Shrimp scad Alepes djeddaba is an important small pelagic species in Viet Nam, which
contributes a large part of the fisheries resources. The main objective of this study was to establish an
empirical estimate of the relation between target strength and length of shrimp scad at 38kHz, which can be
served for assessments of these resources using hydroacoustic surveys. The ex-situ experiments were set up in
160 m³ measurement pen, using SIMRAD EK-60 split-beam echo-sounder. Total of 83 individual of fish were
monitored in six sets of experiments. The TS-to-length relationship of shrimp scad was determined as
TS=20log(L) - 65.4. In consideration of biological effect, the TS-to-length relationship can be revised as TS =
20log(L) - 77.9 - 6.0CF + 0.5Li + 1.5GSi + 2.8SBi. The most influenced factor to the TS-to-length relation
could be condition factor > swimbladder index > gonadosomatic index > liver index.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định hệ số phản hồi âm của cá khế alepes djeddaba (forsskål, 1775) bằng phương pháp ex-Situ ở biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
249
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 249-256
ISSN: 1859-3097
XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHẢN HỒI ÂM CỦA CÁ KHẾ
ALEPES DJEDDABA (FORSSKÅL, 1775)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP EX-SITU Ở BIỂN VIỆT NAM
Nguyễn Viết Nghĩa
Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
224 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
E-mail: nvnghia@rimf.org.vn
Ngày nhận bài: 9-1-2013
TÓM TẮT: Cá khế Alepes djeddaba là một loài thuộc họ cá Khế, phân bố rộng và có sản lượng khá lớn ở
biển Việt Nam. Thí nghiệm được thực hiện trên bè cá tại vịnh Lan Hạ, Cát Bà nhằm xác định hệ số phản hồi
âm bằng phương pháp ex-situ của cá Khế Alepes djeddaba làm cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi
của các chuyến điều tra thủy âm. Thí nghiệm được thực hiện trong lồng cá thí nghiệm với kích thước 4m × 4m
× 10m và bằng thiết bị thuỷ âm SIMRAD EK-60 ở tần số 38kHz. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được phương
trình tương quan của hệ số phản hồi âm với chiều dài của cá khế: TS=20LogL - 65,4. Kết quả nghiên cứu cũng
đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các thông số sinh học của cá thí nghiệm đến phương trình tương
quan hệ số phản hồi âm, như sau: TS = 20LogL - 77,9 - 6,0CF + 0,5LI + 1,5GSI + 2,8SBI. Ảnh hưởng của các
thông số sinh học đến phương trình tương quan hệ số phản hồi âm được xếp theo thứ tự: hệ số điều kiện (CF)
> hệ số bóng bơi (SBI) > hệ số thành thục (GSI) > hệ số gan (LI).
Từ khoá: cá khế, Alepes djeddaba, ex-situ, hệ số phản hồi âm, thuỷ âm.
MỞ ĐẦU
Đánh giá trữ lượng quần đàn cá nổi nhỏ bằng
phương pháp thuỷ âm hiện đang được sử dụng rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới. Độ chính xác của
phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như
thiết bị thuỷ âm, đặc trưng phản hồi âm của cá và
mật độ các tuyến đường dò [18]. Độ chính xác của
thiết bị thuỷ âm có thể kiểm soát được thông qua
việc hiệu chỉnh thiết bị bằng quả cầu hiệu chỉnh
thiết bị tiêu chuẩn [6]. Hệ số phản hồi âm là một
trong các thông số cơ bản để đánh giá trữ lượng
nguồn lợi. Ở mỗi loài, hệ số phản hồi âm phản ánh
đặc trưng phản hồi âm của loài đó. Hệ số phản hồi
âm của mỗi loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như
chiều dài, khối lượng, cấu trúc giải phẫu, bóng bơi,
hệ số góc bơi và các tập tính của cá. Những loài cá
có bóng bơi (bao gồm cả bóng bơi khí và bóng bơi
dầu) có khả năng phản hồi âm cao hơn, hay nói cách
khác hệ số phản hồi âm cao hơn. Đối với những loài
cá không có bóng bơi, hệ số phản hồi âm khá thấp
và đôi khi không thể áp dụng phương pháp thuỷ âm
để đánh giá nguồn lợi [5].
Đặc trưng phản hồi âm của cá có thể được xác
định bằng hai phương pháp in-situ và ex-situ. Trên
thực tế, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn
chế khác nhau. Những năm gần đây, hệ số phản hồi
âm của cá, đặc biệt là các loài cá nổi nhỏ, được
nghiên cứu bằng cả hai phương pháp in-situ [12] và
ex-situ [15, 7, 9]. Phương pháp in-situ là phương
pháp xác định hệ số phản hồi âm ở điều kiện ngoài
tự nhiên và được sử dụng nhiều trong việc ước tính
trữ lượng nguồn lợi. Tuy nhiên, phương pháp này có
nhiều điểm hạn chế do không xác định được góc bơi
của cá, độ lựa chọn ngư cụ,... Trong nhiều trường
Nguyễn Viết Nghĩa
250
hợp, khi mật độ của đàn cá quá lớn dẫn đến các tín
hiệu âm phản hồi của các cá thể bị chồng lên nhau.
Những hạn chế này ảnh hưởng đến độ chính xác của
kết quả tính toán hệ số phản hồi âm [16]. Phương
pháp ex-situ được thực hiện thông qua các thí
nghiệm trong điều kiện nhân tạo. Phương pháp cho
phép chúng ta xác định được góc bơi của cá, tốc độ
bơi, các đặc trưng sinh học của cá,... [16, 9].
Cá Khế Alepes djeddaba là một trong những
loài cá kinh tế quan trọng ở biển Việt Nam, chiếm tỷ
lệ cao trong tổng sản lượng khai thác cá biển [3].
Các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo
đáy trong giai đoạn 1996-2005 ở biển Việt Nam cho
thấy, cá Khế Alepes djeddaba chiếm tỷ lệ khoảng
3,4% tổng sản lượng khai thác [1]. Việc xác định hệ
số phản hồi âm của loài cá này có ý nghĩa rất quan
trọng, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá trữ
lượng nguồn lợi ở biển Việt Nam của các chuyến
điều tra thủy âm.
Bài viết này trình bày kết quả thí nghiệm xác
định hệ số phản hồi âm của cá Khế Alepes djeddaba
ở biển Việt Nam, được thực hiện trong năm 2005 tại
vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu trong thí nghiệm này là
mẫu cá sống của cá Khế Alepes djeddaba, được thu
thập bằng tàu lưới chụp mực tại khu vực phía Nam
quần đảo Long Châu. Cá được bắt sống bằng vợt và
chuyển lên bể tròn (có dung tích khoảng 1,5m³) đặt
trên tàu, có sục khí và thay nước liên tục, với mật độ
khoảng 100-150 con/m³. Cá được chuyển về lưu giữ
tại bè cá thí nghiệm. Thời gian lưu giữ trước khi thí
nghiệm kéo dài trong khoảng 2-3 ngày, nhằm giảm
thiểu các tác động trong quá trình đánh bắt, vận
chuyển đồng thời thích nghi với môi trường thí
nghiệm. Tổng số 83 cá thể được sử dụng trong 6 mẻ
thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ex-situ được thực hiện trên bè cá thí
nghiệm được neo tại vịnh Lan Hạ (Cát Bà), nơi có
độ sâu 12m. Bè cá thí nghiệm được làm bằng gỗ, có
kích thước rộng 7,0 × 8,0m, bao gồm phòng đặt
thiết bị thủy âm, phòng ở cho cán bộ, lồng cá thí
nghiệm và các lồng lưu giữ mẫu cá sống. Lồng cá
thí nghiệm được làm bằng lưới ni-lon (đường kính
chỉ sợi lưới là 0,35mm, kích thước mắt lưới là 2a =
10mm), với kích thước 4,0m × 4,0m × 10,0 m. Đáy
lồng lưới thí nghiệm được gắn với hệ thống khung
và ròng rọc, có khả năng dịch chuyển lên xuống dễ
dàng dọc theo khung lồng để dễ dàng vệ sinh lưới
và thu mẫu cá sau khi kết thúc thí nghiệm. Lồng lưu
giữ cá thí nghiệm được làm bằng lưới ni-lon (đường
kính chỉ sợi lưới là 0,60mm, kích thước mắt lưới là
2a = 10mm). Sơ đồ thiết kế bè cá thí nghiệm được
trình bày chi tiết ở hình 1.
8
m
38
k
H
z
5
m
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc bè cá sử dụng trong thí nghiệm xác định hệ số phản hồi âm
(A) mặt bằng thiết kế bè cá; (B) Tiết diện theo chiều thẳng đứng
Xác định hệ số phản hồi âm của cá Khế
251
Thiết bị sử dụng trong các thí nghiệm là hệ
thống thuỷ âm SIMRAD EK-60 với tần số 38kHz
được lắp đặt trên bè cá thí nghiệm (hình 1). Đầu dò
được đặt ở vị trí trung tâm của lồng cá thí nghiệm
được gắn với hệ thống giá đỡ trên một thiết bị nổi.
Các đầu dò được đặt ở độ sâu cách mặt nước là
0,8m. Bộ chuyển đổi tín hiệu (GPTs) được lắp đặt
trong phòng thiết bị và được nối với hệ thống máy
tính thông qua mạng LAN trên bè cá thí nghiệm.
Trước khi thực hiện thí nghiệm, hệ thống thiết
bị thuỷ âm được hiệu chỉnh bằng các quả cầu hiệu
chỉnh tiêu chuẩn (Cu-60) để đảm bảo thiết bị hoạt
động ổn định và chính xác [(Foote, 1982; Foote &
MacLennan, 1984; Foote, et al., 1987). Tốc độ
truyền dẫn âm thanh trong môi trường vùng biển thí
nghiệm là 1.544,0m/s. Kết quả hiệu chỉnh được cập
nhật vào hệ thống thiết bị, cụ thể được trình bày ở
bảng 1.
Bảng 1. Kết quả hiệu chỉnh thiết bị thuỷ âm SIMRAD EK-60 sử dụng trong các đợt thí nghiệm
TT Thông số hiệu chỉnh Tần số 38 kHz TT Thông số hiệu chỉnh Tần số 38 kHz
1 Quả cầu hiệu chỉnh Cu-60 9 Angle Offset, Athwart -0,05 °
2 Hệ số phản hồi âm chuẩn -33,6 dB 10 3.dB Beamwidth, Along 11,83 °
3 TS-transducer Gain -21,47 11 3.dB Beamwidth, Athwart 11,91 °
4 Sa Correction -0,61 12 Pulse duration 1,024
5 2.Way Beam Angle -15,50 ° 13 Năng lượng 1,000 W
6 Angle Sensivity, Along -12,50 ° 14 Receiver Bandwidth 2,43
7 Angle Sensivity, Athwart -12,50 ° 15 Tốc độ truyền âm 1.544,0 m/s
8 Angle Offset, Along 0,28 ° 16 Hệ số hấp thụ 5,82
Thu thập và phân tích số liệu
Trước khi bắt đầu mỗi thí nghiệm, mẫu cá thí
nghiệm được chuyển từ lồng lưu giữ sang lồng thí
nghiệm ít nhất là 2 tiếng để giảm thiểu tác động của
việc vận chuyển và đảm bảo rằng cá thí nghiệm
hoàn toàn thích nghi với môi trường trong lồng thí
nghiệm. Mỗi mẫu thí nghiệm bao gồm 1 nhóm cá
thể, khoảng 3-23 cá thể/mẫu, để giảm thiểu khả
năng chồng lấn tín hiệu trong quá trình thí nghiệm
[19]. Trước và sau mỗi thí nghiệm, lồng thí nghiệm
được kéo lên và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không
bị lẫn các loài cá tạp khác trong mẫu thí nghiệm.
Sau mỗi thí nghiệm, toàn bộ mẫu cá sống được thu
thập và tiến hành phân tích sinh học từng cá thể.
Các thông số sinh học bao gồm: chiều dài toàn thân
(mm), chiều dài đến chẽ vây đuôi (mm), khối lượng
cá thể toàn thân (g), khối lượng cá thể không nội
quan (g), khối lượng gan và khối lượng tuyến sinh
dục (g) và thể tích bóng bơi (ml).
Số liệu thuỷ âm được thu thập bằng phần mềm
chuyên dụng ER-60. Tầng nước thu tín hiệu được
đặt trong khoảng từ 2,5m đến 4,0m tính từ bề mặt
đầu dò để giảm thiểu hiệu ứng “near-field” và
“gray-zone” [16]. Dữ liệu của mỗi mẫu thí nghiệm
được lưu trữ trong máy tính dưới dạng các biểu đồ
tích phân âm (echo-gram) để tiến hành phân tích.
Các dữ liệu thuỷ âm được phân tích bằng phần
mềm Large Scale Survey System Ver.1.3.1 là phần
mềm chuyên dụng hiện đang được sử dụng rộng rãi
trên thế giới [10]. Các biểu đồ tích phân âm được
phân tích riêng rẽ, với ngưỡng giới hạn “threshold”
được đặt ở mức từ -65dB đến -34dB để loại bỏ các
tạp âm của biểu đồ tích phân âm. Mỗi biểu đồ âm
được phân tích chi tiết cho từng tín hiệu “ping”
trong tầng nước thu mẫu (ở độ sâu từ 2,5m đến
4,0m).
Việc lựa chọn các tín hiệu thu thập trong vùng
“hiệu quả” của đầu dò để tiến hành lọc dữ liệu được
thực hiện dựa vào giá trị góc phương vị (θ) và tiết
diện âm phản hồi (σ) của mỗi tín hiệu. Giá trị θ của
mỗi tín hiệu được tính toán theo công thức của
Reynisson [21], trong đó α là góc phương vị tính
theo chiều dọc trục âm “angle-off alongships” và β
là góc phương vị tính theo chiều ngang trục âm
“angle-off athwardships”:
θ = √α² + β²
Giá trị hệ số phản hồi âm trung bình của mỗi thí
nghiệm được ước tính từ giá trị trung bình của tiết
diện âm phản hồi (σ) của mỗi tín hiệu thu được
trong thí nghiệm. Hệ số phản hồi âm được tính bằng
công thức sau [5]:
TS = 10 log (σ/4π)
Giá trị âm phản hồi σ của mỗi tín hiệu được tính
toán theo công thức của Foote [5], trong đó TSc là
hệ số phản hồi âm bảo toàn của mỗi tín hiệu:
Nguyễn Viết Nghĩa
252
σ = 4π10(TSc/10)
Tương quan giữa hệ số phản hồi âm và chiều
dài được ước tính theo phương pháp hồi quy phi
tuyến tính của hàm số TS = a Log(L) + k [4, 13].
Tuy nhiên, trên thực tế McClatchie, et al. [14] đưa
ra công thức thực nghiệm để ước tính tương quan hệ
số phản hồi âm và chiều dài với hệ số đường cong
a= 20. Như vậy, tương quan hệ số phản hồi âm và
chiều dài của cá ở đây được biểu diễn bằng hàm số
thực nghiệm sau:
TS = 20 log(L) + k
Đối với các thí nghiệm ex-situ, các tham số sinh
học thường được phân tích và thu thập, như chiều
dài, khối lượng, hệ số điều kiện (CF), hệ số gan
(LI), hệ số thành thục (GSI), hệ số bóng bơi (SBI).
Các đặc điểm sinh học này có thể có tác động đến
hàm số tương quan hệ số phản hồi âm và chiều dài
[6, 2]. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của các yếu tố này
thường rất khó xác định một cách riêng rẽ. Ona và
Svellingen đã đề xuất phương trình thực nghiệm để
nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số sinh học đến
hàm số tương quan hệ số phản hồi âm và chiều dài
của cá như sau:
TS = 20 log(L) + k + a.CF + b.Li + c.GSi + d.SBi
Mối tương quan hệ số phản hồi âm và chiều dài
của cá ở trên được phân tích theo phương pháp hồi
quy phi tuyến tính lặp bằng phần mềm
STATISTICA [22].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm sinh học mẫu cá thí nghiệm
Thí nghiệm đã sử dụng tổng số 83 cá thể cá khế
trong 6 đợt thí nghiệm. Hầu hết cá thí nghiệm đều ở
tình trạng tốt, không bị trầy xước và tập tính bơi ổn
định. Chiều dài toàn thân trung bình của các mẫu cá
Khế trong thí nghiệm là 14,8cm, dao động trong
khoảng 9,5 - 19,0cm. Khối lượng trung bình là
khoảng 44,8g, dao động trong khoảng 12,4 - 86,8g.
Như vậy, mức độ bao phủ các nhóm kích thước của
cá thí nghiệm tương đối tốt. Chi tiết các thông số
sinh học của các mẫu cá Khế trong thí nghiệm được
trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Giá trị trung bình các thông số sinh học của các mẫu cá khế trong thí nghiệm, bao gồm: chiều dài
toàn thân (TL, cm); khối lượng (W, g); hệ số điều kiện (CF=W/L³.100); hệ số gan (LI=Wl/W.100); hệ số
thành thục (Wg/W.100) và hệ số bóng bơi (SBI=Vsb/L³.10000)
Mẫu số
Chiều dài toàn thân (cm)
Khối lượng (g) Hệ số điều kiện (CF)
Hệ số gan
(Li)
Hệ số thành
thục (GSi)
Hệ số bóng
bơi (SBi) Trung bình Dao động
1 11,4 9,5-17,0 21,5 1,4 2,1 2,2 5,6
2 15,6 10,4-18,5 51,4 1,3 1,2 1,1 6,3
3 15,9 12,8-19,0 51,5 1,2 1,1 1,0 6,5
4 16,3 14,3-18,6 56,6 1,3 1,3 1,3 6,6
5 15,4 13,4-16,9 45,7 1,2 1,2 1,2 6,8
6 16,8 14,9-18,9 58,4 1,2 1,0 1,0 5,7
Hệ số phản hồi âm
Hình 2. Phân bố tần suất của giá trị tổng góc tín hiệu (θ) và giá trị âm phản hồi (σ) của tín hiệu thu thập
được trong các thí nghiệm với tần số 38 kHz (đường gạch nối: ngưỡng lựa chọn tín hiệu)
Xác định hệ số phản hồi âm của cá Khế
253
Các tín hiệu được lựa chọn dựa vào góc phương
vị (θ) và tiết diện âm phản hồi (σ) của mỗi tín hiệu.
Chỉ các tín hiệu có giá trị θ nhỏ hơn 5,0° và có giá
trị σ nhỏ hơn 0,01 mới được lựa chọn. Tổng số tín
hiệu được lựa chọn để tiến hành phân tích là
148.000 tín hiệu. Hình 2 trình bày phân bố tần suất
của góc phương vị (θ), tiết diện âm phản hồi (σ) và
các ngưỡng lựa chọn của tín hiệu thu thập được
trong các thí nghiệm.
Hình 3 trình bày phân bố tần suất giá trị hệ số
phản hồi âm (TS) của các tín hiệu thu thập được
trong các thí nghiệm với tần số 38kHz. Nhìn chung,
kết quả đo hệ số phản hồi âm thu thập được trong
các thí nghiệm dao động khá lớn trong khoảng từ
-65dB đến -35dB. Hệ số phản hồi âm trung bình của
cá khế chung cho tất cả các đợt thí nghiệm là
-41,8dB. Hệ số phản hồi âm có sự biến động khá lớn
giữa các nhóm kích thước khác nhau ở các đợt thí
nghiệm khác nhau.
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
Số
lư
ợ
ng
Hệ số phản hồi âm (dB)
Chiều dài: 11,4 cm
TS = -45,4 dB
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
Số
lư
ợ
ng
Hệ số phản hồi âm (dB)
Chiều dài: 15,6 cm
TS = -41,3 dB
0
200
400
600
800
1.000
1.200
Số
lư
ợ
ng
Hệ số phản hồi âm (dB)
Chiều dài: 15,9 cm
TS = -41,4 dB
-500
500
1.500
2.500
3.500
4.500
5.500
6.500
Số
lư
ợ
ng
Hệ số phản hồi âm (dB)
Chiều dài: 16,3 cm
TS = -41,0 dB
0
200
400
600
800
1.000
1.200
Số
lư
ợ
ng
Hệ số phản hồi âm (dB)
Chiều dài: 15,4 cm
TS = -39,2 dB
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Số
lư
ợ
ng
Hệ số phản hồi âm (dB)
Chiều dài: 16,8 cm
TS = -42,6 dB
Hình 3. Phân bố tần suất tín hiệu đo hệ số phản hồi âm (TS) của cá khế thu thập được trong các thí nghiệm
với tần số 38 kHz (đường gạch nối: giá trị hệ số phản hồi âm trung bình)
Tương quan hệ số phản hồi âm và chiều dài của
cá Khế
Hằng số k trong hàm số tương quan giữa hệ số
phản hồi âm và chiều dài TS = 20* log(L) + k được
xác định bằng phân tích hồi quy phi tuyến tính. Kết
quả ước tính phương trình tương quan giữa hệ số
phản hồi âm với chiều dài như sau: TS = 20* log(L)
- 65,4. Đồ thị hàm số tương quan giữa hệ số phản
hồi âm và chiều dài (khối lượng) của cá khế trong
các đợt thí nghiệm được trình bày chi tiết ở hình 4.
Nguyễn Viết Nghĩa
254
Tương quan TS - chiều dài cá thể
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
Chiều dài (cm)
-50
-48
-46
-44
-42
-40
-38
-36
-34
H
ệ
s
ố
p
hả
n
h
ồ
i â
m
(d
B
)
TS = 20*Log(L) - 65,4 (r2 = 0,87)
TS = 24,7*Log(L) - 70,9 (r2 = 0,74)
Tương quan TS - khối lượng
20 25 30 35 40 45 50 55 60
Khối lượng (gram)
-50
-48
-46
-44
-42
-40
-38
-36
-34
H
ệ
số
p
h
ản
h
ồ
i â
m
(d
B
)
TS = 20 * Log(W) -74,9 (r2 = 0,56)
Hình 4. Đồ thị hàm số tương quan hệ số phản hồi âm (TS, dB) với chiều dài (L, cm - hình bên trái)
và khối lượng (W, g - hình bên phải) của cá khế trong các thí nghiệm với tần số 38 kHz
Phương trình tương quan giữa hệ số phản hồi âm
với chiều dài toàn thân và các thông số sinh học,
bao gồm hệ số điều kiện (CF), hệ số gan (Li), hệ số
thành thục (GSi) và hệ số bóng bơi (SBi) của cá Khế
trong các thí nghiệm cụ thể như sau:
TS = 20 log(L) – 77,9 – 6,0 CF + 0,5 Li + 1,5 GSi +
2,8 SBi (r² = 0,93)
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
ảnh hưởng của các thông số sinh học đến phương
trình tương quan hệ số phản hồi âm với chiều dài
của cá khế như sau: hệ số điều kiện (CF) > hệ số
bóng bơi (SBi) > hệ số thành thục (GSi) > hệ số gan
(Li).
THẢO LUẬN
Các mẫu cá Khế sử dụng trong mỗi đợt thí
nghiệm có kích thước tương đối tương đối đồng đều
nhau. Mẫu cá sống được lưu giữ trong điều kiện tốt
tại bè cá ít nhất là 2 ngày trước khi chuyển sang
lồng cá thí nghiệm. Mặt khác, mẫu cá được chuyển
từ lồng lưu giữ sang lồng cá thí nghiệm ít nhất là 2
tiếng trước khi tiến hành thí nghiệm. Kết quả quan
sát tình trạng của cá trong lồng thí nghiệm bằng máy
quay video dưới nước cho thấy các cá thể hoạt động
hoàn toàn bình thường. Như vậy, tác động của việc
vận chuyển, lưu giữ hầu như không đáng kể.
Trong thí nghiệm xác định hệ số phản hồi âm,
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm bao
gồm các đặc trưng sinh học của cá như bóng bơi,
tuyến sinh dục, gan,... Foote [5] đã chỉ ra rằng, hệ số
phản hồi âm của cá có sự đóng góp từ lượng âm
phản hồi của bóng bơi lên tới 90% tổng số âm phản
hồi. Như vậy, sự biến động về thể tích, hình dạng
bóng bơi ảnh hưởng rất lớn đến hệ số phản hồi âm.
Khi kích thước bóng bơi giảm, hệ số phản hồi âm
của cá cũng sẽ bị giảm [8]. Trên thực tế, kích thước
bóng bơi của cá phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
sinh trưởng, điều kiện của cá như: hệ số điều kiện,
độ lớn tuyến sinh dục, khối lượng gan, độ no của dạ
dày, Kết quả thí nghiệm này cho thấy mức độ tác
động của các yếu tố sinh học của cá đến phương
trình tương quan hệ số phản hồi âm và chiều dài của
cá thí nghiệm theo thứ tự: hệ số điều kiện (CF) > hệ
số bóng bơi (SBi) > hệ số thành thục (GSi) > hệ số
gan (Li). Như vậy, đối với loài cá này ở biển Việt
Nam, sự phát triển về khối lượng và chiều dài (hệ số
điều kiện), phát triển tuyến sinh dục (hệ số gan) là
các yếu tố chính đến sự biến đổi kích thước bóng
bơi và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến hệ số phản
hồi âm của cá.
Bên cạnh đó, Ona [17] cũng đã cho rằng yếu tố
mùa vụ cũng có thể tác động đến kết quả thí nghiệm
và cần phải được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
thí nghiệm này chưa xác định được mức độ ảnh
hưởng của yếu tố mùa vụ đến kết quả đo hệ số phản
hồi âm.
Trong thí nghiệm này, ảnh hưởng của độ sâu tín
hiệu không ảnh hưởng lớn đến hệ số phản hồi âm
của cá khế. Sở dĩ vậy là do tầng nước lựa chọn tín
hiệu khá hẹp, giới hạn trong khoảng độ sâu từ 2,5m
đến 4,0m tính từ đầu dò. Các nghiên cứu trước đây
cũng đã chứng minh rằng hệ số phản hồi âm của cá
không biến động nhiều so với sự thay đổi nhỏ của
độ sâu tín hiệu trong cá thí nghiệm ex-situ trong
lồng cá thí nghiệm [15, 23, 18].
Các kết quả nghiên cứu trước đây về đánh giá
hệ số phản hồi âm của cá trong các thí nghiệm ex-
situ cũng đã chỉ ra rằng, hệ số phản hồi âm của cá có
sự biến động cùng với góc bơi của cá [11, 20]. Tuy
nhiên, trong thí nghiệm này, do hạn chế về thiết bị
nên việc xác định ảnh hưởng của góc bơi đến hệ số
phản hồi âm không thực hiện được. Đây cũng là vấn
đề cần được giải quyết trong các nghiên cứu chuyên
sâu tiếp theo.
Xác định hệ số phản hồi âm của cá Khế
255
KẾT LUẬN
Phương trình tương quan giữa hệ số phản hồi
âm và chiều dài của cá Khế ở tần số 38kHz ở vùng
biển Việt Nam là: TS = 20* log(L) - 65,4.
Phương trình tương quan giữa hệ số phản hồi
âm với chiều dài và các thông số sinh học của cá
Khế ở tần số 38kHz ở vùng biển Việt Nam là: TS =
20log(L) – 77,9 – 6,0CF + 0,5Li + 1,5GSi + 2,8SBi.
Ảnh hưởng của các thông số sinh học đến phương
trình tương quan hệ số phản hồi âm với chiều dài
của cá xếp theo thứ tự: hệ số điều kiện (CF) > hệ số
bóng bơi (SBi) > hệ số thành thục (GSi) > hệ số gan
(Li).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ALMRV-II, 2006. Báo cáo tổng kết dự án “Đánh
giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam – Giai
đoạn II”. Viện Nghiên cứu Hải sản. Hải Phòng.
232 tr.
2. Bertrand, A. and Josse, E., 2000. Tuna target-
strength related to fish length and swimbladder
volume. ICES J. Mar. Sci. 57(4): 1,143-1,146.
3. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu
Đức, Đào Như Ý, 1991. Hoàn thiện đánh giá trữ
lượng cá biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo
khoa học “Hội nghị khoa học biển toàn quốc
lần thứ III”. Tr. 33-43.
4. Foote, K. G., 1979. On representations of length
dependence of acoustic target strengths of fish.
Journal of the Fisheries Research Board of
Canada, 36: 1,490-1,496.
5. Foote, K. G., 1980. Averaging of fish target
strength functions. The Journal of the
Acoustical Society of America, 67(2): 504-515.
6. Foote, K. G., 1987. Fish target strengths for use
in echo integrator surveys. The Journal of the
Acoustical Society of America, 82(3): 981-987
7. Gauthier, S. and Rose, G.A., 2001. Target
Strength of encaged Atlantic redfish (Sebastes
spp.). ICES J. Mar. Sci. 58(3): 562-568.
8. Jørgensen, R., and Olsen, K., 2002. Acoustic
target strength of capelin measured by single-
target tracking in a controlled experiment. ICES
J. Mar. Sci. 59: 1,081-1,085.
9. Kang, D. and Hwang, D., 2003. Ex situ target
strength of rockfish (Sebastes schlegeli) and red
sea bream (Pagrus major) in the Northwest
Pacific. ICES J. Mar. Sci. 60(3): 538-543.
10. Korneliussen, R. J., Ona, E., Eliassen, I.,
Heggelund, Y., Patel, R., Godø, O.R., Giertsen,
C., Patel, D., Nornes, E., Bekkvik, T., Knudsen,
H. P., Lien, G., 2006. The Large Scale Survey
System - LSSS. Proceedings of the 29th
Scandinavian Symposium on Physical Acoustics,
Ustaoset 29 January - 1 February 2006.
11. MacLennan, D. N., and Simmonds, E. J., 1992.
Fisheries Acoustics. Chapman and Hall,
London. 325 pp.
12. MacLennan, D. N. and Menz, A., 1996.
Interpretation of in situ target-strength data.
ICES J. Mar. Sci. 53(2): 233-236.
13. McClatchie, S., Alsop, J., and Coombs, R. F.
1996. A re-evaluation of relationships between
fish size, acoustic frequency, and target
strength. - ICES Journal of Marine Science, 53:
780-791.
14. McClatchie, S., G. J. Macaulay, et al., 2003. "A
requiem for the use of 20 log10 Length for
acoustic target strength with special reference to
deep-sea fishes." ICES J. Mar. Sci. 60(2): 419-
428.
15. Mukai, T. and Iida, K. 1996. Depth dependence
of target strength of live kokanee salmon in
accordance with Boyle's law. ICES J. Mar. Sci.
53(2): 245-248.
16. Nielsen, J. R. and Lundgren, B., 1999.
Hydroacoustic ex situ target strength
measurements on juvenile cod (Gadus morhua
L.). ICES J. Mar. Sci. 56(5): 627-639.
17. Ona, E., 1990. Physiological factors causing
natural variations in acoustic target strength of
fish. Journal of the Marine Biological Association
of the United Kingdom, 70: 107-127.
18. Ona, E., 2003. An expanded target-strength
relationship for herring. ICES J. Mar. Sci.
60(3): 493-499.
19. Ona, E. and Røttingen, I., 1986. Experience
using the ES-400, split-beam echosounder, with
special reference to the single-fish recognition
criterion. ICES C. M. 1986/B, 38.
20. Ona, E. and Svellingen, I., 2001. Target strength
analysis in high fish densities using a probing
split beam transducer. The Journal of the
Acoustical Society of America 109(5): 2,305-
2,305.
Nguyễn Viết Nghĩa
256
21. Reynisson, P., 1999. Split beam method. In
Methodology for Target Strength
Measurements, pp. 19-27. Ed. by E. Ona. ICES
Cooperative Research Report, 235.
22. StatSoft, Inc., 2004. STATISTICA (data
analysis software system), version 7.
www.statsoft.com.
23. Zhao, X., 1996. Target strength of herring
(Clupea harengus L.) measured by the split
beam method. MSc thesis, Department of
Fisheries and Marine Biology, University of
Bergen, Bergen, Norway.
HYDROACOUSTIC EX-SITU TARGET STRENGTH
MEASUREMENTS OF SHRIMP SCAD ALEPES DJEDDABA
(FORSSKÅL, 1775) IN VIET NAM
Nguyen Viet Nghia
Research Institute for Marine Fisheries-Ministry of Agriculture and Rural Development
ABSTRACT: Shrimp scad Alepes djeddaba is an important small pelagic species in Viet Nam, which
contributes a large part of the fisheries resources. The main objective of this study was to establish an
empirical estimate of the relation between target strength and length of shrimp scad at 38kHz, which can be
served for assessments of these resources using hydroacoustic surveys. The ex-situ experiments were set up in
160 m³ measurement pen, using SIMRAD EK-60 split-beam echo-sounder. Total of 83 individual of fish were
monitored in six sets of experiments. The TS-to-length relationship of shrimp scad was determined as
TS=20log(L) - 65.4. In consideration of biological effect, the TS-to-length relationship can be revised as TS =
20log(L) - 77.9 - 6.0CF + 0.5Li + 1.5GSi + 2.8SBi. The most influenced factor to the TS-to-length relation
could be condition factor > swimbladder index > gonadosomatic index > liver index.
Keywords: acoustic, Alepes djeddaba, ex-situ, shrimp scad, target strength.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3530_11937_1_pb_9796_2079592.pdf