Mặt khác trong đời sống chính trị các
chính quyền của Thái Lan từ trước đến nay đều
thi hành một chính sách đối nội và đối ngoại
mềm dẻo, hết sức riêng biệt. Họ thường nói
người Thái có thể dễ uốn cong, gió chiều nào
theo chiều ấy nhưng không bao giờ gãy, cốt sao
bảo đảm được lợi ích quốc gia của họ. Cách ứng
xử này được hình thành trong lịch sử Thái Lan.
Người Thái là cư dân làm ruộng nước cần một tổ
chức xã hội ổn định nhưng nước Thái Lan lại
nằm trên đường biên đầy biến động (giữa Trung
Hoa và Ấn Độ, giữa Anh - Pháp thời thực dân.
Sau này là Mỹ với Nhật; giữa các nước Đông
Dương và các nước ASEAN) cho nên họ phải
thực hiện chính sách mềm dẻo kiểu cây sậy theo
cách gọi của nhiều nhà nghiên cứu. Chính vì vậy
suốt trong thời kỳ xâm lược của chủ nghĩa thực
dân đế quốc phương Tây, Thái Lan là nước duy
nhất ở Châu Á (trừ Nhật Bản) tránh được chiến
tranh, giữ được nền độc lập.
Phải chăng cách ứng xử "tuỳ thời" và
"biến dịch" của người Thái đã làm cho họ có
được một sự thích ứng đặc biệt và khả năng đối
phó cao. Qua những thăng trầm, biến thiên của
lịch sử người Thái vẫn vững vàng và phát triển
đi lên.
Khi bàn về nguyên nhân thành công và
chưa thành công của một số nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh ở Châu Á và Đông Nam Á
trong thời gian qua người ta thường nói nhiều
đến tính mềm dẻo, linh hoạt của các mối quan hệ
trong đó văn hoá có một vai trò hết sức to lớn.
Ngày nay trong hành trang dựng xây đất nước
giàu mạnh, củng cố ý thức tự cường dân tộc và
thiết kế tinh thần hợp tác khu vực một cách toàn
diện, một bài học quan trọng đối với các nước là
phải đánh giá đúng vai trò và huy động tối đa
sức mạnh của văn hoá. Điều đó chứng minh rằng
phải chăng sự thâu hoá có chọn lọc và sức sáng
tạo văn hoá của người Thái trong diễn trình lịch
sử đã đem lại cho họ sự thành công đáng kể trên
con đường xây dựng đất nước phồn vinh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hoá và con người Thái Lan – dưới góc nhìn của du khách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013)
37
VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI THÁI LAN – DƯỚI GÓC NHÌN CỦA DU KHÁCH
THAI’S CULTURE AND PEOPLE – UNDER THE VIEW OF TOURISTS
Nguyễn Thế Hoàn
Trường Đại học Quảng Bình
TÓM TẮT
Bài viết đề cập đến một số nét văn hóa truyền thống của người Thái trong diễn trình lịch sử cũng như
trong đương đại. Trên cơ sở đó tác giả cố gắng làm nổi bật những giá tri văn hóa có tính khu biệt của dân tộc
Thái so với văn hóa các dân tộc xung quanh. Đấy chính là những vấn đề đáng phải suy nghĩ trong sự hội nhập
và giao lưu văn hóa khu vực hiện nay.
Từ khóa: Thái Lan; văn hóa, truyền thống; hội nhập
ABSTRACT
The article mentions some traditional cultural features of Thai people from the history to current process
in term of travelling. Hence, the author tries to illustrate distinctive values of culture of Thai people in comparison
with around communities. Those are thoughtful issues in the integration and cultural cross at present.
Key words: Thailand; culture; traditional; integration
1. Đặt vấn đề
Trong sự sinh tồn và phát triển của mỗi
cộng đồng, mỗi dân tộc, quốc gia, văn hoá bao
giờ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nói đến văn hoá là nói đến thế ứng xử của con
người và của cả cộng đồng trước thiên nhiên và
trong xã hội. Thế ứng xử đó thường được xét hai
dạng: trong cuộc sống vật chất và trong cuộc
sống tinh thần.
Với bài viết nhỏ này tôi không có tham
vọng đề cập hết thảy những vấn đề của văn hoá
Thái Lan mà chỉ có đôi điều cảm nhận về một số
nét văn hoá truyền thống của người Thái dưới
góc độ du lịch.
2. Nội dung
Là một quốc gia có lịch sử lâu đời, ngay
từ buổi đầu dựng nước người Thái đã tạo lập cho
mình một nền văn hoá tiêu biểu. Đó là nền văn
hoá lúa nước được khởi nguồn từ sản xuất nông
nghiệp. Cũng như các nước Đông Nam Á, đặc
trưng văn hoá của người Thái là cư dân làm
ruộng nước. Đối với họ Đất - Nước - Lúa là
những yếu tố cơ bản liên quan đến sự sống còn
của cộng đồng cư dân. Vì thế trong đời sống vật
chất, cơm gạo được coi là thứ quan trọng nhất
không thể thiếu được. Người Thái tin tưởng rằng
cơm gạo bản thân nó cũng có một linh hồn và vô
số những lễ nghi cầu cúng khác nhau được cử
hành trong quá trình trồng lúa. Nếu người Việt
có câu thành ngữ: "Cơm với cá như mẹ với con"
thì người Thái cũng nói: "Đi ăn cá về ăn cơm"
(Pay kin pa, ma kin khẩu) hoặc tục ngữ Thái có
câu: "Hay lựa tá bẩu, tò na hẫu nưng" tức là:
"nương hút mắt không bằng ruộng một thửa" [1].
Những truyền thuyết về "Quả bầu" của
người Lào hay "Bọc trăm trứng" của người Việt
đã được cứ liệu ngôn ngữ, khảo cổ, nhân chủng
học làm hậu thuẫn gợi lên ý niệm xa xưa về quan
hệ cội nguồn của các tộc người trên bán đảo
Đông Dương thì câu chuyện: "Sinh đất, sinh
nước" của người Thái cho chúng ta hiểu thêm
quan niệm của họ về nguồn gốc của con người.
Trong đời sống tâm linh các yếu tố Đất - Nước -
Lúa đều được người Thái thần thánh hoá và
được nâng lên hàng các vị thần: Thần Đất - Thần
Nước - Thần Lúa. Từ khi hạt thóc được gieo
xuống đất đến mùa gặt lúa về nhà người Thái lúc
nào cũng mong sao trời yên biển lặng, mưa gió
thuận hoà. Nữ thần Nước sẽ mang lại mùa màng
tốt tươi cây cối ra hoa kết trái. Chính vì thế ngày
lễ lớn nhất trong năm là Tết năm mới của người
Thái gọi là Soỏng Kran được định vào đầu mùa
mưa khoảng giữa tháng tư Dương lịch. Trong
ngày này khắp bản làng, đường phố người ta té
nước cho nhau, mỗi gia đình thường có bình
nước thơm, khi có khách đến thăm gia chủ cầm
một cành hoa nhúng vào bình nước rồi vẩy lên
áo người khách để chúc mừng năm mới. Nhiều
chàng trai cũng muốn nhờ dòng nước mát để bày
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013)
38
tỏ tâm tình với các cô gái. Cũng trong những
ngày này người ta tổ chức thả chim lên trời, thả
cá xuống nước, trả tự do cho muôn loài với niềm
hy vọng may mắn quanh năm. Sau những ngày
tết vui chơi nhộn nhịp là Lễ xuống đồng mà
người Thái gọi là Lễ Re Kna giống như Lễ cày
Hạ điền của người Việt trước đây. Vào ngày này
nhà vua thực hiện nghi lễ trọng thể, lội xuống
ruộng mở một đường cày đầu tiên mở đầu cho
vụ mùa tươi tốt. Nông dân khắp nơi lập bàn thờ
nhỏ trên mảnh ruộng của mình, có hương nến, có
hoa quả cầu Nữ thần Đất, Nữ thần Nước, phù hộ
cho vụ mùa bội thu, cho đến ngày nay ở Thái
Lan vẫn duy trì Lễ hội này, có điều ông Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp thay mặt Nhà Vua thực
hiện nghi lễ. Đến mùa thu hoạch mỗi gia đình
làm lễ đưa thóc vào nhà, thường là bữa cơm gạo
mới (lễ cơm mới) có nhà sư đến tụng kinh cảm
ơn Nữ thần Lúa sau đó mời bà con xóm giềng
sang ăn uống tưng bừng chuyện trò vui vẻ. Tình
làng nghĩa xóm càng thêm đậm đà thân thiết.
Ngoài các lễ hội có tính chất toàn quốc ở
nhiều nơi trên đất nước Thái Lan còn có những
lễ hội riêng như: Lễ hội tên lửa Yasothon ở miền
Bắc các quả tên lửa tự chế với đủ kích cỡ được
phóng lên trời, người ta tin rằng sẽ bảo đảm cho
thời tiết thuận hòa và vụ mùa bội thu. Lễ hội Phi
Ta khon ở Loei vào tháng 6, trong lễ hội này
người ta đóng giả các thần linh thành những con
ma đi rong ngoài phố rất vui nhộn để kỉ niệm
việc hoàng tử Vessandorn quay trở về thành phố
quê hương. Lễ hội đua thuyền Phichitn vào
tháng 9 dược tổ chức hàng năm trên sông Nan.
Họ đua bằng những con thuyền gỗ bơi chậm. Lễ
hội Chak Phra ở Surat Thani vào tháng 10 - đây
là lễ hội rước các tượng Phật đặt trên xe kéo đi
khắp các đường phố hoặc thả trôi trên các dòng
sông và các con kênh. Lễ hội đua trâu ở
Chonburi vào tháng 10, là một cuộc diễu hành
và chạy đua của những con trâu, con vật quý giá
nhất đối với người nông dân Thái. Hàng năm
người Thái còn tổ chức các cuộc vui chơi, có
điều người Thái thường đi chơi thành từng nhóm
mà ít khi đi một mình. Họ có rất nhiều cách lựa
chọn để vui chơi giải trí. Nhiều sân gol, câu lạc
bộ và công viên thiên nhiên khắp cả nước tụ tập
đông người đủ mọi lứa tuổi tham gia với nhiều
trò chơi phong phú (ở thủ đô Băng Cốc đã có tới
800 câu lạc bộ). Các cuộc dã ngoại đến các
thành phố xanh, các suối nước khoáng để tham
quan du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh... Các hòn
đảo và các bãi biển ở Thái Lan, đặc biệt là ở
Phuket đều được tận dụng đặc biệt vào các kì
nghỉ cuối tuần. Các nhóm sinh viên và viên chức
kể cả các du khách đến đây để bơi thuyền, lướt
ván buồm, lặn và nhảy dù có tàu kéo Môn bơi
lặn đã trở nên một môn thể thao được ưa chuộng
ở Thái Lan. Môi trường lặn rất phong phú từ
những mỏm đá ngầm ở dưới nước sâu đến những
bãi san hô cạn với làn nước tinh khiết. Trong khi
lặn người ta có thể quan sát và thưởng thức một
thế giới sinh động đầy màu sắc dưới đáy đại
dương. Du khách đến Thái lan sẽ có dịp thử cưỡi
voi. Để có được những chú voi thuần thục biết
nghe lời con người, các huấn luyện viên phải khổ
công huấn luyện cho chúng. Việc huấn luyện voi
là một nghề và đồng thời là một nét đặc trưng
trong văn hóa của người Thái. Có trường huấn
luyện voi ở trung tâm bảo tồn cách Lampang 28
km tren đường đến Chiêng Mai. Tại đây voi con
được huấn luyện hàng ngày từ lúc 9 giờ sáng và
khách có thể tự do đến xem. Tất cả các hoạt động
đó đều có các công ty du lịch cung ứng những tua
du lịch nội địa hay quốc tế trọn gói.
Dẫn ra các lễ hội trên là chúng tôi muốn
nhấn mạnh đến một thế ứng xử hài hoà của
người Thái trước đất trời và trong sản xuất.
Những hoạt động văn hóa đó đã làm con người
xích lại gần nhau hơn, cộng đồng cố kết, tương
trợ lẫn nhau, cũng như góp phần nâng cao chất
lượng sống của mình và đẩy mạnh phát triển
kinh tế, du lịch...
Xét về lĩnh vực giao tiếp và quan niệm
xã hội người Thái có một lối ứng xử rất văn hoá
và mang đầy ý nghĩa nhân văn. Chúng ta đều
biết đối với một nền văn hoá bao giờ cũng chứa
đựng ba yếu tố: Yếu tố bản địa, yếu tố vay mượn
và yếu tố sáng tạo. Đối với người Thái cả ba yếu
tố này đều có tính khu biệt so với văn hoá các
dân tộc chung quanh. Cùng tiếp nhận đạo Phật
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013)
39
và văn hoá Phật giáo nhưng đối với người Lào,
người Việt không quá say mê với giáo lý, không
quá ép mình trong khuôn khổ nghi lễ, không quá
mất nhiều công sức để xây dựng những chùa,
tháp nguy nga. Trái lại, người Thái tiếp nhận đạo
Phật một cách sâu sắc từ lễ nghi đến giáo lý và
cách thể hiện thậm chí ở một số lĩnh vực còn
hơn cả Ấn Độ - Đất nước đã sản sinh ra đạo
Phật. Đạo Phật ở Thái Lan đã trở thành Quốc
giáo gắn liền với đời sống tinh thần và tín
ngưỡng của hơn 95% số dân, cả nước có hàng
vạn ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng quy mô,
hoành tráng và đẹp đẽ. Hầu như làng nào cũng
có một vài ngôi chùa. Nhà chùa là nơi thờ Phật
đồng thời là một trung tâm sinh hoạt văn hoá
tinh thần của nhân dân. Các buổi lễ Phật hay hội
hè đều được tổ chức ở chùa. Những chùa lớn có
thư viện gồm nhiều bộ Kinh Phật cổ xưa rất quý
cách đây 2000 năm. Các vị sư đều được đào tạo
trong các tu viện Phật giáo, hiểu biết nhiều, có
đức độ, vì thế có những vấn đề gì bất trắc xảy ra
trong cuộc sống mọi người đều tìm đến nhà sư
để giãi bày, xin lời khuyên bảo. Con trai đến tuổi
trưởng thành phải vào ở trong chùa vài tháng để
học kinh lễ và tập nếp sống khuôn phép mẫu
mực. Hầu như tất cả các loại hình sinh hoạt văn
hoá nghệ thuật của người Thái đều xoay quanh
một chủ đề là Phật giáo. Một nền văn hoá thấm
đượm tinh thần Phật giáo như vậy đã có ảnh
hưởng lớn đến quan niệm và phong cách sống của
người Thái. Trong xã hội dù có chuyện gì xảy ra
đi nữa thì phải duy trì được sự hài hoà coi đó là
cái cần thiết để bảo đảm cho cuộc sống tốt đẹp.
Truyền thống hàng ngàn năm thờ Đạo Phật đã
dạy cho người Thái bỏ qua những mâu thuẫn, cãi
vã và biết tự kiềm chế. Những bận tâm của cá
nhân luôn thống trị cuộc sống của mọi người dân
Thái. Trong cuộc sống bao giờ người Thái cũng
ưa nhường nhịn, ngay cả ở công sở, trường học,
những nơi công cộng hầu như không xảy ra
những cuộc cải vã, xô xát, ồn ào, náo động. Trong
gia đình của người Thái không bao giờ đánh
mắng con, không bao giờ to tiếng trong nhà. Họ
khuyên dạy con cái phải biết vâng lời cha mẹ và
biết tự lập. Tục ngữ Thái có câu: "Còn nhỏ thì
phải học, lớn lên hãy làm giàu"; "Không nên dựa
vào những người mình yêu thích" [2, tr 145].
Niềm tin tôn giáo cũng làm hậu thuẫn
cho việc giải quyết các xung đột về chính trị.
Hiếm có một đất nước nào như Thái Lan, khi
nền chính trị bị khủng hoảng thì đã có hàng ngàn
nhà sư ngày đêm cầu nguyện ngoài trời mong
các phe phái sớm đối thoại để giải quyết tình
hình đất nước được bình an, ổn định. Những quy
tắc cư xử của người Thái đều dựa vào sự kín đáo
và nhã nhặn. Nụ cười là nét duyên dáng rất dễ
thương của người Thái. Người Thái rất hay cười,
họ cười là biểu thị sự hoà hiếu và thân thiện. Họ
cười để đánh trống lảng trước những câu hỏi khó
trả lời hoặc để xin lỗi nếu có điều gì thiếu nhã
nhặn hay để che giấu sự bối rối của mình. Họ
không cười với mục đích mỉa mai, châm biếm,
nhạo báng người khác. Ngay cả trong cách chào
hỏi của họ cũng bộc lộ sự tôn trọng và khiêm
nhường. Vái là cử chỉ chào hỏi của người Thái.
Người ta giơ hai tay lên, các ngón tay khép lại
chạm nhẹ vào thân người khoảng giữa trán và
ngực trông giống như đang cầu nguyện. Tay càng
đưa cao lên và đầu cúi hơi lâu thì cảng tỏ ý kính
trọng nhiều hơn. Người Thái kkhông bao giờ trực
tiếp phê bình người trên mà chỉ được thực hiện
một cách kính đáo ở sau hậu trường. Họ thường
khuyên nhau: "Chớ giận dữ với người thầy dạy
mình"; "Đừng dạy người đã dạy mình"; "Khi
khen đối với thầy thì khen trước mặt thầy, đối với
kẻ dưới thì khi đã xong việc, đối với bạn bè thì ở
sau lưng" (Tục ngữ Thái) [3, tr 145].
Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không
đề cập đến lòng mến khách và thái độ luôn quan
tâm đến người khác của người Thái. Bất cứ ai,
dù ở cương vị nào đến đất nước Thái Lan cũng
đều được họ đón tiếp một cách ân cần và chu
đáo. Nhiều đoàn cán bộ, giáo viên trường Đại
học Quảng Bình, Đại học Huế., Đại học Vinh,
Đại học Đà Nẳng đến tham quan và làm việc với
một số trường Đại học Thái Lan đã được các
trường bạn đón tiếp rất nồng hậu, lo lắng cho
đoàn từ nơi ăn chốn ở, đi lại kể cả mua sắm. Các
sinh viên là con em của Quảng Trị và Quảng
Bình, Đà Nẳng Nghệ An, đang học tập tại các
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013)
40
Trường Đại học ở Thái Lan luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ hết lòng của Ban Giám hiệu
nhà trường, các thầy cô giáo người Thái. Họ coi
các em như con cái của mình.
Đề cập đến nguyên tắc sống của người
Thái chúng ta thấy cũng rất đơn giản, tiết kiệm.
Trong đời sống thường nhật, họ ăn mặc giản dị
mặc dù họ thích mặc quần áo màu sặc sỡ nhưng
vẫn giữ được y phục truyền thống. Quần áo được
may rộng, không phải bó sát người. Lúc làm việc
ở công sở hay gặt hái ở ngoài đồng, đi chơi, hội
họp người phụ nữ Thái bao giờ cũng mặc váy.
Váy của người Thái được thêu dệt rất công phu,
hình thức đẹp. Đời sống ẩm thực người Thái
cũng không cầu kỳ, trong bữa ăn của họ bao giờ
cũng có cơm cá, rau, canh. Thức uống chủ yếu là
nước hoa quả và nước tinh khiết, ít thấy có bia
rượu và hầu như người Thái không có khái niệm
say rượu. Các món ăn nổi tiếng của người Thái
là lẩu tôm thập cẩm, món dừa sữa trứng nhồi vỏ
bí đỏ. Người ta dùng loại bí đỏ để nhồi và hấp
chín. Khi ăn quả bí được xẻ thành từng miếng
nhỏ dùng trong bữa trà xế của người Thái. Món
chả cá nướng của người Thái ăn kèm với dưa leo
muối. Món xôi xoài là sự kết hợp ngoạn mục
giữa thức ăn mặn và trái cây. Món thịt nướng
của người Thái cũng được xiên vào que để
nướng như kiểu Việt nam. Món hủ tiếu tôm cua
nấu trong siêu đất được ăn ngay lúc nóng sốt với
mùi thơm rau húng ngào ngạt. Nhìn chung tất cả
các món ăn đều có thể phục vụ theo sở thích của
thực khách
Người Thái luôn tuân thủ một nguyên
tắc sống theo Luật pháp, trong đời sống riêng tư
mọi hành động của cá nhân không liên quan đến
ai cả. Còn bất kỳ hành động nào trong môi
trường xã hội đều có liên quan đến tất cả mọi
người. Vì thế phải tuân theo những định chế
nghiêm ngặt. Trong nhiều dịp sang Thái Lan
chúng tôi đã chứng kiến trên một quãng đường
dài từ thành phố Nakhon Phanom đến Thủ đô
Bangkok hơn 800km, chúng tôi không hề thấy
bóng dáng của một cảnh sát nào. Người đi
đường đều thực hiện đúng quy định khu vực
dành riêng cho người đi bộ, xe máy và ô tô...
Các đồ đạc, vật dụng, tài sản để ở công sở hoặc
ngoài trời không bao giờ bị đánh cắp. Ở các
thành phố và các thôn quê gần như không xảy ra
những vụ trộm cắp. Vào chợ mua sắm đồ chúng
ta cũng hết sức yên tâm vì không có ai móc túi,
người bán hàng với thái độ niềm nở thật thà,
không lèo lá, mặc cả. Phải chăng đây là nét đẹp
trong văn hóa của người Thái. Trao đổi với
nhiều hướng dẫn viên du lịch mà chúng tôi đã
gặp khi sang Thái Lan, họ nhận xét người Thái
làm du lịch thành công là nhờ vào các yếu tố cơ
bản sau: người dân Thái thân thiện, vui vẻ, hài
hòa và mến khách, không chụp giựt du khách,
không nói xấu bạn hàng và người khác, đồng
thời rất tôn trọng luật pháp.
Điều đặc biệt đối với người Thái là tính
mềm dẻo, linh hoạt và năng động. Trong sự đối
mặt với tự nhiên thông thường có hai con đường
tồn tại đó là chinh phục, chế ngự và thích nghi.
Nhiều cộng đồng dân tộc lựa chọn giải pháp
chinh phục, chế ngự làm chính, có cộng đồng kết
hợp giữa chinh phục và thích nghi. Cũng có
nhiều cộng đồng lấy thích nghi làm chính.
Nghiên cứu quá trình tồn tại và phát triển của
người Thái qua hàng ngàn năm lịch sử thì chu kỳ
vận động và ứng xử của người Thái là đi từ thích
nghi đến chế ngự và chinh phục trong đó thích
nghi là phổ biến. Nếu so sánh tính cách của
người Việt và người Thái thì rõ ràng cách ứng
xử của người Thái mềm mỏng hơn và cân bằng
hơn theo hướng dụng lợi. Điều đó thể hiện cả
trong văn hoá. Chẳng hạn trong kiến trúc Phật
giáo ở Thái Lan cho thấy đã có sự kết hợp giữa
phong cách kiến trúc Thái với phong cách kiến
trúc phương Tây. Các chùa, Bút Tháp, lâu đài
lớn ở Băngkok được xây dựng hoàn toàn theo
kiểu phương Tây nhưng mái ngói thì hoàn toàn
theo mái nhiều lớp của kiến trúc Thái. Trong đời
sống sinh hoạt văn hoá của biểu hiện một phong
cách đa dạng và phong phú. Bên cạnh sự hiện
diện của các loại hình văn hoá dân gian với các
lễ hội, trò chơi như bơi thuyền, thả diều, cầu
mây, chọi gà, chọi cá, chọi dế, chọi trâu, đấu võ
dân tộc còn tồn tại các loại văn hoá của châu Âu
như chơi Bida, Bóng đá, Tennis, cầu lông, golf,
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013)
41
nhạc vũ kịch, nhạc Rock...
Mặt khác trong đời sống chính trị các
chính quyền của Thái Lan từ trước đến nay đều
thi hành một chính sách đối nội và đối ngoại
mềm dẻo, hết sức riêng biệt. Họ thường nói
người Thái có thể dễ uốn cong, gió chiều nào
theo chiều ấy nhưng không bao giờ gãy, cốt sao
bảo đảm được lợi ích quốc gia của họ. Cách ứng
xử này được hình thành trong lịch sử Thái Lan.
Người Thái là cư dân làm ruộng nước cần một tổ
chức xã hội ổn định nhưng nước Thái Lan lại
nằm trên đường biên đầy biến động (giữa Trung
Hoa và Ấn Độ, giữa Anh - Pháp thời thực dân.
Sau này là Mỹ với Nhật; giữa các nước Đông
Dương và các nước ASEAN) cho nên họ phải
thực hiện chính sách mềm dẻo kiểu cây sậy theo
cách gọi của nhiều nhà nghiên cứu. Chính vì vậy
suốt trong thời kỳ xâm lược của chủ nghĩa thực
dân đế quốc phương Tây, Thái Lan là nước duy
nhất ở Châu Á (trừ Nhật Bản) tránh được chiến
tranh, giữ được nền độc lập.
Phải chăng cách ứng xử "tuỳ thời" và
"biến dịch" của người Thái đã làm cho họ có
được một sự thích ứng đặc biệt và khả năng đối
phó cao. Qua những thăng trầm, biến thiên của
lịch sử người Thái vẫn vững vàng và phát triển
đi lên.
Khi bàn về nguyên nhân thành công và
chưa thành công của một số nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh ở Châu Á và Đông Nam Á
trong thời gian qua người ta thường nói nhiều
đến tính mềm dẻo, linh hoạt của các mối quan hệ
trong đó văn hoá có một vai trò hết sức to lớn.
Ngày nay trong hành trang dựng xây đất nước
giàu mạnh, củng cố ý thức tự cường dân tộc và
thiết kế tinh thần hợp tác khu vực một cách toàn
diện, một bài học quan trọng đối với các nước là
phải đánh giá đúng vai trò và huy động tối đa
sức mạnh của văn hoá. Điều đó chứng minh rằng
phải chăng sự thâu hoá có chọn lọc và sức sáng
tạo văn hoá của người Thái trong diễn trình lịch
sử đã đem lại cho họ sự thành công đáng kể trên
con đường xây dựng đất nước phồn vinh.
3. Kết luận
Đáng tiếc lâu nay sự hiểu biết của chúng
ta về họ còn quá ít, điều đó có nhiều nguyên
nhân: Do sự mặc cảm hoặc sự bất đồng về chính
kiến. Đã đến lúc chúng ta phải hiểu biết về họ và
học tập ở họ nhiều hơn. Kinh nghiệm đã chỉ ra
rằng muốn tự nhận diện và hiểu sâu sắc mình
hơn, trước hết phải hiểu biết về các dân tộc khác
và nền văn hoá của họ. Hy vọng trong thời gian
tới mối quan hệ và sự hợp tác giữa Việt Nam và
Thái Lan sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp
không ngừng xây đắp và cũng cố tình hữu nghị
cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Đức Dương (2001),Giao lưu văn hóa Đông Nam Á, Nxb Văn hóa.
[2] Lưu Đức Trung (1999), Văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục.
[3] Lưu Đức Trung (1999), Văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_va_con_nguoi_thai_lan_duoi_goc_nhin_cua_du_khach.pdf