Trình độ ý thức pháp luật và văn hoá
pháp lí của mỗi cá nhân, của các tập thể và
của cả xã hội nói chung là một trong những
điều kiện quan trọng để bảo đảm hiệu quả
của pháp luật. Sự tác động, điều chỉnh của
pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực
hiện thông qua cơ chế điều chỉnh pháp luật,
trong đó ý thức pháp luật tham gia vào tất cả
các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp
luật. Nó là cơ sở tư tưởng chỉ đạo toàn bộ
quá trình điều chỉnh pháp luật để việc điều
chỉnh pháp luật được tiến hành đúng đắn,
khoa học và đạt kết quả cao. Ý thức pháp
luật và văn hoá pháp lí của nhân dân, đặc
biệt là của đội ngũ cán bộ trực tiếp xây dựng,
tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, có ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả của pháp luật.
Thông qua sự phản ánh và nhận thức về đời
sống pháp lí trong xã hội mà con người có
được những tri thức về việc tổ chức các quan
hệ xã hội bằng phương tiện pháp luật, về thái
độ của nhà nước, xã hội đối với các hiện
tượng pháp luật, các sự kiện pháp lí. trên cơ
sở đó các chủ thể pháp luật lựa chọn và
quyết định hành vi của mình. Sự phản ánh
trong ý thức pháp luật của các chủ thể đối
với đời sống xã hội càng chính xác, đầy đủ
thì khả năng lựa chọn và quyết định hành vi
của họ càng chính xác, chặt chẽ và hợp pháp.
Nhưng ý thức pháp luật cao không chỉ dừng
lại ở những hiểu biết pháp luật thông thường
mà đòi hỏi các tổ chức và cá nhân sau khi đã
tích luỹ được một tri thức pháp luật nhất
định phải có khả năng tự đánh giá về các
hiện tượng chính trị - pháp lí trong đời sống
xã hội. Từ những đánh giá đó mà hình thành
ở chủ thể thái độ ủng hộ, đồng tình hay phản
đối đối với những hoạt động hay vấn đề
pháp lí cụ thể đó, hình thành ở chủ thể
những tình cảm, quan điểm, động cơ hoạt
động và những cách xử sự thích hợp. Trên
cơ sở ý thức pháp luật, sự nhận thức về lợi
ích, về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể,
tổ chức và toàn xã hội, các chủ thể tự điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với
pháp luật, với các nguyên tắc của pháp luật.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức pháp luật với đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiªn cøu - trao ®æi
22 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006
ts. nguyÔn minh ®oan *
thức pháp luật là một hình thái của ý
thức xã hội, phản ánh những điều kiện,
những nhu cầu điều chỉnh và quá trình điều
chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã
hội. Ý thức pháp luật luôn có sự thay đổi, được
tích luỹ, bổ sung và hoàn thiện không ngừng.
Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội,
do tồn tại xã hội quyết định nhưng ý thức
pháp luật có tính độc lập tương đối của
mình, nó tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống xã hội. Tuỳ thuộc vào ý thức pháp luật
tiến bộ hay lạc hậu mà sự tác động của nó sẽ
có vai trò tích cực hay tiêu cực đối với các
mặt khác nhau của đời sống xã hội.
Trước hết ý thức pháp luật liên quan đến
việc xác định nhu cầu xuất hiện và tồn tại
của pháp luật, nhu cầu điều chỉnh bằng pháp
luật đối với các quan hệ xã hội trong xã hội.
Chẳng hạn, quan hệ xã hội nào cần điều
chỉnh bằng pháp luật? Cần điều chỉnh các
quan hệ xã hội ấy như thế nào và mức độ
điều chỉnh đến đâu thì phù hợp?... Cụ thể
hơn là xác định quan hệ xã hội nào thì cần
tập hợp sắp xếp, việc tập hợp sắp xếp chúng
nên theo những trật tự như thế nào và quan
hệ xã hội nào thì nên thay đổi, thay đổi
những quan hệ xã hội đó như thế nào...
Những tư tưởng, quan điểm pháp luật có tính
vượt trội còn có thể định hướng soi đường
cho sự phát triển của pháp luật và các quan
hệ xã hội, dự báo và lên kế hoạch cho sự
phát triển của chúng trong tương lai.
Là một bộ phận quan trọng của ý thức xã
hội, ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn
tới các hình thái ý thức xã hội khác như ý
thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn
giáo... Tư tưởng, quan điểm pháp luật góp
phần củng cố, phát huy những nhân tố tích
cực của các hình thái ý thức xã hội khác,
đồng thời khắc phục những tư tưởng, quan
niệm không khoa học, không phù hợp, nhất
là những quan điểm, tư tưởng có ảnh hưởng
xấu đến lợi ích của giai cấp thống trị, đến
đời sống cộng đồng và tiến bộ xã hội, xâm
phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Ý
thức pháp luật ở khía cạnh nào đó còn bao
hàm cả tính chất, đặc điểm chung của trí tuệ
quốc gia. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa
còn góp phần vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân các dân tộc trên thế giới vì hoà
bình độc lập dân tộc và dân chủ, vì tiến bộ
xã hội, kiên quyết chống mọi biểu hiện của
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa sô
vanh nước lớn.
Ý thức pháp luật có vai trò to lớn trong
Ý
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 23
quá trình phản ánh, nhận thức đời sống xã
hội. Để củng cố, hoàn thiện các quy phạm
pháp luật hiện hành, xây dựng, bổ sung các
quy phạm pháp luật mới đòi hỏi các chủ thể
tham gia xây dựng pháp luật phải phân tích
hiện thực khách quan, nhận thức đời sống xã
hội về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội... dưới góc độ pháp lí. Cũng
chính thông qua sự nhận thức đời sống xã
hội mà con người có được những tri thức
pháp lí cần thiết cho cuộc sống của mình, nó
giúp cho họ có những hành vi đúng đắn, phù
hợp với quy định pháp luật khi tham gia vào
các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh. Ý thức pháp luật còn giúp cho ta khả
năng nhận thức, đánh giá về đời sống pháp
luật với các vấn đề như thực trạng của hệ
thống pháp luật hiện hành; các tài liệu ấn
phẩm và thông tin pháp lí; tình trạng pháp
chế; công tác tổ chức, thi hành và áp dụng
pháp luật của các cơ quan nhà nước; hoạt
động thực hiện pháp luật của các tập thể, của
các tổ chức xã hội, thái độ hành vi của các
tầng lớp nhân dân với pháp luật; tính hợp
pháp hay không hợp pháp trong hành vi của
bản thân, của người khác và trong hoạt động
của các cơ quan, các tổ chức, việc áp dụng
pháp luật đã công bằng hay chưa và bổn
phận của mỗi người phải như thế nào...
Các tri thức thu được trong quá trình
phản ánh tồn tại xã hội ngày càng phong
phú, con người ngày càng hiểu biết đầy đủ
hơn về khách thể, trình độ ý thức ngày càng
cao và khi ý thức pháp luật của chủ thể ngày
càng cao thì sự phản ánh đời sống pháp luật
càng cụ thể, chính xác hơn. Chính sự phản
ánh sáng tạo của ý thức pháp luật giúp ta
hiểu biết, hình dung ra được tình trạng của
đời sống pháp luật, đời sống xã hội.
Mỗi người dân cũng như cán bộ có chức
vụ, quyền hạn muốn đấu tranh phòng chống
vi phạm pháp luật cũng cần phải có sự nhận
thức pháp luật đầy đủ, chính xác. Ý thức
pháp luật là điều kiện cần thiết, giúp chủ thể
dễ dàng nhận thức một cách chính xác các
quy định pháp luật hiện hành đồng thời giúp
chủ thể có khả năng nhận thức được những
công việc cần phải làm trong hiện tại cũng
như trong tương lai.
Ý thức pháp luật có thể tác động, điều
chỉnh hành vi con người thông qua yếu tố tư
tưởng, tâm lí. Phạm vi điều chỉnh của ý thức
pháp luật rất rộng vì không có hành vi pháp
lí nào của con người lại không cần đến tư
duy nhận thức, kể cả việc xây dựng pháp
luật. Khả năng điều chỉnh của ý thức pháp
luật là khả năng tiềm ẩn trong nội tâm con
người, đó là sức mạnh của lí trí, tình cảm có
trong con người. Đặc biệt là khi trong thực tế
gặp những vụ việc cần giải quyết nhưng lại
chưa có pháp luật điều chỉnh thì những chủ
thể có liên quan có thể dựa vào ý thức pháp
luật để điều chỉnh hành vi của mình và của
người khác sao cho phù hợp với những
nguyên tắc và tinh thần của pháp luật.
Người có ý thức pháp luật đúng đắn, tiến
bộ cũng sẽ là người mực thước trong cuộc
sống, nếu là người lãnh đạo, quản lí thì lại
nghiªn cøu - trao ®æi
24 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006
càng có sức cổ vũ, cuốn hút người khác
trong lao động, sáng tạo... Trong trường hợp
đó, ý thức pháp luật trở thành sức mạnh của
mỗi người và của mọi người. Ngược lại,
người có ý thức pháp luật thấp, phiến diện,
đặc biệt những người có quan điểm lỗi thời,
lạc hậu thì trong giao tiếp có thể sẽ là người
thường nông cạn, bất cẩn, nếu có chức quyền
thì hay cậy quyền thế ức hiếp quần chúng, ở
họ chứa đựng nhiều nguy cơ có thể dẫn đến
vi phạm quy tắc đối nhân xử thế, kỉ luật đoàn
thể, vi phạm pháp luật. Như vậy, ý thức pháp
luật là một trong những nhân tố giúp chủ thể
tự điều chỉnh hành vi một cách hợp lí và hợp
pháp. Với mỗi người ý thức pháp luật trở
thành một nhân tố quan trọng trong các nhân
tố hợp thành và quyết định nhân cách, phẩm
giá và năng lực, trình độ con người. Với tập
thể, ý thức pháp luật trở thành chất xúc tác
mạnh, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết, để từ đó
phát huy sức mạnh và năng lực sáng tạo tối
đa của mỗi thành viên. Và với quốc gia, ý
thức pháp luật cao của nhân dân trở thành
một trong những vốn quý, những động lực
mạnh mẽ, thúc đẩy tiến bộ xã hội, là cơ sở
cho việc hình thành, duy trì và phát triển nền
pháp chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mở cửa, hội nhập với cộng đồng quốc tế, bảo
vệ và phát triển đất nước.
Ý thức pháp luật được xem là điều kiện
quan trọng, là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho
việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ
thống pháp luật nên bất kì tổ chức hay cá
nhân nào tham gia vào quá trình xây dựng
pháp luật cũng cần phải có trình độ tri thức
pháp luật nhất định. Đời sống pháp luật có
phạm vi rộng, phức tạp và luôn biến đổi
không ngừng, chúng được ý thức con người
phản ánh. Từ sự phản ánh đó một số tư
tưởng quan điểm pháp lí phù hợp sẽ được
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mô
hình hoá chúng thành các quy tắc xử sự.
Hoạt động phản ánh để tạo ra ý thức, rồi từ ý
thức vật chất hoá thành pháp luật diễn ra liên
tục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật của đất nước. Chúng ta
chỉ có thể xây dựng được một hệ thống luật
pháp hoàn chỉnh khi ý thức được đầy đủ hiện
thực khách quan của đời sống pháp luật.
Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
cao hay thấp và tính ổn định ít hay nhiều phụ
thuộc vào các hoạt động nhận thức, đánh giá,
tổng kết, hệ thống hóa và sáng tạo pháp luật
trong từng thời điểm cụ thể. Ý thức pháp luật
cao cũng là một trong những điều kiện để
việc soạn thảo, ban hành pháp luật được tiến
hành nhanh chóng và thuận lợi. Nếu có nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về tình hình kinh tế
- xã hội, xác định đúng những quan hệ xã hội
cơ bản cần có sự điều chỉnh của pháp luật,
có quy trình và kĩ thuật lập pháp khoa học,
phù hợp thì hệ thống pháp luật của đất nước
sẽ đạt mức độ hoàn thiện cao.
Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức
của chủ thể và thái độ của họ đối với các quy
định của pháp luật, từ đó chủ thể xác lập động
cơ, mục đích, lựa chọn phương án xử sự và
thực hiện hành vi pháp luật, do vậy ý thức
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 25
pháp luật càng cao thì tinh thần tôn trọng và
thực hiện pháp luật càng được bảo đảm và
chính xác. Khi chủ thể có những nhận thức
pháp luật cần thiết họ sẽ có niềm tin vào pháp
luật, vào những hoạt động hợp pháp của
mình, thấy được giá trị của việc tôn trọng và
thực hiện chính xác, đầy đủ các quy định
pháp luật từ đó tự giác thực hiện pháp luật,
vận động những người khác cùng sống, làm
việc theo pháp luật, lên án đấu tranh không
khoan nhượng đối với mọi vi phạm pháp luật.
Ý thức pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong
hoạt động áp dụng pháp luật, đối với người
áp dụng pháp luật cũng như đối với người bị
áp dụng pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật cũng như chủ thể bị áp dụng
pháp luật đều cần có ý thức pháp luật để điều
chỉnh hành vi của mình và hành vi của các
chủ thể khác phù hợp với mục đích và yêu
cầu của pháp luật và có đủ khả năng bảo vệ
lợi ích cho mình, lợi ích cho các chủ thể
khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. áp
dụng pháp luật là quá trình sử dụng cái
chung (quy phạm pháp luật) để giải quyết cái
riêng, cái cụ thể. Trong thực tiễn, cái riêng,
cái cụ thể rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi
người áp dụng pháp luật phải hiểu biết
nhiều, trong đó ý thức pháp luật là yếu tố
quan trọng để áp dụng đúng đắn pháp luật
trong cuộc sống. Thực tế cho thấy để giải
quyết tốt một vụ việc cụ thể nào đó, đòi hỏi
cơ quan có thẩm quyền hay nhà chức trách
phải nhanh chóng thu thập, phân tích chính
xác các tình tiết của vụ việc, xác định rõ đặc
trưng pháp lí của nó; lựa chọn quy phạm
pháp luật thích ứng để giải quyết vụ việc;
làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của quy phạm
pháp luật được lựa chọn; ra quyết định áp
dụng pháp luật; tổ chức thi hành quyết định
đó trên thực tế. Do vậy, ý thức pháp luật của
chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật
càng cao thì hoạt động áp dụng pháp luật của
họ càng đúng đắn và hiệu quả. Chủ thể áp
dụng pháp luật nhân danh quyền lực nhà
nước tiến hành áp dụng pháp luật có tính
chất bắt buộc với chủ thể bị áp dụng, vì thế
hoạt động này không chỉ thể hiện ý thức
pháp luật của những người trực tiếp áp dụng
pháp luật mà còn đóng vai trò rất lớn trong
việc hình thành, thay đổi thái độ, tình cảm
pháp luật của người bị áp dụng pháp luật. Vì
vậy, trong bất cứ trường hợp nào chủ thể áp
dụng pháp luật cũng không được tuỳ tiện
giải thích, áp dụng pháp luật, không được
làm trái pháp luật.
Ý thức pháp luật và hành vi pháp luật
của cán bộ, công chức nhà nước có ảnh
hưởng sâu rộng, trực tiếp đến nhiều cá nhân
khác, nhất là của đội ngũ cán bộ tư pháp, bởi
một trong những thẩm quyền quan trọng của
họ là có thể ban hành những quyết định làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền hạn
hay nghĩa vụ pháp lí, có thể đưa lại lợi ích
hoặc thiệt hại về vật chất, tinh thần cho các
tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Ngoài
ra, nó có thể làm phát sinh, ảnh hưởng đến tư
tưởng, tình cảm và cả hành vi pháp luật của
rất nhiều đối tượng khác trong xã hội. Nếu
nghiªn cøu - trao ®æi
26 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006
đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ hiểu
biết pháp luật một cách toàn diện, sâu sắc, có
thái độ tôn trọng pháp luật, có hành vi tích
cực chấp hành pháp luật thì hiệu quả tác động
của pháp luật trong cuộc sống sẽ cao. Ngược
lại, nếu ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ,
công chức kém, vi phạm pháp luật nhiều thì
sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến quá trình điều
chỉnh pháp luật, thậm chí có thể không thể
duy trì được trật tự, kỉ cương trong xã hội.
Hiểu biết pháp luật là một trong những
điều kiện quan trọng để có thái độ đúng đắn
đối với pháp luật, với quá trình tích cực, tự
giác thực hiện pháp luật, đặc biệt là đối với
đội ngũ cán bộ, công chức. Đối với cán bộ,
công chức tư pháp thì ý thức pháp luật lại
càng phải được chú trọng, bởi tính hiện thực
của các giá trị trong các văn bản pháp luật
phụ thuộc rất lớn vào việc chúng được hiểu
và “nói lên” như thế nào thông qua những
người có quyền “cầm cân, nảy mực” phán
xét mỗi vụ việc cụ thể. Việc vận dụng pháp
luật vào từng trường hợp cá biệt phải thông
qua lăng kính ý thức pháp luật và trình độ
chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp
của người tiến hành hoạt động tư pháp. Đối
với cán bộ cấp cơ sở, khối lượng công việc
thì nhiều, lại phải thường xuyên tiếp xúc với
nhân dân, giải quyết các vụ việc liên quan
tới những quyền lợi sát sườn của người dân
nếu không được đào tạo kiến thức pháp luật
đầy đủ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy,
việc cập nhật kiến thức pháp lí một cách
thường xuyên cho cán bộ, công chức là một
trong những yêu cầu bắt buộc và là trách
nhiệm đối với mỗi cán bộ, công chức để giúp
họ tự tin, thực hiện đúng đắn, chính xác
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ý thức pháp luật còn có vai trò đặc biệt
quan trọng trong trường hợp các quy phạm
pháp luật hiện hành bị lạc hậu, không đáp
ứng một cách đầy đủ, chính xác những đòi
hỏi của sự phát triển xã hội hoặc trong
trường hợp cần giải quyết những vụ việc
không có pháp luật trực tiếp điều chỉnh (cần
áp dụng pháp luật theo nguyên tắc tương tự).
Trong những trường hợp đó, người trực tiếp
áp dụng pháp luật sẽ căn cứ vào ý thức pháp
luật, các nguyên tắc của pháp luật và niềm
tin nội tâm của mình để giải quyết vụ việc
theo những cách thức tốt nhất, phù hợp nhất.
Một xã hội ổn định và có kỉ cương phải
là một xã hội mà trong đó mọi tầng lớp nhân
dân đều ý thức được rằng tự do và lợi ích
của mình được đảm bảo bằng sự tôn trọng tự
do và lợi ích của người khác, tôn trọng và
thực hiện pháp luật nghiêm minh. Và ở đâu
có được sự nhận thức, hành động như vậy thì
có thể khẳng định rằng ở đó ý thức pháp luật
đã đạt tới trình độ cao. Việc tạo dựng ý thức
pháp luật trong nhân dân là quá trình nâng
cao sự hiểu biết pháp luật của mỗi người
dân, khuyến khích thói quen sống, làm việc
theo pháp luật, tạo năng lực đánh giá đúng
đắn và thực hiện các hành vi trong xã hội.
Những năm qua ở nước ta nhiều người dân
chưa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật,
ít quan tâm tới pháp luật. Do vậy, một số
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 27
người đã vi phạm pháp luật do kém hiểu biết
và sự kém hiểu biết về pháp luật đôi khi còn
làm cho họ thậm chí không ý thức được rằng
quyền, lợi ích hợp pháp của họ có bị vi phạm
hay không. Điều này, một mặt làm giảm khả
năng của người dân tự bảo vệ quyền lợi của
mình khi bị xâm phạm, mặt khác cũng góp
phần làm tăng khả năng khiếu kiện bừa bãi,
không đủ căn cứ, không đúng trình tự, thẩm
quyền, dẫn tới bất ổn định xã hội. Tình trạng
kém hiểu biết về pháp luật dễ tạo nên tâm lí
thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi thường pháp
luật, dẫn đến có những hành vi xử sự không
đúng với quy định của pháp luật. Chưa kể là
sự kém hiểu biết về pháp luật cũng làm cho
chủ thể thiếu tự tin trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, trao đổi, sinh hoạt. Những nơi nào
ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân cao
thì pháp luật được tuân thủ nghiêm minh hơn,
hiện tượng tiêu cực bị hạn chế, an ninh trật tự
được giữ gìn, ít khi xảy ra tranh chấp gay gắt.
Trong đời sống xã hội mỗi cá nhân
thường thuộc về những tập thể nhất định nên
ý thức và trình độ văn hoá pháp luật của mỗi
cá nhân luôn có ảnh hưởng tới ý thức và xử
sự của các thành viên khác trong cộng đồng,
đặc biệt là ý thức pháp luật và cách ứng xử
của người đứng đầu, lãnh đạo các cơ quan,
tập thể có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức và
cách ứng xử của các thành viên trong cơ
quan, tập thể mình. Ý thức pháp luật của mỗi
cá nhân luôn được bổ sung, hoàn thiện bởi ý
thức pháp luật của những thành viên khác
trong gia đình, tập thể, xã hội và ngược lại.
Những ảnh hưởng đó có thể là tích cực
nhưng cũng có thể là tiêu cực. Ý thức pháp
luật xã hội bao quát tất cả các khía cạnh của
đời sống pháp lí, là một hệ thống lí luận
thống nhất, nhất quán về pháp luật có ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng xây dựng pháp
luật của Nhà nước và sự tuân theo pháp luật
hiện hành trên quy mô toàn xã hội.
Khi có đủ tri thức pháp luật cần thiết sẽ
hình thành ở chủ thể tình cảm và lòng tin đối
với các chuẩn mực của pháp luật, tạo điều
kiện cho chủ thể chủ động xác lập và chịu
trách nhiệm về hành vi của mình. Những
hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống
xã hội thường tác động lên tâm lí mỗi người,
mỗi cộng đồng khác nhau nên hình thành ở
họ những tâm trạng, tình cảm và cách xử sự
khác nhau. Nếu chủ thể nhận thức được sự
cần thiết của pháp luật, của quá trình điều
chỉnh pháp luật, tin tưởng vào sự công bằng,
vào lẽ phải, vào lợi ích của việc điều chỉnh
pháp luật thì họ sẽ tự giác thực hiện những
yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Nếu pháp luật
và quá trình điều chỉnh pháp luật đáp ứng
được lợi ích và phù hợp với nguyện vọng
của chủ thể thì họ mong muốn thực hiện
chúng một cách nhanh chóng, chính xác với
một tình cảm tin tưởng, phấn khởi. Ngược
lại, chủ thể cũng có thể miễn cưỡng chấp
hành hoặc do sợ hãi mà phải chấp hành các
quy định, những yêu cầu, đòi hỏi của pháp
luật. Trong thực tế có những chủ thể do kiến
thức pháp luật thấp, tình cảm pháp luật
không đúng đắn họ xem thường pháp luật,
nghiªn cøu - trao ®æi
28 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006
bất chấp các quy định của pháp luật dẫn đến
việc họ vi phạm pháp luật, thậm chí cả phạm
tội. Tình cảm pháp luật có ảnh hưởng rất lớn
đến thái độ tích cực hoặc tiêu cực của chủ
thể đối với pháp luật và quá trình điều chỉnh
pháp luật. Khi đã có kiến thức pháp luật đầy
đủ, tâm lí pháp luật đúng đắn sẽ hình thành ở
chủ thể động cơ và hành vi pháp luật hợp
pháp, sự tuân thủ pháp luật nghiêm minh.
Hành vi của chủ thể vừa là hệ quả, vừa là
thước đo đối với ý thức pháp luật đồng thời nó
cũng thể hiện ý thức pháp luật và trình độ văn
hoá pháp luật của chủ thể một cách cụ thể.
Trình độ ý thức pháp luật và văn hoá
pháp lí của mỗi cá nhân, của các tập thể và
của cả xã hội nói chung là một trong những
điều kiện quan trọng để bảo đảm hiệu quả
của pháp luật. Sự tác động, điều chỉnh của
pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực
hiện thông qua cơ chế điều chỉnh pháp luật,
trong đó ý thức pháp luật tham gia vào tất cả
các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp
luật. Nó là cơ sở tư tưởng chỉ đạo toàn bộ
quá trình điều chỉnh pháp luật để việc điều
chỉnh pháp luật được tiến hành đúng đắn,
khoa học và đạt kết quả cao. Ý thức pháp
luật và văn hoá pháp lí của nhân dân, đặc
biệt là của đội ngũ cán bộ trực tiếp xây dựng,
tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, có ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả của pháp luật.
Thông qua sự phản ánh và nhận thức về đời
sống pháp lí trong xã hội mà con người có
được những tri thức về việc tổ chức các quan
hệ xã hội bằng phương tiện pháp luật, về thái
độ của nhà nước, xã hội đối với các hiện
tượng pháp luật, các sự kiện pháp lí... trên cơ
sở đó các chủ thể pháp luật lựa chọn và
quyết định hành vi của mình. Sự phản ánh
trong ý thức pháp luật của các chủ thể đối
với đời sống xã hội càng chính xác, đầy đủ
thì khả năng lựa chọn và quyết định hành vi
của họ càng chính xác, chặt chẽ và hợp pháp.
Nhưng ý thức pháp luật cao không chỉ dừng
lại ở những hiểu biết pháp luật thông thường
mà đòi hỏi các tổ chức và cá nhân sau khi đã
tích luỹ được một tri thức pháp luật nhất
định phải có khả năng tự đánh giá về các
hiện tượng chính trị - pháp lí trong đời sống
xã hội. Từ những đánh giá đó mà hình thành
ở chủ thể thái độ ủng hộ, đồng tình hay phản
đối đối với những hoạt động hay vấn đề
pháp lí cụ thể đó, hình thành ở chủ thể
những tình cảm, quan điểm, động cơ hoạt
động và những cách xử sự thích hợp. Trên
cơ sở ý thức pháp luật, sự nhận thức về lợi
ích, về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể,
tổ chức và toàn xã hội, các chủ thể tự điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với
pháp luật, với các nguyên tắc của pháp luật.
Tóm lại, trình độ cao của ý thức pháp
luật có liên quan chặt chẽ tới việc hoàn
thiện pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật. Bởi lẽ, nếu không hoàn thiện pháp luật
thì không thể tạo lập được ý thức pháp luật
cao trong nhân dân và cũng không thể có
hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật tốt
được. Ngược lại, nếu ý thức pháp luật thấp
thì khó có thể xây dựng và hoàn thiện được
một hệ thống pháp luật khoa học đồng thời
các chủ thể cũng khó có thể nhận thức, thực
hiện và áp dụng pháp luật chính xác, có
hiệu quả cao được./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_thuc_phap_luat_voi_doi_song_xa_hoi.pdf