Báo cáo Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh ERESSON

Nghiên cứu hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON cho chúng ta thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này đối với công ty ERESSON, cũng như ngành Rượu – Bia - Nước giải khát mà rộng hơn là đối với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta trong tiến trình tham gia , hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này một cách tốt nhất, nhưng vì thời gian và năng lực còn hạn chế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót và có thể chưa được sâu sắc. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô trong khoa Thương Mại, đặc biệt là Thạc sỹ - Dương Thị Ngân Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, cùng toàn bộ cán bộ phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu cũng như các phòng ban khác của công ty ERESSON. Bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp này được viết và hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Thạc sỹ - Dương Thị Ngân, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu cũng như các phòng ban khác của công ty ERESSON. Chính những sự hướng dẫn và giúp đỡ đó đã là nguồn động viên, khích lệ em trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Qua đây cho em bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sỹ - Dương Thị Ngân và lời cảm ơn chân thành tới cán bộ phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu và các phòng ban khác, đặc biệt là anh Nguyễn Nam Hải - Trưởng phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu và anh Nguyễn Gia Triệu - Trưởng Phòng Dự án tại công ty ERESSON.

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh ERESSON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 31 7. Thu nhập hoạt động tài chính 15 526 040 32 8. Chi phí hoạt động tài chính 911 347 226 40 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính(=31-32) -895 821 186 41 10. Các khoản thu nhập bất thường 295 189 523 42 11. Chi phí bất thường 302 952 976 50 12. Lợi nhuận bất thường(50=41-42) -7 763 453 60 13. Tổng lợi nhuận trước thuế(60=30+40+50) 1085 114 753 70 14. Thuế TNDN phải nộp = 28% 303 832 131 80 15. Lợi nhuận sau thuế(80=60-70) 781 282 622 II. Thực trạng nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON 1. Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng 1.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Công việc này nhằm xác định thị trường cung cấp hàng hóa ở nước ngoài. Nội dung nghiên cứu bao gồm: chế độ chính trị xã hội, hệ thống pháp luật, đặc điểm khí hậu thời tiết, các điều kiện về vận tải, điều kiện về tiền tệ và tín dụng tại thị trường đó,… Nghiên cứu thị trường trong nước: Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định loại hàng hóa nhập khẩu. Nội dung của nghiên cứu bao gồm: các hàng hóa cần thiết cho việc thực hiện công trình sắp tới( giá cả, chất lượng, mẫu mã,…). Xác định loại nào đã sản xuất được? Loại nào chưa sản xuất được? Loại nào nên nhập? Loại nào có thể mua từ các cơ sở sản xuất trong nước?... Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp: Tất cả các nhà cung cấp đã có quan hệ lâu dài từ trước đều có đủ năng lực theo yêu cầu của công ty, do đó không phải tiến hành đánh giá ban đầu mà đưa thẳng vào danh sách nhà cung cấp do Giám đốc duyệt. Đối với nhà cung cấp mới thì phải đánh giá dựa trên các tiêu chí: khả năng cung ứng, chất lượng, mẫu mã hàng hóa, điều kiện giao hàng, thanh toán, giá cả… Các công tác nghiên cứu trên chủ yếu thông qua mạng internet, sách báo và tạp chí chuyên ngành, hội trợ triển lãm. 1.2. Thực hiện các bước giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng Đối với các hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc đối tác là nhà cung cấp đã quen thuộc thì việc giao dịch đàm phán diễn ra gián tiếp, các bước cụ thể: Hỏi hàng: đây là việc yêu cầu người bán cung cấp các thông tin về hàng hóa và các điều kiện để mua hàng. Việc này thường được tiến hành băng email, fax là chủ yếu. Lấy báo giá từ nhà cung cấp. Lấy mẫu(nếu cần). Chấp nhận báo giá: nếu đồng ý với các điều kiện của nhà cung cấp dựa trên các thông tin của báo giá. Hoàn giá( trả giá): trong trường hợp cần thay đổi nội dung của các điều kiện thì tiến hành trả giá. Đối với những hợp đồng có trị giá lớn( từ 300.000 USD trở lên) thì công ty mới thực hiện đàm phán trực tiếp. Do số lượng các hợp đồng có giá trị lớn không nhiều và người cung cấp thường là chỗ quen biết từ lâu nên hình thức gián tiếp vẫn thông dụng hơn cả. Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điều kiện mua bán hàng hóa sẽ lập văn bản thỏa thuận(hợp đồng) chia làm 4-6 bản, mỗi bên giữ 2-3 bản. Một hợp đồng mua bán máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm thường có những điều khoản sau: Các điều khoản cơ bản: Tên hàng: VD: Bơm vít xoắn NEMO. Số lượng: đơn vị thông thường là “bộ”, “cái” hoặc “chiếc”. Quy cách phẩm chất: quy định các thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và thường ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật đính kèm Giá cả: VD: “Tổng giá trị hợp đồng: 1.773.000 Yên Nhật CIF Hải Phòng (Một triệu bảy trăm bảy ba ngàn Yên Nhật). Giá ở đây được hiểu là giá CIF Hải Phòng, Việt Nam theo incoterms 2000 của Phòng thương mại quốc tế ICC” Giao hàng: tất cả các hợp đồng mà công ty ký kết đều không cho phép giao hàng từng phần nhưng cho phép chuyển tải. Thời gian giao hàng khoảng 8-14 tuần kể từ ngày nhận được thư tín dụng hoặc khoản tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trong điều khoản giao hàng thường có quy định thêm về ký mã hiệu, nhãn mác và đóng gói cho hàng hóa. Thanh toán: Ví dụ: “100% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng L/C không hủy ngang được mở cho tài khoản của người bán như sau: Ngân hàng: HSBC Malaysia Berhad Địa chỉ: 2 LeBoh Ampang 50100 Kuala Lumpur, Malaysia Số tài khoản: 301-280889-727 L/C phải được mở trong vòng 15 ngày kể từ khi ký hợp đồng và có giá trị đến 30 ngày sau ngày giao hàng” Các điều khoản khác: điều khoản về tài sản, bảo hành sản phẩm, hỗ trợ trong nước, tài liệu kỹ thuật, bất khả kháng, trọng tài, khiếu nại,… 2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.1. Mở thư tín dụng hoặc chuyển tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng Công ty sẽ mở thư tín dụng nếu hợp đồng mua bán quy định thanh toán bằng L/C. Nếu hợp đồng quy định chuyển tiền bằng điện(T/T) trước khi giao hàng, công ty sẽ chuyển tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng cho người xuất khẩu. Ví dụ, đối với phương thức tín dụng chứng từ, trên cơ sở nội dung của hợp đồng đã được ký kết, công ty sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành( thường là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Hà Nội) mở một thư tín dụng cho người bán nước ngoài hưởng phù hợp với các điều kiện mà hợp đồng đã quy định. Để được ngân hàng chấp nhận, công ty phải làm đơn xin mở L/C, giấy cam kết thanh toán và lập hợp đồng mua ngoại tệ(ủy nhiệm chi). 2.2. Đôn đốc người bán giao hàng Công ty thường xuyên liên lạc với người bán để biết các thông tin về việc giao hàng bằng email, fax và điện thoại. 2.3. Thuê phương tiện vận tải Công việc thuê phương tiện vận tải thường tiến hành trong trường hợp theo hợp đồng mua bán công ty phải có nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, chỉ có hợp đồng nhập khẩu theo các điều kiện FCA, FOB( chiếm 11%) thì công ty mới thực hiện nghĩa vụ trên. 2.4. Mua bảo hiểm Công ty cũng ít khi tiến hành mua bảo hiểm vì 87,9% hợp đồng là hợp đồng nhập khẩu theo giá CIP và CIF. Tất cả những lần nhập khẩu theo điều kiện FOB và FCA công ty đều mua bảo hiểm cho hàng hóa tại công ty Bảo Việt. 2.5. Thanh toán tiền hàng Tùy vào phương thức thanh toán đã quy định trong hợp đồng, công ty sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình theo cách riêng. Ví dụ, trong phương thức thanh toán bằng L/C: khi được ngân hàng chuyển bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều khoản ghi trong hợp đồng, công ty sẽ trả lời trong vòng 2 ngày nhằm đề nghị ngân hàng phát hành trích từ tài khoản của mình thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. 2.6. Làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa Ở khâu này công ty thường lần lượt tiến hành các bước sau: Mở tờ khai hải quan và nộp hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải quan. Đổi vận đơn lấy lệnh giao hàng. Xuất trình hàng hóa tại điểm kiểm tra trong hoặc ngoài cửa khẩu và hải quan kiểm tra hàng hóa. Nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt( nếu có), thuế GTGT và phụ thu. Chấp hành quyết định của hải quan: hầu hết các hàng hóa nhập khẩu của công ty đều được thông quan. 2.7. Nhận hàng nhập khẩu Tùy thuộc vào phương thức vận tải về cảng đích, công ty sẽ thực hiện việc nhận hàng cụ thể. Ví dụ, khi nhận hàng ở cảng hoặc sân bay, công ty sẽ thực hiện các bước sau: Ký kết hợp đồng ủy thác nhận với một công ty giao nhận. Công ty này sẽ thay mặt công ty giám sát việc vận tải hàng hóa, nhận và kiểm tra các chứng từ hàng hóa, nhận hàng từ người chuyên chở, thanh toán cước,… Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng, sân bay( nếu cần). Cung cấp các chứng từ cần thiết cho công ty giao nhận để nhận hàng hóa. 2.8. Kiểm tra hàng nhập khẩu Do công ty thường ủy thác cho công ty giao nhận tiến hành nhận hàng hóa Nên việc kiểm tra hàng hóa tại cảng, cửa khẩu biên giới, trạm nhận hàng hóa của sân bay đều do công ty giao nhận đảm nhiệm. Khi hàng về tới cơ sở, công ty tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho. Trong thực tế đã có một số trường hợp công ty nhận được hàng không đúng quy cách phẩm chất như trong hợp đồng. Lúc đó, công ty ngay lập tức mời cơ quan giám định và công ty bảo hiểm tới làm công tác giám định. Đồng thời, công ty thông báo cho người bán nước ngoài biết. 2.9. Khiếu nại Đối với trường hợp nhận được hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất như hợp đồng quy định, công ty sẽ lập một bộ hồ sơ khiếu nại( bộ gốc) gửi cho người bán, 2 bộ sao gửi cho công ty bảo hiểm và công ty vận tải. Cách giải quyết thông thường cảu công ty là buộc người bán giảm giá hàng hoặc phạt người bán bằng một số tiền nhất định. 3. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, hỗ trợ cho công ty trong các công trình xây dựng, lắp đặt các nhà máy bia, rượu và nước trên toàn quốc, đồng thời đóng góp phần vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Trước năm 2000, hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm chưa có thành tựu đáng kể. Điều này cũng bởi vào thời gian đó quy mô hoạt động công ty còn nhỏ. Bước vào năm 2001, công ty đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng mới. Tuy vậy, doanh thu của công ty vẫn đạt trên 15 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 10%, góp một phần nhỏ trong thu nhập bình quân của người lao động( 970.000 đồng/người/tháng). Đặc biệt năm 2002, sau khi các nhà máy sản xuất đã hoàn thiện, doanh thu của công ty đã đạt trên 40 tỷ đồng, doanh thu từ hàng nhập khẩu chiếm 28%, riêng doanh thu hoạt khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã chiếm 23,5%, làm tăng thu nhập bình quân của người lao động 1.200.000 đồng/người/tháng. Sau năm 2002, đã đánh một mốc son lịch sử đáng nhớ kể từ khi công ty bắt đầu thành lập. Riêng hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã góp phần rất lớn cho công ty trong việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt hoàn chỉnh gần 100 công trình lớn với chất lượng cao như: nhà máy bia cao cấp BAYKER Thái Bình, công ty Thực phẩm Công nghiệp Nam Định( bia NADA), công ty Cổ phần BALAN Nam Định(bia Ba Lan), công ty Sữa Mộc Châu(Sơn La), công ty bia Sóc Trăng( bia Sài Gòn),…. Cuối năm 2002, đầu năm 2003, ERESSON đã trúng thầu công trình Hệ thống chứa men và bảo quản men cho Nhà máy Bia Bến Thành, tham gia dự án công trình các tank chứa nước và hóa chất cho công ty bia Heiniken Hà Tây… Có thể nói, ngay từ khi mở rộng đầu tư và xây dựng mới, công ty đã bắt đầu khởi sắc. Từ năm 2003 đến nay, tình hình doanh thu và lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm có những chuyển biến khá tốt. Để cụ thể hóa hơn những kết quả mà công ty đã đạt được, chúng ta sẽ theo dõi tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận và chi phí của hoạt động này dựa vào bảng sau: B¶ng 1: T×nh h×nh doanh thu, chi phÝ vµ lîi nhuËn cña ho¹t ®éng nhËp khÈu m¸y mãc, vËt t­ vµ phô kiÖn cho c¸c d©y chuyÒn chÕ biÕn thùc phÈm cña C«ng ty Eresson 2003-2005 §¬n vÞ tÝnh: VN§ STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 (ước tính) Năm 2004 so với năm 2003 Năm 2005 so với năm 2004 Bình quân Chênh lệch tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Chênh lệch tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Chênh lệch tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng 1 Doanh thu nhập khẩu 20.722.231.686 27.186.229.329 38.248.306.948 6.463.997.643 31,2% 11.062.007.619 40,7% 8.763.037.631 35,9% 2 Tổng doanh thu 55.394.669.742 70.500.558.660 90.266.004.398 15.105.888.918 27,3% 19.765.445.738 20,8% 17.435.667.328 27,7% 3 Chi phí NK 19.562.357.356 25.495.928.554 34.961.889.350 5.933.571.198 30,3% 9.465.960.796 37,1% 7.699.765.997 33,7% 4 Giá trị hàng NK 17.250.557.600 21.875.017.000 30.763.980.500 4.624.459.400 16,8% 8.888.963.500 40,6% 6.765.711.450 33,7% 5 Thuế nhập khẩu 1.190.513.512 1.980.285.279 2.198.250.117 789.771.767 66,3% 217.964.838 11,0% 503.868.302,3 38,7% 6 Các loại chi phí khác 1.121.286.244 1.640.626.275 1.999.658.733 519.340.031 46,3% 359.032.458 21,9% 439.186.244,3 34,1% 7 Lợi nhuận NK 1.159.874.329 1.690.300.775 3.286.417.599 530.426.446 45,7% 1.596.116.824 94,4% 1.063.271.635 70,1% 8 Chi phí/Doanh thu (NK) 0,944 0,914 0,914 -0,006 -0,7% -0,024 -2,5% -0,015 -1,6% 9 Chi phí/Lợi nhuận (NK) 16,866 10,638 10,638 -1,782 -10,6% -4,445 -29,5% -3,114 -20,0% 10 Lợi nhuận/Doanh thu (NK) 0,056 0,086 0,086 0,006 11,1% 0,024 38,2% 0,015 24,6% 11 Lợi nhuận/Chi phí (NK) 0,059 0,094 0,094 0,007 11,8% 0,028 41,8% 0,017 26,8% 12 Doanh thu/Chi phí (NK) 1,059 1,094 1,094 0,007 0,7% 0,028 2,6% 0,017 1,6% 13 Doanh thu/Lợi nhuận (NK) 17,866 11,638 11,638 -1,872 -10,0% -4,445 -27,6% -3,114 -18,8% 14 D.thu NK/Tổng DT 37,4% 42,4% 42,4% Nguån: Phßng Kinh doanh XNK vµ Phßng Dù ¸n cña C«ng ty n¨m 2005 Theo dõi bảng 1 ta thấy: Doanh thu bình quân 17.435.667.328 đồng/năm(27,7%/năm), trong đó, doanh thu nhập khẩu tăng bình quân 8.763.037.631 đồng/năm(35,9%/năm). Năm 2004, doanh thu nhập khẩu của hoạt động tại công ty đã tăng 6.463.997.643 đồng(31,2%), chiếm 38,6% trong tổng doanh thu. Nhưng đáng kể hơn là năm 2005, doanh thu nhập khẩu của công ty tăng 11.062.077.619 đồng(40,7%) và chiếm 42,4% trong tổng doanh thu. Tỷ suất doanh thu/chi phí tăng 1,6%/năm nhưng tỷ suất doanh thu/lợi nhuận giảm 18,8%/năm. Chi phí nhập khẩu tăng bình quân 33,7%/năm nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nhập khẩu. Tỷ suất phí( chi phí/doanh thu) có giảm nhẹ 0,7% năm 2004 và giảm 2,5% năm 2005, bình quân giảm 1,6%/năm. Đặc biệt tỷ suất chi phí/lợi nhuận giảm đáng kể, năm 2004 mới chỉ giảm 10,6%, nhưng đến năm 2005 giảm mạnh 36,9%, bình quân giảm 20%/năm. Trong kết cấu chi phí, thuế nhập khẩu và các loại chi phí khác có xu hướng tăng rất nhẹ trong năm 2005, do có một số công trình lớn phải nhập dây chuyền đồng bộ nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ 0%, mức thuế suất nhập khẩu của nhiều loại hàng cũng giảm hẳn do thực hiện chương trình CEPT và cũng do doanh nghiệp quản lý chi phí tốt hơn. Lợi nhuận tăng rất mạnh,tốc độ tăng 70,1%/năm, tỷ suất lợi nhuận đạt 24,6%/năm. Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận tăng 45,7%/năm, tỷ suất lợi nhuận tăng 11,1%, năm 2005 tăng 94,4%, tỷ suất lợi nhuận tăng 38,2%. Như vậy, trong giai đoạn 2003-2005, doanh thu và lợi nhuận tăng với tốc độ cao, chi phí nhập khẩu tăng nhưng tăng nhẹ, tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Qua đó cho thấy mức độ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm là rất lớn. Khảo sát tình hình thực tế cho thấy, từ năm 2003 đến hết tháng 9 năm 2005, công ty ERESSON đã thực hiện thành công 130 công trình, trong đó có hơn 30 công trình lớn có giá trị trên 5 tỷ đồng, công trình lớn nhất có giá trị xấp xỉ 16,5 tỷ đồng. Tổng số hợp đồng xây - lắp của công ty cũng tăng dần theo từng năm nhưng không nhiều mà chủ yếu là tăng về giá trị của hợp đồng. Hiện nay công ty đã và đang thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn và nhỏ nhưng chủ yếu là vừa. Đầu năm 2003, công ty đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam cung cấp, chế tạo và lắp đặt đồng bộ 2 nhà máy sản xuất bia tươi cao cấp ở Hà Nội, công ty bia Á Châu(ASIA) công suất 30 triệu lít/năm, 1 nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy bia Đông Nam Á,…. Đặc biệt, một số phụ kiện của công ty còn bước đầu xuất khẩu ngược trở lại Đức. Đến năm 2005, công ty đã trở thành đối tác chính của nhà máy bia Hà Tây( với các sản phẩm bia Heiniken, Tiger,…) trong việc cung cấp, bảo dưỡng toàn bộ dịch vụ, vật tư. Cũng trong năm 2005, công ty đã ký một hợp đồng mở nhà hàng bia San Miguel với tổng chi phí lên tới gần 1 triệu đô la Mỹ. Bản lĩnh đó tạo cho công ty xứng đáng với vị trí mới trong đội ngũ hàng đầu của “Làng công nghệ chế tạo thiết bị chuyên ngành thực phẩm và Đồ uống Việt Nam”. 2. Phương pháp tìm kiếm nguồn hàng và quan hệ với nhà cung cấp của công ty ERESSON 2.1. Đặc điểm của nhà cung cấp Dưới đây là một số nhà cung cấp tiêu biểu của công ty ERESSON - HupMan Là nhà cung cấp của Đức, thành lập từ năm 1867 là công ty chuyên về các sản phẩm nồi nấu, lưới lọc, nồi lọc… Doanh thu một năm của công ty xấp xỉ 200 triệu EUR( số liệu năm 2005), công ty hoạt động trên toàn thế giới. Lindermann Là nhà cung cấp của Đức, thành lập năm 1973, công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn thiết kế bao gồm: cung cấp bản vẽ, thiết kế các nhà máy bia Công suất bia từ 10 triệu lít/năm ÷ 500 triệu lít/năm, doanh thu một năm xấp xỉ 45 triệu EUR( số liệu năm 2005). - Alfa Laval Là công ty của Thụy Điển, chuyên về các mặt hàng như: bơm, máy làm lạnh nhanh, các loại phụ kiện, van, tê, cút Công ty thành lập từ năm 1915, doanh thu năm 2005 là 151 triệu EUR - Neumo Là công ty của Đức chuyên về cung cấp các loại phụ kiện: van, tê, cút, bộ đo lưu lượng, ống mềm thực phẩm Doanh thu năm 2005 là 210 triệu EUR - York Là công ty của Mỹ, chuyên kinh doanh về các loại máy nén lạnh, khí, máy lạnh… Doanh thu năm 2005 là 310 triệu USD - Cuto-Kumpu Là công ty của Thụy Điển, chuyên kinh doanh về các loại inox, đồng củ dạng quân hoặc dạng tấm… Doanh thu năm 2005 xấp xỉ 290 triệu EUR 2.2. Các phương pháp tìm kiếm và quan hệ với nhà cung cấp của công ty ERESSON Các phương pháp tìm kiếm; Thông qua bản chào hàng của các công ty Thông qua internet Đi thăm quan các hội chợ Các phương pháp quan hệ giao dịch: Email Điện thoại trực tiếp Fax Gặp trực tiếp 2.3. Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp Mức độ uy tín của nhà cung cấp trên thị trường Các loại máy móc, vật tư, phụ kiện dùng cho dây chyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON trong nước chưa sản xuất được mà phần lớn phải nhập khẩu từ bên ngoài nên mức độ uy tín của nhà cung cấp trên thị trường là rất quan trọng. Nhà cung cấp chính của công ty là các hãng sản xuất nổi tiếng ở Đức như: Huppmann, Lindemann, Neumo, GEV, APV, Alfa laval,…. Sự nổi tiếng của Đức về các dây chuyền thiết bị sản xuất đồ uống, công nghệ nấu bia đã được thế giới công nhận, công nghệ nấu bia ở Đức đã trở thành truyền thống trong ngành chế biến thực phẩm. Do đó, có thể nói Đức là nơi cung cấp các dây chuyền công nghệ và thiết bị nguồn trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Mức độ phù hợp của sản phẩm đối với dây chuyền Không như là các loại hàng hóa thông thường, chúng đều là các loại hàng hóa chứa yếu tố công nghệ rất cao, là kết quả sau bao nhiêu năm nghiên cứu và thử nghiệm thành công của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Trong một nhóm hàng có rất nhiều loại với các thông số kỹ thuật khác nhau, chúng được quy định về tỷ lệ chất cấu thành, thông số và các kiểu dáng kỹ thuật khác nhau. Ví dụ, trong nhóm vật tư bao gồm: Inox, thép, đáy giả,… trong đó vật tư Inox bao gồm các loại AISI 304, AISI 316, AISI 316L… Quá trình hợp tác lâu dài Tất cả các nhà cung cấp đã có quan hệ lâu dài từ trước đều có đủ năng lực theo yêu cầu của công ty, do đó không cần phải tiến hành đánh giá ban đầu mà đưa thẳng vào danh sách nhà cung cấp do Giám đốc duyệt. Chất lượng Lựa chọn nhà cung cấp dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng mà các nhà cung cấp có thể đáp ứng được, quy định các thông số kỹ thuật, tên tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và thường ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật do nhà cung cấp đưa ra để công ty tham khảo. Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điều kiện mua bán hàng hóa sẽ lập thành văn bản thỏa thuận Giá cả Vì các nhà cung cấp của công ty là các quốc gia châu âu, qua biên giới một quốc gia, các loại hàng này rất phù hợp với phương thức vận tải biển nên giá cả của hợp đồng mua bán theo Incoterms 2000 của Phòng thương mại quốc tế ICC. VD: “ tổng giá trị hợp đồng: 1.733.000 Yên Nhật CIF Hải Phòng( Một triệu bảy trăm bảy ba ngàn Yên Nhật). Giá ở đây được hiểu là giá CIF Hải Phòng, Việt Nam theo Incoterms 2000 của phòng thương mại quốc tế ICC” Thời gian cung cấp Tất cả các hợp đồng mà công ty ký kết đều không cho phép giao hàng từng phần nhưng cho phép chuyển tải. Thời gian giao hàng khoảng 8-14 tuần kể từ ngày nhận được thư tín dụng hoặc khoản tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trong điều khoản giao hàng thường có quy định thêm về ký mã hiệu, nhãn mác và đóng gói cho hàng hóa. Cán bộ xuất nhập khẩu phải tiến hành lập một danh sách các nhà cung cấp sản phẩm, sau đó nhân viên xuất nhập khẩu dựa trên các tiêu chí trên để đánh giá sơ bộ theo thang điểm tạo thành danh sách ngắn( short list). Trên cơ sở short list này trưởng phòng xuất nhập khẩu tiến hành lựa chọn( ưu tiên các nhà cung cấp có quan hệ lâu dài với công ty). 2.4. Phương pháp kiểm tra đối với hàng nhập khẩu Khi hàng về tới cảng trong quá trình kiểm tra hàng hóa cùng với hải quan thì cán bộ xuất nhập khẩu đi làm thủ tục hải quan, tiến hành kiểm tra sơ bộ bề ngoài hàng hóa. Nếu thấy đổ vỡ, hỏng hóc bên ngoài phải thông báo ngay với nhà cung cấp, sau khi về tới kho, trước khi nhập kho tiến hành lập hội đồng nghiệm thu gồm: đại diện phòng xuất nhập khẩu, đại diện phòng kỹ thuật, đại diện kho. Kiểm tra thông số hàng hóa theo hợp đồng đã ký, ví dụ như: công suất, động cơ, kích thước… Chạy thử sơ bộ ở nhà máy Trong quá trình lắp ráp sản phẩm ở các cơ sở thì cán bộ lắp ráp cũng kiểm tra thêm 2.5. Các điểm cần lưu ý khi quan hệ với nhà cung cấp Đây là phần lớn các công ty thuộc quốc gia châu âu Ở mỗi quốc gia khác nhau thì khi giao dịch, đặc biệt đây là các quốc gia châu âu, cần tìm hiểu về các yếu tố như: dân số, thu nhập dân cư, truyền thống và văn hóa, văn hóa tiêu dùng Chênh lệch về thời gian Đây là đa phần các công ty thuộc quốc gia châu âu, có sự chênh lệch về múi giờ nên thường phải làm việc vào chiều ở Việt Nam và sáng ở châu âu Giá cả Các sản phẩm của châu âu giá cả rất đắt, chi phí vận chuyển cao do đó ảnh hưởng đến giá thành của công ty. Tuy là các công ty châu âu nhưng vẫn có thể có khả năng mặc cả, trả giá. 2.6. Danh sách khách hàng của công ty Về rượu: Công ty ERESSON cung cấp thiết bị cho các công ty sau: Công ty Rượu Hà Nội Công ty Rượu Đồng Xuân Về Bia: Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây Nhà máy bia Sanmiguel – Khánh Hòa Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội – HABECO Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Sài Gòn – SABECO Công ty bia Huế - HUDA Nhà máy bia NADA Công ty Rượu – Bia - Nước giải khát VIGER - Việt Trì Nhà máy bia HABADA - Bắc Giang Nhà máy bia Ninh Bình Công ty bia BALAN – Nam Định Công ty bia Á Châu - Bắc Ninh Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng Về nước giải khát: Công ty nước giải khát PEPSI – Hưng Yên Công ty TNHH Cocacola - Ngọc Hồi Công ty sữa Việt Nam – Vinamilk Nhà máy nước dứa cô đặc Đồng Dao III. Đánh giá thực trạng nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON 1. Thành tựu Như chúng ta đã biết, hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty đã thực sự có những đóng góp rất lớn cho công ty trong suốt những năm qua. Để có được những thành tựu đó là nhờ những thuận chủ yếu sau: 1.1. Những nhân tố vĩ mô Thứ nhất: nhu cầu tiêu dùng và sản xuất sản phẩm Rượu – Bia - Nước giải khát tăng mạnh Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Người dân đã hướng vào tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm đồ uống có chất lượng tốt và có ít độc tố. Do đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm Rượu – Bia - Nước giải khát ngày càng tăng mạnh và ổn định. Trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức rõ và chú trọng vào việc nâng cao công suất. Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi quan điểm và chủ động mở rộng vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Thứ hai: thị trường cung cấp hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Nhìn lại quãng thời gian trở về trước, thị trường châu âu, cụ thể là hai nước Đức và Thụy Điển, có thể ví là thị trường độc quyền của công ty nói riêng, của các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Việt Nam nói chung. Nhưng giờ đây, sự phát triển thương mại quốc tế đã thực sự gây cuốn hút mạnh mẽ đối với các quốc gia đang trong tiến trình CNH – HĐH, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nặng trong đó có công ty ERESSON. Thay vì chỉ hợp tác với các nhà cung cấp truyền thống, hiện nay, công ty đã có thể mở rộng quan hệ với các đối tác mới ở gần hơn, có uy tín và sẵn sàng bán các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, có những ưu đãi thông thoáng hơn( như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore,…). Do đó, công ty có thể giảm được thời gian và chi phí vận chuyển. Đó là chưa kể đến những ưu đãi từ mối quan hệ hợp tác giữa các nước và khu vực, đặc biệt là các ưu đãi về thuế nhập khẩu. Thứ ba: công ty đã nhận được sự quan tâm của Hiệp hội Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam, đã được định hướng và có chính sách ưu tiênn đối với nhập khẩu các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động do Đảng và Nhà nước đưa ra. Là một thành viên ưu tú của Hiệp hội, công ty đã nhiều lần được Hiệp hội giới thiệu về những thành tựu xuất sắc của mình trong cả nước và thế giới thông qua sách báo, tạp chí chuyên ngành và các buổi hội nghị tầm cỡ quốc tế. Do đó, công ty đã được biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung cấp các dây chuyền chế biến thực phẩm có chất lượng quốc tế. Ngoài ra, phải kể đến những thuận lợi có được từ định hướng, chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước. Đảng và nhà nước ta đã thống nhất chính sách nhập khẩu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam( thời kỳ 2001-2010) như sau: “ ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ mới phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho tăng trưởng xuất khẩu. Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu . Bảo hộ chính sách sản xuất nội địa”. 1.2. Những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được Những thành tựu trong hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm còn nhờ vào những nỗ lực bên trong. Như chúng ta đã đề cập, nhập khẩu không phải là hoạt động chính yếu của công ty. Nhưng công ty lại hết sức chú trọng đến chất lượng nhân lực thực hiện cho hoạt động này. Đội ngũ tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là những cán bộ, nhân viên không những nắm rất chắc chuyên môn về xuất nhập khẩu, về kỹ thuật điện lạnh mà còn năng nổ nhiệt tình, và hết lòng với công việc được giao. Năm 2000, đội ngũ này đã giúp công ty trong việc liên doanh hợp tác với tập đoàn HUPPMANN của Đức, một hãng nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ chế tạo thiết bị cho ngành thực phẩm và đồ uống thế giới, đồng thời trở thành đại lý duy nhất của HUPPMANN tại Việt Nam, Lào và Cămpuchia. Sự hợp tác liên doanh liên kết, đầu tư đổi mới công nghệ đã nhanh chóng đưa ERESSON phát triển mạnh, dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu thiết bị sang Nga, Hàn Quốc, Lào và Cămpuchia. Danh tiếng của ERESSON nhanh chóng được lan rộng, sản phẩm của ERESSON được giới kỹ thuật trong các doanh nghiệp sản xuất bia đánh giá là “ có kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật hàng đầu Việt Nam”. Hiện tại, công ty ERESSON đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 vào công tác thiết kế, chế tạo và sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và tiến tới xuất khẩu thiết bị sang các nước Đông Nam Á, Nga, Mỹ và một số nước châu âu khác. Ngoài ra cũng phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban khác đối với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua. Một cơ chế quản lý chặt chẽ, linh hoạt, một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đã thực sự đem đến một sức mạnh tổng hợp và tạo cho công ty một môi trường văn hóa doanh nghiệp khá tốt. 2. Khó khăn 2.1. Những nhân tố vĩ mô Thứ nhất: phải kể đến khó khăn về những vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu. Đây âu cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành . Chiếm đa số trong các loại hàng hóa này đều không được quy định cụ thể trong bảng thuế nhập khẩu. Ví dụ, bơm dùng cho bia và các loại nước hoa quả không có tên trong bảng thuế nhập khẩu. Khi áp mức thuế cho loại hàng này chỉ có thể áp theo mức thuế của “bơm nước”( mức thuế 30%) hoặc theo bơm loại khác(mức thuế 0%). Nhưng áp thuế làm sao để đảm bảo chính xác và hợp lý nhất? Đây vốn là vấn đề rất khó thống nhất giữa doanh nghiệp và bộ phận hải quan, nhiều trường hợp gây tranh cãi và mất nhiều thời gian. Thứ hai: thủ tục hải quan có nhiều khâu phức tạp và rườm rà. Muốn được giải quyết các vấn đề về giấy tờ nhanh chóng hoặc muốn sớm được nhận hàng công ty phải tốn không ít những chi phí bất hợp lý mà người ta vẫn thường gọi là “chi phí đen”. Thứ ba: không chỉ riêng công ty mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đều có những khó khăn trong việc vay vốn. Trong khi đó, ở nước ta từ năm 2002 đến thời điểm hiện nay, cùng với sự tăng lên của giá cả đa số các mặt hàng thì lãi suất ngân hàng cũng tăng liên tục. Hiện nay, công ty thường chi một khoản lãi suất 1,03%/tháng(12,36%/năm) cho các khoản vay nội tệ để mua ngoại tệ mà không được hưởng các ưu đãi như trước đây. 2.2. Tồn tại của doanh nghiệp Hiện nay, vì những hạn chế về vốn cũng như số lượng và năng lực của cán bộ và công nhân nên công ty vẫn chưa thể đảm nhận những dự án quá lớn( trên 10 triệu USD). Mặc dầu vậy, nhiều khi công ty cũng từ chối những dự án quá nhỏ( dưới 100 triệu đồng). Do đó, không tránh được những lúc nhập khẩu bị trì trệ. Một khó khăn khác thuộc về những yếu kém của các cán bộ, nhân viên xuất nhập khẩu. Họ bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nhất là kỹ năng đàm phán trực tiếp với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, họ còn có một số nhược điểm trong khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin, khả năng đảm nhiệm nghĩa vụ vận tải và nhận hàng từ công ty vận chuyển. Đây chính là một nguyên nhân làm cho chi phí nhập khẩu tăng cao và gây ra tính thụ động trong việc nhận hàng hóa. Ngoài ra, công ty cũng chưa thực sự chú trọng đến phát triển mạng lưới khách hàng, chưa thực sự áp dụng chặt chẽ Hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000. Cùng với một số khó khăn khác nữa, những khó khăn trên đã có phần làm chậm lại con đường tiến tới thành công của ERESSON. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON I. Một số dự báo cho hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON Thực tế cho thấy, trong gần 20 năm đổi mới, đặc biệt kể từ khi các doanh nghiệp Rượu – Bia - Nước giải khát có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động, thị trường đồ uống Việt Nam đã có bước đầu sôi động hẳn lên. Sự cạnh tranh giữa các hãng rượu, bia, nước giải khát với nhau, giữa người mua và người bán, giữa các đại lý nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa đã và đang diễn ra hết sức quyết liệt. Kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp chuyên thiết kế, xây dựng , lắp đặt các dây chuyền chế biến thực phẩm đồ uống. Là một trong những công ty chuyên đầu tư, xây lắp, mục tiêu lớn nhất của ERESSON là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu ở Việt Nam và Đông Nam Á trong lĩnh vực bia, sữa, nước giải khát và chế biến thực phẩm bằng cách cung cấp cho khách hàng các thiết cơ khí và dịch vụ lắp đặt với độ tin cậy cao, tương đương với các đơn vị cùng lĩnh vực trên tòan thế giới. Liệu công ty có giành được vị thế như mình mong muốn hay không? Để dự đoán được điều này, chúng ta hãy đi vào tìm hiểu và phân tích các nhân tố quan trọng có liên quan đến xu hướng phát triển của công ty, từ đó sẽ có một tầm nhìn tổng quát về hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm của công ty trong những năm tới. 1. Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất Rượu – Bia - Nước giải khát trong nước sẽ tăng lên rất cao Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam và của thế giới, cũng như trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của các quốc gia có ngành công nghiệp Rượu – Bia - Nước giải khát phát triển, tổng mức nhu cầu Rượu – Bia - Nước giải khát, hay nói cách khác tiềm năng phát triển của thị trường phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: dân số, thu nhập dân cư, truyền thống và văn hóa dân tộc, lối sống của người dân và tốc độ đô thị hóa. Như vậy, nếu căn cứ vào các tiêu chuẩn trên đây thì trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ Rượu – Bia - Nước giải khát mạnh nhất trên thế giới. Nhu cầu tiêu dùng ắt hẳn nhu cầu sản xuất cũng phải tăng theo để kịp đáp ứng. Nhưng thực tế trên thị trường Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam hiện nay, các sản phẩm sản xuất ra trong nước và các sản phẩm ngoại nhập cạnh tranh gay gắt và lộn xộn. Nạn hàng giả, hàng nhái nhãn mác và hàng nhập lậu vẫn luôn là thách thức lớn đối với các sản phẩm nội địa. Mặt khác, để tham gia vào khối AFTA năm 2006, lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, do đó một bài toán khó lại đặt ra với nhiều doanh nghiệp sản xuất là làm sao để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong một môi trườn khốc liệt hơn nhiều. Bài toán đó chỉ có một lời giải, đó chính là sự đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, có thể phát huy hết công suất thiết kế. 2. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu tư – xây lắp trong ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam Như chúng ta đã biết, để có một ngành công nghiệp năng động, yếu tố quan trọng là cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Bóp chế cạnh tranh là bóp chết nền kinh tế. Hiện nay, tổng số cả nước vẫn chưa có đến 10 doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt các dây chuyền chế biến thực phẩm. Trong số con số hãn hữu đó, không phải doanh nghiệp nào cũng lớn mạnh. Hạn chế này đã làm cho môi trường cạnh tranh của sản phẩm tạo ra không quyết liệt. Vì vậy, ở một số khía cạnh nào đó có thể nói các doanh nghiệp này chưa phải tính toán nhiều đến sự thiết hụt nhu cầu trong nước. 3. Định hướng của doanh nghiệp 3.1. Mục tiêu của ERESSON là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á trong lĩnh vực bia, sữa, nước giải khát và chế biến thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường( xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải) bằng cách cung cấp cho khách hàng các thiết bị cơ khí và dịch vụ lắp đặt với độ tin cậy cao, tương đương với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trên toàn thế giới. 3.2. Để mở rộng cơ sở sản xuất không những chỉ ở Hà Nội, trong những năm tới công ty sẽ xây dựng một nhà máy ở các tỉnh miền nam và một nhà máy ở các tỉnh miền trung. Nâng doanh thu của công ty lên 200 tỷ/năm vào năm 2006 và tiến tới 500 tỷ/năm vào năm 2008. 3.3. Trở thành đối tác cung cấp chính cho các liên doanh nhà máy bia lớn ở thị trường Việt Nam. 3.4. Xuất khẩu dây chuyền máy móc sang thị trường quốc tế, trước mắt là xuất khẩu sang thị trường Tiệp Khắc vào năm 2006. 3.5. Tạo ra một cơ sở sản xuất với những tính năng kỹ thuật rõ ràng và ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh Phát triển tay nghề và kỹ năng của đội ngũ kỹ thuật và bán hàng để đáp ứng được các yêu cầu từ phía đối tác nước ngoài của công ty trong những dự án liên danh và liên doanh: Phát triển, sản xuất và phân phối trong nước những sản phẩm mới chất lượng cao của công ty nhằm duy trì tên tuổi của công ty. Sử dụng li xăng của các công ty nước ngoài( đối tác nước ngoài của công ty) và cơ sở sản xuất của công ty để chế tạo ra những sản phẩm có tên tuổi. Duy trì cơ sở sản xuất chính tại Hà Nội và phân phối sản phẩm của công ty khắp cả nước như là sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, tập trung cho mảng thị trường cấp cao của Việt Nam, thông qua các kênh phân phối của công ty hoặc của đối tác nước ngoài. Tuân thủ các chính sách của đối tác nước ngoài của công ty. Trong khi theo đuổi các chính sách giá thành thấp trên toàn cầu, công ty phải duy trì được chất lượng quốc tế của mình. Công ty phấn đấu trở thành một nhà cung cấp thiết bị Việt Nam có giá thành rẻ một cách hợp lý thông qua việc tối đa thế mạnh về chi phí nhân công thấp của Việt Nam. Xuất khẩu thiết bị sang các nước Đông Nam Á, Nga, EU… Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 28/2002/QĐ – TTg ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010”. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm Rượu – Bia - Nước giải khát tăng cao nên sản lượng sản xuất của các sản phẩm bia và nước giải khát đã bằng và vượt mục tiêu của quy hoạch. Giữa năm 2005, Bộ Công nghiệp dự báo những năm tới, nhu cầu Rượu – Bia - Nước giải khát sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, trong “ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010”, Bộ Công nghiệp đã phải điều chỉnh lại Nắm bắt được xu hướng đó, để đứng vững trên thương trường, vững bước trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, công ty ERESSON cũng đã vạch ra cho mình một con đường riêng. Trong đó, ERESSON sẽ trở thành một tập đoàn mạnh trên thế giới, muốn vậy “ ERESSON phải luôn đổi mới công nghệ, không ngừng hiện đại hóa máy móc thiết bị, sử dụng công nghệ hiện đại để cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn châu âu và quốc tế”. II. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON 1. Các giải pháp cho doanh nghiệp 1.1. Nâng cao khả năng phân tích thông tin Hiện nay, công ty chỉ mới thực hiện công tác thu thập, xử lý và phân tích được các thông tin dễ kiếm dựa trên những dữ liệu trong sách báo, tạp chí và hệ thống internet. Để đứng vững trong một môi trường cạnh tranh gay gắt khi trên thị trường nội địa đã có sự xuất hiện của đối thủ nước ngoài, công ty phải đào sâu, tìm tòi những thông tin “mật” về đối thủ cạnh tranh, nắm bắt không chậm trễ những thông tin mới về thị trường, luật pháp trong nước và quốc tế. Với các đối thủ, cần bám sát theo dõi được các thông tin về tình hình tài chính, các chiến lược kinh doanh cụ thể, tình hình về tư liệu sản xuất( chất lượng, mẫu mã kỹ thuật, giá cả sản phẩm, … thị trường cung cấp cho đối thủ), chất lượng các công trình do đối thủ thực hiện… Thông tin càng nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Bởi vì, thương trường cũng là một chiến trường khốc liệt, biết địch biết ta thì trăm trăm thắng. Với các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, các chính sách cũng như luật pháp trong nước và quốc tế, công ty cần nắm bắt kỹ lưỡng và kịp thời. Ngày nay, nguồn cung cấp thông tin rất đa dạng và cập nhật, tuy vậy các thông tin ảo cũng rất nhiều. Nếu thu thập sơ sài, không có lựa chọn dễ dẫn đến phân tích và định hướng sai. Không bao lâu nữa chúng ta sẽ tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Để không thụ động trước tình hình mới, công ty cần nghiên cứu và triển khai đối với Phòng nghiên cứu và phát triển, phòn ban này sẽ thực hiện nhiệm vụ khai thác và phân tích thông tin mang tính chuyên môn hơn. Do đó có thể đưa ra kế hoạch nhập khẩu phù hợp, đúng đắn hơn. 1.2. Áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn của ISO Việc triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 đối với hoạt động nói riêng, các hoạt động khác nói chung tại công ty cho đến nay còn chậm chạp, chưa nghiêm khắc và thiếu đồng bộ. Trong thời gian tới, công ty cần lưu tâm hơn, đẩy nhanh và áp dụng một cách rộng khắp hơn nữa. Bên cạnh đó, các hoạt động của công ty cũng nên xem xét và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 vào sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế và xã hội. 1.3. Nâng cao kỹ năng đàm phán, ký kết và các nghiệp vụ khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu Nghiệp vụ xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với các nghiệp vụ mua bán thông thường trong nước. Nó đòi hỏi một lượng kiến thức tổng quát về thương mại trong nước và thế giới( luật pháp, tập quán mua bán, các điều ước về thanh toán, vận tải,…). Để thực hiện thành công đòi hỏi người làm công tác xuất nhập khẩu không chỉ phải am hiểu kiến thức chuyên môn sâu sắc mà phải có cả một nghệ thuật lớn. Hiện tại, công ty nên chú ý một số điểm sau: Nâng cao trình độ ngoại ngữ Hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nhất là khả năng giao tiếp trực tiếp( nghe và nói) là điểm bất lợi rất lớn trong hợp tác và làm ăn với nước ngoài. Trong những hợp đồng có giá trị lớn, yêu cầu phải đàm phán trực tiếp là đương nhiên. Do đó, các cán bộ làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu cũng cần thường xuyên phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ của để phục vụ công việc tốt hơn. Nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phổ biến hơn. Theo tổng kết từ các hợp đồng nhập khẩu, số hợp đồng quy định sử dụng phương thức thanh toán L/C chưa đến 50%. Trong khi đó, cho đến nay, phương thức thanh toán L/C mới là phương thức hoàn chỉnh hơn tất cả. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho cả người xuất khẩu mà còn cho cả người nhập khẩu. Đối với người nhập khẩu, mặc dù phải làm các thủ tục phức tạp như: làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng, đặt cọc, ký quỹ, trả phí hoa hồng…, nhưng lại có thể có thể sử dụng L/C như một phương tiện hữu hiệu để giám sát việc thực hiện hợp đồng của người xuất khẩu thông qua việc xem xét sự phù hợp giữa bộ chứng từ với L/C. Nên đứng ra đảm nhận nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải khi có thể. Việc này sẽ đảm bảo hài hòa cho lợi ích của công ty và quốc gia. Đối với công ty, sẽ có điều kiện chủ động trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức chuyên chở hàng hóa do đó có thể giảm được chi phí vận tải - một loại chi phí khá lớn trong chi phí nhập khẩu. Đối với quốc gia, công ty có thể góp phần làm giảm chi và tăng thu ngoại tệ, do đó cải thiện phần nào cán cân thanh toán quốc tế. 1.4. Tăng nguồn vốn kinh doanh Để công việc kinh doanh được thuận buồm xuôi gió, một trong những vấn đề cốt yếu đó là nguồn vốn. Công ty có thể tăng nguồn vốn cho mình bằng nhiều cách, ở đây xin được đưa ra 2 cách: Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Chuẩn bị được các điều kiện để tiếp cận với các chương trình tín dụng quốc tế. Hiện nay, để tăng nguồn vốn kinh doanh thì việc cổ phần hóa còn mất khá nhiều thời gian và tương đối phức tạp. Nhưng theo tình hình hiện nay, các doanh nghiệp sẽ thuận lợi ở chỗ có thể tiếp cận dễ dàng và vay được từ các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhất định và đáp ứng toàn bộ các yêu cầu mà chương trình này đưa ra không hề đơn giản. Nhưng về lâu dài, công ty cũng nên lưu tâm đến việc này để tiếp cận nguồn vốn đảm bảo cho kinh doanh. 1.5. Tiết kiệm chi phí khi thực hiện hoạt động nhập khẩu Công ty nên đứng ra đảm nhận nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải khi có thể. Việc này sẽ đảm bảo hài hòa cho lợi ích của công ty và quốc gia. Đối với công ty, sẽ có điều kiện chủ động trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức chuyên chở hàng hóa do đó có thể giảm được chi phí vận tải - một loại chi phí chiếm khá lớn trong chi phí nhập khẩu 1.6. Nâng cao yếu tố của sản phẩm Sức thu hút mạnh mẽ nhất đối với khách hàng, nhân tố có tính quyết định nhất đến sự sống còn của bất cứ doanh nghiệp nào chính là các yếu tố của sản phẩm. Một sản phẩm đầu ra tốt thì các tư liệu đầu vào phải đáp ứng các yêu cầu nhất định. Do đó, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, kỹ thuật cũng như thay đổi mẫu mã hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, công ty cần duy trì thị trường cung cấp truyền thống( Đức và Thụy Điển), mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa thị trường cung cấp mới( các nước thuộc châu á, châu âu) một cách lựa chọn. 2. Kiến nghị quản lý vĩ mô 2.1. Cần có những sửa đổi trong thuế nhập khẩu Như chúng ta đã biết, cơ sở vật chất của hầu hết các doanh nghiệp ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam có quy mô sản xuất khá lạc hậu. Vì thế, chủ trương của Bộ Công nghiệp là khuyến khích các doanh nghiệp đưa tiến bộ khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất. Để chủ trương này đi vào hiện thực, việc nhà nước áp dụng mức thuế suất nhập khẩu đối với thiết bị 30%, các phụ kiện 20-30% là quá cao. Hơn nữa, khi Việt Nam đã gia nhập vào khối AFTA, tiếp đó là WTO, nếu không nhanh chóng có những chính sách hợp lý về thuế nhập khẩu sẽ làm cho các doanh nghiệp giảm năng lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Đó là chưa kể đến các văn bản pháp quy được ban hành còn có những quy định chưa thật chi tiết, đầy đủ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, từ đó gây ra những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhất là việc quy định không rõ ràng các đối tượng chịu thuế trong biểu thuế nhập khẩu, tạo ra sự tranh chấp trong cơ quan thuế, hải quan và doanh nghiệp. Do vậy, nhà nước cần xem xét vấn đề này để đưa ra mức thuế hợp lý và cụ thể hóa các đối tượng chịu thuế, đẩy nhanh việc sử dụng phương thức đăng ký thuế qua mạng để đảm bảo khách quan, tránh các thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan. 2.2. Cần có những cải cách đối với thủ tục hải quan Đa số ý kiến của các doanh nghiệp hiện nay đều cho rằng thủ tục hải quan ở nước ta còn khá phức tạp, hệ thống pháp luật về hải quan còn thiếu, chưa sát với thực tế. Doanh nghiệp thường vẫn bị hành, bị sách nhiễu từ phía bộ phận hải quan. Do đó, các doanh nghiệp thường nảy sinh tâm lý ngại hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết, cũng do vậy mà khi có tranh chấp xảy ra họ chính là người vi phạm. Trước thực tế đó, mong Nhà nước và Tổng cục Hải quan cần có một cuộc cải cách về thủ tục hải quan thống nhất với hệ thống pháp luật chuyên ngành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình hiện đại hóa hải quan, trong đó có hải quan điện tử, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng hải quan trong sạch. 2.3. Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp thông qua việc cho vay vốn Hiện nay, mức lãi suất trần đã áp dụng theo khung mới cao hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại luôn cần vay vốn nhiều hơn, lãi suất thấp hơn và thời gian tín dụng dài hơn. Trong tình hình nền kinh tế biến động như hiện nay, để hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp và cả Nhà nước là một thách thức vô cùng khó khăn. Tuy vậy, Nhà nước cũng nên xem xét và đưa ra chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp Rượu – Bia - Nước giải khát. Có thể là thông qua hệ thống các Ngân hàng thương mại bằng cách ưu đãi hơn về lượng vốn và thời hạn vay,….Nhờ vậy, các doanh nghiệp này mới mạnh dạn đầu tư, đổi mới thiết bị sản xuất, do đó đảm bảo đầu ra cho các doanh nghiệp Đầu tư – Xây lắp trong ngành. 2.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phụ kiện trong nước phát triển Trước mắt, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Rượu – Bia - Nước giải khát vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống dây chuyền, trang thiết bị, máy móc, linh kiện của nước ngoài. Nhưng xét về lâu dài, cần phải giảm bớt sự lệ thuộc này. Để làm được điều đó, Chính phur cũng như Bộ công nghiệp cần có chính sách thuế đối với ngành cơ khí chế tạo thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất Rượu – Bia - Nước giải khát. Có như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phụ kiện trong nước mới có điều kiện phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên tạo điều kiện về tài chính cũng như cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất thiết bị phục vụ ngành Rượu – Bia - Nước giải khát trong nước có thể đảm nhận nhiều hơn các dự án vừa và thậm chí là các dự án lớn( trên 10 USD) với chất lượng các thiết bị cung cấp tương đương hàng nhập ngoại với giá thành thấp hơn nhiều. Với sự quan tâm và định hướng của nhà nước và cán bộ, ngành hữu quan, công ty ERESSON cùng với các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành chắc chắn sẽ tìm ra cho mình hướng đi phù hợp, tháo gỡ dần những khó khăn, vướng mắc để ổn định và phát triển hơn trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam và nền kinh tế nước nhà. Kết luận Nghiên cứu hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON cho chúng ta thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này đối với công ty ERESSON, cũng như ngành Rượu – Bia - Nước giải khát mà rộng hơn là đối với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta trong tiến trình tham gia , hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này một cách tốt nhất, nhưng vì thời gian và năng lực còn hạn chế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót và có thể chưa được sâu sắc. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô trong khoa Thương Mại, đặc biệt là Thạc sỹ - Dương Thị Ngân Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, cùng toàn bộ cán bộ phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu cũng như các phòng ban khác của công ty ERESSON. Bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp này được viết và hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Thạc sỹ - Dương Thị Ngân, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu cũng như các phòng ban khác của công ty ERESSON. Chính những sự hướng dẫn và giúp đỡ đó đã là nguồn động viên, khích lệ em trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Qua đây cho em bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sỹ - Dương Thị Ngân và lời cảm ơn chân thành tới cán bộ phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu và các phòng ban khác, đặc biệt là anh Nguyễn Nam Hải - Trưởng phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu và anh Nguyễn Gia Triệu - Trưởng Phòng Dự án tại công ty ERESSON. Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2006 Tài liệu tham khảo Hiệp hội Rượu – Bia - Nước giải khát – Phát huy truyền thống hướng tới tương lai – NXB Chính trị Quốc gia – 2003. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX – NXB Chính trị Quốc gia – 2001. Luật thương mại – NXB Chính trị Quốc gia – 2004. Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31 tháng 7năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. Tạp chí Đồ uống Việt Nam - Hiệp hội Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam – Các số từ năm 2000 đến 2005. Báo Diễn đàn doanh nghiệp - số 75(831) ngày 21/9/2005. Tạp chí tài chính doanh nghiệp - số 1+2- 2005. Quyết định số 46/2001/QĐ – TTg ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005. Quyết định số 28/2002/QĐ – TTg về “ Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010-2020”. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36495.doc
Tài liệu liên quan