Đề tài đã công nhận được 102,94 ha với 118 hộ
tham gia, vượt 2,94 ha so với mục tiêu ban đầu.
Để việc nhân rộng mô hình VietGAP được
thành công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời
gian tới, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
Phải tạo được sự đồng thuận của người dân
tham gia trong việc tuân thủ các quy định, quy
trình sản xuất và thời gian cách ly đảm bảo an toàn
khi phun xịt thuốc.
Cần có sự hỗ trợ chuyên môn về xây dựng bộ
hồ sơ, tập huấn chuyển giao về vận hành hệ thống
đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hỗ trợ một phần kinh phí về giống và nhà
kho trong đợt công nhận VietGAP lần 1
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất 100 ha lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện cầu kè, tỉnh Trà vinh các trở ngại và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Soá 15, thaùng 9/2014 3
Khoa hoïc Coâng ngheä
XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT 100 HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
THEO TIÊU CHUẨN VietGAP TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH
CÁC TRỞ NGẠI VÀ GIẢI PHÁP
Building the high quality production model of 100-hectare rice under VietGAP standards
at Cau Ke district Tra Vinh province Impediments and solutions
Tóm tắt
Các trở ngại trong mô hình sản xuất lúa chất
lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Cầu
Kè tỉnh Trà Vinh bao gồm xây dựng hệ thống đảm
bảo chất lượng, hoạt động ghi chép nhật ký đồng
ruộng, sử dụng giống xác nhận, liên kết đầu ra,
quản lý và thu gom rác thải nông dược. Các giải
pháp đề xuất bao gồm hỗ trợ giá lúa giống trong
lần công nhận đầu tiên, hướng dẫn ghi chép nhật
ký đồng ruộng và cần có sự tham gia của các
doanh nghiệp trong việc tiêu thụ lúa hàng hóa của
nông dân và thu gom rác thải nông nghiệp.
Từ khóa: VietGAP, dư lượng, tiêu chuẩn, lúa
chất lượng cao.
Abstract
The impediments in the model of high quality
rice production under VietGAP standards at
Cau Ke district, Tra Vinh province include the
construction of quality assurance system, diary
note-taking of rice field, the use of certified seeds,
the output linkage, the management and gathering
of agricultural chemical waste. The solutions
include the support of rice price at the first
recognition, diary notes-taking of rice field and the
involvement of companies in farmers’ commodity
consumption and agricultural waste collection.
Keywords: VietGAP, residues, criteria , high
quality rice.
1. Mở đầu123
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa tại
Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices
for Rice, gọi tắt là VietGAP lúa) là những nguyên
tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân
sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, đóng gói đảm bảo an
toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo; đảm
bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và
người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm. Để cụ thể các quy định trên,
ngày 09 tháng 11 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết
định số 2998/QĐ-BNN-TT về quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa với 61
tiêu chí cho 11 nội dung cơ bản. Để đáp ứng nhu
cầu nâng cao chất lượng, an toàn, bảo vệ sức khỏe
người lao động và môi trường góp phần nâng cao
chất lượng và vị thế hạt gạo Việt Nam trên trường
quốc tế, đề tài “Xây dựng mô hình 100ha lúa chất
lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh” được thực hiện góp phần đưa
tỉnh Trà Vinh trở thành một trong ba tỉnh đầu tiên
1 Thạc sĩ, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường ĐH Trà Vinh
2 Cử nhân, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường ĐH Trà Vinh
3 Trung cấp, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường ĐH Trà Vinh
được công nhận VietGAP cho lúa tại Việt Nam vào
năm 2013.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số
kết quả nghiên cứu của đề tài, trong đó tập trung
đánh giá các trở ngại khi xây dựng mô hình và đề
xuất các giải pháp để đạt được 61 tiêu chí quy định
về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa tại
huyện Cầu Kè là cơ sở cho việc nhân rộng mô hình
ở những vùng có điều kiện tương tự.
2. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa theo Quyết định
số 2998 /QĐ-BNN-TT tại huyện Cầu Kè
2.1. Lựa chọn vùng sản xuất, đánh giá chất
lượng đất và nước
Nhóm này cần phải đạt 09 tiêu chí ở mức độ
A (mức độ phải thỏa mãn 100% mới được công
nhận VietGAP). Trong đó 02 tiêu chí tiên quyết và
khó can thiệp nhất là yếu tố đất và nước. Vì thế,
để đảm bảo đạt tiêu chí thì vùng quy hoạch trồng
lúa không nên sản xuất cận ở những khu chăn nuôi
tập trung, bãi rác và nơi chôn lấp rác thải, khu hoạt
động công nghiệp, nhà máy xử lý rác thải. Kết quả
vùng nghiên cứu triển khai đề tài đạt được các tiêu
chí trên do nằm trong khu quy hoạch trồng lúa của
Phạm Thị Phương Thúy1
Võ Văn An2
Trương Thanh Tú3
4Soá 15, thaùng 9/2014 4
Khoa hoïc Coâng ngheä
địa phương và không bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường.
Kết quả phân tích mẫu đất trình bày ở Bảng
1 cho thấy không có chỉ tiêu nào vượt ngưỡng
cho phép theo quy định. Tuy nhiên, riêng kim
loại Asen có mức độ gần tới ngưỡng cao nhất,
do vậy cần có biện pháp kiểm soát tốt hơn về
kim loại nặng Asen trong thời gian tới, đặc biệt
là hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa
nhiều Asen.
Bảng 1: Hàm lượng kim loại nặng trong đất vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP
tại xã Châu Điền và Thạnh Phú - huyện Cầu Kè
TT Tên mẫu
Chỉ tiêu phân tích/ Testing parameters
C
d
(*)
P
b
A
s
C
u
Z
n
Phương pháp thử/
testing Method
ISO11466:1995
LOD=0,01
mg/kg
ISO11466:1995
LOD=0,04
mg/kg
ISO20280:2007
LOD=1,0
mg/kg
AOAC
999.08 (*)
AOAC
999.08 (*)
1. Tổ sản xuất lúa Cựa Gà- Thạnh Phú
1.1 DHTV0914 ND 31,5 7,0 10,0 24,2
1.2 DHTV0915 ND 32,9 6,0 11,7 24,8
1.3 DHTV0916 ND 32,7 8,5 12,9 24,9
1.4 DHTV0917 ND 30,7 5,9 11,2 20,1
1.5 DHTV0918 ND 33,3 8,2 10,5 20,9
1.6 DHTV0919 ND 30,8 7,3 11,0 25,2
1.7 DHTV0920 ND 30,8 4,5 9,2 18,3
1.8 DHTV0921 ND 31,9 10,4 10,9 21,5
1.9 DHTV0922 ND 30,0 6,4 10,6 24,0
1.10 DHTV0923 ND 24,1 4,3 10,7 23,9
2. Tổ sản xuất lúa ấp Ô Mịch- Châu Điền
2.1 DHTV0901 0,09 24,03 9,84 11,7 27,3
2.2 DHTV0902 0,08 20,38 7,89 12,9 31,1
2.3 DHTV0903 0,09 28,70 7,72 11,2 15,9
2.4 DHTV0904 0,12 23,50 6,79 14,3 32,8
2.5 DHTV0905 0,09 25,91 7,24 12,3 38,8
2.6 DHTV0906 0,04 22,24 7,09 13,6 36,3
2.7 DHTV0907 0,06 21,60 8,37 12,8 31,8
1.8 DHTV0908 0,08 21,03 8,76 13,2 29,5
1.9 DHTV0909 0,07 22,72 8,30 11,9 29,1
2.10 DHTV0910 0,09 22,42 7,97 12,5 32,6
Mức giới hạn tối đa
cho phép (**)
2,0 70,0 12,0 50,0 200
Ghi chú:
(*): Chỉ tiêu được công nhận ISO/IEC 17025
(**) QCVN 03: 2008/BTNMT
ND: Không phát hiện.
Bên cạnh lấy mẫu đất thì việc lấy mẫu nước
phân tích về dư lượng kim loại nặng trong nước
so sánh với ngưỡng tối đa cho phép ban hành tại
QCVN 03 : 2008/BTNMT. Kết quả ở Bảng 2 cho
thấy, nguồn nước mặt dùng để sản xuất lúa cũng
không vượt ngưỡng cho phép theo quy định.
5Soá 15, thaùng 9/2014 5
Khoa hoïc Coâng ngheä
Bảng 2: Hàm lượng kim loại nặng trong nước vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP
tại xã Châu Điền và Thạnh Phú huyện Cầu Kè
TT Tên mẫu
Chỉ tiêu phân tích/ Testing parameters
C
d
(*)
H
g
P
b
A
s
Phương pháp thử/
testing Method
AOAC 974.27
LOD=0,25
µg/L
AOAC 977.22
LOD=0,30µg/L
AOAC 974.27
LOD=1,50
µg/L
AOAC
920.205
LOD=2,5
µg/L
1. Tổ sản xuất lúa ấp Ô Mịch - Châu Điền
1.1 DHTV0911 ND ND 6,5 ND
1.2 DHTV0912 ND ND 10,7 3,1
1.3 DHTV0913 0,5 ND 7,4 5,4
2. Tổ sản xuất lúa Cựa Gà - Thạnh Phú
2.1 DHTV0924 ND ND 21,6 4,8
2.2 DHTV0925 ND ND 8,0 12,4
2.3 DHTV0926 ND ND 7,6 7,1
Mức giới hạn tối đa cho phép (**) 10 1,0 100 100
Ghi chú:
(*): Chỉ tiêu được công nhận ISO/IEC 17025
(**) QCVN 03 : 2008/BTNMT
ND: Không phát hiện.
Tóm lại, phân tích mối nguy, trong đó chất
lượng đất và nước là vô cùng quan trọng vì làm
sạch đất ô nhiễm, là một quá trình đòi hỏi công
nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Ô nhiễm kim
loại nặng (KLN) trong đất vùng trồng lúa chịu
ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp,
rác sinh hoạt, đặc biệt rác thải đô thị, có khoảng
70 – 80% các nguyên tố KLN trong nước thải
lắng xuống bùn trên đường đi của nó4. Do đó, việc
sử dụng bùn thải làm phân bón được coi là một
trong những nhân tố cao có nguy cơ gây ô nhiễm
KLN. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học,
hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn
dư các kim loại như Asen, Cadimi, thủy ngân và
kẽm trong đất. Chính vì thế, việc đánh giá và nhận
diện mối nguy trước khi tiến hành quy hoạch vùng
trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cần được tiến
hành đầu tiên.1
Kết quả phân tích kim loại nặng trong đất và
nước không vượt ngưỡng theo quy định đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng mô hình VietGAP
cho huyện Cầu Kè trong thời gian tới.
4 Bích Ngọc. Cải tạo ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng thực vật,
xem 17.01.2009,<
nhiem-kim-loai-nang-trong-dat-bang-thuc-vat/>.
2.2. Lựa chọn và sử dụng giống, phân bón và
nông dược
Nhóm này cần phải đạt 20 tiêu chí A và 6 tiêu
chí B (phải có ít nhất 80% người thực hiện đạt tiêu
chí). Có thể chia thành các hoạt động sau:
2.2.1. Lựa chọn giống, phân bón và nông dược
Giống sử dụng phải có trong Danh mục giống
cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt
Nam. Chất lượng hạt giống lúa sử dụng phải là cấp
nguyên chủng, xác nhận 1 hoặc xác nhận 2. Để
đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng nên chọn 1
hoặc 2 giống trong vùng sản xuất. Tương tự chỉ sử
dụng phân bón, nông dược có trong danh mục phân
bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại
Việt Nam. Trong trường hợp sử dụng phân hữu cơ
tự sản xuất, người sản xuất phải sử dụng phân đã
được ủ hoai và được kiểm chứng về chất lượng, có
hồ sơ lưu quá trình ủ phân.
Sử dụng giống xác nhận trong sản xuất VietGAP
đang vẫn còn là một rào cản lớn, do đó để đảm bảo
tính hiệu quả, trong quá trình tổ chức sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi đề nghị chọn một
trong các giải pháp sau:
(1) Hỗ trợ từ 20 – 40% giá lúa giống trong giai
đoạn chứng nhận VietGAP đầu tiên (2 năm) để
6Soá 15, thaùng 9/2014 6
Khoa hoïc Coâng ngheä
củng cố tổ chức và phát huy tính hiệu quả của sử
dụng lúa giống trong quá trình sản xuất.
(2) Xây dựng và công nhận VietGAP tại vùng
đã có truyền thống sử dụng giống xác nhận trong
quá trình sản xuất.
(3) Có sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp
trong việc bao tiêu đầu ra sản phẩm và có sự chênh
lệch về giá so với sản xuất theo kiểu truyền thống,
mặc dù sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng lợi
nhuận hơn so với phương pháp truyền thống. Tuy
nhiên, do thay đổi thói quen trong sản xuất là phải
ghi chép và đảm bảo an toàn nên cần phải được hỗ
trợ trong giai đoạn đầu.
(4) Hoặc có ít nhất một chính sách hỗ trợ nào
khác so với phương pháp sản xuất lúa theo kiểu
truyền thống.
2.2.2. Sử dụng giống, phân bón và nông dược
Kết quả điều tra 30 hộ dân về những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn VietGAP ở vụ đầu tiên cho thấy có một số
khó khăn như sau:
1) Có 53,3% nông dân đạt trình độ cấp 1,
26,7% có trình độ cấp 2 và chỉ có 10% đạt trình
độ từ cấp 3 trở lên. Do vậy, việc ghi chép nhật ký
đồng ruộng là vô cùng khó khăn do yêu cầu sổ tay
ghi chép có quá nhiều chi tiết.
2) Nông dân mua giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật... thường không có hóa đơn, chứng từ
xác nhận nơi bán nên việc truy nguyên nguồn gốc
gặp nhiều khó khăn, khó đáp ứng theo quy định.
3) Chưa biết cách sơ cứu người lao động khi bị
ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.
4) Không có thói quen sử dụng đồ bảo hộ lao
động khi phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.
5) Những dụng cụ phun xịt thuốc bảo vệ thực
vật của nông hộ thường không được vệ sinh sạch
sẽ và bảo dưỡng sau mỗi lần phun thuốc.
6) Tính cộng đồng trong quản lý dịch hại rất
kém, ít chia sẻ cho nhau về cách phòng trị dịch hại
hiệu quả, dẫn đến mỗi người sử dụng thuốc không
giống nhau.
7) Kiến thức về kỹ thuật canh tác và quản lý
dịch hại trên ruộng lúa còn hạn chế.
Xuất phát từ những khó khăn vừa nêu trên,
chúng tôi đã xây dựng nhóm giải pháp để tháo gỡ
từng khó khăn. Nhóm các giải pháp mang lại hiệu
quả cao nhất là:
1) Giải thích rõ cho nông dân hiểu tầm quan
trọng của việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, thiết
kế quyển nhật ký thật gọn, dễ hiểu và dễ ghi. Việc
ghi chép chia thành 3 công đoạn, công đoạn 1 là
cán bộ hướng dẫn cho từng hộ nông dân cách ghi,
công đoạn 2 hướng dẫn cho ban quản lý tổ cách
hướng dẫn cho tổ viên ghi thông qua các buổi họp
tổ và cuối cùng tổ viên tự ghi và ban quản lý tổ
chia ra phụ trách để kiểm tra.
2) Tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác,
trong đó quan tâm nhiều về kỹ thuật bón phân, biện
pháp quản lý dịch hại theo hướng đồng nhất và
cộng đồng: cùng loại thuốc, cùng loại phân, cùng
thời điểm bón phân và cùng thời điểm phun xịt.
3) Tăng cường vai trò của cán bộ nông nghiệp xã
trong hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật cho tổ sản xuất.
2.2.3. Bảo quản và xử lý rác thải nông dược
Kết quả khảo sát 118 hộ dân trong vùng triển
khai đề tài có đến trên 80% hộ dân không có nhà
kho để bảo quản phân thuốc, nếu có thì không phù
hợp chức năng hoặc là nơi trữ tất cả các vật dụng
ít sử dụng đến của gia đình. Rác thải nông dược
không được thu gom hoặc nếu có thu gom thì bán
ve chai. Có đến 12/12 tiêu chí A không đạt theo
quy định. Những giải pháp được sử dụng để giải
quyết khó khăn trên là:
1) Hỗ trợ một phần kinh phí (160.000đ/hộ) và
hướng dẫn cách thiết kế và bố trí phân thuốc theo
đúng quy định. Số tiền hỗ trợ không lớn nhưng thể
hiện sự quan tâm sẽ tạo được sự đồng thuận cao
trong việc tuân thủ theo đúng quy định.
2) Thông qua biện pháp tuyên truyền hướng
dẫn, nông dân có thể làm tốt khâu quản lý rác thải
nhưng phần xử lý rác thải nông dược cần phải có
sự vào cuộc của các đơn vị, tổ chức có liên quan,
đây cũng là vấn đề gây nhiều bức xúc nhất trong
giai đoạn hiện nay. Giải pháp đề xuất là các đại lý
bán vật tư nông nghiệp phải chịu trách nhiệm thu
gom lại rác thải và các loại thuốc hết hạn sử dụng.
2.3 Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP
Để được công nhận VietGAP thì hồ sơ và cách
vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng là vô cùng
phức tạp và khó thực hiện nhất, có đến 20 tiêu chí
cần đạt. Để xây dựng được bộ hồ sơ hệ thống và
cách vận hành đòi hỏi người xây dựng phải có
trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm về vận
hành hệ thống đảm bảo chất lượng. Khi đánh giá
về nguồn nhân lực và kinh nghiệm của tổ sản xuất
lúa, kết quả cho thấy họ không thể đảm trách được
công việc này. Vì vậy, giải pháp được đề xuất là
nhờ sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn trong việc
xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, tập huấn
7Soá 15, thaùng 9/2014 7
Khoa hoïc Coâng ngheä
cách vận hành cho tổ sản xuất và xây dựng đội ngũ
kế thừa khi đề tài kết thúc. Kết quả bộ hồ sơ hệ
thống đảm bảo chất lượng cần phải đạt bao gồm
các mục sau:
1. Hệ thống hồ sơ chất lượng sản xuất lúa theo
tiêu chuẩn VietGAP của tổ sản xuất lúa ấp A. LT
01/HTCL-A
2. Sổ ghi chép hoạt động sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn VietGAP của tổ sản xuất ấp A. LT 02/SGC-A
3. Danh mục phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
thường sử dụng trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn
VietGAP của tổ sản xuất ấp A. LT 03/DMT&P-A
4. Tài liệu tập huấn “Sản xuất lúa chất lượng
cao theo tiêu chuẩn VietGAP”. LT 04/TLTH-A
5. Kết quả phân tích mẫu đất, nước vùng
sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. LT 05/
KQĐ&N-A
6. Bản đồ chỉ dẫn địa lý vùng quy hoạch sản
xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
7. Danh sách tổ viên và diện tích sản xuất lúa
theo tiêu chuẩn VietGAP.
8. Danh sách lao động của nông hộ tham gia
sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
9. Biển cảnh báo khu vực cách ly.
10. Hướng dẫn biện pháp sơ cấp cứu ngộ độc
thuốc bảo vệ thực vật.
11. Bảng phân tích mối nguy các yếu tố đầu vào.
Một số điểm lưu ý đã được rút ra trong quá trình
thực hiện là Ban Quản lý phải có diện tích đất sản
xuất trong tổ hoặc hợp tác xã và tùy theo trình độ
và tâm huyết của Tổ trưởng hay Chủ nhiệm Hợp
tác xã mà có số lượng tổ viên cho phù hợp, thông
thường từ 20 – 40 tổ viên/tổ hay hợp tác xã là phù
hợp. Việc quản lý và vận hành hệ thống quản lý
chất lượng vô cùng phức tạp, vì vậy trong các cơ
chế chính sách hỗ trợ đến tổ hợp tác hay hợp tác
xã nên tạo điều kiện về tài chính cho ban quản lý
để vận hành tốt hơn hệ thống quản lý chất lượng.
2.4 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Có 5 tiêu chí A và 1 tiêu chí B nhưng rất khó để
đạt được các tiêu chí này. Để đạt được chúng tôi đã
triển khai các giải pháp sau:
Tuyền truyền về thời gian cách ly bón phân và
phun xịt thuốc theo đúng quy định. Kết quả điều
tra 30 hộ dân trong vùng sản xuất được trình bày
ở Bảng 3 cho thấy, thời gian cách ly phân bón lá
trước thu hoạch cao nhất là vào khoảng 21 – 30
ngày chiếm 64,5%, từ 11 - 20 ngày chiếm 41,9%
và hơn 30 ngày chiếm 9,6%. Như vậy, với quy
trình canh tác khuyến cáo đã đảm bảo được dư
lượng Nitrate trong gạo dưới ngưỡng cho phép do
đảm bảo thời gian cách ly sử dụng phân bón lá
trước thu hoạch từ 10-15 ngày.
Bảng 3: Thời gian cách ly phân bón lá
trước khi thu hoạch
STT Thời gian (ngày) Tần số
Phần
trăm (%)
1 < 15 0 0
2 15- 20 26 41,9
3 21 – 30 40 64,5
4 >30 6 9,6
Tổng 62 100,0
Dư lượng kim loại nặng và nông dược là những
tiêu chí quan trọng liên quan mật thiết với chất
lượng hạt gạo. Bên cạnh yếu tố khách quan là
trong đất có tồn tại dư lượng thì kỹ thuật canh tác
đóng vai trò quan trọng trong việc lưu tồn dư lượng
trong sản phẩm. Biện pháp kiểm soát tốt và hạn
chế là đảm bảo thời gian cách ly. Kết quả điều tra
được trình bày ở Bảng 4 cho thấy, thời gian cách ly
dưới 15 ngày là 0%, chủ yếu thời gian cách ly của
nông hộ từ 16 – 23 ngày chiếm tỷ lệ 21,0%, trong
khi đó thời gian cách ly hơn 23 ngày chiếm tỷ lệ
79,0%. Kết quả này cho thấy nông hộ đã tuân thủ
tốt về thời gian cách ly khi phun xịt thuốc5.2
Bảng 4. Thời gian cách ly phun thuốc bảo vệ
thực vật trước thu hoạch
STT
Thời gian
cách ly
Tần số Phần trăm (%)
1 < 7 ngày 0 0
2 8-15 ngày 0 0
3 16-23 ngày 13 21,0
4 > 23 ngày 49 79,0
Tổng 62 100
Giới hạn về dư lượng kim loại nặng và thuốc
bảo vệ thực vật được quy định tại Quy chuẩn Việt
Nam: QCVN 8-2:2011/BYT và EU Pesticides
database6. Kết quả lấy 8 mẫu gạo Tổ sản xuất lúa
ấp Ô Mịch phân tích 6 chỉ tiêu có tần suất sử dụng
nhiều và có nguy cơ tồn tại dư lượng trong gạo cho
thấy, không có chất nào vượt ngưỡng giới hạn cho
phép theo quy định.3
5 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn An Giang. Quy trình kỹ
thuật sản xuất lúa, nếp chất lượng cao, an toàn, xem 8.10.2009,
<
AnToan.doc>.
6 EU Pesticides database. Pesticides Residues, xem 20.3.2014,
8Soá 15, thaùng 9/2014 8
Khoa hoïc Coâng ngheä
Bảng 5. Dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu gạo vụ Đông xuân 2012-2013
tại tổ sản xuất lúa ấp Ô Mịch, xã Châu Điền
TT Tên mẫu
Chỉ tiêu phân tích/ Testing parameters
D
ifenoconazole
N
itrate (*)
propiconazole
C
d (*)
P
b (*)
A
s (*)
Phương pháp thử/
testing Method
AOAC
2007,01
LOD=1
µg/kg
TCVN
7991:2009
LOD=0,2
µg/kg
AOAC
2007,01
LOD=10
µg/kg
AOAC
999,10:2007
LOD=5 µg/kg
AOAC
999,10:2007
LOD=25 µg/
kg
Marine Fisheries
Research
deparmentSingapore
LOD=12 µg/kg
1.1 TV110413lu01 53,42 ND / / / /
1.2 TV110413lu02 / / ND / / /
1.3 TV110413lu03 6,97 / / ND ND /
1.4 TV110413lu04 / ND ND / / /
1.5 TV110413lu05 1,24 / / / / /
1.6 TV110413lu06 10,17 ND / / / /
1.7 TV110413lu07 / ND ND / / /
1.8 TV110413lu08 / / ND / / ND
Mức giới hạn tối đa cho phép 3000** - 700** 400 200** 1000**
Ghi chú:
(*): Chỉ tiêu được công nhận ISO 17025, (**) tiêu chuẩn Châu Âu
ND: Không phát hiện; /: không phân tích; -: chưa thấy quy định
Tương tự lấy 8 mẫu lúa Tổ sản xuất lúa ấp
Cựa Gà đại diện cho 58 tổ viên phân tích 6 chỉ
tiêu có tần suất sử dụng nhiều và có nguy cơ tồn
dư trong sản phẩm. Kết quả trình bày ở Bảng 6
cho thấy không có chất nào vượt ngưỡng theo
quy định.
Bảng 6. Dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu gạo vụ Đông Xuân 2012-2013
tại tổ sản xuất lúa ấp Cựa Gà, xã Thạnh Phú
TT Tên mẫu
Chỉ tiêu phân tích/ Testing parameters
D
ifenoconazole
propiconazole
A
zoxystrobin
N
itrate (*)
C
d (*)
Phương pháp thử/
testing Method
AOAC
2007,01
LOD=1
µg/kg
AOAC
2007,01
LOD=10
µg/kg
Sooku-An No.0124001, May
26,2006-Department of Food
Safety Ministry of health,
labour and Welfảe
LOD=10 µg/kg
TCVN
7991:2009
LOD=0,2
µg/kg
AOAC
999,10:2007
LOD=5 µg/
kg
1.1 TV070613lu01 / ND / / ND
1.2 TV070613lu02 13,42 / / / ND
1.3 TV070613lu03 11,39 / / / ND
1.4 TV070613lu04 33,65 / / / ND
1.5 TV070613lu05 3,80 / / / ND
1.6 TV070613lu06 16,80 / / ND ND
1.7 TV070613lu07 4,09 ND / / ND
1.8 TV070613lu08 / / ND ND /
Mức giới hạn tối đa cho phép 3.000** 700** 5.000** - 400
Ghi chú:
(*): Chỉ tiêu được công nhận ISO 17025, (**): tiêu chuẩn Châu Âu
ND: Không phát hiện, /: không phân tích; -: chưa thấy quy định
9Soá 15, thaùng 9/2014 9
Khoa hoïc Coâng ngheä
Kết quả phân tích 12 mẫu lúa đại diện cho
hai tổ sản xuất với 7 chỉ tiêu ở vụ 2 cho thấy,
đến 4 chất không phát hiện trong sản phẩm gồm:
Propiconazole, Azoxystrobin, Thiamethoxam và
2,4 D; còn lại 3 chất có phát hiện trong sản phẩm
nhưng vẫn không vượt ngưỡng theo quy định.
Bảng 7: Dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu gạo vụ Hè Thu 2013
tại 2 tổ sản xuất lúa VietGAP huyện Cầu Kè
TT Tên mẫu
Chỉ tiêu phân tích/ Testing parameters
propiconazole
D
ifenoconazole
A
zoxystrobin
T
hiam
ethoxam
N
itrate (*) 2,4 D Cd (*)
AOAC
2007,01
LOD=10
µg/kg
AOAC
2007,01
LOD=1
µg/kg
Sooku-An
No.0124001, May
26,2006-Department
of Food Safety
Ministry of health,
labour and Welfảe
LOD=10 µg/kg
AOAC
2007,01
LOD=2
µg/kg
TCVN
7991:2009
LOD=0,2
µg/kg
AOAC
2007,01
LOD=4
µg/kg
AOAC
999,10:2007
LOD=5
µg/kg
1. Tổ sản xuất lúa ấp Cựa Gà - Thạnh Phú
1.1 L0114 ND ND ND ND 23,2 ND 66,7
1.2 L0214 ND 2,5 ND ND 11,7 ND 42,0
1.3 L0314 ND 1,0 ND ND 23,2 ND 50,5
1.4 L0414 ND 7,86 ND ND 56 ND 26,4
1.5 L0514 ND ND ND ND 30 ND 30,3
1.6 L0614 ND 1,6 ND ND 62,6 ND 62,6
2. Tổ sản xuất lúa ấp Ô Mịch - Châu Điền
2.1 L0714 ND ND ND ND 30,2 ND ND
2.2 L0814 ND 2,54 ND ND 44,5 ND 44,0
2.3 L0914 ND 1,60 ND ND 30 ND 39,0
2.4 L1014 ND ND ND ND 34,1 ND ND
2.5 L1114 ND ND ND ND 29,4 ND ND
2.6 L1214 ND 4,64 ND ND 29,5 ND 46,4
Mức giới hạn tối
đa cho phép
700** 3.000** 5.000** 600** - 100 400
Ghi chú:
(*): Chỉ tiêu được công nhận ISO 17025, (**): tiêu chuẩn Châu Âu
ND: Không phát hiện,; -: chưa thấy quy định
Kết quả điều tra về thời gian cách ly và kết quả
phân tích mẫu qua 2 vụ liên tiếp cho thấy, quy trình
sản xuất lúa đảm bảo thời gian cách ly trên 15 ngày
sẽ đảm bảo hạt gạo về tồn dư dư lượng kim loại
nặng và thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
Quy định của VietGAP về dụng cụ thu hoạch,
phơi sấy và tồn trữ sản phẩm rất nghiêm ngặt và
đòi hỏi tính đồng nhất, trong khi điều kiện đáp ứng
của các nông hộ lại không giống nhau. Vì vậy, giải
pháp tốt nhất mà vẫn đảm bảo là bán lúa tươi cho
doanh nghiệp. Bởi chỉ có doanh nghiệp mới đáp
ứng được các tiêu chí giống nhau về phơi sấy và
bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay
là doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng cho việc thu
mua lúa theo tiêu chuẩn VietGAP bởi sản lượng
còn thấp, chưa đáp ứng đủ cho lô hàng xuất khẩu
và do nhiều yếu tố khác. Vì vậy, cần có sự can
thiệp tích cực hơn của các cơ quan quản lý trong
10
Soá 15, thaùng 9/2014 10
Khoa hoïc Coâng ngheä
việc mở rộng vùng nguyên liệu và cơ chế chính
sách thu mua lúa VietGAP để mối liên kết giữa
sản xuất và tiêu thụ được thiết lập chặt chẽ và bền
vững hơn.
Tóm lại, với sự chuẩn bị kỹ về hồ sơ, cơ sở vật
chất, cơ cấu tổ chức và sự hỗ trợ của Trung tâm
Chất lượng Nông Lâm Thủy sản Trà Vinh trong
việc đánh giá nội bộ, kết quả thực hiện đánh giá lần
đầu đã đạt 47 tiêu chí Tổ sản xuất lúa ấp Ô Mịch và
49 tiêu chí Tổ sản xuất lúa ấp Cựa Gà trong tổng số
55 tiêu chí đánh giá (có 6 tiêu chí không đánh giá
do tổ sản xuất bán lúa tươi) và sau khi khắc phục
các điểm không phù hợp để đạt 55 tiêu chí theo
quy định. Trung tâm Chất lượng Nông lâm Vùng
6 đã ra quyết định công nhận 102,94 ha với 118 hộ
tham gia. Mã số chứng nhận của tổ sản xuất lúa
ấp Ô Mịch: VietGAP-TT-13-01-84-0005 có giá trị
đến ngày 14/5/2015 và Tổ sản xuất lúa ấp Cựa Gà
có mã số chứng nhận: VietGAP-TT-13-01-84-0001
có giá trị đến ngày 1/8/2015.
3. Kết luận
Đề tài đã công nhận được 102,94 ha với 118 hộ
tham gia, vượt 2,94 ha so với mục tiêu ban đầu.
Để việc nhân rộng mô hình VietGAP được
thành công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời
gian tới, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
Phải tạo được sự đồng thuận của người dân
tham gia trong việc tuân thủ các quy định, quy
trình sản xuất và thời gian cách ly đảm bảo an toàn
khi phun xịt thuốc.
Cần có sự hỗ trợ chuyên môn về xây dựng bộ
hồ sơ, tập huấn chuyển giao về vận hành hệ thống
đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hỗ trợ một phần kinh phí về giống và nhà
kho trong đợt công nhận VietGAP lần 1.
Sớm có chính sách kêu gọi sự tham gia tích
cực của các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ lúa
hàng hóa và thu gom rác thải nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Bích Ngọc. 2009. Cải tạo ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng thực vật, xem 17.01.2009, <http://
www.thiennhien.net/2009/01/17/cai-tao-o-nhiem-kim-loai-nang-trong-dat-bang-thuc-vat/>.
Bộ Tài nguyên Môi trường. 2008. QCVN 03:2008/BTNMT về việc ban hành “ Quy chuẩn Giới hạn
kim loại nặng trong đất”.
Bộ Y tế. 2011. QCVN 8-2:2011/BYT về việc ban hành “Thông tư ban hành các quy chuẩn quốc gia
đối với giới hạn ô nhiễm hóa học trong thực phẩm”.
Bộ Y tế. 2007. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành ” Qui định giới hạn tối đa ô nhiễm
sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
Bộ Nông Nghiệp. 2010. Quyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT về việc ban hành “Quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa”.
EU Pesticides database. Pesticides Residues, xem 20.3.2014, <
public>
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn An Giang. 2009. Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa, nếp chất
lượng cao, an toàn, xem 8.10.2009, <
AnToan.doc>.
Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 6. 2013. Kết quả phân tích mẫu đất, nước và gạo
vùng sản xuất lúa VietGAP huyện Cầu Kè (Tài liệu lưu hành nội bộ).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (10).pdf