Xây dựng và hoàn thiện quy trình chăm sóc tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng
58 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được
phẫu thuật cắt cụt trực tràng tại khoa ngoại C có
tuổi trung bình 60,2; 22 bệnh nhân nữ (37,9%); 36
bệnh nhân nam (62,1%) phù hợp với các nghiên
cứu về dịch tễ học ung thư trực tràng trong và
ngoài nước(3,5,0,8). Phẫu thuật cắt cụt trực tràng
đường bụng và tầng sinh môn là một phẫu thuật
lớn được chỉ định cho ung thư trực tràng thấp
nên việc chăm sóc tầng sinh môn góp phần quan
trọng vào kết quả của phẫu thuật. Quy trình kỹ
thuật thay băng vết mổ thông thường đã được
chuẩn hóa trong các tài liệu của điều
dưỡng(3,5).Vết thương tầng sinh môn sau phẫu
thuật cắt cụt trực tràng là một vết thương đáy
sâu, rộng. Tư thế thay băng đều không thật sự
thoải mái cho cả bệnh nhân và điều dưỡng. Lựa
chọn tư thế bệnh nhân nằm nghiêng hay nằm
ngửa cũng là câu hỏi với chúng tôi.
Có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng
hiện nay: mổ mở và phẫu thuật nội soi. Chỉ định
và áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào
tình trạng bệnh nhân, giai đoạn bệnh và sự đồng
thuận của bệnh nhân. Phân tích về quy trình
phẫu thuật chúng ta thấy thì phẫu tích trực tràng
trong ổ bụng bằng phẫu thuật nội soi có ưu điểm
là bệnh nhân không phải rạch vết mở bụng dưới
rốn. Thì mổ cắt cụt trực tràng tầng sinh môn
hoàn toàn giống nhau ở 2 phương pháp(2,4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi 31 bệnh nhân
mổ mở (53,4%); 27 bệnh nhân mổ nội soi (46,6%).
Theo dõi và phát hiện các biến chứng tầng
sinh môn sau mổ được các điều dưỡng thực hiện
theo quy trình. Các biến chứng thường gặp
trong 24 – 48 giờ đầu là chảy máu. Chúng tôi có 1
trường hợp chảy máu tầng sinh môn sau rút
mèche, bệnh nhân được khâu cầm máu thành
bên tầng sinh môn bằng một mũi chữ X tại
giường. Sau xử trí bệnh nhân ổn định, không
phải truyền máu.
Đánh giá bệnh nhân trước mổ là một khâu
quan trọng, ngoài những xét nghiệm thường
quy cho cuộc mổ đại phẫu như: sinh hóa, huyết
học, XQ phổi chúng tôi ghi nhận thêm các yếu
tố: tia xạ trước mổ, các bệnh phối hợp tiểu
đường, cao huyết áp, truyền máu trước mổ.
Tia xạ trước mổ nằm trong phác đồ điều trị
đa mô thức ung thư trực tràng thấp được áp
dụng thường quy tại Bệnh viện K. Tìm hiểu về
liều chiếu thường là 45 Gr với 2 trường chiếu:
trên xương mu và tầng sinh môn. Chính những
tác dụng của tia xạ tại tầng sinh môn đã làm cho
da và tổ chức tầng sinh môn bị ảnh hưởng: bỏng
da, xơ hóa, phản ứng viêm Những nghiên cứu
về tác động của tia xạ lên tổ chức mô của cơ thể
đều cho thấy khả năng liền sẹo kém hơn so với
vùng mô lành không bị chiếu xạ(2,7). Chúng tôi có
7 bệnh nhân (12%) tia xạ trước mổ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và hoàn thiện quy trình chăm sóc tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 266
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC
TẦNG SINH MÔN SAU PHẪU THUẬT CẮT CỤT TRỰC TRÀNG
Lê Thị Kim Thu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Hoàn thiện Quy trình chăm sóc tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng. 2. Đánh giá
kết quả thực hiện Quy trình chăm sóc tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng tại khoa ngoại Tổng hợp
bệnh viện K
Đối tượng: 58 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được phẫu thuật nội soi và mổ mở cắt cụt trực tràng từ
04/ 2011 đến 11/2011
Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu
Kết quả nghiên cứu: 58 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được mổ cắt cụt trực tràng có đặt meche tầng
sinh môn tuổi trung bình 60,2 (32 - 83); 22 bệnh nhân nữ (37,9%); 36 bệnh nhân nam (62,1%); 7 bệnh nhân tia
xạ trước mổ(12%); 4 bệnh nhân có bệnh phối hợp đái đường cao huyết áp (6,8%); 4 bệnh nhân hút thuốc lá
(6,8%); 3 bệnh nhân truyền máu trước mổ (5,1%); Mổ mở 31 bệnh nhân (53,4%) mổ nội soi 27 bệnh nhân
(46,6%); 1 bệnh nhân chảy máu tầng sinh môn sau rút meche (1,7%); thời gian liền sẹo tầng sinh môn nhóm
không có bệnh phối hợp là 12,5 tuần, nhóm có bệnh phối hợp là 16 tuần
Kết luận: Chăm sóc tầng sinh môn 58 bệnh nhân cắt cụt trực tràng theo quy trình xây dựng tại Bệnh viện K
đạt kết quả tốt: tỷ lệ biến chứng thấp 1,7%; thời gian liền sẹo trung bình 12,5 tuần nhóm không có bệnh phối hợp,
16 tuần nhóm có bệnh phối hợp. Có thể lấy quy trình này làm quy trình thực hiện chăm sóc chung cho bệnh viện.
Từ khóa: ung thư trực tràng; cắt cụt trực tràng, vết thương tầng sinh môn
ABSTRACT
THE CARE PROCESS OF THE PERIANAL WOUND AFTER ABDOMINOPERINEAL RESECTION
RECTUM FOR CARCINOMA
Le Thi Kim Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 267 - 270
Objective: 1- Completing care process of the perianal wound after abdominoperineal resection of rectum for
carcinoma. 2- Assessing results for implement of care process of the perianal wound after abdominoperineal
resection of rectum for carcinoma at general surgery department, K Hospital.
Subjects: 58 patients with low rectal cancer were treated with open or laparoscopy abdominoperineal
resection of rectum for carcinoma from 04/ 2011 to 11/2011.
Method: Prospective and descriptive study.
Results: Evaluating 58 patients with low rectal cancer treated with open or laparoscopy abdominoperineal
resection of rectum for carcinoma from 04/ 2011 to 11/2011. Median age is 60.2 (32-83), 22 female patients
(37.9%) and 36 male patients (62.1%). 7 patients were managed with preoperative radiotherapy (12%). 4 patients
have combination diseases including hypertension, diabetes (6.8%). 4 patients have smoking history (6.8%). 3
patients have preoperative blood transfusion (5.1%). There are 31 patients with open surgery (53.4%) and 27
patients with laparoscopy surgery (46.6%). 1 patients has bleeding in perianal area after taking out absorbent
gauze (1.7%). Time for healing of the perianal wound in group without combination diseases is 12.5 weeks, and in
* Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện K
Tác giả liên lạc: CNĐD. Lê Thị Kim Thu ĐT: 0973182998 Email: hienddt@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 267
group with combination diseases is 16 week.
Conclusion: Care for perianal wound of 58 patients with low rectal cancer treated with abdominoperineal
resection of rectum for carcinoma according to process of K Hospital has good results. Percentage of complication
is low (1.7%). Median time for healing of the perianal wound in group without combination diseases is 12.5
weeks, and in group with combination diseases is 16 week. We can apply this care process as standard one.
Key word: Rectal carcinoma; abdominoperineal resection; perianal wound.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi năm khoa ngoại Tổng hợp phẫu thuật
khoảng 500 ca ung thư đại trực tràng trong đó có
30% (trên100 ca) là phẫu thuật cắt cụt trực tràng
đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực
tràng thấp. Chăm sóc tầng sinh môn cho những
bệnh nhân này đỏi hỏi những nguyên tắc ngoại
khoa tỉ mỉ, nhẹ nhàng giảm thiểu đau đớn cho
bệnh nhân cũng như việc theo dõi sát sao phát
hiện những biến chứng sau mổ: chảy máu,
nhiễm trùng, đọng dịch áp xe hóa và đánh giá
thời gian liền sẹo tầng sinh môn
Theo các tác giả nước ngoài những biến
chứng tại tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt
trực tràng có liên quan đến thể trạng bệnh nhân:
suy dinh dưỡng, thiếu máu, điều trị xạ trị trước
mổ, bệnh nhân có hút thuốc lá, bệnh phối hợp
cao huyết áp,đái đường(0,2,4). Trong quá trình
chăm sóc người bệnh phẫu thuật cắt cụt trực
tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung
thư trực tràng thấp. Chúng tôi thấy có các biến
chứng như:chảy máu, áp xe, nhiễm trùng
Chăm sóc tầng sinh môn cũng góp phần quan
trọng vào kết quả của phẫu thuật cắt cụt trực
tràng nhưng chưa có nhiều tài liệu trong nước
nói về vấn đề này(3,5). Do đó chúng tôi đã tiến
hành xây dựng và đánh giá Quy trình chăm sóc
người bệnh phẫu thuật cắt cụt trực tràng đường
bụng tầng sinh môn có đặt Mèche
Mục đích của báo cáo
1. Hoàn thiện Quy trình chăm sóc tầng sinh
môn sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng.
2. Đánh giá kết quả thực hiện Quy trình
chăm sóc tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt
trực tràng tại khoa ngoại Tổng hợp bệnh viện K
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiền cứu, thu thập số liệu theo mẫu
bệnh án đã định sẵn.
Đối tượng nghiên cứu
58 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được
phẫu thuật nội soi và mổ mở cắt cụt trực tràng từ
tháng 04/2011 đến 11/2011 có đặt mèche tầng
sinh môn
Chỉ tiêu nghiên cứu
Tuổi -giới.
Tình trạng bệnh nhân trước mổ:
Suy dinh dưỡng: protit máu,có truyền máu.
Điều trị tia xạ trước mổ.
Bệnh phối hợp: Tiểu đường, cao huyết áp,
tim mạch
Hút thuốc lá.
Phương pháp được phẫu thuật cắt cụt trực
tràng: mổ mở, mổ nội soi có đặt mèche tầng sinh
môn.
Biến chứng sau mổ tại tầng sinh môn:
Chảy máu sau rút mèche.
Nhiễm trùng.
Áp xe.
Chảy dịch.
Thời gian liền sẹo tầng sinh môn: kiểm tra
qua thư, điện thoại, khám lại định kỳ
Tiêu chuẩn liền sẹo tầng sinh môn tốt: mép
da liền hoàn toàn, không còn chảy dịch, không
sung nề.
Quy trình chăm sóc tầng sinh môn: theo
protocole thống nhất
Bệnh nhân chuyển về hậu phẫu khoa Ngoại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 268
Tổng hợp sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng.
Rút mèche: sau mổ 48h.
Sau rút mèche nếu có chảy máu ghi cách xử
trí cụ thể.
Nếu diễn biến bình thường: thay băng hàng
ngày.
Số lượng lần thay băng tầng sinh môn.
Ghi nhận các chỉ số: các biến chứng, mép vết
thương, số lượng màu sắc, mùi dịch thấm ra tại
tầng sinh môn.
Quy trình chăm sóc tầng sinh môn sau phẫu
thuật cắt cụt trực tràng có đặt mèche
1. Người bệnh:
Chuẩn bị tâm lý và thông báo cho người
bệnh
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa hay
nghiêng theo vị trí phẫu thuật.
2. Điều dưỡng: Rửa tay đeo khẩu trang.
3. Dụng cụ thiết yếu thay băng:
3.1 Dụng cụ vô khuẩn:
Hộp gạc miếng, gạc củ ấu, bông vô khuẩn.
Hộp dụng cụ kim loại vô khuẩn, khay quả
đậu.
Bơm tiêm, kim tiêm, cốc nhỏ 2- 3 cái.
Găng, ống thông cao su, quả bóp, ống
nghiệm
3.2 Dụng cụ sạch:
Kéo, băng dính, băng cuộn.
Thuốc và các dung dịch rửa và sát khuẩn.
Khay quả đậu.
Tấm nylon trải (nếu thay băng tại giường).
3.3 Các dụng cụ khác:
Bô dẹt.
Xô đựng dụng cụ bẩn có dung dịch sát
khuẩn.
Xô đựng rác y tế, rác sinh hoạt.
4. Tiến hành:
4.1: Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi theo vị
trí phẫu thuật.
4.2: Trải nylon xuống dưới mông, kê bô lên
trên nylon
4.3: Sát khuẩn tay điều dưỡng bằng dung
dịch sát khuẩn nhanh.
4.4: Mở hộp dụng cụ, sắp xếp lại dụng cụ,
gạc theo thứ tự cho thuận lợi.
4.5: Rót dung dịch rửa vết thương vào cốc
đặt trong khay quả đậu vô khuẩn.
4.6: Đi găng, sát khuẩn bằng dung dịch sát
khuẩn nhanh, dùng bơm tiêm hút nước muối
sinh lý bơm vào tầng sinh môn có mèche.
4.7: Dùng kẹp rút mèche từ từ,nhẹ nhàng,
nếu thấy chặt tay bơm tiếp nước muối sinh lý
vào làm ẩm mèche, tiếp tục rút hết mèche. Quan
sát đánh giá toàn bộ vết thương tầng sinh môn
phát hiện biến chứng sớm: chảy máu.
4.8: Rửa xung quanh da lành trước bằng
nước muối sinh lý, rửa từ giữa vết thương ra
ngoài vết thương đến khi vết thương sạch. Dùng
Betadine sát khuẩn vết thương.
4.9: Dùng gạc thấm khô vết thương và lau
xung quanh tầng sinh môn.
4.10: Dùng gạc tẩm Betadine đặt vào tầng
sinh môn. Dùng gạc to đắp lại phủ tầng sinh
môn và băng dính lại.
4.11: Đặt người bệnh nằm lại thoải mái.
4.12: Thu dọn dụng cụ,tháo găng.
4.13: Ghi nhận xét đánh giá kết quả vào
phiếu chăm sóc.
4.14: Hướng dẫn chăm sóc ngâm tầng sinh
môn tại nhà sau khi ra viện
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
58 Bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được
mổ cắt cụt trực tràng tuổi trung bình 60,2 (32-83);
22 bệnh nhân nữ (37,9%); 36 bệnh nhân nam
(62,1%).
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ trước mổ
Tia xạ trước
mổ N (%)
Bệnh phối hợp
Tiểu đường,cao
HA N (%)
Hút thuốc lá
N (%)
Truyền máu
trước mổ
N (%)
7 (12%) 4 (6,8%0 4 (6,8%) 3 (5,1%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 269
Bảng 2: Phương pháp mổ, biến chứng tầng sinh môn
sau mổ
Mổ mở
N (%)
Mổ nội soi
N (%)
Biến chứng
tầng sinh môn
sau mổ N (%)
31(53,4%) 27(46,6%) 1 (1,7%)
Nhóm 1: không có bệnh phối hợp 40 bệnh
nhân.
Nhóm 2: tia xạ trước mổ, bệnh phối hợp,
truyền máu trước mổ: 18 bệnh nhân.
Bảng 3: Thời gian liền sẹo tầng sinh môn
Thời gian liền sẹo tầng sinh
môn nhóm 1
N tuần (range)
Thời gian liền sẹo tầng sinh
môn nhóm 2
N tuần (range)
12,5 tuần (10-14) 16 tuần (14-18)
BÀN LUẬN
58 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được
phẫu thuật cắt cụt trực tràng tại khoa ngoại C có
tuổi trung bình 60,2; 22 bệnh nhân nữ (37,9%); 36
bệnh nhân nam (62,1%) phù hợp với các nghiên
cứu về dịch tễ học ung thư trực tràng trong và
ngoài nước(3,5,0,8). Phẫu thuật cắt cụt trực tràng
đường bụng và tầng sinh môn là một phẫu thuật
lớn được chỉ định cho ung thư trực tràng thấp
nên việc chăm sóc tầng sinh môn góp phần quan
trọng vào kết quả của phẫu thuật. Quy trình kỹ
thuật thay băng vết mổ thông thường đã được
chuẩn hóa trong các tài liệu của điều
dưỡng(3,5).Vết thương tầng sinh môn sau phẫu
thuật cắt cụt trực tràng là một vết thương đáy
sâu, rộng. Tư thế thay băng đều không thật sự
thoải mái cho cả bệnh nhân và điều dưỡng. Lựa
chọn tư thế bệnh nhân nằm nghiêng hay nằm
ngửa cũng là câu hỏi với chúng tôi.
Có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng
hiện nay: mổ mở và phẫu thuật nội soi. Chỉ định
và áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào
tình trạng bệnh nhân, giai đoạn bệnh và sự đồng
thuận của bệnh nhân. Phân tích về quy trình
phẫu thuật chúng ta thấy thì phẫu tích trực tràng
trong ổ bụng bằng phẫu thuật nội soi có ưu điểm
là bệnh nhân không phải rạch vết mở bụng dưới
rốn. Thì mổ cắt cụt trực tràng tầng sinh môn
hoàn toàn giống nhau ở 2 phương pháp(2,4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi 31 bệnh nhân
mổ mở (53,4%); 27 bệnh nhân mổ nội soi (46,6%).
Theo dõi và phát hiện các biến chứng tầng
sinh môn sau mổ được các điều dưỡng thực hiện
theo quy trình. Các biến chứng thường gặp
trong 24 – 48 giờ đầu là chảy máu. Chúng tôi có 1
trường hợp chảy máu tầng sinh môn sau rút
mèche, bệnh nhân được khâu cầm máu thành
bên tầng sinh môn bằng một mũi chữ X tại
giường. Sau xử trí bệnh nhân ổn định, không
phải truyền máu.
Đánh giá bệnh nhân trước mổ là một khâu
quan trọng, ngoài những xét nghiệm thường
quy cho cuộc mổ đại phẫu như: sinh hóa, huyết
học, XQ phổichúng tôi ghi nhận thêm các yếu
tố: tia xạ trước mổ, các bệnh phối hợp tiểu
đường, cao huyết áp, truyền máu trước mổ.
Tia xạ trước mổ nằm trong phác đồ điều trị
đa mô thức ung thư trực tràng thấp được áp
dụng thường quy tại Bệnh viện K. Tìm hiểu về
liều chiếu thường là 45 Gr với 2 trường chiếu:
trên xương mu và tầng sinh môn. Chính những
tác dụng của tia xạ tại tầng sinh môn đã làm cho
da và tổ chức tầng sinh môn bị ảnh hưởng: bỏng
da, xơ hóa, phản ứng viêm Những nghiên cứu
về tác động của tia xạ lên tổ chức mô của cơ thể
đều cho thấy khả năng liền sẹo kém hơn so với
vùng mô lành không bị chiếu xạ(2,7). Chúng tôi có
7 bệnh nhân (12%) tia xạ trước mổ.
Bệnh phối hợp là một yếu tố nguy cơ trong
và sau mổ. Tiểu đường, cao huyết áp làm cho
thành mạch máu bị ảnh hưởng và nguy cơ
nhiễm trùng sau mổ cao hơn những bệnh nhân
bình thường. Tuy nhiên những bệnh nhân này
cũng được điều trị kiểm soát đường huyết cũng
như huyết áp trước mổ để đảm bảo cho cuộc mổ
an toàn. Trong 58 bệnh nhân của chúng tôi có 4
(6,8%) bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Mối
tương quan giữa thuốc lá và các bệnh lý tim
mạch nói chung và cao huyết áp nói riêng đã
được nghiên cứu rất sâu rộng. Ghi nhận của
chúng tôi có 4 (6,8%) bệnh nhân hút thuốc lá.
Truyền máu trước mổ khi bệnh nhân thiếu máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 270
ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật. Bệnh nhân thiếu
máu cũng dẫn tới khả năng liền tổ chức kém đặc
biệt là tổ chức cắt rộng ở tầng sinh môn(2,4). Trong
nghiên cứu của chúng tôi 18 bệnh nhân thuộc
nhóm bệnh nhân có bệnh phối hợp, tia xạ tiền
phẫu và truyền máu trước mổ có thời gian liền
sẹo tầng sinh môn trung bình là 16 tuần, trong
khi 40 bệnh nhân thuộc nhóm còn lại có thời
gian liền sẹo trung bình là 12,5 tuần. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài(2,4,5,6).
KẾT LUẬN
Qua chăm sóc vết thương tầng sinh môn có
đặt Mèche 58 bệnh nhân cắt cụt trực tràng do
ung thư trực tràng thấp tại khoa ngoại tổng hợp
theo Quy trình đã xây dựng (mô tả quy trình ở
phần phương pháp nghiên cứu) được đánh giá
có kết quả tốt: tỷ lệ biến chứng thấp 1,7%; thời
gian liền sẹo tầng sinh môn ở nhóm bệnh nhân
xạ trị tiền phẫu, có bệnh phối hợp tiểu đường,
cao huyết áp và truyền máu trước mổ là 16 tuần
trong khi nhóm bệnh nhân còn lại là 12,5 tuần.
Qua đó, chúng tôi lấy Quy trình chăm sóc thay
băng tầng sinh môn sau cắt cụt trực tràng có đặt
Mèche được xây dựng tại khoa ngoại tổng hợp
bệnh viện K làm Quy trình thực hành chăm sóc
tại bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Artioukh DY, Smith RA, Gokul K (2006) Risk factors for
impaired healing of the perineal wound after
abdominoperineal resection of rectum for carcinoma.
Colorectal disease 9(4): 362-367
2. Engel AF, Oomen JLT, Eijsbouts QAJ et al (2002) Nationwide
decline in annual numbers of abdomino perineal resections:
effect of a successful national trial? Colorectal disease 5(2) 180-
184
3. Hướng dẫn Quy trình chăm sóc người bệnh của Bộ Y Tế -
2004
4. Paun BC, Cassie S, Maclean AR et al (2010) Postoperative
complications following surgery for rectal cancer. Annals of
surgery 251(5): 807-818
5. Phạm Đức Mục: Phương pháp nghiên cứu Điều dưỡng - Nhà
xuất bản Y học -2005
6. Rebecca LMD, Thomas JS, Papaconstatinou H (2008) Perineal
wound complications after abdominoperineal resection.
Clinics in colon & rectal surgery 21 (1): 76-85
7. Tilney HS, Heriot AG, Purkayastha S et al (2008) A national
perspective on the decline of abdominoperineal resection for
rectal cancer. Annals of surgery Vol 247(1): 77-84
8. Zolciak A, Bujko K, Kepka L et al (2005) Abdominoperineal
resection or anterior resection for rectal cancer: patient
preferences before and after treatment. Colorectal disease 8(7)
575-580
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_hoan_thien_quy_trinh_cham_soc_tang_sinh_mon_sau.pdf