Kiến nghị
Thứ nhất, không nên coi ý nghĩa của
việc đăng ký QSDĐ là nhằm xác lập quyền
QSDĐ như hiện nay. Nên tiếp cận theo
hướng, xác định ý nghĩa của việc đăng ký
QSDĐ là để xác nhận QSDĐ nhằm đối
kháng với bên thứ ba.
Thứ hai, nên trao quyền quyết định về
thời điểm chuyển QSDĐ cho các bên giao
dịch. Pháp luật chỉ nên quy định về thời
điểm này trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận về thời điểm chuyển QSDĐ
hay thỏa thuận không rõ ràng, cụ thể. Theo
chúng tôi, có thể quy định về thời điểm
chuyển QSDĐ: “Thời điểm chuyển QSDĐ
do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong
trường hợp các bên không có thỏa thuận,
thời điểm chuyển QSDĐ là thời điểm đăng
ký chuyển quyền tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền”.
Thứ ba, sửa đổi quy định của pháp
luật về hậu quả pháp lý của việc không thực
hiện nghĩa vụ đăng ký QSDĐ theo hướng:
trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ
đăng ký QSDĐ, người phải chịu hậu quả
pháp lý là người có nghĩa vụ đăng ký
QSDĐ. Vì vậy, không nên quy định hậu quả
pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ
đăng ký là quyền chưa được chuyển cho bên
nhận chuyển quyền. Theo chúng tôi, sử
dụng biện pháp hành chính để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ này là hợp lý hơn cả. Trong
đó, nên sử dụng hình thức phạt tiền đối với
người vi phạm nghĩa vụ.
Thứ tư, cần quy định rõ ràng, cụ thể,
hợp lý về thời điểm đăng ký, tránh việc lạm
dụng khi áp dụng trong thực tế. Theo chúng
tôi, thời điểm đăng ký nên quy định không
quá 30 ngày kể từ thời điểm xác lập giao
dịch, trừ trường hợp bất khả kháng
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về xác định thời điểm chuyển quyền sử dụng đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Ý nghĩa của thời điểm chuyển và đăng
ký quyền sử dụng đất
1.1 Ý nghĩa của thời điểm chuyển
quyền sử dụng đất
Thời điểm chuyển QSDĐ là thời điểm
mà người chuyển QSDĐ chấm dứt QSDĐ
và người nhận chuyển QSDĐ xác lập
QSDĐ. Như vậy, việc xác định được thời
điểm này giúp các bên xác định được quyền
và nghĩa vụ của mình đối với QSDĐ và các
bên liên quan. Ví dụ, liệu bên nhận thế chấp
QSDĐ của bên chuyển QSDĐ có quyền xử
lý QSDĐ để thu hồi nợ hay không? Câu hỏi
này phụ thuộc vào việc xác định thời điểm
chuyển QSDĐ. Theo đó, bên nhận thế chấp
có quyền xử lý QSDĐ chuyển quyền nếu
việc xử lý nợ được thực hiện trước thời điểm
chuyển QSDĐ. Trong trường hợp này,
QSDĐ thế chấp chưa được chuyển sang cho
bên nhận chuyển QSDĐ. Vì vậy, QSDĐ này
VÏÌ XAÁC ÀÕNH THÚÂI ÀIÏÍM CHUYÏÍN QUYÏÌN SÛÃ DUÅNG ÀÊËT
Châu Thị Khánh Vân*
* TS. Phó trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Đăng ký giao dịch,
đăng ký quyền sở hữu,
chuyển quyền sở hữu, thời
điểm chuyển quyền sử dụng
đất
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 06/09/2016
Biên tập: 03/11/2016
Duyệt bài: 30/11/2016
Article Infomation:
Keywords: Registration of
Transaction, Registration of
Ownership, Transfer of
Ownership, Transaction
Time of Land Sse Right
Article History:
Received: 06 Sep. 2016
Edited: 03 Nov. 2016
Approved: 30 Nov. 2016
Tóm tắt:
Giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ) có vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm khai thác, sử dụng đất một cách hiệu quả. Tuy nhiên, pháp luật điều
chỉnh quan hệ này chưa thật sự phù hợp, trong đó có quy định về thời điểm
chuyển QSDĐ. Bài viết phân tích các nội dung có liên quan để chứng minh
nhận định này và đề xuất giải pháp khắc phục.
Abstract:
Transactions of land use right play an important role to ensure the
development and effective utilization of land fund. However, the existing
legal regulations on these transactions do not seem appropriate, including the
particular provisions on time for transfer of land use right. This article
provides analysis of the relevant contents to prove these viewpoints and also
give out a number of sensible solutions.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
có thể bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên
chuyển quyền. Trong trường hợp ngược lại,
QSDĐ đã được chuyển sang cho bên nhận
chuyển quyền. Bên chuyển quyền không
còn QSDĐ. Vì vậy, bên nhận thế chấp
QSDĐ của bên chuyển QSDĐ không có
quyền xử lý QSDĐ này để thu hồi nợ của
bên chuyển quyền. Như vậy, tại thời điểm
chuyển QSDĐ, bên nhận chuyển QSDĐ trở
thành chủ sử dụng đất và có toàn quyền và
nghĩa vụ của chủ sử dụng đất. Bên chuyển
QSDĐ không còn là chủ sử dụng đất. Về
nguyên tắc, các rủi ro liên quan đến QSDĐ
do bên nhận chuyển quyền gánh chịu, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tóm lại, việc xác định thời điểm
chuyển QSDĐ giúp các bên - bên chuyển
quyền và bên nhận chuyển QSDĐ cũng như
các bên có liên quan - xác định được quyền,
nghĩa vụ của mình và là cơ sở để cơ quan
nhà nước giải quyết tranh chấp liên quan đến
QSDĐ. Đây chính là ý nghĩa của việc xác
định thời điểm chuyển QSDĐ.
1.2 Ý nghĩa của thời điểm đăng ký
quyền sử dụng đất
Hiện nay, có các quan điểm khác
nhau về vai trò, mục đích đăng ký chuyển
QSDĐ nói riêng và quyền sở hữu tài sản nói
chung1, cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, đăng ký
QSDĐ nhằm mục đích xác lập QSDĐ hoặc
quản lý nhà nước đối với đất đai2. Theo quan
điểm này, QSDĐ được xác lập cho bên nhận
chuyển quyền kể từ thời điểm thực hiện
đăng ký QSDĐ theo quy định của pháp luật.
Kể từ thời điểm này, bên nhận chuyển
QSDĐ có quyền và nghĩa vụ của chủ sử
dụng đất đối với QSDĐ. Ngược lại, bên
chuyển quyền chấm dứt QSDĐ đối với
QSDĐ đã được chuyển quyền. Những người
theo quan điểm này cho rằng, với mục đích
như trên, việc đăng ký QSDĐ vừa là biện
pháp giúp các bên xác định được thời điểm
chuyển QSDĐ và đồng thời là phương tiện
giúp Nhà nước thực hiện quản lý đất đai.
Ngược lại, quan điểm thứ hai cho
rằng, đăng ký QSDĐ không nhằm mục đích
xác lập QSDĐ mà chỉ để xác nhận QSDĐ
để đối kháng với bên thứ ba3.
Khi nghiên cứu các quan điểm trên,
chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, mục đích đăng ký QSDĐ
theo quan điểm thứ nhất nhằm xác lập
QSDĐ là không phù hợp. Trước hết, quan
điểm này tước bỏ quyền tự do thỏa thuận về
thời điểm chuyển QSDĐ của các bên. Vì
vậy, không đảm bảo cho các bên thực hiện
nguyên tắc tự do thỏa thuận khi giao kết hợp
đồng. Mặt khác, việc xác lập QSDĐ phụ
thuộc vào việc đăng ký và việc đăng ký có
thể bị lạm dụng trên thực tế. Ví dụ, về
nguyên tắc, để việc đăng ký được thực hiện
1 Những quan điểm được trích dẫn trong bài viết này có thể chỉ đề cập đến ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu tài
sản. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự, QSDĐ trong trường hợp tham gia vào giao dịch dân sự nói chung
và giao dịch chuyển quyền nói riêng được coi là một loại tài sản (xem Điều 163 và Điều 181 Bộ luật Dân sự năm
2005). Do vậy, việc đăng ký QSDĐ cũng như ý nghĩa của việc đăng ký QSDĐ được áp dụng tương tự như việc đăng
ký quyền sở hữu tài sản.
2 Xem Điều 692 BLDS năm 2005, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
3 Nguyễn Ngọc Điện, “Đăng ký bất động sản và bảo đảm an toàn giao dịch bất động sản - Bài học cho Việt Nam từ
kinh nghiệm các nước”, Tạp chí Luật học số 1/2016, tr. 39-46; Sanisalova Natalia, Civil-law problems of state regis-
tration of rights to immovable property and transactions with, Journal Proceedings of the higher educational institu-
tions, Volga region, Social Sciences, no. 3/2007; DS Vasiliev, Questions consideration by courts of cases on the claims
of stateregistration of rights to immovable property and transactions with him, Journal Russian Justice, no. 2/2006;
Hanstad, Designing Land Registration Systems for Developing Countries, American University International Law
Review 13, no. 3/1998, pp. 647-703.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
phải có sự tham gia của bên chuyển quyền
và người thực hiện đăng ký. Tuy nhiên, vì
lợi ích, những người này có thể không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
của mình. Trên thực tế, tại thời điểm đăng
ký, do giá QSDĐ tăng hơn so với thỏa
thuận, bên chuyển QSDĐ cố tình trì hoãn
hay thậm chí không thực hiện nghĩa vụ này
cho dù hợp đồng chuyển quyền đã có hiệu
lực. Vì vậy, bên nhận chuyển quyền không
thể xác lập được QSDĐ. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận
chuyển QSDĐ, mà còn ảnh hưởng đến việc
lưu thông của QSDĐ. Khi hợp đồng chuyển
quyền giữa các bên đã có hiệu lực, nhưng
quyền chưa được chuyển cho bên nhận
chuyển quyền thì về nguyên tắc, cả bên
chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền
đều không có quyền thực hiện giao dịch nào
khác đối với QSDĐ đó tại thời điểm này.
Tất nhiên, pháp luật có quy định đảm bảo
cho việc đăng ký được thực hiện nhưng
phải mất một khoảng thời gian không nhỏ
để thực hiện việc đăng ký. Trong khoảng
thời gian này, rõ ràng, QSDĐ dường như bị
“đóng băng”.
Mặt khác, việc để các bên tham gia
giao dịch chuyển quyền tự do thỏa thuận về
thời điểm chuyển quyền không gây ảnh
hưởng tiêu cực đến quyền lợi của các bên
liên quan và việc quản lý đất đai của Nhà
nước. Có thể lý giải vấn đề này như sau: khi
để các bên giao dịch tự do thỏa thuận về thời
điểm chuyển QSDĐ thì thời điểm chuyển
QSDĐ phải do các bên giao dịch quyết định
và thể hiện trong hợp đồng. Như vậy, việc
xác lập QSDĐ chỉ phụ thuộc vào sự kiện
pháp lý duy nhất là việc ký kết hợp đồng
giữa các bên giao dịch. Vì chỉ dựa vào sự
kiện này, nên chỉ có hai bên trong hợp đồng
biết về việc quyền đã được xác lập cho bên
nhận chuyển quyền. Những người không
tham gia vào việc ký kết hợp đồng (được gọi
là bên thứ ba) không thể biết được việc này.
Điều này có thể gây rủi ro cho bên thứ ba và
gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, rủi ro này hoàn toàn có thể có
biện pháp khắc phục. Đăng ký để xác nhận
việc chuyển QSDĐ là một trong các biện
pháp đã được áp dụng trên thực tế một cách
hiệu quả. Thông qua việc đăng ký, bên thứ
ba, trong đó có Nhà nước biết được ai đang
có QSDĐ, trên cơ sở đó thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, các rủi ro
xuất phát từ nguyên nhân không xác định
được hoặc xác định không chính xác chủ sử
dụng đất không thể xảy ra.
Trong khi đó, mục đích đăng ký
QSDĐ nhằm xác nhận QSDĐ theo quan
điểm thứ hai không làm ảnh hưởng đến
nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên.
Mục đích này vẫn đảm bảo cho các bên giao
dịch tự do thỏa thuận về thời điểm chuyển
QSDĐ. Điều này giúp đảm bảo nguyên tắc
tự do thỏa thuận khi giao kết hợp đồng được
tuân thủ và đảm bảo quyền lợi của các bên
tham gia giao dịch. Mặt khác, như trên đã
trình bày, việc chuyển quyền phụ thuộc vào
việc đăng ký có thể bị lạm dụng khi áp dụng
trên thực tế, gây ảnh hưởng đến quyền lợi
của các bên tham gia giao dịch nói riêng và
lưu thông QSDĐ nói chung.
Thứ hai, theo quan điểm đăng ký
QSDĐ nhằm mục đích quản lý nhà nước đối
với đất đai là hoàn toàn có thể chấp nhận
được4. Tuy nhiên, mục đích của quản lý nhà
nước là đảm bảo cho đất đai được sử dụng
hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
4 Mục đích ban đầu của việc đăng ký là để Nhà nước thực hiện thu thuế - xem Tim Hanstad, Designing Land
Registration Systems for Developing Countries, American University International Law Review 13, no. 3/1998,
pp. 647-703.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
chủ sử dụng đất và các bên có liên quan, góp
phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền
vững kinh tế - xã hội của đất nước, nên khi
đưa ra các quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo thực hiện đăng ký QSDĐ phải đảm bảo
không ảnh hưởng đến việc thực hiện mục
đích này. Ví dụ, không thể đưa ra chế tài như
việc chuyển quyền chưa có hiệu lực khi
chưa thực hiện việc đăng ký QSDĐ.
Ngoài ra, theo chúng tôi, suy cho
cùng, việc đăng ký tài sản nói chung và
QSDĐ nói riêng chỉ nhằm mục đích để Nhà
nước và các bên liên quan biết được ai đang
có quyền gì đối với tài sản. Vì vậy, theo
chúng tôi, quan điểm thứ hai hoàn toàn đáp
ứng được mục đích này.
Tóm lại, mục đích của việc đăng ký
QSDĐ là nhằm xác nhận QSDĐ để đối
kháng với bên thứ ba và đảm bảo cho Nhà
nước thực hiện vai trò quản lý đối với đất
đai.
2. Quy định của pháp luật về thời điểm
chuyển quyền sử dụng đất và kiến nghị
hoàn thiện
2.1 Quy định của pháp luật về thời
điểm chuyển quyền sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3
Luật Đất đai năm 2013, chuyển QSDĐ được
hiểu là việc chuyển giao QSDĐ từ người
này sang người khác thông qua các hình
thức như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa
kế, tặng cho QSDĐ và góp vốn bằng QSDĐ.
Như vậy, hệ quả pháp lý của việc chuyển
QSDĐ là QSDĐ chấm dứt ở bên chuyển
quyền và xuất hiện ở bên nhận chuyển
quyền. Do tính chất quan trọng của đất đai
nói chung và QSDĐ nói riêng trong nhiều
lĩnh vực của đời sống, pháp luật đất đai đặt
ra các quy định liên quan đến chuyển QSDĐ
khá chặt chẽ, cụ thể như sau:
Về thời điểm chuyển QSDĐ
Thời điểm chuyển QSDĐ là một trong
các vấn đề quan trọng được pháp luật đề
cập. Theo đó, Điều 692 Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2005 quy định: “Việc chuyển
QSDĐ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
QSDĐ theo quy định của pháp luật đất đai”.
Quy định này được BLDS năm 2015 kế
thừa5. Như vậy, theo quy định của BLDS
năm 2005 và BLDS năm 2015, thời điểm
chuyển QSDĐ là thời điểm đăng ký QSDĐ.
Thời điểm chuyển QSDĐ cũng được đề cập
tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm
2013. Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm
2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ, góp vốn
bằng QSDĐ phải đăng ký tại cơ quan
đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời
điểm đăng ký vào sổ địa chính”. Theo quy
định này, thời điểm chuyển QSDĐ là thời
điểm đăng ký chuyển QSDĐ tại cơ quan
đăng ký đất đai và được ghi vào sổ địa
chính. Thời gian mà người có thẩm quyền
phải ghi vào sổ địa chính được quy định tại
khoản 6 Điều 26 Thông tư số 24/2014/TT-
BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, quy định về hồ
sơ địa chính quy định thời gian cập nhật,
chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính. Theo
quy định này, thời gian vào sổ địa chính đối
với trường hợp đăng ký chuyển QSDĐ
không quá ba ngày làm việc kể từ ngày hoàn
thành việc kiểm tra hồ sơ đăng ký chuyển
quyền. Việc đăng ký phải được hoàn thành
trước khi trao giấy chứng nhận cho người
được cấp. Như vậy, theo Luật Đất đai năm
2013, thời điểm chuyển QSDĐ được xác
định tương tự như BLDS năm 2005 và
BLDS năm 2015. Nghĩa là, thời điểm
chuyển QSDĐ là thời điểm đăng ký chuyển
QSDĐ. Thời điểm chuyển quyền do pháp
5 Xem Điều 503 BLDS năm 2015.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
luật quy định. Các bên tham gia giao dịch
chuyển quyền không có quyền thỏa thuận về
thời điểm này.
Quy định của pháp luật về thời điểm
chuyển QSDĐ, theo chúng tôi chưa phù
hợp vì:
Thứ nhất, việc xác định thời điểm
chuyển QSDĐ là thời điểm đăng ký QSDĐ
cho thấy, các nhà làm luật xác định ý nghĩa
của việc đăng ký QSDĐ là nhằm xác lập
QSDĐ và quản lý nhà nước về đất đai.
Trong khi đó, như đã bình luận tại mục 1.2
trên đây, quan điểm này dẫn đến các tác
động tiêu cực cho quyền lợi của các bên, cản
trở lưu thông đất đai, gây khó khăn cho việc
sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm,
hợp lý.
Thứ hai, việc không cho phép các
bên tham gia giao dịch có quyền thỏa thuận
về thời điểm chuyển QSDĐ là thật sự
không cần thiết. Về nguyên tắc, các bên
tham gia giao dịch có quyền thỏa thuận về
tất cả các nội dung liên quan đến giao dịch
chuyển QSDĐ. Pháp luật chỉ được hạn chế
quyền này trong trường hợp việc tự do thỏa
thuận ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi
ích chính đáng của người khác. Tuy nhiên,
như đã phân tích ở phần trên, các tác động
tiêu cực hoàn toàn không xảy ra khi cho
phép các bên tự thỏa thuận về thời điểm
chuyển QSDĐ.
Thứ ba, quy định về thời điểm chuyển
QSDĐ chưa thật sự rõ ràng và kéo dài quá
mức cần thiết. Pháp luật chỉ quy định thời
gian phải vào sổ địa chính, nhưng không
quy định về thời gian phải hoàn thành việc
kiểm tra. Vì vậy, thời điểm chuyển QSDĐ
chính xác là thời điểm nào, diễn ra trong thời
gian bao lâu là câu hỏi không có câu trả lời.
Mặt khác, hoạt động ghi vào sổ địa chính là
hoạt động không phức tạp, không đòi hỏi
nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, pháp
luật lại cho phép sử dụng ba ngày làm việc
để thực hiện hoạt động này. Sự không rõ
ràng, cụ thể về thời điểm chuyển QSDĐ dễ
bị lạm dụng để trục lợi khi áp dụng trên thực
tiễn bởi người có thẩm quyền.
Người có nghĩa vụ thực hiện đăng ký
chuyển QSDĐ
Người có nghĩa vụ đăng ký chuyển
QSDĐ được quy định cả trong BLDS năm
2005 và Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên,
quy định về người có nghĩa vụ thực hiện
việc đăng ký QSDĐ tại các văn bản luật này
không thống nhất. Theo quy định tại khoản
2 Điều 701, khoản 1 Điều 725 BLDS năm
2005, người có nghĩa vụ đăng ký chuyển
QSDĐ là bên nhận chuyển quyền. Ngược lại
với quy định này, Luật Đất đai năm 2013
quy định, bên chuyển quyền là người có
nghĩa vụ đăng ký chuyển QSDĐ (đăng ký
biến động QSDĐ) tại cơ quan có thẩm
quyền đăng ký đất đai. Theo chúng tôi, cơ
sở mà Luật Đất đai năm 2013 dựa vào để
xác định người có nghĩa vụ đăng ký chuyển
QSDĐ là phù hợp. Theo đó, người có nghĩa
vụ đăng ký chuyển QSDĐ là người có
QSDĐ tại thời điểm đăng ký. Người này,
theo quy định của pháp luật, là bên chuyển
quyền.
Hậu quả pháp lý và người gánh chịu
hậu quả pháp lý trong trường hợp không
thực hiện nghĩa vụ đăng ký chuyển QSDĐ
- Hậu quả pháp lý
Theo quy định của pháp luật, hậu quả
pháp lý phải gánh chịu trong trường hợp
không thực hiện nghĩa vụ đăng ký gồm:
quyền chưa được xác lập cho bên nhận
6 Xem khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013; Điều 12 Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
chuyển quyền, bị xử phạt vi phạm hành
chính6. Việc các nhà làm luật quy định
quyền chưa được xác lập cho bên nhận
chuyển quyền là hậu quả pháp lý do các
nhà làm luật xác định ý nghĩa của việc đăng
ký QSDĐ nhằm xác lập QSDĐ. Tuy nhiên,
như chúng tôi đã bình luận tại mục 1.2,
cách tiếp cận này chưa phù hợp. Ý nghĩa
của việc đăng ký QSDĐ chỉ nên xem là
nhằm xác nhận QSDĐ để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của bên thứ ba. Vì vậy, trong
trường hợp nghĩa vụ đăng ký không được
thực hiện, không thể dẫn đến hậu quả pháp
lý là quyền chưa được xác lập cho bên nhận
chuyển quyền.
- Người phải gánh chịu hậu quả
pháp lý
Như đã trình bày ở trên, quyền không
được xác lập cho bên nhận chuyển quyền là
một trong các hậu quả pháp lý phải gánh
chịu khi nghĩa vụ đăng ký không được thực
hiện. Trong trường hợp này, người phải gánh
chịu hậu quả pháp lý trực tiếp là bên nhận
chuyển quyền. Tuy nhiên, không thể buộc
bên nhận chuyển quyền phải chịu hậu quả
pháp lý này. Như đã trình bày ở phần trên,
về mặt luật định, người có nghĩa vụ đăng ký
QSDĐ không phải là bên nhận chuyển
quyền. Về mặt lý luận, do chưa có QSDĐ
đất, bên nhận chuyển QSDĐ không có tư
cách để thực hiện việc đăng ký QSDĐ. Các
giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục chuyển
quyền do bên chuyển quyền nắm giữ. Vì các
lý do này, cho dù có nhu cầu và mong muốn
thật sự, bên nhận chuyển QSDĐ cũng không
có khả năng độc lập thực hiện việc đăng ký
QSDĐ. Tuy không có nghĩa vụ và không có
khả năng thực hiện việc đăng ký QSDĐ,
nhưng pháp luật lại buộc người nhận chuyển
quyền phải chịu hậu quả pháp lý khi nghĩa
vụ đăng ký này không được thực hiện là
chưa phù hợp.
2.2 Kiến nghị
Thứ nhất, không nên coi ý nghĩa của
việc đăng ký QSDĐ là nhằm xác lập quyền
QSDĐ như hiện nay. Nên tiếp cận theo
hướng, xác định ý nghĩa của việc đăng ký
QSDĐ là để xác nhận QSDĐ nhằm đối
kháng với bên thứ ba.
Thứ hai, nên trao quyền quyết định về
thời điểm chuyển QSDĐ cho các bên giao
dịch. Pháp luật chỉ nên quy định về thời
điểm này trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận về thời điểm chuyển QSDĐ
hay thỏa thuận không rõ ràng, cụ thể. Theo
chúng tôi, có thể quy định về thời điểm
chuyển QSDĐ: “Thời điểm chuyển QSDĐ
do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong
trường hợp các bên không có thỏa thuận,
thời điểm chuyển QSDĐ là thời điểm đăng
ký chuyển quyền tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền”.
Thứ ba, sửa đổi quy định của pháp
luật về hậu quả pháp lý của việc không thực
hiện nghĩa vụ đăng ký QSDĐ theo hướng:
trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ
đăng ký QSDĐ, người phải chịu hậu quả
pháp lý là người có nghĩa vụ đăng ký
QSDĐ. Vì vậy, không nên quy định hậu quả
pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ
đăng ký là quyền chưa được chuyển cho bên
nhận chuyển quyền. Theo chúng tôi, sử
dụng biện pháp hành chính để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ này là hợp lý hơn cả. Trong
đó, nên sử dụng hình thức phạt tiền đối với
người vi phạm nghĩa vụ.
Thứ tư, cần quy định rõ ràng, cụ thể,
hợp lý về thời điểm đăng ký, tránh việc lạm
dụng khi áp dụng trong thực tế. Theo chúng
tôi, thời điểm đăng ký nên quy định không
quá 30 ngày kể từ thời điểm xác lập giao
dịch, trừ trường hợp bất khả kháng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ve_xac_dinh_thoi_diem_chuyen_quyen_su_dung_dat.pdf