Yếu tố nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam: Nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 08/2009 đến 8/2010

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định được các yếu tố nguy cơ của ung thư vú là: những phụ nữ với tình trạng mãn kinh (OR= 7,93; KTC 95%: 2,63 – 23,92), phụ nữ có tiền căn gia đình có người mắc ung thư vú (OR= 6,14; KTC 95%:1,09 - 34,55), phụ nữ sinh con đầu tiên trước 30 tuổi (OR= 4,53; KTC 95%: 1,68 - 12,20), những phụ nữ có tình trạng thừa cân béo phì với chỉ số BMI trên 25 kg/m2 (OR= 3,70; KTC 95%: 1,33 – 10,37) và hút thuốc lá thụ động (OR= 2,47; KTC 95%: 1,08 - 5,64). Dựa vào các kết quả đạt được, chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau: Các cơ sở khám chữa bệnh cần tầm soát ung thư vú định kỳ đối với những phụ nữ có tiền căn gia đình có người mắc ung thư vú nhằm chẩn đoán sớm, can thiệp kiệp thời giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh. Phụ nữ có tình trạng thừa cân béo phì cần có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp giúp ổn định cân nặng ở mức bình thường nhằm hạn chế nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ cần tránh hút thuốc lá cũng như tránh việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động trong môi trường sống, điều này sẽ giúp giảm đi nguy cơ mắc bệnh UTV. Các nghiên cứu sau cần tiến hành khảo sát chi tiết hơn về tình trạng mãn kinh ở phụ nữ để xác định chính xác mối liên quan giữa tình trạng này với nguy cơ mắc ung thư vú. Nhiều nghiên cứu hơn nữa, nghiên cứu đoàn hệ cần được tiến hành để xác định thêm về các yếu tố nguy cơ này ở phụ nữ Việt Namg

pdf16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam: Nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 08/2009 đến 8/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 453 YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM TỪ THÁNG 08/2009 ĐẾN 8/2010 Vũ Văn Vũ*, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang**, Nguyễn Tôn Hoàng**, Nguyễn Thị Bảo Hiền** TÓM TẮT Mục ñích: Nghiên cứu của chúng tôi ñược thực hiện với mục ñích xác ñịnh mối liên quan giữa các yếu tố nhân trắc, các yếu tố liên quan ñến sinh sản và lối sống với nguy cơ mắc ung thư vú trên các nữ bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Ung bướu (BVUB) TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chúng tôi sử dụng là phương pháp nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp với thời gian thu thập số liệu từ tháng 04/2010 ñến tháng 06/2010. Cỡ mẫu chúng tôi tính ra ñược dựa vào phần mềm Epi- info 2007 là 230 người chia ñều thành 2 nhóm bệnh và chứng. Nhóm bệnh là 115 bệnh nhân mới có chẩn ñoán chính xác ung thư vú dựa trên các tiêu chí khám lâm sàng, siêu âm và kết quả giải phẫu bệnh trong thời gian chúng tôi thu thập. Nhóm chứng là 115 người bao gồm các nữ giáo viên tại một số trường tiểu học và mầm non tại quận Gò Vấp và Tân Bình TPHCM, và các nữ nhân viên y tế (y bác sĩ, công nhân viên) tại một số khoa phòng ở Bệnh viện Quận 2. Nghiên cứu ñược tiến hành dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các ñối tương, bảng câu hỏi ñó ñược xây dựng dựa vào sự tham khảo các nghiên cứu có liên quan trước ñó và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn. Trong những yếu tố thu thập ñược, nghiên cứu của chúng tôi xoay quanh 3 nhóm yếu tố chính là yếu tố nhân trắc (chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI), các yếu tố liên quan ñến sinh sản (tuổi có kinh lần ñầu, tình trạng kinh nguyệt, tuổi mãn kinh, tuổi sinh con lần ñầu, số con, tình trạng và thời gian cho con bú, tình trạng sử dụng thuốc ngừa thai), các yếu tố liên quan ñến lối sống (tập thể dục, tình trạng hút thuốc lá thụ ñộng). Chúng tôi thực hiện phân tích ñơn biến với tỉ số chênh (OR), sau ñó là phân tích hồi quy ña biến với OR* (OR hiệu chỉnh), và khoảng tin cậy là 95% (KTC95%) ñể xác ñịnh có hay không mối tương quan giữa các yếu tố trên với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Kết quả: Những người có tiền căn gia ñình bị ung thư vú (có mẹ hoặc chị em gái ruột), thì có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn những người khác 6,14 lần, khoảng tin cậy 95% (1,09 – 34,55) - ñó là kết quả OR sau khi hiệu chỉnh. Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25 kg/m2 có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3,70 (OR* = 3,70 – KTC 95%: 1,33 – 10,37) những người có BMI dưới 25 kg/m2, tuy BMI là chỉ số tính dựa trên chiều cao và cân nặng, nhưng sau khi phân tích riêng từng yếu tố chiều cao hay cân nặng thì không ghi nhận có sự tương quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Mối tương quan cuối cùng ñược xác ñịnh giữa tình trạng có hút thuốc lá thụ ñộng và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú với kết quả OR* = 2,47, KTC 95% (1,08 – 5,64). Những yếu tố liên quan ñến sinh sản như chúng tôi trình bày ở phần phương pháp sau khi phân tích ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa những phụ nữ hiện ñã mãn kinh (OR= 7,93; KTC 95%: 2,63 – 23,92) và những phụ nữ sinh con ñầu tiên trước 30 tuổi (OR= 4,53; KTC 95%: 1,68 - 12,20) với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Kết luận: Nghiên cứu này xác ñịnh ñược một số yếu tố có liên quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, bao gồm: tiền căn gia ñình có ung thư vú, tình trạng thừa cân béo phì, tình trạng mãn kinh, tuổi sinh con ñầu tiên, tình trạng hút thuốc lá thụ ñộng. Chúng tôi ñề nghị những nghiên cứu về sau cần sử dụng phương pháp ghép cặp hay thiết kế nghiên cứu ñoàn hệ sẽ có thể khắc phục ñược một số hạn chế trong nghiên cứu này và tìm ra những yếu tố nguy cơ mới của bệnh UTV ở người Việt Nam. Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, ung thư vú. ABSTRACT RISKS FACTORS FOR BREAST CANCER IN VIETNAMESE WOMEN: A CASE-CONTROL STUDY IN HCMC ONCOLOGY HOSPITAL 2009-2010 Vu Van Vu, Nguyen Hoang Hanh Doan Trang, Nguyen Ton Hoang, Nguyen Thi Bao Hien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010 : 453 - 468 Objective: The study was conduced to evaluate the roles of anthropometric, reproductive and lifestyle factors as the risk factors of breast cancer (BC) in female breast cancer patients treated in Oncology Hospital _ Ho Chi Minh city. Methods: An unmatched case_control study was conduced from April 2010 to June 2010. By using Epi-info 2007 software, we have 230 women for our model divided into two groups. Case group were 115 women newly diagnosed with BC in Oncology hospital and control group enrolled 115 non_BC female teachers, school officers in some schools in Go Vap, Tan Binh district and medical officers in some departments of District 2 Hospital. In_person interviews based on the self_structured questionnaire were use to collect information. Among collected factors, we concentrate on three main groups: Anthropometric, reproductive and lifestyle factors. Binary logistic regression analysis was employed to adjust * Bệnh viện Ung Bướu TPHCM; ** Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM Địa chỉ liên lạc: TS. BS. Vũ Văn Vũ. Email: dr_vuvanvu@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 454 confounding factors and to estimate odds ratio with their 95% confidence interval. Results: Family history of breast cancer contributed to the risk of BC (multivariate adjusted odds ratio (OR*): 6.14. 95 percent confidence interval (95% CI): 1.09 – 34.55). A body mass index over 25 kg/m2 was found to be positively related to BC (OR*: 3.71; 95% CI: 1.33 – 10.37) while weight and height did not elevate the risk when they were analyzed separately. Finally, passive smoking was shown to increase the risk of BC among women smoking passively (OR*: 2.47; 95% CI: 1.08 – 5.64). Other common reproductive factors including menopause (OR= 7.93; KTC 95%: 2.63 – 23.92), age at first delivery (OR= 4.53; KTC 95%: 1.68 - 12.20) was considered significantly associated with breast cancer risk. Conclusion: This study reconfirmed the relationship among family history of breast cancer, overweight. Menopause, age at first delivery as well as passive smoking and the risk of BC. Further studies using matching method or Cohort design are recommended to verify these outcome and to detect new risk factors of BC in Vietnamese women. Key words: Risks factors, breast cancer. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998 thì ung thư vú ñứng ñầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất ñộ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân) và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) với xuất ñộ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân) sau ung thư cổ tử cung mà xuất ñộ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân)(70). Vì vậy việc xác ñịnh các yếu tố nguy cơ ung thư vú rất quan trọng cho việc phòng ngừa và tầm soát sớm, hạn chế các gánh nặng bệnh tật, kinh tế cho gia ñình và xã hội do ung thư vú gây nên. Nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của bệnh ñã ñược thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Những yếu tố liên quan ñến sinh sản như tuổi có kinh lần ñầu, tuổi sinh con lần ñầu, tuổi mãn kinh ñã ñược nghiên cứu và chứng minh có mối liên quan có ý nghĩa với ung thư vú tại một số nước trên thế giới(63,21). Mặt khác, các yếu tố liên quan ñến lối sống (ít vận ñộng thể lực, hút thuốc lá thụ ñộng)(21) và các yếu tố nhân trắc như tình trạng thừa cân béo phì, cũng bắt ñầu ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tại Việt Nam tuy ñã có nhiều nghiên cứu về dịch tễ, chẩn ñoán lâm sàng, ñiều trị(80) nhưng chưa có nghiên cứu nào ñề cập một cách ñầy ñủ mối liên quan của các yếu tố nhân trắc, các yếu tố liên quan tới sinh sản và lối sống với nguy cơ mắc ung thư vú. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác ñịnh các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ TP.HCM, VN tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM (BVUB TPHCM). Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này một mặt giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các yếu tô nguy cơ của ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam, mặt khác làm tiền ñề cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này về ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác ñịnh các yếu tố nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ñến ñiều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM (BVUB TPHCM) từ tháng 04/2010 tới tháng 06/2010. Mục tiêu chuyên biệt: Xác ñịnh mối liên quan giữa:  Các yếu tố nhân trắc.  Các yếu tố liên quan ñến sinh sản.  Các yếu tố liên quan ñến lối sống. Với nguy cơ mắc ung thư vú trên các bệnh nhân nữ nhập viện BVUB TP.HCM từ tháng 04/2010 tới tháng 06/2010. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng. Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh: Được chọn trong số những bệnh nhân ung thư vú ñược theo dõi ñiều trị tại Bệnh viện Ung bướu (BVUB) TP.HCM từ tháng 04/2010 ñến 06/2010. Nhóm chứng: Được chọn trong số những giáo viên và cán bộ công nhân viên nữ tại 2 trường tiểu học: Minh Khai_P11_Q.Gò Vấp, Hồng Lạc_P10_Q.Tân Bình, trường mầm non 10B_P1_Q.TB và cán bộ công nhân viên nữ tại BV Quận 2 từ tháng 04/2010 ñến tháng 06/2010. Chúng tôi chọn nhóm chứng từ những nơi trên vì các nữ giáo viên và công nhân viên ở ñây ñược khám sức khỏe ñịnh kỳ mỗi năm, trong ñó có khám vú và chụp nhũ ảnh khi có chỉ ñịnh. Mặt khác, tại những nơi trên, chúng tôi có ñược sự hỗ trợ tận tình của các cấp lãnh ñạo, tạo ñiều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt luận văn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 455 Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn và loại trừ Tiêu chuẩn lựa chọn Tiêu chuẩn lọai trừ Nhóm bệnh Nhóm chứng Các bệnh nhân mới ñược chẩn ñóan là ung thư vú trong khỏang thời gian từ tháng 04/2010 ñến tháng 06/2010 có phân lọai theo TNM và có xác ñịnh giải phẫu bệnh. Chưa ñiều trị bằng phẫu trị, hóa trị, xạ trị. Không mắc bệnh ung thư vú. Không có những bệnh lý lành tính ở vú. Không mắc bệnh ung thư buồng trứng. Không mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung. Không ñồng ý tham gia phỏng vấn. Không thuộc quốc tịch Việt Nam Không có khả năng nghe nói và hiểu tiếng Việt. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 456 Cỡ mẫu Chúng tôi chọn yếu tố nghiên cứu chính là BMI trong số các yếu tố nghiên cứu vì ñây là yếu tố ñã ñược ñề cập trong nhiều y văn(63,80) là có mối tương quan có ý nghĩa với bệnh ung thư vú. Dựa trên nghiên cứu của Trần, T.C.H., Lương, T.X.K (2007)(80) ñã xác ñịnh OR=2,76 (KTC 95%: 1,41 – 5,38), chúng tôi ước tính Or của nghiên cứu chúng tôi là 2,76. Cỡ mẫu ñược tính với: α = 5%, β = 20%, lực của test = 80% OR (odds ratio )= 2,76 Po = 12,2% (tỷ lệ người có BMI ≥ 25 kg/m2 ở Việt Nam) (68) → P1 = 27,72 % Cỡ mẫu tính ñược là 230 trường hợp (115 cho nhóm bệnh, 115 cho nhóm chứng). Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Các số liệu thu thập ñược nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 cho Windows XP. Các ñặc ñiểm nghiên cứu của 2 nhóm ñược mô tả bằng bảng biểu. Biến số ñịnh tính ñược mô tả bằng % và KTC 95%, biến số ñịnh lượng ñược mô tả bằng trung bình ± ñộ lệch chuẩn. χ2 ñược dùng ñể so sánh các số ñịnh tính, t test ñược dùng ñể so sánh các số trung bình. Phân tích ñơn biến ñược dùng ñể xác ñịnh mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và ung thư vú với mức có ý nghĩa là p < 0,05. Phương trình hồi quy ña biến logistic ñược tiến hành ñể xác ñịnh các yếu tố nguy cơ của ung thư vú: Chúng tôi chọn các yếu tố có p < 0,2 trên phân tích ñơn biến và các yếu tố ñã ñược xác ñịnh trên y văn nếu vẫn có p > 0,2 trong nghiên cứu của chúng tôi ñể ñưa vào phương trình hồi quy ña biến theoquy trình của Hosmer Lemevhow(82). Quy trình loại dần theo chiều kim ñồng hồ ñược áp dụng ñể loại dần các yếu tố có p>0.05 ñến khi chỉ còn các yếu tố thật sự có mối liên quan có ý nghĩa với K vú. Cuối cùng chỉ những yếu tố chỉ liên quan có ý nghĩa (p < 0,05) với bệnh ung thư vú trong phương trình hồi quy ña biến mới ñược kết luận là yếu tố liên quan thật sự với ung thư vú. KẾT QUẢ Mô tả ñặc ñiểm mẫu nghiên cứu Bảng 1. Đặc ñiểm dân số xã hội, nhân trắc, sinh sản và lối sống của ñối tượng nghiên cứu (các biến số ñịnh tính) Phân lớp Bệnh Chứng Tổng (n = 115) (n = 115) (n = 230) Nhóm các yếu tố n % n % n % Dân số xã hội TPHCM 64 55,65 112 97,39 176 76,52 Nơi ở Các tỉnh khác 51 44,35 3 2,61 54 23,48 Kinh 113 98,26 111 96,52 224 97,39 Dân tộc Khác 2 1,74 4 3,48 6 2,61 Mù chữ 5 4,35 0 0 5 2,17 Cấp 1 23 20,00 0 0 23 10,00 Cấp 2 41 35,65 0 0 41 17,83 Cấp 3 25 21,74 11 9,57 36 15,65 Cao Đẳng 7 6,09 41 35,65 48 20,87 Trình ñộ học vấn Đại học 14 12,17 63 54,78 77 33,48 Giáo viên 12 10,43 37 32,17 49 21,30 Nghề nghiệp Công nhân viên 21 18,26 78 67,83 99 43,04 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 457 Nội trợ 49 42,61 0 0 49 21,30 Làm nông 12 10,43 0 0 12 5,22 Buôn bán 17 14,78 0 0 17 7,39 Khác 4 3,48 0 0 4 1,74 Kết hôn 102 88,70 81 70,43 183 79,57 Tình trạng hôn nhân Độc thân 13 11,30 34 29,57 47 20,43 Tiền căn gia ñình Có 13 11,30 3 2,61 16 6,96 Tiền căn ung thư vú trong gia ñình Không 102 88,70 112 97,39 214 93,04 Sinh sản Còn kinh 79 68,70 108 93,91 187 81,30 Tình trạng kinh nguyệt Hết kinh 36 31,30 7 6,09 43 18,70 Chưa từng 104 90,43 93 80,87 197 85,65 Sử dụng thuốc ngừa thai Đã từng 11 9,57 22 19,13 33 14,35 Lối sống Không 103 89,57 93 80,87 196 85,22 Tập thể dục Có 12 10,43 22 19,13 34 14,78 Không 78 67,83 96 83,48 174 75,65 Tình trạng hút thuốc lá thụ ñộng Có 37 32,17 19 16,52 56 24,35 Tăng huyết áp 8 6,96 12 10,43 20 8,70 Bướu giáp 0 0 5 4,35 5 2,17 Đái tháo ñường 6 5,22 7 6,09 13 5,65 Khác* 11 9,57 10 8,70 21 9,13 Bệnh lý nội khoa ñi kèm Ghi chú: *các bệnh lý nội khoa ñi kèm khác bao gồm viêm khớp, viêm dạ dày, suyễn. Nhận xét:  Trình ñộ văn hóa cấp 2 chiếm ña số trong nhóm bệnh, trong khi ñó ñối với nhóm chứng, trình ñộ ñại học lả chủ yếu.  Sự phân bố về tuổi hiện tại, trình ñộ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.  Tỷ lệ tiền căn ung thư vú trong gia ñình của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.  Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (31,3% và 6,1%).  Tỷ lệ phụ nữ ñã từng sử dụng thuốc ngừa thai ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (9,6% so với 19,1%).  Tỷ lệ không tập thể dục trong nhóm bệnh ít hơn nhóm chứng (10,4% so với 19,1%).  Tỷ lệ người hút thuốc lá thụ ñộng ở nhóm bệnh nhiều hơn nhóm chứng (32,2% so với 16,5%). Bảng 2. Đặc ñiểm dân số xã hội, nhân trắc, sinh sản và lối sống của ñối tượng nghiên cứu (các biến số ñịnh lượng ñược phân lớp) Nhóm các yếu tố Phân lớp Bệnh Chứng Tổng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 458 (n = 115) (n = 115) (n = 230) n % n % n % Dân số xã hội 20-30 5 4.35 38 33.04 43 18.70 30-40 17 14.78 44 38.26 61 26.52 40-50 49 42.61 22 19.13 71 30.87 50-60 35 30.43 7 6.09 42 18.26 Tuổi hiện tại 60-70 9 7.83 4 3.48 13 5.65 Nhân trắc 44-48 17 14.78 28 24.35 45 19.57 48-52 23 20.00 39 33.91 62 26.96 52-56 29 25.22 19 16.52 48 20.87 56-60 34 29.57 18 15.65 52 22.61 Cân nặng (kg) 60-64 12 10.43 11 9.57 23 10.00 145-150 17 14.78 18 15.65 35 15.22 150-155 39 33.91 32 27.83 71 30.87 155-160 44 38.26 45 39.13 89 38.70 160-165 13 11.30 17 14.78 30 13.04 Chiều cao (cm) 165-170 2 1.74 3 2.61 5 2.17 16-19 13 11.30 35 30.43 48 20.87 19-22 34 29.57 44 38.26 78 33.91 22-25 41 35.65 23 20.00 64 27.83 BMI (kg/m2) 25-28 27 23.48 13 11.30 40 17.39 Sinh sản 11-13 27 23.48 29 25.22 56 24.35 13-15 31 26.96 47 40.87 78 33.91 15-17 43 37.39 21 18.26 64 27.83 Tuổi có kinh lần ñầu 17-19 14 12.17 18 15.65 32 13.91 38-42 1 2.78 0 0.00 1 0.43 42-46 3 8.33 1 14.29 4 1.74 46-50 9 25.00 2 28.57 11 4.78 50-54 21 58.33 4 57.14 25 10.87 Tuổi mãn kinh 54-58 2 5.56 0 0.00 2 0.87 15-20 12 10.43 3 2.61 15 6.52 20-25 47 40.87 33 28.70 80 34.78 Tuổi sinh con lần ñầu 25-30 35 30.43 41 35.65 76 33.04 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 459 30-35 14 12.17 27 23.48 41 17.83 Không sinh con 7 6.09 11 9.57 18 7.83 0-2 49 45.37 79 75.96 128 55.65 2-4 34 31.48 24 23.08 58 25.22 4-6 9 8.33 1 0.96 10 4.35 Số con 6-8 16 14.81 0 0.00 16 6.96 0-3 tháng 9 8.33 5 4.81 14 6.09 3-6 tháng 4 3.70 9 8.65 13 5.65 6-9 tháng 2 1.85 11 10.58 13 5.65 9-12 tháng 7 6.48 7 6.73 14 6.09 12-15 tháng 76 70.37 13 12.50 89 38.70 Thời gian cho bú 15-18 tháng 10 9.26 59 56.73 69 30.00 0-12 tháng 1 9.09 4 18.18 5 15.15 12-24 tháng 2 18.18 8 36.36 10 30.30 24-36 tháng 5 45.45 5 22.73 10 30.30 36-48 tháng 3 27.27 4 18.18 7 21.21 48-60 tháng 0 0.00 1 4.55 1 3.03 Thời gian sử dụng thuốc ngừa thai 60-72 tháng 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Lối sống 0-12 năm 5 13.51 9 47.37 14 25.00 12- 24 năm 11 29.73 4 21.05 15 26.79 24-36 năm 9 24.32 3 15.79 12 21.43 36-48 năm 7 18.92 3 15.79 10 17.86 Thời gian hút thuốc lá thụ ñộng (năm) 48-60 năm 5 13.51 0 0.00 5 8.93 Nhận xét:  Đối với nhóm bệnh, ñộ tuổi từ 40 - 50 chiếm ña số. Trong khi ñó ñộ tuổi từ 30-40 chiếm ña số trong nhóm chứng.  Tuổi có kinh lần ñầu của nhóm bệnh và nhóm chứng gần như tương ñương nhau.  Tuổi sinh con lần ñầu của nhóm bệnh sớm hơn nhóm chứng. Bảng 3. Bảng giá trị trung bình của các ñặc ñiểm dân số xã hội, nhân trắc, sinh sản và lối sống (biến số ñịnh lượng) Bệnh Chứng Yếu tố Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn P Tuổi trung bình hiện tại 47,26 9,46 35,87 10,39 < 0,0005 Cân nặng trung bình 54,03 4,93 52,09 5,12 < 0,005 Chiều cao trung bình 155,07 4,70 155,93 5,03 > 0,05 BMI trung bình 22,64 2,86 20,87 2,92 < 0,0005 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 460 Tuổi có kinh trung bình 14,77 1,96 14,49 2,01 > 0,1 Tuổi mãn kinh trung bình 51,44 2,04 51,86 0,91 < 0,05 Tuổi sinh con lần ñầu trung bình 25,63 5,15 27,93 5,02 < 0,0005 Số con trung bình 2,85 2,13 1,50 0,91 < 0,0005 Thời gian cho bú trung bình 12,14 3,92 14,17 4,84 < 0,0005 Thời gian dùng ngừa thai trung bình 31,09 11,33 11,45 13,72 < 0,0005 Thời gian tập thể dục trung bình (lần/tuần) 5,33 2,06 7,27 1,88 < 0,005 Thời gian tập thể dục trung bình (phút/ lần) 45,00 25,58 47,73 22,51 > 0,05 Thời gian hút thuốc lá thụ ñộng trung bình 28,70 15,17 18,00 13,86 < 0,005 Nhận xét:  Cân nặng trung bình ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (54.03 kg so với 52.09 kg).  Chiều cao trung bình gần như tương ñương nhau ở 2 nhóm bệnh và nhóm chứng (155.07 cm so với 155.93 cm).  BMI trung bình ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (22.64 kg/m2 so với 20.87 kg/m2)  Cân nặng trung bình và BMI trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.  Tuổi có kinh lần ñầu trung bình không khác nhau ở 2 nhóm bệnh và chứng (p >0,1).  Tuổi mãn kinh trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm bệnh và chứng (p < 0,05).  Tuổi sinh con lần ñầu trung bình giữa 2 nhóm bệnh và chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,0005).  Số con trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (p < 0,0005 ).  Thời gian cho con bú trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (p < 0,0005)  Thời gian sử dụng thuố ngừa thai trung bình giữa 2 nhóm bệnh và chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,0005).  Thời gian tập thể dục trung bình (lần/tuần) khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh và chứng (p<0,005).  Thời gian tập thể dục trung bình (phút/lần) không khác nhau giữa 2 nhóm bệnh và chứng (p>0,05).  Thời gian hút thuốc lá thụ ñộng trung bình ở nhóm bệnh lâu hơn nhóm chứng. Thời gian hút thuốc lá thụ ñộng trung bình giữa 2 nhóm bệnh và chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,005). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 461 Biểu ñồ 1. Các giai ñoạn bệnh của nhóm bệnh Nhận xét: Giai ñoạn IIA và IIB chiếm ña số (28% và 33%) Các yếu tố nguy cơ ung thư vú Mối liên quan giữa các yếu tố dân số xã hội, nhân trắc, sinh sản, lối sống với ung thư vú trên phân tích ñơn biến ñược trình bày trong bảng 4 dưới ñây. Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ ung thư vú (phân tích ñơn biến) Nhóm các yếu tố Phân lớp OR KTC 95% Dân số xã hội ≥ 40 10,5 5,88-18,76 <0,001 Tuổi hiện tại < 40 1 Tiền căn gia ñình Có 4,76 4,35-15,48 0,02 Tiền căn ung thư vú trong gia ñình Không 1 Nhân trắc ≥ 58 2,05 1,03-4,06 0,06 Cân nặng (kg) < 58 1 ≥ 159 1 0,72-2,61 0,42 Chiều cao (cm) < 159 1,37 ≥ 25 2,41 1,19-4,88 0,02 BMI (kg/m2) < 25 1 Sinh sản ≤ 13 1,17 0,68-2,02 0,68 Tuổi có kinh lần ñầu >13 1 Tình trạng kinh nguyệt Hết kinh 3,03 1,98-7,62 0,0001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 462 Còn kinh 1 ≥ 50 1,5 0,74-3,05 0,68 Tuổi mãn kinh < 50 1 < 30 2,35 1,16-4,80 0,02 Tuổi sinh con ñầu tiên ≥ 30 1 Có 1,63 0,61-4,37 0,46 Sinh con Không 1 ≥ 3 1,54 0,8-2,97 0,23 Số con sinh < 3 1 Không 1,73 0,49-6,10 0,54 Tiền sử cho con bú sữa mẹ Có 1 ≥ 12 2,23 1,17-4,26 0,03 Thời gian cho con bú (tháng ) < 12 1 Không 2,24 1,03-4,86 0,06 Sử dụng thuốc ngừa thai Có 1 Lối sống Không 2,03 0,95-4,33 0,09 Tập thể dục Có 1 Có 2,4 1,29-4,45 0,009 Tình trạng hút thuốc lá thụ ñộng Không 1 ≥ 13 2,64 1,47-4,73 0,13 Thời gian hút thuốc lá thụ ñộng (năm) < 13 1 Nhận xét: Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ung thư vú trên phân tích ñơn biến: Dân số xã hội: • Tuổi hiện tại ≥ 40 (OR= 10,5 ; KTC 95%: 5,88 - 18,76). • Tiền căn gia ñình có người mắc ung thư vú (OR= 4,76 ; KTC 95%:4,35 - 15,48). Nhân trắc: • Cân nặng ≥ 58 kg (OR= 2,05; KTC 95%: 1,03 - 4,06). • BMI ≥ 25 kg/m2 (OR= 2,41; KTC 95%: 1,19 - 4,88). Sinh sản: • Tình trạng hết kinh (OR= 3,03; KTC 95%: 1,98 - 7,62). • Tuổi sinh con ñầu tiên < 30 (OR= 2,35; KTC 95%: 1,16 - 4,80). • Thời gian cho con bú ≥ 12 tháng (OR= 2,23; KTC 95%: 1,17 - 4,26). • Không sử dụng thuốc ngừa thai (OR= 2,24; KTC 95%: 1,03 - 4,86). Lối sống: • Không tập thể dục (OR= 2,03; KTC 95%: 0,95 - 4,33). • Có hút thuốc lá thụ ñộng (OR= 2,4; KTC 95%: 1,29 - 4,45). Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ung thư vú sau phân tích ña biến ñược mô tả trong bảng 5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 463 Bảng 5. Các yếu tố nguy cơ ung thư vú (phân tích ña biến) Yếu tố Kết quả ñơn biến Kết quả ña biến OR KTC 95% P OR* KTC 95% P* BMI ≥ 25 kg/m2 (so với < 25 kg/m2) 2,41 1,19 – 4,90 0,02 3,70 1,33 – 10,37 0,01 Tình trạng kinh nguyệt: hết kinh (so với còn kinh) 3,03 1,98 - 7,62 0,000 1 7,93 2,63 – 23,92 0,001 Tuổi sinh con ñầu tiên < 30 (so với ≥ 30) 2,35 1,16 - 4,80 0,02 4,53 1,68 - 12,20 0,003 Có hút thuốc lá thụ ñộng (so với không hút thuốc lá thụ ñộng) 2,40 1,29 – 4,50 0,01 2,47 1,08 - 5,64 0,03 Tuổi hiện tại ≥ 40 (so với < 40) 10,5 0 5,88 - 19,00 0,000 1 12,8 0 5,97 - 27,41 0,000 1 Tiền căn gia ñình có UTV 4,76 4,35 – 15,00 0,017 6,14 1,09 - 34,55 0,04 Ghi chú: OR*: OR hiệu chỉnh, p*: p hiệu chỉnh Nhận xét: Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ung thư vú sau phân tích ña biến:  Tuổi hiện tại ≥ 40 (OR= 12,80; KTC 95%: 5,97 - 27,41).  Tình trạng hết kinh (OR= 7,93; KTC 95%: 2,63 – 23,92).  Tiền căn gia ñình có người mắc ung thư vú (OR= 6,14; KTC 95%: 1,09 - 34,55).  Tuổi sinh con ñầu tiên < 30 (OR= 4,53; KTC 95%: 1,68 - 12,20).  BMI ≥ 25 kg/m2 (OR= 3,70; KTC 95%: 1,33 – 10,37).  Có hút thuốc lá thụ ñộng (OR= 2,47; KTC 95%: 1,08 - 5,64). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 464 BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu ñầu tiên tại TPHCM ñánh giá mối liên quan của các yếu tố: Nhân trắc, sinh sản và lối sống với K vú. Chúng tôi ñã xác ñịnh ñược các yếu tố sau có liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với K vú: Tình trạng kinh nguyệt (OR= 7,93; KTC 95%: 2,63 – 23,92). Tiền căn gia ñình có người mắc ung thư vú (OR= 6,14; KTC 95%:1,09 - 34,55). Tuổi sinh con ñầu tiên (OR = 4,53; KTC 95%: 1,68 - 12,20) BMI (OR= 3,70; KTC 95%: 1,33 – 10,37). Hút thuốc lá thụ ñộng (OR= 2,47; KTC 95%: 1,08 - 5,64). Tương quan giữa các yếu tố nhân trắc với nguy cơ mắc ung thư vú Trong nghiên cứu của chúng tôi, BMI có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ung thư vú với OR= 3,7, KTC 95%: 1.33 - 10.37. Kết quả này trùng hợp với kết quả của các nghiên cứu khác(63,80) ñược trình bày trong bảng 6. Bảng 6. Kết quả về mối tương quan giữa BMI với nguy cơ mắc bệnh UTV giữa các nghiên cứu Kết quả ñơn biến Kết quả ña biến Tác giả OR KTC 95% OR* KTC 95% Tung HT và cộng sự(63) 1,73 1,15 – 2,62 1,90 1,10 – 3,24 (phụ nữ mãn kinh) Nhóm sinh viên Y2001 Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch(80) 2,76 1,41 – 5,38 3,34 1,02 – 10,93 Chúng tôi 2,41 1,19 – 4,88 3,7 1.33 - 10.37 Chú thích: OR*: OR hiệu chỉnh Tương quan giữa các yếu tố liên quan ñến sinh sản với nguy cơ mắc ung thư vú Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng kinh nguyệt và tuổi sinh con ñầu tiên có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ung thư vú với kết quả lần lượt là: OR= 7,93, KTC 95%: 2,63 – 23,92; OR= 4,53, KTC 95%: 1,68 - 12,20. Hiện chưa có nghiên cứu nào tập trung về tình trạng còn kinh hay hết kinh ñối với nguy cơ mắc ung thư vú, nên chúng tôi không thể so sánh kết quả của mình với các kết quả khác. Mối liên quan giữa tuổi sinh con lần ñầu của nghiên cứu chúng tôi trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Chie WC và cộng sự(14) nhưng khác kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên Y2001(80). Nguyên nhân có thể là do tuổi sinh sản phổ biến của phụ nữ Việt Nam là 20-30 tuổi(61) và nhóm bệnh có tỉ lệ sinh con lần ñầu dưới 30 cao 87%. Do ñó tuổi sinh con ñầu tiên trước 30 tuổi ñược xem là một trong những yếu tố nguy cơ ñối với bệnh ung thư vú ở người Việt Nam trong nghiên cứu này của chúng tôi. Các kết quả so sánh với các nghiên cứu khác ñược trình bày trong bảng 7 dưới ñây. Bảng 7. Kết quả về mối tương quan giữa tuổi sinh con ñầu tiên với nguy cơ mắc ung thư vú giữa các nghiên cứu Kết quả ñơn biến Kết quả ña biến Tác giả OR KTC 95% OR* KTC 95% Chie WC và cộng sự(14) 1,36 1,16 – 1,58 Nhóm sinh viên Y2001 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch(80) 0,53 0,32 – 0,90 0,61 0,25 – 1,46 Chúng tôi 2,35 1,16 - 4,80 4,53 1,68 - 12,20 Tương quan giữa các yếu tố liên quan ñến lối sống với nguy cơ mắc ung thư vú Trong số các yếu tố liên quan ñến lối sống, sau khi phân tích ña biến, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có hút thuốc lá thụ ñộng là yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ mắc ung thư vú(27) với OR= Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 465 2,47, KTC 95%: 1.08 - 5.64. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác(37,80) ñược trình bày trong bảng 8. Bảng 8. Kết quả về mối tương quan giữa hút thuốc lá thụ ñộng với nguy cơ mắc ung thư vú giữa các nghiên cứu Kết quả ñơn biến Kết quả ña biến Tác giả OR KTC 95% OR* KTC 95% Martha JS và cộng sự(37) 1,6 1,00 – 2,40 Nhóm sinh viên Y2001 Đai Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch(80) 1,05 0,52 – 2,14 Chúng tôi 2,40 1,29 – 4,45 2,47 1.08 - 5.64 Tương quan giữa tiền căn gia ñình với nguy cơ mắc ung thư vú Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền căn gia có mẹ hoặc chị em gái ruột trong gia ñình mắc bệnh ung thư vú có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ung thư vú với OR = 4,76, KTC 95%: 4,35 – 15,48 ; OR* = 6,14, KTC 95%: 1.09 - 34.55. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác(63,80) ñược trình bày trong bảng 9. Bảng 9. Kết quả về mối tương quan giữa tiền căn gia ñình với nguy cơ mắc ung thư vú giữa các nghiên cứu Kết quả ñơn biến Kết quả ña biến Tác giả OR KTC 95% OR* KTC 95% Tung HT và cộng sự(63) 2,68 1,44 – 5,00 Nhóm sinh viên Y2001 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch(80) 1,07 0,28 – 4,06 1,70 0,21 – 13,69 Chúng tôi 4,76 4,35 – 15,48 6,14 1.09 - 34.55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua nghiên cứu, chúng tôi xác ñịnh ñược các yếu tố nguy cơ của ung thư vú là: những phụ nữ với tình trạng mãn kinh (OR= 7,93; KTC 95%: 2,63 – 23,92), phụ nữ có tiền căn gia ñình có người mắc ung thư vú (OR= 6,14; KTC 95%:1,09 - 34,55), phụ nữ sinh con ñầu tiên trước 30 tuổi (OR= 4,53; KTC 95%: 1,68 - 12,20), những phụ nữ có tình trạng thừa cân béo phì với chỉ số BMI trên 25 kg/m2 (OR= 3,70; KTC 95%: 1,33 – 10,37) và hút thuốc lá thụ ñộng (OR= 2,47; KTC 95%: 1,08 - 5,64). Dựa vào các kết quả ñạt ñược, chúng tôi ñưa ra một số ñề xuất như sau: Các cơ sở khám chữa bệnh cần tầm soát ung thư vú ñịnh kỳ ñối với những phụ nữ có tiền căn gia ñình có người mắc ung thư vú nhằm chẩn ñoán sớm, can thiệp kiệp thời giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh. Phụ nữ có tình trạng thừa cân béo phì cần có chế ñộ ăn uống và luyện tập phù hợp giúp ổn ñịnh cân nặng ở mức bình thường nhằm hạn chế nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ cần tránh hút thuốc lá cũng như tránh việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ ñộng trong môi trường sống, ñiều này sẽ giúp giảm ñi nguy cơ mắc bệnh UTV. Các nghiên cứu sau cần tiến hành khảo sát chi tiết hơn về tình trạng mãn kinh ở phụ nữ ñể xác ñịnh chính xác mối liên quan giữa tình trạng này với nguy cơ mắc ung thư vú. Nhiều nghiên cứu hơn nữa, nghiên cứu ñoàn hệ cần ñược tiến hành ñể xác ñịnh thêm về các yếu tố nguy cơ này ở phụ nữ Việt Namg TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Cancer Society. (2010). Can breast cancer be found early? Retrieved August 27, 2010, from Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 466 2. American Cancer Society. (2010). How is breast cancer staged? Retrieved August 27, 2010, from 3. American Cancer Society. Breast Cancer Facts & Figures 2005 – 2006. Atlanta: American Cancer Society, Inc. 4. Andrieu, N., Prevost, T., Rohan, T.E., & Luporsi, E. (2000). Variation in the interaction between familial and reproductive factors on the risk of breast cancer according to age, menopausal status, and degree of familiality. Int. J. Epidemiol, 29, 214-223. 5. Anh, P.T.H., & Duc, N.B. (2002). The situation with cancer control in Vietnam. Jpn. J. Clin. Oncol., 32, S92-S97. 6. Apter, D. (1996). Hormonal events during female puberty in relation to breast cancer risk. Eur. J. Cancer Prev., 5, 476-482. 7. Apter, D., & Vihko, R. (1983). Early menarche, a risk factor for breast cancer, indicates early onset of ovulatory cycles. J. Clin. Endocrinol Metab., 57, 82-86. 8. Bài giảng ngoại khoa lâm sàng BVND Gia Định 9. Bài giảng ngoại khoa lâm sàng BVND Gia Định 10. Barash, R.B., & Swanson, C.A. (1996). Body weight: estimation of risk for breast and endometrial cancers. Am. J. Clin. Nutr., 63, 437S-441S. 11. Baron, J.A., Newcomb, P.A., & Longecker, M.P. (1996). Cigarette smoking and breast cancer. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev., 5, 399-403. 12. Britton, L.A., Potischman, N.A., Swanson, C.A., & Schoenberg, J.B. (1995). Breastfeeding and breast cancer risk. Cancer causes and control, 6(3), 199-208. 13. California Endocurietherapy Medical Corp.. High dose rate brachytherapy for breast cancer. Retrieved August 27, 2010, from 14. Chie, W.C., Hsieh, C.C., & Neycomb, P.A. (2000). Age at any full – term pregnancy and breast cancer risk. Am. J. Epi, 151, 715-722. 15. Clark, M.A., Rakowski, W., & Ehrich, B. (2000). Breast and cervical cancer screening: associations with personal, spouse’s and combined smoking status. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev., 9, 513-516. 16. Fioretti, F., Tavani, A., Bosetti, C., & La Vecchia, C. (1999). Risk factors for breast cancer in nulliparous women. Bri. J. Cancer, 79, 1923-1928. 17. Franca, B., Bianchini, F., Kaaks, K., & Vainio, H. (2002). Overweight, obesity, and cancer risk. The Lancet Oncology, 3, 565-574. 18. Frank, H. N., Nguyễn, Q.Q., & Phạm, D.D. (1999). Hình 167 - Tuyến vú. Trong: Atlas giải phẫu người (p. 185). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học. 19. Friedenreich, C.M. (2001). Case - control study of lifetime physical activity and breast cancer risk. Am. J. Epidemiol, 154, 336-347. 20. Gammon, M., John, E.M., & Britton, J.A. (1998 January). Recreational and occupation physical activities and risk of breast cancer. J. Natl. Cancer Inst., 90(2), 100-17. 21. Gao, Y.T., Shu, X.O., & Dai, Q., (2000). Association of menstrual and reproductive factors with breast cancer risk: Results from the Shanghai breast cancer study. Int. J. Cancer, 87(2), 295-300. 22. Gill, J.K., Press, M.F., Patel, A.V., & Bernstein, L. (2006). Oral contraceptive use and risk of breast carcinoma in situ (United States). Springer, 17, 1155-1162. 23. Health Promotion Board of Singapore Government. (2005, March 16). Revision of body mass index (BMI) cut- offs in Singapore. Retrieved August 27, 2010, from 24. Hetch, S.S. (2002). Tobacco smoke carcinogens and breast cancer. Environ Mol Mutagen, 39, 89-95. 25. Hirose, K., Tajima, K., Hamajima, N., Takezaki, T., Inoue, M., Kuroishi, T., Miura, S. & Tokudome, S. (1999). Effect of body size on breast-cancer risk among Japanese women. International Journal of Cancer, 80, 349-355. 26. Hoffman-Goetz, L., Apter, D., Demark-Wahnefried, W., Goran, M. I., McTiernan, A. & Reichman, M. E. (1998). Possible mechanisms mediating an association between physical activity and breast cancer. Cancer Supplement 1998, 83(3), 621-628. 27. vu.html 28. 29. Hu, Y. H., Nagata, C., Shimizu, H., Kaneda, N., & Kashiki, Y. (1997). Association of body mass index, physical activity, and reproductive histories with breast cancer: a case-control study in Gifu, Japan. Breast Cancer Res. Treat, 43, 65-72. 30. International Agency for Research on Cancer. (2002, March 19) Mammography screening can reduce deaths from breast cancer. Retrieved August 27, 2010, from 31. Johnson, K.C., Hu, J., & Mao, Y. (2000). Passive and active smoking and breast cancer risk in Canada, 1994- 1997. Cancer Causes Control, 11, 214-221. 32. Kelsey, J., & John, E. (1994). Lactation and the risk of breast cancer. N Engl J Med, 330, 136-137. 33. Kumle, M., Weiderpass, E., Braaten T., Persson, I., Adami, H.O., & Lund, E. (2002). Use of oral contraceptives and breast cancer risk: The Norwegian – Swedish women's lifestyle and health cohort study. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev,. 11, 1375-1381. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 467 34. Lash, T.J., & Aschengrau, A. (1999). Active and passive cigarette smoking and the occurrence of breast cancer. Am J Epidemiol, 149, 5-12. 35. Lipworth, L., Brailey, L.R., & Trichopoulos, D. (2000). History of breast feeding in relation to breast cancer risk: a review of the epidemiologic literature. J Natl Inst., 92(4), 302-312. 36. Liu, L., Wu, K., Lin, X., Yin, W., Zheng, X., Tang, X., Mu, L., Hu, Z., & Wang, J. (2000). Passive smoking and other factors at different periods of cancer risk and breast cancer risk in Chinese women who have never smoked – a case-control study in Chongquing, People's Republic of China. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, 1(2), 131-137. 37. Marsh, J.S., Gao, Y.T., Dai, Q., Shu, X.O., Ruan, Z.X., Jin, F., & Zheng, W. (2004). Passive smoking and breast cancer risk among non-smoking Chinese women. Int J Cancer, 110(4), 605-609. 38. Nguyễn, C.H. (1986). Ung thư vú. Trong: Ung thư học lâm sàng II (p. 5-9). Thành Phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Y Dược Tp.HCM. 39. Nguyễn, C.H., Trần, V.T., Cung, T.T.A., & Trương, V.T. (2004). Điều trị ung thư vú. Trong: Ung bướu học nội khoa (p. 233-261). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học. 40. Nguyễn, M.Q., & Nguyễn, S.T. (1999). Xuất Độ và các yếu tố nguy cơ của ung thư vú ở nữ giới tại TP.HCM 1995-1996. Y học TP.Hồ Chí Minh, 3(2), 114-119. 41. Nguyễn, M.Q., Vũ, V.V., & Nguyễn, C.H. (2004). Dịch tễ học và ghi nhận ung thư. Trong: Ung bướu học nội khoa (p. 15-20). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học. 42. Nguyễn, Q.Q. (2000). Cơ quan sinh dục nữ. Trong: Bài giảng giải phẫu học (p. 234-236). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học. 43. Nguyễn, T.T.H. (2006). Các biện pháp tránh thai. Trong: Sản phụ khoa II (p. 976-1007). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học. 44. Nichols, H.B., Trantham-Dietz, A., Love, R.R., Hampton, J.M., Anh, P.T.H., Allred, D.C., Mohsin, S.K., & Newcomb, P.A. (2005). Differences in breast cancer risk factors by tumor marker subtypes among premenopausal Vietnamese and Chinese women. Cancer Epidemiol Biomarker Prev., 14(1), 41-47. 45. Norsa's adah, B., Rusli, B.N., Imaran, A.K., Naing, I., & Winn, T. (2005). Risk factors of breast cancer in women in Kelantan, Malaysia. Singapore Med J, 46(120), 698-705. 46. Phạm, D.D. (2003). Cơ quan sinh dục nữ: cơ quan sinh dục ngoài – Vú. Trong: Giải phẫu ngực bụng (p. 443). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học. 47. Potter, J.D., Cerhan, J.R., Sellers, T.A., Megovern, P.G., & Drinkard, C. (2005). Progesterone and estrogen receptors and mammary neoplasia in the Iowa women's health study: how many kinds of breast cancer are there?. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev., 4, 319-326. 48. Rozanim, K., Shamsul A.S., & Hidayah, N. (2006). Life style factors and breast cancer; A case control study in Kuala. Lumpur, Malaysia. Asian Pac J Cancer Prev., 7, 51-54. 49. Russso, J., & Russo, I. (1994). Toward a physiological approach to breast cancer prevention. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev., 3, 353-364. 50. Sandler, D.P., Wilcox, A.J., & Evesan, R.B. (1985). Cumulative effects of lifetime passive smoking on cancer risk. The Lancet, 1, 312-315. 51. Sesso, H.D., Paffenbarger Jr, R.S., & Lee, I.M. (1998). Physical activity and breast cancer risk in the college alumni health study (United States). Cancer causes and control, 9, 433-9. 52. Shu, X.O., Jin, F., & Dai, Q. (2001). Association of body size and fat distribution with risk of breast cancer among Chinese women. Int J Cancer, 94, 449-455. 53. Sobin, L.H., Wittekind, C.L., & editors (2002). TNM classification of malignant tumors. (6th ed.). New York: John Wiley & Sons. 54. Suh, J.S., Yoo, K.Y., Kwon, O.J., Yun, I.J., Han, S.H., Noh, D.Y., & Choe, K.J. (1996). Menstrual and reproductive factors related to the risk of breast cancer in Korea. J. Korean Med. Sci., 11(6), 501-508. 55. Sweeney, C., Blair, C.K., Anderson, K.E., Lazovich, D.A., & Folsom, A.R. (2004). Risk factors for breast cancer in elderly women. Am. J. Epidemiol, 160, 868-875. 56. Tavani, A., Gallus, S., & La Vecchia, C. (1999). Risk factors of breast cancer in women under 40 years old. Eur. J. Cancer, 35, 1361-1367. 57. Tehard, B., Chapelon, F.C., & the E3N group (2006 Januray). Several anthropometric measurements and breast cancer risk: results of the E3N cohort study. Int. J. Obes, 30(1), 156-163. 58. Tessaro, S. (2003). Breastfeeding and breast cancer: a case-control study in Southern Brazil. Cad. Saúde Pública, Rio de Janeiro, 19(6), 1593-1601. 59. Timothy, J.K., & Dr. Phil. (2003). Endogenous hormones and breast cancer collaborative group. Body mass index, serum sex hormones and breast cancer risk in postmenopausal women. J. Natl. Cancer Inst., 95(16), 1218-1126. 60. Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam – Bộ Bưu Chính Viễn Thông. (2005, December). Phát hiện sớm ung thứ vú ñể khỏi giai ñọan nhũ. Retrieved August 27, 2010, from 61. Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. (2004, January 1). Biến ñộng dân số và kế họach hóa gia ñình Việt Nam qua cuộc ñiều tra 1-4-2004. Retrieved August 27, 2010, from Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 468 62. Trần, T.M.C. (2006). Mãn kinh. Trong: Sản phụ khoa II (p. 689-95). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học. 63. Tung, H.T., Tsukuma, H., & Tanaka, H. (1999). Risk factors for breast cancer in Japan, with special attention to anthropometric measurements and reproductive history. Japanese Journal of Clinical Oncology, 29(3), 137-146. 64. UK Cancer Research. (2010, July 10). UK breast cancer incidence statistics. Retrieved August 27, 2010, from 65. Ungthu.net, Ung thư vú, Cấu trúc vi thể tuyến vú - Sinh lý của tuyến vú 66. Urain, G., Ross, R.K., & Halley, J.S. (1998). Use of oral contraceptive and risk of breast cancer in young women. Breast Cancer Res. Treat., 50, 175-184. 67. W.H.O. expert consultation (2004). Appropriate body – mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet, 363(9403), 157-163. 68. WHO : Global database on Body Mass Index https://apps.who.int/infobase/Comparisons.aspx?l=&NodeVal=WGIE_BMI_5_cd.0704&DO=1&DDLReg=ALL &DDLSex=2&DDLAgeGrp=15 69. Wikipedia tiếng Việt Chỉ số khối cơ thể 70. Wikipedia tiếng Việt, Ung thư vú 71. World Health Organization. (2010, August 27). Obesity and overweight. Retrieved August 27, 2010, from https://apps.who.int/infobase/Publicfiles/Estimated%20overweight%20obesity%20females.pps 72. World Health Organization. (2010, August 27). Viet Nam: report most recent national survey(s) country profile: BMI/overweight/obesity. Retrieved August 27, 2010, from https://apps.who.int/infobase/Publicfiles/Estimated%20overweight%20obesity%20females.pps 73. www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/phungthuvu.htm 74. Xavier, P. F. (2002). The obesity epidemic: pathophysiology and consequences of obesity. Obesity Research, 10, 97-104. 75. Yuan, J.M., Yu, M.C., Ross, R.K., Gao, Y.T., & Henderson, B.E. (1988 April 1). Risk factors for breast cancer in Chinese women in Shanghai. Cancer Research, 48, 1949-53. 76. Zheng, T. (2001). Lactation and breast cancer risk: a case-control study in Connecticut. British Journal Cancer, 84(11), 1472-1476. 77. Ziegler, R.G. (1997). Anthropometry and breast cancer. Journal of Nutrition, 127, 9248-9288. 78. Xuất ñộ ung thư vú ở phụ nữ trên thế giới theo Globocan 2008 79. Breast cancer mortality increases with body mass index 80. Trần, T.C.H., Lương, T.X.K (2007). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ ña khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khóa XIII (2001-2007) 81. 82. Müllner M, Matthews H, Altman DG. Reporting on statistical methods to adjust for confounding: a cross-sectional survey. Ann Intern Med. 2002,136:122-6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_to_nguy_co_ung_thu_vu_o_phu_nu_viet_nam_nghien_cuu_benh.pdf
Tài liệu liên quan