Xây dựng trang thông tin điện tử quảng bá du lịch xứ Thanh
Kết luận
Trang TTĐT quảng bá tài nguyên du lịch Thanh Hóa với hệ thống cơ sở dữ liệu toàn
diện về tuyến, điểm đến và các chương trình du lịch cụ thể được xây dựng và tích hợp trên hệ
thống TTĐT của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa là sản phẩm
của đề tài nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực du
lịch giúp cho việc cập nhật và thường xuyên bổ sung thông tin đầy đủ các tài nguyên du lịch
hiện có và sẽ có trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của trang TTĐT giúp cho các cơ quan như Sở
VH,TT&DL Thanh Hóa, Hiệp hội Du lịch; Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương Mại và Du lịch
tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở dịch vụ du lịch nâng cao hiệu quả
tổ chức, quản lý, khai thác hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng và nhiều giá trị của tỉnh. Trên
cơ sở lợi thế về nguồn lực đội ngũ của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa như khoa Du lịch, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, khi trang TTĐT đượcvận hành sẽ
đem lại hiệu quả to lớn cả trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch của nhà trường
cũng như góp phần hữu ích vào công tác tuyên truyền, quảng bá tài nguyên du lịch của địa
phương và sự nghiệp phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng trang thông tin điện tử quảng bá du lịch xứ Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
35
XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUẢNG BÁ DU LỊCH
XỨ THANH
TS. Hà Đình Hùng1
Tóm tắt: Xây dựng trang thông tin điện tử (TTĐT) nhằm quảng bá tài nguyên du lịch đã
được nhiều địa phương trong nước triển khai hàng chục năm trở lại đây. Sự phát triển của
các trang thông tin này góp phần cung cấp cho người dùng các tiện ích do sự phát triển
nhanh, mạnh mẽ của công nghệ trong thời kỳ cách mạng 4.0 mang lại. Đối với du lịch tỉnh
Thanh Hóa, xác định việc quảng bá tài nguyên du lịch phải dựa trên một kho dữ liệu được
cập nhật đầy đủ, hệ thống theo quy hoạch du lịch đã được ngành du lịch địa phương và tỉnh
Thanh Hóa xác định.
Từ khóa: Tài nguyên du lịch; TTĐT; Website du lịch; Thanh Hóa
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào phát triển du lịch được nhiều
nước quan tâm và đã đạt nhiều thành quả hết sức tích cực. Mặc dù vậy, những sản phẩm này
thường được xây dựng để đáp ứng đặc thù riêng của mỗi nước. Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở
dữ liệu trực tuyến về du lịch tại địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà công nghệ
và người làm du lịch nên việc ứng dụng công nghệ có sẵn trên thế giới vào tỉnh Thanh Hóa là
rất khó khăn.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp công nghệ thông
tin đầu tư xây dựng một số ứng dụng cho phép đặt phòng khách sạn, tìm kiếm địa điểm du
lịch nhưng chưa có một trang TTĐT về du lịch nào tích hợp được nhiều tiện ích từ hướng
dẫn, gợi ý điểm đến cho đến tư vấn lịch trình, sản phẩm, điểm tham quan, mua sắm, giải trí và
các tiện ích liên quan khác đáp ứng nhu cầu phong phú của du khách và là kênh thông tin
quan trọng để kết nối hữu hiệu giữa du khách với cơ sở dịch vụ du lịch cũng như các cơ quan
quản lý du lịch của địa phương.
Hiện nay, tại tỉnh Thanh Hóa bước đầu cũng đã xây dựng một số trang thông tin giới
thiệu về du lịch, danh lam thắng cảnh trong tỉnh, tuy nhiên, mới chỉ dừng lại giới thiệu thông
tin sơ lược về điểm đến mà chưa tích hợp được các tính năng công nghệ để hấp dẫn, lôi cuốn
du khách chủ động tiếp cận thông tin đến với du lịch Thanh Hóa. Các trang thông tin còn
riêng lẻ, không thống nhất nên chưa có sự hỗ trợ, kết nối với nhau, dẫn đến khách du lịch
cũng không có được các thông tin tư vấn đầy đủ, hữu ích.
Thanh Hóa là địa phương được đánh giá có tiềm năng du lịch rất lớn, nhưng hiệu quả
khai thác du lịch cũng như chất lượng thông tin, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế. Từ thực
tế hoạt động quản lý, khai thác du lịch của địa phương, chúng tôi nhận thấy, du lịch Thanh
Hóa cần thiết phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch, đặc biệt là
việc nắm bắt xu thế phát triển du lịch quốc gia, quốc tế, đưa CNTT vào hỗ trợ phát triển các
phần mềm chuyên dụng có đầy đủ tính năng, tiện ích, phục vụ khách du lịch về tra cứu thông
1
Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
36
tin, sản phẩm, dịch vụ, giá cả,...Đồng thời, qua đó thực hiện chức năng truyền thông, thông tin
nhằm tạo dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa lịch sự, văn minh, thân thiện. Từ thực tế đó, có
thể nhận thấy, việc số hóa cơ sở dữ liệu về du lịch địa phương và xây dựng trang thông tin
điện tử nhằm quảng bá du lịch xứ Thanh trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết, mang
lại lợi ích thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển du lịch tại
Thanh Hóa.
2. Nội dung Website quảng bá tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hóa
Để tiến hành xây dựng trang Website, việc thu thập CSDL tài nguyên du lịch của tỉnh
Thanh Hóa có ý nghĩa quan trọng. Nội dung thông tin thu thập bao gồm: thông tin về các khu,
điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; các tour/chương trình du lịch nổi bật; sản phẩm, dịch vụ du lịch
và các tài nguyên khác có tính chất nguồn lực phục vụ cho phát triển du lịch như: giao thông,
hạ tầng, doanh nghiệp lữ hành, hệ thống khách sạn, nhà hàng, chợ, điểm mua sắm, điểm vui
chơi giải trí, đặc sản ẩm thực địa phương...
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, nhóm thiết kế hệ thống sẽ tạo lập CSDL theo
các lớp gồm: thông tin về tuyến du lịch/tour du lịch/điểm đến du lịch/cơ sở lưu trú/doanh
nghiệp lữ hành/dịch vụ vận tải/tin tức du lịch [Hình 1]. Hình thức trang Website sử dụng các
Layor được thiết kế cố định theo chủ đề, dạng tĩnh với các chức năng cơ bản như: Hiển thị về
các tour du lịch (tích hợp các chức năng bản đồ trực tuyến; sản phẩm du lịch; dịch vụ du lịch;
nhà hàng, khách sạn theo tour, tuyến, điểm du lịch,...); quản lý, tìm kiếm các sản phẩm du
lịch; hướng dẫn, gợi ý các địa điểm, sản phẩm du lịch cho khách du lịch; đặt hàng sản phẩm
(đặt phòng, tìm phòng nghỉ, thanh toán trực tuyến); hiển thị thông tin đối tác, nhà cung cấp
dịch vụ du lịch; giới thiệu sản phẩm du lịch; hiển thị thông tin về các doanh nghiệp du lịch và
lữ hành; tương tác người dùng (xếp hạng, phản hồi của người dùng); tích hợp với các mạng xã
hội, cổng thông tin điện tử và các chức năng khác như: xuất bản và hiển thị tin tức, tư liệu,
hình ảnh, video; thống kê người truy cập; quản trị người dùng; quản trị phân quyền; sao lưu và
phục hồi dữ liệu. Để thân thiện với người dùng hiện đại, nhóm thiết kế phát triển thêm phiên
bản mobile dành cho các thiết bị cầm tay và ngôn ngữ hiển thị song ngữ Anh - Việt.
Hình 1: Giao diện Website tài nguyên du lịch Thanh Hóa
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
37
Về nội dung, với chức năng tổng thể là hiển thị thông tin về tài nguyên du lịch. Nhóm
phát triển Website đã thực hiện thiết kế trang thông tin theo 2 lớp gồm: lớp bên trong và lớp
bên ngoài. Đối với lớp bên ngoài, thông tin du lịch hiển thị gồm: Trang chủ/tuyến du lịch/tour
du lịch/điểm đến du lịch/cơ sở lưu trú/dịch vụ vận chuyển/dịch vụ du lịch/xuất bản tin tức.
Phần tuyến du lịch là hiển thị các tuyến điểm du lịch đã được xác định theo tổng thể
phát triển du lịch đến năm 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa với các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh
[Hình 2]. Tour du lịch là cơ sở dữ liệu được thiết kế gồm các modul chính như: giới thiệu
tổng thể về tour, lịch trình thực hiện, đơn vị tổ chức, thời gian thực hiện (số ngày của một
tour), giá đề xuất cùng các thông tin khác có liên quan gắn liền với tour như khách sạn, nhà
hàng, dịch vụ vận tải, các điểm mua sắm, vui chơi giải trí và các thông tin khuyến cáo cho
người dùng... [Hình 3].
Hình 2. Phần trang tin truy cập tuyến du lịch
Hình 3: Phần trang tin truy cập tour du lịch
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
38
Thông tin điểm đến du lịch [Hình 4] tập trung giới thiệu các khu/điểm du lịch đã được
ngành du lịch của tỉnh công nhận gồm 4 nội dung như: giới thiệu, thông tin cần biết, hướng
dẫn chỉ đường và đánh giá của người dùng.
Hình 4: Nội dung giới thiệu điểm đến du lịch
Ngoài ra, các nội dung có tính chất nguồn lực du lịch (được hiểu như một dạng tài
nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch) như: cơ sở lưu trú [Hình 5]; dịch vụ vận chuyển [Hình
6]; các doanh nghiệp du lịch (chủ yếu là doanh nghiệp lữ hành) [Hình 7] cũng được phân chia
theo lớp thành các modul dữ liệu riêng biệt trên thanh công cụ và được lồng ghép vào từng
tour du lịch cụ thể.
Hình 5: Nội dung giới thiệu cơ sở lưu trú
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
39
Hình 6: Nội dung giới thiệu dịch vụ vận chuyển
Hình 7: Nội dung giới thiệu doanh nghiệp lữ hành
Với mục đích hướng tới của trang Website quảng bá tài nguyên du lịch Thanh Hóa là
nơi cung cấp thông tin phục vụ hành trình cho từng người dùng theo nhu cầu, sở thích nên
Website tập trung thông tin sâu về các chương trình du lịch. Với 500 tour du lịch thiết kế dựa
trên 11 tuyến du lịch của tỉnh đã quy hoạch. Nhóm thiết kế đã xây dựng đa dạng các tour theo
nhu cầu và chủ đề gồm cả tour nội tỉnh và liên kết. Cung cấp đầy đủ các chức năng cơ bản của
một phần mềm hỗ trợ công cụ người dùng như: dẫn đường, định vị google Map; quản lý, tìm
kiếm các sản phẩm du lịch [Hình 8]; hướng dẫn, gợi ý các địa điểm, sản phẩm du lịch; hiển
thị thông tin về khu điểm du lịch; các cơ sở lưu trú, các địa điểm mua sắm [Hình 9]; các đặc
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
40
sản ẩm thực [Hình 10]; gợi ý du khách các điểm ăn, nghỉ, vui chơi theo lịch trình [Hình 11] và
các tiện ích như tìm kiếm phòng nghỉ và đặt phòng trực tuyến [Hình 12]. Ngoài các tính năng
kể trên, trang Website cũng đồng thời hiển thị các thông tin xếp hạng về nhà hàng, khách sạn,
điểm mua sắm, ẩm thực, công ty lữ hành, điểm đến cũng như tích hợp với các mạng xã hội
thông dụng hiện nay và các chức năng phổ biến khác như: thống kê lượt người truy cập; quản trị
người/nhóm người sử dụng; quản trị phân quyền; sao lưu và phục hồi dữ liệu...
Hình 8: Tính năng dẫn đường
Hình 9: Gợi ý điểm mua sắm
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
41
Hình 10: Giới thiệu đặc sản ẩm thực
Hình 11: Gợi ý, tư vấn ăn nghỉ, vui chơi theo chương trình tham quan
Hình 12: Giao diện xác nhận đặt phòng
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
42
3. Kết luận
Trang TTĐT quảng bá tài nguyên du lịch Thanh Hóa với hệ thống cơ sở dữ liệu toàn
diện về tuyến, điểm đến và các chương trình du lịch cụ thể được xây dựng và tích hợp trên hệ
thống TTĐT của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa là sản phẩm
của đề tài nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực du
lịch giúp cho việc cập nhật và thường xuyên bổ sung thông tin đầy đủ các tài nguyên du lịch
hiện có và sẽ có trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của trang TTĐT giúp cho các cơ quan như Sở
VH,TT&DL Thanh Hóa, Hiệp hội Du lịch; Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương Mại và Du lịch
tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở dịch vụ du lịch nâng cao hiệu quả
tổ chức, quản lý, khai thác hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng và nhiều giá trị của tỉnh. Trên
cơ sở lợi thế về nguồn lực đội ngũ của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa như khoa Du lịch, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, khi trang TTĐT đượcvận hành sẽ
đem lại hiệu quả to lớn cả trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch của nhà trường
cũng như góp phần hữu ích vào công tác tuyên truyền, quảng bá tài nguyên du lịch của địa
phương và sự nghiệp phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa.
Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Quang Đăng (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch
thông minh tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch.
[2].Chính phủ (2018), Quyết định 1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng
dụng công nghệ thông tin lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
[3].Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, “Xây dựng cơ sở dữ liệu
các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”,đề tài KH&CN cấp tỉnh, chủ nhiệm đề tài Hà
Đình Hùng,tháng 10/2020.
[4].Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Quảng Trị, đề tài
KH&CN cấp tỉnh năm 2010, tỉnh Quảng Trị.
[5].Viện Địa lý (2013), Xây dựng bản đồ điện tử du lịch thành phố Hải Phòng, đề tài
hợp tác giữa UBND thành phố Hải Phòng với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
[6].
phat-trien-du-lich-o-viet-nam-72312.htm
SETTING UP THE WEBSITE TO PROMOTE TOURISM
IN THANH HOA
Ha Dinh Hung, Ph.D
Abstract: In recent years, to promote tourism resources, some provinces have set up the
Websites which have provided users with much convenience of the Fourth Industrial
Revolution. Promoting tourism in Thanh Hoa must be based on a fully-updated information
website which has also been systematized by tourism organs.
Key word: tourism resource, tourism website, Thanh Hoa
Người phản biện: NCS. Trịnh Văn Anh (ngày nhận bài 11/9/2020; ngày gửi phản biện 11/9/2020
ngày duyệt đăng 06/11/2020).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_trang_thong_tin_dien_tu_quang_ba_du_lich_xu_thanh.pdf