Xây dựng chương trình tập luyện môn karate ngoại khóa nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Sau thực nghiệm:
Sau một năm học áp dụng chương trình tập
luyện TDTT ngoại khóa môn Karate đã xây dựng
của nữ sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tp.
HCM, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ thể
lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 1
và nhóm đối chứng 2 bằng 06 test theo tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: Sau khi áp dụng
chương trình tập luyện ngoại khóa đã xây dựng
trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt so với nhóm đối chứng 1 và
nhóm đối chứng 2. Cụ thể:
- So sánh nhóm đối chứng 1 và nhóm đối
chứng 2 cho thấy: Ở tất cả các nội dung kiểm
tra, kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung đều
có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P <
0.05). Hay nói cách khác, nhóm đối chứng 2 (có
tham gia tập luyện các môn thể thao ngoại khóa)
có trình độ thể lực tốt hơn nhóm đối chứng 1.
Như vậy, sinh viên tham gia tập luyện ngoại
khóa theo chương trình phát triển thể lực tốt hơn
so với đối tượng sinh viên không tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa.
- So sánh nhóm đối chứng 1 và nhóm thực
nghiệm cho thấy: Ở tất cả các nội dung kiểm tra,
kết quả kiểm tra đều có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê (P < 0.05). Hay nói cách khác,
nhóm thực nghiệm (tập luyện chương trình
Karte ngoại khóa đề tài đã xây dựng) có trình
độ thể lực tốt hơn nhóm đối chứng 1. Như vậy,
có thể thấy nhóm sinh viên tập luyện Karate
ngoại khóa theo chương trình mới phát triển thể
lực tốt hơn so với nhóm sinh viên không tham
gia tập luyện TDTT ngoại khóa.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình tập luyện môn karate ngoại khóa nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC
236
XAÂY DÖÏNG CHÖÔNG TRÌNH TAÄP LUYEÄN MOÂN KARATE NGOAÏI KHOÙA
NHAÈM PHAÙT TRIEÅN THEÅ LÖÏC CHO NÖÕ SINH VIEÂN
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NGAÂN HAØNG THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
Tóm tắt:
Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các chuyên
gia và phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi để tổng hợp nội dung xây dựng chương trình tập
luyện môn Karate ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh. Bước đầu ứng dụng chương trình đã xây dựng trong thực tế đã cho thấy hiệu
quả tốt.
Từ khóa: Chương trình ngoại khóa, Karate, tập luyện ngoại khóa, thể lực, nữ sinh viên, Trường
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Building an extra-curricular Karate training program to develop the overall fitness
for female students at Banking University of HCMC
Summary:
The topic has applied the method of document reference, pedagogical observations and direct
interviews with experts and large-scale interviews with questionnaires to synthesize the content in
order to build Karate training curricula to improve fitness for female students from Banking University
of Ho Chi Minh City. Initial application of the program has shown practical effects.
Keywords: Program, Karate, extracurricular practice, general fitness, female student, Banking
University of Ho Chi Minh City.
*ThS, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Trần Trung Khánh*
Dương Văn Phương*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Câu lạc bộ (CLB) Karate Trường Đại học
Ngân hàng Tp.HCM được thành lập năm 2003,
dưới sự quản lý của võ sư Trương Đình Hùng –
Chi hội trưởng Hội Karate quận Thủ Đức. Với
tinh thần võ đạo Karate kết hợp với truyền thống
nhân nghĩa phương Đông của dân tộc Việt Nam,
cùng với mục tiêu và yêu cầu của công tác đào
tạo hiện nay, CLB Karate của nhà trường đã cụ
thể hoá mục đích hoạt động, với mục tiêu: Rèn
luyện sức khoẻ để học tập tốt; rèn luyện phẩm
chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; gìn giữ và
phát huy tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm
gia đình, bạn bè đồng nghiệp và tình thầy trò...
Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho sinh viên tham
gia các hoạt động từ thiện, các công tác xã hội,
từng bước tiếp cận thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
trong tương lai. Tuy nhiên, trong nhiều năm
giảng dạy, CLB vẫn chưa xây dựng được chương
trình tập luyện riêng phù hợp với đặc điểm sinh
viên Nhà trường mà vẫn sử dụng khung chương
trình chung theo đai đẳng và dựa chủ yếu vào
kinh nghiệm của các huấn luyện viên.
Với mục đích phát triển phong trào tập luyện
môn võ thuật Karate nhằm phát triển thể lực cho
nữ sinh viên Nhà trường một cách có hiệu quả,
chúng tôi tiến hành: Xây dựng chương trình tập
luyện môn Karate ngoại khóa nhằm phát triển thể
lực cho nữ sinh viên Trường Đại học Ngân hàng
Tp. HCM.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu; phương pháp quan sát sư
phạm; phương pháp phỏng vấn; phương pháp
kiểm tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư
phạm và phương pháp toán học thống kê.
Nghiên cứu được thực nghiệm trên 90 nữ sinh
viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Thời
điểm: Năm học 2017-2018.
237
Sè §ÆC BIÖT / 2020
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Lựa chọn nội dung và xây dựng chương
trình giảng dạy môn Karate ngoại khóa nhằm
phát triển thể lực của nữ sinh viên Trường
Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Để lựa chọn và xây dựng chương trình chúng
tôi tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tham khảo tài liệu, quan sát sư
phạm và phỏng vấn trực tiếp để tổng hợp nội
dung xây dựng chương trình ngoại khóa Karate.
Bước 2: Phỏng vấn bằng phiếu hỏi để lựa
chọn những nội dung giảng dạy phù hợp nhất để
xây dựng chương trình tập luyện Karate ngoại
khóa nhằm phát triển thể lực của nữ sinh viên.
Nguyên tắc phỏng vấn:
Qua các bước nghiên cứu trên, chúng tôi lựa
chọn được những nội dung sau để xây dựng
chương trình tập luyện TDTT ngoại khóa môn
võ Karate của nữ sinh viên Trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh:
Lý thuyết
Ý nghĩa, tác dụng và lịch sử phát triển của
môn võ Karate.
Những nghi thức trong môn võ Karate.
Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn
võ Karate.
Luật thi đấu Karate.
Về kỹ thuật:
Tấn Pháp: Gồm các bộ tấn sau:
+ Hachiji dachi: Tấn chuận bị
+ Heisoku dachi: Tấn chụm khép 2 chân
+ Kokusu dachi: Tấn sau
+ Zenkutsu dachi: Tấn trước
Kỹ thuật đấm (Zuki – wara)
+ Gyaku zuki: Đấm nghịch
+ Jun zuki: Đấm thẳng
+ Kizami zuki: Đấm kết hợp với hông và vai
cùng chiều
+ Oi zuki: Đấm thuận
Kỹ thuật tấn công bẳng tay (uchi – waza)
+ Empi (Hiji ate): Đánh cùi chỏ
+ Mae shuto uchi: Chặt phía trước
Kỹ thuật đỡ (Uke waza)
+ Age uke: Đỡ từ dưới lên
+ Soto uke: Đỡ trung đẳng từ ngoài vào
+ Gedan barai: Đỡ gạt dưới
+ Morote uke: Đỡ tiếp lực bằng 2 tay
+ Uchi uke: Đỡ trung đẳng từ trong ra
Kỹ thuật chân (GERI – WAZA)
+ Mae mawashi geri: Đá vòng cầu
+ Mae geri: Đá trước
+ Yoko geri kekomi: Đá tống ngang
Đối luyện
+ Gonhon chudan.
+ Gohon jodan.
Quyền (Kata)
+ Taikyoku Shodan
+ Heian Shodan
Những bài tập phát triển thể lực chung và
chuyên môn
+ Những bài tập căng ép dẻo;
+ Bài tập phát triển tay;
+ Bài tập phát triển chân;
+ Trò chơi bổ trợ.
Kết quả 2 lần (hoặc 1 trong 2 lần) nhỏ hơn
70% sẽ bị loại.
Bước 3: Xây dựng chương trình tập luyện
ngoại khóa cho nữ sinh viên trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Sau khi lựa chọn được nội dung giảng dạy
chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu, đúc rút được
những yêu cần về cấu trúc tiết học, cách biên
soạn và phương pháp giảng dạy môn Karate,
phù hợp với đặc thù giảng dạy hằng buổi khi lên
lớp với thời lượng 90 phút/(2 tiết) để tiến hành
xây dựng chương trình phù hợp.
Phân phối chương trình giảng dạy:
- Căn cứ vào kế hoạch học tập của sinh viên
và kế hoạch của đề tài, chương trình được thực
hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 7/2018.
- Số buổi huấn luyện là: 108 buổi, 3 buổi/
tuần.
- Số giờ huấn luyện là: 1,5 x 108 = 162 giờ/
9 tháng.
Chương trình huấn luyện được chia thành 2
giai đoạn: Giai đoạn 1 gồm 4 tháng (từ tháng
9/2017 đến tháng 1/2018); giai đoạn 2 gồm 5
tháng (từ tháng 2/2018 đến tháng 7/2019)
Đây là chương trình huấn luyện cơ bản
dành cho đối tượng mới bắt đầu tập luyện, vì
vậy chương trình đề ra cần phù hợp với chế độ
học tập, tập luyện của sinh viên. Chương trình
được thực hiện quanh năm trừ ngày lễ, tết và
dịp nghỉ hè.
Phân phối chương trình huấn luyện được
trình bày ở bảng 1.
BµI B¸O KHOA HäC
238
Bảng 1. Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate cho nữ sinh viên
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ và biện pháp phát triển thể lực:
Giai đoạn 1:
* Nhiệm vụ:
+ Tăng cường phát triển thể lực chung.
+ Chú ý tới các tố chất chính của giai đoạn
này là sức bền chung, khéo léo và mềm dẻo.
+ Bài tập cần sử dụng đa dạng, trành lặp lại
nhiều gây nhàm chán.
+ Nhiệm vụ đề ra cho mỗi buổi tập không
nên quá nhiều, chú ý trình tự tập trong các buổi
tập: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
+ Chú ý ưu tiên phát triển các tố chất phù hợp
với lứa tuổi.
* Biện pháp:
+ Thể lực chung:
- Các bài tập chạy nâng cao khả năng ưa khí
và yếm khí: chạy 30m, 60m, 100m, 800m,
150mnhảy dây 2 phút.
- Các bài tập chạy nâng cao khả năng linh
hoạt: chạy đổi hướng khi nghe hiệu lệnh còi,
chạy lượn vòng, chạy con thoi
- Các bài tập phát triển sức mạnh: nằm sấp
chống đẩy, gập bụng, lưng, các bài tập bật (bật
cóc, bật nhảy cắt kéo), trò chơi vận động.
- Các bài tập phát triển sức nhanh: Trò chơi
vận động, tập phản xạ với bóng, các bài tập với
các môn thể thao bổ trợ.
Giai đoạn 2:
* Nhiệm vụ:
+ Tăng dần khối lượng tập luyện.
+ Tăng số lượng các bài tập chuyên môn
+ Phát triển, hoàn thiện các tố chất thể lực,
ưu tiên phát triển các tố chất thể lực cơ sở.
* Biện pháp:
+ Phát triển sức bền chung:
- Các bài tập kỹ thuật căn bản trong thời
gian dài.
- Trò chơi vận động.
- Sử dụng các bài tập thể lực có trọng tải phụ.
- Tập các bài tập thi đấu có thời gian ngắn.
+ Phát triển sức mạnh:
- Các bài tập với đích.
- Các bài tập với phụ tải (dây chun, dây nhảy).
- Các bài tập đối kháng theo cặp, nhóm
- Các bài tập bật nhảy, di chuyển, cắt kéo.
- Trò chơi vận động.
+ Phát triển sức nhanh:
- Tập phản xạ với dụng cụ (đích di động,
bóng treo).
- Tập ra đòn theo tín hiệu ở nhiều tư thế.
- Trò chơi vận động.
- Chạy tăng tốc.
+ Phát triển khéo léo:
- Các bài tập phát triển cơ bản.
- Các bài tập phối hợp nhiều đòn đánh.
- Các bài tập tấn công đổi hướng.
- Các bài tập thi đấu.
- Trò chơi vận động.
* Các điều kiên cần và đủ để thực hiện
chương trình:
+ Cơ sở vật chất:
- Đảm bảo thảm tập và các dụng cụ bổ trợ
Thứ tự Nội dung Thời gian(giờ) Tỷ lệ %
Giai đoạn 1
Huấn luyện thể lực chung 25 43.48
Huấn luyện kỹ thuật 25 43.48
Huấn luyện tâm lý 6 10.43
Lý thuyết về môn Karate 1.5 2.61
Giai đoạn 2
Huấn luyện thể lực chung 20 20.30
Huấn luyện thể lực chuyên môn 20 20.30
Huấn luyện kỹ thuật 50 50.76
Huấn luyện tâm lý 6 6.09
Lý thuyết về môn Karate 2.5 2.54
239
Sè §ÆC BIÖT / 2020
phát triển thể lực cho sinh viên.
- Trang bị các thiết bị nghe nhìn phục vụ cho
việc nghiên cứu.
+ Dinh dưỡng:
- Cung cấp nước uống bổ sung năng lượng
cần thiết trong và sau mỗi buổi tập.
Bàn luận về chương trình mới cho thấy:
Về nội dung giảng dạy: Bình thường các
HLV chỉ quan tâm tới các nội dung giảng dạy
về chuyên môn, chủ yếu là kỹ thuật căn bản,
quyền pháp và thi đấu thì trong chương trình
mới xây dựng của đề tài, chúng tôi đã quan tâm
toàn diện tới việc phát triển trình độ tập luyện
của người tập, trong đó ngoài việc huấn luyện
kỹ thuật còn chú trọng phát triển thể lực, huấn
luyện tâm lý và trang bị các kiến thức lý thuyết
môn Karate. Như vậy có thể thấy, chương trình
mới được xây dựng có nội dung đa dạng hơn so
với nội dung huấn luyện cũ.
Trong các giai đoạn huấn luyện, ngoài việc
giảng dạy kỹ thuật, chương trình còn chú ý đề
xuất các bài tập phát triển thể lực chung và
chuyên môn, đồng thời chú ý tới các các điều
kiện đảm bảo để thực hiện chương trình. Đây là
điểm mới trong chương trình tập luyện ngoại
khóa của sinh viên.
2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương
triǹh môn Karate ngoại khóa nâng cao thể
lực của nữ sinh viên Trường
Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh
2.1. Tổ chức thực nghiệm
- Chúng tôi tiến hành thực
nghiệm theo hình thức thực
nghiệm so sánh song song.
- Đối tượng thực nghiệm là
90 nữ sinh viên Trường Đại học
Ngân hàng Tp. HCM có và
không tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa. Cụ thể được chia
làm 3 nhóm:
+ Nhóm đối chiếu 1: Gồm 30
nữ sinh viên không tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa.
+ Nhóm đối chiếu 2: Gồm 30
nữ sinh viên tham gia tập luyện
TDTT ngoại khóa các môn thể
thao như: Thể dục, Điền kinh,
Bóng chuyền, Cầu lông... theo
chương trình tập luyện hiện tồn tại tại trường
(không tham gia tập luyện ngoại khóa môn
Karate).
+ Nhóm thực nghiệm: Gồm 30 nữ sinh viên
tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karate theo
chương trình đã xây dựng của đề tài.
- Thời gian thực nghiệm được căn cứ vào
chương trình môn học giáo dục thể chất năm
học 2017-2018, từ tháng 9 năm 2017 tới tháng
7 năm 2018, tương ứng với 02 học kỳ.
2.2. Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện
TDTT ngoại khóa đã xây dựng của đề tài trong
việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đề
tài tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng 1 và nhóm đối
chứng 2 tại các thời điểm: Thời điểm trước thực
nghiệm, sau thực nghiệm bằng 06 test theo tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Tiến hành so sánh sự khác biệt về kết quả
kiểm tra trình độ thể lực của các nhóm tại từng
thời điểm, tính nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra
của từng test qua mỗi giai đoạn thực nghiệm.
Trước thực nghiệm:
Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nhóm
thực nghiệm, nhóm đối chứng 1 và nhóm đối
Tập luyện ngoại khóa môn Karate không chỉ giúp sinh viên
phát triển thể lực mà còn rèn luyện ý chí,
khả năng vượt khó, khổ luyện
BµI B¸O KHOA HäC
240
Bảng 2. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nhóm đối chứng 1, nhóm đối chứng 2
và nhóm thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm
TT Test/ Đối tượng
Nhóm đối
chứng 1
(n=30)
Nhóm đối
chứng 2
(n=30)
Nhóm thực
nghiệm
(n=30)
Kết quả so sánh
x ±d x ±d x ±d t1-2 P t2-3 P t1-3 P
1 Lực bóp taythuận (kG) 27.2 2.81 27.1 2.83 27.0 2.79 0.93 >0.05 1.25 >0.05 1.23 >0.05
2 Nằm ngửa gậpbụng (lần/30 s) 17.6 1.75 17.7 1.77 17.6 1.74 1.02 >0.05 1.32 >0.05 1.09 >0.05
3 Bật xa tại chỗ(cm) 159 15.97 160 15.9 161 15.89 1.05 >0.05 1.27 >0.05 1.17 >0.05
4 Chạy 30m XPC(s) 6.57 0.62 6.55 0.63 6.56 0.62 1.08 >0.05 1.28 >0.05 1.43 >0.05
5 Chạy con thoi 4x 10m (s) 12.86 1.25 12.84 1.26 12.85 1.23 1.03 >0.05 1.16 >0.05 1.26 >0.05
6 Chạy tuỳ sức 5phút (m) 887 89.1 886 88.9 888 87.9 1.20 >0.05 1.21 >0.05 1.22 >0.05
chứng 2 thời điểm trước thực nghiệm được trình
bày ở bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Ở thời điểm trước thực
nghiệm, kết quả kiểm tra các test giữa các nhóm
đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P>0.05). Điều này chứng tỏ rằng, trước thực
nghiệm, trình độ thể lực của cả hai nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương.
Sau thực nghiệm:
Sau một năm học áp dụng chương trình tập
luyện TDTT ngoại khóa môn Karate đã xây dựng
của nữ sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tp.
HCM, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ thể
lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 1
và nhóm đối chứng 2 bằng 06 test theo tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: Sau khi áp dụng
chương trình tập luyện ngoại khóa đã xây dựng
trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt so với nhóm đối chứng 1 và
nhóm đối chứng 2. Cụ thể:
- So sánh nhóm đối chứng 1 và nhóm đối
chứng 2 cho thấy: Ở tất cả các nội dung kiểm
tra, kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung đều
có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P <
0.05). Hay nói cách khác, nhóm đối chứng 2 (có
tham gia tập luyện các môn thể thao ngoại khóa)
có trình độ thể lực tốt hơn nhóm đối chứng 1.
Như vậy, sinh viên tham gia tập luyện ngoại
khóa theo chương trình phát triển thể lực tốt hơn
so với đối tượng sinh viên không tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa.
- So sánh nhóm đối chứng 1 và nhóm thực
nghiệm cho thấy: Ở tất cả các nội dung kiểm tra,
kết quả kiểm tra đều có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê (P < 0.05). Hay nói cách khác,
nhóm thực nghiệm (tập luyện chương trình
Karte ngoại khóa đề tài đã xây dựng) có trình
độ thể lực tốt hơn nhóm đối chứng 1. Như vậy,
có thể thấy nhóm sinh viên tập luyện Karate
ngoại khóa theo chương trình mới phát triển thể
lực tốt hơn so với nhóm sinh viên không tham
gia tập luyện TDTT ngoại khóa.
- So sánh nhóm đối chứng 2 và nhóm thực
nghiệm cho thấy: Ở tất cả các nội dung kiểm tra,
kết quả kiểm tra trình độ thể lực đều có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê (P < 0.05). Hay nói
cách khác, nhóm thực nghiệm có trình độ thể
lực tốt hơn nhóm đối chứng 2 (tập luyện ngoại
241
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Bảng 3. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nhóm đối chứng 1, nhóm đối chứng 2
và nhóm thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm
TT Test/ Đối tượng
Nhóm đối
chứng 1
(n=30)
Nhóm đối
chứng 2
(n=30)
Nhóm thực
nghiệm
(n=30)
Kết quả so sánh
x ±d x ±d x ±d t1-2 P t2-3 P t1-3 P
1 Lực bóp taythuận (kG) 28.46 2.89 28.65 2.79 28.95 2.86 2.34 <0.05 2.21 <0.05 3.21 <0.05
2 Nằm ngửa gậpbụng (lần/30 s) 18.42 1.71 18.58 1.65 18.76 1.72 2.28 <0.05 2.25 <0.05 3.25 <0.05
3 Bật xa tại chỗ(cm) 166.2 15.91 169.1 15.21 169.5 15.95 2.26 <0.05 2.96 <0.05 3.23 <0.05
4 Chạy 30m XPC(s) 6.29 0.67 6.19 0.63 6.13 0.68 2.31 <0.05 2.99 <0.05 3.18 <0.05
5 Chạy con thoi 4x 10m (s) 12.34 1.28 12.24 1.26 12.21 1.24 2.25 <0.05 2.32 <0.05 3.04 <0.05
6 Chạy tuỳ sức 5phút (m) 923.7 89.4 928.5 90.02 932.7 88.3 2.33 <0.05 3.28 <0.05 4.33 <0.05
khóa các môn thể thao khác).
Như vậy, sau 01 năm học áp dụng chương
trình ngoại khóa môn Karate đã xây dựng của
đề tài trên nữ sinh viên Trường Đại học Ngân
hàng Tp. HCM, chương trình ngoại khóa đã xây
dựng đã có hiệu quả hơn hẳn trong việc phát
triển thể lực của nữ sinh viên so với việc không
tập luyện TDTT ngoại khóa và tập luyện TDTT
ngoại khóa các môn thể thao khác.
KEÁT LUAÄN
Xây dựng được chương trình tập luyện TDTT
ngoại khóa môn Karate gồm 2 giai đoạn tương
ứng với 1 năm học của nữ sinh viên Trường Đại
học Ngân hàng Tp. HCM.
Bước đầu ứng dụng chương trình ngoại khóa
môn Karate đã xây dựng trong thực tế và đánh
giá hiệu quả. Kết quả, chương trình đã phát huy
hiệu quả cao hơn trong việc nâng cao trình độ
thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Ngân
hàng Tp. HCM so với nữ sinh viên không tập
luyện TDTT ngoại khóa và tập luyện TDTT
ngoại khóa các môn thể thao khác.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương
trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất - sức khoẻ, phát triển và bồi
dưỡng nhân tài thể thao học sinh, sinh viên
trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 -
2000 và đến 2005.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy
hoạch phát triển TDTT ngành giáo dục đào tạo
1996 - 2000 và định hướng đến năm 2025
(tháng 12/1996).
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định
ban hành quy định tổ chức hoạt động thể thao
ngoại khoá cho học sinh, sinh viên (Số: 72
/2008/QĐ-BGDĐT) ban hành ngày 23 tháng 12
năm 2008.
4. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình
phương pháp NCKH TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 11/11/2020, phản biện ngày
16/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Trần Trung Khánh;
Email: trantrungkhanh1979@gmail.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_chuong_trinh_tap_luyen_mon_karate_ngoai_khoa_nham_p.pdf