Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy
- Trứng sau khi lấy được 10 ngày thì lấy 3-5
vỉ trứng (tùy lượng trứng nhiều hay ít) cho vào
chậu nước (trứng phải chìm dưới mặt nước).
Sau khi trứng nở thành bọ gậy tuổi 1, cho vào
chậu nuôi một viên thức ăn của chó.
- Thay nước cho bọ gậy mỗi ngày vào buổi
sáng, dùng vợt có lưới mịn lọc bọ gậy và thay
chậu mới mỗi ngày.
- Sau 12-14 ngày bọ gậy nở thành quăng
(tính từ lúc tuổi 1). Bắt quăng vào chén và để
vào lồng cho nở thành muỗi. Mỗi chén khoảng
100 quăng, mỗi lồng đặt 5 chén.
- Ghi tên loài, thế hệ muỗi và ngày tháng bỏ
quăng vào lồng.
Lưu ý: Thay nước cho bọ gậy mỗi ngày vào
buổi sáng, dùng vợt có lưới mịn lọc bọ gậy và
thay khay mới mỗi ngày. Khi thấy bọ gậy trong
1 khay nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3 thau.
Hút bỏ bọ gậy chết trong thau (nếu có).
Kỹ thuật nuôi muỗi trưởng thành
- Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông
gòn thấm dung dịch đường glucose 10% vào
lồng muỗi; lấy chén quăng đã nở hết ra.
- Sau khi muỗi nở được 3 ngày thì cho đốt
chuột (cho chuột đã được cố định trong lồng
vào 1 cái chén và cho vào lồng muỗi), cho chuột
vào buổi chiều hôm trước và lấy ra vào buổi
sáng ngày hôm sau.
- Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt.
- Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt
đĩa petri có giấy thấm ướt nước để lấy trứng vào
các lồng muỗi.
- Thay dung dịch glucose 10% mỗi ngày.
(Dung dịch glucose 10% được pha và sử dụng
trong ngày).
- Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi
trưởng thành.
Lưu ý: Khi trong lồng muỗi còn ít con, dồn
muỗi vào lồng cùng loài. Rửa sạch lồng muỗi.
Khi lấy chén quăng, thay nước đường, cho
chuột vào lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để
muỗi bay ra ngoài. Đặt lồng muỗi trên kệ tránh
kiến.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi và bảo quản muỗi ở phòng thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 240
XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI
VÀ BẢO QUẢN MUỖI Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM
Lê Thành Đồng*, Huỳnh Kha Thảo Hiền*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và thực hiện các thử nghiệm, khảo nghiệm đánh
giá hiệu lực của các hóa chất, chế phẩm xua, diệt côn trùng sử dụng trong y tế và gia dụng, đồng thời phục vụ
cho công tác giảng dạy, Viện Sốt rét - KST - CT TP. Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy
trình kỹ thuật nuôi và bảo quản muỗi ở phòng thí nghiệm”.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là muỗi Anopheles dirus, Anopheles epiroticus
(truyền bệnh sốt rét), muỗi Aedes aegypti (truyền bệnh sốt xuất huyết). Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Quan sát các thao tác kỹ thuật, phân tích, bổ sung hoàn thiện các nội dung kỹ thuật, các thành phần, tiêu chuẩn,
điều kiện nuôi, bảo quản và tổ chức biên soạn thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
Kết quả: Đã hoàn thiện 3 quy trình kỹ thuật nuôi, bảo quản muỗi An. dirus, An. epiroticus và Ae. Aegypti.
Trong đó có các phần quy định về điều kiện phòng nuôi, dụng cụ, vật tư và thức ăn, nước nuôi bọ gậy và muỗi,
về kỹ thuật nuôi, kỹ thuật lấy trứng và bảo quản trứng, kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy, kỹ thuật chăm sóc
muỗi.
Kết luận: Việc nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, các điều kiện, các bước kỹ thuật và biên soạn thành tài
liệu hướng dẫn kỹ thuật đã đáp ứng nhu cầu đặt ra của đề tài, làm cẩm nang cho việc nuôi, bảo quản muỗi ở
phòng thí nghiệm.
Từ khóa: nuôi muỗi sốt rét, nuôi muỗi sốt xuất huyết.
ABSTRACTS
DEVELOP A TECHNICAL PROCESS OF FEEDING AND STORING MOSQUITOES IN LABORATORY
Le Thanh Dong, Huynh Khao Thao Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 240 - 245
Background: In order to meet demand of scientific research and conduct tests and experiments assessing
validity of chemicals and products to eliminate malaria vectors used in health facilities and households as well as
to develop training materials, Institute of Malariology - Parasitology - Entomology in HCM city has carried out a
research titled "Develop a technical process of feeding and storing mosquitoes in Lab".
Subjects and methodology: The research has been carried out on Anopheles dirus, Anopheles epiroticus
(transmitting of malaria), and Aedes aegypti (transmitting of dengue fever) with field study methodology:
observing technical operation, analyzing, and then developing techniques, standards, conditions of feeding and
storing of mosquitoes in Lab. The research has resulted in a technical manual for feeding and storing mosquitoes
in Lab.
Outputs: 3 technical procedures of feeding and storing mosquitoes of An. dirus, An. epiroticus and Ae.
Aegypt have been developed on specifi regulations of conditions, tools, materials, foods and water while feeding
mosquito larva and mosquitoes, as well as regulations of techniques of picking up and storing mosquito eggs, and
techniques of feeding mosquito larva and mosquitoes.
Conclusion: The research has obtained a set of goals on developing standards, conditions and techniques of
* Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email : lethanhdong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 241
feeding and storing malaria and dengue transmitting mosquitoes in Lab and composed a technical written
manual.
Key words: feeding of malaria mosquito, feeding of dengue mosquito.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hoạt động phòng chống sốt rét,
phòng chống sốt xuất huyết hiện nay chúng ta
vẫn đang thực hiện 2 biện pháp, đó là vừa điều
trị bệnh nhân vừa phòng chống muỗi truyền
bệnh, do đó nhất thiết phải có các nghiên cứu,
giám sát các quần thể muỗi truyền bệnh cũng
như đánh giá hiệu lực của các hóa chất sử dụng
để xua diệt muỗi(2,4,5). Để đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu khoa học và thực hiện các thử
nghiệm, khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của các
hóa chất, chế phẩm xua, diệt côn trùng sử dụng
trong y tế và gia dụng, đồng thời phục vụ cho
công tác giảng dạy. Sau một thời gian dài thực
hiện việc nuôi, bảo quản một số loài muỗi
truyền sốt rét chính, muỗi truyền sốt xuất huyết,
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ
Chí Minh đã nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các
nội dung kỹ thuật, các thành phần, tiêu chuẩn,
điều kiện nuôi, bảo quản và tổ chức biên soạn
thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bảo
quản muỗi ở phòng thí nghiệm(1,3). Tài liệu này
đã được Hội đồng Khoa học kỹ thuật và các
chuyên gia, các nhà khoa học góp ý và thống
nhất thông qua. Đề tài tiến hành nhằm mục tiêu:
- Xây dựng các quy định về điều kiện phòng
nuôi, dụng cụ, vật tư, thức ăn, nước nuôi, quy
trình kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy, kỹ thuật
chăm sóc muỗi.
- Biên soạn thành tài liệu hướng dẫn phục
vụ công tác nuôi, giữ các chủng muỗi tại phòng
thí nghiệm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Muỗi Anopheles dirus, Anopheles epiroticus
(truyền bệnh sốt rét), muỗi Aedes aegypti (truyền
bệnh sốt xuất huyết).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí
nghiệm
Quan sát các thao tác kỹ thuật, phân tích, bổ
sung hoàn thiện các nội dung kỹ thuật, các
thành phần, tiêu chuẩn, điều kiện nuôi, bảo
quản và tổ chức biên soạn thành tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật.
Vật liệu nghiên cứu
Thức ăn, nước nuôi bọ gậy và muỗi trưởng
thành
Thức ăn cho bọ gậy
- Thành phần: Tôm, gan vịt, tất cả được nấu
chín, sấy khô và xay mịn (để riêng từng loại),
saccharomycetes.
- Tỷ lệ pha trộn: 50 gram bột gan/150 gram
saccharomyces, trộn đều hỗn hợp.
- Bảo quản: Thức ăn sau khi pha trộn xong
được bỏ vào hộp, đậy kín nắp, để ở ngăn mát tủ
lạnh, thời gian bảo quản tối đa là 01 tháng.
Nước nuôi bọ gậy
Nước máy đã khử clo (lấy nước máy cho
vào thùng và để ít nhất 24 giờ). Nên sử dụng
nước đã khử trùng để nuôi bọ gậy tuổi 1.
Thức ăn cho muỗi
Đường glucose bột (Pha glucose bột thành
dung dịch glucose 10%), multivitamin. Tỷ lệ pha
trộn: 10 ml multivitamin: 50 ml dung dịch
glucose 10%.
Chuột nhắt trắng.
Các dụng cụ, vật tư
Thau nhựa nuôi bọ gậy
Hộp thủy tinh đựng trứng muỗi hình có nắp
đậy.
Hũ nhựa đựng thức ăn bọ gậy và dụng cụ
múc thức ăn cho bọ gậy (móc tai).
Máy xay thức ăn cho bọ gậy, nồi áp suất
Panasonic 5 lít.
Chén, chậu nhựa đựng bọ gậy, ống hút bọ
gậy, vợt lưới mịn để lọc bọ gậy.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 242
Miếng rửa khay nuôi bọ gậy, bông gòn thấm
nước (hộp đựng bông).
Đĩa petri nhựa hoặc thủy tinh, đường kính 9
cm .
Thùng nhựa chứa nước 200 lít, thiết bị lọc
nước.
Lồng inox nuôi muỗi, kệ inox nhiều tầng,
vợt điện bắt muỗi.
Ống thủy tinh hút muỗi, khăn vải ủ lồng
muỗi.
Nhiệt kế, ẩm kế, dao, kéo, kẹp dài (kim loại).
Điều kiện phòng nuôi và thiết bị
Phòng nuôi phải đảm bảo đủ diện tích để
đặt các lồng nuôi muỗi, khay nuôi bọ gậy, có lối
đi, nơi đứng thao tác, có điều hoà không khí,
thiết bị tạo ẩm, đèn. Nhiệt độ phòng khoảng
28oC ± 1, ẩm độ > 80%, ánh sáng 30-100LUX.
Trồng nhiều cây xanh tạo không khí ẩm và mát.
Có tủ sấy, tủ lạnh, bình tạo hơi ẩm, máy điều
hòa nhiệt độ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kỹ thuật nuôi và bảo quản Anopheles dirus
Kỹ thuật lấy và bảo quản trứng
Bước 1: Chuẩn bị một đĩa petri, trong đĩa có
lót một lớp bông gòn, đặt tờ giấy thấm ở trên,
thấm nước vừa đủ.
Bước 2: Cho đĩa petri có giấy thấm nước vào
lồng muỗi đã no máu chuột (đã cho đốt chuột
liên tiếp 3 đêm. Nên thay chuột mỗi ngày để bảo
quản chuột.
Bước 3: Lấy trứng muỗi (mỗi ngày) ra, giữ
trứng muỗi trong một hộp đựng trứng muỗi,
bên dưới có lót tấm mút thấm ướt nước.
Bước 4: Ghi tên loài, thế hệ trứng, ngày lấy
trứng.
Bước 5: Để hộp đựng trứng muỗi ở nhiệt độ
phòng, tránh kiến.
Lưu ý: Có thể giữ trứng được 12-14 ngày với
tỉ lệ nở trứng khoảng 80%. Tuy nhiên nên giữ
trứng trong khoảng 1 tuần rồi thả thì tỷ lệ nở
cao hơn. Thêm nước vào tấm mút trong hộp
đựng trứng nếu thấy khô. Khi cần lấy nhiều
trứng thì cho muỗi đốt chuột liên tục.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy
Trứng sau khi lấy được 2 ngày thì lấy 3-5 vỉ
trứng (tùy lượng trứng nhiều hay ít) cho vào
khay nhựa có kích thước 20 x 30 x 2,5 cm, sau đó
từ từ cho nước vào (nên cho nước chảy từ thành
khay nhựa). Ngay sau khi tiếp xúc với nước,
trứng sẽ nở thành bọ gậy tuổi 1.
Bọ gậy tuổi 1: cho ăn ngay khi vừa nở, 2
lần/ngày, mỗi lần 10-15 mg thức ăn (1/2 muỗng),
mật độ bọ gậy 1.000-2.000 con/ khay 600 cm2.
Chú ý nên cho ăn chìm (cho thức ăn dưới đáy
khay) vừa đủ; vì cho ăn nhiều, bọ gậy ăn không
hết sẽ làm môi trường nước mau hư. Quan sát
bọ gậy cẩn thận khi cho ăn nổi vì mật độ bọ gậy
mới nở thường cao. Nếu cho lượng thức ăn nổi
nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của bọ gậy.
Bọ gậy tuổi 2: cho ăn 4 lần/ngày, mỗi lần 20-
30 mg thức ăn (1 muỗng vừa), mật độ bọ gậy
500-1.000 con / khay 600 cm2.
Bọ gậy tuổi 3 tuổi 4: cho ăn 5 lần/ngày, mỗi
lần cách nhau 2 giờ (vào lúc 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ,
14 giờ và 16 giờ). Mỗi lần 15-20 mg thức ăn, bổ
sung thêm vài giọt pipet thức ăn bột gan pha với
nước (ăn chìm) vào cuối ngày làm việc. Mật độ
bọ gậy 300-500 con / khay 600 cm2.
Khi cho ăn phải quan sát bề mặt nước bằng
cách thổi nhẹ trên bề mặt nước xem nước có tạo
thành sóng hay không. Nếu nước tạo sóng
chứng tỏ bọ gậy khỏe, ăn hết thức ăn còn ngược
lại thì nước có thể bị đóng váng ảnh hưởng đến
hô hấp bọ gậy. Không cho ăn lúc này. Cần xử lý
trước như: có thể thay nước. Sau đó cho ăn lại
bình thường như trên. Sau khi cho ăn thì bổ
sung một ít nước đề bù vào phần nước đã bị bốc
hơi. Sau 12-14 ngày bọ gậy lột xác thành quăng
(tính từ lúc bọ gậy tuổi 1). Bắt quăng vào chén
và để vào lồng cho nở thành muỗi. Mỗi chén
khoảng 200 - 300 quăng, mỗi lồng đặt 5 chén.
Giai đoạn quăng không cho ăn vì quăng chỉ cần
hô hấp. Giai đoạn này khoảng 2 ngày. Ghi tên
loài, thế hệ muỗi và ngày tháng bỏ quăng vào
lồng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 243
Lưu ý: Thay nước cho bọ gậy tuổi 3 và tuổi 4
mỗi ngày vào buổi sáng (bọ gậy tuổi 1, tuổi 2
không nên thay nước). Dùng vợt có lưới mịn lọc
bọ gậy và thay khay mới mỗi ngày. Khi thay
nước, thao tác nhẹ nhàng. Khi thấy bọ gậy trong
1 khay nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3
khay. Tùy vào lượng bọ gậy trong khay nuôi
nhiều hay ít, khi rắc thức ăn thấy không lan trên
mặt nước thì ngưng không cho ăn nữa. Lượng
thức ăn cho vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ tạo váng
trên mặt nước. Nếu lượng thức ăn cho quá ít
hoặc quá nhiều thì bọ gậy sẽ phát triển không
đều, có hiện tượng bọ gậy nhiều độ tuổi trong
cùng một khay nuôi. Khi đó phải thay nước và
tách riêng bọ gậy cùng độ tuổi ra riêng để bọ
gậy phát triển tốt hơn, khoẻ hơn. Hút bỏ bọ gậy
chết trong khay (nếu có).
Kỹ thuật chăm sóc muỗi
- Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông
gòn thấm dung dịch đường glucose 10% vào
lồng muỗi; lấy chén quăng đã nở hết ra.
- Sau khi muỗi nở được 3 ngày thì cho đốt
chuột (cho chuột đã được cố định trong lồng
vào 1 cái chén và cho vào lồng muỗi), cho chuột
vào buổi chiều hôm trước và lấy ra vào buổi
sáng ngày hôm sau.
- Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt.
- Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt
đĩa petri có giấy thấm ướt nước để lấy trứng vào
các lồng muỗi.
- Thay dung dịch glucose 10% mỗi ngày.
(Dung dịch glucose 10% được pha và sử dụng
trong ngày).
- Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi
trưởng thành.
Lưu ý: Khi trong lồng còn ít muỗi, dồn muỗi
vào lồng cùng loài và rửa sạch lồng. Khi lấy
chén quăng, thay nước đường, cho chuột vào
lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để muỗi bay ra
ngoài. Rửa khay nuôi bọ gậy cho sạch vì thức ăn
còn bám trên bề mặt của khay. Khi chế biến thức
ăn gan vịt: Gan vịt tươi. Luộc thật chín. Bóc tách
hết những mạch máu trong gan (phần này bọ
gậy ăn không được tốt) chỉ lấy thịt gan. Bọ gậy
được dinh dưỡng tốt thì quăng có kích thước to
hơn, tỷ lệ lột xác cao, muỗi khỏe hơn, đốt máu
nhiều hơn, đẻ nhiều hơn. Khi muỗi tập trung
vào nước đường để hút một cách bất thường thì
lồng muỗi đã bị nhiễm hóa chất nên thay lồng
muỗi, rửa và phơi nắng lồng muỗi này. Bọ gậy
cần chiếu sáng. Muỗi cần được phủ khăn ướt
giảm thiểu ánh sáng và tăng độ ẩm cho muỗi.
Kỹ thuật nuôi và bảo quản Anopheles
epiroticus
Kỹ thuật lấy trứng và giữ trứng
- Bước 1: Chuẩn bị một đĩa petri, trong đĩa
có lót một lớp bông gòn, đặt tờ giấy thấm ở trên,
thấm nước muối pha ở trên vừa đủ.
- Bước 2: Cho đĩa petri có giấy thấm nước
muối vào lồng muỗi đã no máu chuột (đã cho
đốt chuột liên tiếp 3 đêm). Nên thay chuột mỗi
ngày để bảo quản chuột.
- Bước 3: Lấy trứng muỗi (mỗi ngày) ra, giữ
trứng muỗi trong một hộp đựng trứng muỗi,
bên dưới có lót tấm mút thấm ướt nước muối.
- Bước 4: Ghi tên loài, thế hệ trứng, ngày lấy
trứng.
- Bước 5: Để hộp đựng trứng muỗi ở nhiệt
độ phòng, tránh kiến.
Lưu ý: Có thể giữ trứng được 12-14 ngày với
tỉ lệ nở trứng khoảng 80%. Tuy nhiên nên giữ
trứng trong khoảng 1 tuần rồi thả thì tỷ lệ nở
cao hơn. Thêm nước muối vào tấm mút trong
hộp đựng trứng nếu thấy khô. Khi cần lấy nhiều
trứng thì cho muỗi đốt chuột liên tục.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy
- Trứng sau khi lấy được 2 ngày thì lấy 3-5 vỉ
trứng (tùy lượng trứng nhiều hay ít) cho vào
khay nhựa có kích thước 20 x 30 x 2,5 cm, sau đó
từ từ cho nước muối vào (nên cho nước muối
chảy từ thành khay nhựa). Ngay sau khi tiếp xúc
với nước, trứng sẽ nở thành bọ gậy tuổi 1.
- Bọ gậy tuổi 1: cho ăn ngay khi vừa nở, 2
lần/ngày, mỗi lần 10-15 mg thức ăn (1/2 muỗng),
mật độ bọ gậy 1000-2000 con/ khay 600 cm2. Chú
ý nên cho ăn chìm (cho thức ăn dưới đáy khay)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 244
vừa đủ; vì cho ăn nhiều, bọ gậy ăn không hết sẽ
làm môi trường nước mau hư. Quan sát bọ gậy
cẩn thận khi cho ăn nổi vì mật độ bọ gậy mới nở
thường cao. Nếu cho ăn nổi nhiều sẽ ảnh hưởng
đến sự hô hấp của bọ gậy.
- Bọ gậy tuổi 2: cho ăn 4 lần/ngày, mỗi lần
20-30 mg thức ăn (1 muỗng vừa), mật độ bọ gậy
500-1000 con / khay 600 cm2.
- Bọ gậy tuổi 3 và tuổi 4: cho ăn 4 lần/ngày 2
giờ/lần, mỗi lần 15-20 mg thức ăn, mật độ bọ
gậy 300-500 con / khay 600 cm2. Bổ sung vài giọt
pipet thức ăn bột gan pha với nước (ăn chìm)
vào cuối ngày làm việc. Mật độ bọ gậy 300-500
con / khay 600 cm2.
Chú ý: Khi cho ăn phải quan sát bề mặt
nước bằng cách thổi nhẹ trên bề mặt nước xem
nước có tạo thành sóng hay không. Nếu nước
tạo sóng chứng tỏ bọ gậy khỏe, ăn hết thức ăn
còn ngược lại thì nước có thể bị đóng váng ảnh
hưởng đến hô hấp bọ gậy. Không cho ăn lúc
này, cần xử lý trước như thay nước, sau đó cho
ăn lại bình thường như trên. Sau khi cho ăn thì
bổ sung thêm một ít nước muối đề bù vào phần
nước đã bị bốc hơi. Sau 12-14 ngày bọ gậy nở
thành quăng (tính từ lúc bọ gậy tuổi 1). Bắt
quăng vào chén và để vào lồng cho nở thành
muỗi. Mỗi chén khoảng 200 - 300 quăng, mỗi
lồng đặt 5 chén. Giai đoạn quăng không cho ăn
vì quăng chỉ cần hô hấp. Giai đoạn này khoảng
2 ngày. Ghi tên loài, thế hệ muỗi và ngày tháng
bỏ quăng vào lồng.
Lưu ý: Thay nước cho bọ gậy mỗi ngày vào
buổi sáng, dùng vợt có lưới mịn lọc bọ gậy và
thay khay mới mỗi ngày. Khi thay nước, thao
tác nhẹ nhàng. Khi thấy bọ gậy trong 1 khay
nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3 khay. Tùy
vào lượng bọ gậy trong khay nuôi nhiều hay ít,
khi rắc thức ăn thấy không lan trên mặt nước thì
ngưng không cho ăn nữa. Lượng thức ăn cho
vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ tạo váng trên mặt
nước. Nếu lượng thức ăn cho quá ít hoặc quá
nhiều thì bọ gậy sẽ phát triển không đều, có
hiện tượng bọ gậy nhiều độ tuổi trong cùng một
khay nuôi. Khi đó phải thay nước và tách riêng
bọ gậy cùng độ tuổi ra riêng để bọ gậy phát
triển tốt hơn, khoẻ hơn. Hút bỏ bọ gậy chết
trong khay (nếu có).
Kỹ thuật chăm sóc muỗi
- Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông
gòn thấm dung dịch đường glucose 10% vào
lồng muỗi; lấy chén quăng đã nở hết ra.
- Sau khi muỗi nở được 3 ngày thì cho đốt
chuột (cho chuột đã được cố định trong lồng
vào 1 cái chén và cho vào lồng muỗi), cho chuột
vào buổi chiều hôm trước và lấy ra vào buổi
sáng ngày hôm sau.
- Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt.
- Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt
đĩa petri có giấy thấm ướt nước muối để lấy
trứng vào các lồng muỗi.
- Thay dung dịch glucose 10% mỗi ngày.
(Dung dịch glucose 10% được pha và sử dụng
trong ngày).
- Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi
trưởng thành.
Lưu ý: Khi trong lồng còn ít muỗi, dồn muỗi
vào lồng cùng loài và rửa sạch lồng. Khi lấy
chén quăng, thay nước đường, cho chuột vào
lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để muỗi bay ra
ngoài.
Kỹ thuật nuôi và bảo quản Aedes aegypti
Kỹ thuật lấy trứng và bảo quản trứng muỗi
- Bước 1: Cho chuột vào lồng muỗi để muỗi
đốt 3 ngày liên tiếp.
- Bước 2: Sau khi muỗi đốt chuột được 3
ngày, cho vào lồng muỗi 1 chén nước sạch (chén
ăn cơm) bên mặt nước có miếng giấy thấm sạch
để muỗi đậu và đẻ trứng.
- Bước 3: Khi thấy miếng giấy thấm nhiều
trứng thì lấy giấy thấm ra và thay bằng tấm giấy
thấm mới trong cái chén mới như trên. Giấy
thấm đã có trứng muỗi cho vào một cái chén
sạch và để khô tự nhiên trong phòng, ghi ngày
tháng lấy trứng. Sau khi giấy thấm có trứng
muỗi đã khô, cho vào hộp nhựa có nắp để bảo
quản.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 245
- Bước 4: Ghi tên loài, thế hệ trứng, ngày lấy
trứng.
- Bước 5: Để hộp đựng trứng muỗi ở nhiệt
độ phòng.
Lưu ý: Có thể giữ trứng được 1- 6 tháng. Khi
cần lấy nhiều trứng thì cho muỗi đốt chuột liên
tục.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy
- Trứng sau khi lấy được 10 ngày thì lấy 3-5
vỉ trứng (tùy lượng trứng nhiều hay ít) cho vào
chậu nước (trứng phải chìm dưới mặt nước).
Sau khi trứng nở thành bọ gậy tuổi 1, cho vào
chậu nuôi một viên thức ăn của chó.
- Thay nước cho bọ gậy mỗi ngày vào buổi
sáng, dùng vợt có lưới mịn lọc bọ gậy và thay
chậu mới mỗi ngày.
- Sau 12-14 ngày bọ gậy nở thành quăng
(tính từ lúc tuổi 1). Bắt quăng vào chén và để
vào lồng cho nở thành muỗi. Mỗi chén khoảng
100 quăng, mỗi lồng đặt 5 chén.
- Ghi tên loài, thế hệ muỗi và ngày tháng bỏ
quăng vào lồng.
Lưu ý: Thay nước cho bọ gậy mỗi ngày vào
buổi sáng, dùng vợt có lưới mịn lọc bọ gậy và
thay khay mới mỗi ngày. Khi thấy bọ gậy trong
1 khay nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3 thau.
Hút bỏ bọ gậy chết trong thau (nếu có).
Kỹ thuật nuôi muỗi trưởng thành
- Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông
gòn thấm dung dịch đường glucose 10% vào
lồng muỗi; lấy chén quăng đã nở hết ra.
- Sau khi muỗi nở được 3 ngày thì cho đốt
chuột (cho chuột đã được cố định trong lồng
vào 1 cái chén và cho vào lồng muỗi), cho chuột
vào buổi chiều hôm trước và lấy ra vào buổi
sáng ngày hôm sau.
- Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt.
- Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt
đĩa petri có giấy thấm ướt nước để lấy trứng vào
các lồng muỗi.
- Thay dung dịch glucose 10% mỗi ngày.
(Dung dịch glucose 10% được pha và sử dụng
trong ngày).
- Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi
trưởng thành.
Lưu ý: Khi trong lồng muỗi còn ít con, dồn
muỗi vào lồng cùng loài. Rửa sạch lồng muỗi.
Khi lấy chén quăng, thay nước đường, cho
chuột vào lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để
muỗi bay ra ngoài. Đặt lồng muỗi trên kệ tránh
kiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gerberg EJ (1970). Manual for Mosquito Rearing And
Experimental Techniques. Bulletin No. 5 of The American
Mosquito Control Assciation.
2. Lê Xuân Hợi, Hồ Đình Trung và cs (2008). Nhận xét bước đầu về
một số đặc điểm sinh thái học của muỗi An. epiroticus ở vùng mặn
hóa thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tạp chí phòng chống
bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 3-2008: 69-79.
3. Pham Thị Khoa (2003). Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học
của An. dirus Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa nuôi trong
phòng thí nghiệm. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh
ký sinh trùng, số 3-2003: 56-63.
4. Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Duyên và cs (2000). Ảnh hưởng của
nhiệt độ tới sự phát triển của muỗi An. dirus trong phòng thí
nghiệm. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-2000). Bộ
Y Tế:363-367.
5. Vũ Đình Chữ, Phạm Thị Hoan, Trịnh Thị Kim Oanh (2008).
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và xây dựng quy trình nuôi
Anopheles epiroticus trong phòng thí nghiệm. Tạp chí phòng
chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4-2008: 46-57.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_quy_trinh_ky_thuat_nuoi_va_bao_quan_muoi_o_phong_th.pdf