Vấn đề bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất
Thứ nhất, cần phải xác định bản chất
của thiệt hại để có những hình thức bồi
thường tương thích. Chẳng hạn như thiệt hại
là mất đất sản xuất, mất nghề do THĐ nông
nghiệp thì nên lưu ý là việc bồi thường phải
ưu tiên tạo ra tư liệu sản xuất mới hoặc tạo
điều kiện để người dân hình thành nghề
nghiệp mới. Trong trường hợp này, có thể
giảm hoặc miễn thuế cho các đối tượng nhận
chuyển nhượng lại đất nông nghiệp từ
những người không có nhu cầu sử dụng. Đối
với các dự án khu nghỉ dưỡng, khu du lịch
sinh thái, có thể tạo điều kiện để người dân
góp vốn bằng QSDĐ hoặc tiếp tục chăm sóc
cây trái, thú nuôi trong khu du lịch. Ngoài
ra, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về
hình thức chi trả tiền bồi thường ở nhiều
cách khác nhau như: chi trả một lần hoặc chi
trả theo hàng tháng như bảo hiểm xã hội.
Cũng có thể áp dụng hình thức bồi thường
là “đất nông nghiệp” đổi “đất thổ cư trong
khu tái định cư” hoặc “đổi đất sản xuất phi
nông nghiệp” theo một tỷ lệ nhất định, ví dụ:
một 1000 m2 đất nông nghiệp đổi 100 m2
đất thổ cư. Nếu khéo sử dụng, người dân có
thể cho thuê đất, xây nhà cho thuê trên phần
đất được nhận thay cho tiền bồi thường và
có thể tạo nguồn thu nhập ổn định. Song
song đó, cần xây dựng chế độ bảo hiểm việc
làm đối với người nông dân vì hiện nay
người nông dân nước ta thực sự bấp bênh
khi tuổi cao, không còn khả năng lao động.
Việc đào tạo nghề phải gắn kết với quy
hoạch về việc làm ở địa phương, các cơ
quan lao động, thương binh và xã hội phải
được tham gia vào dự án ngay từ những giai
đoạn quy hoạch, thông báo THĐ với quyền
hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể,
liên tục trong các giai đoạn trước, trong và
sau khi giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, các quy định về BTTH khi Nhà
nước THĐ nên theo nguyên tắc “định
lượng”, tránh “định tính”. Ví dụ, thay vì quy
định “bồi thường theo quy định của pháp
luật”23 thì nên quy định “bồi thường tương
xứng với tất cả các thiệt hại”. Hơn nữa, thay
vì dùng cụm từ “hỗ trợ” thì nên thống nhất
dùng cụm từ bồi thường đối với tất cả các
thiệt hại.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XAÁC ÀÕNH THIÏåT HAÅI VAÂ BÖÌI THÛÚÂNG THIÏåT HAÅI
KHI NHAÂ NÛÚÁC THU HÖÌI ÀÊËT
PHaN TrUNG HiỀN*
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Xác định thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất
Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất
(THĐ) nghĩa là đối tượng thu hồi bao gồm
một diện tích đất. Tuy nhiên, thiệt hại đối
với người sử dụng đất (NSDĐ) không chỉ là
“đất”, mà còn bao gồm nhiều thiệt hại khác.
Khái niệm thu hồi đất và thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm
2013, Nhà nước THĐ là việc Nhà nước thu
lại quyền sử dụng đất (QSDĐ) của người
được Nhà nước trao QSDĐ hoặc thu lại đất
của NSDĐ vi phạm pháp luật đất đai.
Thiệt hại là bị mất mát hay tổn thất về
người, về của cải vật chất hoặc tinh thần1.
Thiệt hại khi Nhà nước THĐ là những thiệt
hại mà người dân phải gánh chịu có nguồn
gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động
THĐ. Theo Luật Đất đai năm 2013, việc
THĐ dựa trên căn cứ quan trọng nhất là kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện2.
Quá trình này được tính từ khi Nhà nước
công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
cấp huyện - căn cứ THĐ - đến khi người dân
ổn định cuộc sống tại nơi ở mới (nếu có di
chuyển chỗ ở). Dưới những tiêu chí, khía
cạnh khác nhau, có thể phân chia thành các
nhóm thiệt hại khác nhau.
* PGS,TS. Phó trưởng Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ.
1 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng, 2006, tr. 1214.
2 Xem khoản 2 Điều 63 Luật Đất đai năm 2013.
Bài viết tập trung phân tích những thiệt hại mà người sử dụng đất phải
gánh chịu trước, trong và sau khi thực hiện quyết định thu hồi đất trong
trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Trên cơ sở đối chiếu “các
thiệt hại thực tế khi Nhà nước thu hồi đất” với “các quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư hiện hành”, bài viết đề xuất những giải pháp cho vấn đề
bồi thường thiệt hại (BTTH) khi Nhà nước thu hồi đất liên quan đến các nội
dung như: xây dựng phương thức xác định thiệt hại, xác định chủ thể bị thiệt
hại, đề xuất cách thức BTTH...
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Thiệt hại về đất, thiệt hại về tài sản và
sản xuất kinh doanh
Trước khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời,
pháp luật nước ta liệt kê thiệt hại theo hai
nhóm chính là: thiệt hại về đất và thiệt hại
về tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, trên
thực tế không phải tài sản nào cũng “gắn
liền với đất” mà đơn giản chỉ vì tài sản đó
có tổn thất khi Nhà nước THĐ. Chính vì lẽ
đó, hiện nay Luật Đất đai năm 2013 liệt kê
thiệt hại theo các hình thức: thiệt hại về đất,
thiệt hại về tài sản và sản xuất kinh doanh3.
Thứ nhất, đối với thiệt hại về đất: đất ở
Việt Nam được phân thành 03 nhóm là: đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất
chưa sử dụng4. Việc dùng mục đích sử dụng
đất làm căn cứ tiền đề để phân loại đất cho
thấy tầm quan trọng của mục đích “nông
nghiệp” trong pháp luật đất đai. Sở dĩ có tính
chất quan trọng vì cho đến nay, trong các báo
cáo của cơ quan tài nguyên môi trường,
nhóm đất nông nghiệp chiếm khoảng 80%
trong tổng diện tích đất tự nhiên5, trong đó
có rất nhiều diện tích “bờ xôi ruộng mật” và
là tư liệu sản xuất của nhiều nông hộ bởi Việt
Nam hiện nay có khoảng 65% dân số sống ở
nông thôn6. Như vậy, THĐ nông nghiệp
không chỉ đơn thuần là gây thiệt hại đối với
một diện tích đất của một nông hộ nào đấy,
mà quan trọng hơn là trực tiếp tác động đến
tư liệu sản xuất của người nông dân.
Mặt khác, đất đai còn là nơi định cư của
từng gia đình, của nhiều thế hệ. Chưa đề cập
đến các quy định như: “Công dân có quyền
có nơi ở hợp pháp”, “quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở”7 được quy định trong Hiến
pháp, mà chỉ nói đến những gì quen thuộc
nhất mà người dân phải xa lìa nơi “chôn
nhau cắt rốn” đã là một sự mất mát. Nơi
định cư, có thể đã từng là nơi người dân ta
xưa quyết chí “bám làng giữ đất” để nuôi
Cách mạng, cũng có thể là nơi gắn bó rất
nhiều ký ức về một tuổi thơ, cũng có thể là
một không gian văn hóa, tâm linh... Như
vậy, THĐ ở có thể chạm đến tính ổn định
đối với chỗ ở của người dân, đối với nơi
định cư, sinh hoạt của xóm làng.
Không dừng lại ở đó, đất đai còn là mặt
bằng kinh doanh, là nơi làm ăn, buôn bán.
Có thể gặp khó khăn khi chứng minh một
diện tích đất hợp hướng, hợp tuổi kinh doanh
buôn bán theo phong thủy người Việt, nhưng
hoàn toàn có thể tính được mức độ giảm sút
của thu nhập khi chuyển từ nơi ở cũ sang nơi
ở mới... Chính vì lẽ đó, tại Điều 12 Thông tư
sô ́37/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên
và Môi trường8: “Khi Nhà nước THĐ của tổ
chức mà bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước
giao quản lý sử dụng; phải di dời đến cơ sở
mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản
để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư
được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
3 Xem Luật Đất đai năm 2013, Chương VI. THĐ, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013.
5 Tính đến ngày 01/01/2014, diện tích nhóm đất nông nghiệp ở Việt Nam là 26.822.593 ha/ tổng diện tích tự nhiên là
33.096.731 ha (Xem Quyết định số 1467/QĐ-TNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ngày 21/07/2014 Phê
duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2013).
6 GS.TS. Hoàng Bá Thịnh, ThS. Nguyễn Kim Thúy: Biến đổi dân số nông thôn Việt Nam, Trang tin Tổng cục dân số và kế
hoạch hóa gia đình,
_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-
3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=
18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=84241&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0, truy cập ngày 01/02/2015.
7 Điều 22, 23 Hiến pháp năm 2013.
8 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ.
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Ngoài ra, một dạng thiệt hại khác là: chi
phí đầu tư vào đất còn lại. Khoản 13 Điều 3
Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Chi phí
đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp
mặt bằng và chi phí khác liên quan trực tiếp
có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà
đến thời điểm Nhà nước THĐ còn chưa thu
hồi được”, như chi phí san lấp mặt bằng, chi
phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau
chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực...9.
Trường hợp khác là đất đai bị chia cắt
thành những mảnh vụn, không còn thuận
tiện cho đời sống, sản xuất. Có những cụm
dân cư bị cô lập như “ốc đảo” kéo dài, thậm
chí ngay giữa lòng tỉnh lỵ, vì hệ thống thoát
nước, giao thông bế tắc, khi dự án triển khai
san lấp mặt bằng, người dân bức xúc còn
chính quyền và đơn vị chủ dự án thì đùn đẩy
trách nhiệm cho nhau... Trong trường hợp
đất đai bị chia cắt gây khó khăn cho NSDĐ,
chúng tôi chưa tìm thấy quy định nào về bồi
thường, mặc dù pháp luật nước ta có quy
định về bồi thường chi phí đầu tư vào đất
còn lại theo Điều 77 Luật Đất đai năm 2013.
Một trường hợp đặc biệt là đất không bị
thu hồi nhưng lại có thiệt hại trong quá trình
Nhà nước thực hiện dự án, cụ thể như việc
thực hiện dự án làm thay đổi mục đích sử
dụng đất hoặc không làm thay đổi mục đích
sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử
dụng đất. Trường hợp này đã được quy định
trong pháp luật Việt Nam từ rất sớm và hiện
nay vẫn được duy trì trong quy định về bồi
thường đối với trường hợp Nhà nước không
THĐ nhưng có thiệt hại10.
Ngoài ra, do những quan niệm tâm linh
về những thửa đất long mạch, đất ở làng có
hai vua... dẫn đến đất đai ở nơi này có giá
cao ngất11. Đây là những yếu tố tạo ra những
khoảng cách giữa thiệt hại thực tế và thiệt
hại được Nhà nước xác định bồi thường
trong quá trình THĐ.
Thứ hai, đối với thiệt hại về công trình
xây dựng, vật kiến trúc: Thiệt hại ở đây có
thể toàn bộ công trình hoặc một phần công
trình. Thực tế cho thấy, thiệt hại cũng có thể
là toàn bộ công trình nếu như phần còn lại
không còn sử dụng được so với mục đích sử
dụng ban đầu, cũng có thể là thiệt hại một
phần diện tích thiệt hại vì nếu phần còn lại
có thể sửa chữa, cải tạo với đúng mục đích
ban đầu. Trường hợp này pháp luật Việt
Nam cũng đã có dự liệu12.
Tương tự như đất đai, có trường hợp
Nhà nước không THĐ nhưng chủ thể vẫn bị
thiệt hại về công trình xây dựng do hạn chế
khả năng sử dụng hoặc phải thay đổi mục
đích sử dụng đối với đất. Trường hợp này
pháp luật Việt Nam cũng có quy định bồi
thường13.
Thứ ba, đối với thiệt hại về cây trồng,
vật nuôi: Thiệt hại đối với cây trồng phổ
biến là cây trồng hàng năm và cây trồng lâu
năm. Suy cho cùng, thiệt hại đối với cây
trồng không chỉ là giá trị của vườn cây tại
thời điểm phải bàn giao đất, mà trong một
9 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước THĐ.
10 Điều 94 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP: BTTH đối với đất thuộc hành lang an toàn khi
xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn.
11 Xem Yến Nhi, Làng cổ Đường Lâm và câu chuyện bảo tồn,
cau-chuyen-bao-ton-20140823052013134.htm, truy cập ngày 01/02/2015.
12 Xem Điều 89 Luật Đất đai năm 2013.
13 Điều 94 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP: BTTH đối với đất thuộc hành lang an toàn khi
xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
số trường hợp nhất định chính là thiệt hại
đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người nông dân, mà hoạt động sản xuất này
đã đem đến thu nhập ổn định cho họ từ trước
đến nay. Thiệt hại đối với vật nuôi thông
thường là thiệt do thu hoạch sớm đối với vật
nuôi là thủy sản. Tương tự như cây trồng,
thiệt hại đối với vật nuôi không chỉ là thiệt
hại do thu hoạch sớm, mà quan trọng hơn
chính là thiệt hại do thu hẹp hoặc chấm dứt
hoạt động nuôi trồng thủy sản của người
nông dân.
Tương tự như đất đai và công trình xây
dựng, có trường hợp Nhà nước không THĐ
nhưng chủ thể vẫn bị thiệt hại về cây trồng,
vật nuôi do hạn chế khả năng sử dụng hoặc
phải thay đổi mục đích sử dụng đối với đất.
Ví dụ: Do thực hiện làm đường, ngăn sông
dẫn đến không còn mạch nước ngầm, ảnh
hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản hoặc
trồng cây lâu năm. Các loại thiệt hại này
pháp luật Việt Nam chưa quy định.
Tuy nhiên, ngoài những thiệt hại vật
chất kể trên, còn nhiều thiệt hại khác không
ở dạng vật chất nhưng ảnh hưởng không nhỏ
đến người có đất bị thu hồi và những người
có liên quan; đó là các thiệt hại về tinh
thần
Thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần
Căn cứ trên các quy định của pháp luật
dân sự, có thể phân chia thiệt hại thành hai
nhóm là thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh
thần. Trong giải phóng mặt bằng, thiệt hại
vật chất có thể kể đến là thiệt hại do mất một
diện tích đất ở, đất sản xuất, nhà ở, công
trình xây dựng, cây trồng vật nuôi như đã kể
trên. Trong khi đó, thiệt hại tinh thần bao
gồm những thiệt hại do quy hoạch quá hạn
kéo dài gây tâm lý bất an cho người dân;
phương án giải phóng mặt bằng thay đổi sau
khi phê duyệt gây hoang mang hoặc chậm
bố trí đến các khu tái định cư gây lo lắng
Dân gian có câu “an cư, lạc nghiệp”. Vì vậy,
việc phải bàn giao đất trong điều kiện chưa
nhận được nền tái định cư, hoặc chỉ mới
nhận phiếu tái định cư trên giấy và khu tái
định cư chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ
thuật là những trường hợp gây hoang mang,
lo lắng... cho người thuộc diện tái định cư
phải di chuyển. Có những nơi, chính quyền
địa phương đã phải xin lỗi dân vì bồi thường
giải phóng mặt bằng kéo dài14.
Thiệt hại hữu hình và thiệt hại vô hình
Thoạt nghe, cách phân chia “thiệt hại
hữu hình và thiệt hại vô hình” có nhiều điểm
tương đồng với “thiệt hại vật chất và thiệt
hại tinh thần”. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu
thì hai nội hàm này có nhiều điểm khác
nhau.
Thứ nhất, thiệt hại hữu hình là những
thiệt hại mà mắt thường có thể nhìn thấy, tay
có thể chạm được; các thiệt hại này có thể
liệt kê như diện tích đất bị mất đi, công trình
xây dựng, vật kiến trúc, cây trồng, vật
nuôi Trong khi đó, thiệt hại vô hình là
những thiệt hại không thể hiện trực tiếp ở
dạng thiệt hại vật chất mà ở những hình thức
khác. Tuy nhiên, các thiệt hại vô hình này
lại được thể hiện ở những dạng mất mát
khác nhau và để bù đắp những mất mát đó,
người ta phải tốn kém chi phí, thời gian,
công sức. Ví dụ: thiệt hại về sức khỏe dẫn
đến phải tốn chi phí khám, chữa bệnh
Thứ hai, thiệt hại vô hình có thể là thiệt
hại về tinh thần, sức khỏe (tức là đối với con
người); nhưng cũng có thể là các thiệt hại
14 Trần Phan, Chính quyền xin lỗi người dân vì bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, Báo Lao động,
truy
cập ngày 01/02/2015.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
gắn liền với tài sản và quyền tài sản. Ví dụ:
Tuy không bị THĐ nhưng việc thực hiện dự
án làm giảm giá trị bất động sản do tiếng ồn,
độ rung, khuất tầm nhìn hoặc bị thu hẹp, mất
diện tích lối đi
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xác định
thiệt hại không chỉ tính đến thiệt hại nhãn
tiền mà còn phải xem xét đến cuộc sống ổn
định lâu dài của người dân có an cư lập
nghiệp khi Nhà nước THĐ. Như vậy, thiệt
hại ở đây có thể là thiệt hại trước mắt, thiệt
hại lâu dài. Ngay cả việc được nhận tiền bồi
thường cao mà không có nghề nghiệp để
duy trì, ổn định sinh kế thì ẩn chứa nhiều rủi
ro về thiệt hại lâu dài. Ngoài ra, khi Nhà
nước quyết định thực hiện một dự án THĐ
thì vấn đề thiệt hại cá nhân và thiệt hại cộng
đồng cũng được tính đến.
Hơn nữa, thiệt hại không chỉ được đề
cập dưới góc độ kinh tế mà còn dưới góc độ
văn hóa, xã hội và môi trường. Thực tế, có
những thiệt hại về văn hóa, xã hội, môi
trường rất khó khôi phục, thậm chí có trường
hợp là không thể khôi phục được mà dự án
bauxite ở nước ta là một ví dụ. Đây là một
những dự án có rất nhiều ý kiến trái chiều
không chỉ liên quan đến hiệu quả kinh tế
trước mắt và lâu dài mà còn là vấn đề thiệt
hại môi trường gắn với việc đảm bảo an
ninh, quốc phòng tại vị trí chiến lược đặc biệt
ở Tây Nguyên - nơi mà hai dự án bauxite ở
Tân Rai và Nhân Cơ đang tiến hành15.
Các thiệt hại trước, trong, sau quá
trình thu hồi đất
Căn cứ vào thời điểm phát sinh thiệt hại
và quy trình THĐ, có thể phân chia 3 loại
thiệt hại phát sinh lần lượt trước, trong, sau
quá trình Nhà nước thực hiện quyết định
THĐ.
Thiệt hại phát sinh trước khi có quyết
định THĐ:
Theo pháp luật hiện hành, việc THĐ vì
mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của cấp huyện, dự án phù hợp
với kế hoạch sử dụng đất hàng năm hoặc
tiến độ thực hiện dự án16. Nói cách khác, từ
khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp
huyện được công bố, thông qua một quyết
định hành chính, diện tích đất của một số hộ
dân trong phạm vi quy hoạch đặt dưới một
tình trạng mới - đất trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Tất nhiên, từ khi kế
hoạch sử dụng đất được công bố thì người
dân ít nhiều bị hạn chế các quyền dân sự về
đất đai và xây dựng, cũng như các nhóm
quyền khác có liên quan, cụ thể như sau:
- Các thiệt hại liên quan đến đất gồm:
Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, các
quyền của NSDĐ bao gồm: quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng
QSDĐ. Trong giai đoạn công bố kế hoạch sử
dụng đất hàng năm, theo quy định, thì không
bị hạn chế các quyền nêu trên mà chỉ bị hạn
chế các quyền khác có liên quan đến đất như:
không được phép chuyển mục đích sử dụng
đất nếu không phù hợp kế hoạch sử dụng đất
hàng năm, không được trồng cây lâu năm
trong khu vực kế hoạch sử dụng đất đã công
bố... (Điều 49 Luật Đất đai năm 2013).
15 Xem Yến Thanh, Trái chiều góc nhìn về hiệu quả Dự án bauxite, Vneconomy,
goc-nhin-ve-hieu-qua-du-an-bauxite-20150331101724606.htm, truy cập ngày 01/02/2015.
16 Điều 63 Luật Đất đai năm 2013.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Tuy nhiên, trên thực tế, người dân gặp
khó khăn khi thực hiện các giao dịch dân sự
đối với đất quy hoạch (đất nằm trong kế
hoạch sử dụng đất). Ví dụ: Khi ngân hàng có
“quy định chuyên môn” liệt kê đất trong quy
hoạch, kế hoạch là “tài sản hạn chế khẩu vị”,
tìm cách thoái thác không thế chấp, thì người
dân gặp khó khăn khi thực hiện thế chấp đối
với thửa đất đó17.
- Các thiệt hại liên quan đến công trình
xây dựng, vật kiến trúc: Việc hạn chế các
quyền về xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải
tạo công trình xây dựng, nhà ở, vật kiến trúc.
Tình trạng quy hoạch quá hạn kéo dài hàng
chục năm gây khó khăn cho đời sống và sinh
hoạt của người dân có đất trong phạm vi quy
hoạch. Chẳng hạn như Dự án Làng Đại học
Đà Nẵng có gần 420 hộ dân ở phường Hoà
Quý và khoảng 1.000 hộ dân ở xã Điện Ngọc
thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bị
ảnh hưởng, di dời. Thế nhưng, 16 năm trôi
qua, dự án vẫn còn nằm trên giấy, kéo theo
hàng loạt hệ luỵ khác như đường giao thông
nông thôn không được làm, nhà cửa không
được xây cất gây khó khăn trong đời sống
và sinh hoạt của người dân. Trong điều kiện
đó, huyện cho phép xã cấp phép tạm thời xây
dựng cho dân, nhưng lại kèm theo điều kiện
là khi nào dự án triển khai thì người dân phải
tự tháo gỡ và không được bồi thường, hỗ trợ
nên không ai dám xây dựng, cơi nới nhà
cửa18.
- Các thiệt hại phát sinh từ việc hạn chế
các quyền về đất đai và xây dựng: Việc đăng
ký kinh doanh, việc hoàn thành hộ khẩu cho
con đi học tại trường đúng tuyến bị trì
hoãn, đình trệ gây nên các thiệt hại. “Không
chỉ gây rắc rối khi BTTH về đất, sự khống
chế QSDĐ, quản lý quy hoạch theo kiểu “sợ
kẻ gian làm cả ngàn người khó” cản trở nhu
cầu chia đất, tách hộ của các đối tượng trong
vùng cảnh báo THĐ, khiến nhiều gia đình
không thể cải thiện môi trường sống. Không
ít gia đình đang có nhiều người, nhiều thế hệ
ở chung trong một căn nhà tồi tàn, chật hẹp;
nhiều căn nhà riêng của các thành viên dựng
lên trong một khu đất hợp pháp nhưng không
được cấp phép, không thể tách hộ khẩu
riêng Và sự ràng buộc này đã tạo cơ sở căn
cứ xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ, tái
định cư không phản ánh đúng nhu cầu cuộc
sống thực tế, làm nảy sinh các khiếu nại từ
các đối tượng có đất bị thu hồi.
Luật Đất đai năm 2013 đã có một quy
định mới tháo gỡ phần nào khó khăn cho các
hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất nằm
trong khu quy hoạch quá hạn (quy hoạch
treo); đó là: “NSDĐ không bị hạn chế về
quyền liên quan đến đất và tài sản gắn liền
với đất” nếu kế hoạch sử dụng đất đã quá
hạn, tức là quá 03 năm kể từ khi công bố, mà
cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn không
có điều chỉnh, hủy bỏ và công bố lại19. Có
thể nói, việc quy định khi có đất trong quy
hoạch quá hạn là quy định tiến bộ. Tuy
nhiên, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn
và có cơ chế bảo đảm người dân thực hiện
quyền này (ví dụ: chế tài khi cơ quan nhà
nước, cán bộ nhà nước không chấp nhận việc
thực hiện quyền nêu trên và xem đây là hành
vi vi phạm)20.
17 Xem: Phan Trung Hiền và Ngô Văn Lượng, Những khó khăn của người có đất thế chấp rơi vào quy hoạch và giải pháp
đề xuất, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, năm 2014, tr. 116-125.
18 Thanh Lê, Dự án treo 16 năm, dân không dám xây nhà,
16-nam—dan-khong-dam-xay-nha.html, truy cập ngày 01/9/2015.
19 Điều 29 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 49 Luật Đất đai năm 2013.
20 Phan Trung Hiền, Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2014,
tr. 35.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Thiệt hại phát sinh trong quá trình thực
thi quyết định THĐ:
Trong quá trình thực thi quyết định
THĐ, công tác giải phóng mặt bằng21 được
thực hiện với mục đích “làm sạch” diện tích
đất trong kế hoạch sử dụng đất, sẵn sàng cho
dự án mới tiến hành. Thiệt hại phát sinh
trong quá trình này có thể tác động đến các
nhóm chủ thể, như: (i) người có đất bị thu
hồi nhưng chưa di chuyển khỏi nơi ở cũ; (ii)
những hộ dân lận cận với khu vực đất giải
phóng mặt bằng. Những ảnh hưởng này
thông thường là tiếng ồn, ánh sáng, độ rung,
khói, bụi... gây tác động xấu đến sức khỏe,
tinh thần NSDĐ hoặc làm giảm giá trị bất
động sản của họ. Thiệt hại này có thể chỉ là
tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Thiệt hại phát sinh khi công trình, dự án
mới đi vào hoạt động:
Thiệt hại này thông thường tác động đến
các chủ thể lân cận khu vực đã giải phóng
mặt bằng và có tính chất lâu dài. Ví dụ: Sân
bay mới được xây dựng gần khu dân cư; nhà
máy có nguồn nước thải chưa qua xử lý hoặc
xử lý không đạt chất lượng gây ảnh hưởng
xấu đến nguồn nước sinh hoạt và phục vụ
sản xuất cũng như gây ô nhiễm môi trường
hoặc ánh đèn điện cao áp trên đường cao tốc
gây thiệt hại đối với mùa màng của các hộ
dân lân cận... Ví dụ: Hàng trăm hecta lúa
nàng thơm chợ Đào (Long An) nằm dọc
đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung
Lương không trổ bông mà theo một số nhà
khoa học, nguyên nhân là do dàn đèn cao áp
trên đường cao tốc. Hiện tượng này gọi là
“cảm ứng quang kỳ”, nếu tắt đèn cao áp một
thời gian thì lúa sẽ trổ bông, còn nếu không
thể tắt coi như lúa không bao giờ thu hoạch
được22.
Như vậy, pháp luật nước ta cần có
những hướng dẫn chi tiết hơn về quyền đối
với đất và tài sản gắn liền với đất của người
dân có đất trong quy hoạch và trong quá
trình giải phóng mặt bằng ở từng giai đoạn:
công bố quy hoạch chi tiết, công khai thông
báo THĐ, công bố quyết định THĐ và khi
công trình mới đã đi vào hoạt động.
2. Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất
2.1. Khái niệm về BTTH khi Nhà nước
thu hồi đất
Nói một cách đơn giản nhất, BTTH khi
Nhà nước THĐ là trả lại tất cả những giá trị
thiệt hại đối với người bị thiệt hại do việc
THĐ gây ra một cách công bằng, tương
xứng. Điều đáng nói là cho đến nay, pháp
luật nước ta chưa xây dựng được khái niệm
“thiệt hại khi Nhà nước THĐ” và “BTTH
khi Nhà nước THĐ”. Nếu có, chúng ta chỉ
xây dựng được khái niệm bồi thường về đất
khi Nhà nước THĐ mà thôi, cụ thể khoản 12
Điều 3 Luật Đất đai định nghĩa: “Bồi thường
về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị QSDĐ
đối với diện tích đất thu hồi cho NSDĐ”.
Mặc dù “NSDĐ” đã được liệt kê trong Điều
5 Luật Đất đai năm 2013, song định nghĩa
này chưa làm rõ được “NSDĐ” có thiệt hại
và được bồi thường là những người nào.
Điều này hàm chứa một số tồn tại sau:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam nhìn vấn
đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua lăng
21 “Giải phóng mặt bằng hay giải tỏa mặt bằng (còn gọi tắt là giải tỏa) là quá trình làm sạch mặt bằng thông qua việc thực
hiện di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cư trên một diện tích đất nhất
định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới (Xem Phan Trung Hiền, Những điều cần biết về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2014, tr. 41-42).
22 V.Tr, Lúa “điếc” do đèn đường, Tuổi trẻ Online,
duong/415103.html, truy cập ngày 01/02/2015.
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
kính của nhà quản lý hơn là lăng kính của
người bị thiệt hại. Về bản chất, thiệt hại xuất
phát từ người bị THĐ, tức là từ phía người
dân; trong khi đó, bồi thường là trách nhiệm
của Nhà nước vì lý do hoạt động THĐ gây
ra thiệt hại. Việc không xây dựng khái niệm
thiệt hại dẫn đến không xác định đầy đủ bản
chất, đặc tính của “thiệt hại” và “BTTH khi
Nhà nước THĐ” dẫn đến việc xác định thiệt
hại chưa đầy đủ và còn cứng nhắc.
Thứ hai, Luật Đất đai thiên về nội dung
quản lý nhà nước về đất đai, tức là hành
chính về đất đai, còn các quyền dân sự về
đất lại phải xem trong các văn bản pháp luật
khác như pháp luật dân sự. Một khi chưa có
những hướng dẫn cụ thể về việc xác định
thiệt hại và BTTH khi Nhà nước THĐ thì
các quan hệ này dễ bị đặt dưới góc nhìn
“hành chính hóa”. Mặc dù “bồi thường” là
một trong những chế định quan trọng của
ngành luật dân sự, người ta không thể tìm
thấy một văn bản pháp luật nào ở Việt Nam
dẫn chiếu từ các quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư sang quy định của Bộ luật
Dân sự cả. Điều này cho thấy vấn đề “BTTH
khi Nhà nước THĐ” không “liên thông”
được với pháp luật bồi thường nói chung và
pháp luật dân sự nói riêng, mà “bó gọn”
trong các văn bản pháp luật về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực đất đai.
Chính vì vậy, có rất nhiều thiệt hại mà
chúng tôi đã nêu trên nhưng pháp luật đất
đai nước ta chưa nhận diện được, đơn cử là
những thiệt hại tinh thần, sức khỏe do thời
gian giải phóng mặt bằng kéo dài cũng như
lo lắng về đời sống kinh tế trong tương lai,
việc thay đổi nghề nghiệp và khả năng ổn
định cuộc sống tại nơi ở mới. Các hướng
dẫn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nước
ta hiện nay theo hướng đóng, rất hẹp. Kết
quả là, nhiều trường hợp người dân có thiệt
hại nhưng căn cứ theo quy định của pháp
luật đất đai ở nước ta thì không có mục bồi
thường.
2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xác
định thiệt hại và BTTH khi Nhà nước thu
hồi đất
Một là, bảo đảm tính công bằng: Nếu
không xác định được thiệt hại mà đi thẳng
vào BTTH thì rất dễ dẫn đến việc có độ vênh
giữa thiệt hại và BTTH. “Tính công bằng”
thường phải được đi kèm với các yếu tố bồi
thường tương xứng, công khai và minh
bạch. Hơn nữa, Nhà nước phải bảo đảm cả
yếu tố dân chủ để người dân được quyền
biết những quy hoạch, kế hoạch, quy trình,
thủ tục ảnh hưởng đến quyền lợi của mình,
có điều kiện để phản ánh những thiệt hại mà
mình phải gánh chịu và đặt ra yêu cầu bồi
thường. Đây là cơ sở để xây dựng một xã
hội văn minh, thực sự phục vụ cho con
người, vì con người.
Hai là, bảo đảm xác định đúng, đủ các
thiệt hại: Nếu đặt vấn đề “xác định thiệt hại
khi Nhà nước THĐ” là một chủ đề riêng thì
chúng ta có điều kiện xem xét tất cả các thiệt
hại, sở dĩ như vậy vì lúc này có thể nhìn thiệt
hại từ phía những chủ thể chịu thiệt hại, chủ
thể có nguy cơ bị thiệt hại; vì vậy, sẽ hạn chế
được trường hợp bỏ sót thiệt hại hoặc không
thấy hết được tất cả các thiệt hại.
Ba là, bảo đảm có phương cách BTTH
có hiệu quả, có tính khả thi: Thật vậy, từ
việc xác định thiệt hại sẽ đi đến xem xét tính
chất, mức độ của thiệt hại, chủ thể bị thiệt
hại và trong những trường hợp nhất định là
nguồn gốc phát sinh thiệt hại. Trên cơ sở đó
mà xây dựng những phương cách BTTH
hiệu quả. Có những thiệt hại cần bồi thường
thông qua quy định của pháp luật; có những
thiệt hại phải bồi thường thông qua chính
sách của từng địa phương trên nguyên tắc
chung của pháp luật. Có những thiệt hại cần
phải bồi thường một lần, nhưng có những
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
thiệt hại nên bồi thường lâu dài; có những
thiệt hại bồi thường bằng tiền nhưng có
những thiệt hại bồi thường bằng những hình
thức không phải bằng tiền Quan trọng
hơn, có những thiệt hại mà đúng lý ra có thể
không còn là thiệt hại nếu được chú ý, điều
chỉnh ngay từ những giai đoạn đầu của quá
trình quy hoạch, của quy trình THĐ.
Bốn là, tạo tiền đề cho các dự án THĐ
sau này được tiến hành thuận lợi hơn: Thực
tế cho thấy, nếu dự án THĐ được làm một
cách có kế hoạch, đúng pháp luật và với
cách nhìn đa chiều, đặc biệt từ phía người
có tài sản bị thiệt hại, thì dự án THĐ đó chắc
chắn sẽ tránh được nhiều bất cập, vướng
mắc. Hơn nữa, nếu ở dự án trước, chính
quyền địa phương “có trách nhiệm” trước
những thiệt hại của dân thì các dự án sau này
có điều kiện để nhận được sự đồng thuận
cao từ phía người dân có đất bị thu hồi.
Cũng cần nói thêm rằng, một khi dự án bị
kéo dài ngoài dự kiến thì thiệt hại hoàn toàn
không nhỏ đối với nhiều chủ thể. Thiệt hại
trong trường hợp này không chỉ đối với
người dân có đất bị thu hồi, thiệt hại đối với
chủ đầu tư vì bị “kẹt vốn” mà đó còn là thiệt
hại đối với chính quyền địa phương vì
không đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội
đã đề ra.
3. Một số giải pháp liên quan đến việc xác
định thiệt hại và bồi thường thiệt hại
trong pháp luật Việt Nam hiện nay
3.1. Vấn đề xác định thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất
Thứ nhất, cần nhận diện thiệt hại trong
quá trình giải phóng mặt bằng như một vấn
đề có tính độc lập tương đối. Vì vậy, thay vì
“lồng ghép” khái niệm “thiệt hại” trong khái
niệm “bồi thường”, pháp luật Việt Nam nên
xây dựng khái niệm về “thiệt hại khi Nhà
nước THĐ”.
Thứ hai, pháp luật nước ta cần xác định
các chủ thể bị thiệt hại theo hai nhóm sau:
Nhóm 1 là những người có đất bị thu hồi;
Nhóm 2 là những người chịu ảnh hưởng
trong quá trình Nhà nước THĐ. Chủ thể của
nhóm 2 bao gồm: người chịu ảnh hưởng về
cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, đường
sá); người chịu ảnh hưởng về cơ sở hạ
tầng xã hội (trạm xá, bệnh viện, trường
học) và những người chịu ảnh hưởng về
môi trường (nguồn nước, nguồn chất thải...).
Như vậy, trong quá trình lấy ý kiến về việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng
như trong quá trình lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, cơ quan có thẩm
quyền cần phải chú ý đến tất cả các nhóm
đối tượng này nhằm giảm thiểu các thiệt hại
và tác động trước, trong và sau quá trình
thực hiện dự án.
Thứ ba, để xác định thiệt hại theo hướng
bao quát và hợp lý hơn trong nền kinh tế thị
trường, chúng tôi có những đề xuất sau:
- Xác định các thiệt hại theo khung mà
Nhà nước quy định trong các hướng dẫn về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
THĐ. Đối với nhóm thiệt hại này, cơ quan
nhà nước xác định thiệt hại theo những quy
định chung thống nhất như vẫn làm từ trước
đến nay. Tuy nhiên, các thiệt hại này cần
phải được bổ sung vì hiện tại, chúng chưa
được xác định đầy đủ. Ví dụ: Khảo sát thực
tế cho thấy, các hàng rào B40 của người dân
rào đối với thửa đất của họ thì chỉ được “hỗ
trợ di dời”. Rõ ràng, khi người dân vào khi
tái định cư thì không biết “dời các hàng rào
này đi đâu”; đây rõ ràng là một “thiệt hại”
nhưng chưa được “bồi thường”.
- Xác định các thiệt hại “liên thông” với
quy định của pháp luật về dân sự và môi
trường... một khi có những thiệt hại nằm
ngoài khung nêu ở nhóm nguyên tắc trên.
Đối với nhóm thiệt hại này thì chủ thể chịu
thiệt hại có trách nhiệm chứng minh thiệt hại
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
mà mình phải gánh chịu hoặc những nguy
cơ có thật để dẫn đến thiệt hại. Đây phải là
thiệt hại có thật, trực tiếp, có thể vật chất
hóa.
Cách xác định này có một ưu điểm là
hạn chế tính cứng nhắc của các quy định của
pháp luật thành văn, từ đó đảm bảo tính linh
hoạt và uyển chuyển trong việc áp dụng
nhưng đảm bảo được yếu tố công bằng, bình
đẳng giữa các chủ thể.
3.2. Vấn đề bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất
Thứ nhất, cần phải xác định bản chất
của thiệt hại để có những hình thức bồi
thường tương thích. Chẳng hạn như thiệt hại
là mất đất sản xuất, mất nghề do THĐ nông
nghiệp thì nên lưu ý là việc bồi thường phải
ưu tiên tạo ra tư liệu sản xuất mới hoặc tạo
điều kiện để người dân hình thành nghề
nghiệp mới. Trong trường hợp này, có thể
giảm hoặc miễn thuế cho các đối tượng nhận
chuyển nhượng lại đất nông nghiệp từ
những người không có nhu cầu sử dụng. Đối
với các dự án khu nghỉ dưỡng, khu du lịch
sinh thái, có thể tạo điều kiện để người dân
góp vốn bằng QSDĐ hoặc tiếp tục chăm sóc
cây trái, thú nuôi trong khu du lịch. Ngoài
ra, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về
hình thức chi trả tiền bồi thường ở nhiều
cách khác nhau như: chi trả một lần hoặc chi
trả theo hàng tháng như bảo hiểm xã hội.
Cũng có thể áp dụng hình thức bồi thường
là “đất nông nghiệp” đổi “đất thổ cư trong
khu tái định cư” hoặc “đổi đất sản xuất phi
nông nghiệp” theo một tỷ lệ nhất định, ví dụ:
một 1000 m2 đất nông nghiệp đổi 100 m2
đất thổ cư. Nếu khéo sử dụng, người dân có
thể cho thuê đất, xây nhà cho thuê trên phần
đất được nhận thay cho tiền bồi thường và
có thể tạo nguồn thu nhập ổn định. Song
song đó, cần xây dựng chế độ bảo hiểm việc
làm đối với người nông dân vì hiện nay
người nông dân nước ta thực sự bấp bênh
khi tuổi cao, không còn khả năng lao động.
Việc đào tạo nghề phải gắn kết với quy
hoạch về việc làm ở địa phương, các cơ
quan lao động, thương binh và xã hội phải
được tham gia vào dự án ngay từ những giai
đoạn quy hoạch, thông báo THĐ với quyền
hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể,
liên tục trong các giai đoạn trước, trong và
sau khi giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, các quy định về BTTH khi Nhà
nước THĐ nên theo nguyên tắc “định
lượng”, tránh “định tính”. Ví dụ, thay vì quy
định “bồi thường theo quy định của pháp
luật”23 thì nên quy định “bồi thường tương
xứng với tất cả các thiệt hại”. Hơn nữa, thay
vì dùng cụm từ “hỗ trợ” thì nên thống nhất
dùng cụm từ bồi thường đối với tất cả các
thiệt hại.
Thứ ba, nên xây dựng cơ chế kiểm tra,
giám sát việc thực thi các quy định của pháp
luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước THĐ. Phải xây dựng được bộ tiêu
chí đánh giá hiệu quả của dự án, trong đó có
xem xét đến yếu tố đào tạo nghề, giải quyết
việc làm, tạo nơi định cư ổn định, bảo đảm
tái lập cuộc sống cho người dân trước và sau
khi thực hiện dự án. Thậm chí, đối với
những dự án có số đơn khiếu nại nhiều, phổ
biến, kéo dài thì phải xem lại toàn bộ hiệu
quả của dự án đó, chứ không chỉ xem xét
việc giải quyết các đơn thư khiếu nạin
23 Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_thiet_hai_va_boi_thuong_thiet_hai_khi_nha_nuoc_thu.pdf