với Tòa án được cấp
như định mức đối với cơ quan hành chính sự
nghiệp, chưa thực sự phù hợp với tính chất
đặc thù, đặc biệt của công tác xét xử, của cơ
quan đặc biệt thực hiện quyền tư pháp quốc
gia, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả công tác
của các Tòa án.
Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền
tư pháp, quyền lực đặc biệt bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân bằng các
hoạt động của Tòa án. Do đó, chức năng, nhiệm
vụ, mô hình tổ chức và nguyên tắc hoạt động,
chế độ đãi ngộ, cơ sở vật chất của Tòa án cần
được nhận thức và xác định đúng tầm, đảm bảo
đầy đủ các yếu tố để Tòa án hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà nhà nước và nhân dân giao phó.
3. Một số giải pháp khắc phục những vi
phạm Hiến pháp trong hoạt động tư pháp
Thứ nhất, quán triệt nguyên tắc “Nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử được đảm
bảo”. Nội dung này được thể hiện tại Điều 13
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Thực
tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy mô
hình tố tụng tại phiên tòa của Việt Nam theo
hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, các
chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được những
người tham gia tố tụng trình bày khách quan
tại phiên tòa và trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử
ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán
quyết đó chính xác, đúng pháp luật.
Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các
cấp trong thời gian vừa qua cũng đã được nâng
lên, giảm các vụ, việc oan, sai. Thực hiện
nghiêm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
được đảm bảo. Cơ quan tư pháp phải quy định
chi tiết, cụ thể về tranh tụng tại phiên tòa của
tất cả các lĩnh vực xét xử.
Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh
nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét
xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.
Phải thực hiện và xử lý nghiêm những
Thẩm phán, Hội thẩm không độc lập xét xử
trong mọi hoạt động của mình theo quy định
của pháp luật tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho
đến khi kết thúc phiên tòa xét xử chứ không
chỉ giới hạn bởi “khi xét xử”. Đồng thời,
nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội
thẩm trong công tác xét xử và cũng là đảm bảo
cho nguyên tắc này phải được thực thi trong
thực tiễn xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.
Thứ ba, giải thích Hiến pháp và luật phải là
một trong những biểu hiện thẩm quyền của
quyền tư pháp.
Theo quy định của Hiến pháp, UBTVQH
có thẩm quyền giải thích Hiến pháp và pháp
luật. Nhưng cho đến nay, UBTVQH không
thực hiện được chức năng này, bởi lẽ, về
nguyên tắc đó là cơ quan lập pháp chứ không
phải là cơ quan áp dụng luật. Nguyên tắc
“Người làm được việc lớn thì tất nhiên bao giờ
cũng làm được việc nhỏ” của hệ thống luật La
Mã cổ đại trong điều kiện hiện nay có lẽ không
phù hợp và nếu còn đi chăng nữa thì đấy là
hoạt động lập pháp chứ không phải là giải thích
luật. Lập pháp là chức năng của Quốc hội và
thông qua pháp lệnh cũng thuộc chức năng của
UBTVQH. Muốn giải thích được các điều luật
một cách chính xác thì phải trăn trở với nó, vì
vậy buộc phải đặt việc giải thích trong một vụ
việc cụ thể, gắn với các sự kiện pháp lý cụ thể.
Chỉ có Tòa án với nguyên tắc nghĩa vụ phải xét
xử của Thẩm phán mới có điều kiện cũng như
nghĩa vụ giải thích các điều luật. Điều này có
nghĩa là giải thích điều luật phải gắn với một
trường hợp cụ thể mà không thể là giải thích
chung chung, rơi vào tình trạng của việc giải
thích trừu tượng. Việc trao quyền này cho
UBTVQH tức là không phân biệt rõ và thậm
chí còn là nhầm lẫn giữa lập pháp và tư pháp7.
Thứ tư, hệ thống tư pháp phải có quyền chủ
động trong việc ban hành và lấp khoảng trống
của pháp luật
(Xem tiếp trang 60)
7 Xem them:
tien-ky-2/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_vi_pham_hien_phap_trong_hoat_dong_tu_phap_o_viet_nam.pdf