Việt Nam 20 năm cải cách hành chính

Hiện đại hóa hành chính Mục tiêu, nhiệm vụ của hiện đại hóa hành chính là đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đã triển khai thực hiện Đề án “Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước” ban hành kèm theo Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, và các đề án về “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin” ban hành kèm theo các quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng, về cơ bản, đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương đã triển khai thực hiện có kết quả hệ thống thư điện tử trong giải quyết công việc. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính đạt được kết quả tích cực. Thực hiện đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở cũng đạt được kết quả rõ rệt: một số bộ, ngành đã xây dựng được trụ sở mới, một số địa phương xây dựng trung tâm hành chính tập trung hiện đại. Đổi mới lề lối và phương thức làm việc, hội họp giấy tờ hành chính và bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính có chuyển biến tích cực Tóm lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách hành chính, về cơ bản, chúng ta đã thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trên tất cả các lĩnh vực cải cách hành chính đều đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, cải cách hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa nhằm khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng, áp dụng có hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào xây dựng và phát triển nhanh và bền vững hơn kinh tế - xã hội của đất nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam 20 năm cải cách hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83 Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 1. Cải cách, hoàn thiện thể chế Cải cách, hoàn thiện thể chế với mục tiêu xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa, hội nhập quốc tế, trong đó trọng tâm là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của nền hành chính nhà nước, thể chế về bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của người dân. - Về thể chế kinh tế thị trường, đã xây dựng và hoàn thiện được các luật quan trọng, như Luật đất đai, Luật ngân sách, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật thương mại, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật thuế tài nguyên, Luật quản lý nợ công, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật quản lý tài sản công, - Về thể chế trong các lĩnh vực lao động, y tế, dân số - gia đình và xã hội, đã VIỆT NAM: 20 NĂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH PGS. TS. Văn Tất Thu * Tóm tắt: Cải cách hành chính ở nước ta được thực hiện theo các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa VII), Hội nghị Trung ương 3 và 7 (Khóa VIII), Hội nghị Trung ương 5 (Khóa X) và các chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020. Mục tiêu và nhiệm vụ cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; cải cách hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chính; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính. Từ khóa: Cải cách hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, thủ tục hành chính. Abstract: Administrative reform in Viet Nam has been carrying out under the resolutions of the 8th conference (7th Congress), the 3rd and 7th conference (8th Congress), the 5th conference of the Central Committee (10th Congress), and the overall programs of the State administrative reform for the periods 2001-2010 and 2011-2020. The reform aims and missions at building a democratic, spotless and strong, professional and modern administrative system on the principle of legally constituted state under the leadership of the Party; setting up the officials and civil servants of good qualification and capability to meet the requirements of the national construction and development; reforming to perfect the institution; reforming administrative procedures; reforming to perfect the state administrative apparatus; building and improving the quality of state officials and civil servants; reforming public finance, modernizing administration. Key words: administrative reform, State officials and civil servants, administrative procedures. * Chủ nhiệm Khoa Quản lý nhà nước 84 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 xây dựng và hoàn thiện các luật và pháp lệnh: Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật y tế, Luật khám chữa bệnh, Luật người cao tuổi, Luật chữ thập đỏ, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật trẻ em, Luật thanh niên, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật hóa chất, Luật an toàn thực phẩm, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân, Pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnh người có công, - Về thể chế văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường, đã xây dựng và hoàn thiện: Luật bảo vệ di sản văn hóa, Luật lưu trữ, Luật thư viện, Luật xuất bản, Luật điện ảnh, Luật báo chí, Luật công nghệ thông tin, Luật bưu chính, Luật thể dục thể thao, Luật giáo dục và đào tạo, Luật giáo dục đại học, Luật khoa học và công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật tầng số vô tuyến điện, Luật công nghệ cao, Luật năng lượng nguyên tử, Luật bảo vệ môi trường, Luật đa dạng sinh học, - Về thể chế trong lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc, đã xây dựng và hoàn thiện: Luật quốc phòng, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật dân quân tự vệ, Luật giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật công an nhân dân, Luật phòng chống tội phạm, Luật phòng chống ma túy, Luật hải quan, Luật hàng hải, Luật cơ yếu, Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển, Pháp lệnh cảnh sát môi trường, Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng, - Về thể chế trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế, đã xây dựng và hoàn thiện: Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Luật cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. - Về thể chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng đã xây dựng, hoàn thiện: Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng. - Về thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và con người trong bộ máy nhà nước, đã xây dựng và hoàn thiện: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Tòa án Nhân dân tối cao, Luật tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Luật tổ chức Chính phủ, Luật chính quyền địa phương, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức. - Về thể chế về quyền con người, quyền dân chủ và xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với công dân, đã hoàn thiện và xây dựng: Luật trưng cầu dân ý, Luật tiếp cận thông tin, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, v.v. Trên cơ sở các luật, pháp lệnh do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ ban hành các nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định, các Bộ trưởng ban hành các thông tư, thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện, đã tạo ra hệ thống thể chế tương đối đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Hệ thống thể chế đã được ban hành cơ bản đáp ứng được mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, đã tạo ra cơ sở pháp lý cho kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, đáp ứng cơ bản các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế, phát huy dân chủ xã hội, bảo vệ có hiệu qủa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hệ thống thể chế đã trở thành công cụ quan trọng để nhà nước quản lý và điều hành tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường, an ninh - quốc phòng và hợp tác quốc tế. Đó là các kết quả đáng ghi nhận trên lĩnh vực cải cách, xây dựng và hoàn thiện thể chế. 2. Cải cách thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính. 85 Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính là rà soát, cắt giảm, loại bỏ những thủ tục hành chính không thực sự cần thiết trong quản lý hành chính, trong giải quyết công việc và các yêu cầu của người dân, tạo điều kiện thông thoáng cho kinh tế - xã hội phát triển và mong muốn của người dân. Cải cách thủ tục hành chính được tiến hành trên cơ sở quy định tại các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đạt được là cho đến nay các thủ tục hành chính về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, như đất đai, đầu tư, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kinh doanh, hải quan, thuế, kho bạc, xuất, nhập khẩu, đã được rà soát, sửa đổi, cắt giảm nhiều. Theo báo cáo tóm tắt tổng kết chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, có trên 5.500 thủ tục hành chính được rà soát, trong đó có 453 thủ tục được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ, 3.749 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, 288 thủ tục hành chính được thay thế, đạt tỷ lệ 81%. Cũng theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính về sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2015, thì việc đơn giản hóa thủ tục hành chính theo 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ do các bộ, ngành trung ương thực hiện đến hết qúy I năm 2016 đã đạt 4.524/4.723 thủ tục, đạt tỷ lệ 95,5%. Như vậy, cải cách thủ tục hành chính cho đến nay đã đạt kết quả đáng khích lệ. Cải cách thủ tục hành chính kết hợp với việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thong, cũng tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng trong xử lý, giải quyết công việc và nhu cầu của người dân. 3. Cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước Cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chínhlà nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của cải cách hành chính. Ưu điểm lớn nhất trong cải cách, kiện toàn bộ máy hành chính là đã xác định đúng các chủ trương, giải pháp làm tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước, như tách quản lý hành chính của nhà nước với quản lý sản xuất - kinh doanh; tách cơ quan hành chính công quyền với đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công để có cơ chế quản lý phù hợp; đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa Chính phủ, các bộ ngành trung ương với chính quyền cấp tỉnh, giữa các cấp chính quyền địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động, sự nghiệp dịch vụ công; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Nhờ xác định đúng các chủ trương, giải pháp cải cách bộ máy hành chính nên đã điểu chỉnh một bước cơ bản, quan trọng về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động của bộ máy bộ máy hành chính. Kết quả nổi bật là cơ cấu Chính phủ ngày một tinh gọn, giảm đáng kể số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể, từ năm 2001, tức từ nhiệm kỳ Khóa X (1997- 2002), Chính phủ có 48 cơ quan (23 bộ, cơ quan ngang bộ và 28 cơ quan thuộc Chính phủ). Đến Khóa XI (2002-2007), giảm còn 37 cơ quan (26 bộ, cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan thuộc Chính phủ); Khóa XII (2007-2011) còn 30 cơ quan (22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ). Từ năm 2011 đến nay, cơ cấu bộ máy hành chính ở trung ương vẫn giữ nguyên, nhưng cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị bên trong các bộ, ngành được sắp xếp, kiện toàn, loại bỏ cơ bản sự trùng lặp, chồng chéo. Kết quả nổi bật trong cải cách bộ máy hành chính ở trung ương là đã từng bước tinh giản cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và mỗi việc, mỗi lĩnh 86 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 vực do một cơ quan của Chính phủ quản lý thống nhất và chịu trách nhiệm chính. Đến nay đầu mối các cơ quan hành chính ở trung ương đã giảm rõ rệt. - Phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa trung ương và địa phương là điều kiện tiên quyết, là giải pháp quan trọng nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Chính phủ đã có Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về cơ bản, đến nay chính quyền địa phương đã được phân cấp thẩm quyền trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra những chuyển biến, kết quả tích cực trong hoạt động của chính quyền địa phương cũng như các bộ, ngành trung ương. Các bộ, ngành trung ương chủ yếu tập trung vào khâu hoạch định thể chế, chính sách và tổ chức thực hiện thanh, kiểm tra. Các địa phương được tăng thẩm quyền đã phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo. Thực hiện phân cấp gắn với cải cách thủ tục hành chính đã giảm phiền hà, giải quyết nhanh gọn thủ tục cho công dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là đất đai, đầu tư và xây dựng, hải quan, thuế xuất nhập khẩu, thành lập doanh nghiệp, v.v. - Cải cách bộ máy hành chính ở địa phương được thực hiện theo các quy định của Chính phủ về cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, thành và UBND cấp quận, huyện. Các sở, ngành thuộc tỉnh, thành và các phòng, ban thuộc quận, huyện cũng được sắp xếp, kiện toàn theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Kết quả là từ năm 2001 đến nay số lượng các sở, ngành và các phòng, ban trong cả nước giảm đáng kể. Một yêu cầu cải cách lớn về bộ máy hành chính địa phương là thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường tiến tới tổ chức hợp lý chính quyền địa phương theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa X). Đã triển khai thực hiện thí điểm ở 10 tỉnh, thành cho kết quả tốt, nhưng rất tiếc là kết quả đó không được nhân rộng và duy trì. 4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có cơ cấu, số lượng, chất lượng hợp lý, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhân dân là một mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính. Cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, Luật cán bộ, công chức năm 2008. Ưu điểm và kết quả chủ yếu đạt được trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là đã phân biệt, tách công chức hành chính với viên chức sự nghiệp để có cơ chế quản lý phù hợp; xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức làm căn cứ để tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức. Trong quản lý cán bộ, công chức, đã có những cải cách, đổi mới nhất định từ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí sử dụng, thi nâng ngạch, bổ nhiệm đến khen thưởng, kỷ luật. Nhất là từ khi có Luật cán bộ, công chức, đã xúc tiến xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh (đến tháng 12/2015 đã ban hành được 47 chức danh ngạch công chức); đã đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, thi nâng ngạch theo vị trí việc làm và nguyên tắc cạnh tranh; đã 87 Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 hoàn thiện cơ chế đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo Nghi định số 56/2015/ NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ; đã triển khai thực hiện chính sách tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đã tiến hành cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, Ngoài ra, còn triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” ban hành kèm theo Quyết định số 1557 QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu xây dựng nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Nhờ triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nêu trên, đến nay đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có số chất lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cán bộ, công chức dã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. 5. Cải cách tài chính công Cải cách tài chính là nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, nhất là nguồn lực tài chính, cho phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới cơ chế chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn; đổi mới cơ bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước theo hướng lấy mục tiêu hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu nhiệm vụ; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công. Đã thu được các kết quả tích cực trong việc hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế; các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách, bảo đảm tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, dành nguồn lực cho con người; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 và Nghị định số 16/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đã đạt được các kết quả nhất định trong việc đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, đồng thời đã có những đổi mới trong phân bộ thu chi ngân sách nhà nước. 6. Hiện đại hóa hành chính Mục tiêu, nhiệm vụ của hiện đại hóa hành chính là đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đã triển khai thực hiện Đề án “Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước” ban hành kèm theo Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, và các đề án về “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin” ban hành kèm theo các quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng, về cơ bản, đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương đã triển khai thực hiện có kết quả hệ thống thư 88 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 điện tử trong giải quyết công việc. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính đạt được kết quả tích cực. Thực hiện đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở cũng đạt được kết quả rõ rệt: một số bộ, ngành đã xây dựng được trụ sở mới, một số địa phương xây dựng trung tâm hành chính tập trung hiện đại. Đổi mới lề lối và phương thức làm việc, hội họp giấy tờ hành chính và bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính có chuyển biến tích cực Tóm lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách hành chính, về cơ bản, chúng ta đã thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trên tất cả các lĩnh vực cải cách hành chính đều đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, cải cách hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa nhằm khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng, áp dụng có hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào xây dựng và phát triển nhanh và bền vững hơn kinh tế - xã hội của đất nước. Tài liệu tham khảo: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2016. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH TƯ Đảng CSVN Khóa VII, Hà Nội, 1995. 3. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TƯ Đảng Khóa VIII. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1997. 4. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH TƯ Đảng Khóa VIII. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1999. 5. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Đảng Khóa XI. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2007. 6. Quyết định số 136/2001/ ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2001. 7. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 18/10/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2012. 8. Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề an “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2013. 9. Nghị quyết số 21/NQ-Cp ngày 21/3/2011 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố tực thuộc Trung ương. NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2011. 10. Văn Tất Thu (1998). Nhận thức đúng nguyên nhân tồ taih của cải cách hành chính để có giải pháp xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2(28). 11. Văn Tất Thu (2008). Cải cách hành chính để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân. Tạp chí Mặt trận, số 53/3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviet_nam_20_nam_cai_cach_hanh_chinh.pdf
Tài liệu liên quan