04 VĐV xếp loại yếu, chiếm tỷ lệ 44,44%
01 VĐV xếp loại kém, chiếm tỷ lệ 11,11%
Tỷ lệ % xếp loại chức năng của nữ VĐV đội tuyển
đá cầu tỉnh Đồng Tháp được so sánh qua biểu đồ 1.
Kết quả xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chức
năng cho khách thể nghiên cứu qua việc xây dựng
bảng điểm, bảng phân loại cho từng chỉ số; xây dựng
bảng điểm tổng hợp, bảng phân loại tổng hợp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà chuyên môn nhanh
chóng, kịp thời đánh giá, phân loại chức năng của
VĐV. Trong đó, việc xây dựng thang điểm C dùng để
đánh giá từng chỉ số cụ thể của chức năng VĐV sẽ dễ
dàng, thuận tiện cho các huấn luyện viên kiểm tra
từng chỉ số cụ thể ở từng VĐV. Qua đó, đề ra các giáo
án phù hợp để phát triển từng chỉ số còn khiếm
khuyết nơi VĐV.
3. KẾT LUẬN
- Đã xác định được 05 chỉ số đảm bảo độ tin cậy
và tính thông báo dùng để đánh giá chức năng của nữ
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp gồm: Công
năng tim (HW), dung tích sống (ml), VO2max/kg
(ml/kg/ph), CS yếm khí tổng hợp (ACP), CS yếm khí
tối đa tương đối (RPP) (w/kg).
- Xây dựng được thang điểm C, tiêu chuẩn phân
loại, phân loại tổng hợp đánh giá chức năng của nữ
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp. Kết quả ứng
dụng tiêu chuẩn đánh giá có 11,11% VĐV xếp loại
khá, 33,33% xếp loại trung bình, 44,44% xếp loại
yếu, 11,11% xếp loại kém.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chức năng cho nữ vận động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO12
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặc điểm của đá cầu là sự phức tạp của các động
tác kỹ thuật, khả năng khống chế và điều khiển quả
cầu đòi hỏi sự chính xác rất cao. Trong thi đấu đá cầu,
thành tích thi đấu của VĐV bị chi phối bởi nhiều yếu
tố như thể lực, kỹ chiến thuật, hình thái, tâm lý, chức
năng... Trong đó chức năng là yếu tố nền tảng của
trình độ tập luyện. Do các tình huống cầu diễn ra
nhanh, biến hóa, khó khống chế, với các tình huống
di chuyển trên sân, tấn công trên lưới. Đồng thời, với
cách tính điểm trực tiếp nên các tình huống rất căng
thẳng và quyết liệt, thời gian mỗi đường tùy tình
huống có lúc ngắn và dài. Nên, ngoài nguồn cung cấp
năng lượng ưa khí, thì với môn Đá cầu nguồn năng
lượng chủ yếu cho cơ thể hoạt động là nguồn cung
cấp năng lượng yếm khí.
Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá về mặt chức năng
là rất cấp thiết. Qua đó, cung cấp những thông tin
khoa học chính xác, giúp các HLV xây dựng kế
hoạch huấn luyện phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
huấn luyện và thành tích thi đấu. Với tầm quan trọng
trên chúng tôi chọn nghiên cứu: “Xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá chức năng cho nữ vận động viên đội
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp”.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: tham khảo
tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, kiểm tra y học
và toán thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Xác định các chỉ số đánh giá chức năng của
nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Nghiên cứu tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tổng hợp các chỉ số dùng để đánh giá
chức năng môn đá cầu của các chuyên gia, HLV, cũng
như trong các tài liệu và công trình nghiên cứu các tác
giả có liên quan như: Inbar. O. et al (1996), Omri Inbar
(1999), Nguyễn Thế Truyền (2001), Nguyễn Thế
Truyền và cộng cự (2002), Sở Thể dục Thể thao
(TDTT) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) (2005),
Bùi Quang Hải (2009), Nguyễn Văn Vững (2011),
Nguyễn Xuân Thanh (2016). Căn cứ vào đặc điểm
khách thể nghiên cứu, điều kiện thực tiễn chúng tôi
chọn được 05 chỉ số để đưa vào khảo sát gồm: Công
năng tim (HW), Dung tích sống (ml), VO2max/kg
(ml/kg/ph), công suất yếm khí tổng hợp (ACP), công
suất yếm khí tối đa tương đối (RPP) (w/kg).
Bước 2: Tiến hành xây dựng phiếu và phỏng vấn
các chuyên gia, HLV đá cầu, chuyên gia và các nhà
chuyên môn 2 lần. Kết quả cho thấy, giữa 2 lần
phỏng vấn các chuyên gia, HLV có sự đồng nhất cao
về ý kiến trả lời, cả 05 chỉ số đều có tổng điểm phỏng
vấn lớn hơn 75% được nên chọn gồm: Công năng tim
(HW), dung tích sống (ml), VO2max/kg (ml/kg/ph),
công suất yếm khí tổng hợp (ACP), CS yếm khí tối đa
tương đối (RPP) (w/kg).
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chức năng cho nữ
vận động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
TS. Phạm Việt Thanh Q
TÓM TẮT:
Qua các bước tổng hợp, phỏng vấn và kiểm
nghiệm, nghiên cứu đã xác định được 05 chỉ số
đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo, qua đó
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chức năng cho nữ
vận động viên (VĐV) đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng
Tháp gồm thang điểm C, tiêu chuẩn phân loại
và phân loại tổng hợp. Kết quả ứng dụng tiêu
chuẩn đánh giá có 11,11% VĐV xếp loại khá,
33,33% VĐV xếp loại trung bình, 44,44% VĐV
xếp loại yếu và 11,11% VĐV xếp loại kém.
Từ khoá: Tiêu chuẩn, đánh giá, chức năng, đá
cầu, Đồng Tháp.
ABSTRACT:
By using research methods including material
reference, interviewing and analytical
mathematics, we have identified 05 criteria of
high reliability and notification for the
evaluation of functions of Dong Thap female
shuttlecock players. At the same time, a set of
evaluating criteria was established, including
scale of assessment, criteria for classification,
criteria for general classification of the research
participants.
Keywords: Criteria, evaluation, function, shut-
tlecock, Dong Thap.
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO 13
Bước 3: Độ tin cậy và tính thông báo của các chỉ
số
- Độ tin cậy
Đối với các chỉ số về chức năng nghiên cứu này
không tiến hành kiểm nghiệm độ tin cậy. Vì đó là
những nội dung ít thay đổi và được đo bằng các phương
tiện hiện đại và chính xác, có độ tin cậy rất cao.
- Xác định tính thông báo
Để kiểm nghiệm tính thông báo của các chỉ số đã
chọn, nghiên cứu tiến hành xác định mối tương quan
giữa kết quả kiểm tra của các chỉ số với thành tích thi
đấu vòng tròn xếp hạng của khách thể nghiên cứu.
Kết quả được trình bày ở bảng 1.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Cả 05 chỉ số đều có hệ
số thông báo r > 0.6 nên giữa kết quả kiểm tra của 05
chỉ số trên với thành tích thi đấu của khách thể
nghiên cứu có mối tương quan chặt với nhau, nên
đảm bảo có tính thông báo để đưa vào đánh giá chức
năng của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
Tóm lại, qua tham khảo, tổng hợp, phỏng vấn,
kiểm nghiệm tính thông báo, nghiên cứu đã xác định
được 05 chỉ số đánh giá chức năng của nữ VĐV đội
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp là: Công năng tim
(HW), Dung tích sống (ml), VO2max/kg (ml/kg/ph),
CS yếm khí tổng hợp (ACP), công suất yếm khí tối đa
tương đối (RPP) (w/kg).
Mọi tế bào sống đều có hệ thống phức tạp của
các phản ứng hóa học sinh ra năng lượng và các
phản ứng sử dụng năng lượng. Các phản ứng cung
cấp năng lượng sinh học có sự tham gia của oxy và
khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể phụ thuộc
vào chức năng vận chuyển oxy từ môi trường bên
ngoài vào cơ thể của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu.
Như ta biết, trong tập luyện và thi đấu nhu cầu sử
dụng oxy của cơ thể VĐV là rất lớn. Do đó, bộ máy
hô hấp vận chuyển oxy từ khí trời theo hơi thở vào
phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dung tích
sống càng cao thì thể tích oxy lưu thông qua phổi
càng cao, và nó làm tăng cường khả năng hấp thụ
O2 vào cơ thể và đào thải CO2 càng tốt. Mặt khác,
dung tích sống còn liên quan đến thể hình của từng
người như chiều cao, cân nặng và diện tích da của
cơ thể. Theo Nguyễn Thế Truyền: “Dung tích sống
được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT
và nó là chỉ số quan trọng không những để đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV mà nó rất có giá trị
trong tuyển chọn”.
Đặc điểm môn Đá cầu VĐV trong quá trình tập
luyện và thi đấu thì trong những đường cầu tấn công
đòi hỏi nhịp tim của VĐV phải tăng nhanh để cung
cấp đủ oxy cho hoạt động chuyên môn, nhưng ngay
sau đó đòi hỏi nhịp tim phải hồi phục nhanh để tiếp
tục cho những quả đá tiếp theo. Do đó, công năng tim
rất quan trọng trong đánh giá trình độ tập luyện môn
đá cầu. Vì vậy, nghiên cứu chọn chỉ số này là hợp lý,
việc này cũng trùng hợp với nhận định của Nguyễn
Thế Truyền: Công năng tim là một chỉ số “rất có giá
trị cho ta lượng thông tin tin cậy về trình độ tập luyện
của VĐV cũng như trong tuyển chọn”.
VO2max/kg (ml/kg/ph): là chỉ số tiêu thụ oxy tối
đa tính theo trọng lượng cơ thể còn gọi là VO2max
tương đối, đây là chỉ số từ lâu đã được thế giới công
nhận và ứng dụng để đánh giá sức bền ưa khí. Vì quá
trình cung cấp năng lượng từ các phản ứng phân hủy
các chất hữu cơ có sự tham gia của oxy thường gọi là
các phản ứng ưa khí. Lượng oxy tiêu thụ càng nhiều
chứng tỏ năng lượng được cung cấp cho cơ thể càng
lớn. Vì lẽ đó sử dụng lượng oxy tiêu thụ để đánh giá
khả năng vận động của VĐV. VO2max phụ thuộc
vào chức năng vận chuyển oxy của hệ hô hấp, tim
mạch và khả năng hấp thụ oxy ở tế bào. Khả năng
hấp thụ oxy ở tế bào phụ thuộc rất nhiều vào quá
trình tập luyện.
Tiêu thụ tối đa oxy là phản ánh của những tiềm
năng liên kết trong hệ thống tim - mạch và hô hấp để
đồng hoá và vận chuyển oxy cho các nhóm cơ được
huy động. Theo William D và cộng sự (2000) “Sự
tiêu thụ tối đa oxy càng cao thì dung lượng, tiềm năng
của những VĐV sức bền càng lớn”.
Qua đặc điểm quá trình cung cấp năng lượng cho
VĐV đá cầu có thể thấy tầm quan trọng của năng lực
yếm khí trong thành tích môn Đá cầu. Các test đánh
giá năng lực yếm khí thường được thực hiện trên xe
đạp lực kế. Thực hiện với nỗ lực tối đa trong thời gian
10 giây hoặc 30 giây và tối đa là 60 giây. Đa số các
HLV trên thế giới thích sử dụng các test đánh giá
công suất đỉnh và năng lực yếm khí trong phòng thí
nghiệm. Ngày nay, xác định năng lượng đỉnh (Peak
Power - PP) là cách đo lường năng lượng yếm khí
đang được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này được
Bảng 1. Kết quả hệ số thông báo các chỉ số đánh giá
chức năng của nữ VĐV đội tuyển đá cầu
tỉnh Đồng Tháp
TT CHỈ SỐ ( SX ± ) r
1 Công năng tim (HW) 10.22 ± 1.50 0.82
2 Dung tích sống (ml) 2577.8 ± 192.21 0.73
3
CS yếm khí tối đa
tương đối (RPP) (w/kg)
6.20 ± 0.67 0.71
4
CS yếm khí tổng hợp
(ACP)
4.53 ± 0.41 0.79
5 VO2max/kg (ml/kg/ph) 37.83 ± 3.74 0.88
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO14
thực hiện bằng xác định năng lượng đỉnh tạo ra trong
khoảng 2.5 - 5 giây đầu tiên (yếm khí alactat) hay
toàn bộ năng lượng tạo ra của tất cả 30 giây (yếm khí
lactat) đạp xe theo bài kiểm tra yếm khí Wingate
(Wingate Annaerobic test - WanT) (Inbar & Bar - Or,
1977; Kurowski,1977; Bar - Or, 1983; Tharp, 1985...).
Theo tài liệu của Omri Inbar (1999): “Năng lượng
hoạt động trong (5 giây) đó phụ thuộc chủ yếu vào
adenosine triphosphate (ATP - hệ thống creatine
phosphate, hay khả năng bổ xung ATP ngay lập tức
từ nguồn cơ bắp có sẵn. Ngoài ra phương pháp trên
còn xác định được mức độ năng lượng trung bình
(Mean power - MP) tạo ra trong 30 giây hay toàn bộ
hoạt động. Sự hoạt động lớn nhất của một giai đoạn
như vậy (30 giây) phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống
năng lượng gluco phân yếm khí”. Vì thế, kết quả
nghiên cứu chọn Wingate test để đánh giá năng lực
yếm khí của VĐV đá cầu qua hai chỉ số: RPP (w.kg-
1): công suất yếm khí alactat và ACP (w.kg-1): công
suất yếm khí lactat.
Qua thảo luận trên khẳng định việc chọn công
năng tim (HW), dung tích sống (ml), VO2max/kg
(ml/kg/ph), công suất yếm khí tổng hợp (ACP), công
suất yếm khí tối đa tương đối (RPP) (w/kg) là các chỉ
số chức năng đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL)
VĐV đá cầu tỉnh Đồng Tháp là hợp lý.
2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chức năng
của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
2.2.1. Thực trạng chức năng của nữ VĐV đội
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Để đánh giá thực trạng chức năng của nữ VĐV đội
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu tiến hành
kiểm tra thành tích 05 chỉ số đánh giá, tính giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên thu
được kết quả trình bày tại bảng 2.
Số liệu tại bảng 2 cho thấy hệ số biến thiên (CV),
tham số phản ánh độ biến thiên dao động giữa các cá
thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở tất cả các chỉ số của
khách thể nghiên cứu đều cho thấy: Các chỉ số có độ
đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động
nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (CV < 10%) là: Dung
tích sống (ml), công suất yếm khí tổng hợp (ACP),
VO2max/kg (ml/kg/ph); Các chỉ số có độ đồng nhất
trung bình (10% < CV < 20%) là: Công năng tim (HW),
công suất yếm khí tối đa tương đối (RPP)(w/kg). Qua
trên cho thấy thực trạng chức năng của nữ VĐV đội
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp tương đối đồng đều.
Kết quả kiểm tra tại bảng 2 cho thấy giá trị trung
bình Công năng tim (HW) của khách thể nghiên cứu
theo phân loại của Ruffier là 10.22 HW xếp loại
kém, giá trị trung bình dung tích sống (ml) của
khách thể nghiên cứu là 2577.8 gần mức trung bình
của người Việt Nam từ 20 - 25 tuổi. Giá trị trung
bình VO2max/kg (ml/kg/ph) của khách thể nghiên
cứu theo bảng phân loại của Viện khoa học TDTT
là 37.83 ml/ph/kg xếp loại yếu (nhóm B các môn
đối kháng).
2.2.2. Xây dựng thang điểm C
Nhằm thuận tiện cho việc xác định mức độ thành
tích đối với từng chỉ số và để đánh giá được chức
năng cho từng VĐV cũng như so sánh chức năng giữa
các VĐV với nhau, nghiên cứu tiến hành lập thang
điểm theo thang độ C. Thang điểm C là thang chuẩn
nên nghiên cứu tiến hành kiểm định tính chuẩn của
Bảng 2. Tổng hợp thành tích các chỉ số đánh giá thực trạng chức năng của nữ VĐV đội tuyển đá cầu
tỉnh Đồng Tháp
NỮ (n = 09)
TT CHỈ SỐ
X S CV
1 Công năng tim (HW) 10.22 1.50 14.66
2 Dung tích sống (ml) 2577.8 192.21 7.46
3 CS yếm khí tối đa tương đối (RPP)(w/kg) 6.20 0.67 10.78
4 CS yếm khí tổng hợp (ACP) 4.53 0.41 9.01
5 VO2max/kg (ml/kg/ph) 37.83 3.74 9.88
Bảng 3. Kiểm định phân phối chuẩn Sapiro Winki các chỉ tiêu dùng để đánh giá chức năng của nữ VĐV
đội tuyển đá cầu Đồng Tháp
KIỂM ĐỊNH SAPIRO WINKI TT CHỈ SỐ
S2 b SW
1 Công năng tim (HW) 2.24 4.13 0.948
2 Dung tích sống (ml) 36.94 0.53 0.958
3 CS yếm khí tối đa tương đối (RPP) (w/kg) 0.45 1.84 0.945
4 CS yếm khí tổng hợp (ACP) 0.17 1.14 0.968
5 VO2max/kg (ml/kg/ph) 13.97 10.52 0.990
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO 15
phân phối tập hợp số liệu của các chỉ số dùng để lập
thang điểm bằng phương pháp kiểm định Sapiro
Winki. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, ở cả 05 chỉ số đều có
SW > SW01 nên giả thuyết H0 được chấp nhận, mẫu có
phân phối chuẩn ở mức ý nghĩa α = 0.01. Như vậy, các
chỉ số trên đảm bảo tính chuẩn để xây dựng thang
điểm. Qua kết quả kiểm tra về giá trị trung bình (x–), độ
lệch chuẩn (S), nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng
điểm phân loại và bảng điểm thành tích theo thang độ
C cho từng chỉ số. Kết quả được trình bày ở bảng 4, 5.
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
chức năng của nữ vận động viên đội tuyển đá cầu
tỉnh Đồng Tháp
Xây dựng thang điểm tiêu chuẩn sẽ cho phép tính
điểm cho từng VĐV với chỉ số đánh giá và từng yếu
tố. Để lượng hóa được các chỉ số khác nhau trong quá
trình đánh giá, phân loại chức năng của nữ VĐV đội
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu tiến hành
xây dựng tiêu chẩn phân loại từng chỉ số làm 5 mức,
theo quy ước như sau:
- Xếp loại Tốt: từ 9 đến 10 điểm.
- Xếp loại Khá: từ 7 đến dưới 9 điểm.
- Xếp loại Trung bình: từ 5 đến dưới 7 điểm.
- Xếp loại Yếu: từ 3 đến dưới 5 điểm.
- Xếp loại Kém: từ 0 đến dưới 3 điểm.
Theo thang điểm C xây dựng ở trên thì mỗi chỉ số
có số điểm cao nhất là 10. Căn cứ vào 05 chỉ số đánh
giá chức năng thì tương ứng với tổng điểm tối đa là
50 điểm. Trên quy ước đó, nghiên cứu tiến hành xây
dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp chức năng
nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp. Kết quả
được trình bày ở bảng 6.
2.2.4. Kiểm chứng các tiêu chuẩn đã xây dựng được
Kiểm chứng bảng phân loại (bảng 4), bảng điểm
thành tích (bảng 5) và bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng
hợp chức năng (bảng 6), căn cứ vào thành tích kiểm
tra của khách thể nghiên cứu, chúng tôi tiến hành vào
điểm và phân loại đánh giá chức năng của nữ VĐV
đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp, kết quả được trình
bày ở bảng 7.
Kết quả ở bảng 7 cho thấy, chức năng của nữ
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp:
Không có VĐV xếp loại Tốt
01 VĐV xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 11,11%
03 VĐV xếp loại Trung bình, chiếm tỷ lệ 33,33%
Bảng 6. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp chức năng của
nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
TT Phân loại Tổng điểm (5 chỉ số)
1 Kém <15
2 Yếu 15 -> <25
3 Trung bình 25 -> <35
4 Khá 35-> <45
5 Tốt ≥ 45
Bảng 7. Bảng điểm và phân loại chức năng của nữ
vận động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
TT VĐV TỔNG ĐIỂM XẾP LOẠI
1 G01 32.3 TB
2 G02 32.2 TB
3 G03 38.5 Khá
4 G04 25.9 TB
5 G05 25.9 Yếu
6 G06 18.5 Yếu
7 G07 18.6 Yếu
8 G08 16.7 Yếu
9 G09 16.4 Kém
Bảng 4. Bảng điểm thành tích các chỉ số đánh giá chức năng của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Phân loại Chỉ số
Kém Yếu Trung bình Khá Tốt
Công năng tim (HW) >11.7 11.7 - <10.2 10.2 - <8.7 8.7 - <7.2 ≤ 7.2
Dung tích sống (ml) <23.86 23.86 - <25.78 25.78 - <27.70 27.70 - <29.62 ≥ 29.62
CS yếm khí tối đa tương đối (RPP) (w/kg) <5.54 5.54 - <6.20 6.20 - <6.87 6.87 - <7.54 ≥ 7.54
CS yếm khí tổng hợp (ACP) <4.12 4.12 - <4.53 4.53 - <4.94 4.94 - <5.35 ≥ 5.35
VO2max/kg (ml/kg/ph) <34.10 34.10 - <37.83 37.83 - <41.57 41.57 - <45.31 ≥ 45.31
Bảng 5. Bảng điểm thành tích các chỉ số đánh giá chức năng của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
ĐIỂM TT CHỈ SỐ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Công năng tim (HW) 13.2 12.5 11.7 11.0 10.2 9.5 8.7 8.0 7.2 6.5
2 Dung tích sống (ml) 21.93 22.89 23.86 24.82 25.78 26.74 27.70 28.66 29.62 30.58
3 CS yếm khí tối đa tương đối (RPP) (w/kg) 4.87 5.20 5.54 5.87 6.20 6.54 6.87 7.21 7.54 7.88
4 CS yếm khí tổng hợp (ACP) 3.72 3.92 4.12 4.33 4.53 4.74 4.94 5.15 5.35 5.55
5 VO2max/kg (ml/kg/ph) 30.36 32.23 34.10 35.96 37.83 39.70 41.57 43.44 45.31 47.18
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO16
04 VĐV xếp loại yếu, chiếm tỷ lệ 44,44%
01 VĐV xếp loại kém, chiếm tỷ lệ 11,11%
Tỷ lệ % xếp loại chức năng của nữ VĐV đội tuyển
đá cầu tỉnh Đồng Tháp được so sánh qua biểu đồ 1.
Kết quả xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chức
năng cho khách thể nghiên cứu qua việc xây dựng
bảng điểm, bảng phân loại cho từng chỉ số; xây dựng
bảng điểm tổng hợp, bảng phân loại tổng hợp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà chuyên môn nhanh
chóng, kịp thời đánh giá, phân loại chức năng của
VĐV. Trong đó, việc xây dựng thang điểm C dùng để
đánh giá từng chỉ số cụ thể của chức năng VĐV sẽ dễ
dàng, thuận tiện cho các huấn luyện viên kiểm tra
từng chỉ số cụ thể ở từng VĐV. Qua đó, đề ra các giáo
án phù hợp để phát triển từng chỉ số còn khiếm
khuyết nơi VĐV.
3. KẾT LUẬN
- Đã xác định được 05 chỉ số đảm bảo độ tin cậy
và tính thông báo dùng để đánh giá chức năng của nữ
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp gồm: Công
năng tim (HW), dung tích sống (ml), VO2max/kg
(ml/kg/ph), CS yếm khí tổng hợp (ACP), CS yếm khí
tối đa tương đối (RPP) (w/kg).
- Xây dựng được thang điểm C, tiêu chuẩn phân
loại, phân loại tổng hợp đánh giá chức năng của nữ
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp. Kết quả ứng
dụng tiêu chuẩn đánh giá có 11,11% VĐV xếp loại
khá, 33,33% xếp loại trung bình, 44,44% xếp loại
yếu, 11,11% xếp loại kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2013), “Thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI”, Nxb
TDTT, Hà Nội.
2. Bùi Quang Hải (2009), “Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao”, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Inbar. O. et al (1996), The Wingate anaerobic test, Human Kinetist, American.
4. Omri Inbar (1999), “Sự phát triển năng lượng yếm khí và sức bền cơ bắp cục bộ”, (Biên dịch Hồ Viết
Quang - hiệu đính Nguyễn Thế Truyền), Thông tin Khoa học kỹ thuật TDTT, số 3/1999.
Nguồn bài báo: Bài báo này được trích từ Luận án tiến sĩ Giáo dục học của chính tác giả (Phạm Việt Thanh).
Năm thực hiện: 2019.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11/12/2019; ngày phản biện đánh giá: 19/3/2020; ngày chấp nhận đăng: 8/4/2020)
Biểu đồ 1. Tỷ lệ % xếp loại chức năng của nữ VĐV
đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_tieu_chuan_danh_gia_chuc_nang_cho_nu_van_dong_vien.pdf