Xây dựng tiêu chuẩn lá và quả quan âm biển (vitex rotundifolia L. f. verbenaceae)

Định tính cao toàn phần Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: Cloroform – methanol (9:1). Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 30 ml methanol, đun hồi lưu trên cách thủy trong 15 phút, lọc được dịch lọc C. Lấy 5 ml dịch lọc C, đem bốc hơi trên cách thủy còn khoảng 1 ml, được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột quả Quan âm biển (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Định tính tinh dầu Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: toluen – ethyl acetat (95:5) Dung dịch thử: Lấy 1 giọt tinh dầu từ mục Định lượng tinh dầu pha trong 1 ml n- hexan được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Cất tinh dầu từ 50 g quả Quan âm biển (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo lôi cuốn theo hơi nước. Pha 1 giọt tinh dầu trong 1 ml n- hexan được dung dịch chuẩn. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn lá và quả quan âm biển (vitex rotundifolia L. f. verbenaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 488 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN LÁ VÀ QUẢ QUAN ÂM BIỂN (VITEX ROTUNDIFOLIA L. f. VERBENACEAE) Nguyễn Thị Xuân Diệu*, Trần Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng một số tiêu chuẩn cho lá và quả Quan âm biển (Vitex rotundifolia L. f.Verbenaceae). Phương pháp: Các phương pháp thường quy theo Dược điển Việt Nam IV. Kết quả: Đã xây dựng được một số tiêu chuẩn bao gồm: cảm quan, đặc điểm vi học, thử tinh khiết, các chỉ tiêu định tính và định lượng cho lá và quả Quan âm biển. Kết luận: Đây là những kết quả bước đầu làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu này. Từ khóa: Quan âm biển, Vitex rotundifolia, tiêu chuẩn. ABSTRACT PROPOSE SOME STANDARDS FOR LEAF AND FRUIT OF QUAN AM BIEN (VITEX ROTUNDIFOLIA L. f. VERBENACEAE) Nguyen Thi Xuan Dieu, Tran Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 488 - 496 Objectives: To propose some standards for leaf and fruit of Quan am bien (Vitex rotundifolia L. f. Verbenaceae). Methods: Carry out with routine procedures. Results: Standardization for leaf and fruit of Vitex rotundifolia L. f. Verbenaceaesuch as description, powders, purification (moisture, total ash, acidinsoluble ash, sulfat ash), qualitative analysis (chemical and thin layer chromatography method) and quantitative analysis (essential oil percentage, alkaloid content) were proposed. Conclusions: These results are first step for further study on Quan am bien’s chemical compositions as well as its pharmacological effects. Key words: Quan am bien, Vitex rotundifolia, standards. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Quan âm biển (Vitex rotundifolia L. f. Verbenaceae) mọc khá phổ biến ở vùng ven biển nước ta, quả và lá từ rất lâu được dùng làm thuốc trị đau nửa đầu, đau mắt, quáng gà, đau cơ, đau dây thần kinh, răng lợi sưng đau, bệnh ngoài da, bệnh về gan... Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng dược liệu này chủ yếu vẫn còn theo kinh nghiệm mà chưa có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về mặt hóa học cũng như tác dụng dược lý. Với mục đích chuẩn hóa nguồn dược liệu này làm cơ sở cho những nghiên cứu về sau, chúng tôi đặt vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn cho lá và quả Quan âm biển (Vitex rotundifolia L. f. Verbenaceae). . NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Lá và quả cây Quan âm biển thu hái tháng 8/ 2012 tại Ninh Hòa, Khánh Hòa.Mẫu được định danh và lưu tại Bộ môn Dược liệu, khoa Dược, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (QAB020512). * Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Hùng ĐT: 0918057096 Email: tranhung@uphcm.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 489 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực vật học Quan sát, mô tả các đặc điểm cảm quan vàvi học của lá và quả cây Quan âm biển (cắt vi phẫu, soi bột). Định tính Phương pháp hóa học Dùng phản ứng định tính các nhóm hoạt chất chính có trong dược liệu. Phương pháp sắc ký lớp mỏng Thăm dò, chọn hệ dung môi thích hợp để định tính cao methanol và tinh dầu lá và quả cây Quan âm biển Thử tinh khiết Độ ẩm: theo quy định của DĐVN IV, phụ lục 9.6.(1). Độ tro: theo quy định của DĐVN IV, phụ lục 9.7, 9.8, 9.9. (1) Định lượng Hàm lượng chất chiết được: tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10)(1), với dung môi là ethanol 70% (TT) và ethanol 96% (TT) Định lượng hàm lượng tinh dầu toàn phần: Lấy100g bột dược liệu cho vào bình chưng cất dung tích 1l, thêm 250 ml nước cất, chưng cất đến khi thể tích tinh dầu không đổi giữa hai lần đọc cách nhau 1 giờ, xác định hàm lượng tinh dầu thu được. Định lượng hàm lượng alkaloid toàn phần: Cân chính xác khoảng 20g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài 250 ml, làm ẩm bằng một lượng vừa đủ NH4OH 25%, để yên 15 phút. Chiết bằng dung môi chloroform cho đến khi dịch chiết (sau khi acid hóa) không còn tạo tủa với thuốc thử Bertrand. Dồn các dịch chiết chloroform lại,cô đến cắn. Hòa tan cắn bằng dung dịch HCl 10% lọc lấy dịch lọc cho đến khi dịch lọc không còn tạo tủa với thuốc thử Bertrand. Gộp chung dịch acid vào bình lắng gạn, kiềm hóa bằng NH4OH 25% cho tới pH 10, chiết alkaloid base bằng chloroform cho đến khi dịch chiết (sau khi acid hóa) không còn tạo tủa với thuốc thử Bertrand. Gộp chung dịch chloroform vào bình lắng gạn, rửa bằng nước cất, gạn vào một becher khô, làm khan bằng natri sulfat. Gạn dịch chiết đã làm khan vào becher khô đã cân bì. Rửa lớp natri sulfat bằng chloroform và gộp chung vào becher. Bốc hơi dung môi trên bếp cách thủy cho tới cắn và sấy cắn ở 110 OCcho tới khối lượng không đổi. Cân cắn rồi tính hàm lượng alkaloid base toàn phần. Xây dựng tiêu chuẩn cho lá và quả cây Quan âm biển Tiêu chuẩn cho lá và quả cây Quan âm biển được xây dựng dựa trên các kết quả thu được, bao gồm: cảm quan, đặc điểm vi học, thử tinh khiết, các chỉ tiêu định tính và định lượng. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Cảm quan Đặc điểm giải phẫu của lá và quả Quan âm biển rất đặc trưng. Đây là những đặc điểm phục vụ tốt cho công tác kiểm nghiệm dược liệu này. Hình 1. Lá Quan âm biển Hình 2. Quả Quan âm biển Định tính Phương pháp hóa học Kết quả định tính thành phần hóa thực vật cho thấy lá và quả Quan âm biển đều chứa triterpenoid, tinh dầu, flavonoid, alkaloid, polyphenol. Dùng phản ứng định tính các nhóm hoạt chất này để định tính lá và quả Quan âm biển. Phương pháp sắc ký lớp mỏng Định tính cao toàn phần: Dùng hệ chloroform – methanol (9:1) làm hệ phân tích Định tính tinh dầu: Dùng hệ toluen – ethyl acetat (95:5) làm hệ phân tích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 490 Thử tinh khiết Độ ẩm Bảng 1. Kết quả độ ẩm của lá và quả Quan âm biển Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 7,55 7,47 7,62 7,55 Quả 10,23 10,77 10,35 10,45 Độ tro Tro toàn phần Bảng 2. Kết quả tro toàn phần của lá và quả Quan âm biển Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 5,60 5,59 5,60 5,60 Quả 5,22 5,43 5,34 5,33 Đặc điểm vi học Vi phẫu Hình 1. Vi phẫu lá Quan âm biển A. Tiết diện vi phẫu lá; B. Hình chi tiết vi phẫu lá; C. Lông tiết và lông che chở Hình 2. Vi phẫu cuống lá Quan âm biển. Tiết diện vi phẫu cuống lá; B. Hình chi tiết vi phẫu cuống lá; C. Lông tiết Hình 3. Vi phẫu quả Quan âm biển Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 491 Bột Hình 4. Các cấu tử trong bột lá: A, B, C, D. Các dạng lông che chở; E. Mảnh biểu bì mang lông che chở và lỗ khí; F. Mảnh biểu bì – hạ bì mang lông che chở; G. Lông tiết; H. Mảnh mô dày; I. Sợi Hình 5. Các cấu tử trong bột quả: A. Tế bào mô cứng; B. Mảnh vỏ quả; C. Mảnh vỏ hạt; D. Mảnh nội nhũ; E. Mạch vạch; F. Mạch điểm; G. Hạt tinh bột; H. Lông che chở; I. Mảnh biểu bì mang lông che chở Tro không tan trong acid Bảng 3. Kết quả tro không tan trong acid của lá và quả Quan âm biển Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 0,25 0,30 0,45 0.33 Quả 1,58 1,55 1,64 1,59 Tro sulfat Bảng 4. Kết quả tro sulfat của lá và quả Quan âm biển Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 7,67 7,7 7,84 7,74 Quả 7,16 7,12 6,99 7,09 Định lượng Hàm lượng chất chiết được Bảng 5. Kết quả hàm lượng chất chiết được của lá và quả Quan âm biển với dung môi là ethanol 70% (TT) Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 32,48 32,56 32,52 32,52 Quả 13,53 13,44 13,57 13,51 Bảng 6. Kết quả hàm lượng chất chiết được của lá và quả Quan âm biển với dung môi là ethanol 96% (TT) Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 20,70 20,75 20,69 20,71 Quả 12,76 12,69 12,66 12,70 Định lượng tinh dầu Bảng 7. Kết quả hàm lượng tinh dầu của lá và quả Quan âm biển Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 0,6 0,65 0,6 0,63 Quả 0,4 0,45 0,5 0,45 Định lượng alkaloid Bảng 8. Kết quả hàm lượng alkaloid toàn phần trong lá và quả Quan âm biển Kết quả (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lá 0,04 0,04 0,04 0,04 Quả 0,15 0,15 0,14 0,15 Do hàm lượng alkaloid trong lá khá thấp nên không chọn chỉ tiêu định lượng alkaloid để đưa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 492 vào tiêu chuẩn của lá Quan âm biển. Từ các kết quả thu được, tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cho lá và quả Quan âm biển (Vitex rotundifolia L. f. Verbenaceae). Tiêu chuẩn của lá và quả Quan âm biển Lá Quan âm biển (Folium Viticis rotundifoliae) Mạn kinh, Từ bi biển, Mạn kinh lá đơn, Mạn kinh lá nhỏ, Bình linh xoan Lá đã phơi hay sấy khô của cây Quan âm biển (Vitex rotundifolia L. f.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả Lá hình bầu dục hơi tròn, 2,5-4x 2-2,5 cm,đáy lá tù tròn, đỉnh lá tù hoặc hơi lõm, mặt trên màu xám, mặt dưới màu trắng bạc, mép nguyên, gân lá hình lông chim. Cuống lá dài. Toàn lá phủ lông trắng mịn. Vi phẫu Gân giữa Mặt dưới lồi tròn, mặt trên hơi lồi. Biểu bì trên gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, xếp sát nhau, lớp cutin khá dày. Trên biểu bì thỉnh thoảng gặp lỗ khí, nhiềulông che chở vàrải rác có lông tiết.Lông che chở đa bào một dãy 2-4 tế bào, mặt ngoài xù xì, đôi khi có eo thắt, thỉnh thoảng cũng thấy lông che chở đơn bào rất ngắn. Lông tiết đa số chân đơn bào, đầu đơn bào hay đa bào gồm 2-6 tế bào có hình tròn hay bầu dục, đôi khi cũng gặp lông tiết chân gồm 2 tế bào, đầu đơn hoặc đa bào.Mô dày góc hoặc có khi mô dày tròngồm 1-4 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố phía biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới. Mô mềm đạo gồm các tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Cung libe-gỗ với gỗ ở trên libe ở dưới. Libe gồm các tế bào đa giác, nhỏ, sắp xếp lộn xộn, kích thước không đều, không liên tục mà tụ thành nhiều cụm ngăn cách nhau bởi 1-3 dãy tế bào. Phía dưới libe là các cụm mô cứng, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành nhiều dãy không đều; xen kẽ mạch gỗ là1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ, vách cellulose đôi khi tẩm chất gỗ. Phía trên gỗ có 5-7cụm libe kích thước không đều, đôi khi gặp vài mạch gỗ trên các cụm libe này. Phiếnlá Biểu bì trên tế bào hình chữ nhật hơi thuôn tròn, kích thước không đều, xếp sát nhau. Biểu bì dưới lồi lõm nhiều, tế bào nhỏ hơn biểu bì trên. Lông che chởcó ở hai lớp biểu bì nhưng nhiều hơn ở biểu bì dưới. Trên biểu bì rải rác có lông tiết và đôi khi có lỗ khí. Hạ bì gồm 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn. Mô mềm giậu hơi lấn vào vùng gân giữa, gồm 3-6 lớp tế bào hình que xếp sát nhau, vuông góc với biểu bì, chứa nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết gồm 2-4 lớp tế bào tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó libe gỗ của gân phụ gồm 3-4 mạch gỗ rất nhỏ ở trên, libe ở dưới. Cuống lá Tiết diện vi phẫu có mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, mặt dưới lồi tròn, cấu tạo tương tự như ở gân giữa của lá nhưng có thêm 2 bó dẫn phụ hai bên cung libe gỗ chính.Bó dẫn phụ gồm gỗ ở trên, libe ở dưới, dưới libe có cụm mô cứng. Bột Bột màu xanh xám, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: lông che chở, mảnh biểu bì mang lông che chở và lỗ khí, mảnh biểu bì – hạ bì mang lông che chở, lông tiết, mảnh mô dày, sợi. Định tính A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether (TT). Ngâm 10 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc. Dịch lọc cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn với 0,5 ml anhydrid acetic (TT) rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml cloroform (TT). Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ, khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2 ml acid sulfuric (TT) lên thành ống nghiệm để nghiêng cho acid chảy xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa hai lớp dung dịch có màu đỏ nâu, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 493 B. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 50 ml ethanol 96% (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 phút, lọc được dịch lọc A. Lấy 10 ml dịch lọc A cho vào chén sứ bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn với 5 ml ethyl acetat, lọc lấy dịch lọc rồi bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn với 5 ml ethanol 96% (TT), lọc vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi (TT) và 1-2 giọt acid hydrocloric(TT), dung dịch có màu hồng đến đỏ. Lấy 2 ml dịch lọc A, thêm vào vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% (TT), xuất hiện màu xanh đen. Lấy 5 ml dịch lọc A cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml dung dịch acid hydrocloric 5%, lọc vào một ống nghiệm nhỏ, thêm 3 giọt thuốc thử Bertrand, xuất hiện tủa trắng C. Đun sôi 2 g dược liệu với 10 ml nước trong 10 phút, lọc được dịch lọc B. Lấy 3 ml dịch lọc B, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A (TT) và 0,5 ml dung dịch Fehling B(TT). Đun cách thủy 5 phút, có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm. Lấy 2 ml dịch lọc B cho vào một ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat, có bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể natri carbonat. D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) (1) Định tính cao toàn phần Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: Cloroform – methanol (9:1). Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 30 ml methanol, đun hồi lưu trên cách thủy trong 15 phút, lọc được dịch lọc C. Lấy 5 ml dịch lọc C, đem bốc hơi trên cách thủy còn khoảng 1 ml, được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột lá Quan âm biển (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Định tính tinh dầu Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: toluen – ethyl acetat (95:5) Dung dịch thử: Lấy 1 giọt tinh dầu từ mục Định lượng tinh dầu pha trong 1 ml n- hexan được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu:Cất tinh dầu từ 50 g lá Quan âm biển (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo lôi cuốn theo hơi nước. Pha 1 giọt tinh dầu trong 1 ml n- hexan được dung dịch chuẩn. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Độ ẩm Không quá 8,0% Tro toàn phần Không quá 5,7% (Phụ lục 9.8) (1). Tro sulfat Không quá 7,9% (Phụ lục 9.8) (1). Tro không tan trong acid Không quá 0,4% (Phụ lục 9.7) (1) Chất chiết được trong dược liệu Không ít hơn 32,0% tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 70% (TT) làm dung môi. Không ít hơn 20,0% tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10) (1), dùng ethanol 96% (TT) làm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 494 dung môi. Hàm lượng tinh dầu Không ít hơn 0,6% tính theo dược liệu khô kiệt. Quả quan âm biển (Fructus Viticis rotundifoliae) Mạn kinh tử, Từ bi biển, Mạn kinh lá đơn, Mạn kinh lá nhỏ, Bình linh xoan. Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Quan âm biển (Vitex rotundifolia L. f.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả Quả hạch hình cầu, màu đen xám, đường kính 3-5 mm, đài tồn tại màu trắng bạcbao bọc khoảng 2/3 quả. Toàn bộ phủ nhẹ một lớp lông tơ màu xám nhạt. Vi phẫu Vi phẫu quả có tiết diện tròn, có 4 ngăn to nhỏ không đều, mỗi ngăn chứa một hạt nhưng thường 1-2 ngăn bị lép.Vỏ quả có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hơi thuôn tròn, vách tế bào dày ở hai mặt trên - dưới, lớp cutin khá dày, mang nhiều lông tiết, đôi khi gặp lông che chở đa bào rải rác. Lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào hình tròn hoặc bầu dục hơi lõm. Lông che chở đa bào một dãy 2-4 tế bào, mặt ngoài lông xù xì. Mô dày góc gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác hơi thuôn dài. Mô mềm đạo tế bào hình bầu dục hoặc gần tròn ở ngoài, hình đa giác dài hẹp xếp đứng ở phía trong, khi còn non vách cellulose mỏng, về già những lớp tế bào ở phía trong vách dần hóa gỗ.Trong vùng mô mềm rải rác có các bó dẫn phụ nằm theo một vòng gần tròn với libe ở ngoài, gỗ ở trong. Tiếp theo lớp mô mềm là nhiều lớp tế bào mô cứng càng vào phía trong vách càng dày. Biểu bì trong của vỏ quả là một lớp tế bào vách cellulose mỏng gồm các tế bào rất nhỏ hình chữ nhật khá đều. Chính giữa quả có các bó dẫn chính rất đặc trưng. Vỏ hạt cấu tạo bởi 1 -2 lớp tế bào hình chữ nhật hơi thuôn hoặc hình bầu dục vách hóa gỗ hình mạng lưới. Nội nhũ gồm các tế bào hình chữ nhật hoặc bầu dục ở phía ngoài và hình đa giác vách uốn lượn ở phía trong, vách cellulose mỏng chứa nhiều hạt tinh bột. Khối phôi gồm các tế bào hình đa giác, vách mỏng bằng cellulose không chứa nhiều tinh bột như nội nhũ. Bột Bột màu đen xám, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: Tế bào mô cứng, mảnh vỏ quả, mảnh vỏ hạt, mảnh nội nhũ, mạch vạch, mạch điểm, hạt tinh bột, lông che chở, mảnh biểu bì mang lông che chở. Định tính A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether (TT). Ngâm 10 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc. Dịch lọc cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn với 0,5 ml anhydrid acetic(TT) rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml cloroform (TT). Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ, khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2 ml acid sulfuric (TT) lên thành ống nghiệm để nghiêng cho acid chảy xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa hai lớp dung dịch có màu đỏ nâu, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục. B. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 50 ml ethanol 96% (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 phút, lọc được dịch lọc A. Lấy 10 ml dịch lọc A cho vào chén sứ bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn với 5 ml ethyl acetat, lọc lấy dịch lọc rồi bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn với 5 ml ethanol 96% (TT), lọc vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi (TT) và 1-2 giọt acid hydrocloric(TT), dung dịch có màu hồng đến đỏ. Lấy 2 ml dịch lọc A, thêm vào vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% (TT), xuất hiện màu xanh đen. Lấy 5 ml dịch lọc A cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml dung dịch acid hydrocloric 5%, lọc vào một ống nghiệm nhỏ, thêm 3 giọt thuốc thử Bertrand, xuất hiện tủa trắng. C. Đun sôi 2 g dược liệu với 10 (20) ml nước trong 10 phút, lọc được dịch lọc B. Lấy 3 ml dịch lọc B, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A (TT) và 0,5 ml dung dịch Fehling B(TT). Đun cách thủy 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 495 phút, có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm. Lấy 2 ml dịch lọc B cho vào một ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat, có bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể natri carbonat. D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) (1). Định tính cao toàn phần Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: Cloroform – methanol (9:1). Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài, thêm 30 ml methanol, đun hồi lưu trên cách thủy trong 15 phút, lọc được dịch lọc C. Lấy 5 ml dịch lọc C, đem bốc hơi trên cách thủy còn khoảng 1 ml, được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột quả Quan âm biển (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Định tính tinh dầu Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: toluen – ethyl acetat (95:5) Dung dịch thử: Lấy 1 giọt tinh dầu từ mục Định lượng tinh dầu pha trong 1 ml n- hexan được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Cất tinh dầu từ 50 g quả Quan âm biển (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo lôi cuốn theo hơi nước. Pha 1 giọt tinh dầu trong 1 ml n- hexan được dung dịch chuẩn. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Độ ẩm Không quá 11,0% Tro toàn phần Không quá 5,5% (Phụ lục 9.8) (1). Tro sulfat Không quá 7,2% (Phụ lục 9.9) (1) Tro không tan trong acid Không quá 1,7% (Phụ lục 9.7) (1) Chất chiết được trong dược liệu Không ít hơn 13% tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10) (1), dùng ethanol 70% (TT) làm dung môi. Không ít hơn 12% tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10)(1), dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi. Hàm lượng tinh dầu Không ít hơn 0,4% tính theo dược liệu khô kiệt. Hàm lượng alkaloid toàn phần Không ít hơn 0,15% tính theo dược liệu khô kiệt. KẾT LUẬN Đã xây dựng được tiêu chuẩn cho lá và quả Quan âm biển làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu này. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 496 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, PL-182, PL-183, PL-239. Ngày nhận bài báo: 14.12.2012 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21.12.2012 Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_tieu_chuan_la_va_qua_quan_am_bien_vitex_rotundifoli.pdf
Tài liệu liên quan