Vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê

Bên cạnh việc kế thừa kho tàng múa dân gian và cổ điển Khmer, vũ đạo Dù kê còn tiếp nhận vũ đạo của những loại hình nghệ thuật sân khấu của đồng bào anh em cùng sinh sống trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vũ đạo trong tuồng Hồ Quảng của người Hoa và Cải lương của người Kinh. Vũ đạo có sự ảnh hưởng của Hồ Quảng được thể hiện rõ nhất ở các bộ Huôn/Huône, những bộ động tác cách điệu từ võ thuật của người Hoa thể hiện sức mạnh của nhân vật nam. Tuy nhiên, họ không tiếp nhận một cách trực tiếp mà có sự kết hợp với những động tác trong võ thuật Khmer, cải biên tạo thành những bộ vũ quyền đầy quyến rũ và rất sáng tạo. Riêng những vũ đạo về múa minh họa khi nói mang hơi hướng của Cải lương người Kinh. Vai Chằn cũng là một trong những vai chịu ảnh hưởng của các loại hình sân khấu Hồ Quảng và Cải lương. Đây là một vai rất đặc biệt trong các vở diễn về những tích cổ. Chằn trong vở Dù kê khác Chằn trong múa cổ điển. Ở đây, Chằn là nhân vật hung ác, lấy uy áp nhu. Ở vai này, người ta không có mặt nạ mà vẽ mặt trực tiếp lên mặt của diễn viên. Khi diễn, diễn viên phải dùng cả sự chuyển động của nét mặt để thể hiện nhân vật. Vũ đạo tay, chân thì mạnh mẽ, nhanh và dứt khoát thể hiện sức mạnh và tính hung hăng của nhân vật phản diện. Tóm lại, vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê là sản phẩm của một quá trình sáng tạo của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là di sản văn hóa rất giá trị của người Khmer đang cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà nghiên cứu và chính bản thân người Khmer để giữ gìn và khôi phục một món ăn tinh thần quý giá của cộng đồng dân tộc đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đặc biệt, của đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống nơi đây

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014190 Soá 13, thaùng 3/2014 191 VŨ ĐẠO TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ Thạch Thị Omnara1 Tóm tắt Từ đặc điểm yêu chuộng cái hay, cái đẹp mà người Khmer Nam Bộ đã không ngừng miệt mài sáng tạo và cho ra đời một loại hình nghệ thuật mới, nghệ thuật sân khấu Dù kê. Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu này, vũ đạo đóng vai trò chủ đạo. Ngoài việc kế thừa từ các loại hình múa của tổ tiên họ, người Khmer còn không ngừng sáng tạo và tiếp thu những nét tinh túy của các loại hình nghệ thuật của các dân tộc khác tạo nên một loại hình nghệ thuật mới đầy tính thu hút. Tùy từng nhóm nhân vật, người ta có từng bộ vũ đạo khác nhau: nhóm chính diện, nhóm phản diện, nhóm hề. Bài viết giới thiệu khái quát những vũ đạo cơ bản trong loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Từ khóa: Nghệ thuật sân khấu Du ke, vũ đạo, Huôn, vai chính diện, vai phản diện, vai hề Abstract Due to the beauty-loving characteristic of Southern Khmer that they have continuosly created and generated a new art form - that is Du ke theatrical art. For this theatrical art form, dance always plays as the key role. In addition to inheriting from the dance forms of their ancestors, the Khmer also innovating and acquiring the quintessence from the art forms of the other ethnic groups created a new attractive art form. Depending on each group of the characters, each one was composed with different dance form such as group of front, villain and clown characters. This paper posts the overview of basic dances in Du ke theatrical art, which sets as the premiss for further research in future. Key words: Du ke theatrical art, dance, Huon, front character, villain, clown 1 Khoa Ngôn ngữ - Văn hoá - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ 1. Đặt vấn đề Qua quá trình cộng cư trên vùng đất Nam Bộ, người dân Khmer nơi đây đã tạo cho mình những nét riêng biệt bằng một loại hình nghệ thuật sân khấu mang đậm chất Nam Bộ, nghệ thuật sân khấu Dù kê. Mặc dù xuất hiện khá trễ so với các loại hình nghệ thuật khác, nhưng nó mang đến cho cộng đồng người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long một giá trị nghệ thuật, văn hóa và tinh thần rất lớn. Đây là loại hình sân khấu nghệ thuật đặc trưng, đặc sắc nhất của người dân Khmer Nam Bộ có sự kế thừa từ loại hình nghệ thuật Rô băm, giao lưu với loại hình nghệ thuật sân khấu Cải lương của người Kinh và hát Quảng của người Hoa. Trước nguy cơ bị mai một của loại hình sân khấu nghệ thuật từng rất được người dân Nam Bộ và Campuchia ưa chuộng trong một thời gian dài, nhiều sự kiện đã được tổ chức để tìm lại giá trị của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ như: Hội thảo về bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật truyền thống Khmer Nam Bộ năm 1980, do Bộ VHTT tổ chức tại tỉnh Hậu Giang; Hội thảo khoa học về “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” do UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì tổ chức vào tháng 11 – 2013; Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê lần thứ I do tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức cũng vào tháng 11 – 2013 với quy mô toàn quốc. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này đang được triển khai. Để tìm ra giá trị nghệ thuật nhằm bảo tồn và phát triển loại hình sân khấu rất đặc sắc của quần chúng nhân dân Nam Bộ này thì việc nghiên cứu về vũ đạo, một yếu tố chủ chốt của sân khấu Dù kê, là rất cần thiết. 1.1. Bước đầu mô tả về vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê Theo Sam Sam Ang, 1997, “Yike và Bassac Theater”, Phnompenh thì loại hình nghệ thuật sân khấu này là “Bếp không kén củi”. Khi mới sơ khai, “Sân khấu giàn bầu” (tiền thân của sân khấu Dù kê) không phong phú, đa dạng về vũ đạo như ngày nay mà chỉ sử dụng vũ đạo từ múa dân gian Khmer là chính. Dần dần, với sự phát triển không ngừng của nó, sân khấu Dù kê đã “đón nhận một cách nhiệt tình” vũ đạo loại hình sân khấu Hồ Quảng của người Hoa, Cải lương của người Kinh là những dân tộc cùng cộng cư trên vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long để tạo cho mình một thế đứng trong cộng đồng người dân nơi đây. Sân khấu Dù kê thường chia các nhân vật thành hai nhóm: nhóm đại diện cho chính nghĩa và nhóm đại diện cho phi nghĩa. Nhóm đại diện cho chính nghĩa thường là nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, tu sĩ, những người anh hùng có tấm lòng độ lượng, hiệp nghĩa, hay cứu giúp người, những vai hề... Nhóm này có tổng cộng mười bộ vũ đạo. Nhóm đại diện cho phi nghĩa thường là chằn, cường hào ác bá, nịnh thần, tham quan,... có hai bộ vũ đạo. Vũ đạo cho mỗi nhóm nhân vật có những đặc điểm chung nhất định. Đối với nhóm chính diện, các động tác tay trong mọi vũ đạo luôn luôn cao ngang hoặc thấp hơn vai, thể hiện sự khiêm tốn, chừng mực nhưng luôn dứt khoát, uyển chuyển. Ngược lại, đối với nhóm phản diện, các động tác tay luôn cao hơn vai thể hiện tính cách ngang tàng, xấc xược,... Nhân vật thuộc nhóm chính diện hay phản diện hoặc hài, tất cả các vũ đạo phải được diễn đồng thời với nhạc và được điều khiển bởi âm nhạc. Nhạc đóng một vai trò quan trọng đối với vũ đạo. Diễn viên Dù kê chuyên nghiệp là người có thể linh hoạt xử lý vũ đạo không chỉ theo nội dung vở tuồng, tính cách nhân vật mà còn có thể cảm nhạc và diễn theo nhạc. Những lúc nhạc dồn dập diễn viên nên sử dụng những động tác múa mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh hoặc uy lưc. Đến khi nhạc trầm, tình cảm thì sử dụng những vũ điệu nhẹ nhàng, khoan thai... thể hiện hết tính cách hiền lành, thật thà của nhân vật trong vai diễn hoặc những cảnh buồn của vở diễn. Xét về mặt vũ đạo, có hai loại chính là vũ đạo minh họa cho lời nói hoặc hát. Đây là những động tác gần gũi với đời sống hàng ngày của những người dân, không cách điệu, không mang tính ước lệ, tượng trưng nhiều. Loại vũ đạo thứ hai là những động tác múa được quy định cụ thể, chặt chẽ, mang tính ước lệ, tượng trưng cao. Đó là những vũ đạo múa trên sân khấu lấy quyền thuật của người Khmer và người Hoa làm nền tảng, khuếch đại và cách điệu chúng để biểu diễn thành những chuỗi động tác đầy tính ước lệ, tượng trưng, rất uyển chuyển, mạnh mẽ, thể hiện được cái đẹp và trí óc sáng tạo tuyệt vời của nghệ sĩ Khmer vùng đất Nam Bộ. Những bộ động tác đó gọi là “Huôn hoặc Huône”. Những bộ Huôn/Huône này là linh hồn của nghệ thuật sân khấu Dù kê. Nó làm cho Dù kê mang một nét đặc trưng, khác hẳn so với các loại hình nghệ thuật sân khấu khác của người Khmer Nam Bộ. Ngoài ra, còn có một nhóm vũ đạo nữa chiếm vị trí quan trọng là nét đặc trưng của người Khmer Nam Bộ nói chung - vũ đạo múa biến cách từ các loại hình múa dân gian và múa cổ điển của người Khmer. Những tư thế trọng yếu là chip, lia, roông, thô-thuôl/sthuôy, phka, khuôn, chong – ôl, điêu, sva li thmo,... Mỗi tư thế mang một ý nghĩa riêng, truyền tải một cách ước lệ những tâm tư, tình cảm thái độ (yêu, thương, giận, ghét, buồn, vui...) của con người hoặc tính cách của những vai diễn là động vật như chim, khỉ... Diễn viên kết hợp linh động những tư thế, động tác múa đó để thể hiện một cách sinh động những cung bậc tình cảm, tính cách nhân vật. Dưới đây là một số bộ Huôn/Huône trong các vở diễn của nghệ thuật sân khấu Dù kê: - Bộ động tác múa đao dài (Huôn/Huône đao vênh) - Bộ động tác múa đao ngắn (Huôn/Huône đao khlây) - Bộ động tác múa côn (Huôn/Huône đòm - boong) - Bộ động tác múa tay (Huôn/Huône đai) - Bộ động tác múa cung tên (Huôn/Huône thnu) - Bộ động tác múa chằn (Kbach Yak) Trong hình thức múa Huôn/Huône, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, luôn giữ được thăng bằng cơ thể và thường theo những nguyên tắc của luật âm dương: - Hầu hết các động tác tay di chuyển theo đường vòng cung, vòng tròn. - Luôn giữ sự cân đối về cơ thể và thế đối xứng giữa hai tay, giữa tay với chân (một cao thì một thấp, một trái thì một phải, một trên thì một dưới). - Động tác mô phỏng chân thực, không nghịch lý, múa tay không hay múa có binh khí cũng vậy (gươm thì đâm, chém; côn thì đánh...). Đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê, diễn viên Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014190 Soá 13, thaùng 3/2014 191 VŨ ĐẠO TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ Thạch Thị Omnara1 Tóm tắt Từ đặc điểm yêu chuộng cái hay, cái đẹp mà người Khmer Nam Bộ đã không ngừng miệt mài sáng tạo và cho ra đời một loại hình nghệ thuật mới, nghệ thuật sân khấu Dù kê. Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu này, vũ đạo đóng vai trò chủ đạo. Ngoài việc kế thừa từ các loại hình múa của tổ tiên họ, người Khmer còn không ngừng sáng tạo và tiếp thu những nét tinh túy của các loại hình nghệ thuật của các dân tộc khác tạo nên một loại hình nghệ thuật mới đầy tính thu hút. Tùy từng nhóm nhân vật, người ta có từng bộ vũ đạo khác nhau: nhóm chính diện, nhóm phản diện, nhóm hề. Bài viết giới thiệu khái quát những vũ đạo cơ bản trong loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Từ khóa: Nghệ thuật sân khấu Du ke, vũ đạo, Huôn, vai chính diện, vai phản diện, vai hề Abstract Due to the beauty-loving characteristic of Southern Khmer that they have continuosly created and generated a new art form - that is Du ke theatrical art. For this theatrical art form, dance always plays as the key role. In addition to inheriting from the dance forms of their ancestors, the Khmer also innovating and acquiring the quintessence from the art forms of the other ethnic groups created a new attractive art form. Depending on each group of the characters, each one was composed with different dance form such as group of front, villain and clown characters. This paper posts the overview of basic dances in Du ke theatrical art, which sets as the premiss for further research in future. Key words: Du ke theatrical art, dance, Huon, front character, villain, clown 1 Khoa Ngôn ngữ - Văn hoá - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ 1. Đặt vấn đề Qua quá trình cộng cư trên vùng đất Nam Bộ, người dân Khmer nơi đây đã tạo cho mình những nét riêng biệt bằng một loại hình nghệ thuật sân khấu mang đậm chất Nam Bộ, nghệ thuật sân khấu Dù kê. Mặc dù xuất hiện khá trễ so với các loại hình nghệ thuật khác, nhưng nó mang đến cho cộng đồng người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long một giá trị nghệ thuật, văn hóa và tinh thần rất lớn. Đây là loại hình sân khấu nghệ thuật đặc trưng, đặc sắc nhất của người dân Khmer Nam Bộ có sự kế thừa từ loại hình nghệ thuật Rô băm, giao lưu với loại hình nghệ thuật sân khấu Cải lương của người Kinh và hát Quảng của người Hoa. Trước nguy cơ bị mai một của loại hình sân khấu nghệ thuật từng rất được người dân Nam Bộ và Campuchia ưa chuộng trong một thời gian dài, nhiều sự kiện đã được tổ chức để tìm lại giá trị của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ như: Hội thảo về bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật truyền thống Khmer Nam Bộ năm 1980, do Bộ VHTT tổ chức tại tỉnh Hậu Giang; Hội thảo khoa học về “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” do UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì tổ chức vào tháng 11 – 2013; Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê lần thứ I do tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức cũng vào tháng 11 – 2013 với quy mô toàn quốc. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này đang được triển khai. Để tìm ra giá trị nghệ thuật nhằm bảo tồn và phát triển loại hình sân khấu rất đặc sắc của quần chúng nhân dân Nam Bộ này thì việc nghiên cứu về vũ đạo, một yếu tố chủ chốt của sân khấu Dù kê, là rất cần thiết. 1.1. Bước đầu mô tả về vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê Theo Sam Sam Ang, 1997, “Yike và Bassac Theater”, Phnompenh thì loại hình nghệ thuật sân khấu này là “Bếp không kén củi”. Khi mới sơ khai, “Sân khấu giàn bầu” (tiền thân của sân khấu Dù kê) không phong phú, đa dạng về vũ đạo như ngày nay mà chỉ sử dụng vũ đạo từ múa dân gian Khmer là chính. Dần dần, với sự phát triển không ngừng của nó, sân khấu Dù kê đã “đón nhận một cách nhiệt tình” vũ đạo loại hình sân khấu Hồ Quảng của người Hoa, Cải lương của người Kinh là những dân tộc cùng cộng cư trên vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long để tạo cho mình một thế đứng trong cộng đồng người dân nơi đây. Sân khấu Dù kê thường chia các nhân vật thành hai nhóm: nhóm đại diện cho chính nghĩa và nhóm đại diện cho phi nghĩa. Nhóm đại diện cho chính nghĩa thường là nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, tu sĩ, những người anh hùng có tấm lòng độ lượng, hiệp nghĩa, hay cứu giúp người, những vai hề... Nhóm này có tổng cộng mười bộ vũ đạo. Nhóm đại diện cho phi nghĩa thường là chằn, cường hào ác bá, nịnh thần, tham quan,... có hai bộ vũ đạo. Vũ đạo cho mỗi nhóm nhân vật có những đặc điểm chung nhất định. Đối với nhóm chính diện, các động tác tay trong mọi vũ đạo luôn luôn cao ngang hoặc thấp hơn vai, thể hiện sự khiêm tốn, chừng mực nhưng luôn dứt khoát, uyển chuyển. Ngược lại, đối với nhóm phản diện, các động tác tay luôn cao hơn vai thể hiện tính cách ngang tàng, xấc xược,... Nhân vật thuộc nhóm chính diện hay phản diện hoặc hài, tất cả các vũ đạo phải được diễn đồng thời với nhạc và được điều khiển bởi âm nhạc. Nhạc đóng một vai trò quan trọng đối với vũ đạo. Diễn viên Dù kê chuyên nghiệp là người có thể linh hoạt xử lý vũ đạo không chỉ theo nội dung vở tuồng, tính cách nhân vật mà còn có thể cảm nhạc và diễn theo nhạc. Những lúc nhạc dồn dập diễn viên nên sử dụng những động tác múa mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh hoặc uy lưc. Đến khi nhạc trầm, tình cảm thì sử dụng những vũ điệu nhẹ nhàng, khoan thai... thể hiện hết tính cách hiền lành, thật thà của nhân vật trong vai diễn hoặc những cảnh buồn của vở diễn. Xét về mặt vũ đạo, có hai loại chính là vũ đạo minh họa cho lời nói hoặc hát. Đây là những động tác gần gũi với đời sống hàng ngày của những người dân, không cách điệu, không mang tính ước lệ, tượng trưng nhiều. Loại vũ đạo thứ hai là những động tác múa được quy định cụ thể, chặt chẽ, mang tính ước lệ, tượng trưng cao. Đó là những vũ đạo múa trên sân khấu lấy quyền thuật của người Khmer và người Hoa làm nền tảng, khuếch đại và cách điệu chúng để biểu diễn thành những chuỗi động tác đầy tính ước lệ, tượng trưng, rất uyển chuyển, mạnh mẽ, thể hiện được cái đẹp và trí óc sáng tạo tuyệt vời của nghệ sĩ Khmer vùng đất Nam Bộ. Những bộ động tác đó gọi là “Huôn hoặc Huône”. Những bộ Huôn/Huône này là linh hồn của nghệ thuật sân khấu Dù kê. Nó làm cho Dù kê mang một nét đặc trưng, khác hẳn so với các loại hình nghệ thuật sân khấu khác của người Khmer Nam Bộ. Ngoài ra, còn có một nhóm vũ đạo nữa chiếm vị trí quan trọng là nét đặc trưng của người Khmer Nam Bộ nói chung - vũ đạo múa biến cách từ các loại hình múa dân gian và múa cổ điển của người Khmer. Những tư thế trọng yếu là chip, lia, roông, thô-thuôl/sthuôy, phka, khuôn, chong – ôl, điêu, sva li thmo,... Mỗi tư thế mang một ý nghĩa riêng, truyền tải một cách ước lệ những tâm tư, tình cảm thái độ (yêu, thương, giận, ghét, buồn, vui...) của con người hoặc tính cách của những vai diễn là động vật như chim, khỉ... Diễn viên kết hợp linh động những tư thế, động tác múa đó để thể hiện một cách sinh động những cung bậc tình cảm, tính cách nhân vật. Dưới đây là một số bộ Huôn/Huône trong các vở diễn của nghệ thuật sân khấu Dù kê: - Bộ động tác múa đao dài (Huôn/Huône đao vênh) - Bộ động tác múa đao ngắn (Huôn/Huône đao khlây) - Bộ động tác múa côn (Huôn/Huône đòm - boong) - Bộ động tác múa tay (Huôn/Huône đai) - Bộ động tác múa cung tên (Huôn/Huône thnu) - Bộ động tác múa chằn (Kbach Yak) Trong hình thức múa Huôn/Huône, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, luôn giữ được thăng bằng cơ thể và thường theo những nguyên tắc của luật âm dương: - Hầu hết các động tác tay di chuyển theo đường vòng cung, vòng tròn. - Luôn giữ sự cân đối về cơ thể và thế đối xứng giữa hai tay, giữa tay với chân (một cao thì một thấp, một trái thì một phải, một trên thì một dưới). - Động tác mô phỏng chân thực, không nghịch lý, múa tay không hay múa có binh khí cũng vậy (gươm thì đâm, chém; côn thì đánh...). Đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê, diễn viên Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014192 Soá 13, thaùng 3/2014 193 bước ra sân khấu đều có những động tác được quy định theo từng bộ động tác cụ thể cùng với nhạc nhằm báo hiệu cho sự xuất hiện của từng nhóm nhân vật cụ thể. Đối với những nhân vật anh hùng, biết phép thuật hoặc Chằn, đi ra sân khấu thường bước ra với tư thế Huôn/Huône. Tùy theo binh khí diễn viên cầm trên tay, khả năng diễn của diễn viên mà đạo diễn chọn những bộ động tác phù hợp. Riêng đối với vai nữ là công chúa, vai nữ chính, cung nữ hoặc người hầu, động tác bước ra sân khấu thường là một tay ở tư thế lia thấp và một tay lia giữa. Vũ đạo của vai nữ chủ yếu là những động tác trong nghệ thuật múa dân gian, múa Chap chhay và múa cổ điển Khmer. Tùy vào những vai diễn và địa vị hoặc cảnh diễn mà người ta sử dụng từng loại vũ đạo riêng. Trong vở Puthavong, các cung nữ trong hoàng cung sử dụng những động tác trong múa cổ điển, nhưng có một vài cách tân để thể hiện niềm vui mừng trong ngày cưới để múa chúc mừng cho Puthavong và nàng công chúa út nên duyên vợ chồng. Bên cạnh đó, khi muốn thể hiện cảnh về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người dân bình thường, người ta thường sử dụng những động tác múa dân gian hơn là múa cổ điển vì nó mang tính chất bình dị, gần gũi, tính ước lệ ít hơn so với múa cổ điển đầy tính trang trọng, đĩnh đạc và nghiêm trang. Theo đạo diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê, ông Thạch Sô Van, để có những động tác vũ đạo tốt, diễn viên phải trải qua giai đoạn rèn luyện những động tác cơ bản trong múa cổ điển để có được những tư thế và động tác thật sự chuẩn xác, uyển chuyển và có hồn. Tuy nhiên, nó chưa phải là tất cả vì phần lớn vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê xuất phát từ những động tác trong múa dân gian như điệu khỉ vác đá (Sva li thmo), điệu Alê, điệu Phát – chhay... Vì thế, để chọn diễn viên tốt cho sân khấu Dù kê, người ta thường chọn những diễn viên từng luyện tập múa Khmer, vì trong những bài tập luyện múa Khmer, có những bài tập cơ bản về cách tạo hình tượng bằng cơ thể. Chẳng hạn như vai Chằn có những tư thế như sau: vai thường phải mở ra thể hiện sức mạnh; đầu thường phải ngẩng lên cao thể hiện tính tự cao và ngang ngược; ngực thường ưỡn lên thể hiện sự tự tin; tay khi đưa lên thường cao hơn vai thể hiện tính xấc xược; chân khi đứng thường dạng ra rộng hơn vai... vì Chằn luôn là nhân vật lấy sức mạnh áp đảo người khác. Vì vậy, nếu diễn viên đã trải qua việc luyện tập múa, vũ điệu của họ sẽ có hồn hơn, thể hiện nhân vật tốt hơn người chưa được luyện múa. 1.2. Tính kế thừa và giao thoa của vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê 1.2.1. Tính kế thừa Do Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu của quần chúng nên nó đại diện cho quần chúng nói lên tất cả tâm tư, tình cảm, thể hiện hết tài năng về khả năng cảm nhận tạo nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer. Điều đó thể hiện rõ nhất ở vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê của họ. Đối với người Khmer, múa là một kỹ năng đã thấm sâu vào máu thịt của mỗi người. Do đó, họ đã kế thừa, vận dụng những động tác múa để minh họa cho lời diễn hoặc tạo hình tượng để nói lên tâm tư, tình cảm của họ trên sân khấu. Tất cả những điệu múa thuộc tất cả các loại hình múa của người Khmer Nam Bộ như múa cổ điển và múa dân gian đều được kế thừa một cách triệt để. Tùy theo từng cảnh diễn, từng nhân vật cụ thể mà người ta sử dụng những điệu múa trong những nhóm cụ thể như: nếu là nhân vật trong cung đình, cần thể hiện không khí trang nghiêm, họ sử dụng điệu múa cung đình; nếu muốn thể hiện nét dân dã của tầng lớp nhân dân, người ta sử dụng điệu múa dân gian. Nói chung, tùy theo cảnh diễn, mức độ cảm nhạc và kỹ năng múa của từng diễn viên mà có thể hai diễn viên đóng cùng một vai có hai cách diễn khác nhau nhưng đều sử dụng một kho tàng vũ đạo là múa cổ điển và múa dân gian. 1.2.2. Tính giao thoa Bên cạnh việc kế thừa kho tàng múa dân gian và cổ điển Khmer, vũ đạo Dù kê còn tiếp nhận vũ đạo của những loại hình nghệ thuật sân khấu của đồng bào anh em cùng sinh sống trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vũ đạo trong tuồng Hồ Quảng của người Hoa và Cải lương của người Kinh. Vũ đạo có sự ảnh hưởng của Hồ Quảng được thể hiện rõ nhất ở các bộ Huôn/Huône, những bộ động tác cách điệu từ võ thuật của người Hoa thể hiện sức mạnh của nhân vật nam. Tuy nhiên, họ không tiếp nhận một cách trực tiếp mà có sự kết hợp với những động tác trong võ thuật Khmer, cải biên tạo thành những bộ vũ quyền đầy quyến rũ và rất sáng tạo. Riêng những vũ đạo về múa minh họa khi nói mang hơi hướng của Cải lương người Kinh. Vai Chằn cũng là một trong những vai chịu ảnh hưởng của các loại hình sân khấu Hồ Quảng và Cải lương. Đây là một vai rất đặc biệt trong các vở diễn về những tích cổ. Chằn trong vở Dù kê khác Chằn trong múa cổ điển. Ở đây, Chằn là nhân vật hung ác, lấy uy áp nhu. Ở vai này, người ta không có mặt nạ mà vẽ mặt trực tiếp lên mặt của diễn viên. Khi diễn, diễn viên phải dùng cả sự chuyển động của nét mặt để thể hiện nhân vật. Vũ đạo tay, chân thì mạnh mẽ, nhanh và dứt khoát thể hiện sức mạnh và tính hung hăng của nhân vật phản diện. Tóm lại, vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê là sản phẩm của một quá trình sáng tạo của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là di sản văn hóa rất giá trị của người Khmer đang cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà nghiên cứu và chính bản thân người Khmer để giữ gìn và khôi phục một món ăn tinh thần quý giá của cộng đồng dân tộc đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đặc biệt, của đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống nơi đây./. Tài liệu tham khảo Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Lưu Văn Nam. 1999. Người Khmer ở Nam Bộ. Nam Bộ xưa và nay. TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Phan Thọ. 2009. Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á. NXB Chính trị Quốc gia. Sam Sam Ang. 1997. Yike và Bassac Theater. Phnompenh, Campuchia. Sang Sết. 2004. Văn nghệ Khmer Trà Vinh với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Văn hóa các dân tộc. Số 7. PHỤ LỤC HÌNH MINH HỌA VŨ ĐẠO TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ Hình 1: Một tư thế trong vũ đạo múa kiếm (Nguồn: ke-cua-dong-bao-khmer-20131226113943251.htm) Hình 2: Một tư thế trong vũ đạo múa cổ điển được sử dụng trong sân khấu Dù kê (Nguồn: thuyet-vua-than-cua-doan-nghe-thuat-tong-hop- khmer-tinh-bac-lieu.aspx) Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014192 Soá 13, thaùng 3/2014 193 bước ra sân khấu đều có những động tác được quy định theo từng bộ động tác cụ thể cùng với nhạc nhằm báo hiệu cho sự xuất hiện của từng nhóm nhân vật cụ thể. Đối với những nhân vật anh hùng, biết phép thuật hoặc Chằn, đi ra sân khấu thường bước ra với tư thế Huôn/Huône. Tùy theo binh khí diễn viên cầm trên tay, khả năng diễn của diễn viên mà đạo diễn chọn những bộ động tác phù hợp. Riêng đối với vai nữ là công chúa, vai nữ chính, cung nữ hoặc người hầu, động tác bước ra sân khấu thường là một tay ở tư thế lia thấp và một tay lia giữa. Vũ đạo của vai nữ chủ yếu là những động tác trong nghệ thuật múa dân gian, múa Chap chhay và múa cổ điển Khmer. Tùy vào những vai diễn và địa vị hoặc cảnh diễn mà người ta sử dụng từng loại vũ đạo riêng. Trong vở Puthavong, các cung nữ trong hoàng cung sử dụng những động tác trong múa cổ điển, nhưng có một vài cách tân để thể hiện niềm vui mừng trong ngày cưới để múa chúc mừng cho Puthavong và nàng công chúa út nên duyên vợ chồng. Bên cạnh đó, khi muốn thể hiện cảnh về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người dân bình thường, người ta thường sử dụng những động tác múa dân gian hơn là múa cổ điển vì nó mang tính chất bình dị, gần gũi, tính ước lệ ít hơn so với múa cổ điển đầy tính trang trọng, đĩnh đạc và nghiêm trang. Theo đạo diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê, ông Thạch Sô Van, để có những động tác vũ đạo tốt, diễn viên phải trải qua giai đoạn rèn luyện những động tác cơ bản trong múa cổ điển để có được những tư thế và động tác thật sự chuẩn xác, uyển chuyển và có hồn. Tuy nhiên, nó chưa phải là tất cả vì phần lớn vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê xuất phát từ những động tác trong múa dân gian như điệu khỉ vác đá (Sva li thmo), điệu Alê, điệu Phát – chhay... Vì thế, để chọn diễn viên tốt cho sân khấu Dù kê, người ta thường chọn những diễn viên từng luyện tập múa Khmer, vì trong những bài tập luyện múa Khmer, có những bài tập cơ bản về cách tạo hình tượng bằng cơ thể. Chẳng hạn như vai Chằn có những tư thế như sau: vai thường phải mở ra thể hiện sức mạnh; đầu thường phải ngẩng lên cao thể hiện tính tự cao và ngang ngược; ngực thường ưỡn lên thể hiện sự tự tin; tay khi đưa lên thường cao hơn vai thể hiện tính xấc xược; chân khi đứng thường dạng ra rộng hơn vai... vì Chằn luôn là nhân vật lấy sức mạnh áp đảo người khác. Vì vậy, nếu diễn viên đã trải qua việc luyện tập múa, vũ điệu của họ sẽ có hồn hơn, thể hiện nhân vật tốt hơn người chưa được luyện múa. 1.2. Tính kế thừa và giao thoa của vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê 1.2.1. Tính kế thừa Do Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu của quần chúng nên nó đại diện cho quần chúng nói lên tất cả tâm tư, tình cảm, thể hiện hết tài năng về khả năng cảm nhận tạo nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer. Điều đó thể hiện rõ nhất ở vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê của họ. Đối với người Khmer, múa là một kỹ năng đã thấm sâu vào máu thịt của mỗi người. Do đó, họ đã kế thừa, vận dụng những động tác múa để minh họa cho lời diễn hoặc tạo hình tượng để nói lên tâm tư, tình cảm của họ trên sân khấu. Tất cả những điệu múa thuộc tất cả các loại hình múa của người Khmer Nam Bộ như múa cổ điển và múa dân gian đều được kế thừa một cách triệt để. Tùy theo từng cảnh diễn, từng nhân vật cụ thể mà người ta sử dụng những điệu múa trong những nhóm cụ thể như: nếu là nhân vật trong cung đình, cần thể hiện không khí trang nghiêm, họ sử dụng điệu múa cung đình; nếu muốn thể hiện nét dân dã của tầng lớp nhân dân, người ta sử dụng điệu múa dân gian. Nói chung, tùy theo cảnh diễn, mức độ cảm nhạc và kỹ năng múa của từng diễn viên mà có thể hai diễn viên đóng cùng một vai có hai cách diễn khác nhau nhưng đều sử dụng một kho tàng vũ đạo là múa cổ điển và múa dân gian. 1.2.2. Tính giao thoa Bên cạnh việc kế thừa kho tàng múa dân gian và cổ điển Khmer, vũ đạo Dù kê còn tiếp nhận vũ đạo của những loại hình nghệ thuật sân khấu của đồng bào anh em cùng sinh sống trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vũ đạo trong tuồng Hồ Quảng của người Hoa và Cải lương của người Kinh. Vũ đạo có sự ảnh hưởng của Hồ Quảng được thể hiện rõ nhất ở các bộ Huôn/Huône, những bộ động tác cách điệu từ võ thuật của người Hoa thể hiện sức mạnh của nhân vật nam. Tuy nhiên, họ không tiếp nhận một cách trực tiếp mà có sự kết hợp với những động tác trong võ thuật Khmer, cải biên tạo thành những bộ vũ quyền đầy quyến rũ và rất sáng tạo. Riêng những vũ đạo về múa minh họa khi nói mang hơi hướng của Cải lương người Kinh. Vai Chằn cũng là một trong những vai chịu ảnh hưởng của các loại hình sân khấu Hồ Quảng và Cải lương. Đây là một vai rất đặc biệt trong các vở diễn về những tích cổ. Chằn trong vở Dù kê khác Chằn trong múa cổ điển. Ở đây, Chằn là nhân vật hung ác, lấy uy áp nhu. Ở vai này, người ta không có mặt nạ mà vẽ mặt trực tiếp lên mặt của diễn viên. Khi diễn, diễn viên phải dùng cả sự chuyển động của nét mặt để thể hiện nhân vật. Vũ đạo tay, chân thì mạnh mẽ, nhanh và dứt khoát thể hiện sức mạnh và tính hung hăng của nhân vật phản diện. Tóm lại, vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê là sản phẩm của một quá trình sáng tạo của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là di sản văn hóa rất giá trị của người Khmer đang cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà nghiên cứu và chính bản thân người Khmer để giữ gìn và khôi phục một món ăn tinh thần quý giá của cộng đồng dân tộc đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đặc biệt, của đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống nơi đây./. Tài liệu tham khảo Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Lưu Văn Nam. 1999. Người Khmer ở Nam Bộ. Nam Bộ xưa và nay. TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Phan Thọ. 2009. Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á. NXB Chính trị Quốc gia. Sam Sam Ang. 1997. Yike và Bassac Theater. Phnompenh, Campuchia. Sang Sết. 2004. Văn nghệ Khmer Trà Vinh với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Văn hóa các dân tộc. Số 7. PHỤ LỤC HÌNH MINH HỌA VŨ ĐẠO TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ Hình 1: Một tư thế trong vũ đạo múa kiếm (Nguồn: ke-cua-dong-bao-khmer-20131226113943251.htm) Hình 2: Một tư thế trong vũ đạo múa cổ điển được sử dụng trong sân khấu Dù kê (Nguồn: thuyet-vua-than-cua-doan-nghe-thuat-tong-hop- khmer-tinh-bac-lieu.aspx) Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014194 Soá 13, thaùng 3/2014 195 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO TIÊN PHONG VỀ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT KHMER NAM BỘ Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ Tóm tắt Xuất phát từ nhu cầu rất thực tiễn của đồng bào Khmer Nam Bộ là nâng cao trình độ học vấn, gia tăng cơ hội nghề nghiệp, Trường Đại học Trà Vinh đã đầu tư xây dựng Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ với mục tiêu đào tạo các ngành học liên quan ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào Khmer tại địa phương và trong khu vực. Sự ra đời của Khoa trước hết góp phần cải thiện mặt bằng dân trí cho con em đồng bào Khmer, đồng thời tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa của người Khmer ở Nam Bộ, góp vào công cuộc phát triển bền vững cuộc sống người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa Khmer, Ngành học, Cải thiện mặt bằng dân trí. Abstract From the practical needs of Southern Khmer is to enhance education, increase career opportunities, TraVinh University has set up the Faculty of Southern Khmer Language – Culture and Art with the purpose of training the Southern Khmer related disciplines of Language, Culture and Art, in meeting the aspiration of the local and area Khmer. The launch of Faculty firstly contributes to improve the knowledge standard for Khmer children, also provides human resources in implementing the conservation and promotion the cultural quintessence of the Khmer in South, and contributes to the life sustainable development of the Khmer in Mekong Delta. Key words: Faculty of Southern Khmer Language – Culture and Art, implementing the conservation and promotion the Khmer cultural quintessence, Discipline, Improving the knowledge standard. 1. Từ nhu cầu cấp thiết của xã hội Trong 54 dân tộc ở Việt Nam, người Khmer là một trong những tộc người có số dân trên 1 triệu. Họ thuộc ngữ hệ Môn – Khmer, hiện sinh sống chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm trên 6% dân số vùng. Trong số 13 tỉnh, thành ĐBSCL thì người Khmer sinh sống nhiều nhất ở Sóc Trăng, Trà Vinh, kế đến là Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Người Khmer ở ĐBSCL từ xưa đã cùng người Kinh, Hoa và Chăm chung tay khai phá vùng đất Tây Nam của Tổ quốc với thiên nhiên vừa hào phóng vừa khắc nghiệt này; cũng như đã đoàn kết, chung vai sát cánh với nhau trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Từ lâu họ luôn coi mình là một phần hữu cơ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, hòa cùng xu thế chung của cả nước, người Khmer ĐBSCL đang cùng với các dân tộc anh em bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, so với người Kinh, Hoa hay người Chăm ở vùng ĐBSCL, người Khmer đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và những thách đố cho công cuộc phát triển đó. Một trong những thách thức lớn mà hầu hết các công trình nghiên cứu về người Khmer đều ít nhiều đề cập đến là mặt bằng học vấn của người Khmer thuộc hàng thấp nhất trong các dân tộc vùng ĐBSCL, và ở mức thấp trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta. Nâng cao trình độ học vấn trong người Khmer cũng như trong các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung là một trong những mục tiêu quốc gia. Thực tế, những cố gắng cùng với nhiều biện pháp được Đảng và Nhà nước đầu tư và tiến hành đã đem lại Hình 3: Một tư thế trong vũ đạo múa dân gian được sử dụng trong sân khấu Dù kê (Nguồn: tinh-tum-tieu-cua-doan-nghe-thuat-di-ke-huyen- tri-ton-anh-giang.aspx) Hình 4: Một tư thế trong vũ đạo múa cung (Nguồn: dien-du-ke-18-nam-tren-dinh-linh-son.aspx) Hình 5: Một tư thế trong vũ đạo múa chằn (Nguồn: trong-san-khau-du-ke-20140227153220355.htm) Hình 6: Một tư thế trong vũ đạo của nhân vật chính diện (Nguồn: com/2013/05/san-khau-du-ke-di-ke-trong-long- nguoi.html)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvu_dao_trong_nghe_thuat_san_khau_du_ke.pdf
Tài liệu liên quan