Xác định vị trí tổn thương của chứng hậu khẩu nhãn oa tà

Mối liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi. Những BN được châm cứu theo công thức huyệt tại chỗ có kết quả tốt 88,9% so với 66,7% ở những BN được châm cứu theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. BN được châm theo công thức tại chỗ thì hiệu quả phục hồi tốt gấp 4 lần BN được châm theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này phù hợp với công trình của Nguyễn Văn Tánh, Lưu Thị Hiệp (8). Đồng thời cũng góp phần củng cố quan điểm “vị trí tổn thương của khẩu nhãn oa tà hệ thống kinh cân” khi (a) không có triệu chứng ngoại cảm toàn thân, (b) có xuất hiện đau ở huyệt hội của kinh cân tương ứng với tần suất đáng quan tâm, và (c) đáp ứng tốt với điều trị kinh điển của châm cứu cho bệnh lý kinh cân (sử dụng chỉ huyệt tại chỗ). Tuy nhiên, phải còn tiếp tục nghiên cứu thêm để loại bỏ yếu tố tham gia của các phương tiện trị liệu khác (như đã bàn luận ở trên). Các huyệt tại chỗ được sử dụng trong điều trị Huyệt tại chỗ gồm: Toản trúc, Dương bạch, Ấn đường, Thái dương, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nhân trung, Thừa tương, Quyền liêu, Đầu duy, Thính cung, là những huyệt nằm trên các đường kinh dương ở vùng mặt. Đây là điều thú vị rất cần nghiên cứu thêm. Theo học thuyết kinh lạc, hệ thống kinh cân không có huyệt riêng của chúng. Trong khi đó những huyệt sử dụng đều là huyệt trên đường kinh. Nhận xét này có thể do: (a) khẩu nhãn oa tà không thực sự là bệnh của kinh Cân (b) khẩu nhãn oa tà thực sự là bệnh của kinh cân nhưng vì kinh cân có lộ trình đa phần sát và trùng với kinh chính nên các thầy thuốc có hiểu lầm a thị huyệt của kinh cân là các huyệt nói trên. Qui trình khảo sát trong lần nghiên cứu này chưa làm rõ được yếu tố này và sẽ được quan tâm trong thời gian tới. Mối liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN có TC đau ở hội của kinh cân. Trên 68 BN có TC đau ở hội của kinh cân, được châm theo công thức tại chỗ có tỷ lệ tốt 98% so với 88,5% ở những BN được châm theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s > 0,05). Kết quả này rất phù hợp và củng cố nhận xét của người xưa khi tổng kết trong Linh Khu về vai trò của kỹ thuật châm cứu và huyệt tại chỗ trong bệnh lý kinh cân (11). Nhận định này, nếu được khẳng định chắc chắn sau khi loại được các yếu tố gây nhiễu ở trên đã bàn, chắc chắn sẽ góp phần rất cụ thể trong việc chỉ định điều trị cụ thể bệnh lý kinh cân (nói chung) và khẩu nhãn oa tà (nói riêng).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định vị trí tổn thương của chứng hậu khẩu nhãn oa tà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 30 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG CỦA CHỨNG HẬU KHẨU NHÃN OA TÀ Võ Thị Xuân Uyên∗, Phan Quan Chí Hiếu∗∗ TÓM TẮT Tổng quan và Mục tiêu: Khẩu nhãn oa biểu hiện trên lâm sàng với miệng mắt nhắm không kín, miệng méo xệch. Khẩu nhãn oa tà thường dễ gặp nhất trong liệt VII ngoại biên của Y học hiện đại. Theo kinh điển y học cổ truyền (YHCT), nguyên nhân bệnh gồm ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào các kinh dương ở đầu mặt hoặc do thương chấn làm khí huyết ở các lạc mạch vùng đầu mặt bị cản trở, tắc lại mà thành bệnh. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời câu hỏi loại kinh nào ở đầu mặt bị tổn thương trong chứng trạng khẩu nhãn oa tà. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đa trung tâm, từ 25/9/2012 – 30/6/2013. Khảo sát trên BN có khẩu nhãn oa tà với các biến số: liệt VII ngoại biên, TC ngoại cảm, TC tạng phủ, TC đau ở huyệt hội kinh cân, công thức huyệt tại chỗ, công thức tại chỗ + đường kinh (TC+ĐK), kỹ thuật châm cứu, kết quả điều trị. Số liệu được xử lý bằng SPSS 16.0. Kết quả: 111/ 111 khẩu nhãn oa tà là liệt VII ngoại biên, 95,5% không có TC ngoại cảm, 91% BN không có TC tạng phủ, 61,3% có biểu hiện đau ở huyệt hội của các kinh cân dương. Công thức huyệt tại chỗ phục hồi tốt gấp 4 lần châm theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh (P<0,05). Kết luận: Khảo sát trên 111BN đã gợi ý cho vị trí tổn thương của chứng khẩu nhãn oa tà là ở kinh cân. Tuy nhiên, phải tiếp tục cho đủ cỡ mẫu và loại bỏ những yếu tố gây nhiễu. Từ khóa: Khẩu nhãn oa tà, triệu chứng ngoại cảm, triệu chứng tạng phủ, triệu chứng đau ở hội kinh cân, huyệt tại chỗ, huyệt tại chỗ + đường kinh. ABSTRACT DETERMINING THE DISEASED LOCATION BY TRADITIONAL MEDICINE OF KHAU NHAN OA TA Vo Thi Xuan Uyen, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 30 - 37 Background and Objectives: “Khau nhan oa ta” manifested with difficulty talking, inability to express emotion, difficulty eating or drinking, drooling. The symptoms of “Khau nhan oa ta” are easily seen in peripheral facial paralysis. By traditional medicine (TM) theory, the disease is caused by invasion of external pathogens or trauma leading to stagnation of blood and qi of yang meridians of the head and face. This study is conducted to answer the question which meridian of the face are damaged in “Khau nhan oa ta”. Materials & Methods: Prospective cross sectional, multicentre study from 25/9/2012 – 30/6/2013, on 111 cases of “Khau nhan oa ta”. Variables: peripheral facial paralysis, external symptoms, internal symptoms, pain threshold at convergence point of yang tendinous meridians, local point formula, local point formula + distant point (L+D), technic of acupuncture, good result of motor recovery. Data analysed by SPSS 16.0. Results: 111/111 “Khau nhan oa ta” are peripheral facial paralysis, 95.5% with no manifestations of external symptoms; 91% with no internal symptoms; 61.3% presented with low pain threshold at convergence point of yang tendinous meridians. Local point formula showed better motor recovery than, local point formula + distant point (4 fold higher) (P<0.05). ∗Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đồng Tháp Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phan Quan Chí Hiếu ĐT: 0934988644 Email: pqchihieu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 31 Conclusion: A descriptive study on 111 patient has suggested tendinous meridians of the face are the diseased sites of “Khau nhan oa ta” by traditional medicine. A bigger size and confounders are needed to be in consideration in the next step of this investigation. Key words: “Khau nhan oa ta”, external symptoms, internal symptoms, pain threshold at convergence point of yang tendinous meridians, local point formula, local point formula + distant point (L+D). ĐẶT VẤN ĐỀ Khẩu nhãn oa tà biểu hiện trên lâm sàng với miệng mắt nhắm không kín, miệng méo xệch. Khẩu nhãn oa tà thường dễ gặp nhất trong liệt VII ngoại biên của Y học hiện đại. Theo kinh điển y học cổ truyền (YHCT), nguyên nhân bệnh gồm ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào các kinh dương ở đầu mặt hoặc do thương chấn làm khí huyết ở các lạc mạch vùng đầu mặt bị cản trở, tắc lại mà thành bệnh (7,14). Cũng theo lý luận YHCT, bình thường tại vùng đầu mặt, có nhiều kinh lạc tuần hành. Đó là các kinh chính dương, các kinh cân dương (11).Những tài liệu nói trên cũng chưa đề cập cụ thể đến kinh cân hay kinh chính bị ảnh hưởng khi có khẩu nhãn oa tà. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là loại kinh nào ở đầu mặt bị tổn thương trong chứng trạng khẩu nhãn oa tà. Giải thích được câu hỏi trên sẽ góp phần (a) vào sự hiểu biết những quan niệm kinh cân, kinh chính của châm cứu (b) vào việc chỉ định trị liệu bằng châm cứu chính xác hơn. Đó là huyệt sử dụng và kỹ thuật châm cứu trong điều trị bệnh kinh cân và bệnh của kinh chính rất khác nhau. Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu xác định: - Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng ngoại cảm (biểu chứng) trên bệnh nhân (BN) có chứng khẩu nhãn oa tà. - Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng tạng phủ tương ứng với cơ chế bệnh sinh YHCT của chứng khẩu nhãn oa tà. - Tỷ lệ xuất hiện dấu chứng đau ở huyệt hội các kinh cân dương trên BN có chứng khẩu nhãn oa tà. - Tỷ lệ phục hồi của chứng khẩu nhãn oa tà với 2 công thức huyệt tại chỗ và công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, tiền cứu. Thực hiện tại bệnh viện YHCT Đồng Tháp, Viện YDHDT TP. HCM, bệnh viện YHCT Bình Dương, Khoa YHCT bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn bệnh nhân Thời gian mắc bệnh: Không giới hạn. Không phân biệt nam nữ, nghề nghiệp, lứa tuổi. Được chẩn đoán khẩu nhãn oa tà (theo YHCT) với miệng méo lệch, mắt nhắm không kín, mặt bị lệch về bên đối diện, mất nếp nhăn trên trán. Các biến số theo dõi và định nghĩa các biến số Liệt VII ngoại biên (theo YHHĐ): Mất nếp nhăn trán, mất nếp mũi má. Mắt nhắm không kín: Charles – Bell (+). Mất vị giác 2/3 trước lưỡi. Thời gian điều trị Thời gian bắt đầu được điều trị đến thời gian ngưng điều trị (bệnh nhân tự ý không đến hoặc thầy thuốc cho phép ngưng điều trị. Triệu chứng ngoại cảm (4,6,) * Triệu chứng chính: Sốt: nhiệt độ cơ thể > 37, 5 0C * Triệu chứng phụ: Cảm giác sợ lạnh, nhức đầu, nhức mình, cổ gáy cứng đau. Có 2 giá trị: - Có: Khi BN có một triệu chứng chính và ít nhất một triệu chứng phụ. - Không: Khi BN không có đủ một triệu chứng chính và ít nhất một triệu chứng phụ. Triệu chứng tạng phủ có liên quan (của đường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 32 kinh chính dương)(3, 12): - Túc Dương Minh Vị: Than đau quặn bụng, nôn mửa. - Thủ Dương Minh Đại Trường: Tiêu chảy (đi tiêu phân lỏng và >2 lần/ngày) hay có táo bón (đi tiêu phân khô cứng >2 ngày/lần). - Túc Thiếu Dương Đởm: Cảm giác đắng miệng, buồn nôn. - Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu: Đau cứng cơ vùng mu bàn tay, mặt sau cẳng tay, mặt sau cánh tay, vai, cổ, lan đến góc hàm (Giáp xa), trước tai, khóe mắt ngoài. - Túc Thái Dương Bàng Quang: Tiểu gắt, tiểu đau. - Thủ Thái Dương Tiểu Trường: Tiểu nhiều lần, sôi ruột, tiêu chảy (tiêu phân lỏng ≥ 2 lần/ngày). Có 2 giá trị: - Có: Khi bệnh nhân có đầy đủ triệu chứng tạng phủ của ít nhất một đường kinh. - Không: Khi BN không có đủ triệu chứng tạng phủ của ít nhất một đường kinh. Triệu chứng đau ở hội của kinh Cân (9, 11, 13). - Khảo sát ngưỡng đau (tính bằng Newton) tại huyệt Quyền liêu và Đầu duy bên lành và bên bệnh. Ngưỡng đau được đánh giá với dụng cụ khám cảm giác đau PAIN TEST – FPIX AL GOMETER của công ty WARNER INSTRUMENTS – USA. So sánh ngưỡng đau ở hội huyệt bên lành và bên bệnh. Có 2 giá trị: - Có: Ngưỡng đau bên bệnh thấp nhiều hơn 0,06 Newton∗ so với bên lành ở một trong 2 huyệt Quyền liêu và Đầu duy. - Không: Ngưỡng đau bên bệnh cao hơn, không thay đổi hoặc thấp ít hơn 0,06 Newton∗ so với bên lành ở một trong 2 huyệt Quyền liêu và Đầu duy. Công thức huyệt tại chỗ (TC). * Những huyệt tại chỗ là những huyệt ở ½ vùng mặt bị bệnh gồm: Toản trúc, Dương bạch, Ấn đường, Thái dương, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nhân trung, Thừa tương, Quyền liêu, Đầu duy, Thính cung. Có 2 giá trị: - Có: có từ một huyệt nêu ở trên trở lên trong công thức châm và không có huyệt ở nơi khác). - Không có huyệt tại chỗ kèm với huyệt ở tay hoặc chân. Công thức huyệt tại chỗ + huyệt theo đường kinh (TC + ĐK). Các huyệt theo đường kinh bao gồm: - Túc Dương Minh Vị: Phong long, Lương khâu, Lệ đoài, Nội đình, Hãm cốc, Giải khê, Túc tam lý. - Thủ Dương Minh Đại Trường: Thiên lịch, Ôn lưu, Hợp cốc, Thương dương, Nhị gian, Tam gian, Dương khê, Khúc trì. - Túc Thiếu Dương Đởm: Quang minh, Ngoại khâu, Khiếu âm, Hiệp khê, Lâm khấp, Dương phụ, Dương lăng. - Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu: Ngoại quan, Hội tông, Quan xung, Dịch môn, Trung chữ, Chi câu, Thiên tỉnh - Túc Thái Dương Bàng Quang: Phi dương, Kim môn, Chí âm, Thông cốc, Thúc cốt, Côn lôn, Uỷ trung. - Thủ Thái Dương Tiểu Trường: Chi chính, Dưỡng lão, Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê, Dương cốc, Tiểu hải. Có 2 giá trị: - Có: Có ít nhất một huyệt tại chỗ và ít nhất một huyệt thuộc danh sách trên. - Không: Không có huyệt thuộc danh sách trên. Kỹ thuật châm: Có 2 giá trị: - Đúng: Khi đạt đúng tất cả kỹ thuật sau: Mỗi lần châm không quá 10 huyệt. Châm kèm theo cứu nóng hoặc soi đèn hồng ngoại. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 33 Ngày châm 1 lần, thời gian lưu kim: 20 phút. - Không đúng: khi không đủ hoặc không đúng các kỹ thuật trên. Kết quả sau điều trị (5) Có 2 giá trị: - Tốt: từ 60 điểm trở lên theo xếp loại của bảng khám vận động MacMey cải tiến (khá, tốt). - Không tốt: dưới 60 điểm theo xếp loại của bảng khám vận động MacMey cải tiến (trung bình, kém). Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu Số liệu được xử lý với SPSS 16.0 KẾT QUẢ Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Tổng cộng có 111 trường hợp khẩu nhãn oa tà được theo dõi, gồm 44 nam, 67 nữ. Độ tuổi trung bình: 39,54 ± 1,62. Bệnh nhân trẻ nhất: 2 tuổi. Lớn tuổi nhất: 73 tuổi. Tất cả 111 bệnh nhân (BN) đều có đầy đủ tiêu chuẩn của liệt 7 ngoại biên. Charles Bell (+) 111/111. Miệng méo lệch 111/111. Mất vị giác 2/3 trước lưỡi: 111/111. Thời gian điều trị trung bình của 111 liệt 7 ngoại biên: 19,6 ± 0,26 ngày. Tất cả 111 trường hợp đều do thầy thuốc quyết định ngưng điều trị. Không có trường hợp tự ý ngừng điều trị. Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Biến số Không Có Phép kiểm Liệt 7 ngoại biên 0 0% 111 100% Triệu chứng ngoại cảm 106 95,5% 5 4,5% X2 = 91,9 P = 0,000 Triệu chứng tạng phủ 101 91% 10 9% X2 = 74,6 P = 0,000 Triệu chứng đau ở huyệt hội 43 38,7% 68 61,3% X2 = 5,63 P = 0,018 Công thức tại chỗ 48 63 X2 = 2,02 Biến số Không Có Phép kiểm 43,2% 56,8% P = 0,15 Châm đúng kỹ thuật 12 10,8% 99 89,2% X2 = 68,18 P = 0,000 Kết quả tốt 88 79,3% 23 20,7% X2 = 38,06 P = 0,000 Nhận xét: Quan sát trên 111BN có chứng trạng khẩu nhãn oa tà có 100% liệt 7 ngoại biên, 4,5% có triệu chứng (TC) ngoại cảm, 95,5% không có TC ngoại cảm; 9% có TC tạng phủ, 91% không có TC tạng phủ; 61,3% có TC đau ở huyệt hội kinh cân dương, 38,7% không có TC đau ở huyệt hội kinh cân dương; có 43,2 % được châm theo công thức TC + ĐK, 56,8% BN châm theo công thức tại chỗ; 89,2 % BN châm cứu đúng kỹ thuật, 10,8% châm không đúng kỹ thuật; sau điều trị có 79,3% đạt kết quả tốt, 20,7% đạt kết quả không tốt. (P <0,05). Khảo sát những yếu tố có liên quan đến hiệu quả phục hồi sau châm cứu Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi. Bảng 2. Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi. Xếp loại sau điều trị Công thức tại chỗ (TC) Công thức huyệt tại chỗ + đường kinh (TC + ĐK) Tổng Tốt 56 88,9% 32 66,7% 88 79,3% Không tốt 7 11,1% 16 33,3% 23 20,7% Tổng 63 100% 48 100% 111 100% Tỉ số số chênh OR (Odds ratio) 4 KTC 95% 1,48-10,75 P = 0,004 Nhận xét: BN được điều trị bằng công thức huyệt tại chỗ phục hồi tốt gấp 4 lần BN được điều trị bằng công thức huyệt tại chỗ và huyệt theo đường kinh (P < 0,05). Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN không có triệu chứng ngoại cảm. Ở nhóm không có TC ngoại cảm thì điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 34 bằng công thức tại chỗ phục hồi tốt gấp 3,9 lần so với điều trị bằng công thức khác (P < 0,05). Bảng 3. Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN không có triệu chứng ngoại cảm. Xếp loại sau điều trị Công thức tại chỗ (TC) Công thức huyệt TC + ĐK Tổng Tốt 56 90,3% 31 70,5% 87 82,1% Không tốt 6 9,7% 13 29,5% 19 17,9% Tổng 62 100% 44 100% 106 100% Tỉ số số chênh OR (Odds ratio) 3,9 KTC 95% 1,35 – 11,32 P=0,009 Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN không có triệu chứng tạng phủ. Bảng 4. Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN không có triệu chứng tạng phủ. Xếp loại sau điều trị Công thức tại chỗ (TC) Công thức huyệt TC + ĐK Tổng Tốt 56 (90,3%) 31 (79,5%) 87 (86,1%) Không tốt 6 (9,7%) 8 (20,5%) 14 (13,9%) Tổng 62(100%) 39 (100%) 101 (100%) Tỉ số số chênh OR P = 0,12 Nhận xét: Ở nhóm BN không có TC tạng phủ được điều trị bằng công thức tại chỗ hay công thức TC + ĐK thì hiệu quả phục hồi như nhau (P > 0,05). Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN không có triệu chứng ngoại cảm và tạng phủ. Ở nhóm BN không có TC ngoại cảm và không có TC tạng phủ được điều trị bằng công thức tại chỗ hay công thức TC + ĐK thì hiệu quả phục hồi như nhau (Fisher’s > 0,05). Bảng 5. Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN không có triệu chứng ngoại cảm và tạng phủ. Xếp loại sau Công thức tại Công thức huyệt Tổng điều trị chỗ (TC) TC + ĐK Tốt 56 (90,3%) 31 (83,8%) 87 (87,9%) Không tốt 6 (9,7%) 6 (16,2%) 12 (12,1%) Tổng 62 100% 37 100% 99 100% Tỉ số số chênh OR Fisher’s = 0,356 Liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN có triệu chứng đau ở hội của kinh cân. Bảng 6. Liên quan giữa điều trị bằng công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN có triệu chứng đau ở hội của kinh cân. Xếp loại sau điều trị Công thức tại chỗ Công thức huyệt TC + ĐK Tổng Tốt 48 98% 17 88,5% 65 95,6% Không tốt 1 2% 2 11,5% 3 4,4% Tổng 49 100% 19 100% 68 100% Tỉ số số chênh OR (Odds ratio) Fisher’s = 0,18 Nhận xét: Ở nhóm BN có TC đau ở huyệt hội của kinh cân được điều trị bằng công thức tại chỗ hay công thức TC + ĐK thì hiệu quả phục hồi như nhau (Fisher’s > 0,05). BÀN LUẬN Sự tương đồng giữa khẩu nhãn oa tà và liệt 7 ngoại biên của mẫu nghiên cứu. Khẩu nhãn oa tà, một danh xưng trong bệnh lý y học cổ truyền thường được nghĩ đến liệt 7 ngoại biên theo y học hiện đại do có biểu hiện tương đồng. Kết quả của nghiên cứu này đã củng cố nhận định trên khí tất cả 100% trường hợp đều có đủ tiêu chuẩn của liệt 7 ngoại biên. Kết quả quan sát trong nghiên cứu này cũng ghi nhận tất cả 111 trường hợp đều mất vị giác 2/3 trước lưỡi, cho thấy (a) vị trí tổn thương thần kinh mặt của 111 trường hợp liệt 7 ngoại biên trong nghiên cứu này ở đoạn trong xương đá (12), rất nhiều khả năng là liệt 7 ngoại biên nguyên phát (do không ghi nhận tiền căn chấn thương sọ não trước đó và không có sang thương ngoài da vùng Ramsay Hunt) và (b) bệnh mới xuất hiện gần đây (do dấu mất vị giác 2/3 trước lưỡi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 35 vẫn hiện diện). Sự phân bố BN theo triệu chứng ngoại cảm. Nghiên cứu cho thấy 106/ 111 (95,5%) trường hợp khẩu nhãn oa tà không có TC ngoại cảm biểu chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả này gợi ý khẩu nhãn oa tà dù có nguyên nhân từ bên ngoài xâm nhập biểu phận nhưng không có xuất hiện TC toàn thân (biểu chứng) như sốt, sợ lạnh, nhức đầu, nhức mình, cổ gáy cứng đau (3). Theo học thuyết kinh lạc, hệ thống các kinh cân cũng thuộc phần nông bên ngoài, phần biểu (13,11). Khi hệ thống kinh cân này bị tổn thương biểu hiện của chúng (có thay đổi tùy theo kinh cân nào bị bệnh) chủ yếu là biểu hiện cục bộ - tại chỗ như đau, tê, liệt(10). Kết quả nghiên cứu này làm nghĩ đến khả năng tổn thương kinh lạc trong khẩu nhãn oa tà là hệ thống kinh cân vùng đầu mặt. Tuy nhiên, do nghiên cứu này chưa thực sự làm rõ thời gian mắc bệnh nên dù giả định bệnh mới phát gần đây (khi ghi nhận mất vị giác 2/3 trước lưỡi vẫn còn hiện diện), quan điểm về chứng khẩu nhãn oa tà không có biểu hiện của biểu chứng toàn thân cần được tiếp tục tìm hiểu thêm. Và có đặc biệt chú ý thời gian mắc bệnh. Sự phân bố BN theo triệu chứng tạng phủ Theo lý luận YHCT, chứng khẩu nhãn oa tà xảy ra do ngoại tà xâm nhập làm khí huyết tắc trở ở hệ thống kinh lạc vùng đầu mặt (1). Vùng đầu mặt, là vùng có các kinh chính dương và các kinh cân dương tuần hành.Nếu kinh cân bị tổn thương thì biểu hiện chỉ ở bên ngoài, nếu kinh chính bị tổn thương thì biểu hiện sẽ bao gồm bên ngoài và bên trong (tạng phủ), do kinh chính có nhánh ngầm liên hệ đến chức năng tạng phủ bên trong(10). Trong nghiên cứu, có 91% BN không có TC tạng phủ và 9% có TC tạng phủ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này giúp củng cố thêm lý thuyết YHCT về nguyên nhân bệnh. Đó là ngoại tà hoặc thương chấn làm khí huyết ở các lạc mạch vùng đầu mặt bị cản trở. Sự phân bố BN theo TC đau ở huyệt hội của kinh cân. Trong 111 BN được nghiên cứu, có 68 BN có TC đau ở huyệt hội của kinh cân (61,3%) và 43 BN không có TC đau ở huyệt hội (38,7%). Sự khác biệt về phân bố BN ở 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Theo học thuyết kinh lạc, bệnh ở kinh cân sẽ có biểu hiện đau ở hội của kinh cân tương ứng và sẽ được phát hiện qua khám kinh lạc chẩn (10). Trong nghiên cứu này, việc khám kinh lạc được hỗ trợ thêm bởi dụng cụ khám đau cảm giác đau PAIN TEST – FPIX AL GOMETER ở huyệt hội của kinh cân đã giúp khách quan hóa việc đánh giá triệu chứng đau tốt hơn. Kết quả này cho thấy (a) nếu loại bỏ được yếu tố nhiễu về thời gian mắc bệnh, sẽ là triệu chứng quan trọng củng cố quan điểm khẩu nhãn oa tà là bệnh lý mà kinh cân vùng đầu mặt bị tổn thương và (b) với tần suất xuất hiện đến 61,3% sẽ giúp thêm một tiêu chí chẩn đoán YHCT có tính khách quan. Kết quả điều trị và những yếu tố liên quan Tỷ lệ thành công sau điều trị. Kết quả điều trị bằng châm cứu trong nghiên cứu này cho thấy 79,3% có kết quả tốt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cũng phù hợp với những công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới là 52,7% - 84% (1, 2). Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa hoàn toàn kiểm soát được việc bệnh nhân có phối hợp thêm phương cách điều trị khác nên kết quả cũng có tính tương đối. Chỉ một số ít (04) bệnh nhi trẻ em thuần túy được điều trị bằng châm cứu. Đa số trường hợp có sử dụng kèm thuốc y học cổ truyền (thuốc thang). Để có thể loại được yếu tố gây nhiễu này, phải tiến hành phân tầng nhóm chỉ điều trị châm cứu và nhóm có dùng thêm phương pháp khác. Do số lượng bệnh nhân trong đợt nghiên cứu này còn ít nên việc phân tầng với số lượng nhỏ cũng sẽ không thuyết phục. Trong thời gian tiếp tục nghiên cứu sắp tới, với cỡ mẫu đủ lớn, đề tài sẽ tiếp tục khảo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 36 sát vấn đề này. Mối liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi. Những BN được châm cứu theo công thức huyệt tại chỗ có kết quả tốt 88,9% so với 66,7% ở những BN được châm cứu theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. BN được châm theo công thức tại chỗ thì hiệu quả phục hồi tốt gấp 4 lần BN được châm theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này phù hợp với công trình của Nguyễn Văn Tánh, Lưu Thị Hiệp (8). Đồng thời cũng góp phần củng cố quan điểm “vị trí tổn thương của khẩu nhãn oa tà hệ thống kinh cân” khi (a) không có triệu chứng ngoại cảm toàn thân, (b) có xuất hiện đau ở huyệt hội của kinh cân tương ứng với tần suất đáng quan tâm, và (c) đáp ứng tốt với điều trị kinh điển của châm cứu cho bệnh lý kinh cân (sử dụng chỉ huyệt tại chỗ). Tuy nhiên, phải còn tiếp tục nghiên cứu thêm để loại bỏ yếu tố tham gia của các phương tiện trị liệu khác (như đã bàn luận ở trên). Các huyệt tại chỗ được sử dụng trong điều trị Huyệt tại chỗ gồm: Toản trúc, Dương bạch, Ấn đường, Thái dương, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nhân trung, Thừa tương, Quyền liêu, Đầu duy, Thính cung, là những huyệt nằm trên các đường kinh dương ở vùng mặt. Đây là điều thú vị rất cần nghiên cứu thêm. Theo học thuyết kinh lạc, hệ thống kinh cân không có huyệt riêng của chúng. Trong khi đó những huyệt sử dụng đều là huyệt trên đường kinh. Nhận xét này có thể do: (a) khẩu nhãn oa tà không thực sự là bệnh của kinh Cân (b) khẩu nhãn oa tà thực sự là bệnh của kinh cân nhưng vì kinh cân có lộ trình đa phần sát và trùng với kinh chính nên các thầy thuốc có hiểu lầm a thị huyệt của kinh cân là các huyệt nói trên. Qui trình khảo sát trong lần nghiên cứu này chưa làm rõ được yếu tố này và sẽ được quan tâm trong thời gian tới. Mối liên quan giữa công thức huyệt tại chỗ và hiệu quả phục hồi ở nhóm BN có TC đau ở hội của kinh cân. Trên 68 BN có TC đau ở hội của kinh cân, được châm theo công thức tại chỗ có tỷ lệ tốt 98% so với 88,5% ở những BN được châm theo công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s > 0,05). Kết quả này rất phù hợp và củng cố nhận xét của người xưa khi tổng kết trong Linh Khu về vai trò của kỹ thuật châm cứu và huyệt tại chỗ trong bệnh lý kinh cân (11). Nhận định này, nếu được khẳng định chắc chắn sau khi loại được các yếu tố gây nhiễu ở trên đã bàn, chắc chắn sẽ góp phần rất cụ thể trong việc chỉ định điều trị cụ thể bệnh lý kinh cân (nói chung) và khẩu nhãn oa tà (nói riêng). KẾT LUẬN Nghiên cứu, với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát đa trung tâm trên 111 BN có chứng khẩu nhãn oa tà từ 25/9/2012 đến 30/6/2013, bước đầu cho thấy: - 111/ 111 khẩu nhãn oa tà có biểu hiện của liệt 7 ngoại biên. - Tỷ lệ khẩu nhãn oa tà có triệu chứng ngoại cảm là 4,5%, không có triệu chứng ngoại cảm là 95,5%. - Tỷ lệ khẩu nhãn oa tà có triệu chứng tạng phủ là 9%, không có triệu chứng tạng phủ là 91%. - Tỷ lệ khẩu nhãn oa tà có triệu chứng đau ở huyệt hội của kinh cân là 61,3%, không có triệu chứng đau ở huyệt hội của kinh cân là 38,7%. - Tỷ lệ đạt kết quả tốt sau điều trị là 79,3%, không tốt là 20,7%. Tỷ lệ phục hồi tốt ở nhóm BN được châm cứu theo công thức tại chỗ là 88,9% và ở nhóm BN châm huyệt tại chỗ + đường kinh là 66,7%. BN được châm theo công thức tại chỗ phục hồi tốt gấp 4 lần so với BN được điều trị bằng công thức huyệt tại chỗ + đường kinh. Kết quả nghiên cứu bước đầu gợi ý về vị trí tổn thương của chứng khẩu nhãn oa tà là ở kinh cân. Tuy nhiên, cần tiếp tục với cỡ mẫu lớn và bổ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 37 sung thêm việc loại trừ các yếu tố gây nhiễu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. He L., Zhou D., Wu B., Li N., Zhou MK (2004). Acupuncture for Bell’s Palsy. Cochrane database of systemic reviews. Issue 1. Art. N0 CD002914. 2. Jiang XQ., Wang HT., Su XZ., Jiang YN (2005). Clinical observation on isolated electropuncture for treatment of peripheral facial paralysis. Zhangguo Zhen Jiu, 25 (9): pp. 657 - 658. 3. Ngô Anh Dũng (2008).Y lý Y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr. 71 - 75. 4. Nguyễn Tài Thu, Nghiêm Hữu Thành, Nguyễn Quốc Khoa, Nguyễn Viết Thái, Nguyễn Bá Quang (2004). Nghiên cứu tác dụng của điện châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên. Bách khoa thư bệnh học, tập 4. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr. 194 - 201. 5. Nguyễn Tấn Phong (1997). Điều trị liệt mặt. Nhà xuất bản Y học TP. HCM, tr. 7 - 22, 23 - 37. 6. Nguyễn Thị Bay (2001). Nội khoa YHCT. NXB Y học TP. HCM, tr. 11 – 36, 97 – 174. 7. Nguyễn Thị Lina (1998). "Liệt mặt nguyên phát”. Bài giảng Bệnh học và Điều trị, tập 2. Bộ môn Y Học Cổ Truyền – Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 111 – 119. 8. Nguyễn Văn Tánh, Lưu Thị Hiệp (2008). Hiệu lực của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt dây thần kinh , tập VII ngoại biên do lạnh. Tạp chí Y học TP. HCM, phụ bản 12, số 4, tr. 28 - 34. 9. Phan Quan chí Hiếu (1997). Bài giảng thần kinh sinh học và châm cứu. Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 1 – 14. 10. Phan Quan Chí Hiếu (2002). Châm cứu học. Nhà xuất bản Y Học TP. HCM, tập 2, tr.15 - 53, 99 - 111. 11. Phan Quan Chí Hiếu (2002).Châm cứu học. Nhà xuất bản Y Học TP. HCM, tập 1, tr. 84 - 94, 101 - 103. 12. Phan Quan Chí Hiếu (2007). Bệnh học và điều trị Đông Y. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr. 9 – 15, 68 – 96, 118 – 215. 13. Phan Quan Chí Hiếu (2011). Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thuộc hệ kinh Cân – bệnh của phần mềm quanh khớp. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr. 11 - 19, 23 - 25. 14. Viện nghiên cứu Trung Y (2008). Chẩn đoán phân biệt chứng Trạng trong Đông y. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, tr.7 – 14, 408 – 417. Ngày nhận bài báo : 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo : 14/10/2013, 18/10/2013 Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_vi_tri_ton_thuong_cua_chung_hau_khau_nhan_oa_ta.pdf
Tài liệu liên quan