Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay

Hội nghị còn thảo luận, đề xuất với Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số nội dung: - Cho nghiên cứu cơ chế công khai tài sản một số chức danh chủ chốt, cao cấp của Đảng, Nhà nước; công khai tài sản của cán bộ, công chức khi được đề bạt, bổ nhiệm và ứng cử; có cơ chế để thẩm định, xác minh tài sản, thu nhập. - Có quy chế về trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng khi để ra tham nhũng nơi mình được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Từ vụ Vinashin và những yếu kém trong điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng, cân nhắc tái lập Ban Kinh tế, Ban Nội chính của Đảng. - Đẩy mạnh việc ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, tạo thuận lợi cho xử lý án tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Cân nhắc việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng. - Cân nhắc việc thí điểm mô hình Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh là Bí thư Tỉnh uỷ hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, cùng song hành với mô hình Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban như hiện nay. Có ý kiến đề xuất Ban chỉ đạo trong cơ cấu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 CHÍNH SÁCH I. Nét đặc sắc và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc ở thế kỷ 20, đồng thời cũng là lãnh tụ, là chiến sĩ tiên phong chống tham nhũng - một vấn đề mang tính toàn cầu. Bởi vì hiếm có một lãnh tụ nào, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình lại kiên trì, liên tục và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng như Hồ Chí Minh. Người luôn lên án nạn tham nhũng ở các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc địa, tay sai trước kia và cả trong chế độ mới của chúng ta. Sự thống nhất tuyệt đối giữa nói và làm, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và tự mình nêu tấm gương sáng nhất về đạo đức cách mạng “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” đã làm nên nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chống tham nhũng nói riêng. Tư tưởng chống tham nhũng của Người thể hiện qua những nội dung cơ bản sau: 1. Đấu tranh, tố cáo nạn tham nhũng trong các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc địa và chế độ tay sai bán nước để thức tỉnh quần chúng nhân dân, tiến hành vận động cách mạng Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi còn đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài báo, phóng sự tố cáo nạn tham nhũng trong các loại quan chức chính quyền thực dân ở Đông Dương, coi tham nhũng là hiện tượng bản chất của chế độ này, Người viết: “Trong cái xứ này, do thiếu sót hay nói đúng hơn do ý định của Chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưới cũng đều có nạn tham nhũng mua quan bán tước”1. Trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Paris năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã dành hẳn một chương để viết về nạn tham nhũng trong bộ máy cai trị, của những Tham nhũng là quốc nạn không của riêng một quốc gia nào, một thời nào. Cuộc chiến chống tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra mọi nơi, mọi lúc trên toàn thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng là bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nét đặc sắc và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vận dụng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. NGUYễN QUỐC SửU * VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG GIAI ĐOạN HIỆN NAY VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (*) TS. Học viện Hành chính (1) Báo L’ Populaire, ngày 4/9/1919; Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, tr.12 -13. Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 333 2011 CHÍNH SÁCH kẻ tự xưng là “quan phụ mẫu” của dân. Người vạch ra các thủ đoạn phung phí tiền của dân cho việc tham quan, triển lãm, tiếp khách, giải trí, mua sắm biệt thự, xe cộ, các thủ đoạn rút tiền từ việc nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để rút tiền công quỹ, chi tiêu sử dụng cho riêng mình. Tệ tham ô cùng các thủ đoạn bóc lột làm cho gánh nặng thuế khoá đè lên vai người dân thuộc địa. Trong bài báo “Văn minh Pháp ở Đông Dương” viết bằng tiếng Đức, đăng trên tập san Inprekorr, số 17 năm 1927, với bút danh A.P, Người đã tố cáo sự thối nát của thực dân Pháp qua thú nhận của tờ L Impartial của Pháp ở Đông Dương rằng viên thống đốc Cônhắc đã phạm một loạt hành động tham nhũng. Cả người “đảng viên xã hội” Varen cũng tham gia hăng hái vào việc tham nhũng vì chỉ vài tháng sau khi tới Đông Dương, ông ta đã gửi về Pháp 74 hòm tặng phẩm có trọng lượng 4.810 kg và kích cỡ là 30 mét khối”. Trong bài báo “Phong trào nông dân tỉnh Quảng Đông” viết bằng tiếng Anh ngày 16/10/1925, với bút danh Nilôpxki, Người cũng tố cáo nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền cũ ở Trung Quốc. Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” viết bằng chữ Hán, Người tố cáo nạn tham nhũng trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, qua bài Lai Tân: “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh. Chong đèn, huyện trưởng làm công việc. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong bài “Công lý của Mỹ” đăng trên báo Cứu quốc, số 1877, ngày 6/8/1951, ký bút danh Đ.X. Người tố cáo chế độ xã hội Mỹ nhân danh công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền, nhưng “Quốc hội Mỹ đã thừa nhận những tổ chức chính trị, kinh tế, tài chính, pháp luật, báo chí của Mỹ thông đồng với lũ trộm cướp để ăn hối lộ và để trị những công nhân và công chức giác ngộ. Và vì vậy nên Mỹ không trị những bọn trộm cướp đó”3. Trong bài “Tâm lý của binh sĩ Hoa Kỳ” đăng báo Nhân Dân, số 4384, ngày 7/4/1966, với bút danh Chiến Sĩ, Người đã nêu bức thư của một binh sĩ Mỹ ở Nam Việt Nam gửi bạn ở Hoa Kỳ biểu thị thái độ phản chiến vì phải chiến đấu để bảo vệ chế độ tham nhũng làm tay sai Mỹ. Bức thư có đoạn: “Những người lãnh đạo cái nhà nước Nam Việt Nam đều là bọn trộm cướp, hủ bại, đê hèn, hồ đồ. Họ đều ghét cộng sản nhưng tên nào cũng có rất nhiều tiền bạc gửi nhà băng nước ngoài. Số tiền đó nhiều gấp mấy lần số tiền lương của họ. Nơi tôi làm cố vấn, Chính phủ Mỹ trả lương cho 338 nhân viên, nhưng thực tế chỉ có 50, 60 người làm việc. Thế là mỗi tháng, bọn quan lại Nam Việt Nam tham ô hơn 4.000 đô-la. Tôi đã báo cáo việc đó lên cấp trên. Nhưng kết quả là tôi đã bị điều đến một đơn vị trực tiếp chiến đấu”4. Đó chỉ là những ví dụ điển hình cho thấy các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc địa, tay sai đều bị Hồ Chí Minh vạch trần bản chất tham nhũng, thối nát, nhằm mục đích thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đánh đổ những chế độ đó, xây dựng chế độ mới, tốt đẹp hơn. 2. Đấu tranh chống tham nhũng trong lòng chế độ mới Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đến kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rồi xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không lúc nào lơi lỏng cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng ngay trong lòng chế độ mới mà Người đã sáng lập nên. Có điều, mục tiêu đấu tranh không phải là để xoá bỏ chế độ mới mà để xây dựng, củng cố, hoàn thiện nó. Bởi vì tham nhũng, thối nát không phải là bản chất của chế độ mới, nó chỉ là một tệ nạn nguy hiểm, một biểu hiện cao độ của sự thoái hoá, biến chất trong một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. (2) Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù, Nxb. Phổ thông, Hà Nội, 1960. (3) Báo Cứu quốc, số 1877, ngày 6/8/1951. (4) Báo Nhân Dân, số 4384, ngày 7/4/1966. 34 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 CHÍNH SÁCH Chính quyền cách mạng non trẻ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận diện ra căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ làm cho những người có chức quyền dễ bị tha hoá biến chất, không còn là “đầy tớ của nhân dân”, làm cho dân mất niềm tin và bất bình. Hơn một tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, trong thư gửi cho Uỷ ban các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã vạch ra và cảnh báo một số hành vi tham nhũng mà công chức nhà nước dễ mắc phải, đó là tham ô của công, đục khoét của dân, ăn hối lộ và một số sai phạm khác như: làm việc trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, bè phái quan liêu, địa phương chủ nghĩa, hẹp hòi, quân phiệt, v.v.. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều không quên nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng. Tổng hợp các bài báo, bài nói chuyện tại các hội nghị, hoặc thư gửi các đoàn thể, địa phương, các ngành, giới, có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập một cách khá cơ bản, toàn diện các vấn đề chống tham nhũng. Về khái niệm và tính chất xấu xa, nguy hại của nạn tham nhũng Người thường dùng từ tham ô (hoặc nhũng lạm) và hay gắn với tệ quan liêu, lãng phí. Theo Người, “tham ô là lợi dụng quyền hành hoặc chức trách để ăn cắp của công; lãng phí là làm tốn kém hao tổn một cách vô ích. Tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận, tham lam, là không tôn trọng của công, là không thương tiếc tiền gạo, mồ hôi nước mắt của đồng bào kiếm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra. Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Người còn cho rằng, tham ô còn là “ăn cắp thì giờ của Chính phủ, của nhân dân, vì nhân dân đã trả lương cho mình mà không làm việc tốt”; “Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”; Người lên án “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội, nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ và công nhân” (Thư gửi các đồng chí Bắc bộ và Trung bộ). Một lần khác, Người lại viết: “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của nhân dân ta..”. Người coi bọn tham nhũng là “kẻ địch”, là “giặc nội xâm”, hoặc ngang hàng với “kẻ phản quốc” Về nguyên nhân, nguồn gốc và điều kiện phát sinh tham nhũng Về khách quan, nguồn gốc xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước. Dù nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa nếu không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trang tham ô, lãng phí. Những người có chức có quyền, dù to hay nhỏ đều có điều kiện để tham nhũng. Người viết: “Những người trong các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều có nhiều hoặc ít quyền hành, đều có dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Nếu không giữ cần kiệm liêm chính, chí công, thì trở nên hủ hoá, biến thành sâu mọt của nhân dân”. Về chủ quan, do cán bộ, công chức “vì thiếu đạo đức cách mạng, vì cá nhân chủ nghĩa mà sinh tham ô”, Người nói: “Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh nguy hiểm như lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham lam, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức kỷ luật, kém tinh Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 353 2011 CHÍNH SÁCH thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích cách mạng, của nhân dân. Tóm lại, do chủ nghĩa cá nhân mà phạm nhiều sai lầm”. Người còn chỉ ra rằng, có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu, bệnh quan liêu là chỗ gieo hạt, vun trồng cho tham ô, lãng phí nảy nở. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm”Vì vậy, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”. Tham ô, lãng phí còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hoá và trình độ tổ chức, quản lý nhà nước yếu kém. Cho nên muốn chống tham ô, lãng phí, cần phải nâng cao trình độ của cán bộ, công chức cả về phẩm chất đạo đức và văn hoá cũng như năng lực tổ chức, quản lý nhà nước. Các biện pháp, “phương thuốc” chống tham nhũng Từ những nguyên nhân cơ bản trên, Người nêu ra các biện pháp, “phương thuốc” chống tham nhũng (và thường gắn với quan liêu, lãng phí) một cách toàn diện, đồng bộ, thống nhất, từ các biện pháp chính trị đến kinh tế, tư tưởng đến tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế, bắt buộc theo pháp luật, v.v.. Một là, muốn chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trước hết và quan trọng nhất là phải chống chủ nghĩa cá nhân, vì nó là thứ vi trùng rất độc, là kẻ thù nguy hiểm gây ra mọi sai lầm, tội lỗi. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên, trong bộ máy của Đảng, Nhà nước thì Đảng mới thực sự trong sạch và vững mạnh. Đảng phải thực hành kỷ luật nghiêm minh, Nhà nước phải có các thể chế, luật pháp cụ thể, rõ ràng; phải biết dựa vào quần chúng đấu tranh, phê bình, giáo dục và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, tham ô, lãng phí gây nguy hại cho Đảng, cho Nhà nước, cho nhân dân. Như thế, Đảng, Nhà nước mới thật sự trong sạch, vững mạnh, mới giành được sự tin yêu thực sự của nhân dân. Hai là, phải thực hành dân chủ, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, phải biết dựa vào dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Uỷ viên 36 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 CHÍNH SÁCH này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phảỉ là làm quan cách mạng. Thực hiện dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Người nhấn mạnh, chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia vào công tác quản lý, thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mới có thể chống tham ô, lãng phí, quan liêu một cách tích cực, có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người dân phải biết phát huy quyền làm chủ của mình, Người nói “Quan tham vì dân dại”, vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hành chữ liêm. Nếu nhà bị mất cắp mất trộm thì hô hoán lên và cả xóm, cả làng đuổi bắt kẻ trộm. Khi của công bị mất cắp, mất trộm thì mọi người đều có trách nhiệm vạch mặt kẻ gian và đưa nó ra trước pháp luật vì mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn của công Của công, của Nhà nước là bất khả xâm phạm, tham ô của công tức là xâm phạm đến lợi ích của nhân dân, tức là kẻ địch. Cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết. Dùng cách thật thà tự phê bình và phê bình để tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu để cùng nhau tiến bộ Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Người nhiều lần nhấn mạnh “kiên quyết chống tham ô là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân”. Thực hiện ý kiến của Người, Đảng ta đã tiến hành cuộc vận động “Ba xây ba chống” là: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm; Tăng cường quản lý kinh tế tài chính, Cải tiến kỹ thuật, Chống tham ô, lãng phí, quan liêu” (phát động vào những năm 60 của thế kỷ trước). Ba là, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức. Trên cở sở đó, xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ, có hiệu lực, thể hiện và thực hiện trên thực tế quyền lực của nhân dân (bằng đầy đủ các cơ chế, chính sách, luật pháp), chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; thực hiện dân chủ hoá, công khai hoá và minh bạch. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, thực sự là “công bộc” của nhân dân; chăm lo xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bản thân Người là tấm gương sáng nhất về đạo đức cách mạng “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, lời nói đi đôi với việc làm. Hồ Chủ tịch là lãnh tụ có “lòng nhân ái mênh mông” dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người, nhưng Người cũng thể hiện tinh thần, thái độ kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua những “đêm trắng” suy nghĩ đã quyết định y án tử hình đố với viên Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu vì đã tham ô lớn tiền của quân đội, ăn chơi sa đọa, trong khi toàn dân, toàn quân đang gian khổ hy sinh kháng chiến chống thực dân Pháp. Vụ án này là bài học lịch sử nhưng còn mang tính thời sự nóng hổi trong tình hình hiện nay. II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay 1. Xác định bản chất tham nhũng và chủ trương biện pháp phòng, chống tham nhũng Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tham nhũng được xác định là lực cản trở công cuộc đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu và nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Nhận thức được những tác hại đó, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong tình hình mới. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) tiến hành toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày càng được tiến hành mạnh Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 373 2011 CHÍNH SÁCH mẽ, toàn diện, đồng bộ. Nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, hoặc Chuyên đề đề cập đến công tác phòng chống tham nhũng của Đảng lần lượt ra đời. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã có các Quyết định, Pháp lệnh, Nghị định về chống tham nhũng, và nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng được ban hành năm 2005 đã và đang đi vào thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng của toàn dân5. Thông qua những tài liệu, văn kiện và hoạt động thực tiễn chống tham nhũng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thể hiện sự vận dụng, cụ thể hoá và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng một cách rất sáng tạo, phong phú, đa dạng, đi vào mọi khía cạnh của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng phù hợp với tình hình mới. Pháp lệnh Chống tham nhũng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/2/1998, đã định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Như vậy, tham nhũng được mô tả dưới dạng hành vi, bao gồm ba yếu tố cơ bản: Chủ thể tham nhũng phải là đối tượng đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn; Hành vi tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; Mục đích của hành vi tham nhũng vì vụ lợi. Hành vi tham nhũng được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản trên, nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì không cấu thành tội tham nhũng mà có thể cấu thành tội khác (như hành vi cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999). Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định rõ người được coi là có chức vụ, quyền hạn; quy định rõ “các hành vi tham nhũng” gồm 12 điểm, như tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản Như vậy, “tham ô” chỉ là một trong 12 hành vi tham nhũng ngày nay. Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định rất đầy đủ, chi tiết về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; việc phát hiện hành vi tham nhũng; việc xử lý những người có hành vi tham nhũng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, v.v.. Có thể nói, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 là biểu hiện tập trung của sự vận dụng, phát triển, cụ thể hoá, luật pháp hoá tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong tình hình mới ở nước ta. 2. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong những năm qua và định hướng của Đảng ta Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”. Cho nên, Đảng chủ trương “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở”6. Đại hội X của Đảng cũng nêu thực trạng: (5) Xin nêu một số Văn kiện chính: Nghị quyết số 4–NQTƯ ngày 12/9/1987 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện “Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (khoáVI) về tiến hành cuộc đấu tranh chống tiêu cực, nhất là chống tham nhũng; Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định về đấu tranh chống tham nhũng; Năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký “Quyết định về bài trừ tệ tham nhũng và buôn lậu”. Năm 1998, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ban hành“Pháp lệnh chống tham nhũng”; Ngày 29/11/2005, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tham nhũng. Đây là văn bản pháp luật hoàn chỉnh nhất về phòng chống tham nhũng đang có hiệu lực. (6) Văn kiện Đại hội IX; Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.67 và tr.135. 38 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 CHÍNH SÁCH “Thoái hoá, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”7. Nghị quyết. Đại hội X của Đảng đã xác định “đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của toàn xã hội”. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XI, có đánh giá tình hình hiện nay “Tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi”. Như vậy, thực trạng tham nhũng ở nước ta trong những năm qua là “nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi”. Tính chất nghiêm trọng được thể hiện là nó diễn ra một cách phổ biến ở hầu hết mọi ngành nghề, mọi địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, quản lý hành chính, giao thông, các ngành liên quan đến đào tạo con người hay cứu giúp con người như giáo dục, y tế, chính sách xã hội; các ngành bảo vệ pháp luật như công an, kiểm sát, toà án v.v.. Tính nghiêm trọng còn thể hiện ở số lượng (chỉ tính ở số đã được phát hiện, xử lý), và “chất lượng” các vụ án tham nhũng. Xin nêu một số vụ điển hình như: vụ tham nhũng đất công ở Đồ Sơn, Hải Phòng với 8 bị cáo phải ra hầu toà (trong đó có những cán bộ chủ chốt của ngành tài nguyên môi trường Đồ Sơn và Hải Phòng và cán bộ đảng, chính quyền thị xã Đồ Sơn; hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai xảy ra ở nhiều nơi khác, như Bến Cát, Bình Dương, ở thị xã Sơn La mà quy mô và tính chất nghiêm trọng không kém gì vụ Đồ Sơn, Hải Phòng; vụ bê bối tại Ban điều hành Dự án tin học hoá cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005 do nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng ban (Dự án 112) với 200 tỉ đồng đã bị thất thoát và làm trái, tương đương 20% tổng kinh phí đã sử dụng cho đề án; vụ “Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ” với các bị cáo là Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Điện Biên, Trưởng ban quản lý xây dựng tượng đài, Giám đốc Công ty mỹ thuật Trung ương; vụ Lương Cao Khải, Vụ phó Vụ thanh tra kinh tế 2, nguyên Trưởng đoàn thanh tra các dự án tại Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, đã nhận của các đối tượng thanh tra 13.500 USD và 200 triệu đồng; vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông - Tây và môi tường nước Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận hối lộ 262.000 USD của nhà thầu tư vấn thiết kế PCI của Nhật Bản; vụ ông Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ăn chơi sa đoạ, trác táng suốt 5 năm (từ 2005 đến 2010), bị lôi ra ánh sáng, bị cách mọi chức vụ Đảng, chính quyền... Trên đây chỉ là một số vụ tiêu biểu trong hàng trăm, hàng ngàn vụ việc tham nhũng mà đã, hoặc chưa bị phát giác, chưa bị xử lý để mọi người hình dung ra tính chất “nghiêm trọng, kéo dài, chưa bị đẩy lùi” ở nước ta. Cuối tháng 11/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng8. Hội nghị này đã cho thấy một cách khá toàn diện cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và nhân dân ta trong những năm qua. Trong nhiệm kỳ này (2006-2010), Đảng và Nhà nước đã coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước đã dành (7) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, 6/2006, tr.263-264. (8) Theo Tạp chí Cộng sản điện tử, 30/11/2010. Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 393 2011 CHÍNH SÁCH sự quan tâm lớn trong chỉ đạo điều hành, thể hiện quyết tâm chính trị cao, tổ chức thực hiện, triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tháng 7/2006, Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”; Quốc hội khoá XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó quy định thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng. Hàng năm, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt, đánh giá kết quả phòng chống tham nhũng; Quốc hội nghe báo cáo và cho ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng; Uỷ ban thường vụ Quốc hội tăng cường công tác giám sát về phòng chống tham nhũng. Công tác phòng chống tham nhũng là một nội dung chính trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Các bộ, ngành trung ương và các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tổ chức nghiêm túc việc quán triệt, triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Trên nhiều mặt, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt kết quả và chuyển biến rõ nét. Công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tham nhũng gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo được chuyển biến trong nhận thức, ý thức và trở thành hành động trong phòng, chống tham nhũng. Việc phòng ngừa tham nhũng với những giải pháp đồng bộ đang từng bước phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng được tăng cường. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm theo pháp luật. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở trung ương và cấp tỉnh, cùng các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được hình thành khẩn trương đi vào hoạt động, đã giúp các cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đã được phát huy. Theo báo cáo, trong 4 năm (2007-2010), cả nước có 276 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 39 trường hợp, xử lý hành chính 212 trường hợp. Ngành Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai, thu chi tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thuế, cổ phần hoá doanh nghiệp, Uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng đã tham mưu, giúp Ban Bí thư tổ chức kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, đất đai, tài nguyên Theo số liệu của 63 tỉnh, thành phố, trong nhiệm kỳ qua, có 2.494 đảng viên, cấp uỷ viên tại các đảng bộ tỉnh, thành phố bị thi hành kỷ luật do liên quan đến tham nhũng, lãng phí. Hội nghị đã thống nhất đánh giá những cố gắng, kết quả đạt được và cả những hạn chế, yếu kém, những khó khăn trong công tác phòng chống tham nhũng. “Trong những năm qua, bên cạnh những chuyển biến tích cực, thì giữa quyết tâm chính trị với hành động thực tiễn còn khoảng cách”9. Khoảng cách ấy là không ít cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu chưa thường xuyên và thực sự quan tâm tới phòng, chống tham nhũng. Nhiều nơi mới chỉ chú ý tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa X), Luật Phòng, chống tham nhũng, xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử và có chương trình hành động, nhưng thực hiện thì sơ sài, hình thức. Hiệu quả phát hiện tham nhũng thông qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn hạn chế. Có 12 tỉnh, qua cả nhiệm kỳ 5 năm không phát hiện, chuyển cơ quan điều tra vụ nào để xử lý hình sự. Với những vụ đã phát hiện thì quá trình tố tụng kéo dài, hồ sơ trả lại nhiều lần; (9) Phát biểu của đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Phó Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tại Hội nghị. 40 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 CHÍNH SÁCH một số vụ cho hoãn xử, đình chỉ quá nhiều bị can; có hiện tượng lạm dụng tình tiết đã bồi thường, khắc phục hậu quả, nhân thân tốt để xử lý hành chính hoặc cho hưởng án treo. Một số vụ có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng hoặc có yếu tố nước ngoài chậm được xem xét, kết luận. Số vụ bị phát hiện, xử lý hình sự có xu hướng giảm dần, năm sau ít hơn năm trước, cho thấy hiện tượng thiếu quyết tâm đấu tranh, tâm lý ngán ngại va chạm Về phương hướng công tác phòng chống tham nhũng nhiệm kỳ tới (2011 – 2015) nhiều ý kiến tại Hội nghị cho rằng cần kiên quyết mục tiêu: ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng; loại bỏ dần cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng. Để đạt mục tiêu ấy, các cấp uỷ đảng phải thực sự coi phòng, chống tham nhũng là trọng tâm công tác lớn, trong đó phải bố trí cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm công tác phòng, chống tham nhũng. Cùng với việc hoàn thiện thể chế để phòng ngừa, phải khắc phục những hạn chế phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ vừa qua và triển khai các giải pháp đã được đề ra trong “Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020” và kế hoạch thực hiện “Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng”. Cần có nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, sáng tạo hơn. Như công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản khi có yêu cầu, và có cơ chế để xử lý hành vi làm giàu bất chính; khoan hồng đặc biệt với người đưa hối lộ nhưng tự giác khai báo; có cơ chế ngăn chặn hành vi che giấu, tẩu tán tài sản do tham nhũng mà có. Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần được khẩn trương triển khai; phát huy vai trò tích cực của báo chí trong phòng chống tham nhũng. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ngành, các cấp cần xác định đúng vai trò, vị trí công tác phòng chống tham nhũng, coi đây là một trong các trọng tâm công tác lớn có tính chất thường xuyên, liên tục. Trước hết, phải đánh giá đúng thực trạng tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống tham nhũng tại cơ quan đơn vị mình. Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức lối sống “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Công tác phòng chống tham nhũng phải là nội dung kiểm điểm định kỳ công tác của các cấp, các ngành. Kết quả thực hiện phòng chống tham nhũng là một tiêu chí không thể thiếu được trong việc bình xét thi đua, khen thưởng và phân loại chất lượng đảng viên, đề bạt cán bộ. Hội nghị còn thảo luận, đề xuất với Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số nội dung: - Cho nghiên cứu cơ chế công khai tài sản một số chức danh chủ chốt, cao cấp của Đảng, Nhà nước; công khai tài sản của cán bộ, công chức khi được đề bạt, bổ nhiệm và ứng cử; có cơ chế để thẩm định, xác minh tài sản, thu nhập. - Có quy chế về trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng khi để ra tham nhũng nơi mình được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Từ vụ Vinashin và những yếu kém trong điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng, cân nhắc tái lập Ban Kinh tế, Ban Nội chính của Đảng. - Đẩy mạnh việc ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, tạo thuận lợi cho xử lý án tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Cân nhắc việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng. - Cân nhắc việc thí điểm mô hình Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh là Bí thư Tỉnh uỷ hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, cùng song hành với mô hình Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban như hiện nay. Có ý kiến đề xuất Ban chỉ đạo trong cơ cấu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh. * Với những gì mà toàn Đảng, toàn dân ta đã làm được trong những năm qua trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng; với những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết; với những giải pháp đã và đang được đưa ra; với quyết tâm mới, động lực mới sau Đại hội Đảng lần thứ XI, những mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta nhất định sẽ được thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_phong_chong_tham_nhung_tron.pdf
Tài liệu liên quan