Về thuận lợi và thách thức của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển bền vững

Tâm lý của người Huế Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về tâm lý của người Huế (với nghĩa rộng hơn là người dân tỉnh Thừa Thiên Huế) nhưng nhiều ý kiến cho rằng một số mặt tiêu cực trong tâm lý người Huế là một bất lợi cho phát triển. Trong quá khứ, người Huế đã từng tự hào rằng họ đã chống trả quyết liệt lại sự xâm lăng về văn hoá lai căng của Mỹ và Tây Âu một cách thành công. Nhờ thế mà hiện nay nhiều nét đẹp truyền thống của người Huế vẫn được giữ gìn (thí dụ, tệ nạn ma tuý, mại dâm ít hơn nhiều tỉnh, thành phố khác) và chính điều đó góp một phần tạo nên hình ảnh đẹp của văn hoá Huế. Tuy nhiên, tâm lý bảo thủ, thích sự ổn định, không thích thay đổi, không dám mạo hiểm khi đứng trước thách thức hoặc nguy cơ rủi ro, khi phải quyết định đổi mới, thái độ quá cẩn trọng trước các quyết định đầu tư của cán bộ, công chức. vẫn là tâm lý chủ đạo. Rất có thể, nhờ đó mà môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và diện mạo kiến trúc của Huế vẫn còn được bảo vệ. Nhưng cũng có thể, chính vì thế mà nhiều người được hỏi về đánh giá tốc độ phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng trả lời là “chậm”. Tâm lý “mệ” ở những người dân bình thường, không liên quan gì đến hoàng tộc (có thể hiểu nôm na là tính cách “con nhà lính, tính nhà quan”) đang tạo ra một lớp người ngại lao động chân tay. Người Huế thường không tự nguyện làm những công việc lao động chân tay nặng nhọc như chặt mía (cuối những năm 1990), đào ao nuôi tôm (thợ đấu), xây dựng cầu đường (thường làm giữa trời nắng), xây dựng các công trình thuỷ điện (phải đi theo công trình). Hiện nay, ở nông thôn, số thanh niên đã tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng không đủ điểm vào đại học nhiều, nhưng không quyết tâm tìm kiếm việc làm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động. Các công ty xuất khẩu lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế thường chỉ tuyển được người từ các tỉnh khác, ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số sẵn sàng vào thành phố Hồ Chí Minh lao động đơn giản, hoặc có tổ chức (tỷ lệ nhỏ) hoặc tự do, cho dù thu nhập thấp.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về thuận lợi và thách thức của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về THUậN LợI Và THáCH THứC CủA TỉNH THừA THIÊN HUế TRONG PHáT TRIểN BềN VữNG Đỗ NAM (*) ở duyên hải miền trung Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thailand - Lào - Việt Nam theo đ−ờng 9. Nổi tiếng với các di tích đ−ợc UNESCO công nhận, Thừa Thiên Huế là điểm đến −a thích trên bản đồ du lịch của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế vẫn ch−a phát triển đ−ợc nh− tiềm năng sẵn có. Bài viết này xem xét một số lợi thế và thách thức của tỉnh hiện nay trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. I. Bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Theo quy hoạch và quyết định của Chính phủ, vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là “một trong những vùng phát triển năng động của cả n−ớc, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng tr−ởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên” (1), bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa ph−ơng duy nhất thuộc khu vực Bắc Trung bộ đ−ợc quy hoạch nằm trong khu KTTĐ miền Trung. Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) cùng với khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) và khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế này. Theo quyết định của Thủ t−ớng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung phải phấn đấu đạt 7 chỉ tiêu, trong đó có 3 chỉ tiêu về kinh tế, ∗3 chỉ tiêu về xã hội và 1 chỉ tiêu về an ninh, chính trị và môi tr−ờng. Về kinh tế, vùng KTTĐ miền Trung phấn đấu có tốc độ tăng tr−ởng GDP từ 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) đến 1,25 lần (giai đoạn 2011-2020) tốc độ tăng tr−ởng bình quân cả n−ớc, tỷ lệ đóng góp của vùng vào GDP của cả n−ớc chiếm 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào năm 2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu ng−ời/ năm đạt 375 USD năm 2010 và 2.530 USD năm 2020; mức đóng góp của vùng vào thu ngân sách của cả n−ớc đạt 6% vào năm 2010 (∗) Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học-Kỹ thuật Thừa Thiên Huế. Về thuận lợi và thách thức 31 Bảng: GDP và tốc độ tăng tr−ởng của tỉnh Thừa Thiên Huế so sánh với vùng KTTĐ miền Trung qua các năm Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng GDP (giá so sánh 1994) Tốc độ tăng tr−ởng 2000 2005 2008 2010 2001-2005 2006-2008 2006-2010 Tổng GDP Vùng KTTĐ miền Trung 14,60 23,90 33,70 43,10 10,30 12,10 12,50 Tỉnh Thừa Thiên Huế 2,20 3,50 4,90 6,10 9,60 12,20 12,06 GDP công nghiệp và xây dựng Vùng KTTĐ miền Trung 3,90 8,50 13,00 19,30 16,90 15,20 18,30 Tỉnh Thừa Thiên Huế 0,70 1,30 2,00 2,70 15,00 15,70 15,60 GDP dịch vụ Vùng KTTĐ miền Trung 5,90 9,30 13,40 16,60 9,50 13,00 12,30 Tỉnh Thừa Thiên Huế 1,00 1,50 2,20 2,70 8,20 13,00 12,60 GDP nông nghiệp Vùng KTTĐ miền Trung 4,80 6,20 7,30 7,20 5,30 5,60 3,00 Tỉnh Thừa Thiên Huế 0,50 0,66 0,70 0,75 4,20 16,60 2,60 Nguồn: Niên giám Thống kê và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 các tỉnh, thành phố. và 7% vào năm 2020. Về xã hội, các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt 50%; giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4% vào năm 2020, mỗi năm giải quyết đ−ợc từ 60 đến 70 ngàn chỗ làm mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống d−ới 8,8% vào năm 2010 và khoảng 2% vào năm 2020. Về môi tr−ờng, quyết định của Thủ t−ớng không đặt ra chỉ tiêu cụ thể, mà chỉ đặt mục tiêu chung “Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội và môi tr−ờng bền vững ở đô thị và nông thôn”. Số liệu trong bảng trên cho thấy, tốc độ tăng tr−ởng bình quân năm của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng chậm, nh−ng GDP bình quân đầu ng−ời của tỉnh đạt khá. Khoảng cách về GDP bình quân đầu ng−ời của tỉnh Thừa Thiên Huế so với mức GDP bình quân đầu ng−ời của vùng KTTĐ miền Trung và khu vực Bắc Trung Bộ có xu h−ớng tăng lên. Năm 2010 GDP bình quân đầu ng−ời của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 1.150 USD, cao hơn so với mức trung bình của vùng KTTĐ miền Trung và khu vực Bắc Trung bộ. Tỉnh Quảng Ngãi đứng đầu trong các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung về tổng vốn đầu t− trong 5 năm qua, đồng thời cũng là tỉnh có tốc độ tăng tr−ởng cao nhất trong khu vực. Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 cho thấy: Thành phố Đà Nẵng xếp thứ nhất với 75,96 điểm, thuộc nhóm rất tốt; các tỉnh Bình Định xếp thứ 7 với 65,97 điểm, Thừa Thiên Huế xếp thứ 14 với 64,23 điểm và 32 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2011 Quảng Nam xếp thứ 25 với 61,08 điểm, thuộc nhóm tốt; tỉnh Quảng Ngãi xếp thứ 58 với 52,24 điểm, thuộc nhóm trung bình. Đánh giá tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh phát triển kinh tế với khu vực miền Trung, có thể thấy rằng, Thừa Thiên Huế vẫn ch−a phát triển mạnh và bền vững nh− kỳ vọng. Mức độ đạt và đóng góp ch−a cao, ch−a tạo đ−ợc nhiều đột phá. Những phân tích d−ới đây phần nào lý giải cho vấn đề trên. II. Những lợi thế trong phát triển của Thừa Thiên Huế 1. Di sản văn hóa thế giới và tính đặc sắc của văn hoá Huế Nằm ở khoảng giữa của Tổ quốc, là nơi hội tụ các nền văn hoá lớn đã từng tồn tại trên đất n−ớc Việt Nam, là mảnh đất đ−ợc lựa chọn làm thủ phủ Đàng trong rồi kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đ−ợc thừa h−ởng một nền văn hoá đặc sắc do lịch sử để lại, từ kiến trúc cung điện, đền đài, lăng tẩm đến nhà v−ờn truyền thống, từ nghệ thuật dân gian đến nhã nhạc cung đình, từ trò chơi nơi đình làng đến hoạt động tín ng−ỡng nơi thờ cúng, từ các sản phẩm thủ công lớn nh− đại hồng chung, nhỏ nh− cành hoa giấy đến kho tàng chữ Nôm có mặt khắp các làng, xã, từ các món ăn hàng ngày đ−ợc nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực đến cách ứng xử thân thiện với thiên nhiên. Tiêu biểu cho nền văn hoá đặc sắc đó là quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đ−ợc công nhận là di sản văn hoá vật thể (năm 1993) và phi vật thể (năm 2003) của thế giới. Trong nhiều tr−ờng hợp, khi nói đến những giá trị văn hoá đặc sắc của vùng đất, đến tính cách của những con ng−ời, đến những món ăn ngon, những sản vật nổi tiếng của địa ph−ơng thì khái niệm văn hoá Huế v−ợt ra xa ngoài giới hạn hành chính của thành phố Huế. ở một ph−ơng diện nào đó, tính đặc sắc về văn hoá Huế đã đ−ợc thừa nhận cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Thế nh−ng, vẫn còn những vấn đề cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu để thấu hiểu sâu sắc hơn, để giữ gìn và phát huy giá trị của nó với t− cách một th−ơng hiệu đã đ−ợc hình thành và phát triển trong nhiều trăm năm, qua nhiều thế hệ, một th−ơng hiệu không một địa ph−ơng nào trong cả n−ớc có đ−ợc. Thông qua các ch−ơng trình quảng bá và các Festival, l−ợng du khách đến tham quan Huế hàng năm ngày càng tăng, doanh thu từ du lịch tăng mạnh nh−ng trong giai đoạn tới, Thừa Thiên Huế cần tiếp tục “đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch, tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với quảng bá văn hóa Huế, Festival Huế và Festival Nghề truyền thống Huế năm 2011; xây dựng “Ch−ơng trình công bố và giới thiệu những điều độc đáo và sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của du lịch Thừa Thiên Huế” (2) để có thể phát huy đ−ợc tối đa lợi thế này. 2. Lợi thế về vị trí địa lý Dù xét trên ph−ơng diện nào, địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế hay địa lý chính trị, thì vị trí địa lý t−ơng đối của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cả n−ớc và khu vực là một lợi thế. Giao thông là hạ tầng cơ sở quan trọng trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, của bất cứ địa ph−ơng hay quốc gia nào. Vị trí đầu mối, điểm trung lộ, điểm giao cắt trong mạng l−ới giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng hàng không theo chiều nam bắc, theo trục Về thuận lợi và thách thức 33 đông tây, cả hiện tại và trong t−ơng lai, chắc chắn là một lợi thế của bất cứ địa ph−ơng nào. Trong khi đó, rõ ràng là, tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 đ−ờng trục giao thông đ−ờng bộ và đ−ờng sắt là quốc lộ 1A, đ−ờng Hồ Chí Minh và đ−ờng sắt thống nhất chạy qua. Theo trục này, một cách t−ơng đối, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế có thể coi là nằm ở trung lộ. Theo trục đông tây, tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với tỉnh Quảng Trị, là điểm xuất phát từ phía đông, đi về phía tây, qua cửa khẩu Lao Bảo, sang Lào, Thailand hết sức nhanh chóng. Vị trí trung lộ, đầu mối giao thông của tỉnh Thừa Thiên Huế trên trục giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng hàng không tạo ra cho tỉnh một lợi thế khi tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở điểm giữa của “con đ−ờng di sản miền Trung” kết nối 5 di sản thế giới của Việt Nam: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). 3. Về tài nguyên thiên nhiên Nằm ở vị trí giao thoa giữa hai miền khí hậu, có đủ núi, sông, đầm phá và biển, Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng về chủng loại, đặc sắc về giá trị, một số tài nguyên đ−ợc đánh giá cao ở tầm quốc gia và quốc tế, đ−ợc coi là tiêu biểu của Việt Nam và khu vực, nh− các khu rừng kín th−ờng xanh, m−a mùa nhiệt đới ở khu vực Bạch Mã – Hải Vân và đầm phá n−ớc lợ ven bờ lớn nhất Đông Nam á – hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tạo ra lợi thế so sánh nhất định so với các địa ph−ơng khác về tài nguyên thiên nhiên. Lợi thế đó đã đ−ợc thể hiện một phần khi Chính phủ lựa chọn Thừa Thiên Huế là địa ph−ơng đại diện cho 14 tỉnh duyên hải miền Trung xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên khu vực duyên hải miền Trung nằm trong hệ thống các bảo tàng thiên nhiên của quốc gia. Việt Nam có tất cả 12 đầm phá n−ớc lợ ven bờ tập trung ở các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 đầm phá là đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và đầm Lập An hay đầm Lăng Cô. Tam Giang – Cầu Hai là đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 đầm phá ở Việt Nam, có diện tích mặt n−ớc bằng tổng diện tích mặt n−ớc của tất cả 11 đầm phá còn lại. Đây là một vực n−ớc chứa đựng những tài nguyên vô giá, do ch−a nghiên cứu đầy đủ và hạn chế về công nghệ nên chúng ta ch−a khai thác và phát huy hết các giá trị to lớn của chúng. Nh−ng có thể, điều đó lại là “của để dành” cho các thế hệ mai sau. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi, vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, giá trị kinh tế của nguồn lợi thuỷ sinh, những lợi ích sinh thái của đa dạng sinh học... là những cơ sở để phát triển kinh tế tổng hợp khu vực đầm phá, ven biển, trong đó có du lịch đầm phá với những sản phẩm mới, đặc sắc có một không hai. Chính vì vậy, gần đây, Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển kinh tế vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (9). 4. Về nguồn lực khoa học và công nghệ Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 50 tổ chức nghiên cứu và triển khai thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động, trong đó có gần 10 tổ chức ngoài nhà n−ớc, có 08 tr−ờng đại học và 06 tr−ờng cao đẳng, trong đó có 34 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2011 01 tr−ờng đại học ngoài công lập. Ngoài ra còn có các học viện, viện, phân viện nghiên cứu, các trung tâm, chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức khoa học công nghệ trung −ơng, vùng, miền, tạo thành một hệ thống các tổ chức khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực với đội ngũ khoa học công nghệ hùng hậu, đứng thứ ba trong cả n−ớc về số l−ợng. Đặc biệt, đội ngũ các nhà khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh đ−ợc giới khoa học trong n−ớc và quốc tế đánh giá cao qua các công trình nghiên cứu văn hoá, lịch sử, Huế học... Đặc biệt, Bệnh viện Trung −ơng Huế - bệnh viện “tây y” có lịch sử lâu đời nhất n−ớc, bệnh viện thứ ba đ−ợc Bộ Y tế xếp hạng đặc biệt trong cả n−ớc (cùng với bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố HCM) đã và đang khẳng định vị thế của một trung tâm y tế chuyên sâu và hiện đại, đứng thứ ba về tổng thể, và đứng thứ nhất trong một số tiêu chí nh− thời gian chữa bệnh ngắn nhất và chi phí chữa bệnh thấp nhất. III. Những thách thức chủ yếu trong quá trình phát triển Bên cạnh những lợi thế, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp phải nhiều thách thức không nhỏ. Đó là điều kiên tự nhiên khắc nghiệt, nguồn đầu t− cho cơ sở hạ tầng kinh tế thấp, cơ cấu ngành khoa học công nghệ bị khuyết các ngành mang tính công nghệ, kỹ thuật kéo theo trình độ công nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh thấp và một số mặt tiêu cực trong tâm lý của ng−ời dân. 1. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Đất canh tác trên lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế ít do phần lớn diện tích tự nhiên là núi cao có độ dốc lớn, lại bị chia cắt bởi núi, đèo và sông, suối nên đất đai không tập trung; l−ợng m−a lớn và tập trung trong một thời gian ngắn gây ra lũ lụt và ngập úng, tr−ợt lở đất, xói lở bờ sông, đất đai kém màu mỡ do xói mòn vì m−a nhiều và dốc... là những điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hàng hoá. Vì vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ khó khăn hơn các địa ph−ơng khác. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng ảnh h−ởng đến ngành du lịch, cũng nh− các di sản bị tác động của thiên nhiên làm h− hại, xuống cấp. Khu vực ven biển có nhiều tiềm năng phát triển du lịch lại bị xói lở, xâm thực cộng với mùa m−a lũ trùng với mùa đông lạnh, độ ẩm cao làm cho thời gian khai thác các cơ sở du lịch (các khu nghỉ d−ỡng, khách sạn, nhà hàng, bãi biển...) ngắn, không đủ 12 tháng. Đây thực sự là bài toán nan giải mà tỉnh Thừa Thiên Huế cần tìm ra giải pháp khắc phục. Việc khai thác các tour du lịch đến Bạch Mã – một địa điểm có cảnh quan thiên nhiên hết sức hấp dẫn nh−ng cũng là nơi có l−ợng m−a lớn nhất n−ớc và có độ ẩm rất cao – là một ví dụ cho bất lợi do khí hậu khắc nghiệt gây ra và biện pháp khắc phục vẫn ch−a có. Một ví dụ khác là khu vực bãi biển Thuận An vốn rất rộng và đẹp, với bãi cát trắng, n−ớc trong và sạch. Những năm 90 của thế kỷ tr−ớc, các công ty t− vấn của Pháp đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch Thuận An thành một quần thể kiến trúc du lịch cao cấp. Nh−ng ch−a kịp kêu gọi đầu t− thì bờ biển liên tục bị xói lở (có thể do ảnh h−ởng của biến đổi khí hậu), đặc biệt là trong trận lũ lịch sử năm 1999 toàn bộ bãi biển Thuận An bị xoá sổ mà điểm nhấn là Về thuận lợi và thách thức 35 dải đất hẹp ở làng Hoà Duân bị “đánh thủng” thành cửa biển mới. Đến nay, bằng cố gắng của con ng−ời, bãi biển ở khu vực này đang dần dần phục hồi, nh−ng khó có thể trở lại nh− thời tr−ớc những năm 1990. Hiện tại, để khắc phục bất lợi về thời tiết, ngành du lịch đang xây dựng ch−ơng trình du lịch “Huế trong m−a” nhằm phá bỏ hàng rào t− duy cũ để có thể tận dụng cơ hội từ các yếu tố thiên nhiên bất lợi, khai thác những sản phẩm du lịch độc đáo liên quan đến m−a Huế vốn đã đi vào thơ ca nhạc hoạ. 2. Nguồn đầu t− cơ sở hạ tầng kinh tế thấp Vốn là vùng giáp ranh trong chiến tranh, nên trong một thời gian dài tr−ớc năm 1975 tỉnh Thừa Thiên Huế gần nh− không đ−ợc đầu t− xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế. Ngành nghề kinh tế chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế tr−ớc giải phóng vẫn là nông nghiệp. Sau ngày đất n−ớc thống nhất, nhất là từ ngày tỉnh Thừa Thiên Huế đ−ợc tái lập, tỉnh đã tập trung tăng c−ờng đầu t− phát triển các nguồn lực cơ bản: đất đai, nguồn vốn, nhân lực và khoa học công nghệ. Nh−ng sự tăng c−ờng các nguồn lực đó là ch−a đủ để tạo nên sự nhảy vọt bứt phá về kinh tế: mặc dù tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức khá cao, cao hơn mức trung bình của cả n−ớc, nh−ng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thuộc loại kém phát triển. Các chỉ số phát triển thuộc loại trung bình yếu (khoảng từ hạng 30-35 trong số 63 tỉnh, thành trong cả n−ớc). Ước thực hiện năm 2010, tổng sản phẩm nội địa của tỉnh (GDP) bình quân đầu ng−ời năm 2010 mới đạt 1.150 USD, cao hơn so với các tỉnh duyên hải miền Trung (1.125 USD) nh−ng vẫn còn thua mức trung bình của cả n−ớc (1.200 USD). Tỷ lệ hộ nghèo là 7%, thấp hơn các tỉnh duyên hải miền Trung (12,1-12,5%) và trung bình cả n−ớc (<10%). Đặc biệt, những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kinh tế đã đ−ợc quan tâm đầu t− xây dựng, nh−ng vẫn ch−a hoàn chỉnh, đồng bộ, lại bị h− hại vì lũ lụt th−ờng xuyên nên ch−a tạo thành cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Mức độ đô thị hoá, nếu tính trên tỷ lệ đô thị, diện tích, dân số thì không thua kém các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nh−ng nếu tính đến nguồn vốn đầu t− cho các công trình xây dựng ở các đô thị thì chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà n−ớc, vì vậy bộ mặt đô thị thay đổi chậm. Rõ ràng là, nếu tự lực, các tỉnh vốn nghèo nh− Thừa Thiên Huế, dù có cố gắng bao nhiêu cũng rất khó v−ợt lên, nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách trung −ơng một cách mạnh mẽ hơn. 3. Cơ cấu các ngành khoa học và công nghệ do lịch sử để tại kéo theo trình độ công nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh hạn chế Mặc dù, có nguồn lực khoa học công nghệ lớn, nh−ng là về số l−ợng, trong khi cơ cấu nguồn lực này của hệ thống các tr−ờng đại học trên địa bàn nghiêng hẳn về các ngành về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mà thiếu những ngành có tính chất khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng hoặc công nghệ. Số l−ợng các bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp rất hiếm. Hơn nữa, nằm trong xu thế chung của cả n−ớc, Đại học Huế vẫn đang trong quá trình phấn đấu trở 36 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2011 thành đại học nghiên cứu, các công bố quốc tế còn ít. Các phòng thí nghiệm, trang thiết bị khoa học của các tr−ờng đại học, các tổ chức khoa học công nghệ trung −ơng đóng trên địa bàn và của địa ph−ơng, hoặc còn thiếu, hoặc trùng lặp, không đồng bộ, lạc hậu, lại ch−a đ−ợc sử dụng hết công suất, năng lực; ch−a có phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Nguồn lực khoa học công nghệ thực sự nằm ở những tài sản trí tuệ: phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích do đội ngũ các nhà khoa học công nghệ nghiên cứu, phát triển. Thế nh−ng, nếu xét theo ph−ơng diện này thì nguồn lực khoa học công nghệ của tỉnh lại hết sức nhỏ. Theo số liệu của cơ quan quản lý nhà n−ớc về sở hữu trí tuệ trên địa bàn thì tài sản sở hữu trí tuệ của hệ thống các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn là hết sức nghèo nàn: Đến nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có bằng phát minh nào, có 09 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích và trong số đó có 05 bằng sáng chế và giải pháp hữu ích đã đ−ợc Nhà n−ớc chấp nhận bảo hộ. Trong 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có 04 công trình đ−ợc nhận các giải th−ởng về khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia (giải th−ởng VIFOTECH), không có các giải th−ởng cao hơn. Hệ quả trực tiếp của tình trạng trên là trình độ và năng lực công nghệ của các cơ sở sản xuất và dịch vụ thấp (tất nhiên, trình độ và năng lực công nghệ thấp không chỉ vì lý do cơ cấu ngành khoa học công nghệ, mà còn nhiều lý do khác nữa). Ch−a có đánh giá đầy đủ và chính thức về trình độ công nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh, nh−ng các thông tin đều xác nhận rằng, ngoài một số lĩnh vực, doanh nghiệp đ−ợc −u tiên đầu t− nh− viễn thông, công nghệ thông tin, d−ợc phẩm, dệt sợi... tự đánh giá hoặc đ−ợc đánh giá là có trình độ khá so với cả n−ớc, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế còn lạc hậu. Đây sẽ là thách thức rất lớn trong quá trình hội nhập. 4. Tâm lý của ng−ời Huế Mặc dù ch−a có công trình nghiên cứu chuyên biệt về tâm lý của ng−ời Huế (với nghĩa rộng hơn là ng−ời dân tỉnh Thừa Thiên Huế) nh−ng nhiều ý kiến cho rằng một số mặt tiêu cực trong tâm lý ng−ời Huế là một bất lợi cho phát triển. Trong quá khứ, ng−ời Huế đã từng tự hào rằng họ đã chống trả quyết liệt lại sự xâm lăng về văn hoá lai căng của Mỹ và Tây Âu một cách thành công. Nhờ thế mà hiện nay nhiều nét đẹp truyền thống của ng−ời Huế vẫn đ−ợc giữ gìn (thí dụ, tệ nạn ma tuý, mại dâm ít hơn nhiều tỉnh, thành phố khác) và chính điều đó góp một phần tạo nên hình ảnh đẹp của văn hoá Huế. Tuy nhiên, tâm lý bảo thủ, thích sự ổn định, không thích thay đổi, không dám mạo hiểm khi đứng tr−ớc thách thức hoặc nguy cơ rủi ro, khi phải quyết định đổi mới, thái độ quá cẩn trọng tr−ớc các quyết định đầu t− của cán bộ, công chức... vẫn là tâm lý chủ đạo. Rất có thể, nhờ đó mà môi tr−ờng tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và diện mạo kiến trúc của Huế vẫn còn đ−ợc bảo vệ. Nh−ng cũng có thể, chính vì thế mà nhiều ng−ời đ−ợc hỏi về đánh giá tốc độ phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng trả lời là “chậm”. Tâm lý “mệ” ở những ng−ời dân bình th−ờng, không liên quan gì đến hoàng tộc (có thể hiểu nôm na là tính Về thuận lợi và thách thức 37 cách “con nhà lính, tính nhà quan”) đang tạo ra một lớp ng−ời ngại lao động chân tay. Ng−ời Huế th−ờng không tự nguyện làm những công việc lao động chân tay nặng nhọc nh− chặt mía (cuối những năm 1990), đào ao nuôi tôm (thợ đấu), xây dựng cầu đ−ờng (th−ờng làm giữa trời nắng), xây dựng các công trình thuỷ điện (phải đi theo công trình)... Hiện nay, ở nông thôn, số thanh niên đã tốt nghiệp phổ thông trung học nh−ng không đủ điểm vào đại học nhiều, nh−ng không quyết tâm tìm kiếm việc làm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động. Các công ty xuất khẩu lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế th−ờng chỉ tuyển đ−ợc ng−ời từ các tỉnh khác, ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số sẵn sàng vào thành phố Hồ Chí Minh lao động đơn giản, hoặc có tổ chức (tỷ lệ nhỏ) hoặc tự do, cho dù thu nhập thấp. Một số đồng bào dân tộc thiểu số có đóng góp cho đất n−ớc trong kháng chiến nay có t− t−ởng trông chờ, h−ởng thụ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà n−ớc. Số hộ tự cố gắng v−ơn lên thoát khỏi đói nghèo ít, nên số l−ợng các dự án hỗ trợ đồng bào ở khu vực này rất nhiều nh−ng tỷ lệ đói nghèo vẫn lớn. Tóm lại, phát huy những lợi thế sẵn có và giải quyết những thách thức đang tồn tại trong bối cảnh phát triển chung của vùng và cả n−ớc sẽ giúp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ theo h−ớng bền vững trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Quyết định 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về ph−ơng h−ớng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo số 125/BC-UBND, ngày 6/12/2010. 3. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011. Báo cáo trình Hội nghị tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế khoá XIV lần thứ 2. Huế: 02/12/2010. 4. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu tổng điều tra dân số thời điểm 1/4/2009. 5. Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. Biểu 3, phụ lục của Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (khoá XIII) trình Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ 14, Huế: 9/2010. 6. Urban Solutions BV. Kế hoạch quản lý di sản Huế, Việt Nam, giai đoạn II và III: Từ lộ trình đến kế hoạch, từ kế hoạch đến thực hiện. Holland: Rotterdam, 9/2010. 7. Quyết định số 1029/QĐ-TTg ngày 17/07/2009 phê duyệt quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2020 và định h−ớng 2030. 8. Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/04/2006 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống bảo tàng thiên nhiên của Việt Nam. 9. Quyết định số 1955/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_thuan_loi_va_thach_thuc_cua_tinh_thua_thien_hue_trong_pha.pdf
Tài liệu liên quan