Xoắn đại tràng chậu hông: Đặc điểm X quang và kết quả điều trị

Mục tiêu của điều trị XĐTCH là giải quyết tình trạng tắc ruột và tránh xoắn tái phát. Có nhiều cách điều trị đã được mô tả trên Y văn như: đặt thông trực tràng, tháo xoắn và cố định đại tràng qua nội soi đại tràng, mổ mở tháo xoắn có hay không cố định đại tràng, mổ tháo xoắn kết hợp tạo hình mạc treo, cắt đại tràng theo Hartmann, cắt đại tràng nối ngay (có hay không rửa đại tràng trong mổ).(4,13). Nhiều tác giả áp dụng đặt thông trực tràng qua nội soi như là điều trị đầu tiên cho XĐTCH chưa hoại tử và ghi nhận tỉ lệ thành công 70-90% t.h(13). Tuy nhiên, đặt thông trực tràng chỉ là một bước trong tiến trình điều trị. Bệnh nhân sau đó phải được đánh giá lại các bệnh đi kèm và chuẩn bị đại tràng để mổ chương trình cắt đại tràng (có thể mổ mở hay mổ nội soi). Vấn đề là không ít bệnh nhân sau khi được giải áp bằng đặt ống thông sẽ từ chối mổ. Chúng tôi có ¼ t.h. Chung(5) ghi nhận đến 50% bệnh nhân từ chối mổ sau khi được đặt thông trực tràng giải áp và 86% trong số này bị xoắn tái phát lại trung bình sau 2,8 tháng. Lau(12) cũng báo cáo tỉ lệ thành công của đặt thông trực tràng là 64% trong 29 t.h, nhưng 43% t.h tái phát lại trong vòng 30 ngày. Trường hợp xoắn tái phát của chúng tôi xảy ra sau khi rút thông trực tràng (1 ngày sau khi đặt), phải mổ khẩn để điều trị. Ngoài ra, theo Madiba(13), đặt thông trực tràng có nguy cơ giải áp ruột xoắn đã hoại tử và thủng ruột do dụng cụ ở 1-3% t.h và có tỉ lệ tử vong khoảng 5-14%. Safioleas(14) có 1/26 t.h đặt thông trực tràng tử vong ngày thứ 4 do viêm phúc mạc. Chúng tôi cũng có 1 t.h tử vong ngày thứ 3 sau tháo một đại tràng chậu hông xoắn đã hoại tử bằng đặt thông trực tràng. Chúng tôi cho rằng, đặt thông trực tràng phải hết sức thận trọng, nên có nội soi hướng dẫn và không nên áp dụng ở bệnh nhân nghi ngờ đã có hoại tử ruột hay viêm phúc mạc. Do những thuận lợi của đặt thông trực tràng chỉ là trước mắt, nguy cơ bệnh nhân từ chối mổ chương trình nhiều, tỉ lệ tái phát cao, tử vong không tránh khỏi được hoàn toàn, nên chúng tôi đồng ý với quan điểm của Wappnick(17) là đặt thông trực tràng chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân quá yếu, có nhiều bệnh nội khoa đi kèm hoặc những bệnh nhân từ chối mổ.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xoắn đại tràng chậu hông: Đặc điểm X quang và kết quả điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 1 XOẮN ĐẠI TRÀNG CHẬU HÔNG: ĐẶC ĐIỂM X QUANG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Nguyễn Văn Hải* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các đặc điểm X quang và đánh giá kết quả điều trị xoắn đại tràng chậu hông (XĐTCH). Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp XĐTCH được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia định trong 16 năm (1992-2007). XĐTCH được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và X quang rồi được xác định bằng phẫu thuật hoặc thoát hơi và phân nhanh sau đặt thông trực tràng. Kết quả: Có 17 bệnh nhân với 21 lần XĐTCH. Trên phim bụng không sửa sọan, 33,3% có dấu hiệu hạt cà phê, 33,3% có dấu hiệu quai ruột hình chữ U ngược trong khi những dấu hiệu có giá trị khác là đại tràng chậu hông dãn vượt quá đại tràng ngang (81,0%), che lấp hông trái (61,9%), đỉnh đến dưới hoành trái (71,4%). Về điều trị, 4 bệnh nhân được điều trị bằng đặt thông trực tràng với 1 tử vong, 1 tái phát sớm. 8 bệnh nhân được mổ tháo xoắn cố định đại tràng với 4 (50%) tái phát. 8 lần cắt đại tràng cấp cứu, trong đó 4 được nối ngay thì đầu, không có tử vong hay xì miệng nối. Kết luận: Ngoài dấu hiệu hạt cà phê và quai ruột hình chữ U ngược, cần quan tâm thêm đến các dấu hiệu X quang khác để chẩn đóan XĐTCH. Mổ tháo xoắn và cố định đại tràng có tỉ lệ tái phát cao trong khi cắt nối đại tràng cấp cứu có thể được thực hiện an toàn, hiệu quả. ABSTRACT SIGMOID VOLVULUS: RADIOLOGICAL FEATURES AND RESULTS OF TREATMENT Nguyen Van Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 148 - 153 Objectives: To determine some radiological features and to evaluate results of treatment of sigmoid volvulus. Methods: Charts of patients who had sigmoid volvulus treated at Giadinh’s People hospital in 16 years (1992-2007) were retrospectively reviewed. Diagnosis of sigmoid volvulus was based on clinical and radiological findings and then confirmed by operative findings or sudden and dramatic release of gas and fecal matter after insertion rectal tube. Results:There were 17 patients with 21 episodes of sigmoid volvulus. On plain abdominal radiography, coffee-bean sign presented in 33.3% of episodes, inverted U-shaped loop also presented in 33.3% of episodes while other valuable signs were: northern exposure sign (81.0%), left flank overlap sign (61.9%), apex under left hemidiaphragm (71.4%). In treatment, 4 patients were treated by insertion rectal tube with 1 death and 1 early recurrence. 8 patients were treated by operative detorsion and colopexy with 4 (50%) recurrences. Emergent colectomy were done in 8 episodes (4 had primary anastomosis) without anastomotic leak and operative death. Conclusions: It’s neccessary to consider to radiological signs different from coffee-bean sign and inverted U-shaped loop in diagnosis of sigmoid volvulus. Operative detorsion and colopexy had high risk of recurrence while emergent colectomy with primary anastomosis may be done safety and effectively. MỞ ĐẦU Xoắn đại tràng chậu hông (XĐTCH) tương đối ít gặp ở nước ta và các nước phương Tây. Một số nghiên cứu cho thấy XĐTCH là nguyên nhân của 1-7% trường hợp (t.h) tắc ruột nói chung và là nguyên nhân thứ ba của tắc đại tràng ở người lớn(14,15). Chẩn đoán XĐTCH thường không khó nhưng đôi khi hình ảnh X quang có thể dễ nhầm với hình ảnh của tắc thấp ở đại tràng hoặc viêm phúc mạc, nhất là khi * Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược tp HCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 2 bệnh nhân đến muộn. Về điều trị, chọn lựa phương pháp nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có kinh nghiệm của phẫu thuật viên, và vì vậy, vẫn còn đang bàn cãi(1,5). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đúc kết kinh nghiệm chẩn đoán XĐTCH, nhất là về dấu hiệu X quang, và đánh giá lại kết quả điều trị. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi hồi cứu tất cả những t.h XĐTCH điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia định từ 1992 đến 2007. XĐTCH được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và X quang rồi được xác định dựa vào mô tả phẫu thuật ở những t.h được mổ hoặc đáp ứng rõ với điều trị đặt thông trực tràng ở những t.h không mổ. Các số liệu được thu thập chủ yếu về tuổi, giới, tiền sử, triệu chứng cơ năng, dấu hiệu thực thể, dấu hiệu X quang, chẩn đoán, phương pháp điều trị và kết quả. KẾT QUẢ Trong thời gian 16 năm, chúng tôi có 17 bệnh nhân với 21 lần XĐTCH. 4 bệnh nhân bị XĐTCH tái phát. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,6 tuổi (thay đổi từ 14 đến 85 tuổi). 11 lần bệnh nhân (52,4%) trên 60 tuổi. Có 12 bệnh nhân nam và 5 bệnh nhân nữ. Tỉ lệ nam/nữ là 2,4. Về tiền sử, 4 t.h có tiền sử đã điều trị XĐTCH bằng mổ tháo xoắn cố định đại tràng trước đó 2 – 8 năm. 4 t.h hay bị táo bón. 3 t.h hay có những đợt chướng bụng rồi tự hết. 2 t.h đã được mổ tắc ruột. 1 t.h bị di chứng tai biến mạch máu não, liệt nửa người. 1 t.h di chứng bại não. Đặc điểm lâm sàng Đau bụng là lý do vào viện chính. Thời gian từ lúc khởi đau đến khi vào viện trung bình là 53 giờ (thay đổi từ 4 giờ đến 7 ngày). Chi tiết về các triệu chứng cơ năng và thực thể như trên Bảng 1. Bảng 1. Triệu chứng cơ năng và thực thể ở 21 lần nhập viện Số lần (n = 21) Đau bụng: - âm ỉ - cơn Thấy bụng to dần Nôn Bí trung đại tiện Bụng trướng căng Bụng trướng lệch Ấn đau bụng dưới bên trái 12 (57,1%) 9 (42,9%) 21 (100%) 4 (19,0%) 14 (66,7%) 18 (85,7%) 7 (33,3%) 9 (42,8%) Ở tất cả 21 lần nhập viện, bệnh nhân đều được chụp X quang bụng không sửa sọan. Dấu hiệu X quang được liệt kê trên Bảng 2. Bảng 2. Dấu hiệu trên X quang bụng không sửa soạn Số lần (n = 21) 1 quai ruột dãn lớn: - mất hình ảnh các hốc đại tràng - đỉnh quai vượt quá đại tràng ngang - đỉnh quai đến dưới hoành trái - che lấp vùng hông trái - có mức nước-hơi chênh - hình chữ U ngược - hình hạt cà phê 18 (85,7%) 17 (81,0%) 15 (71,4%) 13 (61,9%) 16 (76,2%) 7 (33,3%) 7 (33,3%) Chỉ có 6 t.h được chụp đại tràng bằng thụt chất cản quang (baryt). Trên phim, 3 t.h có hình mỏ chim, 3 t.h cột chất cản quang thon nhỏ lại nhưng một phần thuốc còn qua được chỗ xoắn. Dựa vào lâm sàng và X quang, trước mổ chẩn đoán XĐTCH được 15/21 t.h (71,4%). Phương pháp điều trị và kết quả 4 t.h được đặt thông trực tràng. Ở 4 t.h này: - 1 t.h hơi thoát nhiều nhưng có dấu hiệu sốc nặng 10 giờ sau đặt thông. Mổ cấp cứu thấy trong bụng có dịch hôi, đại tràng chậu hông đã được tháo xoắn còn hơi tím, không thủng. Bệnh nhân được cắt đoạn đại tràng theo kiểu Hartmann, lúc mở bệnh phẩm thấy niêm mạc đại tràng đã hoại tử đen. Sau mổ huyết áp bệnh nhân vẫn không lên, tử vong ở ngày hậu phẫu 3. - 1 t.h hơi thoát nhiều, được chuyển trại để chuẩn bị mổ chương trình. Tuy nhiên sau khi rút thông lại có dấu hiệu xoắn lại trên lâm sàng và X quang. Bệnh nhân được mổ khẩn, cắt đoạn đại tràng chậu hông nối ngay, không rửa đại tràng. Kết quả tốt. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 3 - 1 t.h được chuẩn bị đại tràng, mổ chương trình 1 tuần sau, cắt đại tràng nối ngay, kết quả tốt. - 1 t.h tháo hơi tốt, bệnh nhân từ chối mổ. 8 t.h được mổ tháo xoắn và cố định đại tràng. Trong đó, 4 t.h (50%) tái phát lại sau thời gian 2-8 năm. Cả 4 đều được mổ cấp cứu lại: 1 t.h được cắt đại tràng nối ngay sau khi rửa đại tràng trong mổ, 1 t.h làm phẫu thuật Hartmann, 2 t.h được tháo xoắn cố định lại vì tình trạng bệnh nhân quá yếu. 5 t.h được mổ cắt đoạn đại tràng cấp cứu. Trong đó, 3 t.h được làm phẫu thuật Hartmann và 2 t.h được cắt nối ngay, không rửa đại tràng trong mổ. Như vậy, tính ở cả lần xoắn đầu tiên và lần xoắn tái phát, chúng tôi có 9 lần (42,8%) cắt đại tràng (8 cấp cứu và 1 chương trình). Ngoại trừ t.h mổ chương trình đã được chuẩn bị đại tràng trước nên cắt nối thuận lợi, 8 t.h mổ cấp cứu không được chuẩn bị đại tràng thì 4 t.h được cắt nối ngay, trong đó 3 t.h không rửa đại tràng trong mổ. Trong nhóm cắt đại tràng nối ngay, trừ 1 t.h phải mổ lại 2 giờ sau vì chảy máu mạc treo, các t.h còn lại không có biến chứng sau mổ. Chúng tôi chỉ có 1/17 t.h (5,9%) tử vong nằm ở nhóm điều trị đầu tiên bằng đặt thông trực tràng. BÀN LUẬN So với ở các nước châu Phi và một số nước châu Á như Ấn độ, Thỗ nhĩ kỳ..., XĐTCH ở nuớc ta tương đối ít gặp và phần lớn xảy ra ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy XĐTCH chiếm 2,7% nguyên nhân của tắc ruột(9). Đặc điểm dịch tễ học này của XĐTCH ở nước ta cũng tương tự như ở các nước phương Tây(14,15). Nhiều yếu tố thuận lợi cho XĐTCH đã được đề cập đến như: đại tràng chậu hông quá dài trong khi chân mạc treo ngắn, dính do mổ hay viêm làm co rút chân mạc treo đại tràng, đại tràng “nặng” vì chứa đầy phân do táo bón, viêm ruột hay sử dụng thuốc xổ, bệnh tâm thần hay bệnh não làm việc đi đại tiện thất thường...Vì số bệnh nhân quá ít và nghiên cứu hồi cứu, chúng tôi có khó khăn trong việc đánh giá hệ thống về bất thường giải phẫu của đại tràng chậu hông và mạc treo của nó. Chúng tôi ghi nhận 3 t.h trong tiền sử có những đợt chướng bụng to rồi tự hết, 4 t.h có tiền sử hay bón và 2 t.h có bệnh lý về não. Đặc biệt, theo chúng tôi, những t.h có tiền sử mổ XĐTCH nhưng chưa cắt đại tràng là những t.h có nhiều nguy cơ xoắn tái phát. Bệnh cảnh lâm sàng của XĐTCH trong số bệnh nhân của chúng tôi thường là đau bụng âm ỉ hay từng cơn ở bụng dưới, bụng chướng dần lên, bí trung đại tiện, ít khi có nôn. Khi khám, dấu hiệu nổi bật nhất là bụng chướng căng (85,7%), tuy nhiên, bụng chướng lệch chỉ gặp ở 1/3 số t.h. Như vậy, nếu chỉ dựa vào lâm sàng thì trong nhiều t.h sẽ khó phân biệt với tắc đại tràng chậu hông hay trực tràng do những nguyên nhân khác. Chính lúc này, việc nhận biết được những dấu hiệu X quang của XĐTCH rất quan trọng để chẩn đoán xác định. Chẩn đoán X quang Nhiều tác giả ghi nhận khoảng 2/3 số t.h XĐTCH có thể chẩn đoán được dựa trên lâm sàng và X quang bụng không sửa sọan(1,8,11). Võ Tấn Long có tỉ lệ chẩn đoán được trước mổ chỉ 53,8%(16). Tỉ lệ chẩn đoán được trước mổ của chúng tôi là 71,4%. Cho đến nay, khoảng 10 dấu hiệu X quang của XĐTCH đã được mô tả trên Y văn. Ngoài dấu hiệu điển hình là quai ruột dãn lớn hình hạt cà phê hay hình chữ U ngược mà 2 chân hướng về vùng chậu, các dấu hiệu khác là: mất hình ảnh các hốc của đại tràng, có mức nước-hơi với tỉ lệ hơi/dịch là 2/1, đại tràng chậu hông che lấp gan, che lấp hông trái, che lấp vùng chậu, đỉnh của đại tràng chậu hông đến dưới hoành trái hoặc trên đốt sống ngực 10, hình ảnh 3 đường mờ hội tụ về vùng chậu(8,11). Theo Burrell (1994)(3), 3 dấu hiệu có độ nhạy cao (>80%) và độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán XĐTCH là: quai ruột dãn to hội tụ về hố chậu trái, che lấp hông trái và đỉnh quai đến dưới hoành trái; dấu hiệu mất hình ảnh các hốc của đại tràng tuy độ nhạy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 4 rất cao (94%) nhưng độ đặc hiệu rất thấp (20%). Dấu hiệu mức nước-hơi cũng có thể gặp trong những tắc đại tràng không do xoắn. Năm 1999, Javor(10) mô tả dấu hiệu đại tràng chậu hông dãn vượt quá đại tràng ngang, tựa như từ nam bán cầu vượt qua xích đạo lên bắc bán cầu (northern exposure sign); tác giả ghi nhận dấu hiệu này có độ nhạy 86% và độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán XĐTCH. Hồi cứu lại phim X quang của từng t.h, chúng tôi thấy dấu hiệu hạt cà phê chỉ có ở 1/3 t.h, dấu hiệu quai ruột dãn hình chữ U ngược cũng chỉ có ở 1/3 t.h trong khi các dấu hiệu khác như quai ruột dãn to vượt quá đại tràng ngang, che lấp hông trái, đỉnh quai đến dưới hoành trái có độ nhạy cao hơn. Như vậy, ở 1/3 trường hợp không có hình ảnh kinh điển của XĐTCH (hạt cà phê, chữ U ngược), chúng ta có thể chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu khác của trướng hơi đại tràng chậu hông như: trướng hơi vượt quá đại tràng ngang, đỉnh đến dưới hoành trái, che lấp hông trái. Chúng tôi chưa có kinh nghiệm về chẩn đoán XĐTCH bằng siêu âm và CT. Năm 2004, Ebihara(7) lần đầu tiên mô tả hình ảnh CT 3 chiều ở 1 bệnh nhân XĐTCH. Theo tác giả, CT có thể chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ thương tổn trong XĐTCH để giúp điều trị thích hợp. Điều trị XĐTCH Mục tiêu của điều trị XĐTCH là giải quyết tình trạng tắc ruột và tránh xoắn tái phát. Có nhiều cách điều trị đã được mô tả trên Y văn như: đặt thông trực tràng, tháo xoắn và cố định đại tràng qua nội soi đại tràng, mổ mở tháo xoắn có hay không cố định đại tràng, mổ tháo xoắn kết hợp tạo hình mạc treo, cắt đại tràng theo Hartmann, cắt đại tràng nối ngay (có hay không rửa đại tràng trong mổ)...(4,13). Nhiều tác giả áp dụng đặt thông trực tràng qua nội soi như là điều trị đầu tiên cho XĐTCH chưa hoại tử và ghi nhận tỉ lệ thành công 70-90% t.h(13). Tuy nhiên, đặt thông trực tràng chỉ là một bước trong tiến trình điều trị. Bệnh nhân sau đó phải được đánh giá lại các bệnh đi kèm và chuẩn bị đại tràng để mổ chương trình cắt đại tràng (có thể mổ mở hay mổ nội soi). Vấn đề là không ít bệnh nhân sau khi được giải áp bằng đặt ống thông sẽ từ chối mổ. Chúng tôi có ¼ t.h. Chung(5) ghi nhận đến 50% bệnh nhân từ chối mổ sau khi được đặt thông trực tràng giải áp và 86% trong số này bị xoắn tái phát lại trung bình sau 2,8 tháng. Lau(12) cũng báo cáo tỉ lệ thành công của đặt thông trực tràng là 64% trong 29 t.h, nhưng 43% t.h tái phát lại trong vòng 30 ngày. Trường hợp xoắn tái phát của chúng tôi xảy ra sau khi rút thông trực tràng (1 ngày sau khi đặt), phải mổ khẩn để điều trị. Ngoài ra, theo Madiba(13), đặt thông trực tràng có nguy cơ giải áp ruột xoắn đã hoại tử và thủng ruột do dụng cụ ở 1-3% t.h và có tỉ lệ tử vong khoảng 5-14%. Safioleas(14) có 1/26 t.h đặt thông trực tràng tử vong ngày thứ 4 do viêm phúc mạc. Chúng tôi cũng có 1 t.h tử vong ngày thứ 3 sau tháo một đại tràng chậu hông xoắn đã hoại tử bằng đặt thông trực tràng. Chúng tôi cho rằng, đặt thông trực tràng phải hết sức thận trọng, nên có nội soi hướng dẫn và không nên áp dụng ở bệnh nhân nghi ngờ đã có hoại tử ruột hay viêm phúc mạc. Do những thuận lợi của đặt thông trực tràng chỉ là trước mắt, nguy cơ bệnh nhân từ chối mổ chương trình nhiều, tỉ lệ tái phát cao, tử vong không tránh khỏi được hoàn toàn, nên chúng tôi đồng ý với quan điểm của Wappnick(17) là đặt thông trực tràng chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân quá yếu, có nhiều bệnh nội khoa đi kèm hoặc những bệnh nhân từ chối mổ. Chúng tôi có 8 t.h được mổ tháo xoắn và cố định đại tràng, không có tử vong nhưng tỉ lệ tái phát là 50% trong thời gian 2-8 năm. Tỉ lệ tái phát theo phương pháp này của Võ Tấn Long là 16,7%(16), trong khi theo các tác giả khác thì mổ tháo xoắn và cố định đại tràng có tử vong trung bình 11% (cao nhất là 27%), tái phát trung bình 21,5% (cao nhất là 36%)(13). Các tác giả này không nói rõ sau bao lâu thì tái phát. Theo chúng tôi, mổ tháo xoắn và cố định đại tràng rốt cuộc cũng chỉ là giải pháp trước mắt, không ngăn ngừa xoắn tái phát về lâu dài một cách hiệu quả. Vì Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 5 vậy, chỉ nên áp dụng hạn chế cho những bệnh nhân mà thể trạng không cho phép cắt đại tràng. Chúng tôi có 9 lần cắt đại tràng, trong đó 8 lần (38,1%) mổ cấp cứu. Ở 8 lần cắt đại tràng cấp cứu, 4 lần chúng tôi thực hiện nối ngay, trong đó ¾ t.h không rửa đại tràng trong mổ. Không có t.h nào xì miệng nối, nhiễm trùng vết mổ và không có tử vong. Võ Tấn Long(1998)(16) có 9/26 t.h (34,6%) XĐTCH được cắt đại tràng cấp cứu, không có t.h nào được nối ngay thì đầu, tỉ lệ tử vong 11,1%. Các tác giả khác trên thế giới gần đây khuyến cáo nên cắt đại tràng nối ngay (có thể rửa đại tràng trong mổ hay không) cho những XĐTCH chưa hoại tử((1,2,6,15). Tổng kết từ nhiều nghiên cứu, Madiba (2000)(13) nhận thấy cắt đại tràng nối ngay có tỉ lệ tử vong trung bình là 13,8% trong khi tỉ lệ tử vong trung bình của cắt đại tràng làm hậu môn nhân tạo là 26%. Ở 27 t.h XĐTCH được cắt đại tràng nối ngay (có rửa đại tràng trong mổ), Sule(15) không có t.h nào bị xì miệng nối và tử vong; tác giả cũng ghi nhận thời gian nằm viện của bệnh nhân XĐTCH được cắt nối 1 thì ngắn hơn thời gian nằm viện của bệnh nhân được cắt nối qua nhiều thì. De (2003)(6) báo cáo tỉ lệ tử vong 1,01%, xì miệng nối 1,01% và nhiễm trùng vết mổ 7,6% ở 197 t.h XĐTCH được cắt nối 1 thì không rửa đại tràng trong mổ. Akcan (2007)(1) cũng ghi nhận tỉ lệ xì miệng nối chỉ 5,5% trong số 91 t.h XĐTCH được cắt nối một thì, trong đó 82/91 t.h (90%) không rửa đại tràng trong mổ. Như vậy, kinh nghiệm của chúng tôi và nhất là của một số tác giả khác gần đây cho thấy cắt nối 1 thì (không bắt buộc phải rửa đại tràng trong mổ) có thể là giải pháp khả thi, an tòan và hiệu quả để điều trị XĐTCH chưa hoại tử. Riêng đối với XĐTCH đã hoại tử, chúng tôi đồng ý với giải pháp cắt bỏ và làm hậu môn nhân tạo vì tỉ lệ tử vong của cắt nối 1 thì trong trường hợp này rất cao (33% đến 60% theo các báo cáo)(2,13,17). KẾT LUẬN Về chẩn đoán, dấu hiệu kinh điển trên X quang bụng không sửa soạn của XĐTCH (quai ruột dãn hình hạt cà phê hay chữ U ngược) chỉ có ở khoảng 2/3 t.h. Do vậy, phải quan tâm thêm đến các dấu hiệu có giá trị khác như đại tràng chậu hông trướng hơi vượt quá đại tràng ngang, che lấp hông trái, đỉnh đến dưới hoành trái...để chẩn đoán trước mổ. Về điều trị, đặt thông trực tràng chỉ nên áp dụng cho những t.h đến viện sớm nhưng thể trạng không thích hợp cho phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Mổ tháo xoắn và cố định đại tràng có tỉ lệ tái phát về lâu dài rất cao; vì vậy, chỉ nên áp dụng hạn chế cho một số t.h và tình huống nhất định. Ngược lại, khi thể trạng bệnh nhân cho phép và phẫu thuật viên có kinh nghiệm, có lẽ cách điều trị tốt nhất là cắt nối đại tràng 1 thì có hay không kèm rửa đại tràng trong mổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Akcan A, Akyildiz H, Artis T, et al (2007). Feasibility of single-stage resection and primary anastomosis in patients with acute noncomplicated sigmoid volvulus. Am J Surg; 193: 421-426. 2 Bagarani M, Conde AS, Longo R, et al (1993). Sigmoid volvulus in West Africa: A Prospective study on surgical treatments. Dis Colon Rectum; 36: 186-190. 3 Burrell HC, Baker DM, Wardrop P, et al (1994). Significant plain film findings in sigmoid volvulus. Clinical Radiol; 49: 317-319. 4 Choi D, Carter R (1998). Endoscopic sigmoidopexy: a safer way to treat sigmoid volvulus?. J.R.Coll.Surg.Edinb; 43: 64. 5 Chung YFA, Eu KW, Nyam DCNK, et al (1999). Minimizing recurrence after sigmoid volvulus. Bri J Surg; 86: 231-233. 6 De U, Ghosh S (2003). Single stage primary anastomosis without colonic lavage for left-sided colonic obstruction due to acute sigmoid volvulus: A prospective study of one hundred and ninety-seven cases. ANZ J Surg; 73: 390-392. 7 Ebihara S, Okazaki T, Takahashi H, et al (2004). Significance of three-dimensional computed tomography in a very old patient with sigmoid volvulus. Geriat Geron Intern; 4: 181-183. 8 Field S (1997). The plain abdominal radiograph – the acute abdomen, In Grainger&Allison’s Diagnostic radiology, 3rd Edit, Churchill Livingstone; 2: 885-907. 9 Nguyễn Văn Hải (2003). Xác định giá trị của X quang bụng không sửa soạn trong chẩn đoán tắc ruột cơ học ở người lớn. Luận án Tiến sĩ Y học. 10 Javors BR, Baker SR, Miller JA (1999). The northern exposure sign: A newly described finding in sigmoid volvulus. Am J Roentgenol; 173: 571-574. 11 Kerry RL, Lee F, Ransom HK (1971). Roentgenologic examination in the diagnosis and treatment of colon volvulus. Am J Surg; 113: 343-348. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 6 12 Lau KCN, Miller BJ, Schache DJ, et al (2006). A study of large-bowel volvulus in urban Australia. Can J Surg; 49: 203-207. 13 Madiba TE, Thomson SR (2000). The management of sigmoid volvulus. J.R.Coll.Surg.Edinb; 45: 74-80. 14 Safioleas M, Chatziconstantinou C, Felekouras E, et al (2007). Clinical considerations and therapeutic strategy for sigmoid volvulus in the elderly: A study of 33 cases. World J Surg; 13: 921-924. 15 Sule AZ, Iya D, Obekpa PO, et al (1999). One-stage procedure in the management of acute sigmoid volvulus. J.R.Coll.Surg.Edinb; 44: 164-166. 16 Võ Tấn Long (1998). Xoắn đại tràng: Nhân 30 trường hợp tại Bệnh viện Chợ rẫy. Y học TP.HCM; 2(3): 151-155. 17 Wapnick S (1973). Treatment of intestinal volvulus. Ann Roy Coll Surg Engl; 53: 57-61. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxoan_dai_trang_chau_hong_dac_diem_x_quang_va_ket_qua_dieu_tr.pdf
Tài liệu liên quan