2.3.2. Số VĐV, đội tham gia thi đấu tại mỗi giả:
Số VĐV, đội tham gia thi đấu tại mỗi giải đấu đã
tăng lên đáng kể so với thời điểm chưa ứng dụng giải
pháp. Kết quả trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy hiệu quả rõ rệt của giải pháp
đã mang lại số lượng VĐV và đội thi đấu tăng hơn so
với trước khi ứng dụng giải pháp ở tất cả các giải
quần vợt được tổ chức trên địa bàn TPTB.
2.3.3. Mức độ thu hút sự quan tâm của người dân
đối với các giải đấu QV
Tại các giải thi đấu của môn quần vợt thu hút rất
đông số lượng người đến tham gia cổ vũ. Số lượng
thống kê của đề tài có thể còn ít hơn so với thực tế tại
các giải. Kết quả trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy tại các giải đấu số lượng
người đến tham gia cổ vũ giữa trước và sau ứng dụng
giải pháp đã có sự chênh lệch đáng kể thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
2.3.4. Số lượng kinh phí huy động được để tổ chức
giải và xây dựng cơ sở vật chất, sân tập quần vợt:
Trong 1 năm ứng dụng giải pháp đề tài đề xuất,
tại TPTB đã huy động từ nguồn xã hội hóa nguồn
kinh phí đáng kể. Cụ thể trình bày tại bảng 4.
Như vậy, sau 01 năm ứng dụng giải pháp, đã huy
động được từ nguồn xã hội hóa đáng kể để phục vụ
cho phát triển phong trào quần vợt tại TPTB.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển phong trào môn quần vợt ở thành phố Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020
31THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quần vợt là môn thể thao được phát triển từ rất
sớm ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Hàng năm Liên
đoàn Quần vợt Việt Nam cùng với cơ quan thể thao
các cấp tổ chức nhiều giải Quần vợt khác nhau từ
Trung Ương tới địa phương như: Giải quần vợt thanh
thiếu niên toàn quốc, giải vô địch Quần vợt toàn
quốc, giải cây vợt xuất sắc toàn quốc, giải cúp đồng
đội... Với mục đích thông qua việc tổ chức các giải
đấu này nhằm kiểm tra đánh giá phong trào tập luyện
môn Quần vợt trong cả nước.
Tuy nhiên, qua quan sát phong trào môn Quần vợt
ở TPTB cho thấy môn Quần vợt ở TPTB đã phát triển
rộng khắp với nhiều đối tượng tham gia từ thanh thiếu
niên đến người trung cao tuổi tại các công sở hoặc
các trung tâm TDTT. Tuy nhiên, các phong trào này
mới chỉ mang tính tự phát của người dân, chưa có
những giải pháp định hướng cụ thể từ các đơn vị chức
năng chủ quản cũng như ý thức chủ động của người
tập. Nếu tìm ra những giải pháp triển phong trào môn
Quần vợt phù hợp, tận dụng tối đa tiềm năng của
TPTB sẽ giúp nâng cao hiệu quả phát triển phong
trào môn Quần vợt ở TPTB.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp
tài liệu tham khảo, quan sát sư phạm, phỏng vấn,
kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đánh giá thực trạng phát triển phong trào
môn Quần vợt tại TPTB
Tiến hành đánh giá thực trạng phát triển phong
trào môn Quần vợt tại TPTB thông qua quan sát sư
phạm; phỏng vấn trực tiếp cán bộ, người dân; phỏng
vấn bằng phiếu hỏi với cán bộ quản lý, người dân,
đối tượng tập luyện môn Quần vợt tại TPTB. Kết quả
cho thấy:
Xây dựng giải pháp phát triển phong trào
môn Quần vợt ở thành phố Thái Bình
TS. Trần Hiếu; ThS. Trần Tiến Tuấn Q
TÓM TẮT:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
thường quy lựa chọn được 06 giải pháp phát triển
phong trào môn Quần vợt ở thành phố Thái Bình.
(TPTB) ước đầu ứng dụng các giải pháp lựa chọn
trong thực tế và đánh giá hiệu quả, kết quả, các
giải pháp lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc
nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: Giải pháp, phong trào, môn Quần
vợt, thành phố Thái Bình...
ABSTRACT:
Using scientific research methods, six solutions
are selected to develop tennis movement in Thai
Binh city. The initial application of selected solu-
tions in reality and result evaluation indicate that
those solutions have remarkable effects in
enhancing the subjects' strength.
Keywords: Solutions, movement, tennis, Thai
Binh city (Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
- Nhân lực trong cả quản lý nhà nước và các tổ
chức xã hội (Liên đoàn Quần vợt Thái Bình) có mức
đánh giá rất đảm bảo và đảm bảo ở mức thấp cả về
số lượng và trình độ để thực hiện công tác phát triển
phong trào môn Quần vợt tại TPTB.
- Vật lực hay nói cách khác là hệ thống cơ sở vật
chất, sân tập để phát triển phong trào môn Quần vợt
tại TPTB được huy động nhiều từ các nguồn xã hội
hóa cũng như nhà nước đầu tư. Tuy nhiên mức độ đáp
ứng của hệ thống cơ sở vật chất này chưa thể thúc
đẩy phát triển phong trào Quần vợt tại TPTB.
- Thực trạng phong trào tập luyện TDTT, trong đó
có môn Quần vợt tại TPTB năm 2017 phát triển tốt
hơn hẳn so với năm 2010. Đây là một tiền đề tốt để
thúc đẩy phát triển phong trào quần vợt tại TPTB.
Tuy nhiên, số lượng tập luyện môn Quần vợt còn ít
hơn so với nhiều môn thể thao khác và chưa mở rộng
ra nhiều đối tượng tập luyện (mới chỉ tập trung ở đối
tượng công chức, viên chức nhà nước).
2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào
môn quần vợt ở TPTB
Tiến hành lựa chọn giải pháp phát triển phong
trào môn Quần vợt ở TPTB theo các bước:
- Lựa chọn quan tham khảo tài liệu
- Lựa chọn qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ
quản lý, người dân, đối tượng tập luyện môn Quần
vợt trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển phong
trào môn Quần vợt ở TPTB.
- Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng
phiếu hỏi.
Kết quả lựa chọn được 6 giải pháp phát triển
phong trào môn Quần vợt ở TPTB cho đối tượng
nghiên cứu. Cụ thể gồm:
Giải pháp 1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân
lực phát triển phong trào Quần vợt: huấn luyện viên
(HLV), hướng dẫn viên (HDV):
* Mục đích của giải pháp: Tăng cường số lượng
các HLV, HDV môn Quần vợt để đảm bảo đáp ứng
được nhu cầu hướng dẫn, huấn luyện người tập.
* Nội dung của giải pháp:
Một trong những điều kiện để phát triển phong
trào TDTT nói chung và phong trào Quần vợt nói
riêng là cần có các đội ngũ cán bộ chuyên môn HLV,
VĐV và HDV.
- Đội ngũ HLV, HDV và có thể cả VĐV Quần vợt
tham gia hướng dẫn, huấn luyện, chỉ dạy về chuyên
môn cho người mới tập
- Đội ngũ HLV, HDV chịu sự chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo, Liên đoàn Quần vợt tỉnh về phối hợp tổ
chức các giải thi đấu quần vợt trên địa bàn
- Đội ngũ HLV, HDV tiến hành triển khai các kế
hoạch thực hiện phát triển phong trào quần vợt trên
địa bàn.
- Đội ngũ HLV, HDV cùng với các nhà quản lý,
liên đoàn quần vợt có nhiệm vụ tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân về vai trò, tác dụng của
tập luyện môn Quần vợt
- Đội ngũ HLV, HDV có trách nhiệm tự trau dồi
nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo hướng
dẫn, huấn luyện người chơi quần vợt phong trào.
* Tổ chức triển khai giải pháp:
- Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Thái Bình, Liên đoàn quần vợt tỉnh Thái Bình tổ chức
các lớp HDV môn Quần vợt
- Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Thái Bình, Liên đoàn quần vợt tỉnh Thái Bình có ưu
đãi dành HLV, HDV phát triển phong trào quần vợt
- Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Thái Bình, Liên đoàn quần vợt tỉnh Thái Bình phối
hợp định kỳ mời các chuyên gia, HLV có trình độ,
đẳng cấp quốc gia, quốc tế để phát triển phong trào
quần vợt
Giải pháp 2. Giải pháp về khai thác và phát huy
những tiềm năng sẵn có để phát triển phong trào quần
vợt.
* Mục đích của giải pháp: Tận dụng những điều
kiện sẵn có như cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện,
nguồn lực để phát triển phong trào môn Quần vợt.
* Nội dung của giải pháp:
- Khai thác và phát huy tại những điểm tập, sân
tập các môn Quần vợt đã có sẵn để triển khai phát
triển phong trào môn Quần vợt.
- Khai thác và phát huy những người đã có đam
mê, yêu thích môn quần vợt trên địa bàn để tuyên
truyền, thu hút thêm người tập.
* Tổ chức triển khai giải pháp:
- Các cấp lãnh đạo và Liên đoàn quần vợt tỉnh
Thái Bình tiến hành tổ chức nhiều cuộc thi đấu, tập
luyện giao lưu giữa các đơn vị trên những địa điểm
tập, sân tập đã có.
- Tổ chức thi đấu phong trào quần vợt tại nhiều địa
điểm sân tập khác nhau đã có sẵn để mở giao lưu, học
hỏi kinh nghiệm.
Giải pháp 3. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật
chất, kỹ thuật, sân bãi trang thiết bị tập luyện để phát
triển phong trào quần vợt.
* Mục đích của giải pháp: Xây dựng thêm sân tập
để đáp ứng nhu cầu tập luyện môn quần vợt của
người dân cũng đảm bảo phát triển phong trào môn
Quần vợt.
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020
33THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
* Nội dung của giải pháp:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh xây dựng
kế hoạch trình các cấp lãnh đạo cho phép xây dựng
mới thêm một số sân quần vợt và nâng cấp những sân
quần vợt đã xuống cấp.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh kêu gọi,
huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân để xây
dựng hệ thống sân tập và thi đấu quần vợt
- Liên đoàn Quần vợt tỉnh Thái Bình có đề xuất
với các cấp lãnh đạo cũng như huy động các nguồn
lực đầu tư xây dựng sân tập và thi đấu quần vợt.
* Tổ chức triển khai giải pháp:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình
phối hợp với Liên đoàn quần vợt tỉnh Thái Bình xây
dựng đề án phát triển phong trào môn quần vợt, trong
đó xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mới sân tập
và cải tạo sân tập đã xuống cấp.
- Phòng Văn hóa, thông tin TPTB cần đánh giá
thực trạng sân tập và nhu cầu tập luyện môn Quần
vợt của người dân để làm cơ sở đề xuất cấp trên đầu
tư xây dựng thêm hệ thống sân tập quần vợt.
Giải pháp 4. Giải pháp tăng cường sự phối hợp
giữa các ngành, các cơ quan, tổ chức xã hội khác để
phát triển phong trào quần vợt:
* Mục đích của giải pháp: Có sự đồng thuận giữa
các cấp, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức xã hội
nhằm phát triển phong trào quần vợt sâu, rộng.
* Nội dung của giải pháp:
- Sự phối hợp về thực hiện mục tiêu phát triển
phong trào quần vợt
- Sự phối hợp về các cơ chế, chính sách triển khai
thực hiện phát triển phong trào quần vợt
- Sự phối hợp về tổ chức các lớp phổ biến kiến
thức của môn Quần vợt
- Sự phối hợp về mở các lớp tập huấn cho HLV,
HDV môn Quần vợt
- Sự phối hợp mở các lớp học môn quần vợt
- Sự phối hợp về tổ chức các giải thi đấu phong
trào môn Quần vợt
* Tổ chức triển khai giải pháp:
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh cần phối
hợp với ngành Giáo dục đào tạo có văn bản phối hợp
tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu môn
quần vợt được tham gia các giải thi đấu trong thời
gian học văn hóa. Cũng như, cùng tìm kiếm phát hiện
những học sinh có đam mê, yêu thích và năng khiếu
đối với môn quần vợt.
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, Liên đoàn
quần vợt tỉnh cần phối hợp với các ngành, cơ quan, tổ
chức xã hội khác có văn bản liên kết tổ chức các giải
thi đấu quần vợt định kỳ theo quý hoặc năm.
Giải pháp 5. Giải pháp tăng cường các hình thức
tổ chức tập luyện và thi đấu quần vợt phong trào:
* Mục đích của giải pháp: Tạo ra nhiều hình thức
tập luyện và thi đấu thật phong phú và đa dạng để thu
hút nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu.
* Nội dung của giải pháp:
- Thành lập những Câu lạc bộ, nhóm tập, điểm
tập để thường xuyên tập luyện hàng ngày hoặc 2 đến
3 ngày/tuần (ít nhất 60 phút/buổi tập).
- Tổ chức tập luyện theo hình thức giao lưu giữa
các Câu lạc bộ, nhóm tập, điểm tập theo tuần hoặc
tháng/ 1 lần.
- Tổ chức thi đấu theo vòng loại hoặc vòng tròn
giữa các Câu lạc bộ, nhóm tập, điểm tập với nhau
theo hàng tuần hoặc hàng tháng để tính điểm.
* Tổ chức triển khai giải pháp:
Liên đoàn Quần vợt tỉnh Thái Bình và các tổ chức
cá nhân có trách nhiệm cần có những phần thưởng
khuyến khích những tập thể, cá nhân có thành tích
trong thi đấu và tập luyện môn Quần vợt.
Giải pháp 6. Giải pháp tăng cường các hoạt động
giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị
khác:
* Mục đích của giải pháp: tạo nên sự đoàn kết,
hợp tác và hiểu biết, đồng thời tạo tiền đề trao đổi
học hỏi kinh nghiệm giữa những người tham gia tập
luyện và thi đấu môn Quần vợt.
* Nội dung của giải pháp:
- Tổ chức giao lưu các giải thi đấu có tính cạnh
tranh cao và mang tính tập thể sẽ thu hút được nhiều
sự quan tâm chú ý cũng như kích thích được tinh thần
thi đấu của các VĐV.
- Tổ chức thi đấu giao lưu phải lên kế hoạch thi
đấu định kỳ 1 tháng/1 lần, 2 tháng/1 lần hoặc 3
tháng/1 lần thi đấu giao lưu và 1 năm/1 lần vào các
ngày kỷ niệm lễ, Tết.
- Tổ chức thi đấu giao lưu mời các VĐV, các đội
tuyển, Câu lạc bộ, nhóm tập tới thi đấu, học hỏi kinh
nghiệm.
* Tổ chức triển khai giải pháp:
- Các cán bộ quản lý về công tác TDTT tại TPTB
và Ban tổ chức các giải đấu cùng phối hợp và có công
văn mời tham dự giải đấu tại các ngày lễ, Tết kèm
theo điều lệ thi đấu, đưa ra các yêu cầu cần thiết
trong thời gian tổ chức thi đấu.
- Tổ chức lễ ký chương trình phối hợp hoạt động
năm giữa các ngành, cơ quan, tổ chức xã hội khác với
các Câu lạc bộ, nhóm tập, đội tập tham gia thi đấu
giao lưu.
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020
34 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải
pháp lựa chọn
2.3.1. Số giải quần vợt được tổ chức thi đấu tại các
ngày kỷ niệm của TPTB
Trên địa bàn TPTB từ tháng 5 /2017 đến 5/2018
các ban, ngành, tổ chức xã hội đã tổ chức được 15
giải quần vợt phong trào.
Như vậy, sau khi ứng dụng giải pháp đã đề xuất
có hiệu quả nhất định, thể hiện ở số lượng giải quần
vợt được tổ chức nhiều hơn khi trước thời gian thực
nghiệm giải pháp chỉ được tổ chức 6 giải đấu, sau khi
ứng dụng giải pháp có số lượng quần vợt nhiều hơn là
15 giải. Số lượng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0.05.
2.3.2. Số VĐV, đội tham gia thi đấu tại mỗi giả:
Số VĐV, đội tham gia thi đấu tại mỗi giải đấu đã
tăng lên đáng kể so với thời điểm chưa ứng dụng giải
pháp. Kết quả trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy hiệu quả rõ rệt của giải pháp
đã mang lại số lượng VĐV và đội thi đấu tăng hơn so
với trước khi ứng dụng giải pháp ở tất cả các giải
quần vợt được tổ chức trên địa bàn TPTB.
2.3.3. Mức độ thu hút sự quan tâm của người dân
đối với các giải đấu QV
Tại các giải thi đấu của môn quần vợt thu hút rất
đông số lượng người đến tham gia cổ vũ. Số lượng
thống kê của đề tài có thể còn ít hơn so với thực tế tại
các giải. Kết quả trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy tại các giải đấu số lượng
người đến tham gia cổ vũ giữa trước và sau ứng dụng
giải pháp đã có sự chênh lệch đáng kể thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
2.3.4. Số lượng kinh phí huy động được để tổ chức
giải và xây dựng cơ sở vật chất, sân tập quần vợt:
Trong 1 năm ứng dụng giải pháp đề tài đề xuất,
tại TPTB đã huy động từ nguồn xã hội hóa nguồn
kinh phí đáng kể. Cụ thể trình bày tại bảng 4.
Như vậy, sau 01 năm ứng dụng giải pháp, đã huy
động được từ nguồn xã hội hóa đáng kể để phục vụ
cho phát triển phong trào quần vợt tại TPTB.
Bảng 1. Số giải quần vợt được tổ chức tại thành phố Thái Bình sau ứng dụng giải pháp
Số giải
TT Tên giải
Trước Sau
1 Hội thao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1 1
2 Các hoạt động thể thao mừng Xuân Mậu Tuất 1 1
3 Giải vô địch quần vợt tỉnh Thái Bình 1 1
4 Giải quần vợt Thái Bình mở rộng 1 3
5 Giải quần vợt các ngành Quân sự, Công An, Hiệp Hội Doanh nghiệp tổ chức
giải nội bộ
1 4
6 Giải quần vợt giữa các CLB, nhóm tập, hội tập 1 5
Tổng cộng 6 15
X2 3.86
P < 0.05
Bảng 2. Số VĐV, đội tham gia thi đấu môn Quần vợt tại giải đấu trên địa bàn TPTB
sau ứng dụng giải pháp
Số lượng
Trước Sau
Chênh lệch trước -
sau
TT Tên giải
Số
VĐV
Số
đội
Số VĐV Số đội Số VĐV Số đội
1 Hội thao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 45 5 59 7 Tăng 14 Tăng 2
2 Các hoạt động thể thao mừng Xuân Mậu Tuất 36 5 61 7 Tăng 25 Tăng 2
3 Giải vô địch quần vợt tỉnh Thái Bình 51 9 76 15 Tăng 25 Tăng 6
4 Giải quần vợt Thái Bình mở rộng 63 11 89 15 Tăng 26 Tăng 4
5 Giải quần vợt các ngành Quân sự, Công An, Hiệp
Hội Doanh nghiệp tổ chức giải nội bộ
41 6 61 7 Tăng 20 Tăng 1
6 Giải quần vợt giữa các CLB, nhóm tập, hội tập 142 11 189 16 Tăng 47 Tăng 5
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020
35THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
3. KẾT LUẬN
- Lựa chọn lựa chọn được 6 giải pháp để phát triển
phong trào quần vợt tại TPTB.
- Bước đầu ứng dụng các giải pháp lựa chọn trong
thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các giải pháp
lựa chọn đã có hiệu quả phát triển phong trào quần
vợt tại TPTB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Charies Applewhaite (2005), Quần vợt thực hành - 500 bài tập kỹ thuật, (Hồng Quang, Như Ý dịch), Nxb
TDTT, Hà Nội
2. Daxưorơxki V. M (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 106 - 114
3. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện (Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch), NxbTDTT, Hà Nội, tr. 21,
104 - 118, 246 - 248.
4. Tổng cục TDTT (1997), Luật Quần vợt, Nxb TDTT, Hà Nội
5. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: bài báo trích từ kết quả luận văn Thạc sĩ giáo dục học: “Nghiên cứu giải pháp phát triển
phong trào môn quần vợt tại thành phố Thái Bình”, bảo vệ năm 2018.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11/2/2020; ngày phản biện đánh giá: 21/3/2020; ngày chấp nhận đăng: 26/4/2020)
Bảng 3. Số người tham dự và đến cổ vũ tại các giải đấu quần vợt tại TPTB
trước và sau ứng dụng giải pháp
Số người
TT Tên giải
Trước Sau
1 Hội thao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 200
2 Các hoạt động thể thao mừng Xuân Mậu Tuất 300
3 Giải vô địch quần vợt tỉnh Thái Bình 300
4 Giải quần vợt Thái Bình mở rộng 400
5 Giải quần vợt các ngành Quân sự, Công An, Hiệp Hội Doanh nghiệp tổ chức giải nội bộ 300
6 Giải quần vợt giữa các CLB, nhóm tập, hội tập 400
Trung bình/giải 166 316
X2 46.55 7
P <0.001
Bảng 4. Huy động xã hội hóa để phát triển phong trào quần vợt tại TPTB sau ứng dụng giải pháp
Số người
TT Nội dung
Trước Sau
1 Nguồn kinh phí huy động được từ xã hội hóa/năm 300 triệu
2 Số lượng sân quần vợt 16 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_giai_phap_phat_trien_phong_trao_mon_quan_vot_o_than.pdf