Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên

- Thương mại, dịch vụ, hạ tầng: +Cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển, từng bước xây dựng các trung tâm thương mại ở các thành phố, thị xã để trao đổi hàng hóa, giới thiệu sản phẩm cho vùng khác, nước khác. +Phát triển mạng lưới chợ. +Khai thác lợi thế về vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan để phát triểncác cơ sở du lịch hiện có. Hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng. +Xây dựng và phân bố hợp lí các đô thị trung bình và nhỏ. Bên cạnh đó khi phát triển mạng lưới đô thị cần đi kèm với cải tạo, nâng cấpcác tuyến đường giao thông và quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. +Cần chú trọng đầu tư xây dựng,cải tạo mạng lưới giao thông ở nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ, vùng có chiến lược quan trọng. +Cần đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô. +Cần nâng cấp kết hợp với xây dựng hệ thống trường học,trạm xá, bệnh viện, khu vui chơi. Đào tạo nghề kết hợp nâng cao trình độ cho người lao động cho phù hợp với xu thế phát triển của vùng, +Cần chủ động thu hút đầu tư trong nước cũng như đàu tư nước ngoài một cách có hiệu quả. +Cần phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất dùng trong trồng cây công nghiệp, bà con chủ yếu dùng các loại phân hoá học, các loại phân này được nhập từ các vùng lân cận về.Chỉ có duy nhất nhà máy chế biến cà phê Thái Hoà- Lâm Đồng có sản xuất phân vi sinh từ vỏ quả cà phê. Về năng lượng và thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu: Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn cho nên việc cung cấp nước cũng như năng lượng điện cần cho ngành trồng trọt chế biến là khá dồi dào. Đây cũng là một trong những tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở Tây Nguyên. b. Sự phân bố của các ngành phục vụ ●Chế biến lương thực Diện tích đất lúa tập trung ở tỉnh Gia Lai với 64,4 nghìn ha với 23,4 nghìn ha lúa nương. Tiếp đến là Đắc Lắc- Đắc Nông 37,8 nghìn ha với 12,7 nghìn ha lúa nương. Lâm Đồng 29,6 nghìn ha trong đó 4,8 nghìn ha lúa nương và Kon Tum 23,3 nghìn ha trong đó 9,6 nghìn ha lúa nương.Sản xuất lương thực ở Tây Nguyên những năm vừa qua đã có bước phát triển tiến bộ phần phần trực tiếp ổn định đời sống đồng bào các dân tộc. Trong 5 năm 1991-1995 sản lượng lương thực đạt bình quân 638 ngàn tấn, tăng 56 ngàn tấn so với 1990. Riêng năm 1995 sản lượng lương thực đạt 667 ngàn tấn, gấp 2 lần năm 1976, trong tình hình dân số tăng rất nhanh từ gần 1,23 triệu người (1976) lên 3,1 triệu người (1995), tăng gấp 2,5 lần so với năm 1976, mặc dù vậy vấn đề lương thực đã được giải quyết ngày càng chứng tỏ khả năng tự sản xuất đủ lương thực để cung ứng cho nhu cầu tại chỗ, nhất là các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum...Tiếp tục đầu tư vùng lúa cao sản có triển vùng: Lăk, Ea Soup, buôn Trấp (Đắk Lắk), Ayun hạ, Eamơ (Gia Lai), Đức Trọng, Đa Tẻ (Lâm Đồng) để vùng có thể đạt sản lượng thóc 60-62 vạn tấn (năm 2000) và đặt mục tiêu trên 80 vạn tấn (năm 2010). Ngoài việc phát triển cây lương thực Tây Nguyên cũng đang ngày càng chú trọng tới việc phát triển cây hoa màu.Có thể kể đến Đắc Lắc với chương trình phát triển cây ngô lai đúng hướng vì thế đã gieo trồng được 102.000 ha, đưa sản lượng lương thực cả tỉnh lên trên 800.000 tấn.Gia Lai cũng có những bước tiến đáng kể với sản lượng ngô lai là 55 nghìn ha. Nói chung, ngành chế biến lương thực ở Tây Nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa phát huy được thế mạnh do đó việc xây dựng các cơ sở chế biến màu lương thực ở đây là vô cùng quan trọng. ●Ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Ngành chăn nuôi: Tỉnh Đắc Lắc có nhiều thế mạnh về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Số lượng gia súc qua các năm Năm Đầu con (1000 con) Bò Heo 1990 105,3 227,4 1995 113,2 315,2 1996 115.6 344,9 1997 116,0 357,8 1998 116,0 382,0 1999 117,4 442,4 2000 119,5 464,0 2001 87,7 507,7 Đắc Lắc đã chuyển dịch mạnh vào ngành chăn nuôi, đưa đàn bò lên tới 145.000 con, đàn trâu trên 20.000 con. Trung bình mỗi năm tỉnh xuất bán cho các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 30.000 tấn thịt lợn, bò, trâu, dê hơi. Trong 9 tháng đầu năm 2006 đã xuất bán ra khỏi tỉnh trên 154.000 con heo với trọng lượng bình quân gần 90kg/con Hướng phát triển đàn gia súc và sản phẩm thịt Gia súc Đơn vị 2005 2010 TBQ (%) 2001 - 2005 2006 - 2010 - Trâu 1000 con 25,2 27.0 - Bò 1000 con 130,0 150,0 1.70 2.90 Trong đó lai 1000 con 33,5 52,5 - Heo 1000 con 600,0 700,0 5.28 6.96 Trong đó lai 1000 con 401,0 510,0 - Thịt hơi 1000 tấn 39,5 45,5 Thịt heo 1000 tấn 31,7 35,5 Với lợi thế về khí hậu, Lâm Đồng có tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò sữa. Phấn đấu đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 6.000 bò sữa, với sản lượng sữa tươi khoảng  12.420 tấn, tạo vùng nguyên liệu sữa hàng hoá cho các nhà máy chế biến. Ngành thuỷ sản: Nghề nuôi cá lồng ở sông và hồ có xu hướng phát triển nhanh, các cơ sở sản xuất cá giống phân bố không đều phần lớn tập trung ở tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt nghề nuôi cá lồng đang được chú trọng. Hướng chính là phát triển số lượng lồng trên sông Ba và hồ Ayun hạ ở tỉnh Gia Lai và trên sông Sê san và hồ Yaly ở tỉnh Kontum. ở Đắk Lắk sẽ phát triển lồng ở một số hồ chứa lớn sẽ xây dựng, dự kiến số lượng lồng năm 2000 là 6500 lồng và đến năm 2005 dự kiến đạt 9000 lồng và giữ mức ổn định đến năm 2010. ●Ngành chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng. Bôxit: Đi đầu trong lĩnh vực khai thác, chế biến bô-xít phải nói đến Đắc Nông.Toàn tỉnh Đắc Nông có 7 mỏ bô-xít lớn được phân bổ trên diện tích gần 2.000 km2, chiếm gần 1/3 diện tích của Đắc Nông, với trữ lượng hơn 5,4 tỷ tấn lớn thứ 4 trên thế giới. Đắc Nông dự kiến hình thành bốn tổ hợp công nghiệp bô-xít/nhôm với tổng công suất lên tới 44 - 68 triệu tấn bô-xít thô/năm. Như vậy, trong những năm tới, Đắc Nông sẽ trở thành một “đại công trường” của ngành công nghiệp bô-xít với diện tích khai thác quặng lên đến hàng trăm km2 dải khắp địa bàn 5/8 huyện. Trữ lượng tài nguyên, khoáng sản là một tiềm năng nổi trội của mảnh đất này, đặc biệt là quặng bôxít được đánh giá là có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á.Một lợi thế khác là vị trí địa lý rất thuận lợi. Đắc Nông nằm tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn, có 3 tuyến quốc lộ đi qua, nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía tây của Đắc Nông tiếp giáp với Campuchia, do đó càng tạo điều kiện cho việc vận chuyển tới các vùng trong nước cũng như quốc tế. Ngành vật liệu xây dựng phát triển chủ yếu là ở Lâm Đồng.Theo số liệu điều tra, cao lanh ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, sản xuất sunfat alumin,…sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng tốt, sau khi được hoạt hoá với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diamite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng. Tính đến cuối năm 2005 đã có trên 35 dự án được đầu tư, đầu tư mở rộng qui mô trung bình trở lên của các doanh nghiệp được đưa vào hoạt động. Nhiều cơ sở chế biến khoáng sản mới, đầu tư công nghệ kỹ thuật đồng bộ được hình thành trong giai đoạn vừa qua như: Nhà máy chế biến Cao lanh Hiệp Tiến; Nhà máy chế biến Cao lanh Trại Mát; Xưởng xây dựng ống sứ chịu nhiệt xuất khẩu tại Đức Trọng, nhà máy chế biến Bentonite Hiệp Phú, nhà máy chế biến Diatomite,... Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển thêm các nhà máy sản xuất gạch Tuynen ở Thạnh Mỹ, nhà máy gạch ngói Lâm Viên và nhiều dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất đá xây dựng. Ngành vật liệu xây dựng có khả năng sẽ ứng dụng công nghệ gạch tuy-nen lò đứng cho các vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và vốn đầu tư không lớn. ●Một số ngành khác. Ngành may mặc phát triển nhanh nhất ở Lâm Đồng do ở đây có diện tích trồng dâu nuôi tằm, trồng bông khá lớn. Đến cuối năm 2005 vốn đầu tư trong lĩnh vực dệt may đã đạt hơn 231 tỷ đồng. Mía đường: Công nghiệp chế biến đường nhanh chóng tập trung đầu tư hoàn thành các nhà máy đường hiện đang xây dựng ở Đắk Lắk: 2 nhà máy (Ia lop 500 tấn mía cây/ngày, Buôn Ma Thuột 1000 tấn mía cây ngày), Gia Lai: 1 nhà máy Ayunpa 1000 tấn mía cây/ngày, Kon Tum: 1 nhà máy 1000 tấn mía cây/ngày hiện được nâng lên 1.500 tấn/ngày để phục vụ cho vùng nguyên liệu 4.500-5.000 ha theo quy hoạch. Cùng với việc hoàn thiện các nhà máy này cần tìm đối tác liên doanh đầu tư xây dựng các vùng mía tập trung thâm canh, có năng suất cao, xây dựng nhà máy có quy mô lớn, hiện đại với công suất lớn: 8000 tấn mía cây/ngày có khả năng mở rộng 16.000 tấn mía cây/ngày và cao hơn nữa trong tương lai, kết hợp sản xuất đường mía, sản xuất thức ăn gia súc, phân vi sinh, sản xuất cồn, nước giải khát, rượu, bánh kẹo và phát điện để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành mía đường, đảm bảo cạnh tranh được với các nước cùng sản xuất đường trong khu vực và thế giới. Ngành trồng và chế biến thuốc lá: Gia Lai với 3-5 nghìn ha và xây dựng nhà máy chế biến công suất 40 triệu bao/năm. Lâm Đồng với 3 nghìn ha và xây dựng nhà máy 15-20 triệu bao/năm. Ngành trồng và chế biến sắn xuất khẩu: Gia Lai với 6 nghìn ha sắn tại huyện An Khê và xây dựng nhà máy chế biến công suất 12.500 tấn/năm. Đắc Lắc với dự án trồng 3 nghìn ha sắn và xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn 15 nghìn tấn/năm. Bên cạnh đó là các dự án trồng và chế biến bạch đàn ở huyện An Khê-Gia Lai; xây dựng vùng nguyên liệu giấy ở Kon Tum 10 nghìn ha, Lâm Đồng 15 nghìn ha. Trồng quế, mía ở Kon Tum; trồng cacao ở Đắc Lắc Đặc biệt, bước đầu xuất hiện thêm một cơ sở chế biến sản phẩm mới là bột dong riềng ở huyện Tu Mơ Rông- Kom Tum. 3.Nhận xét. Nhìn chung, nền kinh tế Tây Nguyên đã và đang có những bước tiến triển từng ngày. Trong năm 2006 vùng có những bước tăng trưởng đáng kể đi đầu là Lâm Đồng với 2.970 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2005, Gia Lai, Đắc Lắc đều đạt trên 1.700 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2005 và của Đắc Nông là 15,32%. Nhờ phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2007 các tỉnh Tây Nguyên xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, thu ngân sách tăng nhanh. Các tỉnh Đắk Lăk, Lâm Đồng và Gia Lai đã thu ngân sách vượt ngưỡng 1.000 tỉ đồng. Một trong những lí do chính để Tây Nguyên có đựoc những bước nhảy vọt như thế là nhờ có sự tiến bộ trong việc phân bố các ngành nghề. Các ngành chuyên môn hoá được bố trí dựa vào lợi thế tuyệt đối và tương đối của vùng còn những ngành bổ trợ thì được phân bố gần với các ngành chuyên môn hoá để phục vụ cho ngành chuyên môn hoá tạo điều kiện cho việc sản xuất cũng như vận chuyển sản phẩm ví dụ như ngành cà phê, chè... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế do một số ngành cần thiết vẫn chưa được phát triển đúng mức. Đó là ngành lương thực hay ngành cơ khí, hoá chất....Hầu như sản phẩm của hai ngành này đều phải nhập khẩu, điều này dẫn đến sự phụ thuộc của vùng với thị trường bên ngoài. Do đó khi có biến động sẽ bị tác động nhiều hơn.Ngoài ra, vùng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng cây nguyên liệu chưa được triển khai kịp thời, còn chắp vá. Một số loại cây công nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là khi gặp hạn hán nghiêm trọng, kéo dài, gây tổn thất lớn cho người trồng cây công nghiệp. Kéo theo đó cơ sở công nghiệp chế biến cũng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Đáng chú ý là, giá một số loại nông sản chủ yếu chịu sự tác động của giá thế giới, gây biến động lớn, nhất là cà phê, cao su... làm thiệt hại cho người sản xuất. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng kinh tế ( Thuỷ) 1.Hệ thống giao thông vận tải Giao thông vận tải được coi là huyết mạch trong sự phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Đặc trưng của Tây Nguyên là địa hình núi cao, có tầng phong hoá trên dãy địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên nên việc xây dựng các công trình giao thông ở đây còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tây Nguyên lại là vùng nằm trong mạng lưới giao thông chung của cả nước, thậm chí nằm trong lưới giao thông với Lào và Campuchia. Hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ và đường hàng không. a.Hệ thống giao thông đường bộ Các tuyến đường bộ qua Tây Nguyên sang Lào và Campuchia chủ yếu sử dụng cho việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Chiều dài đường quốc lộ qua Tây Nguyên ước tính khoảng 1519.7 km. Tuy nhiên tình trạng mặt đường vẫn chưa đạt chất lượng thực sự tốt. Các đoạn đường láng nhựa chỉ chiếm có 55,8% (vào khoảng 848 km), đường đá dăm chiếm khoảng 1,26% (khoảng 19,2 km), đường cấp phối chiếm 22,45% (khoảng 341,2 km) và các đoạn đường đấy với chiều dài 311,6 km chiếm khoảng 20,49%. Có thể thấy các đoạn đường đấy còn chiếm khá nhiều do đó có thể gây nhiều khó khăn cho giao thông vào mùa mưa. Liên quan đến việc thoát nước cho mùa mưa là hệ thống giao thông đường ống tại Tây Nguyên mà ở đây là hệ thống đường ống. Cống trên các tuyến quốc lộ ở Tây Nguyên có 1.185 chiếc với chiều dài 18.045 m, trong đó ống vĩnh cửu 907 chiếc, dài 14.372m, còn lại là cống tạm khoảng 305 chiếc với chiều dài 3.674m. Ngoài ra vùng Tây Nguyên còn có khoảng 20 đoạn cống ngầm và tràn trên quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 121m. Trong nội vùng Tây Nguyên, chiều dài tỉnh lộ của vùng là 1.782,35km, trong đó Kon Tum có 3 đường với chiều dài 176km, Gia Lai có 12 đường với chiều dài 583km, Đắk Lắk có 10 tuyến đường với chiều dài 633km, Lâm Đồng có tổng chiều dài các tuyến đường ước tình là 390km. Chất lượng các tuyến đường trong nội vùng Tây Nguyên chưa tốt, vẫn còn đến 904,5km là đường đất chiếm 50,65% trong khi đó đường rải nhựa chỉ có 232,92km chiếm 13,1%. Có thể thấy hệ thống đường bộ tại các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, khó khăn, chủ yếu vẫn là những tuyến đường đất, chưa có sự đầu tư xây dựng cho hệ thống giao thông. Với hệ thống giao thông như vậy có thể gây ra tình trạng “ tắc nghẽn” (không di chuyển được) khi mùa mưa đến, ảnh hưởng đến đi lại và trao đổi giữa các tỉnh trong vùng. Hệ thống giao thông đường bộ còn yếu kém hơn ở các huyện, xã, thông. Phần lớn các con đường ỏ huyện, xã, thôn là đường đất. Ở ngay tại trung tâm huyện cũng chỉ có 2-3km đường dải nhựa, còn đường đất chiếm đến 85%. Đường xã hoàn toàn là đường đất nối thôn xã bản làng phục vụ cho giao thông nông thôn nhưng cũng chỉ có 80% đường xã được thông suốt trong bốn mùa. Có thể thấy việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, điều đó cũng sẽ tạo ra những hạn chế nhất định trong trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng hay giữa vùng và các vùng khác. Mật độ tỷ lệ đường bộ so với số dân là 3km/1000 dân trong khi cả nước là 0,78km/1000dân đã thể hiện nhu cầu đường bộ tại vùng rất cao, là hệ thống giao thông chủ yếu nên cần có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống đường bộ. Từ đó nâng cao khả năng hoà nhập của vùng với các vùng khác. b.Hệ thống sân bay tại Tây Nguyên Ba sân bay hiện đã được khai thác là sân bay Pleyku (Gia Lai) thuộc loại sân bay cấp 4 và trực thuộc cụm cảng miền Trung với diện tích nhà ga 350m2 và có một đường băng dài 1828m với năng lực khoảng 0,5 triệu hành khách/ năm. Tuy nhiên lượng khách sử dụng sân bay này ít do đó chỉ có các chuyến bay đi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột thuộc loại sân bay cấp 3 trực thuộc cụm cảng hàng không phía Nam, diện tích nhà ga 1150m2 và có một đường băng dài khoảng 1800m. Sân bay này có nhiều chuyến bay hơn và đến nhiều thành phố trong nước hơn so với sân bay Pleyku. Nhưng chủ yếu vẫn sử dụng các loại máy bay cỡ nhỏ khoảng 50-60 hành khách /chuyến. Cuối cùng là sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) thuộc loại sân bay cấp 3. Sân bay này chỉ đón các máy bay loại nhỏ, từ sân bay có các chuyến bay đi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhu cầu của ba sân bay này sẽ dần dần được nâng lên do đòi hỏi về cơ sở hạ tầng phải phù hợp với sự phát triển chung. c.Giao thông đường thuỷ Do đặc trưng địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, khu vực Tây Nguyên không có nhiều thuận lợi trong việc khai thác giao thông đường thuỷ. Hay chính xác hơn là thực tế giao thông đường thuỷ chưa được khai thác tại đây. Mặt khác hệ thống sông tại đây cũng không thuận lợi như hệ thống sông núi phía Bắc để có thể khai thác tiềm năng về giao thông. Các sông suối hầu hết đều có độ dốc lớn, nước chảy xiết về mùa mưa và khô kiệt về mùa khô nên khó có thể phục vụ cho giao thông. Diện tích các hồ tại khu vực gần 130km2, có những hồ lớn như hồ Đa Him (3700ha) nhưng vẫn chưa có nhu cầu vận tải đường thuỷ vì tại các hồ này dân cư thưa, hàng hoá chưa có gì. Do vậy, việc phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ có thể coi là một vấn đề không quá quan trọng và chưa nằm trong chiến lược phát triển giao thông cho vùng. d.Vận tải Do cơ chế thị trường ngày càng mở rộng nên khối lượng vận tải của khu vực Tây Nguyên tăng lên một cách nhanh chóng. Vận chuyển hàng hoá tăng từ 70-90% về khối lượng, còn hành khách thì tăng đến 90%. Hình thức vận tải chủ yếu tại Tây Nguyên vẫn là đường bộ. Các phương tiện vận tải chủ yếu là xe tải để vận chuyển hàng hoá và vận tải hành khách. Theo số liệu thống kê các sở GTVT tổng số xe tải là 6.215 xe tải, trong đó tỷ lệ xe có trọng tải từ 4-8 tấn chiếm gần 30%, xe có trọng tải 2 tấn khoảng 35%, còn lại là xe tải trên 8 tấn. Tỷ lệ các phương tiện vận tải tăng nhanh, đây là một tín hiệu đáng mừng cho khả năng hoà nhập của vùng với các vùng khác, tăng cường khả năng trao đổi và phát triển của vùng. Trên cơ sở một số hoạt động giao thông chủ yếu của Tây Nguyên có thể thấy rằng công nghiệp giao thông vận tải tại Tây Nguyên vẫn còn nhiều yếu kém so với các vùng khác trong cả nước. Giao thông đường bộ là chủ yếu, là xương sống của kinh tế vùng nhưng hạ tầng kém. Các tuyến đường chưa có quy hoạch và xây dựng cẩn thận, điều này cũng do hạn chế của công ty xây dựng tại Tây Nguyên. Mặt khác, cũng do còn thiếu đầu tư và kỹ thuật xây dựng. Đến 80% các tuyến đường tại xã, thôn là đường đất, đường tỉnh thì có khả quan hơn thì cũng chỉ có 7% đường được dải nhựa. Điều này gây nên những bất lợi cho vận tải giao thông liên vùng cũng như khả năng cạnh tranh về vận tải trong vùng, do nhiều tuyến đường có khả năng bị gián đoạn trong mùa mưa. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng như công nghiệp giao thông vận tải cũ nát, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước trong bước chuyển hướng kinh tế mở. Do đó, để thích ứng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đẩy nhanh được phân công lao động theo ngành, theo lãnh thổ thì trước hết cần chú trọng đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải. 2.Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông a.Bưu chính Trong những năm qua, dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí ở Tây Nguyên mới chỉ đảm nhận việc đưa thư, báo, bưu kiện đến từng khách hàng. Ngành cũng đã trang bị nhiều phương tiện vận tải, chủ yếu vẫn là ôtô để đáp ứng cho nhu cầu thông tin báo chí của vùng. Bên cạnh những hoạt động truyền thống của ngành bưu chính như chuyển phát thư, bưu kiện…hiện nay cũng đã có thêm những hình thức mới như điện hoa, chuyển phát nhanh. Tuy nhiên những hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như các vùng khác, dịch vụ vẫn còn khá chậm, chưa có nhiều hình thức đa dạng để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Mặt khác, mạng bưu cục phát triển còn thiếu đồng bộ, một số bưu cục được xây mới nhưng trang thiết bị và phương thức kinh doanh, phục vụ chưa tương xứng nên hiệu quả vẫn còn thấp. Hầu hết lao động khai thác bưu chính bằng thủ công, năng suất thấp, dịch vụ chưa phong phú. Gần đây, các bưu cục tại các huyện cũng đã có nhiều thay đổi trong phương thức hoạt động, mở thêm nhiều dịch vụ mới như chi trả nhanh các yêu cầu chuyển tiền, Facximile. Các bưu cục loại I (bưu cục trung tâm tỉnh) và 2/3 các bưu cục loại II (bưu cục huyện) đã đưa máy vi tính vào sử dụng trong công tác giao dịch cũng như quản lý. Đây là một bước chuyển lớn đánh dấu một sự phát triển mới cho hoạt động bưu chính tại Tây Nguyên. Ví dụ điển hình là Đắk Lắk trong năm 2007 vừa qua đã có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính. Tính đến nay đã có 3 doanh nghiêp là Bưu điện tỉnh, Viettel và SPT. Mạng lưới bưu cục toàn tỉnh có 2 bưu cục Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột ( Bưu điện tỉnh và Viettel), 12 bưu cục huyện thuộc Bưu điện huyện, 18 bưu cục khu vực, 139 điểm Bưu điện văn hóa xã, 246 điểm Đại lý Bưu điện. Số thùng thư công cộng là 385 thùng. Bình quân 01 bưu cục phục vụ 4.216 người, bán kính phục vụ bình quân 3,2km/ điểm. Báo chí phát hành năm 2007: tổng số tờ báo phát hành: 32.435.000 tờ, số xã có báo đọc trong ngày 145/149 xã (đến nay 150/154). Số xã có bưu điện văn hóa xã/tổng số xã:  139/149 xã (đến nay 139/154). Những con số trên đã cho thấy nỗ lực lớn của tỉnh trong phát triển bưu chính, đã tạo được những hạ tầng thiết yếu khá đầy đủ phục vụ cho việc tiếp cận thông tin của nhân dân. b.Viễn thông Cùng với những thay đổi về hình thức bưu chính thì thông tin liên lạc tại Tây Nguyên cũng có những tín hiệu đáng mừng. Theo số liệu có được từ năm 2003, số máy điện thoại hiện có trong khu vực là 206.459 máy, mật độ bình quân đạt 4,39 máy/100dân (trong đó, Lâm Đồng đạt 8,04 máy/100dân; Kon Tum đạt 4,8 máy/100dân; Gia Lai đạt 3,96 máy/100 dân; Đắc Lắc đạt 3,68 máy/100 dân). Hiện nay, có 03 tỉnh đạt 100% số xã có máy điện thoại, riêng Kon Tum đạt 46/70 xã có điện thoại. Như vậy, viễn thông đã đến gần hơn với bà con nhân dân sống tại Tây Nguyên. Thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt góp phần nâng cao khả năng hoà nhập, tiếp cận với các chính sách, đời sống của nhân dân ở các vùng khác. Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk, được đánh giá là tỉnh trọng điểm của Tây Nguyên, có sự phát triển mạnh hơn về viễn thông so với các tỉnh khác. Hiện đã có 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và Internet. Tính đến 31-12-2007, tổng số máy điện thoại: 870.404 thuê bao (Tăng 237%  so với năm 2006: 367.552 thuê bao), tỉ lệ điện thoại: 51 máy/100 người dân, tỉ lệ Internet: 17,82 thuê bao/100 người dân. Số Đài phát thanh - Truyền hình 196 (Truyền thanh: 183; truyền hình: 13). Năm 2006 hệ thống thư điện tử đã được đưa vào sử dụng để gửi, nhận các báo cáo của các sở, ban ngành, các huyện thành phố với UBND tỉnh, việc trao đổi thông tin giữa các cán bộ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Có thể thấy rằng công nghệ thông tin, viễn thông cũng đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên. Viễn thông phát triển sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành khác cũng như đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của vùng. 3. Hệ thống năng lượng, điện lực Tây Nguyên có một vai trò đặc biệt quan trọng trong kết cấu lưới điện tổng thể toàn quốc vì ở đây có một trong năm trạm biến áp 500kV chính của đường dây siêu cao áp Bắc – Nam: Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Pleyku và Phú Lâm. Điện năng sản xuất tại Tây Nguyên cùng với truyền tải Bắc - Nam có thể truyền tải tới 2 miền NamTrung Bộ và Nam Bộ (ngoài cung cấp tại chỗ). Do đó tạo điều kiện cho phát triển hệ thống lưới điện truyền tải 220kV và 110kV tới hầu hết các huyện ở vùng sâu, vùng cao của Tây Nguyên. Đến nay 100% số huyện và 50% số hộ đã được dùng điện. Theo số liệu thống kê hiện có, các tỉnh Tây Nguyên bao gồm 655 xã, phường, thị trấn, trong đó 653 xã, phường, thị trấn đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn  hơn 197.951 hộ dân chưa được sử dụng điện. Vì thế năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án cấp điện cho các khu vực chưa có điện còn lại. Dự án này nhằm mục tiêu xây dựng các lưới trung, hạ cấp để cấp điện cho 1.200 thôn buôn với số hộ dân khoảng 116.067. Dự án sẽ được chia nhỏ thực hiện theo địa bàn các tỉnh của Tây Nguyên, vốn do ngân sách Nhà Nước và EVN bỏ ra, thời gian thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009. Như vậy, không bao lâu nữa tất cả người dân Tây Nguyên sẽ có điện để dùng. Mặt khác, Tây Nguyên có tiềm năng về thuỷ điện dồi dào nên càng ngày càng có vị trí quan trọng trong đóng góp điện năng cho cả nước. Do đặc trưng địa lý, Tây Nguyên có sông Sêsan là một trong ba con sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng 11,3% tiềm năng toàn quốc). Nếu kể thêm sông Ba (2,9% tổng tiềm năng toàn quốc) và sông Srepok (3,72% tiềm năng toàn quốc) thì tổng tiềm năng thủy điện của Tây Nguyên chiếm gần 18% tổng tiềm năng thủy điện toàn quốc. Ngoài ra, Tây Nguyên cũng đứng thứ hai toàn quốc về mặt tiềm năng thuỷ điện toàn quốc xét trên các mặt: tỷ trọng, công suất và mật độ. Tây Nguyên, hiện đã có hai nhà máy thuỷ điện đi vào hoạt động là thuỷ điện Yaly với 720MW và thuỷ điện Sê San 3 có công suất 280 MW đều nằm trên sông Sê San. Kể từ khi tổ máy số 1 được đưa vào vận hành (đầu năm 2000) tới giữa năm 2006, Yaly đã sản xuất được hơn 18 tỷ KWh điện. Mặc dù hai tổ máy của nhà máy thuỷ điện Sê San 3 mới được đưa vào vận hành quí 2 và 3/2006 nhưng nhà máy đã sản xuất được hơn 260 triệuKWh (vào tháng 9/2006). Hai nhà máy này góp phần cung cấp điện năng lớn cho vùng cũng như các vùng khác trong tình trạng đang khan hiếm điện hiện nay. 4. Hệ thống cấp thoát nước Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường nóng và khô hạn gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng để cung cấp cho cây trồng. Mới đầu năm 2008 nhưng tình trạng thiếu nước, khô hạn đã diễn ra nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần do nguồn nước bị cạn kiệt. Đầu tháng 3/2007, mực nước đã giảm thấp hơn 0,5m; cá biệt có nơi giảm thấp hơn tới 1,3m so với trung bình cùng kỳ nhiều năm. Lượng dòng chảy giảm 30-35% so với lượng nước trung bình các năm. Dự báo, khoảng trên 30% các hồ chứa chính không đủ khả năng cấp nước đến cuối vụ sản xuất. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nhất là trồng cây cà phê, một trong những thế mạnh của vùng.Các hệ thống cấp nước cũng không hoạt động hiệu quả trong tình trạng như hiện nay. Mặc dù tỉnh Đắc Lắc có tới 533 công trình thủy lợi, trong đó có 441 hồ chứa với dung tích 421 triệu m3 nhưng vẫn thiếu nước tưới trầm trọng. II.Kết cấu hạ tầng xã hội (A. Châu) 1.Văn hoá Tây Nguyên có vốn văn hoá phong phú và độc đáo, là một trong những tiềm năng có thể khai thác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của vùng. Song về văn hoá vùng cũng đang đứng trước một thực trạng là yếu kém về cơ sở hạ tầng, vốn văn hoá truyền thống đang bị mai một dần, cần thiết phải có những phương án có tính khả thi cao để phát huy vốn văn hoá truyền thống của vùng. 2.Giáo dục a.Thực trạng giáo dục vùng Tây Nguyên Sự nghiệp giáo dục của vùng trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản vùng đã xóa được những làng, bản, buôn trắng về giáo dục. Tỷ lệ người biết chữ trong vùng là 63,96%, so với trước giải phóng tỷ lệ này chỉ có 27,8%. - Giáo dục mẫu giáo, nhà trẻ: hiện vùng có 268 trường mẫu giáo với 3.534 lớp, 95.741 học sinh và 3.720 giáo viên, có 82 nhà trẻ, 846 nhóm trẻ, 30.834 em và 2856 cô giáo nuôi dạy trẻ. Nhìn chung các cô giáo mẫu giáo, nuôi dạy trẻ trong vùng chỉ được đào tạo qua các lớp sơ cấp, hoặc cấp tốc, số đã qua trường lớp chính quy còn rất ít, trừ một số vùng thị trấn, thị xã, các trung tâm, nông lâm trường có cơ sở vật chất kỹ thuật khá, còn lại cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà, đồng dùng, đồ chơi) rất sơ sài. - Giáo dục phổ thông: vùng hiện có 22.923 giáo viên phổ thông tăng hơn 10 lần so với trước năm 1975 (trong đó giáo viên cấp I là 16.117 người, giáo viên cấp II là 5.290 người và giáo viên cấp III là 1.516 người). Bình quân 158 người dân có 1 giáo viên phổ thông, 206 người dân có 1 giáo viên cấp I, 832 người dân có 1 giáo viên cấp II và 3655 người dân có 1 giáo viên cấp III (những chỉ tiêu tương ứng của toàn quốc là 255 người dân có 1 giáo viên cấp I, 530 người dân có 1 giáo viên cấp II và 2044 người dân có 1 giáo viên cấp III); toàn vùng có 867,0 ngàn học sinh phổ thông, tỷ lệ học sinh phổ thông trên dân số là 19,5% (tỷ lệ chung của toàn quốc là 19,1%) trong đó học sinh cấp I là 584 nghìn em chiếm 67,3%, học sinh cấp II là 257,2 nghìn em chiếm 29,6%, số học sinh cấp III là 25 nghìn em chiếm 3,1%. - Giáo dục trung học chuyên nghiệp: Vùng có 13 trường trung học chuyên nghiệp với 315 giáo viên, 3.806 học sinh. Bình quân 817 người dân có 1 học sinh trung học chuyên nghiệp. - Giáo viên đại học và cao đẳng: vùng có 5 trường đại học và cao đẳng với 587 giáo viên, 4140 học sinh. Bình quân 1332 dân có 1 học sinh học cao đẳng và chuyên nghiệp. - Giáo dục công nhân kỹ thuật: vùng hiện có 7 trường công nhân kỹ thuật, 152 giáo viên, 1151 học sinh. Về giáo dục cho con em các đồng bào dân tộc ít người các huyện, tỉnh trong vùng đều có trường nội trú và trường bán trú chuyên đào tạo con em đồng bào các dân tộc ít người, các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk đều có trường nội trú khang trang, sạch đẹp. Trường nội trú tỉnh Gia Lai là một trong những trường có cơ sở vật chất kỹ thuật và mẫu mực về đào tạo nội trú cho con em các đồng bào dân tộc của cả nước. Sự nghiệp giáo dục của vùng Tây Nguyên từ sau giải phóng đã đạt được những thành tựu đáng kể, tỷ lệ người mù chữ giảm, Nhà nước đã chú ý đầu tư cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục của vùng, kể cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên giảng dạy. Nhưng nhìn chung giáo dục của vùng Tây Nguyên phát triển còn chậm, tỷ lệ người mù chữ còn cao nhất so với các vùng của toàn quốc, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giáo dục còn thiếu và yếu, đội ngũ giáo viên hiện cũng chưa đủ so với yêu cầu. Đồng bào các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao có tỷ lệ người đi học thấp; các em chủ yếu chỉ học hết lớp 3, sau đó không có thầy cô dạy. Trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật hiện có trong vùng tỷ lệ con em đồng bào các dân tộc theo học còn quá thấp. Tỷ lệ giáo viên người dân tộc được đào tạo chính quy, để quay lại giảng dạy cho con em người dân tộc còn rất nhỏ. 3.Y tế Trong hai mươi năm qua ngành y tế vùng Tây Nguyên đã đạt được những thành quả đáng kể. Đã có 42,7% số người bị ốm có đi khám bệnh, trong đó 21,7% được y sĩ khám; số người khám ở bệnh viện chiếm 17,27%; trạm xá 22,3%; tại nhà thầy lang 21,3%; tại cơ sở y tế của thôn bản 40,875. Hệ thống y tế cộng đồng đã được Nhà nước chú trọng phát triển. Toàn vùng có 8.864 giường bệnh, trong đó số giường bệnh trong bệnh viện, phòng khám khu vực là 5.119 giường, trong trạm điều dưỡng là 120 giường và ở cơ sở y tế xã phường là 2.610 giường. Bình quân 350 người dân có một giường bệnh, 3200 dân có một bác sĩ, 1.843 dân có một y sĩ, 2140 dân có một y tá và 6.973 dân có một nữ hộ sinh. (các chỉ tiêu tương ứng của toàn quốc là: 364 dân có một giường bệnh, 2495 dân có một bác sĩ , 1575 dân có một y sĩ, 1322 dân có một y tá và 5896 dân có một nữ hộ sinh). Như vậy các chỉ số trên về y tế cộng đồng của vùng Tây Nguyên đều thấp hơn so với chỉ tiêu bình quân chung của toàn quốc. Song các cơ sở y tế lại phân bố không đều, tập trung chỉ yếu ở thị xã, thị trấn, ở các nông lâm trường, cơ sở công nghiệp... Đồng bào các dân tộc ít người, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hầu như rất ít có điều kiện để đến chữa bệnh trong các cơ sở y tế. Đời sống văn hoá còn nhiều tập quán, nếp sống, phong tục, mê tín, không hợp vệ sinh: ăn, hút, uống rượu, mặc, ngủ, vệ sinh cá nhân, hủ tục cưa răng, căng tai, chất để lưu tại nhà lâu ngày, đẻ ngoài rừng, cắt rốn trẻ sơ sinh bằng tre, nứa. Trong các bản, buôn, còn tồn tại nhiều thầy mô, mụ vườn... cùng nhiều mặt thấp kém khác về đời sống văn hoá vật chất là những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 4.Vận tải hành khách Luồng hàng vận tải: trong những năm gần đây do cơ chế thị trường mở nên khối lượng vận tải khu vực này cũng như trong cả nước tăng nhanh: vận chuyển hàng hoá tăng 70-90% về khối lượng và 60-65% về T.km, còn hành khách tăng 90% và 60% khách - km. Mặc dù vai trò chủ đạo của lực lượng vận tải quốc doanh đảm nhận ở các tuyến chính, nhưng khối lượng vận tải cũng chỉ chiếm 8-10%, còn lại là lực lượng ngoài quốc doanh bao gồm hợp tác xã, tư nhân... vận tải của Tây Nguyên chủ yếu vận tải bằng đường bộ. - Phương tiện vận tải: Phương tiền vận tải vùng Tây Nguyên chủ yếu bao gồm phương tiện vận tải hàng hoá và phương tiện vận tải hành khách bằng đường bộ.Theo số liệu thống kê các sở giao thông vận tải tổng số xe tải là 6.215 xe tải, trong đó tỷ lệ xe có trọng tải từ 4-8 tấn chiếm gần 30%, xe có trọng tải 2 tấn khoảng 35%, còn lại xe tải trên 8 tấn.   Phương tiện vận tải hàng hoá đã thay đổi lớn theo cơ cấu chủ sở hữu: quốc doanh chiếm 25-30% còn lại là phương tiện ngoài quốc doanh.Tổng số phương tiện vận tải khách trong vùng 3.122 chiếc, trong đó xe du lịch chiếm 35-40% loại dưới 12 chỗ ngồi, xe từ 12-24 chỗ chiếm 25% còn lại là xe trên 24 chỗ. Nếu tính theo cơ cấu chủ sở hữu thì xe khách quốc doanh chiếm 10-15% còn lại là xe ngoài quốc doanh. 5.Nhà ở Với sự hỗ trợ của nhà nước thông qua Chương trình 132, năm 2004 đã có hơn 2.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ về nhà ở. Đến năm 2006, khi Chương trình 134 (Chương trình hỗ trợ đất sản xuất đất ở nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn) được thực hiện, sẽ có gần 20 ngàn căn nhà mới xây tặng các hộ nghèo, góp phần xóa xong nhà tạm dột nát trong đồng bào dân tộc thiểu số. Về đất sản xuất và đất ở, chương trình 134 cũng sẽ giúp cho 16.220 hộ được nhận 11.632 ha đất nhằm ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu. Ngoài ra, sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên còn nhờ Chương trình 135. Năm năm qua, Chương trình 135 đầu tư cho mỗi xã đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên hơn 2,5 tỷ đồng. Trong những ngày này, các địa phương ở Tây Nguyên đang tích cực triển khai việc xóa nhà tạm dột nát cho đồng bào thiểu số và giải quyết đất sản xuất cho họ theo Chương trình 134... Sự tác động đồng bộ của nhiều nguồn lực đã làm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo ở Tây Nguyên từ 39% năm 1990 xuống còn 8,67% vào năm 2005 - theo tiêu chí cũ. Kết cấu hạ tầng môi trường (Khải) Kết cấu hạ tầng thiết chế ( A. Trúc) 1. Về tổ chức đảng Nhìn tổng thể, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, các tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở - rõ nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa cho đến nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, giao lưu. Sự bất cập của tổ chức cơ sở đảng ở Tây Nguyên thể hiện ở các khía cạnh sau: - Năng lực cụ thể hóa và khả năng vận động quần chúng thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước còn rất hạn chế, yếu kém. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ của cả hệ thống nói chung còn nhiều bất cập nên vừa lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo... vừa có biểu hiện buông trôi, cầm chừng. - Số lượng đảng viên làm kinh tế giỏi không nhiều. Phần đông gia đình đảng viên làm ăn kém hiệu quả, đời sống khó khăn nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục; ít giao lưu, kém năng động nên khó nêu gương trước quần chúng và cũng không có điều kiện lo cho cái chung - cái xã hội. - Công tác phát triển đảng gặp nhiều khó khăn cả về nguồn lẫn cách thức, cơ chế . Toàn vùng hiện có tới gần 14% thôn buôn chưa có đảng viên. 2.Về chính quyền cơ sở Chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền là tấm gương phản chiếu sinh động nhất, cụ thể nhất chất lượng và hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở. Tuy đã có nhiều chuyển biến, nhưng nhìn chung bộ máy chính quyền cơ sở thực sự phải đáng được quan tâm củng cố, tăng cường trên nhiều phương diện: - Hội đồng nhân dân phần nhiều hoạt động có tính hình thức, chưa hội đủ điều kiện, môi trường để thực hiện vai trò, trách nhiệm của một cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân. - Hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội còn nhiều yếu kém. Khả năng chủ động trong việc xử lý các tình huống, nhất là các tình huống nhạy cảm, phức tạp rất hạn chế, thường phải trông chờ sự chỉ đạo, làm thay của cấp trên. - Cán bộ cơ sở không thiếu về số lượng, nhưng năng lực, tâm huyết còn chưa tương thích, tạo cảm giác vừa thiếu, vừa thừa. Trong khi đó nguồn bổ sung theo tiêu chuẩn lại khan hiếm. - Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc của chính quyền cơ sở nhìn chung quá thiếu thốn, sơ sài, chưa bảo đảm ở mức tối thiểu để một bộ máy công quyền hoạt động đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, chính quy hóa công sở. - Vẫn có những biểu hiện tập trung, quan liêu, thậm chí đặc quyền, chuyên quyền, vi phạm các nguyên tắc của thể chế dân chủ; vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước, các tổ chức quyền lực cũng như từ phía nhân dân mà không được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh. 3.Mặt trận và các tổ chức quần chúng Tuy đã có những chuyển biến nhất định so với thời kỳ đầu chuyển đổi cơ chế, song nhìn tổng thể vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng phần lớn chưa thật sự rõ nét. Cách thức hoạt động nặng tính hình thức, thời vụ. Bên cạnh những bất cập về cơ chế chung của hệ thống, bản thân các tổ chức này cũng chưa thật sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Không ít cán bộ đoàn thể làm việc cầm chừng, đối phó. Trình độ, năng lực đa phần hạn chế, yếu hơn so với khối đảng, khối chính quyền. Các phong trào quần chúng chưa đến được vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Các tổ chức này ít nơi xây dựng được lực lượng nòng cốt ở cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Gốc rễ của vấn đề là sự cảm nhận mơ hồ về lợi ích của mỗi thành viên trong các tổ chức; là sự thiếu vắng những thủ lĩnh có tầm và tâm huyết với phong trào. D.Đánh giá theo phương pháp SWOT 1.Thế mạnh Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng ở nước ta: nằm giáp hai nước Lào và Campuchia. Tây nguyên gắn liền với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Giáp với Tây Nguyên có các thương cảng và quận cảng lớn Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh. Tây Nguyên không xa thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang... là những thành phố lớn của nước ta, là thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất của vùng và cũng là nơi cung cấp những sản phẩm cần thiết cho vùng. Giáp với nước bạn Lào và Cămpuchia, Tây Nguyên có điều kiện để giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường. Vùng Tây Nguyên có nguồn thủy điện quan trọng trên 2000 MW (tương đương với công suất phát điện trong cả nước), hiện nay chưa được khai thác đầy đủ. Nguồn thủy điện này nếu được đầu tư, khai thác phát triển sớm sẽ có thể thúc đẩy sự hợp tác phát triển nguồn thủy điện trong vùng “tam giác Đông Dương” tại Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia và khu vực sông Mê Kông. Trong tương lai, với chương trình đầu tư đúng mức các dự án thủy điện Tây Nguyên, với sự hỗ trợ của các dự án tương tự Nam Lào và Đông Bắc Campuchia sẽ tạo nên một “trung tâm điều phố nguồn điện” quan trọng, tạo thành điểm tựa cho đường dây dẫn điện xương sống 500 KV cho cả nước và tiểu khu vực. Tây Nguyên là vùng đất mới, có diện tích đất đỏ bazan lớn nhất nước ta với diện tích khoảng 1,40 triệu ha. Đây là loại đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm, các loại cây ăn quả... Tây Nguyên cũng là vùng còn có diện tích rừng lớn nhất của cả nước, chiếm 315 diện tích rừng cả nước. Tài nguyên khoáng sản của Tây Nguyên khá phong phú, giàu có như boxit , vàng, đá quí, đá hoa, đá granit và các loại đá khác làm vật liệu xây dựng, sét cao lanh làm đồ sành sứ, sét sản xuất gạch ngói, xi măng và sét bentonit và diatonit. Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống lao động cần cù, tinh thần đấu tranh bất khuất trong sự nghiệp giữ nước, giải phóng dân tộc và xây dựng kinh tế. Khối đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố bền chặt là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên. Mật độ dân số trong vùng còn thấp, đất đai còn rộng, có khả năng để thu hút lao động từ các vùng khác của đất nước lên xây dựng kinh tế ở Tây Nguyên. 2.Điểm yếu Vùng Tây Nguyên đang đứng trước nhiều vấn đề được xem như những hạn chế cho sự phát triển sau này của vùng. Qua phân tích cấu trúc các vấn đề bằng phương pháp sàng lọc các mối liên kết nội tại trong khuôn khổ bao quát, qua mô hình “Phân tích bài toán của vùng Tây Nguyên” các yếu tố chính xuất phát từ nguồn gốc của các vấn đề đang đặt ra trong vùng nghiên cứu đã được xác định, các yếu tố này được phân loại ra làm 4 dạng chính: các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên môi trường, các yếu tố về đầu tư và cơ chế tổ chức, yếu tố nguồn nhân lực và yếu tố bên ngoài, chủ yếu là yếu tố về thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm sản. Ngoài ra còn các yếu tố khác như dân tộc, văn hoá, y tế giáo dục.v.v.. cũng được đưa ra để thực hiện. Yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên môi trường, những hạn chế được xác định chủ yếu là sự phân bố không đều nguồn nước, vùng có lượng mưa hàng năm trung bình là từ 1700 - 2000mm nhưng phân bố chủ yếu tập trung vào 6 tháng mùa mưa chiếm 90% lượng mưa trong năm (từ tháng 5-tháng 11), hạn hán dài ngày là phổ biến trong mùa khô, vấn đề thiếu nước về mùa khô ngày càng trở nên nghiêm trọng vì diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Diện tích đất trống đòi núi trọc của vùng hiện nay có khoảng 1,6 triệu ha, trong những năm qua có xu hướng tăng, đất đang bị xói mòn, rửa trôi, cỏ tranh hoá, sa mạc hoá, là một trong những hạn chế lớn của vùng. Khoảng cách của vùng đến các trung tâm kinh tế của đất nước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh còn quá xa, điều này đã làm tăng chi phí vận chuyển và thị trường bị thu hẹp. - Các yếu tố về đầu tư, chính sách và tổ chức: Yếu tố này bao gồm sự đầu tư của Nhà nước vào vùng Tây Nguyên là vùng miền núi, sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông của vùng còn nghèo nạn, lạc hậu, thiếu và kém, các dự án đầu tư của nước ngoài vào vùng hầu như chưa có gì. Sự phát triển và quản lý nguồn nước không đầy đủ, mặc dù trong những năm qua Nhà nước và địa phương đã cố gắng đầu tư theo hướng làm giảm sự thiếu nước trong vùng. Hạn hán về mùa khô vẫn là vấn đề còn lâu mới giải quyết được, sự đầu tư giải quyết vấn đề nước cần thiết phải có chi phí lớn, đồng bộ. Chính phủ vẫn đang trong quá trình xây dựng các chính sách sử dụng đất một cách toàn diện, chặt chẽ, các vấn đề cần được giải quyết thấu đáo là: làm rõ quyền sử dụng đất trong khu vực đất lâm nghiệp, đất ở vùng đồng bào các dân tộc ít người, tiêu chuẩn và thủ tục cấp đất và thuế đất liên quan đến các chủ có sử dụng hoặc không sử dụng đất. Công tác quản lý hành chính Nhà nước, sự phân trách nhiệm ở một số khu vực cần phải làm rõ hơn, năng lực quản lý và lập kế hoạch còn bị hạn chế ở cấp chính quyền địa phương. - Yếu tố con người: Tây Nguyên có trình độ học vấn còn thấp, thiếu việc đào tạo kỹ năng, thiếu các tổ chức cần thiết cho việc nâng cao học vấn, cho việc nghiên cứu phát triển. Các vấn đề còn lại là sự thiếu ăn, thiếu phương tiện và thầy thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ ở hầu hết các khu vực trong vùng. Để giải quyết các vấn đề này không chỉ bàn thân vùng có thể giải quyết được, cần thiết có sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước. - Các yếu tố được nêu trên đây đã tạo nên phạm vi của các vấn đề mang tính kinh tế, xã hội, môi trường, vấn đề kinh tế điển hình là hiệu quả sản xuất của các ngành kinh tế đều thấp kém, về nông nghiệp thể hiện thông qua năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều thấp, hậu quả sản xuất của ngành nông nghiệp không chỉ là do sự phân bố nguồn nước không đồng đều, mà còn do hệ thống canh tác lạc hậu, kỹ thuật kém, thiếu phương tiện thủy lợi và thiếu những trợ giúp cần thiết cho nông dân, sự yếu kém trong công nghiệp do cơ sở hạ tầng kém, trang thiết bị lạc hậu, cơ cấu ngành công nghiệp không hợp lý, hầu như không có ngành công nghiệp mũi nhọn. Sự yếu kém trong sản xuất công nghiệp là do một số yếu tố, trong đó có yếu tố con người là quan trọng nhất. Chính mức thu nhấp thấp đã là yếu tố hạn chế cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Vấn đề môi trường, điển hình là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, vấn đề này có liên quan đến sự khai thác rừng bừa bãi, thu nhập của đồng bào các dân tộc nhiều vùng phụ thuộc vào rừng. Hiện tượng di cư ồ ạt của dân các vùng khác đến Tây Nguyên trong những năm gần đây cũng làm tăng thêm nhiều vấn đề xã hội trong vùng: tỷ lệ nghèo đói tăng do thu nhập thấp, thoái hoá môi trường tăng lên làm cho môi tường xã hội của nhân dân địa phương bị xáo trộn. 3. Cơ hội Thế mạnh của vùng là ngành cà phê do có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho loại cây trồng này. Hơn nữa, giá nhân công tại vùng lại rẻ hơn tương đối so với các vùng khác, còn so với mặt bằng chung của khu vực hay thế giới thì giá nhân công lại càng rẻ hơn nữa. Do vậy, giá thành cà phê cũng trở nên rẻ hơn so với các khu vực khác, đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của vùng. Hiện nay, cà phê của Tây Nguyên cũng đã có chỗ đứng trên thị trường trong và đặc biệt là ngoài nước như cà phê của Trung Nguyên hay Vina cà phê. Thị trường cà phê rất rộng lớn là cơ hội tạo đà cho ngành cà phê phát triển nói riêng cũng như toàn vùng nói chung. Hơn thế, Chính phủ cũng có nhiều chính sách khuyến khích cho vùng phát triển như đầu tư xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế. Điển hình là thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng các tuyến đường giao thông mới, hiện đại; xây dựng thêm các công trình thuỷ lợi lớn với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2010, Chính phủ cũng sẽ tăng thêm đầu tư cho các công trình thuỷ lợi lớn như Krông Búc hạ có tổng kinh phí đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng, năng lực tưới cho gần 12 nghìn ha cây trồng. Như vậy, về mặt chính sách cũng như các điều kiện đầu tư, vùng đều có nhiều thuận lợi lớn, nhờ đó vùng càng có thêm khả năng cạnh tranh và phát triển. Tây Nguyên vẫn còn là thị trường mới mẻ chưa có nhiều doanh nghiệp khai thác nên các nhà đầu tư sẽ có một thị trường tiềm năng, ít cạnh tranh. Điều đó giúp cho Tây Nguyên thu hút thêm nhiều vốn đầu tư, xây dựng, tạo cơ hội tiếp cận thêm với nhiều công nghệ và kỹ thuật mới. Gần đây, cả hai hãng cung cấp mạng điện thoại lớn là Viettel và Mobifone đều đã cho xây dựng các trạm thu, phát sóng nhằm khai thác và chiếm lĩnh thị trường mạng di động tại Tây Nguyên. Đây chính là cơ hội để Tây Nguyên tiếp cận gần hơn với sự tiến bộ của công nghệ, thông tin liên lạc, tăng khả năng cập nhật thông tin từ đó sẽ làm tăng khả năng phát triển trong xu thế thay đổi từng ngày của nền kinh tế. 4. Nguy cơ Tây Nguyên là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt với 5 tháng mùa khô và gió mạnh dẫn tới tình trạng thiếu nước và nước dễ bay hơi làm ảnh hưởng tới cây con mới trồng. Mùa mưa thì dễ bị xói mòn đất.Đồng thời, Tây Nguyên cũng nằm chung trong những vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu làm cho vùng nguyên liệu bị ảnh hưởng nhiều dẫn đến giảm năng suất chung, khả năng cung ứng sản phẩm không ổn định. Các thiết bị, công nghệ mà thế giới sử dụng ngày càng hiện đại và đa dạng hơn trong khi các thiết bị mà vùng sử dụng còn quá thấp hoặc có nhập thiết bị về nhưng giá thành lại quá cao làm giảm khả năng cạnh tranh của vùng. Xã hội ngày càng phát triển do đó yêu cầu của khách hàng cũng ngày càng cao hơn trong khi các mặt hàng chủ lực của Tây Nguyên như cà phê thì mới chỉ dừng ở mức sơ chế cho nên thường phải thông qua các trung gian làm giảm đi một lượng doanh thu vô cùng lớn. Việt Nam gia nhập WTO, đây không chỉ là cơ hội mà còn đem lại cho chúng ta nhiều thách thức. Hiện nay, Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Vì thế cho nên bây giờ chúng ta không còn là người nắm quyền quyết định mà việc ra quyết định lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Điều đó nhiều khi có thể làm cho quyết định mà chúng ta đưa ra không đi theo đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. Ngoài ra, các dự án đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào những ngành đã phát triển, những ngành là thế mạnh của vùng. Do đó, những ngành ở dạng tiềm năng sẽ ít được quan tâm dẫn tới sự phát triển không đồng bộ trong nền kinh tế đồng thời cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo giữa các địa phương. Như vậy, các thách thức đặt ra với Tây Nguyên là vô cùng lớn đòi hỏi nhân dân và chính quyền phải có sự đồng lòng mới xác định được con đường đi đúng đắn của mình. E. Kiến nghị Để phát huy thế mạnh và hạn chế những kho khăn của vùng trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng cần phải có những giải pháp cụ thể sau: -Nông nghiệp-công nghiệp +Thực hiện thâm canh, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến từng bước hiện đại hóa những khâu quan trọng đẻ thúc đẩy sản xuất phát triển. +Chú trọng sử dụng hợp lý quỹ đất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các vùng chuyên canh. +Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. +Phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng cường công tác bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Cần phải gắn khai thác với hoạt động chế biến lâm sản. +Phát triển các diện tích đồng cỏ chăn nuôi để nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi, nhất là ngành chăn nuôi gia súc lớn để tận dụng điều kiện diện tích cũng như khí hậu của vùng. +Từng bước đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, đạc biệt công nghiệp chế biến sản phẩm của các vùng chuyên canh,sản phẩm lâm nghiệp từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chú trọng phát triển những ngành công nghiệp sư dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến cà phê, cao su, bông… +Cần tập trung phát triển những ngành công nghiệp với quy mô thích hợp với điều kiện của vùng ưu tiên phát triẻn những ngành công nghiệp sư dung ít vốn nhưng có khả năng tạo ra nhiều việc làm. +Cần đẩy mạnh áp dụng hơn nữa những tién bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp. - Thương mại, dịch vụ, hạ tầng: +Cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển, từng bước xây dựng các trung tâm thương mại ở các thành phố, thị xã để trao đổi hàng hóa, giới thiệu sản phẩm cho vùng khác, nước khác. +Phát triển mạng lưới chợ. +Khai thác lợi thế về vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan để phát triểncác cơ sở du lịch hiện có. Hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng. +Xây dựng và phân bố hợp lí các đô thị trung bình và nhỏ. Bên cạnh đó khi phát triển mạng lưới đô thị cần đi kèm với cải tạo, nâng cấpcác tuyến đường giao thông và quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. +Cần chú trọng đầu tư xây dựng,cải tạo mạng lưới giao thông ở nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ, vùng có chiến lược quan trọng. +Cần đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô. +Cần nâng cấp kết hợp với xây dựng hệ thống trường học,trạm xá, bệnh viện, khu vui chơi. Đào tạo nghề kết hợp nâng cao trình độ cho người lao động cho phù hợp với xu thế phát triển của vùng, +Cần chủ động thu hút đầu tư trong nước cũng như đàu tư nước ngoài một cách có hiệu quả. +Cần phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10006.doc
Tài liệu liên quan