Kết quả nghiên cứu chi tiết hóa kịch bản
BĐKH khu vực TPHCM cho thấy:
Nhiệt độ trung bình nămở TPHCM trong
tương lai đều có xu thế tăng lên so với thời kỳ
cơ sở 1986 - 2005, mức tăng phụ thuộc vào các
kịch bản RCP. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ trung
bình năm ở TPHCM có mức tăng khoảng
1,7÷1,9°C theo kịch bản RCP4.5 và 3,2÷3,6°C
theo kịch bản RCP8.5.
Lượng mưa năm ở TPHCMcó xu thế tăng ở
hầu hết các thời kỳ theo cả hai kịch bản RCP.
Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm ở TPHCM
tăng phổ biến từ 15 đến 25% theo kịch bản
RCP4.5 và 20-25% theo kịch bản RCP8.5.
Lượng mưa năm ở khu vực ven biển tăng nhiều
hơn so với khu vực sâu trong đất liền.
Qua phân tích về tính chưa chắc chắn của
kịch bản BĐKH, có thể thấy kết quả dự tính
nhiệt độ và lượng mưa của TPHCM có dải biến
đổi khá lớn, đặc biệt là đối với lượng mưa. Vì
thế, khi sử dụng kịch bản BĐKH để đánh giá
tác động của BĐKH, cần phân tích các khả
năng có thể xảy ra trong tương lai của các biến
khí hậu, tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia
để xác định các giá trị phù hợp.32 M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được thực hiện và hoàn thành
nhờ sự hỗ trợ của Đề tài “Nghiên cứu khả năng
đáp ứng của hệ thống thoát nước trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện biến đổi
khí hậu”. Tác giả xin chân thành cảm ơn
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32
26
Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho
Thành phố Hồ Chí Minh
Mai Văn Khiêm*
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
23/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Nhận ngày 30 tháng 11 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên nền kịch bản BĐKH của Việt Nam được công bố năm 2016
bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Bốn mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao bao gồm
CCAM, clWRF, PRECIS, RegCM được áp dụng để tính toán chi tiết hóa kết quả của mô hình khí
hậu toàn cầu. Kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình năm ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai
đều có xu thế tăng lên so với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005, mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản
RCP. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm ở Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng khoảng
1,7÷1,9°C theo kịch bản RCP4.5 và 3,2÷3,6°C theo kịch bản RCP8.5. Trong khi đó, lượng mưa
năm ở Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế tăng ở hầu hết các thời kỳ theo cả hai kịch bản RCP.
Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng phổ biến từ 15 đến 25% theo
kịch bản RCP4.5 và 20-25% theo kịch bản RCP8.5. Lượng mưa năm ở khu vực ven biển tăng
nhiều hơn so với khu vực sâu trong đất liền.
Từ khóa: Kịch bản biến đổi khí hậu, Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Mở đầu
Theo Ban liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC), kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH)
là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về
sự tiến triển trong tương lai của các mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát thải khí
nhà kính (KNK), BĐKH và mực nước biển
dâng. Kịch bản BĐKH là cơ sở khoa học quan
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-902222041.
Email: maikhiem77@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4332
trọng, là đầu vào cho các mô hình đánh giá tác
động, từ đó xây dựng các kế hoạch ứng phó với
BĐKH. Điều khoản 4.1 và 4.8 của Công ước
khung của Liên Hợp quốc về BĐKH
(UNFCCC) quy định tất cả các thành viên buộc
phải đánh giá được tổn hại do BĐKH và chuẩn
bị các thông báo quốc gia. Trước hết là đánh giá
tổn hại thông qua các ước lượng về tác động
của BĐKH được xây dựng dựa trên các kịch
bản về khí hậu tương lai. Cho cho tới nay, IPCC
đã thực hiện 5 lần xây dựng và cập nhật kịch
bản BĐKH thông qua các lần báo cáo đánh giá
biến đổi khí hậu: Lần thứ nhất vào năm 1990
M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32 27
[5], lần thứ hai vào năm 1995 [6], lần thứ ba
vào năm 2001 [7], lần thứ tư vào năm 2007 [8]
và lần gần đây nhất là báo cáo lần thứ năm
(AR5) trong năm 2013 [9]. Các kịch bản
BĐKH của IPCC xây dựng dựa trên các mô
hình động lực toàn cầu (GCM) có độ phân giải
tương đối thô (khoảng 100 - 600km) nên khó có
thể sử dụng trực tiếp sản phẩm của các mô hình
này cho khu vực nhỏ mà cần thực hiện các bước
chi tiết hóa và đánh giá trước khi sử dụng.
Ở Việt Nam, đã có nhiều kết quả nghiên
cứu và công bố về kịch bản biến đổi khí
hậu. Năm 1994, Việt Nam đã đưa ra kịch
bản biến đổi khí hậu trong khuôn khổ báo cáo
về biến đổi khí hậu ở châu Á của Ngân hàng
phát triển châu Á. Năm 2003, kịch bản biến đổi
khí hậu được xây dựng và công bố trong cho
Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu năm [1], Năm 2009, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã công bố “Kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” trên cơ sở
tổng hợp các thông tin trong và ngoài nước về
biến đổi khí hậu [2]. Mức độ chi tiết của các
kịch bản năm 2009 giới hạn cho 7 vùng khí hậu
và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ
các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu. Đến năm 2012, Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã thực hiện cập nhật “Kịch bản
biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam”dựa vào các phân tích, tính toán bằng các
mô hình khí hậu, công cụ thống kê [3]. Gần đây
nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật
“Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam” trên cơ sở báo cáo đánh giá lần thứ
năm của IPCC [4]. Các kịch bản biến đổi khí
hậu nói trên đã cung cấp thông tin về xu thế,
mức độ biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa trong
quá khứ và dự tính khả năng biến đổi trong
tương lai. Bên cạnh đó, một số cực trị khí hậu
và hiện tượng khí hậu cực đoan cũng được
đánh giá.
Dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu quốc
gia, các địa phương cũng thực hiện chi tiết hoá
kịch bản biến đổi khí hậu cấp tỉnh/thành phố
dựa trên phân tích, bổ sung số liệu đo, đặc điểm
địa lý, nhằm mục đích xây dựng kế hoạch
ứng phó với biến đổi khí hậu cho các ngành,
lĩnh vực của địa phương.
Bài báo này trình bày các kết quả chi tiết
hóa kịch bản BĐKH cho TPHCM dựa trên kịch
bản BĐKH và nước biến dâng năm 2016 của
Việt Nam. Tính chưa chắc chắn của kịch bản
nhiệt độ, lượng mưa cũng được phân tích, đánh
giá. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để
cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Phương pháp và số liệu
1. Phương pháp
Phương pháp chi tiết hóa động lực được sử
dụng để xây dựng kịch bản BĐKH độ phân giải
cao cho TPHCM. Bốn mô hình khí hậu khu vực
được áp dụng bao gồm: CCAM, RegCM,
PRECIS và clWRF. Mỗi mô hình có các phương
án tính toán khác nhau dựa trên kết quả tính toán
từ các mô hình toàn cầu của IPCC, 2013 (hình
1). Độ phân giải ngang của các mô hình CCAM,
RegCM, PRECIS và clWRF lần lượt là 10km x
10km, 20km x 20km, 25km x 25km, 30km x
30km. Chi tiết về các mô hình được mô tả trong
báo cáo về cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và
nước biển dâng năm 2016 [1].
Hình 1. Sơ đồ chi tiết hóa động lực độ phân giải cao.
M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32
28
Sự thay đổi của nhiệt độ và mưa được so
sánh với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005, đây cũng là
giai đoạn được IPCC dùng trong báo cáo lần
thứ năm (AR5, 2013) [2].
Đối với nhiệt độ:
Đối với lượng mưa:
Trong đó: Tfuture là biến đổi của nhiệt độ
trong tương lai so với thời kỳ cơ sở (oC), T*future
là nhiệt độ tương lai (oC), T*1986-2005 là nhiệt độ
trung bình của thời kỳ cơ sở (oC); Rfuture là
biến đổi của lượng mưa trong tương lai so với
thời kỳ cơ sở (%), R*future là lượng mưa tương
lai (mm), R
*
1986-2005 là lượng mưa trung bình của
thời kỳ cơ sở (mm).
Mô hình khí hậu động lực có ưu điểm là mô
phỏng tốt các quá trình vật lý và hóa học trong
khí quyển, tuy nhiên khó phản ánh được các
yếu tố địa phương và mô hình đều tồn tại sai số
hệ thống nhất định. Để khắc phục điều này,
phương pháp hiệu chỉnh thống kê đã được áp
dụng cho các biến nhiệt độ trung bình ngày và
lượng mưa ngày tại mỗi trạm được thực hiện
như sau:
Hiêụ chỉnh lươṇg mưa
Phương pháp hiệu chỉnh phân vị (Quantile
Mapping) được sử dụng để điều chỉnh kết quả
tính toán lượng mưa ngày từ mô hình dựa trên
số liệu quan trắc trong quá khứ tại trạm khí
tượng thủy văn . Đối với mỗi phân vi ̣ của chuỗi
kết quả từ mô hình , một hàm chuyển riêng biệt
được xây dựng để loaị bỏ sai số từ mô hình sao
cho lươṇg mưa tính toán từ mô hình phù hợp
với số liệu quan trắc taị phân vi ̣ này [11].
Hiêụ chỉnh nhiêṭ đô ̣
Phương pháp hiêụ chỉnh dưạ trên các
ngưỡng phân vi ̣ đươc̣ áp dụng đối với nhiệt độ
[10] có thể mô tả tóm tắt như sau:
- Xây dưṇg hàm phân bố lũy tích đối với
chuỗi nhiêṭ đô ̣quan trắc cũng như nhiêṭ đô ̣tính
toán từ mô hình cho thời kỳ cơ sở cũng như các
giai đoaṇ trong tương lai.
Hình 4.1. Minh họa phân bố luỹ tích mưa
(màu đỏ: quan trắc, màu xanh: mô hình).
- Tại mỗi phân vị , hiêụ chỉnh nhiêṭ đô ̣tính
toán từ mô hình dưạ trên nhiêṭ đô ̣quan trắc ứng
với phân vi ̣ này . Hàm chuyển được xác định
như sau:
(1)
Trong đó : i = phân vi ̣ thứ i trong chuỗi số
liêụ nhiêṭ đô ̣quan trắc và tính toán t ừ mô hình,
O = nhiêṭ đô ̣quan trắc, P = nhiêṭ đô ̣từ mô hình
sau khi hiêụ chỉnh , với và
tương ứng là nhiêṭ đô ̣trung bình chưa hiêụ
chỉnh giai đoạn tương lai và thời kỳ cơ sở ,
, với và lần lươṭ là
nhiêṭ đô ̣chưa hiêụ chỉnh của mô hình giai đoaṇ
tương lai và thời kỳ cơ sở taị cùng một phân vi ̣
thứ i.
(2)
Trong đó : và là độ lệch tiêu chuẩn
của chuỗi số liệu quan trắc và mô hình thời kỳ
cơ sở tương ứng.
Kết quả kịch bản biến đổi khí hậu được tính
toán tại các điểm trạm khí tượng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phụ cận
để lập các bản đồ phân bố không gian.
2. Số liệu
Số liệu được sử dụng bao gồm: (i) Số liệu
tính toán từ 4 mô hình khí hậu khu vực CCAM,
RegCM, PRECIS và clWRF thời kỳ 1986-
2100; (ii) Số liệu quan trắc về nhiệt độ, lượng
mưa ngày của trạm khí tượng Tân Sơn Hòa,
Mạc Đĩnh Chi, Nhà Bè thời kỳ 1980-2010 được
sử dụng để hiệu chỉnh kết quả của các mô hình.
M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32 29
RCP4.5 - Giữa thế kỷ.
RCP4.5 - Cuối thế kỷ.
RCP8.5 - Giữa thế kỷ. RCP8.5 - Cuối thế kỷ.
Hình 2. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) ở TPHCM theo kịch bản RCP 4.5 và RCP8.5.
III. Kết quả và thảo luận
1. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Thành phố
Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình: Theo kịch bản
RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm ở TPHCMtăng 0,6 ÷ 0,7°C so với thời kỳ
cơ sở; giữa thế kỷ có mức tăng khoảng 1,3÷
1,5°C; đến cuối thế kỷ tăng 1,7 ÷1,9°C. Theo
kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng 0,8 ÷
0,9°C; giữa thế kỷ tăng phổ biến 1,8 ÷ 2,0°C;
vàđến cuối thế kỷ mức tăng lên đến 3,2 ÷
3,6°C. Khu vực tây bắc thành phố có mức tăng
cao hơn so với khu vực đông nam (hình 2).
M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32
30
RCP4.5 - Giữa thế kỷ. RCP4.5 - Cuối thế kỷ.
RCP8.5 - Giữa thế kỷ. RCP8.5 - Cuối thế kỷ.
Hình 3. Biến đổi lượng mưa năm ở Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5.
Lượng mưa: Theo kịch bản RCP4.5, lượng
mưa năm vào đầu thế kỷtăng khoảng 5 ÷ 20%
so với thời kỳ cơ sở; giữa thế kỷ tăng 10 ÷ 20%;
và đến cuối thế kỷ tăng phổ biến 15 ÷ 25%. Ở
khu vực phía đông nam, lượng mưa tăng nhiều
hơn so với khu vực phía tây bắc. Theo kịch bản
RCP8.5, mức tăng có sự khác biệt so với kịch
bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, tăng 0 ÷ 10%;
giữa thế kỷ tăng 15 ÷ 20%; đến cuối thế kỷ tăng
20 ÷ 25%, tăng nhiều nhất ở phía đông nam của
TPHCM (hình 3).
2. Mức độ chưa chắc chắn trong các kịch bản
biến đổi khí hậu
Mức độ chưa chắc chắn của các kịch bản
BĐKHđược xác định theo kết quả tính toán của
tất cả các phương án tính.
Đối với nhiệt độ, mức độ chưa chắc chắn
được đánh giá theo phân vị 10 (cận dưới) và
phân vị 90 (cận trên). Theo kịch bản RCP4.5,
khoảng biến đổi của nhiệt độ bình năm của
TPHCM vào đầu thế kỷ, giữa thế kỷ, và cuối
M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32 31
thế kỷ tương ứng là 0,4 ÷ 1,2oC; 1,0°C ÷ 2,1oC;
và 1,2°C ÷ 2,7
oC. Theo kịch bản RCP8.5,
khoảng biến đổi tương ứng là 0,5 ÷ 1,3oC; 1,4 ÷
2,8
o
C; và 2,8 ÷ 4,7
o
C (hình 4, bảng 1).
Đối với lượng mưa năm, mức độ chưa chắc
chắn được đánh giá theo phân vị 20 (cận dưới) và
phân vị 80 (cận trên). Theo kịch bản RCP4.5,
khoảng biến đổi của lượng mưa năm của TPHCM
vào đầu thế kỷ, giửa thế kỷ và cuối thế kỷ tương
ứng là 11,4÷21,3%; 10,5%÷28,6%; và
6,7%÷37,5%. Theo kịch bản RCP8.5, khoảng
biến đổi tương ứng là 10÷19,3%; 14,6%÷27% và
13,2÷33,9% (hình 5, bảng 1).
Hình 4. Mức độ chưa chắc chắn của các kịch bản
về nhiệt độ (oC) trung bình năm.
(vùng màu xanh, màu đỏ là khoảng dao động của
thay đổi nhiệt độ từ phân vị 10 đến 90 tương ứng với
kịch bản RCP4.5 và RCP8.5).
Hình 5. Mức độ chưa chắc chắn của các kịch bản
về lượng mưa năm.
(vùng màu xanh dương, xanh lá cây là khoảng
dao động của thay đổi lượng mưa năm từ phân vị
20 đến và phân vị 80 tương ứng với kịch bản
RCP4.5 và RCP8.5).
Bảng 1. Biến đổi của nhiệt độ năm (oC) và lượng
mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở.
(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh
giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%
với nhiệt độ; cận dưới 20% và cận trên 80% với
lượng mưa).
Thời
kì
Nhiệt độ Lượng mưa
RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5
2016-
2035
0,7
(0,4÷1,2)
0,9
(0,5÷1,3)
16,7
(11,4÷21,3)
14,7
(10,0÷19,3)
2046-
2065
1,5
(1,0÷2,1)
2,0
(1,4÷2,8)
18,8
(10,5÷28,6)
20,7
(14,6÷27,0)
2080-
2099
1,9
(1,2÷2,7)
3,5
(2,8÷4,7)
22,7
(6,7÷37,5)
23,4
(13,2÷33,9)
IV. Kết luận
Kết quả nghiên cứu chi tiết hóa kịch bản
BĐKH khu vực TPHCM cho thấy:
Nhiệt độ trung bình nămở TPHCM trong
tương lai đều có xu thế tăng lên so với thời kỳ
cơ sở 1986 - 2005, mức tăng phụ thuộc vào các
kịch bản RCP. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ trung
bình năm ở TPHCM có mức tăng khoảng
1,7÷1,9°C theo kịch bản RCP4.5 và 3,2÷3,6°C
theo kịch bản RCP8.5.
Lượng mưa năm ở TPHCMcó xu thế tăng ở
hầu hết các thời kỳ theo cả hai kịch bản RCP.
Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm ở TPHCM
tăng phổ biến từ 15 đến 25% theo kịch bản
RCP4.5 và 20-25% theo kịch bản RCP8.5.
Lượng mưa năm ở khu vực ven biển tăng nhiều
hơn so với khu vực sâu trong đất liền.
Qua phân tích về tính chưa chắc chắn của
kịch bản BĐKH, có thể thấy kết quả dự tính
nhiệt độ và lượng mưa của TPHCM có dải biến
đổi khá lớn, đặc biệt là đối với lượng mưa. Vì
thế, khi sử dụng kịch bản BĐKH để đánh giá
tác động của BĐKH, cần phân tích các khả
năng có thể xảy ra trong tương lai của các biến
khí hậu, tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia
để xác định các giá trị phù hợp.
M.V. Khiêm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 26-32
32
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được thực hiện và hoàn thành
nhờ sự hỗ trợ của Đề tài “Nghiên cứu khả năng
đáp ứng của hệ thống thoát nước trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện biến đổi
khí hậu”. Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Bô ̣Tài nguyên Môi trường (2003), Thông báo lân
thứ nhất c ủa Việt Nam cho Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu.
[2] Bô ̣Tài nguyên Môi trường (2009), Kịch bản Biến
đổi khí hâụ, nước biển dâng cho Viêṭ Nam.
[3] Bô ̣Tài nguyên Môi trường (2012), Kịch bản Biến
đổi khí hâụ, nước biển dâng cho Viêṭ Nam.
[4] Bô ̣Tài nguyên Môi trường (2016), Kịch bản Biến
đổi khí hâụ, nước biển dâng cho Viêṭ Nam.
[5] IPCC (1990), Contribution of Working Group 1 to
the First Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change,
Cambridge University Press, Cambridge, United
Kingdom; New York, NY, USA, p. 365.
[6] IPCC (1995), Contribution of Working Group I to
the Second Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change,
Cambridge University Press, Cambridge, United
Kingdom; New York, NY, USA, p. 588.
[7] IPCC (2001), Contribution of Working Group I to
the Third Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change,
Cambridge University Press, Cambridge, United
Kingdom; New York, NY, USA, p. 881.
[8] IPCC (2007), Contribution of Working Group I to
the Fourth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change,
Cambridge University Press, Cambridge, United
Kingdom; New York, NY, USA, p. 996.
[9] IPCC (2013), Climate Change 2013: The Physical
Science Basis. Contribution of Working Group I
to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change.
[10] Amengual A, Homar V, Romero R, Alonso S,
Ramis C (2012),A statistical adjustment of
regional climate model outputs to local scales:
application to Platja de Palma, Spain. J Clim
25:939-957.
[11] Mishra, K., B. and Herath, S. (2014). Assessment
of Future Floods in the Bagmati River Basin of
Nepal Using Bias-Corrected Daily GCM
Precipitation Data, J. Hydrol. Eng., 10.1061
/(ASCE) HE.1943-5584.0001090, 05014027.
Contructing Climate Change Scenarios for Ho Chi Minh City
Mai Van Khiem
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change,
23/62 Nguyen Chi Thanh, Dong Da, Ha Noi
Abstract: This article presents the results of constructing climate change scenarios for Ho Chi
Minh City (HCMC) based on the climate change scenarios of Vietnam published in 2016 by the
Ministry of Natural Resources and Environment. Four high - resolution regional climate models
include CCAM, clWRF, PRECIS, RegCM were used to downscale results of global climate models.
The results show that the annual average temperature in HCMC tends to increase in the future
compared to the baseline period 1986 - 2005, the increase depends on each RCP scenario. By the end
of the century, the annual average temperature in HCMC had an increase of about 1.7÷1.9°C under the
RCP4.5 scenario and 3.2÷3.6°C under RCP8.5.Meanwhile, annual rainfall in HCMC tends to increase
in most periods under both of RCP scenarios. By the end of the century, annual rainfall in HCMC
increases from 15% to 25% in the RCP4.5 scenario and 20-25% in the RCP8.5 scenario. Annual
rainfall in coastal areas increases more than inland areas.
Keyword: Climate change scenarios, Ho Chi Minh City.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4332_49_9130_1_10_20181225_8948_2106830.pdf