Tỉ lệ kháng gamma globulin trong dân số là
5,8%. Các yếu tố có liên quan kháng gamma
globulin là: giới nam, điều trị trước ngày thứ 7
của bệnh, Hct giảm; CRP, SGOT tăng. Các yếu tố
liên quan độc lập là SGOT tăng, CRP trên 99,5
mg/l và Hct dưới 31,2 phần trăm. Với các biến số
là các dữ liệu rất dễ thu thập trên thực tế như
SGOT, CRP và Hct, chúng tôi nghĩ có thể áp
dụng trên thực tế lâm sàng để phân loại những
trẻ có nguy cơ kháng gamma globulin.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố liên quan kháng gamma globulin ở bệnh nhi kawasaki, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 274
YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÁNG GAMMA GLOBULIN
Ở BỆNH NHI KAWASAKI
Trần Công Bảo Phụng*, Vũ Minh Phúc**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề, mục tiêu: Xác định tỉ lệ kháng gamma gamma globulin ở bệnh nhi Kawasaki và tìm yếu tố
liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả để xác định tỉ lệ, nghiên cứu bệnh chứng để tìm yếu tố liên
quan. Dân số chọn mẫu là những bệnh nhi Kawasaki được truyền gamma globulin liều 2 g/Kg/12giờ tại bệnh
viện Nhi Đồng I từ tháng 9-2003 đến tháng 5-2009 (n=567). Có 33 bệnh nhi được đưa vào nhóm kháng và 138
bệnh nhi được đưa vào nhóm không kháng. Những dữ liệu sẽ được thu thập và so sánh giữa hai nhóm kháng và
không kháng bao gồm: yếu tố dịch tể (giới, tuổi), lâm sàng, ngày khởi đầu truyền gamma globulin, chỉ số huyết
học và sinh hóa máu.
Kết quả: Tỉ lệ kháng gamma globulin là 5,8%. Các yếu tố có liên quan đến tình trạng kháng gamma
globulin gồm giới tính nam, truyền gamma globulin trước ngày thứ 7 của bệnh, SGOT tăng. Ở nhóm kháng
gamma globulin, CRP cao hơn, Hematocrite thấp hơn nhóm không kháng có ý nghĩa thống kê. Dựa vào đường
cong ROC, độ nhạy, độ chuyên và chỉ số Younden, điểm cắt cho hai biến liên tục CRP và Hct được xác định lần
lượt là 99,5 (mg/l) và 31,2 (phần trăm). Phân tích đa biến xác định SGOT tăng (p=0,019), CRP >99,5 mg/dl
(p=0,006) và hematocrite <31,2% (p=0,004) là các yếu tố liên quan độc lập.
Kết luận: Giới nam, truyền gamma globulin trước ngày thứ 7 của bệnh, SGOT tăng, CRP>99,5mg/l và
Hematocrite <31,2% là các yếu tố liên quan đến kháng gamma globulin ở bệnh nhi Kawasaki, trong đó SGOT
tăng, CRP >99,5 mg/dl và hematocrite <31,2% là các yếu tố liên quan độc lập.
Từ khóa: Kawasaki kháng gamma globulin.
ABSTRACTS
KAWASAKI RESISTANT TO GAMMA GLOBULIN AND RELATED FACTORS
Tran Cong Bao Phung, Vu Minh Phuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 274 - 280
Objectives: to identify the rate of IVIG resistance Kawasaki disease patients and the related factors
Methods: Descriptive study to identify the rate of IVIG resistance and case-control study to identify related
factors. Patients diagnosed KD were sampled when they received initial high-dose IVIG treatment (2 g/kg dose)
(n _ 567). These patients were divided into 2 groups: the resistance (n _33) and the responder (n _ 138). The
following data were obtained and compared between resistance and responder: age, sex, clinical symptoms, illness
days at initial treatment, hematology data and biochemistry data.
Results: The rate of IVIG resistance was 5.8%. Univariate analysis of pre-IVIG data showed that the
prevalence of gender (male), IVIG infusion before the 7th day of illness, increased SGOT were significant higher
in nonresponsive group. CRP was significant higher while hematocrite was significant lower in nonresponsive
versus responsive patients. Based on ROC curve, sensitivity, specificity and Younden index, the cut-off points for
CRP and Hct were identified as 99.5 (mg/l) and 31.2 (percent) respectively. Multivariate analysis selected
* Khoa tim mạch Nhi Đồng I ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Vũ Minh Phúc ĐT: 0917295508 Email: hpny012008@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 275
increased SGOT (p=0.019), CRP >99.5 mg/dl (p=0.006) and hematocrite <31.2% (p=0.004) as independent
related factors of IVIG resistance.
Conclusions Gender (male), IVIG infusion before the 7th day of illness, increased SGOT, CRP >99.5 mg/l
and hematocrite 99.5 mg/dl and hematocrite
<31.2% are independent related factors.
Key words: IVIG resistance Kawasaki.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kawasaki là bệnh lý viêm mạch máu hệ
thống cấp tính, xảy ra ở nhũ nhi và trẻ nhỏ.
Tổn thương chủ yếu trên các mạch máu có
kích thước trung bình và nhỏ mà quan trọng
nhất là hệ mạch vành(2). Liệu pháp điều trị
chuẩn hiện nay bao gồm γ globulin 2g/kg
truyền tĩnh mạch trong 10 đến 12 giờ trước
ngày bệnh thứ 10, kết hợp với Aspirin uống.
Nguyên nhân chính của tổn thưưng mạch
vành là kháng γ globulin. Điều trị hiện nay sau
khi thất bại với γ-globulin vẫn không hiệu
quả(5,12). Như vậy, cần tiên lượng được vấn đề
kháng γ globulin để có điều trị sớm hơn và
hiệu quả hơn cho nhóm bệnh nhi này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ kháng γ globulin ở bệnh nhi
Kawasaki.
Xác định các yếu tố liên quan với kháng γ
globulin ở bệnh nhi Kawasaki
Xác định các yếu tố liên quan độc lập đến
kháng γ globulin ở bệnh nhi Kawasaki.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả để xác định tỉ lệ. Nghiên
cứu bệnh chứng để tìm yếu tố liên quan.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhi Kawasaki được điều trị γ globulin
tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2003 đến
tháng 5/2009.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu để ước lượng tỉ lệ kháng gama
globulin là 246. Cỡ mẫu cho nhóm kháng
gamma globulin để tìm yếu tố liên quan là 30.
Cỡ mẫu cho nhóm chứng là 30 x 4 = 120.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu liên tiếp, thỏa các tiêu chí chọn
vào và loại ra, theo trình tự thời gian, cho ưến
khi đủ cở mẫu.
Tiêu chí chọn mẫu
Kháng gamma globulin: còn sốt kéo dài hoặc
sốt tái phát trong vòng 36 giờ sau điều trị γ-
globulin liều đầu tiên.
KẾT QUẢ
Từ tháng 9/2003 đến tháng 5/2009, ghi
nhận có 33 trường hợp kháng γ globulin trong
tổng số 567 trường hợp Kawasaki được truyền
gamma globulin tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Lô
nghiên cứu bệnh chứng gồm 33 trường hợp
kháng gamma globulin và 138 trường hợp
không kháng. Tỉ lệ giữa nhóm bệnh và nhóm
chứng là 1: 4,18.
Tỉ lệ kháng gamma globulin
Tỉ lệ kháng gamma globulin trong dân số
nghiên cứu là 5,8%. Kháng gamma globulin 33
trường hợp (5,8%); Không kháng gamma
globulin 534 trường hợp (94,2%).
Các yếu tố liên quan kháng gamma
globulin
Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và kháng
gamma globulin
Yếu tố Không kháng Kháng P OR (KTC
95%)
Tuổi(tháng) 20±17,8 22,5±25,7 0,598
Nhóm tuổi
<12 th 61 (44,2%) 11(33,3%)
12 th ͢ 5 t 70 (50,7%) 20(60,6%) 0,524
>5 tuổi 7(5,1%) 2(6,1%)
Phái nam 78(56,5%) 25(75,8%) 0,043 2,4(1,01-
5,70)
Th: tháng; t: tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 276
Tỉ lệ nam trong nhóm kháng cao hơn nhóm
không kháng có ý nghĩa thống kê
Liên quan giữa lâm sàng và kháng gamma
globulin
Triệu
chứng
Không
kháng
kháng p
Hạch cổ to 93 (67,4%) 24 (72,7%) 0,554
Gan to 19 (13,8%) 7 (21,9%) 0,250
Vàng da 3 (2,2%) 1 (3%) 0,775
Sưng đau
khớp
95 (68,8) 21 (63,6) 0,565
Ho, sổ mũi 83 (60,1) 25 (75,8) 0,095
Tiêu chảy, ói 70 (50,7) 20 (60,6) 0,307
Không có triệu chứng lâm sàng nào làm tăng
nguy cơ kháng γ globulin.
Liên quan giữa ngày điều trị với kháng
gamma globulin
Không
kháng
Kháng P
Ngày điều
trị(ngày)
8,13 ±2,10 8,09±2,76 0,926
Ngày điều trị trung bình giữa hai nhóm
kháng và không kháng gamma globulin không
khác nhau có ý nghĩa thống kê và vào khoảng
8 ngày.
Ngày điều
trị
Không
kháng
Kháng p OR(KTC95
%)
< 7 ngày 24 (17,5%) 13
(39,4%)
0,006 3,06 (1,34-
6,98)
Điều trị trước 7 ngày của bệnh là yếu tố
nguy cơ kháng γ globulin (p=0,006<0,05). Điều
trị trước 7 ngày làm tăng nguy cơ kháng γ
globulin lên gần 3 lần (khoảng tin cậy 95% là
1,34-6,98).
Liên quan giữa kết quả huyết học với kháng γ
globulin
Xét nghiệm Không
kháng
Kháng P
TưLM(mm/h) 93,8±28,7 97,5±30,8 0,532
BC(k/μl) 16,5±6,8 15,3±6,3 0,340
Hct(%) 31,6±3,9 28,7±3,8 0,000
TC(k/μl) 364,3±147,4 368,5±178,5 0,890
TQ(giây) 15,8±13,7 14,4±2,0 0,466
TCK(giây) 33,5±16,3 35,2±6,2 0,547
Fibrinogen(g/l) 4,7±1,4 4,6±1,3 0,816
TưLM tăng 135(97,8%) 33(100%) 0,393
Thiếu máu 92(66,7%) 27(81,8%) 0,089
BC tăng 61(44,5%) 15(45,5%) 0,923
Tiểu cầu tăng 47 (34,7%) 10 (30,1%) 0,905
TQ tăng 10(15,6%) 4(36,4%) 0,103
TCK tăng 9(14,1%) 1(10%) 0,727
Fibrinogen
tăng
45(50,6%) 9(64,3%) 0,339
Hct trung bình ở nhóm kháng thấp hơn
nhóm không kháng có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ
bất thường kết quả huyết học giữa hai nhóm
kháng và không kháng gamma globulin không
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Liên quan giữa kết quả sinh hoá máu với kháng γ globulin
Xét nghiệm Không kháng kháng P
CRP(mg/l) 118,9±76,0 169,7±73,8 0,001
Bil tp(mg/dl) 0,48±0,72 0,54±0,77 0,723
Bil tt(mg/dl) 0,25±0,64 0,47±0,65 0,151
SGOT(U/L) 41,85±42,24 46,57±54,22 0,668
SGPT(U/L) 67,62±80,49 71,83±83,06 0,820
Na(mEq/l) 135,0±4,1 134,9±4,2 0,917
K(mEq/l) 4,4±0,8 4,4±0,7 0,827
Ca(mEq/l) 1,18±0,1 1,18±0,1 0,822
Protein(g/l) 61,8±11,6 66,9±12,8 0,160
Albumin(g/l) 22,9±7,2 31,1±8,3 0,348
Alpha 1(g/l) 4,4±2,1 6,8±7,8 0,266
Alpha 2(g/l) 10,6±2,9 10,2±2,1 0,564
Beta(g/l) 6,7±2,1 6,9±1,7 0,556
Gamma(g/l) 10,9±7,0 11,7±6,8 0,676
A/G 0,9±0,2 0,9±0,3 0,711
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 277
Xét nghiệm Không kháng kháng P
CRP tăng 138 (100%) 33(100%)
Bil tp tăng 5(5,6%) 3(15,8%) 0,120
Bil tt tăng 5(5,6%) 3(15,8%) 0,120
SGOT tăng 35(27,1%) 12(50,0%) 0,026 2,6(1,1-6,5)
SGPT tăng 62(48,1%) 13(54,2%) 0,583
Xét nghiệm Không kháng kháng P
Na
giảm
Bình thuờng
tăng
101(76,5%)
30(22,7%)
1(8%)
25(80,6%)
5(16,1%)
1(3,2%)
0,404
K
giảm
bình thường
tăng
12(9,1%)
103(78%)
17(12,9%)
3(9,7%)
24(77,4%)
4(12,9%)
0,995
Ca
giảm
bình thường
tăng
26(19,7%)
68(51,5%)
38(28,8%)
8(25,8%)
15(48,4%)
8(25,8%)
0,750
Protein giảm
bình thường
tăng
9(8,1%)
92(82,9%)
10(9%)
1(6,7%)
12(80%)
2(13,3%)
0,858
Albumin giảm
bình thường
36(32,1%)
76(67,9%)
4(26,7%)
11(73,3%)
0,668
Alpha 1 bình thường
tăng
84(75,7%)
27(24,3%)
10(66,7%)
5(33,3%)
0,452
Alpha 2 bình thường
tăng
88(79,3%)
23(20,7%)
12(80%)
3(20%)
0,948
Beta giảm
bình thường
tăng
7(6,3%)
101(91%)
3(2,7%)
1(6,7%)
14(93,3%)
0(0%)
0,812
Gamma giảm
bình thường
tăng
2(1,8%)
89(79,5%)
21(18,8%)
0(0%)
12(80%)
3(20%)
0,870
CRP ở nhóm kháng gamma globulin cao
hơn nhóm không kháng có ý nghĩa thống kê.
SGOT tăng làm tăng nguy cơ kháng gamma
globulin lên 2,69 lần.
Khả năng phân cắt các biến số liên tục có liên
quan kháng γ globulin
Yếu tố Điểm
cắt
Độ
nhạy
Độ
chuyên
Younden DTDĐC
CRP(mg/l) 99,5 0,91 0,53 0,38 0,704
Hct(%) 31,2 0,57 0,84 0,42 0,690
DTDĐC : diện tích dưới đường cong.
Dựa vào đường cong ROC, dựa trên độ
nhạy, độ chuyên và chỉ số Younden, chúng tôi
xác định được điểm cắt cho hai biến liên tục
CRP và Hct lần lượt là 99,5 (mg/l) và 31,2 (%).
Tóm tắt các yếu tố có liên quan kháng γ
globulin
Yếu tố Không
kháng
kháng p OR(KTC
95%)
Phái
nam
78(56,5%) 25(75,8%) 0,043 2,4(1,01-
5,70)
< 7 ngày 24(17,5%) 13(39,4%) 0,006 3,06(1,34-
6,98)
SGOT
tăng
35(27,1%) 12(50,0%) 0,026 2,69(1,1-
6,53)
CRP >
99,5mg/l
73(52,9%) 30(90,9%) 0,000 8,9(2,59-
30,55 )
Hct<
31,2%
59(43,1%) 28(84,8%) 0,000 7,4(2,69-
20,32 )
Các biến nhị giá gồm phái nam, điều trị
trước 7 ngày, SGOT tăng, CRP>99,5 mg/l,
Hct<31,2 % là các yếu tố liên quan kháng gamma
globulin qua phân tích đơn biến.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 278
Các yếu tố liên quan độc lập đến kháng γ
globulin qua phân tích đa biến
Yếu tố Hệ số Sai số
chuẩn
p OR hiệu chỉnh
KTC (95%)
SGOT tăng 1,24 1,83 0,019 3,46(1,23-9,77)
CRP > 99,5 1,84 4,27 0,006 6,33(1,69-23,74)
Hct< 31,2 1,63 2,90 0,004 5,12(1,69-15,54)
Hằng số -5,23
BÀN LUẬN
Tỉ lệ kháng gamma globulin
Tỉ lệ kháng gamma globulin là 5,8%. Tỉ lệ
này tương đương với báo cáo của Đoàn Tấn
Huy Tâm trước đây (8,8%), nhưng lại thấp hơn
so với một số nghiên cứu ngoài nước(3,4,6,9,10).
Tác
giả
Adriana
H. Tremoule
t
Tetsuya
Sano
Emiyasu
Egami
Đ.T.H.
Tâm
Chúng
tôi
Tỉ lệ 38,3% 19,6% 13% 8,8% 5,8%
Sự khác biệt này theo chúng tôi là do khác
nhau về định nghĩa kháng gamma globulin (còn
sốt hoặc sốt tái phát trong vòng 48 giờ sau điều
trị gamma globulin), do có nhiều trường hợp
truyền gamma globulin trước ngày thứ năm của
bệnh và do cách truyền gamma globulin khác
với chúng tôi (2 g/kg trong hai ngày).
Các yếu tố liên quan kháng gamma globulin
Liên quan giữa các yếu tố dịch tể và kháng
gamma globulin
Tỉ lệ nam trong nhóm kháng γ globulin là
75,8% so với chỉ 56,5% trong nhóm không kháng
(p=0,043). Các nghiên cứu của Hiromi Muta và
Kimyasu cũng cho kết quả tương tự .
Tác giả Không
kháng
Kháng p OR (KTC 95%)
Kimiyasu
Egami 62,9% 56,5%
0,4
Hiromi Muta 1,26(1,14-1,4)
Sungho Cha Không ý nghĩa
Chúng tôi 78(56,5%) 25(75,8%) 0,043 2,4(1,01-5,70)
Điều này chứng tỏ giới tính nam mẫn cảm
hơn với bệnh, có thể do sự khác biệt về hệ miễn
dịch giữa nam và nữ.
Về tuổi, không có sự khác biệt về tuổi giữa
hai nhóm. Như vậy, mặc dù tuổi đã được chứng
minh là có liên quan với tổn thương mạch vành
nhưng lại không phải là yếu tố nguy cơ kháng
gamma globulin.
Liên quan giữa lâm sàng và kháng gamma
globulin
Các nghiên cứu trước đây hầu như không
quan tâm đến triệu chứng lâm sàng, ngoại trừ
triệu chứng sốt, vốn được xem là cột mốc cho
vấn đề điều trị và theo dõi bệnh(15,17). Tuy nhiên,
chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt về triệu
chứng lâm sàng giữa hai nhóm.
Liên quan giữa ngày điều trị và kháng
gamma globulin
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh điều trị
IVIG trong vòng 4 ngày đầu của bệnh là yếu tố
nguy cơ kháng γ globulin. Vì vậy, trong nghiên
cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhi được điều trị
từ ngày thứ 5 trờ về sau, trung bình là ngày thứ
8 (8,13±2,1 ngày trong nhóm không kháng và
8,09±2,76 ngày trong nhóm kháng). Tuy nhiên
trong quá trình điều trị, chúng tôi nhận thấy đối
với những trẻ được điều trị IVIG vào ngày thứ 5
và 6 của bệnh có tỉ lệ kháng γ globulin khá cao
nên khi phân tích kết quả chúng tôi chia trẻ
thành hai nhóm: điều trị trước 7 ngày của bệnh
và từ 7 ngày trở về sau. Kết quả cho thấy điều trị
trước 7 ngày của bệnh làm tăng nguy cơ kháng
γ globulin lên 3 lần (1,34-6,98). Tỉ lệ được điều trị
trước 7 ngày trong nhóm kháng γ globulin cao
hơn nhóm không kháng có ý nghĩa thống kê. 13
trong tổng số 31 trường hợp kháng gamma
globulin so với 41 trong tổng số 138 trường hợp
không kháng được điều trị trước ngày thứ 7 của
bệnh (39,4% so với 17,5%, p=0,006) .
Liên quan giữa kết quả huyết học và kháng
gamma globulin
Hct thấp làm tăng nguy cơ kháng γ
globulin. Hct ở nhóm kháng là 28,7±3,8 (%) thấp
hơn nhóm không kháng là 31,6±3,9 (%) có ý
nghĩa thống kê (p=0,000<0,05).
Vẽ đường cong ROC, điểm cắt cho biến số
liên tục này được xác định là Hct< 31,2 (%) (độ
nhạy 57%, độ chuyên 84%; diện tích dưới đường
cong ROC 0,69; chỉ số Younden 0,42). Theo đó,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 279
Hct dưới 31,2% sẽ làm tăng nguy cơ kháng
gamma globulin lên 7,4 lần với khoảng tin cậy
95% là 2,6-20,3.
Liên quan giữa kết quả sinh hoá máu với
kháng γ globulin
CRP ở nhóm kháng là 169,7 ±73,8 mg/l cao
hơn nhóm không kháng là 118,9±76 mg/l có ý
nghĩa thống kê (p=0,001). Nghiên cứu của
Tetsuya Sano và của Adriana H.Tremoulet
cũng cho kết quả tương tự. Kobayashi và
Kimiyasu Egami qua phân tích hồi quy đa biến
lần lượt ghi nhận CRP>100 và >80 mg/l là yếu
tố tiên lượng kháng γ globulin(13,6,7,17). Điều này
chứng tỏ CRP càng cao, phản ứng viêm càng
nặng, bệnh càng nặng và do đó nguy cơ kháng
γ globulin càng cao.
Vẽ đường cong ROC, điểm cắt được xác
định là CRP >99,5 mg/l (độ nhạy 91%; độ đặc
hiệu 53%; diện tích dưới đường cong ROC 0,7;
chỉ số Younden là 0,38). Theo đó, CRP trên
99,5 mg/l sẽ làm tăng nguy cơ kháng gamma
globulin lên 8,9 lần với khoảng tin cậy 95% là
2,5-30,5.
Ngoài ra, SGOT tăng cũng có liên quan
kháng γ globulin (27,1% bệnh nhi trong nhóm
không kháng có tăng SGOT so với 50% của
nhóm kháng). SGOT tăng làm tăng nguy cơ
kháng γ globulin lên 2,7 lần (khoảng tin cậy 95%
là 1,1-6,5). Trên lý thuyết, các transaminase có
thể tăng nhẹ đến trung bình trong bệnh
Kawasaki(12,14,20). Dù do viêm mạch máu gây thiếu
máu và hoại tử tế bào gan hay do bản thân hiện
tượng viêm gây tăng men gan thì SGOT vẫn thể
hiện mức độ trầm trọng của phản ứng viêm và
vì vậy giúp tiên lượng kháng γ globulin.
Các yếu tố liên quan độc lập với kháng γ
globulin qua phân tích đa biến
Các biến số đưa vào phân tích đa biến là
những biến số có ý nghĩa hoặc gần có ý nghĩa
khi phân tích đơn biến (p<0,25) hoặc những biến
số mà chúng ta nghĩ có liên quan đến biến phụ
thuộc. Như vậy dựa vào kết quả phân tích đơn
biến ở trên, chúng tôi chọn các biến điều trị
trước 7 ngày (p=0,006), CRP>99,5 mg/l (p=0,000),
Hct<31,2% (p=0,000), giới nam (p=0,043), SGOT
tăng (p=0,026), gan to (p=0,250), ho-sổ mũi
(p=0,095), bilirubin toàn phần tăng (p=0,12) và
bilirubin trực tiếp tăng (p=0,12) để đưa vào phân
tích đa biến, từ đó loại các yếu tố gây nhiễu và
xác định yếu tố liên quan độc lập.
Khi đưa vào phân tích đa biến, chúng tôi ghi
nhận OR hiệu chỉnh không lệch nhiều với OR
trong phân tích đa biến và khoảng tin cậy 95%
của OR hiệu chỉnh này cũng không quá rộng.
Điều này chứng tỏ mẫu của chúng tôi là đủ lớn
và kết quả thu được có khả năng áp dụng cao.
Sau khi loại dần các biến số không có ý nghĩa,
chúng tôi xác định được các biến số liên quan
độc lập với kháng gamma globulin gồm SGOT
tăng, CRP trên 99,5 mg/l và Hct dưới 31,2 phần
trăm là yếu tố liên quan độc lập đến kháng
gamma globulin.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ kháng gamma globulin trong dân số là
5,8%. Các yếu tố có liên quan kháng gamma
globulin là: giới nam, điều trị trước ngày thứ 7
của bệnh, Hct giảm; CRP, SGOT tăng. Các yếu tố
liên quan độc lập là SGOT tăng, CRP trên 99,5
mg/l và Hct dưới 31,2 phần trăm. Với các biến số
là các dữ liệu rất dễ thu thập trên thực tế như
SGOT, CRP và Hct, chúng tôi nghĩ có thể áp
dụng trên thực tế lâm sàng để phân loại những
trẻ có nguy cơ kháng gamma globulin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benseler SM., McCrindle BW. (2005). “Infections and Kawasaki
Disease: Implications for Coronary Artery Outcome”. Pediatrics
116(6): 760-766.
2. Egami K, Muta H, Ishii M, Suda K, Sugahara Y, Iemura M,
Matsuishi T (2006). “Prediction of resistance to intravenous
immunoglobulin treatment in patients with Kawasaki disease”.
J Pediatr 149(2):237-40.
3. Fukunishi M, Kikkawa M, Hamana K, et al. (2000). "Prediction
of non-responsiveness to intravenous high-dose g-globulin
therapy in patients with Kawasaki disease at onset." J Pediatr
137: 172-6.
4. Hiromi M, Masahiro I, Jun F (2006). “ Risk factors associated
with the need for additional intravenous gamma-globulin
therapy for Kawasaki disease ”. Acta Paediatrica 95(2):189-193.
5. Hiromi M, Masahiro I, Kimiyasu E, et al. (2004). "Early
Intravenous Gamma-Globulin Treatment For Kawasaki
Disease: The Nationwide Surveys In Japan." J Pediatr 144: 496-9.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 280
6. Kanegaye JT, Wilder MS (2009). “Recognition of a Kawasaki
Disease Shock Syndrome”. Pediatrics 123(5):783-789.
7. Kobayashi T, Inoue Y, Takeuchi K, Okada Y, Tamura K,
Tomomasa T, Kobayashi T, Morikawa A (2006). “Prediction of
intravenous immunoglobulin unresponsiveness in patients with
Kawasaki disease”. Circulation 113(22):2606-12.
8. Kuijpers TW (2006). “A multicenter prospective randomized
trial of corticosteroids in primary therapy for Kawasaki disease:
Clinical course and coronary artery outcome”. Journal of
Pediatrics 149(3).
9. Mariko F, Makiko K, Takashi O (2000). “Prediction of non-
responsiveness to intravenous high-dose γ-globulin therapy in
patients with Kawasaki disease at onset”. J Pediatr 137:172-6.
10. Muta H, Ishii M, Furui J, Nakamura Y, Matsuishi T (2006). “Risk
factors associated with the need for additional intravenous
gamma-globulin therapy for Kawasaki disease”. Acta Paediatr
95(2):189-93.
11. Newburger JW, Burns JC, Beiser AS, Loscalzo J (1991). “Altered
lipid profile after Kawasaki syndrome”. Circulation 84:625-631.
12. Newburger JW, Takahashi M, et al (2004).”Diagnosis,
Treatment, and Long-Term Management of Kawasaki Disease:
A Statement for Health Professionals From the Committee on
Rheumatic Fever, endocarditis, and Kawasaki Disease, Council
on Cardiovascular Disease in the Young, American Heart
Association". Circulation 110:2747-2771.
13. Newburger JW., Taubert KA., Shulman ST. (2003). “Summary
and abstracts of the seventh international kawasaki disease
symposium december 4–7, 2001, hakone, japan”. Pediatric
research 53(1).
14. Sugimura T, Kato H, Inoue O (2002). “Intravascular ultrasound
of coronary arteries in children. Assessment of the wall
morphology and the lumen after Kawasaki disease”. Archives
of Disease in Childhood 86:286-290.
15. Sungho Cha,Minjeong Yoon, Yongjoo Ahn, Miyoung
Han,Kyung-Lim Yoon 2008.“Risk Factors for Failure of Initial
Intravenous Immunoglobulin treatment in Kawasaki
Disease”.Korean Med 23:718-22.
16. Tetsuya S, Shunji K, Kouji M, et al (2007). “Prediction of non-
responsiveness to standard high-dose Gamma-globulin therapy
in patients with acute Kawasaki Disease before starting initial
treatment”. Eur J Pediatr 166:131–137.
17. Tohru K, Yoshinari I (2006). “Prediction of Intravenous
Immunoglobulin Unresponsiveness in Patients With Kawasaki
Disease”. Circulation 113:2606-2612.
18. Tohru K, Yoshinari I, Kazuo T, et al (2006). “Prediction of
intravenous immunoglobulin unresponsiveness in patients with
kawasaki disease”. Circulation 113:2606-2612.
19. Yoshiyuki M, Yasuo O, Kensuke H, et al. (2000). "Coronary risks
after high dose g-globulin in children with Kawasaki disease."
Pediatr Internal. 42(5): 464-9.
20. Yosikazu N, Mayumi Y, Ritei U, et al. (2004). "Use of laboratory
data to identify risk factors of giant coronary aneurysms due to
Kawasaki disease." Pediatrics International 46: 33-38.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_to_lien_quan_khang_gamma_globulin_o_benh_nhi_kawasaki.pdf