Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
VDB có chính schs ưu tiên cho vay các dự án có độ rủi ro lớn mà tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp không muốn đầu tư, nhất là những địa bàn khó khăn. VDB không tính đến lợi nhuận của bản thân nhưng dự án phải có hiệu quả chắc chắn thì mới được cho vay. Ưu đãi về thời gian vốn . VDB cho vay nhưng dự án lớn, thời gian thu hồi dài đến 10 năm. thậm chí 15 năm. Điều mà ít NHTM nào làm được. Truơng hợp cần thế chấp thì chỉ cần 30% là có thể vay 100%, đây chính là ưu đãi rất lớn của VDB.
Rõ ràng quỹ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đựơc mở rộng và hoàn thiện hơn về cả chất lượng và phương thức áp dụng cho vay. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế trọng điểm, những địa bàn kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo sự cân đối hơn giữa các vùng, miền quốc gia tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Do đó cần tiếp tục đổi mới các chính sách tín dụng ưu đãi cho phù hợp với quá trình phát triển của thời đại.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là nguồn có vai trò quan trọng để thực hiện công tác quản lý và điều tiêt nền kinh tế vĩ mô. Nó là một trong những nguồn vốn huy động khá hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các Doanh nghiệp. Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Như vậy thông qua nguồn vốn này, Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành, vùng theo định hướng chiến lược của mình. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, TDĐTPT của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trước 1990, vốn TDĐTPT của Nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 – 2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của Nhà nước.
Mục đích của TDĐTPT của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
I. Định nghĩa vốn TDĐTPT : là nguồn vốn mà các đơn vị, tổ chức có thể được vay với lãi suất ưu đãi hoặc không chịu lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư
II. Quá trình hình thành quỹ TDĐTPT nhà nước:
Các quy định về TDĐTPT của Nhà nước đã có những thay đổi trong các giai đoạn:
- Giai đoạn 1992 – 1999: Cơ quan được giao cho vay TDĐTPT của Nhà nước là Tổng cục đầu tư
- Giai đoạn 1999 – 2006: Cơ quan được giao cho vay là Quỹ hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT)
- Từ 2006 – nay: là Ngân hàng phát triển Việt Nam (gọi là Ngân hàng phát triển (NHPT)
A. Tổng cục đầu tư phát triển (1995- 2000)
Tổng cục đầu tư phát triển là tổ chức trực thuộc Bộ tài chính có nhiệm vụ giúp Bộ truởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tài chính đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện cấp phát vốn ngân sách nhà nuớc đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm
Tổng cục đầu tư và phát triển có nhiệm vụ và quyền lợi sau:
Nghiên cứu các chính sách chế độ và quản lý vốn đầu tư để Bộ truởng bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền
Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước về chủ truơng, chính sách, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có liên quan đến đầu tư của nhà nước
Thẩm định về mặt tài chính và tham gia việc xét thầu, chọn thầu các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn đầu tư của NN
Thông báo vốn kế hoạch vốn đầu tư của NN cho các chủ đầu tư theo kế hoặch hàng năm đã được duyệt
Kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn nói trên của chủ đầu tư, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về chính sách, biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tổ chức thực hiện việc cấp phát vốn NSNN đầu tư , cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi của NN với các dự án, mục tiêu, chương trình theo chỉ định của chính phủ hàng năm
Cấp phát vốn cho các chủ đầu tư theo kế hoặch đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyêt
Cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi đối với dự án, chương trình theo danh mục do Chính phủ quy định
Có quyền tạm ngừng cấp phát vốn đầu tư. ngừng cấp tín dụng ưu đãi
Tổ chức công tác kế toán, thống kê và thanh toán, quyết toán cấp vốn đầu tư, cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của NN
Tổng cục đầu tư phát triển sử dụng, quản lý tín dụng đầu tư phát triẻn của NN thông qua các hình thức:
- Cho vay đầu tư
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư
Việc huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
B. Quỹ hỗ trợ phát triển (DAF 2000-2006)
Quỹ HTPT là tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong cả nước, có tư cách pháp nhân, được cấp vốn điều lệ.
Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; cho vay và thu hồi nợ các dự án vay vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định của Nghị định này; nhận cho vay ủy thác đối với các nguồn vốn do các địa phương và các tổ chức trong, ngoài nước dành để cho vay đầu tư; tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư của các ngành, các tổ chức và các địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước cuả các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật
+ Nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển
- Huy động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật
- Nhận cấp phát, cho vay từ các nguồn vốn do các địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước uỷ thác; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Tổ chức thanh toán cho khách hàng có quan hệ trực tiếp và tham gia hệ thống thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện báo cáo hàng quí hoặc đột xuất khi có yêu cầu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cho vay và thu hồi nợ các dự án vay vốn đầu tư
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh đầu tư tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật
+ Cơ chế tài chính Quỹ Hỗ trợ phát triển
- Hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- Ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các khoản phí hoạt động cho Quỹ Hỗ trợ phát triển theo thực tế thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm.
+ Nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển
Quỹ hỗ trợ phát triển được nhà nước cấp vốn điều lệ, vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm; được huy động các nguồn vốn trung dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của NN dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của NN và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn
Vốn hoạt độgn của Quỹ hỗ trợ phát triển gồm:
Vốn ngân sách NN
Vốn huy động
Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ để cho vay lại các dự án đầu tư phát triển theo uỷ nhiệm của Bộ truởng Bộ Tài Chính
Vốn huy động hợp pháp khác
Vốn nhận uỷ thác cấp phát, cho vay đầu tư phát triển của các địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Hàng năm quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển phải cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN, thực hiện kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động
Quỹ hỗ trợ phát triển đuợc trích lập quỹ dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động nghiệp vụ để bù dắp cho những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan cho quá trình cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN, các dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư tù Quỹ
Mức vốn cho vay với từng dự án do quỹ hỗ trợ phát triển quy định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư Tài sản cố định được duyệt của dự án. Phần vốn còn lại, chủ đầu tư phải tự huy động. Các nguồn vốn này phải được xác định cụ thể và đảm bảo tính khả thi
Thời hạn cho vay các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng dự án nhưng tối đa không được quá 12 năm kể cả thời gian đã được ra hạn nợ
Lãi suất cho vay đối với một dự án được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng đàu tư tín dụng đầu tiên và đuợc giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn của dự án. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng
Từ năm 2000- 20005 dành khoảng 1000 tỷ đồng từ nguồn Hỗ trợ phát triển cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay. Trong đó ưu tiên cho hô gia đình có nhu cầu vay để sản xuất giống thuỷ sản, bao gồm vốn xây dựng cơ bản và vốn lưu động.
-> Những tồn tại trong quá trình thực hiện Quỹ hỗ trợ phát triển:
- Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của NN chậm đựoc điều chỉnh chưa phù hợp với diễn biến của thực tế
- Nguồn vốn chưa thực sự ổn định và phát triển bền vững
- Khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo an toàn tín dụng đầu tư phát triển của NN
- Chưa đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ theo yêu cầu của nền kinh tế
- Năng lực tổ chức điều hành, thẩm định, dự báo cua quỹ chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế
C.Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB 2006- nay)
* Thành lập Ngân hàng phát triển
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Phát triển) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 5.000 tỷ đồng (năm nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm
* Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển:
+ Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ
+ Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
- Cho vay đầu tư phát triển xuất khẩu
- Hỗ trợ sau đầu tư
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
+ Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
- Cho vay xuất khẩu
- Bảo lãnh tín dụng
- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
+ Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.
+ Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
+ Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
+. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
+. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao
* Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với tín dụng đầu tư phát triển
- Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định này.
- Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Xử lý rủi ro theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, minh bạch trong các đề xuất xử lý rủi ro lên các cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Thu nợ gốc và lãi vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo quy định
So với DAF , VDB được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.
VDB được thành lập dựa trên luật các tổ chức tín dụng và luật NSNN. Do đó khác biệt căn bản DAF với VDB là VDB hoạt động theo hình thức ngân hàng, các sản phẩm sẽ đa dạng hơn
VDB có chính schs ưu tiên cho vay các dự án có độ rủi ro lớn mà tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp không muốn đầu tư, nhất là những địa bàn khó khăn. VDB không tính đến lợi nhuận của bản thân nhưng dự án phải có hiệu quả chắc chắn thì mới được cho vay. Ưu đãi về thời gian vốn . VDB cho vay nhưng dự án lớn, thời gian thu hồi dài đến 10 năm. thậm chí 15 năm. Điều mà ít NHTM nào làm được. Truơng hợp cần thế chấp thì chỉ cần 30% là có thể vay 100%, đây chính là ưu đãi rất lớn của VDB.
Rõ ràng quỹ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đựơc mở rộng và hoàn thiện hơn về cả chất lượng và phương thức áp dụng cho vay. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế trọng điểm, những địa bàn kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo sự cân đối hơn giữa các vùng, miền quốc gia tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Do đó cần tiếp tục đổi mới các chính sách tín dụng ưu đãi cho phù hợp với quá trình phát triển của thời đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10059.doc