Học thuyết hành vi hoạch định đã được sử
dụng để tìm sự tác động của các yếu tố lên ý
định hành vi trong nhiều nghiên cứu. Đây là
nghiên cứu đầu tiên áp dụng học thuyết này để
xác định yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi
lau mát hạ sốt cho trẻ của điều dưỡng nhi. Điều
dưỡng nào có khả năng kiểm soát cao hành vi
lau mát và từng lau mát hạ sốt cho trẻ thì ý định
lau mát hạ sốt của họ sẽ cao. Các nghiên cứu
khác cũng đã tìm ra kết qua tương tự như là xét
mối ảnh hưởng của khả năng kiểm soát hành vi
lên ý định sử dụng bảng hướng dẫn kỹ thuật
lâm sàng(14) tổng hợp thực hành chứng cứ(7) và
nhiều hành vi sức khỏe khác(8). Hành vi lau mát
trong quá khứ của điều dưỡng tuy chỉ góp phần
giải thích thêm 3% ý định nhưng lại có ý nghĩa
thống kê nên việc bổ sung cấu trúc này vào mô
hình cần được xem xét như một số tác giả đã
từng đề nghị(7,2,11).
Thái độ và tác nhân ảnh hưởng không có ý
nghĩa thống kê giải thích ý định vì điều dưỡng
tin rằng họ đang theo đúng kỹ thuật và những
người quan trọng đối với họ đều ủng hộ thực
hành này. Kết quả của nghiên cứu thể hiện
phạm vi thực hành hạ sốt của điều dưỡng nhi tại
Việt Nam. Lau mát bằng nước ấm được xem là
một kỹ thuật đúng để xử trí hạ sốt cho trẻ và có
quy trình hướng dẫn thực hiện kỹ thuật trong
các trường đào tạo điều dưỡng và bệnh viện nhi.
Tuy nhiên việc lau mát không được khuyến
khích thực hiện trong các tài liệu chứng cứ khoa
học gần đây(13,17,6). Lau mát chỉ có tác dụng hạ
nhiệt ngoại biên, thân nhiệt trung tâm giảm
không đáng kể mà còn gây khó chịu cho trẻ như
quấy khóc, kích động làm tăng thân nhiệt(18). Mặt
khác, lau mát bằng nước ấm là một kỹ thuật khá
tốn thời gian trong khi điều dưỡng nhi rất tất bật
với các kỹ thuật chăm sóc quan trọng khác. Điều
dưỡng thường hướng dẫn cha mẹ lau mát hạ sốt,
tuy nhiên việc theo dõi giám sát cha mẹ thực
hiện đúng kỹ thuật thì còn hạn chế khi có trường
hợp cha mẹ nghe chỉ dẫn “lau mát” nghĩ đến
dùng nước mát để lau khắp người trẻ. Nếu điều
này xảy ra sẽ làm cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh, co
mạch và thân nhiệt tăng. Vì những lý do trên,
các hướng dẫn xử trí hạ sốt cho trẻ nên được
xem xét điều chỉnh theo chứng cứ khoa học để
đảm bảo chất lượng chăm sóc bệnh nhi.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố tác động ý định lau mát hạ sốt cho trẻ của điều dưỡng nhi theo mô hình học thuyết hành vi hoạch định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 87
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG Ý ĐỊNH LAU MÁT HẠ SỐT CHO TRẺ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG NHI THEO MÔ HÌNH HỌC THUYẾT HÀNH VI
HOẠCH ĐỊNH
Trần Thụy Khánh Linh*, Đoàn Thị Kim Thoa*, Anne Walsh**, Helen Edwards**
TÓM TẮT
Đại cương: Tài liệu hướng dẫn thực hành xử trí sốt đã được phổ biến và không ủng hộ việc dùng thuốc hạ
sốt thường xuyên hoặc lau mát bằng nước ấm. Tuy nhiên, điều dưỡng nhi ở các nước, kể cả Việt Nam, thường rất
quan tâm vấn đề trẻ sốt và xử trí sốt của họ không phải lúc nào cũng dựa trên khoa học chứng cứ.
Mục tiêu: Áp dụng học thuyết hành vi hoạch định để xác định các yếu tố tác động đến ý định thực hiện lau
mát bằng nước ấm của điều dưỡng nhi.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 4 khoa nội của các bệnh viện nhi thành phố Hồ Chí
Minh. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên 240 điều dưỡng nhi có chăm sóc trẻ sốt. Bảng câu hỏi khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định lau mát bằng nước ấm cho trẻ sốt. Các yếu tố bao gồm: thái độ, tác nhân xã hội, khả
năng tự kiểm soát hành vi, hành vi quá khứ và thông tin dịch tễ học.
Kết quả: Mô hình xác định rằng điều dưỡng có khả năng kiểm soát hành vi cao, đã từng lau mát nước ấm hạ
sốt thì ý định thực hiện của họ cao (mô hình giải thích 80% phương sai ý định). Hành vi quá khứ giải thích thêm
3% phương sai ý định của điều dưỡng. Thái độ và tác nhân xã hội không có ý nghĩa thống kê giải thích ý định
hành vi của điều dưỡng.
Kết luận: Việc xác định các yếu tố tác động đến ý định lau mát bằng nước ấm cho trẻ sốt của điều dưỡng
theo mô hình học thuyết hành vi hoạch định đưa ra thông tin quan trọng để phát triển chiến lược nâng cao thực
hành xử trí trẻ sốt dựa trên khoa học chứng cứ của điều dưỡng Việt Nam. Can thiệp nên chú trọng đến việc điều
chỉnh tóm tắt các quy trình kỹ thuật dựa trên khoa học chứng cứ cho điều dưỡng, phổ biến các quy trình này và
nâng cao kỹ năng truy cứu thông tin của điều dưỡng để họ cập nhật kiến thức và tự tin kiểm soát được các quyết
định trong chăm sóc bệnh nhi.
Từ khóa: trẻ, xử trí sốt, điều dưỡng nhi, lau mát nước ấm, học thuyết hành vi hoạch định.
ABSTRACT
IDENTIFYING FACTORS INFLUENCING NURSES’ INTENTION TO TEPID SPONGE BY USING THE
THEORY OF PLANNED BEHAVIOUR
Tran Thuy Khanh Linh, Doan Thi Kim Thoa, Anne Walsh, Helen Edwards
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 87 – 92
Background: Evidence-based guidelines regarding fever management have been published and they do not
support regular antipyretic or tepid sponging. However, nurses are concerned about the child’s fever and their
fever management is not always based on the latest scientific evidence in many countries including Vietnam.
Objectives: Using the theory of planned behaviour to identify factors influencing Vietnamese nurses’
intention to reduce the child’s fever by tepid sponging.
Methods: Across-sectional study was conducted at four medical wards of two children’s hospitals in Ho Chi
* Đại học Y Dược TP.HCM, **Đại học Công Nghệ Queensland, Úc
Tác giả liên lạc: TS.Trần Thụy Khánh Linh ĐT: 08 38 57 07 60 Email: linhtran.ump@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 88
Minh City. The study sample comprised a convenience sample of 240 nurses who care for febrile children. The
questionnaire assessed factors influencing nurses’ intention to tepid sponge febrile children including attitude,
subjective norm, perceived behavioural control, past behaviour and additional demographic information.
Results: Predictive modelling of intentions showed that nurses who had control over and had previously
tepid sponged had stronger intentions to do so (80% of the variance was explained). Past behaviour predicted
further 3% of variance in nurses intention to tepid sponge. Attitude and subjective norms did not significantly
predict nurses’ intention.
Conclusions: Identification of predictors of intentions to tepid sponge febrile children by using the theory of
planned behaviour provides important information for developing strategies to improve Vietnamese nurses’ fever
management practices based on latest scientific evidence. Strategic interventions should focus on modifying and
summarising evidence-based guidelines for the nurses, publishing these summarised guidelines and increasing
nurses access to evidence-based practices so that they can update their knowledge and indeed have control over
their decisions when caring for patients.
Key words: child, fever management, paediatric nurse, tepid sponge, theory of planned behavior.
ĐẠI CƯƠNG
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em
trong thời kỳ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trong thời kỳ
này trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn thông thường
vì không còn nhận được miễn dịch từ mẹ truyền
sang (sau 6 tháng) đến khi hệ miễn dịch phát
triển hoàn chỉnh (bước qua tuổi thứ 6). Sốt
thường liên quan đến các bệnh nhiễm khuẩn và
là một trong những nguyên nhân làm cho cha
mẹ đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế(9). Mặc dù
sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể chống lại
tác nhân gây bệnh(5) và nhiều tài liệu đã chứng
minh rằng trẻ không được hạ sốt thường xuyên
sẽ nhanh khỏi bệnh và ít có nguy cơ dị ứng khi
lớn(19). Tuy nhiên, nhiệt độ sốt thường là mối
quan tâm của điều dưỡng khi họ tin rằng cần
phải hạ sốt để ngăn ngừa tác hại của sốt như là
co giật và tổn thương não(16,15). Thực hành xử trí
sốt của điều dưỡng đã không dựa trên chứng cứ
tại nhiều nơi trên thế giới kể cả Việt Nam. Lau
mát bằng nước ấm là thực hành xử trí sốt của
điều dưỡng không được khuyến khích trong các
y văn khoa học chứng cứ(13,17). Tài liệu hướng dẫn
rằng lau mát bằng nước ấm tác dụng rất ít để hạ
sốt và có thể gây tác dụng ngược lại làm cho trẻ
khóc, giẫy giụa và rét run(12). Khi lau mát mà trẻ
quấy khóc sẽ tăng hoạt động cơ thể khiến nhiệt
độ tăng thêm. Thực hành chăm sóc cần thiết cho
trẻ lúc sốt là để trẻ thoáng mát, cung cấp đủ dịch
và tạo sự thoải mái cho trẻ.
Tại Việt Nam, kiến thức của điều dưỡng về
xử trí trẻ sốt không cao (45,7% có kiến thức
đúng)(10) và có ý kiến rằng điều dưỡng nhận
thông tin trái chiều về cách xử trí sốt cho trẻ(15).
Điều dưỡng chia sẻ khi tham dự hội thảo do
các điều dưỡng Úc hướng dẫn và được biết
lau mát bằng nước ấm để hạ sốt là không cần
thiết. Tuy nhiên khi làm việc tại bệnh viện,
điều dưỡng vẫn thực hiện lau mát hạ sốt vì họ
cho rằng không có y văn nào trong bệnh viện
chỉ rõ điều này và điều dưỡng cần thực hành
chăm sóc theo quy định của bệnh viện(15).
Nghiên cứu này áp dụng học thuyết hành vi
hoạch định (Sơ đồ 1) để xác định các yếu tố tác
động đến hành vi lau mát của điều dưỡng để
hiểu rõ nhu cầu và động cơ của họ từ đó xây
dựng chiến lược chương trình can thiệp phù
hợp. Theo Ajzen, ý định thực hiện hành vi
chịu tác động bởi thái độ tích cực hoặc tiêu
cực, tác nhân ủng hộ hoặc phản đối và khả
năng tự kiểm soát hành vi bản thân(1). Ngoài
ba yếu tố tác động này, một số nghiên cứu xác
định rằng hành vi của một người đều có lý do
và hành vi trong quá khứ cũng góp phần quan
trọng tác động ý định thực hiện hành vi hiện
tại(3,4).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 89
Sơ đồ 1: Mô hình xác định yếu tố tác động đến ý định lau mát nước ấm hạ sốt của điều dưỡng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang, phương pháp lấy
mẫu thuận tiện tại các khoa nội của hai bệnh
viện nhi đồng, thành phố Hồ Chí Minh, có 240
điều dưỡng thỏa tiêu chí chọn mẫu đã tham
gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là điều dưỡng đã từng hoặc
đang chăm sóc trẻ sốt trong độ tuổi từ 6 tháng
đến 5 tuổi.
Công cụ nghiên cứu
Để đo lường các yếu tố trong học thuyết
hành vi hoạch định, các câu hỏi được xây dựng
dựa trên hướng dẫn của Ajzen. Điều dưỡng trả
lời mỗi câu hỏi trên thang đo Likert 7 điểm.
Thái độ được đo lường bởi 4 cặp tính từ đối
nghịch:“tốt – xấu”, “mong muốn – không mong
muốn”, “có lợi – có hại” và “quan trọng – không
quan trọng”.
Tác nhân ảnh hưởng được xác định qua 2
câu hỏi:“Những người quan trọng với tôi/ Những
người tôi tôn trọng ý kiến đều tán thành việc tôi
lau mát bệnh nhi khi nhiệt độ trẻ ≥ 38.5°C”.
Khả năng tự kiểm soát bản thân được đo
lường bởi 2 câu hỏi: “Trong tuần tới, tôi tự tin
rằng tôi có thể/ tôi hoàn toàn kiểm soát được việc lau
mát cho bệnh nhi khi nhiệt độ trẻ ≥ 38.5°C”.
Hành vi quá khứ được xác định qua câu hỏi:
“Trong 4 tuần qua, tôi thường lau mát cho bệnh
nhi khi nhiệt độ trẻ ≥ 38,5°C”.
Ý định được đo lường bởi 3 câu hỏi: “Trong
tuần tới, tôi có ý định/ dự kiến/ mong là sẽ lau mát
cho bệnh nhi khi nhiệt độ trẻ ≥ 38,5°C”.
Ngoài ra, bộ công cụ có những câu hỏi về
kiến thức của điều dưỡng về sinh lý trẻ sốt và
cách xử trí sốt. Thông tin dịch tễ như là tuổi,
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc
trẻ cũng được xác định. Bộ câu hỏi được đánh
giá tính giá trị nội dung bởi 5 chuyên gia trong
lĩnh vực điều dưỡng nhi và thiết kế công cụ theo
học thuyết hành vi. Sau đó được thử nghiệm
trên 5 điều dưỡng theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
Các điều dưỡng này sẽ trả lời thử bộ câu hỏi và
đưa ra ý kiến của họ về thời gian hoàn thành câu
hỏi, từ ngữ sử dụng trong phần hướng dẫn, mức
độ dễ hiểu và cấu trúc của từng câu hỏi. Sau khi
được đánh giá và thử nghiệm, bộ công cụ được
điều chỉnh và hoàn thiện để khảo sát chính thức
trên 240 điều dưỡng.
Đạo đức nghiên cứu
Hội đồng đạo đức của Đại học Công nghệ
Queensland và Hội đồng khoa học Bệnh viện địa
phương phê duyệt và chấp thuận nghiên cứu
được tiến hành thu thập số liệu. Các điều dưỡng
Khả năng tự kiểm soát
hành vi
Thái độ đối với hành vi
Tác nhân ảnh hưởng Ý định lau mát nước ấm
hạ sốt
Hành vi quá khứ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 90
tham gia nghiên cứu được giải thích thông tin về
mục đích nghiên cứu và quy trình thu thập số
liệu. Sự tham gia của họ là hoàn toàn tự nguyện
và danh tính không xác định. Nội dung trả lời
của họ được giữ bảo mật, chỉ được xem qua và
phân tích bởi các nghiên cứu viên.
Phân tích kết quả
Mô hình hồi quy tuyến tính bội thứ bậc
(hierarchical regression) được xây dựng với biến
số phụ thuộc là ý định thực hiện hành vi. Trong
mô hình bậc 1, các biến số độc lập đưa vào kiểm
định là tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
chăm sóc trẻ và kiến thức xử trí trẻ sốt của điều
dưỡng. Mô hình bậc 2 gồm các biến số độc lập
như mô hình 1 và giá trị trung bình của các yếu
tố gồm thái độ, tác nhân ảnh hưởng và khả năng
tự kiểm soát bản thân trong học thuyết hành vi
hoạch định. Mô hình bậc 3 có thêm biến số độc
lập là hành vi quá khứ. Độ phù hợp của mô hình
được đánh giá qua giá trị R2 điều chỉnh (adjusted
R2) và sự đóng góp của từng biến độc lập đối với
biến phụ thuộc được đánh giá qua hệ số hồi quy
riêng phần β.
KẾT QUẢ
Điều dưỡng tham gia nghiên cứu này trong
độ tuổi từ 21 đến 55 (Mean= 31,45, SD= 8,18). Đa
số là điều dưỡng trung học (92%), kinh nghiệm
chăm sóc trẻ từ 1 tháng đến 34 năm (Mean= 8,46,
SD= 7,77). Kiến thức của điều dưỡng được đánh
giá qua 28 câu hỏi tổng hợp kiến thức về sốt, sốt
cao co giật và xử trí sốt. Kiến thức của điều
dưỡng còn rất hạn chế, điểm kiến thức đúng
trong khoảng 4 đến 17 (Mean= 10,46, SD= 2,70).
Chi tiết kiến thức không trình bày trong bài viết
này. Bảng 1 trình bày giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, hệ số Cronbach’s alpha (nếu có), hệ số
tương quan của các biến số phụ thuộc và từng
biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến
độc lập với nhau.
Bảng 1: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (N=240)
Biến số 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.
1. Tuổi −
2. Trình độa 0,28*** −
3. Kinh nghiệm 0,89*** 0,30*** −
4. Kiến thứcb
0,14* 0,15* 0,11 −
5. Thái độc -0,28*** -0,11 -0,27*** -0,04 −
6. Tác nhân xã hộic -0,28*** -0,15* -0,26*** -0,06 0,62*** −
7. Kiểm soátc -0,20*** -0,15* -0,22** 0.12 0,56*** 0,69*** −
8. Ý địnhc -0,22*** -0,16* -0,23*** 0,12 0,51*** 0,64*** 0,87*** −
9. Hành vi quá khứac -0,27*** -0.11 -0,24*** 0,05 0,51*** 0,64*** 0,63*** 0,69*** −
Trung bình 31,45 a 8,46 10,46 5,63 5,43 4,91 4,66 5,05
Độ lệch chuẩn 8,18 a 7,77 2,70 1,37 1,70 1,80 1,92 1,85
Cronbach’s α a a a a 0,86 0,98 0,91 0,96 a
*p<0,05, **p<0,01, *** p<0,001, 2 đuôi. aCác biến không có giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số Cronbach’s alpha. bĐiểm
trung bình được tính theo tổng điểm 28. cGiá trị trung bình được tính theo thang Likert 7 điểm (1-7; điểm cao mức độ đồng ý
cao, quan trọng hơn).
Ma trận hệ số tương quan thuận của các yếu
tố trong học thuyết hành vi hoạch định cho thấy
điều dưỡng có thái độ tích cực, được nhiều
người ủng hộ, khả năng tự kiểm soát hành vi cao
và từng lau mát thì ý định thực hiện lau mát hạ
sốt cho bệnh nhi cao. Tuổi, trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm tương quan nghịch với ý định
thực hiện hành vi nói lên rằng điều dưỡng trẻ,
trình độ chuyên môn thấp và ít kinh nghiệm thì
ý định lau mát hạ sốt cao. Hệ số tương quan của
2 biến độc lập, tuổi và kinh nghiệm, rất cao (0,89)
thể hiện mối tương quan chặt chẽ có thể dẫn đến
trạng thái đa cộng tuyến của 2 biến này. Do vậy,
tuổi được xem xét loại ra khỏi mô hình hồi quy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 91
Trong mô hình 1, trình độ học vấn và kiến
thức có ý nghĩa thống kê giải thích 8% phương
sai của ý định lau mát hạ sốt. Mô hình 2 có thêm
các biến số trong học thuyết hành vi hoạch định
giải thích thêm 68% phương sai ý định lau mát
của điều dưỡng. Trong mô hình 2 này, khả năng
tự kiểm soát có ý nghĩa thông kê với hệ số β cao
(0,82). Mô hình 3 có thêm biến hành vi quá khứ
giải thích 80% phương sai của ý định (R2 điều
chỉnh= 0,79). Điều này có nghĩa là mô hình 3 đã
xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 80%.
Trong mô hình cuối cùng này, khả năng tự kiểm
soát (β= 0,74) và hành vi quá khứ (β= 0,24) có ý
nghĩa thống kê giải thích ý định lau mát hạ sốt
của điều dưỡng (Bảng 2).
Bảng 2: Hồi quy tuyến tính bội thứ bậc xác định yếu tố tác động đến ý định thực hiện lau mát nước ấm hạ sốt
của điểu dưỡng (N=240).
Lau mát nước ấm
Biến số B β 95% CI for B R2 ∆R2
Bậc 1 Trình độ -0,27 -0,12 [-0,57; 0,03] 0,08** 0,08**
Kinh nghiệm -0,05 -0.21** [-0,08; -0,02]
Kiến thức 0,11 0,16* [0,02; 0,20]
Bậc 2 Trình độ -0,05 -0,02 [-0,21; 0,10] 0,77*** 0,68***
Kinh nghiệm -0,01 -0,03 [-0,02; 0,01]
Kiến thức 0,02 0,03 [-0,02; 0,07]
Thái độ -0,00 -0,00 [-0,12; 0,11]
Tác nhân xã hội 0,07 0,07 [-0,03; 0,18]
Kiểm soát 0,87 0,82*** [0,78; 0,97]
Bậc 3 Trình độ -0,06 -0,03 [-0,20; 0.08] 0,80*** 0,03***
Kinh nghiệm -0,00 -0,01 [-0,02; 0,01]
Kiến thức 0.01 0,02 [-0,03; 0,06]
Thái độ -0,04 -0,03 [-0,15; 0.07]
Tác nhân xã hội -0,02 -0,02 [-0,13; 0,08]
Kiểm soát 0,79 0,74*** [0,70; 0.90]
Hành vi quá khứ 0,25 0,24*** [0,17; 0,34]
*p<0,05, **p<0,01, *** p<0,001 CI= Confidence Interval (Khoảng tin cậy)
BÀN LUẬN
Học thuyết hành vi hoạch định đã được sử
dụng để tìm sự tác động của các yếu tố lên ý
định hành vi trong nhiều nghiên cứu. Đây là
nghiên cứu đầu tiên áp dụng học thuyết này để
xác định yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi
lau mát hạ sốt cho trẻ của điều dưỡng nhi. Điều
dưỡng nào có khả năng kiểm soát cao hành vi
lau mát và từng lau mát hạ sốt cho trẻ thì ý định
lau mát hạ sốt của họ sẽ cao. Các nghiên cứu
khác cũng đã tìm ra kết qua tương tự như là xét
mối ảnh hưởng của khả năng kiểm soát hành vi
lên ý định sử dụng bảng hướng dẫn kỹ thuật
lâm sàng(14) tổng hợp thực hành chứng cứ(7) và
nhiều hành vi sức khỏe khác(8). Hành vi lau mát
trong quá khứ của điều dưỡng tuy chỉ góp phần
giải thích thêm 3% ý định nhưng lại có ý nghĩa
thống kê nên việc bổ sung cấu trúc này vào mô
hình cần được xem xét như một số tác giả đã
từng đề nghị(7,2,11).
Thái độ và tác nhân ảnh hưởng không có ý
nghĩa thống kê giải thích ý định vì điều dưỡng
tin rằng họ đang theo đúng kỹ thuật và những
người quan trọng đối với họ đều ủng hộ thực
hành này. Kết quả của nghiên cứu thể hiện
phạm vi thực hành hạ sốt của điều dưỡng nhi tại
Việt Nam. Lau mát bằng nước ấm được xem là
một kỹ thuật đúng để xử trí hạ sốt cho trẻ và có
quy trình hướng dẫn thực hiện kỹ thuật trong
các trường đào tạo điều dưỡng và bệnh viện nhi.
Tuy nhiên việc lau mát không được khuyến
khích thực hiện trong các tài liệu chứng cứ khoa
học gần đây(13,17,6). Lau mát chỉ có tác dụng hạ
nhiệt ngoại biên, thân nhiệt trung tâm giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 92
không đáng kể mà còn gây khó chịu cho trẻ như
quấy khóc, kích động làm tăng thân nhiệt(18). Mặt
khác, lau mát bằng nước ấm là một kỹ thuật khá
tốn thời gian trong khi điều dưỡng nhi rất tất bật
với các kỹ thuật chăm sóc quan trọng khác. Điều
dưỡng thường hướng dẫn cha mẹ lau mát hạ sốt,
tuy nhiên việc theo dõi giám sát cha mẹ thực
hiện đúng kỹ thuật thì còn hạn chế khi có trường
hợp cha mẹ nghe chỉ dẫn “lau mát” nghĩ đến
dùng nước mát để lau khắp người trẻ. Nếu điều
này xảy ra sẽ làm cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh, co
mạch và thân nhiệt tăng. Vì những lý do trên,
các hướng dẫn xử trí hạ sốt cho trẻ nên được
xem xét điều chỉnh theo chứng cứ khoa học để
đảm bảo chất lượng chăm sóc bệnh nhi.
KIẾN NGHỊ
Học thuyết hoặc khung lý thuyết trong
nghiên cứu điều dưỡng là cơ sở giải thích mối
tương quan và sự tác động của các yếu tố với
nhau. Học thuyết hành vi hoạch định có thể áp
dụng cho các nghiên cứu hành vi khác của điều
dưỡng. Ý định lau mát nước ấm hạ sốt của điều
dưỡng tham gia nghiên cứu này rất cao và bị tác
động mạnh bởi khả năng kiểm soát hành vi có
nghĩa là điều dưỡng tự tin hành vi đang thực
hiện là đúng và không gây hại. Tuy nhiên hành
vi lau mát này không được khuyến khích trong
các y văn khoa học thế giới. Từ điều này cho
thấy việc cập nhật thông tin, truy cứu tài liệu và
bảng hướng dẫn lâm sàng đảm bảo công tác
chăm sóc bệnh nhân an toàn chất lượng là rất
cấp thiết. Các trường đào tạo điều dưỡng và
bệnh viện cần phối hợp chặt chẽ với nhau để
xem xét điều chỉnh các bảng quy trình kỹ thuật
theo thực hành chứng cứ cho điều dưỡng. Để
việc áp dụng thực hành chứng cứ tại các cơ sở y
tế và trong cộng đồng địa phương đạt hiệu quả,
cần thêm những nghiên cứu kiểm chứng thực
hành sao cho phù hợp với hệ thống y tế và điều
kiện văn hóa môi trường trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajzen I, Attitudes, personality and behavior. 2nd ed. 2005, New
York: Open University Press.
2. Ajzen I, Perceived behavioral control, self-efficacy, locus of control,
and the theory of planned behavior. Journal of Applied Social
Psychology, 2002. 32(4): p. 665-683.
3. Ajzen I, The theory of planned behavior. Organizational behavior
and human decision processes, 1991. 50(2): p. 179-211.
4. Bamberg S, Ajzen I, and Schmidt P, Choice of travel mode in the
theory of planned behavior: the roles of past behavior, habit, and
reasoned action. Basic and applied social psychology, 2003.
25(3): p. 175-187.
5. Blatteis CM, Endotoxic fever: New concepts of its regulation
suggest new approaches to its management. Pharmacology &
Therapeutics, 2006. 111(1): p. 194-223.
6. Chiappini E et al, Update of the 2009 Italian pediatric society
guidelines about management of fever in children. Clinical
Therapeutics, 2012. 34(7): p. 1648-1653.e3.
7. Côté F et al, Using the Theory of Planned Behaviour to predict
nurses’ intention to integrate research evidence into clinical decision-
making. Journal of Advanced Nursing, 2012. 68(10): p. 2289-
2298.
8. Godin, G. and G. Kok, The theory of planned behavior: a review of
its applications to health-related behaviors. 1996.
9. Hay AD et al., The prevalence of symptoms and consultations in
pre-school children in the Avon Longitudinal Study of Parents and
Children (ALSPAC): a prospective cohort study. Family Practice,
2005. 22(4): p. 367-374.
10. Luong TV, Paediatric nurses' knowledge of fever management.
2011, University of Medicine and Pharmacy: Ho Chi Minh.
11. MacCallum RC and Austin JT, Applications of structural
equation modeling in psychological research. Annual Review of
Psychology, 2000. 51(1): p. 201-226.
12. Meremikwu M and Oyo-Ita A Physical methods versus drug
placebo or no treatment for managing fever in children. Cochrane
Database of Systematic Reviews, 2009.
13. NICE, Feverish illness in children. 2013, London, UK: Royal
College of Obstetricians and Gynaecologists.
14. Puffer S and Rashidian A, Practice nurses' intentions to use
clinical guidelines. Journal of Advanced Nursing, 2004. 47(5): p.
500-509.
15. Tran LTK, Walsh A, and Edwards H, An exploratory study of
Vietnamese nurses' practices caring for febrile children, in The 3rd
Asian International Conference on Humanized Health Care. 2011:
Hanoi Medical University, Hanoi, Vietnam.
16. Walsh AM, Influences on paediatric nurses' management of fever in
children hospitalised for a febrile illness. 2003, Queensland
University of Technology: Brisbane.
17. Watts R, Robertson J, and Thomas G, Nursing management of
fever in children: a systematic review. International Journal of
Nursing Practice, 2003. 9(1): p. S1-8.
18. Watts R, Robertson J, and Thomas G, The nursing management
of fever in children: a systematic review. The Joanna Briggs
Insitute, 2001. 14.
19. Williams LK et al, The relationship between early fever and allergic
sensitization at age 6 to 7 years. Journal of Allergy and Clinical
Immunology, 2004. 113(2): p. 291-296.
Ngày nhận bài báo: 20/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/7/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_to_tac_dong_y_dinh_lau_mat_ha_sot_cho_tre_cua_dieu_duong.pdf