BÀN LUẬN
Kết quả thực nghiệm minh chứng cho quy
trình định lượng đồng thời calophyllolid và
curcumin I đạt các yêu cầu của một quy trình
định lượng.
Mẫu thử nghiệm là mẫu có thành phần
phức tạp nên công đoạn xử lý mẫu qua SPE là
cần thiết. Kết quả cùa việc xử lý mẫu ảnh
hưởng lớn đến độ đúng và độ chính xác của
quy trình, vì vậy việc thực hiện bước xử lý mẫu
cần tỉ mỉ, chính xác. Chúng tôi cũng đã thực
hiện thử nghiệm xác định tỷ lệ phục hồi về hàm
lượng trước và sau khi qua SPE, chứng minh
được hàm lượng thu hồi của cả hai hoạt chất
trên 98%, kết quả này góp phần khẳng định độ
đúng của quy trình phân tích.
Các điều kiện sắc ký cũng đã được khảo sát,
kết quả thử nghiệm cho thấy pha động có dung
môi acetonitril và được acid hóa bằng acid
formic cho các thông số sắc ký đạt yêu cầu hơn
so với dung môi methanol.
Mặc dù kỹ thuật rửa giải gradient khó đạt
độ chính xác đối với kết quả định lượng, tuy
nhiên do mẫu thử có thành phần là sự phối
hợp của cao chiết từ hai dược liệu nên thành
phần rất tạp. Các thử nghiệm bằng kỹ thuật
isocratic cho sắc ký đồ không đạt độ tinh khiết
tại thời gian lưu của cả hai pic urcumin I và
calophylloid. Vì vậy, chúng tôi chọn kỹ thuật
rửa giải gradient cho quy trình phân tích.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình định lượng đồng thời Calophyllolid và curcumin I trong dầu mù u – nghệ bằng phương pháp HPLC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 229
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG ĐỒNG THỜI
CALOPHYLLOLID VÀ CURCUMIN I TRONG DẦU MÙ U –
NGHỆ BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC
Nguyễn Hoàng Thảo My*, Nguyễn Hữu Lạc Thủy*, Võ Thị Bạch Huệ*
TÓM TẮT
Mở đầu – Mục tiêu: Chế phẩm Dầu Mù u kết hợp với Nghệ (Dầu Mù u – Nghệ) l| hướng nghiên cứu kế
thừa từ những dữ liệu khoa học đã được chứng minh về tác dụng tương hỗ của dầu Mù u và Nghệ v|ng cũng
như giới thiệu và tiêu chuẩn hóa dạng sản phẩm mới.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo s{t c{c điều kiện để xây dựng và thẩm định phương ph{p HPLC để
định lượng đồng thời calophyllolid và curcumin I trong dầu Mù u – Nghệ.
Đối tượng nghiên cứu: calophyllolid và curcumin I.
Phương pháp nghiên cứu: khảo sát quy trình xử lý mẫu v| c{c điều kiện sắc ký để xây dựng và thẩm định
quy trình định lượng đồng thời calophyllolid và curcumin I trong mẫu dầu Mù u – Nghệ bằng phương ph{p
HPLC.
Kết quả: Quy trình xử lý mẫu: calophyllolid và curcumin trong mẫu thử được chiết bằng dung môi hòa tan
và xử lý bằng kỹ thuật chiết pha rắn (SPE). Điều kiện sắc ký: Cột C18 Waters (250 x 4,6 mm; 5 m); pha động: kỹ
thuật rửa giải gradient với chương trình dung môi acetonitril acid formic 0,1%; nhiệt độ cột: 40 oC; tốc độ dòng:
1 ml/phút; thể tích tiêm: 10 μl; bước sóng phát hiện: 270 nm. Kết quả thẩm định: Quy trình đã được thẩm định
với các chỉ tiêu về độ đặc hiệu, tính tuyến tính (curcumin I: y = 17386x, R2 = 0,9996, khoảng nồng độ khảo sát 1,0
– 16,0 ppm và calophyllolid: y = 29309x, R2 = 0,9998, khoảng nồng độ khảo sát 5,0 – 80,0 ppm), độ lặp lại
(curcumin I RSD% = 2,00 v| calophyllolid RSD% = 1,79), độ chính xác trung gian (curcumin I RSD% = 1,98 và
calophyllolid RSD% = 1,31) v| độ đúng (tỷ lệ phục hồi của curcumin I v| calophyllolid đều từ 98 – 102%;
curcumin I RSD% = 1,34; calophyllolid RSD% = 1,28) với các thông số sắc ký đều đạt yêu cầu của một quy trình
định lượng.
Kết luận: Quy trình ph}n tích HPLC định lượng được đồng thời calophyllolid v| curcumin I đạt các yêu
cầu thẩm định, l| cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm của dầu Mù u – Nghệ.
Từ khóa: dầu Mù u – Nghệ, calophyllolid, curcumin I, HPLC, SPE, Ho C
ABSTRACT
QUANTITATIVE DETERMINATION OF CALOPHYLLOLIDE AND CURCUMIN I IN TAMANU –
TURMERIC OIL BY HIGH PERFORMANCE LIQUID CHROMATOGRAPHY (HPLC) METHOD
Nguyen Hoang Thao My, Nguyen Huu Lac Thuy, Vo Thi Bach Hue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018:229 - 234
Background – Objectives:The combination of Calophyllum inophyllum seed oil and Curcuma longa (also
called tamanu – turmeric oil) is a study based on proven scientific data on the synergistic effects of tamanu oil and
turmeric as well as introduce and standardize new product types. The objectives of this study, we researched some
conditions for development and validation the determination of calophyllolide and curcumin I in tamanu –
turmeric oil by HPLC method.
*Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hữu Lạc Thủy ĐT: 091.551.7890 Email: nguyenhuulacthuy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 230
Methods: Finding out the sample processing and the suitable chromatographic conditions for determination
of calophyllolide and curcumin I by HPLC method, after that it was validated in system suitability, selectivity,
linearity range, precision and accuracy.
Results: The sample was processed by solid phase extraction (SPE). The suitable chromatographic conditions
for separation of calophyllolide and curcumin I were obtained using: a stainless steel column (250 x 4.6 mm),
packed with octadecylsilane bonded to porous silica (5 m); mobile phase: a mixture of acetonitrile and formic
acide 0.1% with gradient elution technique; flow rate 1 ml per minute; injection volume 10 µl; column
temperature 40 oC; 270 nm PDA detector. The method were validated selectivity and showed linearity range of
calophyllolide (5.0 – 80.0 ppm; ŷ = 29309x; R2 = 0.9998) and curcumin I (1.0 – 16.0 ppm; ŷ=17386x; R2 =
0.9996), respectively of calophyllolide and curcumin I, precision of both calophyllolide and curcumin I with RSD ≤
2.0%; accuracy with recovery ratio in 98 – 102 %.
Conclusions: HPLC method was succeessfully determinated calophyllolide and curcumin I as well as
validated this process, which is databased to construct the analytical standards of tamanu – turmeric oil.
Keywords: tamanu – turmetic oil, calophyllolide, curcumin I, HPLC, SPE
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dầu Mù u – Nghệ là sự phối hợp của dầu
Mù u với dầu Nghệ tạo dạng thành phẩm
mang hoạt tính điều trị tốt hơn nhờ vào tác
dụng tƣơng hỗ củ h i dƣợc liệu này. Các
nghiên cứu định lƣợng calophyllolid trong
Mù u hay curcumin I trong Nghệ(1) đã đƣợc
một số tài liệu công bố, tuy nhiên hiện nay vẫn
chƣ có c ng trình n|o c ng bố phƣơng ph{p
định lƣợng đồng thời 2 hoạt chất này trong
thành phẩm dầu Mù u – Nghệ.
Calophyllolid là một marker trong dầu
Mù u với hoạt tính kháng viêm, kháng
khuẩn và giúp mau lành vết thƣơng(2,4).
Curcumin I là nhóm hoạt chất mang tác
động kháng viêm(5) và chống oxi hóa(3). Vì
vậy, mục tiêu đề tài là xây dựng và thẩm
định phƣơng ph{p định lƣợng đồng thời
calophyllolid và curcumin trong thành
phẩm dầu Mù u – Nghệ bằng sắc ký lỏng
hiệu năng c o HPLC , từ đó đề nghị giới
hạn h|m lƣợng của hai hoạt chất này trong
chế phẩm.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Calophyllolid và curcumin I.
Nguyên vật liệu
Chất đối chiếu calophyllolid (94,90%) và
curcumin I (92,93%) do nhóm nghiên cứu
phân lập.
Mẫu nghiên cứu
Thành phẩm dầu Mù u – Nghệ do nhóm
nghiên cứu điều chế.
Thiết bị chính
HPLC Alliance 2695-2996, đầu dò PDA; cột
C18 Waters (250 x 4,6 mm; 5 µm) và một số thiết
bị kh{c đã đƣợc hiệu chuẩn định kỳ theo quy
định.
Dung môi - hóa chất
Acetonitril, methanol đạt tiêu chuẩn HPLC
Merck ; nƣớc cất 2 lần dùng cho sắc ký lỏng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Khảo sát điều kiện xử lý mẫu
Khảo sát dung môi hòa tan mẫu: methanol
và acetonitril, chọn dung m i hò t n đƣợc
c lophyllolid v| curcumin; đƣờng nền trên sắc
ký đồ HPLC ổn định.
Xử lý mẫu: dùng dung m i hò t n đã khảo
s{t để chiết curcumin I và calophyllolid từ dầu
mẫu thử, tiếp tục xử lý bằng kỹ thuật chiết pha
rắn (SPE). Khảo sát các dung môi rửa giải qua
SPE, dịch rửa giải qu SPE đƣợc phân tích bằng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 231
HPLC. Chọn ph}n đoạn thu đƣợc curcumin và
calophyllolid với tỷ lệ phục hồi trên 98%.
Các khảo sát về phƣơng ph{p ph}n tích để
lựa chọn điều kiện sắc ký cho sắc ký đồ đạt yêu
cầu về độ phân giải giữ c{c pic định lƣợng và
các pic lân cận, cũng nhƣ c{c yêu cầu thông số
pic sắc ký nhƣ độ bất đối, độ tinh khiết pic.
Khảo sát các điều kiện sắc ký tách đồng thời
calophyllolid và curcumin I bằng HPLC
C{c điều kiện dự kiến: tốc độ dòng 1
mL/phút, bƣớc sóng 270 nm, nhiệt độ cột 40 oC.
Khảo s{t ph động (pH và tỷ lệ dung môi) và kỹ
thuật rửa giải đẳng dòng, gradient).
Dung môi khảo sát gồm acetonitril hoặc
meth nol đƣợc phối hợp với acid formic.
Thẩm định quy trình phân tích HPLC
Thẩm định theo hƣớng dẫn chung về thẩm
định quy trình: khảo sát tính phù hợp hệ thống,
tính đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ chính xác,
độ đúng
S u khi quy trình đạt các yêu cầu về thẩm
định, áp dụng phƣơng ph{p lên 3 mẫu sản xuất
thử nghiệm, đề nghị giới hạn định lƣợng
curcumin I và calophyllolid cho sản phẩm.
KẾT QUẢ
Kết quả khảo sát điều kiện xử lý mẫu
Trên sắc ký đồ HPLC, mẫu thử chiết bằng
meth nol cho đƣờng nền ổn định và hệ số
phân giải giữa các pic hiệu quả hơn mẫu thử
chiết bằng acetonitril.
Xử lý mẫu
Cân chính xác khoảng 1,0 g dầu cho vào
bình định mức 50 ml, hò t n v| điền đầy
bằng methanol. Để yên 30 phút, dung dịch
tách thành 2 lớp, lấy chính xác 10 ml lớp dịch
bên trên, cho b y hơi hết dung m i đến cắn.
Cho toàn bộ cắn này vào cột SPE, loại tạp bằng
5 ml hỗn hợp methanol – nƣớc (50 : 50); tiếp
tục rửa giải bằng 5 ml dung môi methanol –
nƣớc (60 : 40), cho toàn bộ dịch chiết vào bình
định mức 10 ml, điền dung m i đến vạch.
Tỷ lệ phục hồi đƣợc khảo sát trên mẫu chuẩn
trƣớc và sau khi xử lý qua SPE (bảng 1, hình 1).
Bảng 1: Tỷ lệ phục hồi của hỗn hợp mẫu chuẩn trước
và sau khi qua SPE.
Nồng độ chuẩn
S Chưa qua SPE
(µV x giây)
S Qua cột SPE
S (µV x giây)
Tỷ lệ phục
hồi (%)
Curcumin (40
ppm)
788130 772529 98,02
Calophyllolid
(250 ppm)
7496766 7465498 99,58
Mẫu chuẩn curcumin I v| calophyllolid chưa xử lý qua
SPE
Mẫu chuẩn curcumin I và calophyllolid sau khi xử lý
qua SPE
Hình 1: Sắc ký đồ hỗn hợp mẫu chuẩn trước và sau khi xử lý qua SPE
Kết quả khảo sát các điều kiện sắc ký tách
đồng thời calophyllolid và curcumin I bằng
HPLC
Mẫu trắng: dung môi pha mẫu. Mẫu hỗn
hợp đối chiếu: calophyllolid và curcumin I nồng
độ tƣơng ứng 20 v| 3,5 µg/mL đƣợc pha trong
ph động.
- Các hệ ph động đã khảo sát bao gồm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 232
acetonitril phối với acid formic 0,1% với các tỷ lệ
(65 : 35), (60 : 40), (57 : 43) và (55 : 45).
Kết quả khảo sát cho thấy: tỷ lệ dung môi
acetonitril - acid formic (60 : 40) cho kết quả
SKĐ tối ƣu hơn về thông số độ phân giải. Tuy
nhiên, các khảo sát với kỹ thuật isocratic trên
đều chƣ đạt yêu cầu về độ tinh khiết, vì vậy
các khảo sát tiếp theo đƣợc thực hiện nhằm cải
thiện thông số độ tinh khiết của 2 pic
calophyllolid và curcumin I.
- Thử nghiệm tiếp theo đƣợc khảo sát trên
một vài tỷ lệ ph động của acetonitril – dung
dịch acid formic 0,1 % với kỹ thuật rửa giải
gradient.
Kết quả cho thấy tại bƣớc sóng 270 nm có pic
curcumin I và calophyllolid tách hoàn toàn khỏi
các pic lân cận v| đạt độ tinh khiết theo yêu cầu
sắc ký.
Nhƣ vậy, điều kiện sắc ký thích hợp để
định lƣợng đồng thời calophyllolid và
curcumin I: cột C18 (250 x 4,6 mm; 5 µm), tốc độ
dòng 1 mL/phút, thể tích tiêm mẫu 10 µL, bƣớc
sóng phát hiện 270 nm, nhiệt độ cột 40 oC.
Ph động là hệ dung môi acetonitril – dung
dịch cid formic 0,1 % pH 3,5 theo chƣơng
trình gr dient đƣợc trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Chương chình dung môi
Thời gian (phút) Tỉ lệ acetonitril – acid formic 0,1% (pH
3,5)
0
10
25
35
60 : 40
55 : 45
65 : 35
60 : 40
Điều kiện n|y đã t{ch ho|n to|n 2 pic khảo
sát, có thể tiến hành các thử nghiệm khảo sát
tính phù hợp hệ thống và thẩm định quy
trình.
Khảo sát tính phù hợp hệ thống
Tiến hành sắc ký 6 lần dung dịch hỗn hợp
đối chiếu (bảng 3) và mẫu thử (bảng 4).
Bảng 3: Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống trên
dung dịch hỗn hợp đối chiếu
Chất phân
tích
Giá trị
thống
kê
Thời gian
lưu (phút)
Diện tích
pic (µVxs)
Hệ số
bất
đối
Độ
phân
giải
Curcumin I
TB 6,55 60087
1,4 3,7
RSD 0,09% 1,39 %
Calophyllolid
TB 28,28 627097
1,1 3,7
RSD 0,09 % 0,61%
Bảng 4: Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống trên
mẫu thử dầu Mù u – Nghệ
Chất phân
tích
Giá trị
thống
kê
Thời gian
lưu (phút)
Diện tích
pic (µVxs)
Hệ số
bất
đối
Độ
phân
giải
Curcumin I
TB 6,53 61031
1,3 3,7
RSD 0,22% 1,97%
Calophyllolid
TB 27,96 656984
1,0 3,3
RSD 0,36% 0,54%
Như vậy, RSD thời gi n lƣu v| diện tích
của 2 pic khảo s{t đều < 2 %, hệ số bất đối
trong khoảng 0,8 – 1,5; độ phân giải giữa 2 pic
> 1,5: quy trình đạt tính phù hợp hệ thống.
Thẩm định quy trình
Tính đặc hiệu
Kết quả khảo s{t tính đặc hiệu: sắc ký đồ
mẫu trắng không có tín hiệu pic tại thời gian
lƣu của các pic trong mẫu đối chiếu tƣơng
ứng. Dung dịch thử: sắc ký đồ có các pic tách
nhau hoàn toàn và thời gi n lƣu của hai pic
cần định lƣợng trong mẫu thử tƣơng đƣợng
với trong mẫu đối chiếu.
Sắc ký đồ mẫu thử thêm chất đối chiếu,
chiều cao và diện tích của pic curcumin I và
c lophyllolid tăng lên so với mẫu thử; phổ Uv
– Vis của 2 pic hoạt chất cần định lƣợng trong
mẫu thử tƣơng ứng với phổ Uv – Vis trong
mẫu đối chiếu.
Sử dụng chức năng kiểm tr độ tinh khiết
cho thấy các pic khảo s{t đều đạt yêu cầu.
Như vậy, quy trình đạt yêu cầu về độ đặc hiệu
(Hình 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 233
Sắc ký đồ (SKĐ) mẫu trắng SKĐ hỗn hợp mẫu đối chiếu
SKĐ mẫu thử dầu Mù u – Nghệ SKĐ mẫu đối chiếu + thử
Hình 2: SKĐ độ đặc hiệu của quy trình định lượng
Kết quả thẩm định khoảng tuyến tính, độ đúng,
độ chính xác
Kết quả dữ liệu thống kê cho thấy quy trình
định lƣợng đồng thời calophyllolid và curcumin
I đạt các yêu cầu về thẩm định.
Bảng 5: Kết quả các thử nghiệm theo yêu cầu thẩm định quy trình
Curcumin I Calophyllolid
Phương trình hồi quy
Hệ số tương quan
ŷ = 17386 x
R = 0,9996
ŷ = 29309 x
R = 0,9998
Khoảng tuyến tính 1, 0 – 16,0 µg/mL 5 – 80 µg/mL
Độ chính xác (n=6)
- Độ lặp lại
- Độ chính xác trung gian
RSD 2,00% ≤ 2%
RSD 1,98% ≤ 2%
RSD 1,79% < 2%
RSD 1,31% < 2%
Độ đúng (n = 9)
Mẫu thử thêm đối chiếu (50%, 100% và 150%)
Tỷ lệ phục hồi 98,0 – 101,1%
RSD 1,34 %
Tỷ lệ phục hồi 98,12 – 101,95 %
RSD 1,28 %
Quy trình đƣợc ứng dụng để x{c định hàm
lƣợng hoạt chất của mẫu thử từ 3 lô dầu Mù u –
Nghệ sản xuất thử:
Lô 1 Lô 2 Lô 3
Hàm lượng TB curcumin I (%) 0,031 0,031 0,030
Hàm lượng TB calophyllolid (%) 0,22 0,23 0,22
Từ kết quả định lƣợng trên 3 lô sản xuất thử,
kiến nghị về giới hạn h|m lƣợng của hai hoạt
chất này trong dầu Mù u – Nghệ:
H|m lƣợng C% của curcumin I trong dầu
Mù u – Nghệ phải ≥ 0,03%.
H|m lƣợng C% của calophyllolid trong dầu
Mù u – Nghệ ≥ 0,20%.
BÀN LUẬN
Kết quả thực nghiệm minh chứng cho quy
trình định lượng đồng thời calophyllolid và
curcumin I đạt các yêu cầu của một quy trình
định lượng.
Mẫu thử nghiệm là mẫu có thành phần
phức tạp nên công đoạn xử lý mẫu qua SPE là
cần thiết. Kết quả cùa việc xử lý mẫu ảnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 234
hưởng lớn đến độ đúng và độ chính xác của
quy trình, vì vậy việc thực hiện bước xử lý mẫu
cần tỉ mỉ, chính xác. Chúng tôi cũng đã thực
hiện thử nghiệm xác định tỷ lệ phục hồi về hàm
lượng trước và sau khi qua SPE, chứng minh
được hàm lượng thu hồi của cả hai hoạt chất
trên 98%, kết quả này góp phần khẳng định độ
đúng của quy trình phân tích.
Các điều kiện sắc ký cũng đã được khảo sát,
kết quả thử nghiệm cho thấy pha động có dung
môi acetonitril và được acid hóa bằng acid
formic cho các thông số sắc ký đạt yêu cầu hơn
so với dung môi methanol.
Mặc dù kỹ thuật rửa giải gradient khó đạt
độ chính xác đối với kết quả định lượng, tuy
nhiên do mẫu thử có thành phần là sự phối
hợp của cao chiết từ hai dược liệu nên thành
phần rất tạp. Các thử nghiệm bằng kỹ thuật
isocratic cho sắc ký đồ không đạt độ tinh khiết
tại thời gian lưu của cả hai pic urcumin I và
calophylloid. Vì vậy, chúng tôi chọn kỹ thuật
rửa giải gradient cho quy trình phân tích.
KẾT LUẬN
Bằng phƣơng ph{p sắc ký lỏng hiệu năng
cao với đầu do dãy diod qu ng, quy trình định
lƣợng đồng thời calophyllolid và curcumin I
trong mẫu thử dầu Mù u – Nghệ đã đạt các yêu
cầu theo theo thẩm định Đ}y l| cơ sở để xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm với mức
kiến nghị cho h|m lƣợng % curcumin I là ≥
0,03% và calophyllolid là ≥ 0,20%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ardi N, Abdul R, Endang L, Nuning R and Sudjadi (2015).
Analysis of Curcumin in ethanolic extract of Curcuma longa Linn.
and Curcuma xanthorriza Roxb using High Performance Liquid
Chromatography with UV-Detection. Research Journal of
Phytochemistry, 9: 188-194.
2. Bin ZM, Ilham Z (2014), Anti - infalmmatory activity of
Calophyllum inophyllum fruits extracts, Procedia Chemistry, 13:
218-220.
3. Borra SK, Prema G, Jayamathi RC (2013), Antioxidation and free
radical scavenging activity of curcumin determined by using
different in vitro and ex vivo models, Journal of Medicinal Plants
Research. 7 (36): 2680-2690.
4. Shanmugapriya CY (2016), Calophyllum inophyllum: A medical
Plant with multiple curative values. Research Journal of
Pharmaceutical, Biological and Medical,7 (4): 1446 - 1452.
5. Soheil ZM, Hbash AK, Pouya H (2014), A review on
Antibacterial, Antiviral and Antifungal activity of Curcumin,
BioMe Research International. pp. 337-339.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_quy_trinh_dinh_luong_dong_thoi_calophyllolid_va_cur.pdf