Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Ba là, thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; hoàn thiện hệ thống phân phối với chi phí trung gian hợp lý, kết nối thòng suốt, hiệu quả, kết hợp hài hòa lợi ích giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia; nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch. Bốn là, hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; khắc phục cơ bản tình trạng ò nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm đến các khu vực trọng điểm; giám sát và đối phó các vấn đề ò nhiễm xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Năm là, để thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu và ổn định cần chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế thông qua mở cửa nền kinh tế để đổi mới công nghệ, quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao. Tuy nhiên, để có cơ cấu ngành kinh tế hiện đại, cần một khoảng thời gian khá dài để điều chỉnh. Điều kiện tiên quyết để chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế là tạo được tốc độ tăng trưởng cao nhằm tạo đà huy động ban đầu các nguồn lực vào các ngành, trong đó ngành dịch vụ phải tăng nhanh nhất, tiếp đến là ngành còng nghiệp và sau đó mới đến nòng nghiệp. Rõ ràng, khi tăng trưởng là một quá trình tích luỹ về lượng thì khi sự tích luỹ đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ tạo sự chuyển biến về chất nghĩa là có sự chuyển dịch trong cơ cấu. □

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxu_huong_chuyen_dich_co_cau_nganh_kinh_te_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan