Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh,
do mục đích của pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh là để kiểm soát các hành vi xâm
hại trật tự cạnh tranh, cấu trúc thị trường và
thông qua đó để bảo vệ, duy trì cạnh tranh.
Theo mục đích này, pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh phải là “luật công”, để bảo vệ
trật tự công và các lợi ích công. Do đó, việc
điều tra, xử lý các hành vi vi phạm là thuộc
về nhiệm vụ, chức năng của cơ quan cạnh
tranh. Chính vì vậy, về nguyên tắc, đối với
loại việc này, khi thực hiện quyền khiếu nại,
bên khiếu nại chỉ cần đưa ra căn cứ khiếu
nại, còn nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về
cơ quan cạnh tranh4. Thậm chí, ngay trong
các vụ việc hạn chế cạnh tranh cũng cần
phân biệt nghĩa vụ chứng minh giữa loại
việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với loại
việc lạm dụng quyền lực thị t ường. Hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là loại hành vi
khó phát hiện và chứng minh nhất (vì thông
thường các chủ thể thực hiện hành vi này do
biết tính trái luật của hành vi và chế tài rất
nặng có thể phải đón nhận nếu bị phát hiện
nên thường cố tình “che giấu”), để thu thập
được chứng cứ chứng minh đòi hỏi phải có
cơ quan điều tra với đầy đủ thẩm quyền, các
nhân viên điều tra có kinh nghiệm, kỹ năng,
4 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 830
5 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; tr. 842-843
nghiệp vụ, do đó, nghĩa vụ chứng minh sẽ
hoàn toàn thuộc về cơ quan cạnh tranh. Đối
với hành vi lạm dụng quyền lực thị trường,
hành vi thường biểu hiện ra bên ngoài, dễ
nhận thấy trong mối quan hệ với đối tác,
khách hàng (ví dụ hành vi ấn định giá, phân
biệt đối xử, áp dụng các điều kiện thương
mại bất lợi.), nhưng việc xác định điều kiện
chủ thể (có quyền lực thị trường hay không)
lại là vấn đề không dễ dàng với bên khiếu
nại. Trong những vụ việc này, theo kinh
nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của các
quốc gia trên thế giới, người ta tìm cách san
sẻ nghĩa vụ chứng minh giữa người khiếu
nại và người bị nghi vấn lạm dụng quyền
lực thị trường; quyền điều tra và kết luận
được dành cho cơ quan cạnh tranh. Thủ tục
thu thập chứng, đánh giá chứng cứ và phán
quyết của cơ quan cạnh tranh được tiến hành
tương tự như cơ quan tư pháp5.
Như vậy, cách quy định chung về
nghĩa vụ chứng minh cho bên khiếu nại như
hiện nay trong pháp luật cạnh tranh sẽ không
khuyến khích, thậm chí gây khó khăn cho
việc thực hiện quyền khiếu nại của các tổ
chức, cá nhân, hạn chế khả năng phát hiện,
điều tra và xử lý các vi phạm pháp luật cạnh
tranh
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về cơ chế đảm bảo quyền khiếu nại vụ việc cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ CƠ CHẾ ĐẢM BẢO
QUYỀN KHIẾU NẠI VỤ VIỆC CẠNH TRANH
Tóm tắt:
Nội dung quy định về quyền khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong
Luật Cạnh tranh năm 2018 đã có khá nhiều thay đổi so với quy
định của Luật Cạnh tranh năm 2004. Mặc dù chưa được thực thi,
song các thay đổi này dường như vẫn chưa thực sự đủ tốt để khuyến
khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực thi quyền khiếu
nại của mình.
Trần Anh Tú*
* ThS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract
Legal regulations on the right to complain about the competition
cases in the Competition Law of 2018 has been relatively amended
in comparison to the those provisions of the Competition Law
of 2004. Although not yet being enforced, these amendments do
seem good enough to encourage and facilitate organizations and
individuals to exercise their right of complanation.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật cạnh tranh; vụ việc cạnh
tranh; thủ tục giải quyết vụ việc cạnh
tranh; khiếu nại vụ việc cạnh tranh
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/08/2018
Biên tập : 10/09/2018
Duyệt bài : 13/09/2018
Article Infomation:
Keywords: Competition Law;
competition cases; resolution
procedures for competition cases;
complaination to competition cases
Article History:
Received : 20 Aug. 2018
Edited : 10 Sep. 2018
Approved : 13 Sep. 2018
1. Đặt vấn đề
Trên bình diện chung, nếu hiểu “tố
quyền” là “quyền của tổ chức, cá nhân cầu
viện tới công lý để bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng của mình khi các quyền và
lợi ích đó bị xâm phạm” thì trong bất kỳ lĩnh
vực pháp luật nào, việc ghi nhận và đảm
bảo, khuyến khích thực thi các quyền này
luôn là vấn đề hết sức quan trọng trong một
nhà nước pháp quyền.
Trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh,
“tố quyền” được hiểu là quyền của doanh
nghiệp (thương nhân), người tiêu dùng có
thể khiếu nại hay khởi kiện lên cơ quan
quản lý cạnh tranh, tòa án trong trường hợp
quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại
bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Việc ghi nhận và đảm bảo quyền khiếu nại
hay khởi kiện của thương nhân, người tiêu
dùng nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 21(373) T11/2018
không lành mạnh, đặc biệt là các hành vi hạn
chế cạnh tranh gây thiệt hại cho họ là một
nội dung hết sức quan trọng trong pháp luật
cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào bởi nó
không chỉ đảm bảo cho công lý được thực
thi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu
quả của pháp luật cạnh tranh tại quốc gia đó.
Bảo đảm quyền khiếu nại, khởi kiện trong
thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh là một
nguyên tắc cần thiết và rất quan trọng trong
xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh
của các quốc gia trên thế giới.
Do tính chất rất đặc thù của pháp luật
cạnh tranh là có sự pha trộn giữa “luật công”
và “luật tư”, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh
tranh là sự pha trộn giữa thủ tục hành chính
và thủ tục tư pháp, nên tại hầu hết các quốc
gia trên thế giới, vụ việc cạnh tranh sẽ được
khởi xướng bởi sự chủ động nhập cuộc của
cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi
vi phạm hoặc từ các khiếu nại hay khởi kiện
của các tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Chính
vì vậy, việc thực hiện quyền khiếu nại của
các tổ chức, cá nhân là một kênh quan trọng
để phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh để từ đó cơ quan có thẩm quyền
tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý theo
pháp luật cạnh tranh. Do đó, để nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh, để
phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm
pháp luật cạnh tranh, ngoài việc ghi nhận,
nhất thiết cần có những giải pháp phù hợp
nhằm khuyến khích việc thực hiện quyền
khiếu nại của mọi tổ chức, cá nhân.
2. Quy định của pháp luật cạnh tranh ở
Việt Nam hiện nay về quyền khiếu nại vụ
việc cạnh tranh
Ở nước ta hiện nay, quyền khiếu nại
về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của
tổ chức, cá nhân được nghi nhận tại Điều
77 Luật Cạnh tranh 2018 với nội dung: “Tổ
chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về cạnh tranh (sau
đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền
khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia”.
Theo quy định của pháp luật cạnh
tranh, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh
theo yêu cầu của bên khiếu nại được thực
hiện như sau:
2.1. Việc mở thủ tục giải quyết vụ việc
cạnh tranh theo yêu cầu của bên khiếu nại
Đơn khiếu nại của tổ chức, cá nhân khi
đảm bảo đủ các điều kiện và được cơ quan
cạnh tranh (Ủy ban Cạnh tranh quốc gia) thụ
lý theo thẩm quyền sẽ trở thành một trong
hai căn cứ pháp lý để thủ tục giải quyết vụ
việc cạnh tranh được mở ra. Theo quy định
của Điều 80 Luật Cạnh tranh năm 2018, Thủ
trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh
trong trường hợp việc khiếu nại vụ việc cạnh
tranh đã đáp ứng yêu cầu theo quy định và
được thụ lý (không thuộc trường hợp bị trả
lại hồ sơ khiếu nại).
2.2. Việc tiếp nhận và thụ lý khiếu nại
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ khiếu nại,
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trong thời hạn
07 ngày chỉ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của
hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ, hợp lệ
theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia
sẽ thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp
nhận hồ sơ khiếu nại (Điều 78 Luật Cạnh
tranh 2018).
Trong thời hạn 15 ngày tiếp theo, Ủy
ban Cạnh tranh quốc gia tiếp tục xem xét hồ
sơ khiếu nại có thỏa mãn yêu cầu của Khoản
3 Điều 77 hay không để yêu cầu bổ sung hồ
sơ trong thời hạn tối đa là 45 ngày (kể cả
trường hợp gia hạn 15 ngày). Hồ sơ khiếu
nại theo quy định tại Khoản 3 Điều 77 bao
gồm: a) Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban
Cạnh tranh quốc gia ban hành; b) Chứng cứ
để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn
cứ và hợp pháp; c) Các thông tin, chứng cứ
liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần
thiết để giải quyết vụ việc. Mặc dù tiêu chí
đánh giá trong lần thứ hai này không được
Luật quy định rõ nhưng ta có thể hiểu rằng,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 21(373) T11/2018
việc xem xét sẽ theo các “tiêu chí nội dung”
trên cơ sở việc đánh giá kỹ càng các căn cứ,
thông tin mà hồ sơ khiếu nại đã cung cấp.
- Việc tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia sẽ được thông
báo đồng thời cho cả bên khiếu nại và bên bị
khiếu nại (Khoản 1 Điều 78). Đây có lẽ cũng
là một quy định thể hiện rõ hơn sự chặt chẽ,
tính chất “tư pháp” của thủ tục giải quyết
vụ việc cạnh tranh, bởi lẽ, khi được thông
báo sớm về việc bị khiếu nại sẽ đảm bảo tốt
hơn quyền “bào chữa” của bên bị khiếu nại,
đảm bảo tính “tranh tụng” trong tố tụng cạnh
tranh, mặc dù tại thời điểm đó, thủ tục điều
tra vụ việc cạnh tranh (điều tra trong tố tụng)
hoàn toàn chưa mở ra. Chính quy định này
đã tạo ra một loại chủ thể tham gia tố tụng
mới là bên bị khiếu nại để phân biệt với bên
bị điều tra (bên bị khiếu nại chỉ trở thành bên
bị điều tra trong trường hợp Ủy ban Cạnh
tranh quốc gia ra quyết định điều tra).
Luật Cạnh tranh năm 2018 còn quy
định trong thời gian Ủy ban Cạnh tranh
quốc gia xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ,
bên khiếu nại có quyền rút đơn khiếu nại và
hành vi này sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý là Ủy
ban Cạnh tranh quốc gia dừng việc xem xét
hồ sơ khiếu nại.
2.3. Nghĩa vụ chứng minh của bên
khiếu nại
Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018 quy
định, bên khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm.
Bên khiếu nại phải nộp kèm Hồ sơ khiếu
nại chứng cứ để chứng minh các nội dung
khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp cùng các
thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên
khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết
vụ việc. Như vậy, nghĩa vụ chứng minh của
bên khiếu nại được áp dụng chung cho cả vụ
việc cạnh tranh không lành mạnh, vụ việc
hạn chế cạnh tranh và vụ việc vi phạm các
quy định về tập trung kinh tế.
2.4. Thời hiệu và cách tính thời hiệu
khiếu nại
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 77
Luật Cạnh tranh 2018, thời hiệu khiếu nại vụ
việc cạnh tranh là 03 năm và cách tính thời
hiệu là kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
3. Một số nhận xét về việc đảm bảo quyền
khiếu nại vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam.
3.1. Về yêu cầu bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra
Trong nội dung giải quyết vụ việc
cạnh tranh tại cơ quan cạnh tranh ở Việt
Nam hiện nay không đặt ra vấn đề giải quyết
yêu cầu bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá
nhân do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh
gây ra. Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018
quy định, “tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật”. Về nguyên tắc, sau khi quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực, tổ chức,
cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm hại bởi hành vi vi phạm
Luật Cạnh tranh sẽ có quyền khởi kiện tại
tòa dân sự theo thẩm quyền để yêu cầu bồi
thường thiệt hại căn cứ theo các quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, việc áp
dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng đối với yêu cầu bồi thường
thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh gây ra là điều rất bất hợp lý vì thiệt hại
trong cạnh tranh là một loại thiệt hại đặc thù
và rất khó chứng minh, đồng thời mức bồi
thường theo Bộ luật Dân sự (Điều 585) sẽ
không thể vượt quá mức thiệt hại thực tế xảy
ra. Theo thông lệ chung trên thế giới, vấn đề
bồi thường thiệt hại sẽ do cơ quan tư pháp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 21(373) T11/2018
có thẩm quyền giải quyết1, nhưng pháp luật
cạnh tranh các nước thường có những quy
định riêng với cơ chế khởi kiện và mức bồi
thường rất đặc thù để điều chỉnh vấn đề kiện
đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh gây ra.
Như vậy, việc thực hiện quyền khiếu
nại theo Luật Cạnh tranh sẽ không mang lại
những “bồi hoàn” về vật chất và tinh thần
cho người bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm
Luật Cạnh tranh. Để đạt được mục đích này,
họ phải theo đuổi một vụ kiện khác theo một
quy trình tố tụng khác - tố tụng dân sự tại
Tòa án. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi thực
hiện quyền khiếu nại để mở thủ tục cạnh
tranh, bên khiếu nại thực chất chỉ quan tâm
tới lợi ích của mình chứ không hẳn đã quan
tâm tới mục đích bảo vệ cạnh tranh trên thị
trường bởi đó là trách nhiệm của Nhà nước.
Do đó, khi mục đích chính của họ (đòi bồi
thường thiệt hại) không đạt được thì việc họ
cung cấp thông tin về hành vi vi phạm cho
cơ quan cạnh tranh sẽ dễ dàng hơn nhiều
việc họ thực hiện quyền khiếu nại, bởi trong
trường hợp này, họ sẽ không mất thời gian,
chi phí để theo đuổi vụ việc, lại không bị
ràng buộc bởi nghĩa vụ chứng minh. Thủ tục
giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường
hợp này chỉ đơn giản là việc cơ quan cạnh
tranh với chức năng “nửa hành chính - nửa
tư pháp” của mình, tiến hành các hoạt động
điều tra, xác minh để ra phán quyết và áp
dụng các chế tài hành chính đối với bên có
hành vi vi phạm. Trong thủ tục giải quyết vụ
việc cạnh tranh, dường như Nhà nước “được
lợi” nhiều hơn bên khiếu nại. Cơ quan cạnh
tranh thông qua việc xử lý hành vi vi phạm
thực hiện được chức năng chính của mình là
điều tiết và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường
nhưng mục đích của bên khiếu nại là yêu cầu
bồi thường thiệt hại thì lại không đạt được.
1 UNCTAD, Luật mẫu về cạnh tranh (Hoàng Xuân Bắc dịch), 2000, tr. 8
2 Cục Quản lý cạnh tranh, Luật Chống độc quyền Nhật Bản và kinh nghiệm thực thi; 2007, tr. 104
Khi tính chất “hành chính” trở thành nổi trội
hơn tính chất “tư pháp” trong thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh, quy trình tố tụng
cạnh tranh lúc này sẽ được xây dựng theo
hướng nhằm đảm bảo việc xử lý vụ việc
cạnh tranh nhanh, gọn, linh hoạt, hướng đến
mục đích bảo vệ thị trường hơn là chi tiết,
chặt chẽ nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi
ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân như
thủ tục tư pháp.
3.2. Về thời hiệu khiếu nại:
Việc Luật Cạnh tranh năm 2018 xác
định thời hiệu khiếu lại là 3 năm nhưng áp
dụng chung cho cả vụ việc cạnh tranh không
lành mạnh và vụ việc hạn chế cạnh tranh
được coi là chưa phù hợp với đặc trưng của
các vụ việc hạn chế cạnh tranh và thông lệ
quốc tế.
Đặc trưng của các hành vi hạn chế
cạnh tranh thường diễn ra kéo dài, liên tục.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường
có xu hướng được “che giấu” nhằm tránh bị
xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền nên rất khó
bị phát hiện và chứng minh. Trong khi đó,
do khả năng tác động xấu và phạm vi ảnh
hưởng rộng đến trật tự cạnh tranh trong nền
kinh tế, nên yêu cầu đối với cơ quan cạnh
tranh trong việc điều tra, xử lý những hành
vi này lại rất lớn. Kinh nghiệm thực thi pháp
luật chống hạn chế cạnh tranh trên thế giới
đã cho thấy có những hành vi gây hạn chế
cạnh tranh (đặc biệt là hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh) kéo dài từ 5 - 10 năm,
thậm chí, có trường hợp kéo dài đến 40 năm
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho nền
kinh tế2.
Bên cạnh đó, việc Luật Cạnh tranh
năm 2018 quy định thời hiệu khiếu nại chung
cho các loại vụ việc cạnh tranh (bao gồm vụ
việc cạnh tranh không lành mạnh, vụ việc
hạn chế cạnh tranh và vụ việc vi phạm các
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 21(373) T11/2018
quy định về tập trung kinh tế) là không phù
hợp với tính chất của các loại vụ việc này
và có thể chính cách quy định như vậy đã
dẫn đến hệ quả là thời hiệu dành cho vụ việc
hạn chế cạnh tranh quá ngắn. Đa số các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm
và gây thiệt hại một cách trực tiếp cho một
đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó, có thể xác
định được (ví dụ: như hành vi dèm pha, bôi
nhọ, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật
kinh doanh), do đó, về nguyên tắc, pháp
luật cạnh tranh không lành mạnh được xây
dựng theo thiên hướng “luật tư”. Ngược lại,
các hành vi hạn chế cạnh tranh xâm hại tới
môi trường cạnh tranh, trật tự nền kinh tế và
người tiêu dùng nói chung, do đó, được điều
chỉnh theo nguyên tắc và yêu cầu của “luật
công” (tất nhiên, sự phân biệt giữa “luật
công” hay “luật tư” ở đây chỉ có ý tương
đối)3. Do đó, thời hiệu để khiếu nại hay điều
tra một vụ việc hạn chế cạnh tranh không
thể quy định chung với thời hiệu của một vụ
việc cạnh tranh không lành mạnh.
3.3. Về cách tính thời hiệu khiếu nại
Theo quy định tại Điều 77, Điều 80
Luật Cạnh tranh năm 2018, thời hiệu khiếu
nại vụ việc cạnh tranh được tính từ thời
điểm hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật
về cạnh tranh được thực hiện.
Hành vi vi phạm luật cạnh tranh nói
chung thường có đặc tính là kéo dài, lặp đi,
lặp lại, vì vậy, thời hiệu sẽ được bắt đầu tính
từ thời điểm hành vi vi phạm cuối cùng diễn
ra. Trên thực tế, sẽ xảy ra trường hợp hành
vi vi phạm đã diễn ra trong một thời gian dài
mới bị phát hiện và khi phát hiện thì thời hiệu
khiếu nại đã hết nhưng những tác động xấu,
bất lợi cho môi trường cạnh tranh hay những
thiệt hại mà hành vi đó gây ra hoặc có thể
gây ra cho đối thủ cạnh tranh và người tiêu
dùng vẫn còn tồn tại thì việc điều tra, xử lý
3 Nguyễn Như Phát, Lê Anh Tuấn, Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 213 tháng 1/2006, tr. 41-50
cũng không thể diễn ra. Vấn đề này sẽ không
có gì phải bàn cãi trong trường hợp đây là
một thủ tục tố tụng được thiết kế nhằm giải
quyết một vấn đề thuộc về lĩnh vực “luật tư”
thuần túy, trong khi đó, cần nhấn mạnh rằng,
tố tụng cạnh tranh là một loại tố tụng có sự
pha trộn giữa các yếu tố của “luật công” và
“luật tư”. Hiện nay, Luật Cạnh tranh của
rất nhiều nước trên thế giới sử dụng cách
tính thời hiệu kể từ thời điểm bên khiếu nại
hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra
hành vi vi phạm, đặc biệt là trong các khiếu
nại (khởi kiện) có kèm theo yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại. Thậm chí có những quốc
gia sử dụng hai loại thời hiệu tương ứng với
hai cách tính thời hiệu cho cùng một khiếu
nại. Điều 33 Luật Thương mại lành mạnh
Đài Loan năm 1999 quy định: “Quyền đòi
bồi thường thiệt hại sẽ vị bãi bỏ nếu không
thực hiện trong vòng 02 năm kể từ khi người
đòi bồi thường biết hành vi vi phạm và biết
người chịu trách nhiệm về thiệt hại đó hoặc
trong vòng 10 năm kể từ khi xác nhận là có
hành vi vi phạm”.
3.4. Về nghĩa vụ chứng minh của bên
khiếu nại
Việc Luật Cạnh tranh quy định bên
khiếu nại có nghĩa vụ chứng minh nội dung
khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp
trong cả hai loại vụ việc là vụ việc cạnh
tranh không lành mạnh và vụ việc hạn chế
cạnh tranh là chưa hợp lý và cần được xem
xét lại bởi những lý do:
- Đối với vụ việc cạnh tranh không
lành mạnh, do pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh, như đã phân tích ở trên,
được xem là theo thiên hướng “luật tư” nên
trong thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh
tranh không lành mạnh, người ta sẽ không
ngạc nhiên nếu pháp luật quy định nghĩa vụ
chứng minh thuộc về bên khiếu nại.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 21(373) T11/2018
- Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh,
do mục đích của pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh là để kiểm soát các hành vi xâm
hại trật tự cạnh tranh, cấu trúc thị trường và
thông qua đó để bảo vệ, duy trì cạnh tranh.
Theo mục đích này, pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh phải là “luật công”, để bảo vệ
trật tự công và các lợi ích công. Do đó, việc
điều tra, xử lý các hành vi vi phạm là thuộc
về nhiệm vụ, chức năng của cơ quan cạnh
tranh. Chính vì vậy, về nguyên tắc, đối với
loại việc này, khi thực hiện quyền khiếu nại,
bên khiếu nại chỉ cần đưa ra căn cứ khiếu
nại, còn nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về
cơ quan cạnh tranh4. Thậm chí, ngay trong
các vụ việc hạn chế cạnh tranh cũng cần
phân biệt nghĩa vụ chứng minh giữa loại
việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với loại
việc lạm dụng quyền lực thị trường. Hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là loại hành vi
khó phát hiện và chứng minh nhất (vì thông
thường các chủ thể thực hiện hành vi này do
biết tính trái luật của hành vi và chế tài rất
nặng có thể phải đón nhận nếu bị phát hiện
nên thường cố tình “che giấu”), để thu thập
được chứng cứ chứng minh đòi hỏi phải có
cơ quan điều tra với đầy đủ thẩm quyền, các
nhân viên điều tra có kinh nghiệm, kỹ năng,
4 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 830
5 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; tr. 842-843
nghiệp vụ, do đó, nghĩa vụ chứng minh sẽ
hoàn toàn thuộc về cơ quan cạnh tranh. Đối
với hành vi lạm dụng quyền lực thị trường,
hành vi thường biểu hiện ra bên ngoài, dễ
nhận thấy trong mối quan hệ với đối tác,
khách hàng (ví dụ hành vi ấn định giá, phân
biệt đối xử, áp dụng các điều kiện thương
mại bất lợi...), nhưng việc xác định điều kiện
chủ thể (có quyền lực thị trường hay không)
lại là vấn đề không dễ dàng với bên khiếu
nại. Trong những vụ việc này, theo kinh
nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của các
quốc gia trên thế giới, người ta tìm cách san
sẻ nghĩa vụ chứng minh giữa người khiếu
nại và người bị nghi vấn lạm dụng quyền
lực thị trường; quyền điều tra và kết luận
được dành cho cơ quan cạnh tranh. Thủ tục
thu thập chứng, đánh giá chứng cứ và phán
quyết của cơ quan cạnh tranh được tiến hành
tương tự như cơ quan tư pháp5.
Như vậy, cách quy định chung về
nghĩa vụ chứng minh cho bên khiếu nại như
hiện nay trong pháp luật cạnh tranh sẽ không
khuyến khích, thậm chí gây khó khăn cho
việc thực hiện quyền khiếu nại của các tổ
chức, cá nhân, hạn chế khả năng phát hiện,
điều tra và xử lý các vi phạm pháp luật cạnh
tranh■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công thương, Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các Uỷ ban của
Quốc hội đối với dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), ngày 11/10/2017;
2. Chính phủ, Tờ trình tóm tắt về Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), ngày 6/9/2017;
3. Cục Quản lý cạnh tranh, Luật Chống độc quyền Nhật Bản và kinh nghiệm thực thi; 2007;
4. Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1964;
5. UNCTAD, Luật mẫu về cạnh tranh (Hoàng Xuân Bắc dịch), 2000;
6. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004;
7. Nguyễn Như Phát, Lê Anh Tuấn, Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 213, tháng 1/2006, tr. 41-50.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 21(373) T11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ve_co_che_dam_bao_quyen_khieu_nai_vu_viec_canh_tranh.pdf