Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

- Cần có chế tài với các cơ quan truyền thông cố tình phát tán hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đặc biệt là truyền hình, trang mạng. - Khán giả là người quan trọng. Họ không chỉ tham gia chương trình, thưởng thức nghệ thuật, mà họ còn là những giám khảo, cố vấn, người quyết định thành công hay thất bại của một chương trình. Khi các chế tài chưa đủ sức răn đe, sự tự nhận thức của bản thân một số nghệ sĩ vẫn chưa tốt thì sự đào thải từ phía khán giả là hình phạt cao nhất mà không một người nghệ sĩ, diễn viên nào muốn nhận. Do đó, khán giả cần phải phát huy hơn nữa quyền lực của mình trong việc tẩy chay những nghệ sĩ phản cảm. Nếu tiến hành được đồng bộ những biện pháp như trên, môi trường biểu diễn nghệ thuật sẽ trở nên lành mạnh hơn. Nói tóm lại, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mỹ, phong cách, đạo đức, lối sống cho người xem, nhất là giới trẻ. Vì sự ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn đối với thị hiếu thẩm mỹ của con người mà nhà nước đã có rất nhiều chính sách vừa giữ gìn, vừa phát triển giúp nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, nghệ thuật biểu diễn ở nước ta trong vài năm trở lại đây đang bị tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường, làm mất dần đi sự trong sáng vốn có của nó. Trong khi đó, những người làm công tác quản lý thì dễ chủ quan, ít nhìn thấy những mặt yếu kém, còn khán giả, những nhà phê bình lại dường như đứng ra ngoài cuộc nên đã xuất hiện những tiêu cực, những vi phạm trong quá trình tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Những tiêu cực đó cần phải được chấn chỉnh nghiêm túc và kịp thời để cho nền nghệ thuật Việt Nam trở nên lành mạnh và phát triển hơn./.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020 XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG... BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LƯƠNG THỊ HOÀ* Biểu diễn nghệ thuật là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và thuộc về đời sống tinh thần, do đó việc quản lý chặt chẽ hoạt động này là vô cùng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, hiện nay ngành nghệ thuật biểu diễn ở nước ta đang nảy sinh rất nhiều bất cập. Vì thế, công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đang trở thành vấn đề hết sức cấp thiết. Từ khóa: Vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính, biểu diễn nghệ thuật. Ngày nhận bài: 05/8/2020; Biên tập xong: 12/8/2020; Duyệt đăng: 12/8/2020. It is difficult and complicated to manage strictly performing arts as it is an extremely large field and belongs to the spiritual life. Moreover, current performing arts sector in Vietnam is facing a lot of inadequacies that the State management, inspection and handling violations in performing arts becomes urgent issues. Keywords: Administrative violations, handling administrative violations, performing arts. 1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật 1.1. Các văn bản pháp luật của nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý lĩnh vực này, cụ thể như: - Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu. Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 79/2012/NĐ-CP đã nêu cụ thể chi tiết những hành vi bị cấm trong biểu diễn nghệ thuật, điều này tạo ra sự minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi cho công tác xử phạt, đúng người, đúng tội, người vi phạm cũng không có cơ hội “lách luật”. - Để tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/ NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Các văn bản này quy định một cách rõ ràng và đặc biệt nâng lên một cách hợp lý cho phù hợp với xu thế hiện nay, giúp những người làm công tác quản lý có thể xử lý một cách chính xác, đúng người, đúng vi phạm. 1 - Ngày 16/4/2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL về việc chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, *  Thạc sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo LƯƠNG THỊ HOÀ 65Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát trình diễn thời trang. Chỉ thị yêu cầu các cơ quan trực thuộc quản lý chặt chẽ hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. 1.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật Thực tế cho thấy, giới nghệ sĩ nước ta hiện đang khá xô bồ, một số cá nhân không có trình độ, khả năng chuyên môn về biểu diễn nghệ thuật đã lợi dụng các trang mạng xã hội trực tuyến, website... để phổ biến những sản phẩm kém chất lượng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều người không có năng khiếu, không được đào tạo cũng tham gia hoạt động biểu diễn nhằm mục đích doanh thu nhưng không đảm bảo chất lượng nghệ thuật. Những lệch lạc trong cách ứng xử của các nghệ sĩ “tài năng thì ít nhưng chiêu trò thì nhiều” này đã gây nguy hại khi họ là người của công chúng. Những năm gần đây, hàng loạt vụ sai phạm nghiêm trọng đã khiến các nhà quản lý lo lắng và đau đầu. Điều này cũng gióng lên hồi chuông báo động mạnh mẽ về sự xuống cấp ngày càng trầm trọng trong hoạt động nghệ thuật và sự bát nháo trong hoạt động tổ chức biểu diễn. Chính bởi vậy, các nhà quản lý văn hóa đã quyết định tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh và đưa ngành nghệ thuật biểu diễn nước nhà đi vào nền nếp. Thời gian qua, điển hình đã xảy ra những vụ việc vi phạm như sau: - Vụ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương và Đoan Trang bị Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kiểm điểm do ăn mặc phản cảm khi biểu diễn tại cuộc thi “Siêu mẫu Việt Nam”. - Vụ ca sĩ Cao Thái Sơn hát nhép. Tại đêm nhạc Quà tặng tình yêu tháng 6 tường thuật trực tiếp trên VTV9 của Đài truyền hình Việt Nam, ca sĩ Cao Thái Sơn bị tố hát nhép trong khi chương trình yêu cầu ca sĩ hát thật. Giám đốc công ty Nhạc Xanh – đơn vị tổ chức sự kiện cũng đã thừa nhận việc này. - Ca sĩ Trọng Tấn – Anh Thơ bị cấm biểu diễn vì bỏ hát. Khoảng giữa tháng 7/2012, hai ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ bị tạm cấm diễn vì tự ý bỏ về nước khi không tham gia chương trình nghệ thuật chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Không chỉ bị cấm diễn, hai ca sĩ còn nhận quyết định hình thức kỉ luật cảnh cáo của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Với hình thức kỷ luật mức cảnh cáo, trong thời hạn một năm, hai ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ sẽ không được hưởng các chế độ như lương, khen thưởng, việc xét danh hiệu nghệ sĩ ưu tú có thể bị chậm lại. 1.3. Đánh giá chung về tình hình xử lý vi phạm hành chính trong tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở nước ta hiện nay - Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã có trách nhiệm hơn trong việc thẩm định hồ sơ, tổng duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang khi cấp giấy phép. Đặc biệt, nhiều thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Hải Phòng kiên quyết không tiếp tục cho phép tổ chức biểu diễn hoặc tiếp nhận tổ chức biểu diễn đối với đơn vị có sai phạm. - Ngoài Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin vi phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Điều này tạo thuận lợi cho công tác xử phạt, giúp các cơ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG... 66 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020 quan chức năng sớm phát hiện ra những sai phạm và xử lý sai phạm một cách nhanh chóng, thuận tiện. Nhìn chung, các lỗi vi phạm nhiều nhất trong biểu diễn nghệ thuật là ăn mặc phản cảm, hát nhép, tổ chức chương trình không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép đã được cấp. Tổ chức bán vé thu tiền nhưng không thực hiện đúng hợp đồng, bán vé quá số ghế quy định. Tự ý tăng giá vé, quảng cáo sai sự thật, không đúng nội dung, thời gian chương trình biểu diễn. Mạo danh, sử dụng không đúng tên nghệ danh của ca sĩ, diễn viên đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt. Sử dụng tác phẩm biểu diễn thu tiền nhưng không thực thi quyền tác giả, không trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ, sử dụng những bài hát chưa được phép phổ biến. Người biểu diễn tự ý thêm bớt lời ca, động tác biểu diễn và trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác xử phạt các vi phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chúng ta cũng không thể phủ nhận một số vấn đề bất cập đang còn tồn tại như: - Công tác cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang hiện nay chủ yếu thực hiện trên hồ sơ. Công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm tra mặc dù đã được quan tâm chú trọng hơn nhưng mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp, việc thành lập các doanh nghiệp tương đối đơn giản nên trong hoạt động biểu diễn, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này cũng được thành lập dễ dàng. Do đó, khi xảy ra vi phạm, các cơ quan chức năng chưa kịp xử lý thì các doanh nghiệp này đã thay tên đổi chủ, thậm chí thành lập doanh nghiệp mới để trốn tránh việc xử lý vi phạm cũ. Nhiều địa phương khi cấp phép tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật chủ yếu dựa trên hồ sơ xin phép là chính, không thẩm định thực tế chương trình biểu diễn, do đó các đơn vị tổ chức biểu diễn dễ có những sai phạm trong khi tổ chức. - Tình trạng chồng chéo giữa các văn bản luật tạo ra những lúng túng trong công tác xử phạt. 1.4. Nguyên nhân của những tồn tại - Có thể nói, những sai phạm xảy ra nêu trên có nguyên nhân của sự buông lỏng quản lý, từ khâu thẩm định chương trình, hồ sơ cấp phép đến kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm, công tác cấp phép và kiểm duyệt chưa có sự phối hợp nhịp nhàng... dẫn đến tình trạng chương trình được cấp phép một kiểu, duyệt một kiểu, và biểu diễn lại khác. Như vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tiêu cực thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ quản lý chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình, hay thậm chí là ỷ lại, không phát hiện sớm những sai phạm để ngăn chặn, dẫn đến tình trạng bỏ lọt vi phạm, lúng túng trong công tác xử phạt. Sự phối hợp giữa các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp núp dưới danh nghĩa từ thiện, giả mạo giấy phép, công văn Cục Nghệ thuật biểu diễn để trục lợi. - Cùng với đó, vì mải chạy theo kinh doanh lợi nhuận, một số công ty, đơn vị tổ chức nghệ thuật bằng mọi giá tìm cách thu hút người xem, bán được nhiều vé. Họ sẵn sàng chấp nhận những yếu tố phản cảm, thẩm mỹ thấp kém, miễn sao thu được nhiều lợi nhuận. Có rất nhiều nhà tổ chức không hề sợ hay ngần ngại trong việc vi phạm để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận kinh doanh. Một số ca sĩ, người mẫu cũng chạy theo lối sống trọng LƯƠNG THỊ HOÀ 67Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát đồng tiền, sẵn sàng mất lòng tự trọng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân. Do nhận thức còn non yếu, thiếu văn hoá cũng thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng khán giả, một số ca sĩ luôn háo danh, hám lợi, lười biếng lao động nghệ thuật đã “hát nhép” trong các cuộc biểu diễn. Một bộ phận ca sĩ, diễn viên, người mẫu hoạt động tự do không chịu sự quản lý của bất cứ tổ chức nào dẫn đến sự dễ dãi, buông thả trong biểu diễn. - Hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, chất lượng còn hạn chế. - Cán bộ quản lý còn yếu về kiến thức pháp luật, hoạt động giải thích, phổ biến luật tuy đã được triển khai, song mới chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự được chú trọng, hiệu quả chưa cao. Lực lượng thanh tra tương đối mỏng, gây không ít khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang - Chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. - Trong khi các nhà quản lý vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” thì khán giả cũng có phần dễ dãi. 2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - Cần nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà tổ chức chương trình, bởi hiện nay, trong các buổi duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhất là các chương trình ca nhạc thường chỉ chú trọng thẩm định, thẩm duyệt về mặt chuyên môn nên rất dễ để lọt việc mặc trang phục phản cảm lên sân khấu. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các cán bộ quản lý bởi có trình độ ổn định cùng những kinh nghiệm của nghề nghiệp thì người cán bộ mới có khả năng nhận thức được mọi mánh khoé của kẻ xấu và những hành vi vi phạm. Hơn nữa, việc quản lý lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn lại rất phức tạp, đòi hỏi người cán bộ quản lý không được áp dụng luật một cách máy móc mà phải linh hoạt, mềm dẻo, tế nhị trong mọi hoàn cảnh. Những người có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản luật trong lĩnh vực này cần phải tự nâng cao khả năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phải có khả năng dự báo được những diễn biến mới, các trào lưu nghệ thuật du nhập vào đời sống, khi đưa ra những sửa đổi cần chú ý đến bối cảnh đất nước hiện nay cũng như tiên liệu, dự đoán được các tình huống có thể phát sinh để quá trình thực thi Nghị định và Thông tư thực sự thuận lợi và phát huy được hiệu quả cao. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, bên cạnh nghệ thuật truyền thống, nhiều loại hình nghệ thuật mới cũng được du nhập và phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn ngày càng phức tạp hơn. Chính vì thế, việc thay đổi, điều chỉnh các văn bản quản lý nhà nước là rất cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời tạo hành lang pháp lý vững chắc. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang khẩn trương lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn cho phù hợp với tình hình xã hội nước ta hiện nay. - Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật phải được quan tâm chú trọng, để không những các nhà quản lý hiểu mà ngay cả các nghệ sĩ hay khán giả cũng XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG... 68 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020 hiểu rõ về luật. Chỉ khi mọi người nắm vững và hiểu rõ pháp luật, chúng ta mới mong họ làm đúng theo luật. - Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hoá đối với những nghệ sĩ và các đơn vị tổ chức. Để giải quyết tận gốc của những biểu hiện thiếu thẩm mỹ xảy ra trong giới biểu diễn nghệ thuật, ngoài những giải pháp mang tính quản lý, cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao nhận thức thẩm mỹ và đạo đức của người biểu diễn, cũng như cần phải có giải pháp đào tạo, định hướng về thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Làm sao để “chân thiện mỹ” được thăng hoa chứ không chỉ đơn giản là việc áp đặt các chế tài, để từ đó nghệ sĩ và khán giả đều trở thành những người có trách nhiệm với xã hội. - Cần có chế tài với các cơ quan truyền thông cố tình phát tán hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đặc biệt là truyền hình, trang mạng. - Khán giả là người quan trọng. Họ không chỉ tham gia chương trình, thưởng thức nghệ thuật, mà họ còn là những giám khảo, cố vấn, người quyết định thành công hay thất bại của một chương trình. Khi các chế tài chưa đủ sức răn đe, sự tự nhận thức của bản thân một số nghệ sĩ vẫn chưa tốt thì sự đào thải từ phía khán giả là hình phạt cao nhất mà không một người nghệ sĩ, diễn viên nào muốn nhận. Do đó, khán giả cần phải phát huy hơn nữa quyền lực của mình trong việc tẩy chay những nghệ sĩ phản cảm. Nếu tiến hành được đồng bộ những biện pháp như trên, môi trường biểu diễn nghệ thuật sẽ trở nên lành mạnh hơn. Nói tóm lại, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mỹ, phong cách, đạo đức, lối sống cho người xem, nhất là giới trẻ. Vì sự ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn đối với thị hiếu thẩm mỹ của con người mà nhà nước đã có rất nhiều chính sách vừa giữ gìn, vừa phát triển giúp nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, nghệ thuật biểu diễn ở nước ta trong vài năm trở lại đây đang bị tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường, làm mất dần đi sự trong sáng vốn có của nó. Trong khi đó, những người làm công tác quản lý thì dễ chủ quan, ít nhìn thấy những mặt yếu kém, còn khán giả, những nhà phê bình lại dường như đứng ra ngoài cuộc nên đã xuất hiện những tiêu cực, những vi phạm trong quá trình tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Những tiêu cực đó cần phải được chấn chỉnh nghiêm túc và kịp thời để cho nền nghệ thuật Việt Nam trở nên lành mạnh và phát triển hơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn (2006), Kỷ yếu hội thảo: “Thực trạng và giải pháp để phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn”, Hà Nội; 2. Để nghệ thuật biểu diễn phát triển: Cần sự vào cuộc mạnh hơn của các đơn vị nhà nước, http:baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/de-nghe- thuat-bieu-dien-phat-trien-can-su-vao-cuoc- manh-hon-cua-cac-don-vi-nha-nuoc, [truy cập ngày 01/10/2011]; 3. Sáng tạo phải dựa vào chuẩn mực, http:// www.anninhthudo.vn/giai-tri/sang-tao- phai-dua-tren-chuan-muc/347905.antd; 4. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Còn nhiều bất cập, vanhoa/dien-dan/item/12840402-.html; 5. b ieu-dien-co- the-phat -den-100- t r ieu- dong-a79944.html.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_hoat_dong_bieu_dien_nghe_thua.pdf
Tài liệu liên quan