(1) Dùng thủ đoạn Phishing (giả mạo
một tổ chức hợp pháp để dụ dỗ người dùng
cung cấp dữ liệu nhạy cảm), trojan horse
(loại virus có thể thay đổi cả địa chỉ của tên
miền); spyware (loại phần mềm gián điệp
chuyên ăn cắp thông tin cá nhân); keylogger
(phần mềm gián điệp theo dõi thao tác bàn
phím). để lấy cắp email, passwords, thông
tin tài khoản, thông tin cá nhân như tên chủ
tài khoản, địa chỉ, số điện thoại, số chứng
minh nhân dân.;
(2) Đưa thông tin thẻ tín dụng và các
giấy tờ có giá khác đã trộm cắp lên internet
để mua bán, trao đổi, cho, tặng;
(3) Trộm cắp tiền từ thẻ tín dụng bằng
cách: làm thẻ tín dụng giả để rút tiền từ máy
ATM, trả tiền cho các dịch vụ như khách
sạn, nhà hàng, mua hàng đắt tiền, mua vé
máy bay., mua hàng trực tuyến bằng thông
tin thẻ ngân hàng trộm cắp được;
(4) Rửa tiền bằng cách chuyển tiền từ
tài khoản trộm cắp được sang tài khoản tiền
ảo như Liberty Reserve, egold, e-passport,
webmoney., chuyển tiền qua Western
Union, Xoom, qua một số trang web có kết
nối với hệ thống thẻ tín dụng;
(5) Lừa đảo trong hoạt động thương
mại điện tử, qua quảng cáo, bán hàng trực
tuyến trên internet, trong mua bán ngoại tệ,
mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng,
gửi thư lừa đảo trúng thưởng xổ số, rửa tiền,
môi giới vốn đầu tư.;
(6) Nhắn tin lừa đảo, sử dụng email,
nickname lấy trộm của người khác để lừa
đảo.;
(7) Đánh bạc, cá độ qua mạng, sử dụng
thẻ tín dụng trộm cắp để đánh bạc;
(8) Buôn bán ma túy qua mạng;
(9) Hoạt động mại dâm, truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy qua mạng internet;
(10) Sử dụng phương tiện kỹ thuật số,
mạng máy tính thực hiện hành vi tống tiền,
khủng bố, phá hoại, quấy rối, vu khống,
làm nhục;
(11) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
trên mạng internet;
(12) Sử dụng trái phép tần số vô tuyến
điện
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về khái niệm, đối tượng bảo vệ an ninh mạng và giải thích từ ngữ tại điều 3 dự thảo luật an ninh mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mai Bộ*
* TS. Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
Tóm tắt:
Sau khi tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ
4 Quốc hội khóa 14, Dự thảo Luật An ninh mạng đã được trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 201. Mặc dù cơ
quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu những ý kiến góp ý của đại
biểu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý bổ
sung, tuy nhiên nội dung Dự thảo luật này vẫn còn một số điểm
hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện.
1 Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Abstract:
After the comments from the National Assembly deputies at
the 4th session of the 14th National Assembly are reviewed and
incorporated, the Bill on Network Security is submitted to the
Standing Committee of National Assembly at its 20th session.
Although the revised version of the draft law are amended
with incorporation of the comments from National Assembly
deputies and the Standing Committee of the National Assembly,
a number of shortcoming and limitations in the draft law need to
be dealt with for further improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Dự thảo Luật An ninh mạng, khái
niệm an ninh mạng, không gian mạng, tội
phạm mạng
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 27/02/2018
Biên tập : 06/03/2018
Duyệt bài : 19/03/2018
Article Infomation:
Keywords: the Bill on Network Security;
network security concept, cyberspace,
cybercrime
Article History:
Received : 27 Feb. 2018
Edited : 06 Mar. 2018
Approved : 19 Mar. 2018
1. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Dự thảo Luật
An ninh mạng)
- Khái niệm an ninh mạng
Điều 3 Dự thảo Luật An ninh mạng
định nghĩa: “1. An ninh mạng là sự bảo đảm
hoạt động trên không gian mạng không gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân”.
VỀ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG BẢO VỆ AN NINH MẠNG VÀ GIẢI THÍCH
TỪ NGỮ TẠI ĐIỀU 3 DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 7(359) T4/2018
Theo chúng tôi, khái niệm an ninh
mạng là khái niệm bao hàm cả an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trên
mạng công nghệ thông tin và mạng viễn
thông. Bởi lẽ, an ninh quốc gia (Điều 3
Luật An ninh quốc gia) chỉ là “sự ổn định,
phát triển bền vững của chế độ XHCN
và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc”. Còn hệ thống thông tin quan
trọng về an ninh quốc gia (Điều 3 Luật
An toàn thông tin mạng) là “hệ thống
thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn
hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng,
an ninh quốc gia”. Nếu tiếp cận khái niệm
an ninh mạng theo hướng chỉ là an ninh
quốc gia trên không gian mạng, thì mục
đích của việc bảo vệ an ninh mạng chỉ là
bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia
trên không gian mạng. Do vậy, khái niệm
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia (là hệ thống thông tin khi bị sự
cố, tấn công, xâm nhập, chiếm đoạt quyền
điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng
trệ, tê liệt hoặc phá hủy sẽ gây phương hại
đến an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc
biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã
hội) như khoản 6 Điều 3 Dự thảo Luật An
ninh mạng quy định mâu thuẫn với khái
niệm hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia quy định tại Điều 3 Luật An
toàn thông tin mạng, bởi lẽ, khách thể bảo
vệ hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia theo Dự thảo Luật An ninh
mạng (Dự thảo luật) được mở rộng sang
cả trật tự, an toàn xã hội.
Mặt khác, khái niệm “an ninh mạng”
quy định trong Điều 3 Dự thảo luật còn bộc
lộ hai điểm bất cập sau:
Thứ nhất, an ninh mạng chỉ là bảo
đảm hoạt động trên không gian mạng có
sẵn (mạng công nghệ thông tin, mạng viễn
thông đã được lắp đặt hoàn chỉnh). Nghĩa
là về thời gian, hoạt động an ninh mạng chỉ
được thực hiện từ thời điểm kết thúc việc
lắp đặt mạng và bắt đầu vận hành mạng
theo chức năng được thiết kế, đầu tư và
lắp đặt. Do vậy, sẽ không có cơ sở pháp lý
để quy định các biện pháp bảo vệ an ninh
mạng tại điểm a, b, c và n khoản 1 Điều 6
Dự thảo luật.
Thứ hai, ngoài việc bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, thì chỉ có tổ
chức, cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật
và được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
còn cơ quan thì không được coi là chủ thể
quan hệ pháp luật và cũng không được bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Chúng tôi cho rằng, an ninh mạng
là bảo đảm an toàn của mạng công nghệ
thông tin, mạng viễn thông thuộc danh mục
công trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia và phòng chống hành vi sử dụng
mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bởi các lý
do sau:
Một là, theo quy định của Luật Công
nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật An
toàn thông tin mạng và Dự thảo luật, mạng
là “tập hợp thiết bị tạo lập, thu thập, xử
lý, lưu trữ thông tin được liên kết với nhau
bằng đường truyền để trao đổi, truyền tải
hoặc công bố thông tin”.
Hai là, theo quy định của Pháp lệnh
Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến
an ninh quốc gia và Nghị định số 126/2008/
NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Pháp lệnh này, thì công trình quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải có
đủ các tiêu chí sau đây:
“1. Là công trình có một trong các đặc
trưng
a) Là cơ sở vật chất đặc biệt quan
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 7(359) T4/2018
trọng liên quan đến an ninh quốc gia:
- Công trình quốc phòng, an ninh quan
trọng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại
sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ bảo vệ
Tổ quốc hoặc trực tiếp tác động đến sự tồn
tại của chế độ.
- Công trình văn hoá, thông tin - truyền
thông nếu bị phá hoại hoặc bị lợi dụng làm
phương tiện thông tin, tuyên truyền chống
lại chính quyền Nhà nước sẽ trực tiếp tác
động đến tư tưởng người dân, đến sự tồn tại
của chế độ.
- Công trình có sử dụng công nghệ
hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu,
nhà máy điện hạt nhân), công trình đặc biệt
quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị - xã hội, giao thông, đê điều, điện lực,
thủy lợi, xây dựng nếu để xảy ra sự cố hoặc
bị phá hoại sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng đến nền kinh tế quốc dân, gây thảm
họa đối với đời sống con người, môi trường
sinh thái.
b) Là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản
nhiều hồ sơ tài liệu, mẫu vật, hiện vật thuộc
danh mục bí mật nhà nước hoặc có giá trị
đặc biệt quan trọng về chính trị - ngoại
giao, văn hóa - lịch sử, kinh tế, khoa học -
kỹ thuật; nơi thường xuyên diễn ra các hoạt
động nghiên cứu, hoạch định chủ trương,
chính sách thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
c) Là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc
biệt nguy hiểm đối với con người, môi
trường sinh thái.
d) Công trình khác theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
2. Là công trình đòi hỏi phải áp dụng
công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn
trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng,
quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp
lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan
đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị
định này và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan”.
Danh mục công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia Chính phủ
quyết định.
Ba là, chỉ tiếp cận khái niệm mạng
và an ninh mạng theo cách này mới có thể
bảo đảm nội dung của Dự thảo luật mới
không trùng lặp với Luật Công nghệ thông
tin, Luật Viễn thông, Luật An toàn thông tin
mạng, Luật Đấu thầu và các luật kinh doanh,
thương mại khác. Đồng thời, cho phép thiết
kế các biện pháp tiền kiểm hoặc hậu kiểm
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với một số
mạng công nghệ thông tin, mạng viễn thông
liên quan đến an ninh quốc gia.
- Không gian mạng
Theo quy định của khoản 3 Điều 3 Dự
thảo luật An ninh mạng, “Không gian mạng
là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin, bao gồm mạng internet, mạng
viễn thông, hệ thống máy tính, hệ thống xử
lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là
nơi con người thực hiện các hành vi xã hội
không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian”. Chúng tôi cho rằng, quy định này là
chưa phù hợp, bởi lẽ, theo quy định của Luật
Công nghệ thông tin mạng, thì “cơ sở hạ tầng
thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ
cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý,
lưu trữ và trao đổi thông tin, bao gồm mạng
viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và
cơ sở dữ liệu”. Như vậy, cấu tạo của cơ sở
hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị
phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin, bao
gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng
máy tính và cơ sở dữ liệu chứ không phải cấu
tạo của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là
hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 7(359) T4/2018
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin, bao gồm mạng viễn thông,
mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ
liệu. Dự thảo luật sử dụng cụm từ cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin chỉ đúng với thành
phần cấu tạo gồm mạng internet, hệ thống
máy tính mà không đúng với thành phần cấu
tạo gồm mạng viễn thông.
Chúng tôi cho rằng, mạng (theo Luật
An toàn thông tin mạng), môi trường mạng
(theo Luật Công nghệ thông tin) và không
gian mạng (theo Dự thảo luật) là những khái
niệm đồng nhất và là môi trường trong đó
thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi trên nền cơ
sở hạ tầng thông tin, là nơi con người thực
hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn
bởi không gian và thời gian.
- Không gian mạng quốc gia
Theo quy định của khoản 4 Điều 3 Dự
thảo luật An ninh mạng, “Không gian mạng
quốc gia là không gian mạng do Nhà nước
quản lý, kiểm soát bằng chính sách, pháp
luật và năng lực công nghệ”. Quy định này
có một số điểm không chính xác sau đây:
+ Dự thảo luật không nói rõ không
gian mạng do Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam quản lý;
+ Không đồng nhất với quy định của
Điều 8 Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật”;
+ Cụm từ “và năng lực công nghệ”
dễ dẫn đến cách hiểu: trong trường hợp
Việt Nam không đủ năng lực công nghệ để
quản lý mạng và phải thuê nước ngoài quản
lý mạng thuộc sở hữu của Nhà nước ta, thì
không gian mạng đó không phải là không
gian mạng của Việt Nam.
- Cơ sở hạ tầng không gian mạng
quốc gia
Khoản 5 Điều 3 Dự thảo luật An ninh
mạng quy định: “Cơ sở hạ tầng không gian
mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất,
kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập,
xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin”. Quy
định này không thống nhất với quy định
của khoản 4 Điều 4 Luật Công nghệ thông
tin, theo đó, “Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ
thống trang, thiết bị phục vụ cho việc sản
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính và
cơ sở dữ liệu”. Bởi lẽ, quy định của khoản
5 Điều 3 Dự thảo luật không thể hiện cấu
tạo vật chất của “Cơ sở hạ tầng không gian
mạng quốc gia gồm mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”.
Bên cạnh đó, khoản này còn sử dụng một
số thuật ngữ không giải thích rõ nghĩa như:
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các
thành phố thông minh, Các hệ thống phục
vụ công nghiệp 4.4, Internet của vạn vật, Hệ
thống phức hợp thực - ảo, Điện toán đám
mây, Hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu
nhanh, Hệ thống trí tuệ nhân tạo
- Tội phạm mạng
Theo quy định của khoản 7 Điều 3 Dự
thảo luật An ninh mạng, “Tội phạm mạng
là hành vi sử dụng không gian mạng, công
nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để
phạm tội”. Quy định này trái với nguyên
tắc “Chỉ người nào phạm một tội đã được
Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 2 Bộ
luật Hình sự năm 2015). Do vậy, việc giải
thích tội phạm mạng là không cần thiết.
Tương tự, đối với các khoản giải thích
thuật ngữ “tấn công mạng”, “khủng bố
mạng” cũng vậy.
2. Tên gọi của Chương
Chúng tôi cho rằng, để bảo đảm phù
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 7(359) T4/2018
hợp với khái niệm “Bảo vệ an ninh mạng”,
tên gọi và nội dung của Chương 2 và Chương
3 cần được thể hiện như sau:
- Tên gọi của Chương 2 là: “Bảo vệ an
toàn mạng công nghệ thông tin, mạng viễn
thông liên quan đến an ninh quốc gia”.
Nội dung của Chương bao gồm các
quy định về:
+ Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và thẩm
quyền quyết định ban hành danh mục mạng
công nghệ thông tin, mạng viễn thông liên
quan đến an ninh quốc gia;
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn mạng công
nghệ thông tin, mạng viễn thông liên quan
đến an ninh quốc gia;
+ Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn
của mạng công nghệ thông tin, mạng viễn
thông liên quan đến an ninh quốc gia;
+ Giám sát an ninh đối với mạng công
nghệ thông tin, mạng viễn thông liên quan
đến an ninh quốc gia;
+ Ứng phó, khắc phục sự cố kỹ thuật
đối với mạng công nghệ thông tin, mạng
viễn thông liên quan đến an ninh quốc gia;
- Tên gọi của Chương 3 là: “Phòng
chống hành vi xâm phạm an toàn mạng công
nghệ thông tin, mạng viễn thông liên quan
đến an ninh quốc gia”.
Phòng, chống hành vi xâm phạm
an toàn mạng công nghệ thông tin, mạng
viễn thông liên quan đến an ninh quốc gia
là phòng chống hành vi sử dụng máy tính
và mạng máy tính với mục đích xâm phạm
đến an toàn của hệ thống máy tính và quy
trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó hoặc
sử dụng máy tính hoặc các phương pháp
khác có liên quan đến máy tính, mạng máy
tính chiếm giữ bất hợp pháp và đe doạ hoặc
làm sai lệnh thông tin bằng phương pháp sử
dụng mạng máy tính; và phòng chống hành
vi xâm phạm an toàn mạng viễn thông liên
quan đến an ninh quốc gia. Vì vậy, nội dung
của Chương 3 bao gồm các quy định về:
+ Nhóm biện pháp phòng chống hành
vi phát tán virus là phát tán chương trình hay
đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao
chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm
khác (file, ổ đĩa, máy tính,...).
+ Nhóm biện pháp phòng chống hành
vi truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở
dữ liệu máy tính, mạng máy tính là hành vi
cố ý vượt qua tường lửa, cảnh báo, password,
sử dụng quyền truy cập, quản trị của người
khác..., để thực hiện một số hành vi sau:
(1) Tấn công deface là đưa vào, sửa
đổi, xóa dữ liệu trên giao diện của website;
(2) Lấy cắp quyền quản trị để truy cập
vào cơ sở dữ liệu, lấy cắp, sửa đổi, phá hoại cơ
sở dữ liệu;
(3) Cài các phần mềm độc hại như
virus, trojan, backdoor, sniffer, phần mềm
điều khiển từ xa để kiểm soát máy tính
người bị hại;
(4) Ngăn chặn bất hợp pháp việc
truyền tải dữ liệu trên mạng internet hoặc
mạng LAN, WAN;
(5) Lấy cắp, đưa thông tin của tổ chức,
cá nhân trái phép lên mạng, như thông tin
nhạy cảm trộm cắp được, thông tin thuộc
bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh của tổ
chức, bí mật cá nhân...;
(6) Cản trở, làm rối loạn hoạt động
của máy tính, mạng máy tính như phá hoại,
xóa, làm tổn hại phần mềm máy tính, dữ
liệu máy tính;
(7) Chiếm đoạt, sử dụng, mua bán
hoặc công khai hóa trái phép cơ sở dữ liệu
máy tính.
+ Nhóm biện pháp phòng chống hành
vi xâm phạm an toàn mạng viễn thông gây
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 7(359) T4/2018
nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường
của hệ thống thông tin vô tuyến điện. Biện
pháp bảo đảm an toàn mạng viễn thông là
các biện pháp phòng chống hành vi hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng thiết bị thông tin vô
tuyến điện; gây nhiễu có hại, cản trở hoạt
động bình thường của hệ thống thông tin vô
tuyến điện.
Ngoài ra, Dự thảo luật cần bổ sung
một Chương mới, là: “Phòng chống hành
vi sử dụng mạng công nghệ thông tin, mạng
viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Tên gọi của Chương không sử dụng
cụm từ “liên quan đến an ninh quốc gia”
nhằm thể hiện đối tượng phòng chống hành
vi sử dụng cả mạng công nghệ thông tin,
mạng viễn thông liên quan đến an ninh
quốc gia và cả mạng công nghệ thông tin,
mạng viễn thông không liên quan đến an
ninh quốc gia để thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nội dung của
Chương bao gồm các quy định về biện pháp
phòng chống hành vi sử dụng mạng để xâm
phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân. Đó là các hành vi:
(1) Dùng thủ đoạn Phishing (giả mạo
một tổ chức hợp pháp để dụ dỗ người dùng
cung cấp dữ liệu nhạy cảm), trojan horse
(loại virus có thể thay đổi cả địa chỉ của tên
miền); spyware (loại phần mềm gián điệp
chuyên ăn cắp thông tin cá nhân); keylogger
(phần mềm gián điệp theo dõi thao tác bàn
phím)... để lấy cắp email, passwords, thông
tin tài khoản, thông tin cá nhân như tên chủ
tài khoản, địa chỉ, số điện thoại, số chứng
minh nhân dân...;
(2) Đưa thông tin thẻ tín dụng và các
giấy tờ có giá khác đã trộm cắp lên internet
để mua bán, trao đổi, cho, tặng;
(3) Trộm cắp tiền từ thẻ tín dụng bằng
cách: làm thẻ tín dụng giả để rút tiền từ máy
ATM, trả tiền cho các dịch vụ như khách
sạn, nhà hàng, mua hàng đắt tiền, mua vé
máy bay..., mua hàng trực tuyến bằng thông
tin thẻ ngân hàng trộm cắp được;
(4) Rửa tiền bằng cách chuyển tiền từ
tài khoản trộm cắp được sang tài khoản tiền
ảo như Liberty Reserve, egold, e-passport,
webmoney..., chuyển tiền qua Western
Union, Xoom, qua một số trang web có kết
nối với hệ thống thẻ tín dụng;
(5) Lừa đảo trong hoạt động thương
mại điện tử, qua quảng cáo, bán hàng trực
tuyến trên internet, trong mua bán ngoại tệ,
mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng,
gửi thư lừa đảo trúng thưởng xổ số, rửa tiền,
môi giới vốn đầu tư...;
(6) Nhắn tin lừa đảo, sử dụng email,
nickname lấy trộm của người khác để lừa
đảo...;
(7) Đánh bạc, cá độ qua mạng, sử dụng
thẻ tín dụng trộm cắp để đánh bạc;
(8) Buôn bán ma túy qua mạng;
(9) Hoạt động mại dâm, truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy qua mạng internet;
(10) Sử dụng phương tiện kỹ thuật số,
mạng máy tính thực hiện hành vi tống tiền,
khủng bố, phá hoại, quấy rối, vu khống,
làm nhục;
(11) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
trên mạng internet;
(12) Sử dụng trái phép tần số vô tuyến
điện
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 7(359) T4/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ve_khai_niem_doi_tuong_bao_ve_an_ninh_mang_va_giai_thich_tu.pdf