Kết luận
Luật pháp quốc tế đã phát triển như
một hệ thống ngang mà không có sự phân
cấp giữa các nguồn của luật pháp quốc tế.
Qua thời gian, trật tự pháp lý quốc tế đã phát
triển một số đặc điểm phân cấp thứ bậc, đặc
biệt là dưới dạng các quy phạm jus cogens
(chủ yếu được dựa trên luật tập quán) và các
nghĩa vụ theo Hiến chương UN (Điều 103
Hiến chương UN). Các quy phạm có hiệu
lực tối cao (jus cogens) và Hiến chương UN
vẫn thuộc về các nguồn truyền thống của
luật quốc tế được liệt kê tại Điều 38 Quy chế
ICJ. Trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia
nên việc thừa nhận quy phạm jus cogens và
Hiến chương UN có hiệu lực cao hơn không
mâu thuẫn với nguyên tắc về các nguồn của
luật quốc tế có giá trị pháp lý như nhau. Các
quy phạm jus cogens ghi nhận nghĩa vụ chủ
yếu về quyền con người và các giá trị cơ bản
đã góp phần củng cố trật tự pháp lý quốc tế.
Việc ưu tiên các nghĩa vụ theo Hiến chương
UN thể hiện mong muốn và tầm quan trọng
của hòa bình và an ninh quốc tế mà các quốc
gia muốn duy trì. Hiện nay, vẫn hiện hữu
quan điểm phổ biến cho rằng, không tồn tại
một trật tự thứ bậc chính thức giữa các nguồn
cơ bản của luật quốc tế. Mặc dù hầu hết các
quy phạm có hiệu lực tối cao (jus cogens)
đều liên quan đến các nghĩa vụ về quyền con
người nhưng điều ước quốc tế ghi nhận các
nghĩa vụ về nhân quyền vẫn chưa đạt được
vị thế là điều ước có hiệu lực cao hơn so với
các loại điều ước khác. Điều này cho thấy
xu hướng đáng lưu ý trong việc ưu tiên thực
hiện các nghĩa vụ theo điều ước về quyền
con người. Tuy nhiên, một trật tự pháp lý
quốc tế trong đó sự phân cấp giữa các nguồn
được dựa trên phẩm giá con người thì vẫn
chưa phải là hiện thực. Luật quốc tế hình
thành từ sự thỏa thuận của các quốc gia thì
sự đồng thuận cần thiết cho quá trình tiến tới
trật tự đó có thể vẫn đang diễn ra
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí của quy phạm Jus Cogens và hiến chương liên hiệp quốc trong nguồn của luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỊ TRÍ CỦA QUY PHẠM JUS COGENS VÀ HIẾN CHƯƠNG LIÊN HIỆP QUỐC
TRONG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1
1 Bài viết này được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Những vấn đề mới
về nguồn của luật quốc tế” (2017).
Tóm tắt:
Luật pháp quốc tế đã phát triển như một hệ thống ngang mà không
có sự phân cấp giữa các nguồn của luật pháp quốc tế. Qua thời
gian, trật tự pháp lý quốc tế đã phát triển một số đặc điểm phân
cấp thứ bậc, đặc biệt là dưới dạng các quy phạm jus cogens (chủ
yếu được dựa trên luật tập quán) và các nghĩa vụ theo Hiến chương
Liên hiệp quốc (Điều 103 Hiến chương). Mặc dù hầu hết các quy
phạm có hiệu lực tối cao (jus cogens) đều liên quan đến các nghĩa
vụ về quyền con người nhưng điều ước quốc tế ghi nhận các nghĩa
vụ về nhân quyền vẫn chưa đạt được vị thế là điều ước có hiệu lực
cao hơn so với các loại điều ước khác. Một trật tự pháp lý quốc tế
trong đó sự phân cấp giữa các nguồn được dựa trên phẩm giá con
người vẫn chưa phải là hiện thực. Luật quốc tế hình thành từ sự
thỏa thuận của các quốc gia nên sự đồng thuận cần thiết cho quá
trình tiến tới trật tự đó có thể vẫn đang diễn ra.
Trịnh Hải Yến*
* TS. Học viện Ngoại giao Việt Nam
** ThS. Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tăng Minh Thanh Thảo**
Abstract
International laws have developed as a horizontal system without
the hierarchy between sources of international laws. Over time,
developments of the international laws have step by step provided
a number of hierarchies, especially in the form of norms of jus
cogens (mainly based on customary law) and obligations under
the United Nations Charter (the Article 103 of United Nations
Charter). Although most of the peremptory norm of jus cogens
are related to the obligations of human rights, the international
treaties on the obligations of human rights have not yet reached
higher governing status as they are in comparison to other treaties.
An international legal order in which decentralization among the
sources of international laws is based on human dignity is not yet
a reality. International laws are formulated from the agreements
of nations so that the consensus is necessary for the process of
reaching the international legal order may still be going on.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: nguồn của luật quốc tế, quy
phạm có hiệu lực tối cao, Hiến chương
Liên hiệp quốc
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 22/01/2019
Biên tập : 18/02/2019
Duyệt bài : 27/02/2019
Article Infomation:
Keywords: sources of international
law, peremptory norm, United Nations
Charter
Article History:
Received : 22 Jan. 2019
Edited : 18 Feb. 2019
Approved : 27 Feb. 2019
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 5(381) T3/2019
1. Khái quát chung về trật tự thứ bậc giữa
các nguồn cơ bản của luật quốc tế
Điều 38 (1) Quy chế Tòa án Công lý
quốc tế (ICJ) được cộng đồng quốc tế công
nhận rộng rãi như là một tuyên bố chính
thức về các nguồn của luật quốc tế2, trong đó
liệt kê các nguồn theo thứ tự như sau: điều
ước quốc tế, luật tập quán quốc tế, nguyên
tắc chung của luật, phán quyết của tòa án
quốc tế và học thuyết của các chuyên gia có
chuyên môn cao nhất về luật quốc tế. Mặc
dù còn có quan điểm khác nhau về phân loại
các nguồn nhưng các học giả đều cho rằng,
điều ước quốc tế và luật tập quán quốc tế là
nguồn cơ bản. Phán quyết của tòa án quốc tế
và học thuyết của các chuyên gia có chuyên
môn cao nhất về luật quốc tế chỉ là “phương
tiện để xác định các quy phạm pháp luật”.
Trong hệ thống pháp luật quốc gia,
các quy định của pháp luật được ban hành
và có trật tự thứ bậc hiệu lực rõ ràng, trong
đó hiến pháp có hiệu lực cao nhất, sau đó
là luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;
bất kỳ quy định nào trái với hiến pháp đều
vô hiệu. Trong luật quốc tế, các nguyên tắc
và quy phạm pháp luật được hình thành trên
cơ sở thỏa thuận, được ghi nhận trong điều
ước quốc tế và luật tập quán quốc tế. Vì vậy,
các nguồn của luật quốc tế không được sắp
xếp theo trật tự thứ bậc hiệu lực với nghĩa là
nguồn luật nào có vị trí cao hơn thì các quy
phạm trong nguồn luật đó có hiệu lực loại bỏ
việc áp dụng các quy phạm mâu thuẫn với
nó thuộc loại nguồn còn lại.
Trên thực tế, trong quá trình soạn thảo
Quy chế ICJ, đề xuất về trật tự thứ bậc giữa
các nguồn được liệt kê trong Điều 38 đã bị
từ chối3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp
quốc tế cho thấy tính phổ biến (từ cao đến
thấp) trong sử dụng các nguồn cơ bản liệt kê
ở Điều 38(1) Quy chế ICJ là: điều ước quốc
2 Malcom N. Shall (2017), International Law, Cambridge University Press, trang 32.
3 Jean d'Aspremont and Samantha Besson (2017), The Oxford Handbook of the Sources of International Law, Oxford
University Press, tr. 625.
4 Malcolm Shaw (2017), sđd, trang 124; Military and Paramilitary Activities in and against Nicaragua (Nicaragua v
United States) (Merits) [1986] ICJ Rep 14, 95.
tế, luật tập quán quốc tế và cuối cùng là các
nguyên tắc chung của luật. Điều này đồng
nghĩa với việc các thẩm phán coi điều ước
quốc tế và luật tập quán quốc tế là những
nguồn quan trọng nhất, trong đó điều ước
quốc tế được ưu tiên áp dụng rồi đến luật
tập quán quốc tế và cuối cùng là các nguyên
tắc chung của luật. Tuy nhiên, thực tiễn
này không có nghĩa là ICJ thừa nhận một
hệ thống phân cấp thứ bậc giữa các nguồn
được liệt kê trong Điều 38 Quy chế ICJ. Khi
xác định luật có thể áp dụng trong các tranh
chấp quốc tế, Tòa không đề cập đến các quy
tắc về thứ tự ưu tiên hoặc hiệu lực của các
điều ước. Thực tiễn này chỉ cho thấy, trong
những trường hợp cụ thể, Tòa sẽ ưu tiên thứ
tự được nêu trong điều khoản Điều 38 Quy
chế ICJ.
2. Sự cần thiết phải thừa nhận một số quy
phạm có hiệu lực cao hơn các quy phạm khác
Điều ước và luật tập quán quốc tế có
giá trị pháp lý như nhau và song song tồn
tại. Vì vậy, cùng một nghĩa vụ có thể được
tìm thấy trong cả nguồn điều ước và luật tập
quán. Ví dụ, nghĩa vụ không sử dụng vũ lực
được quy định trong Điều 2 (4) Hiến chương
Liên hiệp quốc (UN), nhưng nghĩa vụ này
cũng đồng thời tồn tại như là luật tập quán
quốc tế4. Trong trường hợp, cùng một vấn
đề nhưng quy tắc xử sự theo luật tập quán
lại xung đột với quy tắc xử sự được ghi nhận
trong điều ước thì cơ quan tài phán quốc tế
sẽ áp dụng quy tắc xử sự thuộc nguồn luật
nào? Giữa điều ước quốc tế hình thành trước
với luật tập quán quốc tế hình thành sau thì
áp dụng nguồn luật nào?... Điều này đặt ra
yêu cầu phải xác định thứ bậc hiệu lực áp
dụng giữa các quy tắc xử sự thuộc các nguồn
khác nhau của luật quốc tế.
Sự cần thiết phải nhận ra và phác thảo
một hệ thống phân cấp giữa các quy phạm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 5(381) T3/2019
(và do đó là phân cấp giữa các nguồn của
chúng) trong luật quốc tế ngày càng trở nên
cần thiết hơn bởi vì, trong các thập kỷ gần
đây, luật quốc tế đã phát triển rất nhanh
chóng với hàng loạt điều ước quốc tế được
ký kết. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều
cơ quan tài phán quốc tế được thành lập
và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
của luật quốc tế, ví dụ như Tòa Luật Biển
quốc tế (ITLOS), Cơ quan Giải quyết tranh
chấp của WTO (DSB), Trọng tài trong lĩnh
vực đầu tư quốc tế (ICSID), Tòa án Hình sự
quốc tế (ICC), Tòa án Nhân quyền châu Âu
(ECtHR) Tuy nhiên, khi giải quyết một vụ
việc, các cơ quan tài phán chỉ có thẩm quyền
áp dụng luật quốc tế trong phạm vi nhất
định, trên cơ sở các điều khoản thành lập cơ
quan tài phán đó mà không thể xem xét và
so sánh với các quy định thuộc ngành luật
khác5. Số lượng các điều ước và cơ quan tài
phán quốc tế tiếp tục tăng lên, dễ dẫn tới tình
trạng mâu thuẫn giữa các quy định của các
ngành luật khác nhau thuộc các nguồn luật
khác nhau. Ví dụ, “quyền được hưởng mức
sống thích đáng” quy định tại Điều 11 Công
ước năm 1966 về các Quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa được xem là một trong những
quyền cơ bản của con người. Việc thực hiện
quyền này có thể ảnh hưởng các hoạt động
kinh tế thương mại của một quốc gia và do
đó, mâu thuẫn với các quy định trong luật
thương mại quốc tế. Trong trường hợp này,
quy tắc pháp lý thuộc nguồn của ngành luật
nào sẽ được áp dụng? Nếu thừa nhận thứ bậc
hiệu lực áp dụng giữa các nguồn của luật
quốc tế thì các thẩm phán cũng không cần
phải cố gắng tìm ra cách để hiểu một quy
tắc này luôn phải phù hợp với quy tắc khác.
Việc xác định rõ vị thế của các loại nguồn
5 Francisco Forrest Martin (2002), ‘Delineating a Hierarchical Outline of International Law Sources and Norms’,
Saskatchewan Law Review 2002 Vol. 65, trang 335.
6 Malcolm N. Shaw (2017), sđd, trang 92 & 123; Hugh Thirlway (2014), sđd, trang 113; ILC, Report of the Study Group
of the International Law Commission on the Fragmentation of International Law, được trình bày Martti Koskenniemi,
13 April 2006, UN Doc. A/CN.4/L.682, đoạn 11.
7 James Crawford (2012), Brownlie’s Principles of Public International Law, 8th edn (Oxford: Oxford University Press),
trang 22; Hugh Thirlway (2014), sđd, trang 114.
8 James Crawford (2012), sđd, trang 23; Malcolm N. Shaw (2017), sđd, trang 124.
của luật quốc tế cũng có ý nghĩa quan trọng
và thiết thực trong việc giải thích, viện dẫn
và hiểu rõ sự vận hành của hệ thống pháp
luật quốc tế.
Cơ quan tài phán quốc tế thường áp
dụng các nguyên tắc truyền thống để giải
quyết mâu thuẫn giữa các quy phạm của
luật quốc tế với nhau. Nếu một số quy định
thuộc cùng một nguồn luật quốc tế mâu
thuẫn với nhau (ví dụ, các quy phạm điều
ước mâu thuẫn với nhau) thì quy định của
nguồn luật ra đời sau bãi bỏ hiệu lực của luật
trước (lex posterior derogat legi priori) hoặc
luật cụ thể chiếm ưu thế hơn luật chung (lex
specialis derogat legi generali). Khi các quy
phạm điều ước mâu thuẫn với quy phạm luật
tập quán quốc tế thì vẫn có thể cân nhắc sử
dụng hai nguyên tắc truyền thống nêu trên6.
Theo nguyên tắc “luật cụ thể chiếm ưu thế
hơn luật chung”, khi một điều ước được ký
kết nhằm mục đích thay thế hoặc cụ thể hóa
một quy định trong luật tập quán chung thì
quy định theo điều ước cần được ưu tiên áp
dụng7. Tương tự, theo nguyên tắc “luật ra
đời sau bãi bỏ hiệu lực của luật trước”, một
quy định theo điều ước có thể bị thay thế
bởi một quy định theo luật tập quán quốc
tế hình thành sau, bởi vì, hiệu lực của quy
tắc luật tập quán đó đã được chính các bên
là thành viên của điều ước thừa nhận thông
qua hành vi thực tiễn sau này của các bên8.
Điều này lại ngụ ý thêm rằng, nếu một quy
định trong điều ước hoặc trong luật tập quán
đã được ưu tiên áp dụng bởi vì nó cụ thể
hơn (lex specialis) hoặc bởi vì nó được hình
thành sau (lex posterior), thì trong một hoàn
cảnh khác sau này, chính chúng cũng có thể
lại bị thay thế bởi một nghĩa vụ khác cụ thể
hơn hoặc xuất hiện sau hơn nữa về phương
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 5(381) T3/2019
diện thời gian. Như vậy, xung đột giữa các
quy định thuộc các nguồn luật khác nhau
không phải được giải quyết trên cơ sở thứ
bậc hiệu lực giữa các nguồn, theo nghĩa là
nguồn nào có giá trị cao hơn thì nó sẽ luôn
được áp dụng trong trường hợp mâu thuẫn
với các quy định xuất phát từ các nguồn
khác. Việc áp dụng các nguyên tắc nêu trên
không nhằm mục đích trao cho quy phạm
thuộc nguồn luật được ưu tiên áp dụng một
vị thế vượt trội hơn so với nguồn còn lại,
không tạo ra một trật tự thứ bậc vững chắc
giữa điều ước quốc tế và luật tập quán quốc
tế mà chỉ nhằm giải quyết một tình huống
mâu thuẫn giữa các quy định của luật trong
từng vụ việc cụ thể.
Hiện nay, các cơ quan tài phán của
quốc gia và cơ quan tài phán quốc tế hiếm
khi sử dụng các nguyên tắc nêu trên để giải
quyết mâu thuẫn giữa các nghĩa vụ quốc
tế9. Điều này bắt nguồn từ thực tế là mâu
thuẫn giữa các quy định trong luật quốc tế
hiện đại thường xảy ra giữa quy định thuộc
các chuyên ngành luật quốc tế khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, các nghĩa vụ theo
điều ước về quyền con người mâu thuẫn với
nghĩa vụ trong các ngành luật khác của luật
quốc tế. Ví dụ, nghĩa vụ dẫn độ, nghĩa vụ
về môi trường, thương mại và đầu tư quốc
tế. Các nghĩa vụ này chủ yếu dựa trên điều
ước nhưng chúng cũng có thể được ghi nhận
trong luật tập quán. Nguyên tắc “luật cụ thể
chiếm ưu thế hơn luật chung” có nghĩa là khi
hai hoặc nhiều quy định điều chỉnh về cùng
một vấn đề, quy định cụ thể hơn sẽ được ưu
tiên áp dụng. Trong trường hợp các nghĩa vụ
cụ thể (lex specialis) theo điều ước về quyền
con người xung đột với các nghĩa vụ cụ thể
(lex specialis) khác theo điều ước hoặc luật
tập quán về thương mại quốc tế, môi trường
9 Erika de Wet and Jure Vidmar (2013), ‘Conflicts between International Paradigms: Hierarchy Versus Systemic
Integration’, trang 14-15, https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2269703, truy cập ngày 21/05/2018.
10 ILC, Report on the Fragmentation of International Law, sđd, đoạn 129 & 152.
11 Điều 30 của Công ước Viên năm 1969; ILC, Fragmentation Report, sđd, đoạn 229–30.
12 ILC, Fragmentation Report, sđd, đoạn. 234.
13 ILC, Fragmentation Report, sđd, đoạn. 253.
14 ILC, Fragmentation Report, sđd, đoạn. 254.
quốc tế10 thì khó có thể áp dụng nguyên
tắc “luật cụ thể chiếm ưu thế hơn luật chung”
để giải quyết mâu thuẫn giữa các quy định
đó, bởi vì chúng khác nhau về bản chất.
Theo nguyên tắc “luật ra đời sau bãi
bỏ hiệu lực của luật trước”, khi tất cả các
bên tham gia điều ước trước cũng là các bên
tham gia điều ước sau về cùng một vấn đề
thì điều ước trước sẽ chỉ được áp dụng trong
chừng mực mà các quy định của nó là phù
hợp với quy định của điều ước sau11. Tuy
nhiên, khả năng áp dụng nguyên tắc này
rất hạn chế, bởi lẽ, trên thực tế không phải
trong mọi trường hợp tất cả các bên là thành
viên của điều ước trước cũng là thành viên
của điều ước sau12. Ngoài ra, vẫn còn bất
đồng về thế nào là điều ước “liên quan đến
cùng một vấn đề”. Nếu giải thích một cách
chặt chẽ thì mâu thuẫn giữa các quy phạm
thuộc các chuyên ngành luật quốc tế khác
nhau (tức là giữa các nguồn tương ứng của
chúng) sẽ nằm ngoài phạm vi áp dụng của
nguyên tắc “luật ra đời sau bãi bỏ hiệu lực
của luật trước”13. Mặt khác, nếu giải thích
một cách rộng rãi hơn, điều ước “liên quan
đến cùng một vấn đề” có nghĩa là việc thực
hiện nghĩa vụ theo một điều ước ảnh hưởng
đến việc thực hiện nghĩa vụ theo một điều
ước khác thì nguyên tắc “luật ra đời sau bãi
bỏ hiệu lực của luật trước” sẽ có thể được
áp dụng14. Điều 30(2) Công ước Viên 1969
về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia
(sau đây gọi là Công ước Viên 1969) đã ghi
nhận khả năng áp dụng này: “Khi một điều
ước quy định rõ rằng nó phụ thuộc vào hoặc
nó không được xem là mâu thuẫn với một
điều ước đã có trước đó hoặc sẽ có sau đó thì
những quy định của điều ước có trước hoặc
sau đó sẽ được ưu tiên áp dụng”. Nhưng
ngay cả trong những trường hợp này, một sự
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 5(381) T3/2019
ưu tiên đơn giản trên cơ sở thứ tự thời gian
là rất hiếm15. Nguyên tắc “luật ra đời sau bãi
bỏ hiệu lực của luật trước” chỉ áp dụng giữa
các điều ước điều chỉnh về cùng một vấn
đề và khi việc thực thi một điều ước này sẽ
ảnh hưởng đến việc thực thi điều ước khác.
Như vậy, hiển nhiên là mâu thuẫn giữa các
quy định thuộc về các ngành luật khác nhau,
giữa các nguồn khác nhau nằm ngoài phạm
vi điều chỉnh của các nguyên tắc “luật ra đời
sau bãi bỏ hiệu lực của luật trước”.
Có thể thấy rằng, với số lượng các
điều ước quốc tế, luật tập quán quốc tế, phán
quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp
quốc tế và án lệ quốc tế ngày càng tăng lên
thì những quy định của luật quốc tế càng có
nhiều khả năng mâu thuẫn với nhau hơn.
Trong khi đó, những nguyên tắc như trên
có thể không giải quyết được mâu thuẫn
giữa các quy định của luật quốc tế. Do đó,
câu hỏi đặt ra là mâu thuẫn giữa các nghĩa
vụ bắt nguồn từ các điều ước và/hoặc luật
tập quán thuộc các ngành luật khác nhau sẽ
được giải quyết như thế nào nếu không có
bất kỳ phân cấp chính thức nào giữa điều
ước quốc tế và luật tập quán quốc tế, trong
khi việc sử dụng hai nguyên tắc nêu trên lại
có những hạn chế nhất định? Liệu các xung
đột như vậy có thể được giải quyết thông
qua việc thừa nhận một hệ thống phân cấp
cơ bản giữa những nghĩa vụ nhất định hay
không? Nói cách khác, liệu có loại nghĩa vụ
nào trong luật pháp quốc tế mà do nội dung
hay bản chất đặc biệt của nghĩa vụ đó nên
chúng phải có vị thế cao hơn và sẽ được ưu
tiên thực hiện so với các nghĩa vụ quốc tế
khác mà xung đột với nó? Nếu câu trả lời là
“có”, liệu điều này có phải là sự thừa nhận
các nguồn luật (điều ước hoặc luật tập quán)
mà ghi nhận nghĩa vụ đó sẽ có thứ bậc cao
hơn các nguồn khác trong luật quốc tế? Ứng
15 ILC, Fragmentation Report, sđd, đoạn 254 & 272.
16 Giorgio Gaja (2012), The Protection of General Interests in the International Community, vol. 364, Collected Courses
of the Hague Academy of International Law (Leiden: Brill/Nijhoff), trang 9-184.
17 Prosecutor v. Furundzija (1998), Case No. IT-95-17/1-T (International Criminal Tribunal for the Former Yugoslavia,
Trial Chamber), đoạn 153-155.
viên nổi bật nhất trong trường hợp này là các
quy phạm có hiệu lực tối cao (jus cogens)
được ghi nhận trong Điều 53 Công ước Viên
năm 1969 và Điều 103 Hiến chương UN.
3. Vị trí của quy phạm jus cogens trong
nguồn của luật quốc tế
Khái niệm về các quy phạm có hiệu
lực tối cao trong luật quốc tế phát triển từ
các nghiên cứu về luật điều ước của Ủy ban
Luật pháp quốc tế (ILC)16 và sau đó được ghi
nhận trong luật thực định, cụ thể là Điều 53
và Điều 64 Công ước Viên năm 1969. Các
điều khoản này chỉ tập trung vào hiệu lực
pháp lý của các quy phạm jus cogens. Theo
đó, quy phạm jus cogens có hiệu lực tối cao
và không được phép vi phạm hay bảo lưu.
Liên quan tới các quy phạm jus cogen,
Tòa Hình sự quốc tế về Nam Tư (cũ) từng
lập luận về nguyên tắc cấm tra tấn như sau:
“Vì mức độ quan trọng của các giá trị được
bảo vệ, nguyên tắc cấm tra tấn đã phát triển
thành một quy phạm mệnh lệnh tối cao, một
quy phạm có vị trí cao hơn điều ước và luật
tập quán quốc tế thông thường khác. Hậu
quả dễ nhận thấy nhất của nhóm quy phạm
này là các quốc gia không được phép vi
phạm thông qua các điều ước quốc tế hoặc
các tập quán quốc tế chung, tập quán khu
vực và tập quán địa phương mâu thuẫn với
các quy phạm đó. Bản chất jus cogens của
nguyên tắc cấm tra tấn thể hiện nhận thức
cấm tra tấn đã trở thành một trong những
tiêu chuẩn cơ bản, quan trọng nhất của cộng
đồng quốc tế. Hơn nữa, quy định cấm này
nhằm mục đích ngăn ngừa tất cả các thành
viên của cộng đồng quốc tế và các cá nhân
vi phạm quyền. Cấm tra tấn là tuyệt đối và
không ai được phép làm trái lại”17.
Như vậy, khái niệm quy phạm có hiệu
lực tối cao (jus cogens) trong luật quốc tế
được phát triển trong bối cảnh luật điều ước
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 5(381) T3/2019
với mục đích vô hiệu hóa điều ước nhưng
sau đó nó đã được viện dẫn và thừa nhận
ngoài bối cảnh luật điều ước. Việc viện dẫn
khái niệm jus cogens trong các lĩnh vực
khác của luật pháp quốc tế đã dẫn đến việc
các cơ quan tài phán và các học giả đã xác
định một danh sách giới hạn các quy phạm
jus cogens. Hiện nay, ILC cũng đang tiến
hành chủ đề nghiên cứu về quy phạm jus
cogens, trong đó tập trung vào các yếu tố
cấu thành và danh sách minh họa về loại quy
phạm này. Bốn Công ước Geneva năm 1949
về luật nhân đạo quốc tế được xem là chứa
đựng các quy phạm jus cogens. Ví dụ như:
nghĩa vụ đối xử nhân đạo và không phân biệt
đối xử với những người không tham chiến;
cấm các hành vi giết người, tra tấn, bắt giữ
con tin, các hình thức hạ nhục và kết tội khi
chưa được xét xử công bằng18. Các bên là
thành viên của bốn Công ước này có nghĩa
vụ tôn trọng và đảm bảo một số quyền nhất
định “trong mọi hoàn cảnh”. Những hành vi
diệt chủng và tra tấn có thể bị truy tố bởi
bất kỳ quốc gia thành viên nào19. Các quốc
gia không được ký kết điều ước quốc tế đi
ngược lại những quy định cơ bản trong bốn
Công ước Geneva năm 194920. Trong luật
quốc tế về quyền con người, quy định về các
quyền (ví dụ như quyền sống), cấm tra tấn,
cấm giam giữ tùy tiện, cấm chế độ nô lệ
không cho phép các quốc gia tạm hoãn thực
18 Điều 1 và Điều 3 chung bốn Công ước Geneva ký kết ngày 12/08/1949; Điều 75(2) Nghị định thư năm 1977 bổ sung
Công ước Geneva năm 1949 và Điều 4(2) Nghị định thư bổ sung Công ước Genève năm 1949 nhằm bảo vệ những nạn
nhân trong xung đột vũ trang không có tính quốc tế.
19 Điều 50 Công ước Geneva I, Điều 51 Công ước Geneva II, Điều 130 Công ước Geneva III và Điều 147 Công ước
Geneva IV.
20 Điều 6 Công ước Geneva II, Điều 7 Công ước Geneva IV.
21 Điều 4 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (1966); Điều 2 Công ước Chống tra tấn và các hình thức
trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (1984); Điều 9 Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ
nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ (1956); Advisory Opinion on Reservations to
the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, ICJ Reports 1951, trang 13, 23 và 29.
22 Điều 9 Công ước bổ sung về chế độ nô lệ; Điều 21 Công ước châu Âu về ngăn ngừa tra tấn và các hình thức đối xử
hạ nhục và phi nhân tính khác (1987); Advisory Opinion on Reservations to the Convention on the Prevention and
Punishment of the Crime of Genocide, ICJ Reports 1951, các trang 13, 23 và 29.
23 Jure Vidmar (2012), ‘Norm Conflicts and Hierarchy in International Law: Towards a Vertical International System?”,
Hierarchy in International Law: The Place of Human Rights, Oxford University Press, trang 13–41.
24 Alexander Orakhelashvili (2006), Peremptory Norms in International Law (Oxford: Oxford University Press; Michael
Byers (1997), ‘Conceptualising the Relationship between Jus Cogens and Erga Omnes Rules’, Nordic Journal of
International Law 66, trang 211- 239.
thi các nghĩa vụ đó, ngay cả trong tình thế
khẩn cấp21. Một số quyền (ví dụ như quyền
không bị tra tấn, đối xử hạ nhục và phi nhân
tính) quy định một cách rõ ràng, không
cho phép bảo lưu22.
Cần lưu ý rằng, vào thời điểm ký kết
Công ước Viên năm 1969, khái niệm “quy
phạm mệnh lệnh bắt buộc của luật quốc tế
chung - jus cogens” không nhận được sự
ủng hộ của nhiều nước phương Tây, đặc biệt
là Pháp. Tuy nhiên, các nước XHCN và các
nước mới giành độc lập lại ủng hộ khái niệm
này. Vì vậy, Điều 53 Công ước Viên năm
1969 không xác định bất kỳ quy phạm cụ thể
nào mang tính jus cogens. Vấn đề quy phạm
cụ thể nào là jus cogens sẽ do cộng đồng
quốc tế xác định23.
Việc nhận diện quy phạm jus cogens
đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt là
về các loại nguồn của quy phạm jus cogens.
Một số ý kiến cho rằng, quy phạm jus cogens
bảo vệ các giá trị cơ bản của cộng đồng quốc
tế. Các giá trị đó tồn tại một cách độc lập
với ý chí của các quốc gia và có liên quan
mật thiết đến nhân phẩm và nhân quyền24.
Vì vậy, các quy phạm jus cogens bắt nguồn
từ một nguồn riêng và nguồn đó có thứ bậc
cao hơn các nguồn khác của luật quốc tế. Do
quyền con người có mối quan hệ chặt chẽ
với các giá trị mà quy phạm jus cogens bảo
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 5(381) T3/2019
vệ nên điều này cũng hàm ý thêm rằng, các
điều ước về quyền con người có giá trị pháp
lý cao hơn các điều ước và luật tập quán
khác, bởi vì chúng cụ thể hóa các giá trị mà
quy phạm jus cogens bảo vệ25.
Tuy nhiên, quan niệm các quy phạm
jus cogens thể hiện các giá trị cơ bản của
cộng đồng quốc tế và tồn tại một cách độc
lập với ý chí của các quốc gia sẽ dẫn đến
các kết luận tùy ý. Các thẩm phán quốc tế
có thể xác định và mở rộng loại quy phạm
jus cogens theo quan niệm của chính họ về
các giá trị cơ bản. Vì vậy, quan niệm hợp lý
hơn là quy phạm jus cogens không phải là
một loại nguồn mới của luật pháp quốc tế,
mà là khái niệm thể hiện đặc tính cụ thể của
các quy phạm có hiệu lực cao hơn các quy
phạm khác của luật quốc tế. Quy phạm jus
cogens có thể được ghi nhận trong điều ước
quốc tế nhưng với đặc tính của nó, loại quy
phạm này chủ yếu tồn tại dưới hình thức luật
tập quán quốc tế26. Để trở thành quy phạm
jus cogens thì trước hết, quy phạm đó phải
được các quốc gia công nhận là luật và hơn
nữa, chúng phải được cộng đồng các quốc
gia đồng ý rằng đó là quy phạm không được
phép vi phạm. Vì vậy, quy phạm jus cogens
phụ thuộc vào “sự chấp nhận kép” của cộng
đồng các quốc gia.
Một quy phạm cụ thể không đòi hỏi sự
chấp nhận hoàn toàn của tất cả các quốc gia
thì nó mới có vị thế là quy phạm có hiệu lực
tối cao (jus cogens) nhưng ít nhất phải được
sự chấp nhận của phần lớn các quốc gia về
vị thế đó của quy phạm. Điều này cũng hàm
25 Stephen Baumgard (2008), ‘Human Rights as International Constitutional Rights’, European Journal of International
Law 19, trang 757-75; Ý kiến riêng rẽ của thẩm phán Tanaka trong vụ the South-West Africa Cases (Ethiopia v South
Africa; Liberia v South Africa) (Judgment, Second Phase) [1966] ICJ Rep 6, 298.
26 ILC, First Report on Jus Cogens, Dire Tladi, Special Rapporteur, 8 March 2016, UN Doc. A/CN.4/693, đoạn 53& 75.
27 De Wet, Erika, and Jure Vidmar (2012), Hierarchy in International Law. The Place of Human Rights, Oxford University
Press, trang 26.
28 Christian Tomuschat and Jean-Marc Thouvenin (2006), The Fundamental Rules of the International Legal Order, Jus
Cogens and Obligation Erga Omnes, Martinus Nijhoff Publishers and VSP, trang 34
29 Hiện tại Công ước Viên 1969 có 116 quốc gia thành viên. Nguồn: https://treaties.un.org/Pages/ViewDetailsIII.aspx?s-
rc=TREATY&mtdsg_no=XXIII-1&chapter=23&Temp=mtdsg3&clang=_en, truy cập ngày 21/05/2018.
30 Christian Tomuschat and Jean-Marc Thouvenin (2006), The Fundamental Rules of the International Legal Order, Jus
Cogens and Obligation Erga Omnes, Martinus Nijhoff Publishers and VSP, trang 35.
ý thêm rằng, một số (rất ít) quốc gia không
chấp nhận quy phạm jus cogens nhưng vẫn
có thể bị ràng buộc bởi quy phạm đó27. Ví
dụ, mặc dù Chính phủ Nam Phi liên tục phản
đối quy định cấm phân biệt phân biệt chủng
tộc và apartheid nhưng Nam Phi vẫn bị ràng
buộc bởi quy định này, bởi vì quy phạm có
hiệu lực tối cao (jus cogens) không loại trừ
những quốc gia liên tục phản đối. Đối với
quy phạm có hiệu lực tối cao (jus cogens),
ý chí của một hoặc một số (rất ít) quốc gia
có thể bị bác bỏ bởi ý chí của tập thể là bởi
vì quy phạm jus cogens bảo vệ các giá trị cơ
bản của cộng đồng các quốc gia.
Các phân tích ở trên cho thấy sự tồn
tại của các quy phạm jus cogens trong luật
quốc tế đã được xác lập vững chắc28 thông
qua định nghĩa được nêu tại Điều 53 và Điều
64 Công ước Viên năm 1969. Sự tồn tại của
loại quy phạm này đã được công nhận rộng
rãi29. Quy phạm jus cogens thuộc nhóm các
quy phạm có hiệu lực đặc biệt dựa vào hậu
quả pháp lý của chúng. Quy phạm jus cogens
có hiệu lực cao hơn những quy phạm khác
bởi vì chúng liên quan chặt chẽ đến nhân
phẩm, nhân quyền và nhân đạo vốn được
coi là những giá trị cơ bản của cộng đồng
quốc tế. Việc không cho phép các bên ký kết
điều ước quốc tế mâu thuẫn với quy phạm
jus cogens là xuất phát từ lợi ích chung của
cộng đồng quốc tế, bao gồm lợi ích của
những bên được quy phạm jus cogens bảo
vệ30. Tóm lại, quy phạm jus cogens không
tồn tại độc lập với ý chí của các quốc gia,
trái lại sự hình thành và tồn tại của loại quy
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 5(381) T3/2019
phạm này luôn gắn với sự thỏa thuận hoặc
thừa nhận của các quốc gia.
Nghiên cứu tổng quan về luật án lệ
cho thấy, khái niệm quy phạm jus cogens
đã được công nhận bởi các cơ quan tư pháp
trong nước và quốc tế kể từ cuối những năm
199031. Mặc dù vậy, rất ít phán quyết đã áp
dụng các quy phạm jus cogens như một cơ
chế để giải quyết xung đột giữa các nghĩa vụ
theo quy định từ các nguồn khác nhau của
luật pháp quốc tế. Ví dụ, từ năm 1986 ICJ
đã hàm ý đề cập tới quy phạm jus cogens32
nhưng phải đến năm 2006 ICJ mới dẫn
chiếu một cách rõ ràng tới quy phạm này33.
Kể từ đó, cũng có một vài lần ICJ tái khẳng
định khái niệm quy phạm jus cogens34. Tuy
nhiên, trong tất cả các trường hợp đó, ICJ
không áp dụng các quy phạm jus cogens để
giải quyết xung đột giữa các nghĩa vụ theo
quy định của luật quốc tế. Đặc biệt, ICJ đã
không chấp nhận rằng vị thế jus cogens của
một nghĩa vụ đã tự động xác lập trước thẩm
quyền của Tòa đối với tranh chấp liên quan
đến nghĩa vụ đó. Thẩm quyền tài phán của
Tòa vẫn phụ thuộc vào việc liệu các quốc
gia có liên quan đã chấp nhận thẩm quyền
của Tòa như quy định tại Điều 36 Quy chế
ICJ hay chưa. Câu hỏi liệu ICJ có quyền
tài phán hay không sẽ phụ thuộc vào việc
liệu các quốc gia có liên quan đã chấp nhận
thẩm quyền của ICJ như quy định tại Điều
38 của Quy chế ICJ hay không. Trên thực
tế, vi phạm nghĩa vụ jus cogens không tự
động xác lập thẩm quyền đương nhiên của
Tòa trong giải quyết tranh chấp liên quan
31 De Wet and Vidmar (2012), sđd, trang 14-15.
32 Military and Paramilitary Activities in and against Nicaragua, đoạn. 190.
33 Armed Activities on the Territory of the Congo (New Application: 2002) (Democratic Republic of the Congo v
Rwanda) (Jurisdiction and Admissibility) [2006] ICJ Rep 6, 32.
34 Application of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide (Bosnia and Herzegovina
v Serbia and Montenegro) (Judgment) [2007] ICJ Rep 43; Jurisdictional Immunities of the State (Germany v Italy:
Greece intervening) (Judgment) [2012] ICJ Rep 99, 141, đoạn. 95.
35 ICJ, Jurisdictional Immunities of the State, đoạn 92–5; ICJ, Armed Activities on the Territory of the Congo, đoạn 64,
125; Stefan Talmon 2012), Jus Cogens after Germany v. Italy: Substantive and Procedural Rules Distinguished’, Leiden
Journal of International Law 25 (2012), trang 979–1002.
36 Questions of Interpretation and Application of the 1971 Montreal Convention Arising from the Aerial Incident at
Lockerbie (Libyan Arab Jamahiriya v United Kingdom and United States (Provisional Measures) [1992] ICJ Rep 114,
126, đoạn 39, 42.
đến quy phạm đó. Hơn nữa, dường như hầu
hết các thẩm phán ICJ đều không cho rằng
các quy phạm jus cogens (được dựa trên cơ
sở quyền con người và lợi ích chung của
cộng đồng) sẽ có sức nặng hơn so với các
quy định về thẩm quyền tài phán của Tòa35.
4. Vị trí của Hiến chương UN trong nguồn
của luật quốc tế
Bên cạnh các quy phạm jus cogens, có
ý kiến cho rằng Hiến chương UN là một loại
nguồn có giá trị pháp lý cao hơn các nguồn
khác trong luật quốc tế, bởi vì, Điều 103
Hiến chương UN quy định: “Trong trường
hợp có sự xung đột giữa những nghĩa vụ của
các thành viên Liên hiệp quốc, chiếu theo
Hiến chương này và những nghĩa vụ chiếu
theo bất cứ một điều ước quốc tế nào khác,
những nghĩa vụ của các thành viên Liên hiệp
quốc phải được ưu tiên áp dụng”.
Điều này có thể được hiểu là một hệ
thống phân cấp dựa trên nguồn, bởi vì việc
ưu tiên các nghĩa vụ theo Hiến chương bắt
nguồn từ một điều ước. Nói cách khác, bằng
cách phê chuẩn Hiến chương UN, các quốc
gia đã chấp nhận tất cả các nghĩa vụ theo Hiến
chương (bao gồm cả các quyết định có tính
ràng buộc của Hội đồng Bảo an) sẽ được ưu
tiên hơn so với nghĩa vụ theo bất kỳ điều ước
nào khác và vì vậy, Hiến chương UN là loại
nguồn có giá trị pháp lý cao hơn so với các
nguồn khác của luật quốc tế36. Hơn nữa, mặc
dù Điều 103 Hiến chương UN chỉ quy định
các nghĩa vụ theo Hiến chương UN sẽ được
ưu tiên hơn so với nghĩa vụ theo các điều ước
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 5(381) T3/2019
quốc tế khác, nhưng thực tiễn hoạt động của
UN và các quốc gia cho thấy, các nghĩa vụ
theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an cũng
được ưu tiên hơn so với các nghĩa vụ theo
luật tập quán quốc tế. Ví dụ, hai nghị quyết
của Hội đồng Bảo an37 được thông qua trên
cơ sở Chương VII Hiến chương UN nhằm
đưa ra các biện pháp giải quyết nạn cướp
biển ở bờ biển Somalia, trong đó cho phép
các quốc gia truy bắt những kẻ bị nghi ngờ là
cướp biển trong vùng lãnh hải của Somalia.
Các biện pháp này trái với luật tập quán quốc
tế và quy định của UNCLOS 1982.
Thực chất, Điều 103 Hiến chương UN
không nhằm mục đích thiết lập hệ thống
phân cấp thứ bậc giữa các quy phạm dựa
trên nguồn của nó. Điều 103 Hiến chương
UN chỉ đơn thuần nhằm giải quyết một tình
huống cụ thể mà trong đó nghĩa vụ theo Hiến
chương UN mâu thuẫn với các nghĩa vụ
khác theo các điều ước hoặc luật tập quán38.
Điều 103 Hiến chương UN không chỉ ra
rằng, Hiến chương UN có tính cụ thể hơn
(lex specialis) hoặc được hình thành sau (lex
posterior). Các nghĩa vụ theo Hiến chương
UN sẽ được ưu tiên chỉ trong trường hợp nó
xung đột với các nghĩa vụ khác. Chính các
quốc gia đã thỏa thuận thừa nhận các nghĩa
vụ theo Hiến chương UN được ưu tiên hơn
nghĩa vụ theo các điều ước khác. Lý do đưa
thêm Điều 103 vào Hiến chương có thể là
vì các quốc gia cho rằng các mục tiêu của
UN và vai trò của UN rất quan trọng trong
việc duy trì tính thống nhất của trật tự pháp
lý quốc tế39. Vị thế vượt trội của các nghĩa
37 UNSC Res 1846 (02/12/2008), đoạn 10 và UNSC Res 2246 (10/11/2015), đoạn 14.
38 ILC, Report on Fragmentation of international law: difficulties arising from diversification and expansion of interna-
tional law 2014, đoạn 335, truy cập ngày 21/05/2018.
39 Jean d'Aspremont and Samantha Besson (2017), The Oxford Handbook of the Sources of International Law, Oxford
University Press, trang 625.
40 CJEU, Yassin Abdullah Kadi, Al Barakaat International Foundation v Council of the European Union, 3 September
2008, Cases C-402/05 P, and C-415/05, EU:C:2008:461; European Commission & the Council of the European Union
v Yassin Abdullah Kadi, 18 July 2013, Cases C-584/10 P, C-593/10 P, and C-595/10 P, EU:C:2013:518.
41 ECtHR, Nada v Switzerland (appl. no. 10593/08), Judgment (Grand Chamber), 12 September 2012, Reports 2012-V,
đoạn 180; ECtHR, Al-Dulimi and Montana Management Inc. v Switzerland (appl. no. 5809/08), Judgment (Second
Chamber), 26 November 2013, đoạn 118.
42 Bardo Fassbender (1998), ‘The United Nations Charter as Constitution of The International Community’, Columbia
Journal of Transnational Law 36, trang 529–619 & 577.
vụ trong Hiến chương UN còn bắt nguồn từ
việc tổ chức này có số lượng thành viên bao
gồm hầu như toàn bộ các quốc gia trên thế
giới và các yêu cầu rất nghiêm ngặt để sửa
đổi Hiến chương UN.
Tuy nhiên, thực tiễn án lệ quốc tế cho
thấy, trong trường hợp có sự xung đột giữa
các quy phạm thì các nghĩa vụ theo Hiến
chương UN không phải lúc nào cũng được
ưu tiên hơn các nghĩa vụ khác. Trong một số
vụ việc về nhân quyền, các phán quyết của
Tòa án Công lý châu Âu (CJEU)40 và Tòa án
Nhân quyền châu Âu (ECtHR) đã cho thấy,
việc ưu tiên các nghĩa vụ theo Hiến chương
UN chỉ được chấp nhận khi Hội đồng Bảo an
UN hành động phù hợp với những gì mà các
quốc gia (bao gồm cả các cơ quan tư pháp
thay mặt cho quốc gia) cho rằng đó là sự
giải thích chính xác về Hiến chương41. Thực
tế này có thể làm suy yếu hiệu quả của các
biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an,
nhưng cũng cần phải thấy rằng, Hiến chương
UN vẫn thuộc nguồn luật điều ước. Các quốc
gia vẫn giữ vai trò quyết định trong việc giải
thích (các giới hạn của) phạm vi các nghĩa
vụ theo Hiến chương, bao gồm cả điều khoản
quy định ưu tiên áp dụng Hiến chương.
Việc các quốc gia thừa nhận nghĩa vụ
theo Hiến chương UN được ưu tiên thực hiện
kết hợp với thành viên gần như phổ quát và
các yêu cầu nghiêm ngặt để sửa đổi đã dẫn
một số học giả coi Hiến chương UN như là
Hiến pháp của cộng đồng quốc tế42. Theo
Điều 108 và 109 Hiến chương UN, việc sửa
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 5(381) T3/2019
đổi có hiệu lực với tất cả các thành viên khi
việc sửa đổi được thông qua bởi 2/3 thành
viên Đại hội đồng UN và được 2/3 các quốc
gia thành viên UN phê chuẩn, bao gồm các
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Do khó có khả năng đạt được sự phê chuẩn
như vậy bởi tất cả các thành viên thường
trực, Hiến chương UN gần như không thể
sửa đổi. Tuy nhiên, những yêu cầu rất cao để
sửa đổi không ngụ ý rằng Hiến chương UN
được tách khỏi các nguyên tắc của luật điều
ước nói chung. Điều này trở nên rõ ràng hơn
nếu cho rằng, các quy định về thủ tục sửa
đổi được quy định trong Hiến chương UN
đã được sửa đổi, bổ sung thông qua thực tiễn
quốc gia (sửa đổi không chính thức). Việc
sửa đổi, bổ sung điều ước thông qua thực
tiễn sau này giữa các quốc gia cũng chính là
một nét đặc trưng chung của luật điều ước.
Một ví dụ điển hình về sửa đổi thông
qua thực tiễn là sự chấp nhận chung (dưới
hình thức chấp thuận mặc nhiên) của các
thành viên UN về thực tiễn Hội đồng Bảo
an. Theo đó, việc một quốc gia thường trực
không tham gia bỏ phiếu sẽ không ngăn cản
việc thông qua một nghị quyết của Hội đồng
Bảo an43. Thực tiễn này chính là một sự sửa
đổi quy định trong Điều 27 (3) Hiến chương
UN, trong đó yêu cầu các quyết định của
Hội đồng Bảo an phải được thông qua trên
cơ sở “phiếu thuận của chín thành viên, bao
gồm cả phiếu tán thành của các thành viên
thường trực”. Một ví dụ gần đây liên quan
đến Điều 4 (h) của Đạo luật năm 2000 về
thành lập Liên minh châu Phi (AU), theo đó
AU có thể can thiệp quân sự ở bất kỳ quốc
gia thành viên nào trong trường hợp tại đó
xảy ra tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác
chống nhân loại. Quyền này được quy định
rõ mà không dẫn chiếu tới sự cho phép trước
của Hội đồng Bảo an như được quy định rõ
ràng tại Điều 53 (1) của Hiến chương UN.
Vì vậy, Điều 4 (h) có thể được giải thích như
là một nỗ lực của các quốc gia để sửa đổi
Hiến chương UN thông qua thực tiễn.
43 Legal Consequences for States of the Continued Presence of South Africa in Namibia (Southwest Africa) Notwithstanding
Security Council Resolution 276 (Advisory Opinion) [1971] ICJ Rep 16, 22, đoạn. 22.
Kết luận
Luật pháp quốc tế đã phát triển như
một hệ thống ngang mà không có sự phân
cấp giữa các nguồn của luật pháp quốc tế.
Qua thời gian, trật tự pháp lý quốc tế đã phát
triển một số đặc điểm phân cấp thứ bậc, đặc
biệt là dưới dạng các quy phạm jus cogens
(chủ yếu được dựa trên luật tập quán) và các
nghĩa vụ theo Hiến chương UN (Điều 103
Hiến chương UN). Các quy phạm có hiệu
lực tối cao (jus cogens) và Hiến chương UN
vẫn thuộc về các nguồn truyền thống của
luật quốc tế được liệt kê tại Điều 38 Quy chế
ICJ. Trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia
nên việc thừa nhận quy phạm jus cogens và
Hiến chương UN có hiệu lực cao hơn không
mâu thuẫn với nguyên tắc về các nguồn của
luật quốc tế có giá trị pháp lý như nhau. Các
quy phạm jus cogens ghi nhận nghĩa vụ chủ
yếu về quyền con người và các giá trị cơ bản
đã góp phần củng cố trật tự pháp lý quốc tế.
Việc ưu tiên các nghĩa vụ theo Hiến chương
UN thể hiện mong muốn và tầm quan trọng
của hòa bình và an ninh quốc tế mà các quốc
gia muốn duy trì. Hiện nay, vẫn hiện hữu
quan điểm phổ biến cho rằng, không tồn tại
một trật tự thứ bậc chính thức giữa các nguồn
cơ bản của luật quốc tế. Mặc dù hầu hết các
quy phạm có hiệu lực tối cao (jus cogens)
đều liên quan đến các nghĩa vụ về quyền con
người nhưng điều ước quốc tế ghi nhận các
nghĩa vụ về nhân quyền vẫn chưa đạt được
vị thế là điều ước có hiệu lực cao hơn so với
các loại điều ước khác. Điều này cho thấy
xu hướng đáng lưu ý trong việc ưu tiên thực
hiện các nghĩa vụ theo điều ước về quyền
con người. Tuy nhiên, một trật tự pháp lý
quốc tế trong đó sự phân cấp giữa các nguồn
được dựa trên phẩm giá con người thì vẫn
chưa phải là hiện thực. Luật quốc tế hình
thành từ sự thỏa thuận của các quốc gia thì
sự đồng thuận cần thiết cho quá trình tiến tới
trật tự đó có thể vẫn đang diễn ra
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 5(381) T3/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_tri_cua_quy_pham_jus_cogens_va_hien_chuong_lien_hiep_quoc.pdf