Báo cáo Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty nhiệt điện Uông Bí

Từ cơ sở lý luận của công tác kế toán và thực tiễn tìm hiểu ở Công ty Nhiệt điện Uông Bí một lần nữa em đã thấy được vai trò, vị trí to lớn của bộ máy kế toán trong công ty. Sau gần 6 tuần thực tập tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã giúp em củng cố lại kiến thức lý thuyết kế toán đã được học, giúp em hiểu rõ hơn về công việc nghiệp vụ kế toán mà khi học ở trường còn chưa nắm rõ được bản chất của nó. Qua đó em thấy một kế toán giỏi không chỉ cần đến sự hiểu biết cặn kẽ mà phải biết vận dụng lý thuyết đã học linh hoạt vào công việc thực tế.

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Sau đây chỉ một số nhiệm vụ chủ yếu của các cá nhân, đơn vị trong Công ty, quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng cụ thể của từng người, từng đơn vị được hoạt động theo Quy chế quy định tạm thời về chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, phân xưởng… + Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm trước EVN và Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, tài chính của Công ty, quyền lợi của người lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và có quyền hạn cao nhất trong Công ty. + Các phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc phụ trách theo từng công việc trong công tác vận hành, sửa chữa bảo đảm sản xuất ổn định cho mọi hoạt động, quản lý vật tư, máy móc thiết bị và phân công trực tiếp sản xuất. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc EVN về phần việc được giao. + Văn phòng Công ty: Quản lý các thiết bị văn phòng, văn thư lưu trữ, đảm bảo bí mật hồ sơ kỹ thuật an toàn, trang trí nội thất, đánh máy, nhận và chuyển công văn tài liệu, báo chí, điều hành và quản lý xe con, xe ca. Chăm lo đời sống vật chất và sức khoẻ cho công nhân viên và con cán bộ công nhân viên nhà máy. + Phòng kế hoạch: Chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác SCL hàng năm, lập kế hoạch năm tiếp theo và phương hướng phát triển sản xuất, lập khối lượng kế hoạch báo cáo trình duyệt Tổng công ty, trình báo cho Giám đốc. + Phòng Tổ chức lao động: Có nhiệm vụ chủ yếu tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, xây dựng kế hoạch lao động, kế hoach bảo hộ lao động bảo hiểm xã hội, nâng lương, nâng bậc hàng năm , chế độ phân quỹ tiền lương, lắp duyệt định mức cho các công trình sửa chữa nhỏ, vừa và lớn. + Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ theo dõi sản lượng điện phát ra hàng ngày và tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng ngày, từng tháng, từng năm. Lập các phương thức vận hành, sửa chữa trình Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất duyệt để áp dụng, tìm biện pháp nâng cao hiệu suất của thiết bị, giảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Biên soạn, sửa, kiểm tra các quy trình an toàn trong Công ty. Báo cáo Giám đốc những sự cố mất an toàn của thiết bị máy móc. Đề ra phương hướng, lập kế hoạch giải quyết theo đúng quy trình, quy phạm an toàn… + Phòng Tài chính - Kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán.Quản lý các nguồn vốn, chỉ tiêu lỗ, lãi, nợ, các số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, kiểm toán, kiểm kê tài sản hàng năm thưo quy định của Nhà nước. Kiểm tra các hoạt động tài chính hàng năm, làm các thủ tục về thanh lý, quản lý tiền mặt, điều phối giữa các đơn vị bảo toàn vốn và quay vòng vốn. + Phòng vật tư: Mua sắm vật tư theo kế hoạch hàng năm cung cấp các vật tư thiết bị, máy móc cho công tác sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn, bảo quản các vật tư, vật liệu trong kho sự phòng theo kế hoạch. Nhiệm vụ quản lý các xe ô tô vận tải, xe cẩu ô tô đảm bảo phương tiện vận chuyển bốc dỡ và cấp phát vật tư phục vụ cho các đơn vị trong Công ty. + Phòng Bảo vệ: Có nhiệm vụ ngày đêm canh gác tuần tra bảo vệ an toàn Công ty, chỉ huy đội phòng chữa cháy tham gia xử lý sự cố khi cần thiết. + Trưởng ca: Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty điều hành 5 ca vận hành, sản xuất trong ca ổn định, lập phương thức chi tiết và xử lý những sự cố trong ca của mình. + Phân xưởng Nhiên liệu: Là đơn vị đầu tiên của dây truyền sản xuất, có nhiệm vụ vận chuyển cung cấp than liên tục bằng các thiết bị băng tải xiên, ngang qua hệ thống chế biến than để vào lò hơi. + Phân xưởng Lò: Có vai trò quan trọng trong dây truyền, nhiệm vụ là vận hành lò – máy ổn định, an toàn và sử dụng tốt nhiên liệu đạt ở mức thấp nhất (nhất là dầu đốt lò) sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ để lò vận hành tốt và cung cấp đủ hơi nước cho tua bin. Quản lý các thiết bị thuộc hệ thống phục vụ các tua bin hơi nước có nhiệm vụ tiếp nhận hơi của lò đi qua tua bin để quay tua bin sản xuất ra điện năng. + Phân xưởng Điện - Kiểm nhiệt: Bảo đảm các thiết bị điện vận hành phát điện lên lưới, phục vụ cho việc vận hành lò, máy và điện ánh sáng cho làm việc, nhà kho bến bãi, thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị về điện và quản lý thông tin điện thoại trong nội bộ và ngoài Công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của thiết bị đo lường phục vụ vận hành và đảm bảo cho vận hành lò, máy được an toàn. + Phân xưởng Hoá: Có nhiệm vụ phân tích xử lý cung cấp nước, hơi sạch cho lò, máy, kiểm tra chất lượng than trước khi đưa vào lò vận hành thông qua việc lấy mẫu, phân tích thí nghiệm về hoá học nhằm bảo đảm đúng thông số kỹ thuật cho lọc máy vận hành an toàn liên tục kinh tế. + Phân xưởng Cơ nhiệt: Quản lý vận hành các loại máy công cụ, gia công chế tạo các vật tư, thiết bị đơn giản phục vụ cho công tác sửa chữa của Công ty. Sửa chữa và xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản như bảo ôn thiết bị nhiệt. Gia công chế tạo các vật liệu xây dựng, vật liệu bảo ôn, lò hơi cung cấp cho Công ty tham gia đại tu sửa chữa thiết bị lò máy. + Phân xưởng sản xuất vật liệu và dịch vụ: là phòng kinh doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất bi thép, quản lý khai thác Hồ thải xỉ. Giải quyết việc làm cho số công nhân dôi dư của sản xuất chính. + Phòng tổng hợp CBSX: Chịu trách nhiệm các công tác chuẩn bị cho sản xuất để quá trình sản xuất luôn được đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, đáp ứng kịp thời các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất của Công ty. + Phân xưởng Vận hành: Chịu trách nhiệm về công tác vận hành máy móc thiết bị, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong khâu vận hành máy. + Phân xưởng Tự động - Điều khiển: Chịu trách nhiệm về hệ thống máy móc tự động của Nhà máy. Giải quyết các vấn đề lien quan hệ thống máy tự động. + Các Phòng Kỹ thuật và giám sát kỹ thuật NMMR2: Chịu trách nhiệm về công tác thiết kế, lựa chọn thiết kế và giám sát kỹ thuật trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và lắp đặt máy móc thiết bị cho Nhà máy mở rộng 2. 1.4 .TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc EVN, vốn sản xuất của Nhà máy chủ yếu là do Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung của EVN. - Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây( Bảng 1.1 ;Trang 20 ) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí năm 2007; 2008; 2009) Bảng 1.1: MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 414.800.653.182 214.223.562.726 515.388.192.225 Tài sản ngắn hạn 71.735.165.447 116.419.189.218 97.162.259.541 Tài sản dài hạn 70.065.487.736 97.804.373.508 418.225.932.683 Nguồn vốn chủ sở hữu 80.009.228.646 86.871.828.426 62.528.393.811 Nợ phải thu 17.908.085.416 59.018.204.280 90.382.551.528 Nợ phải trả 566.523.209 127.352.280.300 452.859.798.413 Tổng sản lượng điện (triệu KWH) 538 580 742 Tổng doanh thu 271.287.991.240 332.451.387.319 341.595.926.061 Lợi nhuận trước thuế 477.941.450 11.787.146.371 14.112.911.854 Nộp ngân sách NN 143.382.435 3.536.143.911 4.233.873.555 Lao động (người) 1.266 1.350 1.472 Thu nhập đồng/người/tháng) 3.760.000 4.570.00 5.900.000 Từ bảng chỉ tiêu kết quả kinh doanh một số năm gần đây; ( Bảng 1. 1 Trang 20) ta thấy: - Tổng tài sản: Năm 2008 tổng tài sản của Công ty là 214.233.562.726 đ giảm 200.577.090.456 đ so với năm 2007. Nguyên nhân phần lớn là do máy móc thiết bị của Công ty đã quá cũ nát, hư hỏng, mất giá trị. Tuy nhiên được sự quan tâm của Nhà nước và của EVN đã quyết định nâng cấp và mở rộng Công ty. Do hoàn thành bàn giao Nhà máy nhiệt điện 2 cùng nhiều trang thiết bị mới đã làm tổng tài sản của Công ty tăng lên đạt 515.388.192.225 đ. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng hơn 6 tỷ đồng đây chủ yếu là sự gia tăng do lợi nhuận của của công ty để lại. Năm 2009 vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ còn 62.528.393.811 đ. Nguyên nhân là do trong quá trình xây dựng, mở rộng Công ty đã phải huy động vốn vay Nợ để hoàn thành công trình. Vì thế tuy tổng Nguồn vốn tăng lên đến 515.388.192.225 đ nhưng Nợ phải trả lên đến 452.859.798.413 đ chủ yếu là nợ dài hạn. - Về sản lượng sản xuất: Năm 2008 Công ty nhiệt điện Uông Bí đã sản xuất được 580 triệu KWh tăng 42 triệu KWh so với năm 2007. Năm 2009 Công ty đã vượt kế hoạch trước 2 tháng 10 ngày và đạt 128% so với năm 2008, sản lượng năm 2009 là 742 triệu KWh. - Về doanh thu: Các năm sau đều cao hơn năm trước do Công ty đẩy mạnh đầu tư tăng sản lượng điện sản xuất ra và giá bán điện cũng được Bộ tài chính nâng lên trong các năm gần đây làm cho doanh thu tăng. Cụ thể năm 2008 doanh thu tăng 61.163.396.079 đ so với năm 2007 và đạt 122.54%. Doanh thu năm 2009 tăng 9.144.538.742 đ so với năm 2008 và đạt 102.75%. - Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế các năm sau cũng đều cao hơn năm trước. Năm 2008 lợi nhuận tăng 11.309.204.921 đ so với năm 2007. Tuy nhiên năm 2009 lợi nhuận chỉ tăng so với năm 2008 là 2.325.765.483đ và đạt 119,73%. Nguyên nhân là do giá thành sản xuất điện tăng ( nguyên vật liệu như giá than tăng cao, Công ty đầu tư máy móc thiết bị có giá thành cao làm chi phí khấu hao tăng…) nhanh hơn tốc độ tăng của giá bán điện. - Về lao động: Do yêu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất nên số lao động trong Công ty cũng tăng lên qua các năm. Tính đến tháng 3 năm 2010 số lượng lao động của Công ty đã lên đến 1600 người. - Thu nhập bình quân/1 lao động: Thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, đời sống của cán bộ, công nhân viên Công ty ngày càng được cải thiện. Lương bình quân 1 lao động/ 1tháng năm 2008 là 4.570.000 đ tăng 810.000 so với năm 2007. Đến năm 2009 lương bình quân của một lao động là 5.900.000 đ. Đây là một mức lương tương đối cao, đó cũng chính là phần thưởng xứng đáng cho sự đóng góp, cống hiến của cán bộ, công nhân viên Công ty. - Khoản nộp ngân sách Nhà nước: Với kết quả đạt được hàng năm Công ty nhiệt điện Uông Bí đã nộp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Năm 2008 Công ty nộp 3.536.143.911 tỷ đ vào ngân sách nhà nước. Năm 2009 con số này lên tới 4.233.873.555 tỷ đ. Nhìn chung trong những năm gần đây tình tình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và luôn hoàn thành kế hoạch được giao. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. 2.1 .TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. 2.1.1. Đặc điểm chung bộ máy kế toán của Công ty. Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý tài chính, căn cứ vào khối lượng công việc. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc kế toán đều tập trung ở Phòng Tài chính kế toán, ở phân xưởng và các tổ sản xuất chỉ làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu như việc tính giờ công, ngày công và theo dõi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Với hình thức và cơ cấu bộ máy kế toán như trên, phòng Tài chính kế toán đã thực hiện đầy đủ việc quản lý tài chính, tiền vốn, chấp hành, đầy đủ các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh, lập đầy đủ các báo cáo theo yêu cầu của EVN, phục vụ kịp thời công tác quản lý của Công ty và của EVN. Phòng Tài chính kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí có 17 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 01 Trưởng phòng kế toán. 01 Phó phòng kế toán và 15 nhân viên được tập trung tại phòng Tài chính kế toán, khối lượng công việc được phân công phù hợp với trình độ và chuyên môn của từng người dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng kế toán. 2.1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí. Mô hình tổ chức kế toán Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được bố trí tập trung theo sơ đồ số 2.2 trang 24) ; ( Nguồn: Tài liệu phòng Tổ chức công tác kế toán Công ty Nhiệt điện Uông Bí) Sơ đồ số 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Trưởng phòng Tài chính kế toán Phó phòng Tài chính kế toán Kế toán các khoản phải trả người bán và gia công 1N Kế toán phu trách thanh quyết toán công trình 1N Kế toán thuế 2 N Kế toán các quỹ công nợ nội bộ, công nợ khác+ KP công đoàn 1 N Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1N Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. 1 N Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hang. 1N Kế toán tài sản cố định. 1N Kế toán SCL và SC thường xuyên. 1N Kế toán tổng hợp xây dựng cơ bản. 1 N Kế toán thanh toán quốc tế. 1N Kế toán công nợ, vay và chi phí dự án. 1N Kế toán theo dõi Cbsx và sản xuất khác. 1N Thủ quỹ. 1 N 2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Trưởng phòng Tài chính - kế toán: Là người giúp việc cho Giám đốc về công tác chuyên môn, phổ biến chủ trương và chỉ đạo công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm trước cấp trên về chấp hành luật pháp và chế độ kế toán hiện hành. Là người kiêm tra tình hình hạch toán, kiểm tra tình hình tài chính về huy động vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin tài chính kịp thời và toàn diện để Ban giám đốc ra quyết định. Phó phòng tài chính kế toán: Là người thực hiện các nhiệm vụ Trưởng phòng kế toán phân công và trực tiếp điều hành nhiệm vụ của Phòng TC- KT khi Trưởng phòng kế to vắng mặt. Trực tiếp chỉ đạo kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, tham gia xây dựng kế hoạch và dự toán chi phí, giá thành sản xuất điện. Phụ trách công tác kế toán dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, tham gia công tác Thị trường điện… Kế toán các khoản phải trả người bán và gia công: Phụ trách theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải trả người bán và việc gia công tại Công ty. Kế toán thanh quyết toán công trình: Theo dõi các khoản thanh toán cho các công trình của Công ty. Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của Công ty cho người bán vật tư hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và các khoản nợ phải trả cho người thầu xây lắp. Kế toán thuế: Theo dõi thuế GTCT được khấu trừ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 133, 333 Mở sổ sách theo dõi chi tiết cho từng loại thuế, phí, lệ phí. Chủ động xác định các lại thuế lệ phí phải nộp NSNN theo luật định trên cơ sở tính đúng, tính đủ, báo cáo và nộp kịp thời, tiến hành hạch toán các bút toán liên quan trên máy vi tính. Hướng dẫn các bộ phận thanh quyết toán rà soát và kiểm soát các chứng từ kế toán, kế khai thuế GTGT. Quản lý và sử dụng các ấn chỉ thuế. Quản lý theo dõi và phát hành hoá đơn GTGT đầu ra đối với các hợp đồng kinh tế. Cuối năm phải làm quyết toán với Cục thuế Quảng Ninh, chi cục thuế Uông Bí và báo cáo Tập đoàn điện lực Việt Nam. Kế toán các quỹ công nợ nội bộ, công nợ khác, Kt công Đoàn:: TK 431, 414, 415, 315, 141, 136, 138, 331, 336, 3388. Mở sổ sách theo dõi hạch toán chi tiết hiện có và tình hình tăng giảm quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi của Công ty. Sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm tài sản, thiết bị thì phải có kế hoạch, hoá đơn mua bán, báo giá. Biên bản nghiệm thu bàn giao kèm theo hoá đơn giá trị gia tăng. Sử dụng quỹ phúc lợi để đầu tư mua sắm TSCĐ hồ sơ thủ tục đầy đủ theo quy định. Phải tăng tài sản đồng thời kết chuyển nguồn hình thành từ quỹ phúc lợi sang quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định. Trích lập vào các quỹ phần lợi nhuận còn lại theo quy định của đơn vị chủ quản và Bộ tài chính. Mở sổ theo dõi chi tiết cho từng loại tài khoản, chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng, phải thu, theo từng nội dung chi tiết và ghi chéo từng lần thanh toán. Phải tiến hành phân loại các tài khoản nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác lập số trích lập dự phòng khó đòi hoặc có biện pháp xử lý, phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, tạm ứng và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ tránh tình trạng chiếm dụng vốn, khê đọng. 6 tháng đầu năm, cuối năm thường xuyên đối chiếu công nợ lâu ngày không xác nhận dẫn đến tổn thất tài sản tiền bạc của công. Lập bảng kê, báo cáo theo quy định của từng tài khoản đúng kỳ hạn. Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ, phải trả của Công ty cho người bán Vật tư hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và các khoản nợ phải trả cho người thầu xây lắp, phải trả nội bộ, phải trả khác. Theo dõi chi tiết các tài khoản cấp trên cấp cho đơn vị và các khoản đơn vị phải nộp lên cấp trên. Cuối kỳ tiến hành kiểm tra đối chiếu với TK 136 với các đơn vị theo nôi dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán bù trừ theo đơn vị. Nếu có chênh lệch thì phải tìm ra nguyên nhân. Kế toán theo dõi nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng, công cụ dụng cụ: TK 1521, 1522, 1523, 153 Phải phản ánh theo giá trị thực tế và tình hình biến động tăng giảm, tồn kho của các loại nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng, thay thế trong kho của doanh nghiệp được xác định tuỳ theo nguồn nhập. Căn cứ vào nội dung của phiếu nhập, phiếu xuất là cơ sở để hạch toán đối tượng chí phí. Thườn xuyên đối chiếu với thủ kho vật tư làm cơ sở để hạch toán đối tượng chi phí. Dựa trên cơ sở định mức hao hụt nhiên liệu do EVN để tính toán phân bổ giá thành. Thực điện chế độ sổ sách báo cáo kế toán vật tư đầy đủ kịp thời theo quy định của Nhà nước và EVN. Phối hợp chặt chẽ với phòng Vật tư luân chuyển chứng từ xuất kho theo quy định. Kế toán theo dõi tiền lương, BHXH, BHYT: TK 334, 3383, 3384. Phân tích tổng hợp lập báo cáo nhiệm vụ định kỳ, chịu trách nhiệm trướcl lãnh đạo về độ trung thực của số liệu kế toán. Nắm được các khoản phải thu, phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả ch CBCNV của Công ty về tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập vủa cán bộ công nhân viên. Dựa vào quỹ lương của cấp trên để trích tiền lương, BHXH, BHYT và các khoản phụ cấp theo quy định. Hàng tháng đối chiếu với phòng Tổ chức lao động tiền lương về các phần đã trả, các khoản khấu trừ vào tiền lương và các khoản của công nhân viên. Tính tiền thuế thu nhập của cán bộ công nhân viên. Lập báo cáo hàng tháng theo quy định hiện hành. Kế toán tiền mặt TK 111; Tiền gửi ngân hàng TK 112. Mở sổ sách ghi chép ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi quỹ tiền mặt. Tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt phải lập phiếu chi, trên cơ sở hoá đơn chứng từ thanh toán hợp lệ. Thường xuyên đối chiếu với thủ quỹ. Cuối tháng phải kiểm kê quỹ tiền mặt. Lập bảng kê báo cáo theo quy định của tài khoản đúng hạn. Mở sổ sách ghi chép, theo dõi chi tiết hạch toán chi tiết các tiền gửi ở ngân hàng để kiểm tra đối chiếu. Căn cứ để hạch toán là các giấy báo nợ, báo có hay bản sao, bản kê của Ngân hàng, kèm theo chứng từ gốc. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Hạch toán chi tiết số tiền gửi Ngân hàng, ký đóng dấu xác nhận của Ngân hàng. Kế toán theo dõ tài sản cố định, hao mòn TSCĐ Phải theo dõi tình hình tăng, giảm của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của Công ty theo nguyên giá, nguồn hình thành TSCĐ. Thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ và kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hàng năm theo niên độ kế toán phải tổ chức kiểm kê chi tiết từng TSCĐ. Lập bảng kê báo cáo từng tài khoản theo quy định. Kế toán sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên: Căn cứ kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên hàng năm, căn cứ các Hợp đồng phối hợp theo dõi tiến độ thực hiện, kiểm tra rà soát các định mức xây dựng về nhân công, vật tư, máy móc thi công…và các thủ tục chức từ theo quy định hiện hành. Kế toán tổng hợp XDCB Phản ánh chi phí quyết toán chi phí SCL TSCĐ. Theo dõi các hạng mục SCL từ khi phát sinh đến khi kết thúc. Tập hợp chi phí SCL phát sinh thực tế có liên quan đế nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo tiêu thực tế có liên quan nhiều đến đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Tham gia lập hồ sơ quyết toán công trình SCL theo chức năng nhiệmvụ. Kiểm tra hồ sơ quyết toán công trình XDCB, công trình SCL hoàn thành, tổ chức xét duyệt phân cấp và trình EVN phê duyệt theo quy chế. Cuối tháng lập báo cáo công trình hoàn thành về EVN theo yêu cầu. Kế toán quốc tế: Phu trách các khoản thanh toán khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. Kế toán công nợ vay vả chi phí dự án: Phụ trách các khoản nợ vay khi thực hiện dự án. Theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án một và tổng hợp phản ánh các khoản chi phí và nợ vay một cách chính xác . Kế toán tập hợp chi phí của Ban chuẩn bị sản xuất Căn cứ kế hoạch xây dựng năm, quý do EVN phê duyệt, kiểm tra rà soát các chi phí hợp lý theo quy định hiện hành, theo định mức được phê duyết và báo cáo định kỳ với EVN thông qua Ban quản lý nhiệt điện 1. Thủ quỹ: Khi tiến hành nhập, xuất tiền mặt thủ quỹ phải căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, có đầy đủ chữ ký theo quy định. Kiểm tra số tiền trên phiếu với chứng từ thanh toán. Phản ánh được tình hình thu chi, tổng quỹ của Công ty tại mọi thời điểm. Quản lý chặt chẽ tiền mặt hiện có trong két. Thường xuyên đối chiếu với kế toán quỹ. Cuối tháng phải kiểm kê quỹ tiền mặt theo từng loại phát hiện thừa thiếu, xác định nguyên nhân và báo cáo lãnh đạo xử lý. 2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 2.2.1. Các nguyên tắc kế toán chung áp dụng tại Công ty nhiệt điện Uông Bí. 2.2.1.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty nhiệt điện Uông Bí. Công ty nhiệt điện Uông Bí là doanh nghiệp sản xuất điện năng là chính ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất khác. Mô hình hạch toán kế toán của Công ty được thực hiện theo hình thức “ Nhật ký chung” triển khai trên phần mềm máy vi tính. 2.2.1.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: - Áp dụng theo Quyết định 15 của Bộ tài chính và theo hướng dẫn của EVN. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG HIỆN NAY TẠI CÔNG TY - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ theo nguyên giá gốc. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá: Theo giá bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: Theo giá vốn thực tế. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp kế toán TSCĐ: Theo quy định của Bộ Tài chính và EVN hướng dẫn. + Phương pháp tính khấu hao: Tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Các nguyên tắc khác như: nguyên tắc ghi nhận doanh thu, nguyên tắc trích lập dự phòng… được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các chuẩn mực hiện hành của kế toán Việt Nam. 2.2.2.Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán được tổ chức và vận dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ– BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán mới, ngày 19/06/2006 của Tập đoàn điện lực Việt Nam ra công văn số 3031 về việc hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Hệ thống một số chứng từ kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí: (Chi tiết được quy định trong: Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng trong Tổng công ty điện lực Việt Nam)( Nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam). - Nhóm chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, kiểm kê quỹ… - Nhóm chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TCSĐ, biên bản thanh lý… - Nhóm chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng tính, thanh toán lương… - Nhóm chứng từ hàng tồn kho: Gồm phiếu nhập, xuất, biên bản giao nhận, bảng kê, biên bản kiểm kê kho… - Nhóm chứng từ về mua bán hàng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán lẻ… 2.2.3.Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản. Công ty Nhiệt điện Uông Bí là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc EVN. Công tác tài chính kế toán luôn tuân thủ theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và hướng dẫn sửa đổi của EVN. Căn cứ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp và Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của EVN ban hành theo Quyết định số 178/QĐ – EVN –HĐQT ngày 13/01/2006 của Hội đồng quản trị EVN. EVN đã nghiên cứu và biên soạn “ Quy trình chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng trong Tập đoàn điện lực Việt Nam” và được Bộ Tài chính chấp thuận tại Công văn số 7444/BTC –CĐKT ngày 19/06/2006. Hướng dẫn cụ thể chế độ hạch toán kế toán áp dụng thồng nhất cho các đơn vị trong ngành điện và hướng dẫn cụ thể hoá thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý SXKD của ngành điện đê đơn vị thống nhất thực hiện. Đi đôi với hệ thống tài khoản kế toán EVN quy định thêm những tài khoản cấp 3,4,5,6 …cần thiết phù hợp với yêu cầu sản xuất của ngành để các đơn vị trong EVN thống nhất thực hiện ( Chi tiết được quy định trong: Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng Tập đoàn điện lực Việt Nam) Công ty không sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, mà các khoản chi phí này đều được tập hợp thẳng vào TK 154 để tính giá thành. 2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán: 2.2.4.1. Hệ thống sổ kế toán: Theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán mới, ngày 19/06/2006 của EVN ra công văn số 3031 về việc hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị thành viên của EVN. Theo hình thức sổ Nhật ký chung các loại sổ cơ bản của Công ty Nhiệt điện Uông Bí bao gồm: + Sổ kế toán chi tiết + Sổ Nhật ký đặc biệt + Sổ cái + Sổ tổng hợp 2.2.4.2. Giới thiệu phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty: EVN có trung tâm công nghệ thông tin chuyên nghiên cứu và xử lý về các vấn đề công nghệ thông tin trong đó có xây dựng hệ thống phần mềm kế toán bao gồm: Phần mềm kế toán, phần mềmquản lý vật tư, phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm kế toán sản xuất khác, kế toán tổng hợp. Các loại phần mềm trên có thể trao đổi thông tin cho nhau giúp cho công tác quản lý hạch toán kế toán được cập nhật nhanh, chính xác và hiệu quả. Trung tâm công nghệ thông tin thường xuyên có các căn bản cập nhật chương trình đối với những vấn đề chính sách chung có sự thay đổi và nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm. Hiện nay Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã và đang sử dụng các chương trình nêu trên và kết nối cổng thông tin thường xuyên với EVN. 2.2.4.3. Trình tự ghi sổ kế toán: - Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung; (Sơ đồ số 2.2 trang 35); Nguồn:( Tài liệu tổ chức công tác kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí). - Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính theo hình thức Nhật ký chung: ( Sơ đồ số 2.3; trang 36 ); Nguồn ( Tài liệu kế toán máy của Côn ty Nhiệt điện Uông Bí). - Quy trình ghi sổ: Từ chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại nhập vào phần mềm kế toán từ đó in ra các Sổ kế toán chi tiết, Sổ kế toán tổng hợp, in Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị trên cơ sở đối chiếu lại thông tin với các Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết. Sơ đồ 2.2: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán Sơ đồ 2.3: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG 2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống Báo cáo. 2.2.5.1.Mục đích: Hệ thống Báo cáo tài chính và Báo cáo Quản trị được lập để: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở thời điểm kết thúc năm tài chính hoặc giữa niên độ kế toán. - Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty. Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của Công ty đã qua và những dự án trong tương lai. Thông tin của Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quy đinh về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào Công ty, là căn cứ để Công ty thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước… 2.2.5.2.Hệ thống Báo cáo kế toán. Số liệu kế toán của Công ty hàng ngày, hàng tháng đều được cập nhật kịp thời vào máy vi tính. Cuối tháng trên cơ sở tập hợp các chi phí từ phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm quản lý vật tư máy tính tự kết chuyển các bút toán trung gian và tính giá thành chung cho đơn vị sản phẩm điện Công ty phải lập các báo cáo của Bộ tài chính và của EVN quy định: + Báo cáo tài chính: Bao gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính năm: 1.Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN 3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03 - DN 2.Báo cáo kết quả kinh doanh - Mẫu số B02 - DN 4.Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Mẫu số B09 - DN Báo cáo tài chính giữa niên độ: 1.Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01a-DN 3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03a - DN 2.Báo cáo kết quả kinh doanh - Mẫu số B02a - DN 4.Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Mẫu số B09a - DN +Báo cáo quản trị: Công ty phải lập Báo cáo quản trị của EVN yêu cầu. Bao gồm các loại sau: Bảng tổng hợp sản lượng điện, bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo các khoản phải thu, phải trả Tập đoàn điện lực Việt Nam, bảng tổng hợp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, bảng khấu hao TSCĐ, báo cáo tăng, giảm TSCĐ, bảng tổng hợp các công trình SCL, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo loại hình, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh khác và dịch vụ theo yếu tố, báo cáo tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh… 2.2.5.3.Thời hạn và nơi gửi. - Thời hạn gửi: Thời hạn gửi Báo cáo tài chính quý chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Thời hạn gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời hạn gửi Báo cáo quản trị theo yêu cầu của cấp quản lý. - Nơi gửi: Báo cáo của Công ty được gửi đến: Tập đoàn điện lực Việt Nam; Cục Thống kê tỉnh quảng Ninh; Cục thuế tỉnh Quảng Ninh; Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh. 2.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ 2.3.1: Phần hành kế toán Tài Sản Cố  Định . 2.3.1.1: Chứng từ sử dụng : - Chứng từ  kế toán trực tiếp : + Biên bản giao nhận TSCĐ. + Biên bản thanh lý TSCĐ. + Biên bản  đánh giá lại TSCĐ. + Biên bản kiểm kê TSCĐ. + Biên  bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành. + Thẻ  TSCĐ - Chứng từ  kế toán liên quan: + Hoá  đơn. + Hồ  sơ kỹ thuật + Hồ  sơ đăng kiểm. + Các chứng tù kế toán liên quan khác… 2.3.1.2: Tài khoản sử dụng : TK 211, TK214 và các TK liên quan khác 2.3.1.3: Hạch toán TSCĐ :  Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác do doanh nghiệp nắm giữa sử dụng cho hoạt động SXKD, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Theo quy định của chế độ tài chính Việt Nam hiện nay những tài sản thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau được xếp vào tài sản cố định: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10 triệu đồng trở lên). Tài sản cố định của công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Kế toán trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, tức là mức khấu hao không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng. - Mức trích KH trung bình hàng năm = Nguyên Giá / Thời gian sử dụng - Mức trích KH trung bình hàng tháng = Mức KH TB năm / 12 tháng. - Giá  trị còn lại của TSCĐ = Nguyên Giá – KH luỹ kế  Khi tăng TSCĐ, Công ty thành lập hội đồng giao nhận TSCĐ. Hội đồng có nhiệm vụ nghiệm thu tài sản và lập biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào “Biên bản giao nhận TSCĐ” và các chứng từ khác kèm theo (Hoá đơn, hợp đồng, Biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi…) kế toán ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ theo dõi TSCĐ, Số TSCĐ tại nơi sử dụng.  Khi giảm TSCĐ nếu do nhượng bán thì căn cứ hợp đồng kinh tế  đã ký kết, Công ty lập “Hoá đơn (GTGT)”, “Biên bản giao nhận TSCĐ” và kế toán căn cứ vào đó cùng các chứng từ khác có liên quan ghi giảm TSCĐ trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ, Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng. Nếu thanh lý TSCĐ thì căn cứ vào Quyết định thanh lý, Hội đồng thanh lý TSCĐ lập “Biên bản thanh lý TSCĐ”, sau đó kế toán ghi giảm TSCĐ. Cuối tháng, kế toán phải tính ra số khấu hao tăng trong từng tháng, số khấu hao giảm trong từng tháng và số khấu hao thực tế phải trích trong tháng hạch toán và số khấu hao luỹ kế, và giá trị còn lại của TSCĐ của công ty. Rồi căn cứ vào đó để ghi sổ kế toán.  2.3.1.4: Kế  toán chi tiết TSCĐ : Hàng ngày, kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ gốc : Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường, biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, và các chứng từ khác đã được kiểm tra lấy số liệu lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ.Cuối tháng, khoá các sổ chi tiết rồi căn cứ vào đó lập Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ, rồi đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp thấy khớp đúng thì căn cứ vào bảng tổng hợp để lập Báo cáo tài chính. 2.3.1.5: Kế  toán tổng hợp TSCĐ: Hàng ngày, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc trên và các bảng phân bổ khấu hao TSCĐ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi vào Sổ Nhật Ký Chung. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào Sổ Cái TK211, TK 214. Cuối tháng, kế toán khoá Sổ Cái TK 211, TK 214 rồi đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ. Sau đó, căn cứ vào dòng khoá sổ để vào bảng cân đối tài khoản rồi lập báo cáo tài chính. 2.3.2 : Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.3.2.1: Chứng từ sử dụng : Các chứng từ do các bộ phận khác lập : + Bảng chấm công. + Phiếu báo làm thêm giờ. + Hợp  đồng giao khoán + Phiếu ghỉ  hưởng bảo hiểm xã hội. + Biên bản  điều tra tai nạn. Các chứng từ do kế toán lập : + Bảng thanh toán tiền lương. + Bảng thanh toán tiền thưởng. + Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. + Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội. + Bảng tổng hợp thanh toán bảo hiểm xã hội. 2.3.2.2: Tài khoản sử dụng : TK334, TK338 và các TK liên quan khác. 2.3.2.3: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương (Tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà công ty phải trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến cho công ty.  Ngoài tiền tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, người lao động còn được hưởng 1 số khoản như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca...Tất cả những khoản này đều gốp phần tăng thu nhập cho người lao động đồng nghĩa với việc phát triển kinh doanh của công ty ngày càng tốt. Hàng ngày phòng, ban sử dụng bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên trong bộ phận của mình. Cuối tháng, các bộ phận gửi bảng chấm công cùng bản bình xét thi đua về phòng tổ chức hành chính. Căn cứ vào đó và quy chế trả lương và thanh toán các khoản trích theo lương đã được công ty xây dựng để lập bảng thanh toán lương cho người lao động. Hiện nay Công ty Nhiệt điện Uông Bí thực hiện trích BHXH theo tỷ lệ 22% trên tổng quỹ lương trong đó trừ vào lương của người lao động 6%, người sử dụng lao động đóng 16%, BHYT trích 4,5% trên tổng quỹ lương trong đó người lao động chịu 1,5% và người sử dụng lao động chịu 3%. 2.3.2.4: Kế  toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương: Hàng ngày, kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ gốc : Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán các khoản trợ cấp, phiếu chi, UNC, báo nợ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi vào Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên. Cuối tháng, khoá các sổ chi tiết rồi căn cứ vào đó lập Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với công nhân viên, rồi đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp thấy khớp đúng thì căn cứ vào bảng tổng hợp để lập Báo cáo tài chính. 2.3.2.5: Kế  toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: Hàng ngày, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc trên lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và các bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cùng với các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi vào Sổ Nhật Ký Chung. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào Sổ Cái TK334, TK 338. Cuối tháng, kế toán khoá Sổ Cái TK 334, TK 338 rồi đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với công nhân viên. Sau đó, căn cứ vào dòng khoá sổ để vào bảng cân đối tài khoản rồi lập Báo cáo tài chính. 2.3.3.Phần hành kế toán Nguyên Vật Liệu 2.3.3.1: Chứng từ kế toán sử dụng:  +Hoá đơn bán hàng (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), hay hoá đơn GTGT (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) +Phiếu nhập vật tư +Phiếu xuất vật +Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ  +Biên bản kiểm kê vật tư  +Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho   +Hoá đơn cước phí vận chuyển Ngoài các chứng từ bát buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhả nước,công ty còn sử dụng các hướng dẫn như:   +Biên bản kiểm nghiệm vật tư   +Thẻ kho +Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 2.3.3.2: Tài khoản sử dụng: TK151 ,TK152 2.3.3.3: Hạch toán kế toán nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật liệu về mặt số lượng chủng loại do giám đốc công ty lên kế hoạch, khi có lệnh của giám đốc thì cán bộ phòng vật tư có trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu. Mọi nguyên vật liệu mua về đều được tiến hành làm thủ tục kiểm nhân, nhập kho. Khi nguyên vật liệu mua về theo đúng kế hoạch sẽ được trưởng phòng kế hoạch sản xuất, kế toán vật tư, thủ kho, nhân viên kỹ thuật của đơn vị sử dụng vật tư kiểm nghiệm về số lượng quy cách, đơn giá, nơi sản xuất, các hoá đơn hợp pháp kèm theo….Mục đích của việc kiểm nghiệm là xác định căn cứ quy trách nhiệm rõ ràng từ khi bảo quản tới khi xuất. Cuối mỗi tháng kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư trong tháng tiến hành tập hợp, phân loại chứng từ để ghi vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Cuối tháng tiến hành cộng sổ và đối chiếu với thủ kho về mặt số lượng đồng thời lập báo cáo nhập xuất vật tư theo dõi về mặt giá trị của từng loại nguyên vật liệu 2.3.3.4: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: trên thực tế có nhiều phương pháp có nhiều phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu nhưng xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nên yêu cầu quản lý và hạch toán nguyên vật liệu có đặc thù riêng, kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty Nhiệt điện Uông Bí áp dụng theo phương pháp thẻ song song.Việc hạch toán chi tiết vật ở doanh nghiệp được tiến hành đồng thời ở bộ phận kho và bộ phận kế toán. - Ở kho:Thủ kho và các nhân viên phục vụ trong kho phải đảm quản toàn bộ số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, phải nắm vững ở bất kỳ thời điểm nào trong kho về số vật tư, chủng loại, chất lượng, sẵn sang cấp phát kịp thời cho các bộ phận.Thủ kho dung thẻ kho để ghi chép tình hình Nhập -Xuất -Tồn kho theo từng thứ, loại nguyên vật liệu bằng chỉ tiêu số lượng. Mỗi thứ nguyên vật liệu sẽ được theo dõi trên 1 thẻ kho và được thủ kho sắp xếp theo từng loại, nhóm, đầu tiên đối chiếu số liệu phục vụ cho quản lý. Hàng ngày khi có sự biến động của  nguyên vật liệu, thủ kho căn cứ vào chứng từ nhâp, xuất kho nguyên vật liệu (liên kho giữ ) kiểm tra thực xuất thực nhập vào các thẻ kho, tính số tồn kho cuối ngày, cuối tuần vào thẻ kho đó. - Ở phòng kế toán: khi nhận được chứng từ nhập, xuất thủ kho chuyển lên kế toán nguyên vật liệu tiến hành kiểm tra, phân loại, ghi vào sổ kế toán kho.chi tiết nguyên vật liệu cả về số lượng và giá tri. Sổ chi tiết nguyên vật liệu được mở theo từng tài khoản theo từng kho và theo từng thứ, loại nguyên vật liệu. 2.3.3.5: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Hàng ngày kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ gốc( phiếu nhập kho, phiếu xuất kho) đã được kiểm tra lấy số liệu ghi vào nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên nhật ký chung chuyển vào sổ cái TK151, TK152. Cuối tháng kế toán khoá sổ cái TK151, TK152 rồi đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Sau đó căn cứ vào dòng khoá sổ để vào bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo kế toán.  2.3.2. Tổ chức hạch toán 2.3.2.1: Quy trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chung (sơ đồ số 2.4: trang 48 ) ( Nguồn: Tài liệu kế toán tài sản cố định của Công ty Nhiệt điện Uông Bí). 2.3.2.2: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo hình thức Nhật ký chung (sơ đồ số 2.5: trang 49) ( Nguồn: Tài liệu kế toán tiền lương của Công ty Nhiệt điện Uông Bí). 2.3.2.3: Quy trình ghi sổ kế toán nguyên liệu, vật liệu theo hình thức Nhật ký chung (sơ đồ số 2.6 : trang 50 ) ( Nguồn: Tài liệu kế nguyên vật liệu của Công ty Nhiệt điện Uông Bí). Sơ đồ số 2.4: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt TK 111, 112 BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI TK 211,214 Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ số 2.5: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt TK 111, 112 Sổ chi tiết TK 334, 338 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH SỔ CÁI TK 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán Sơ đồ 2.6: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc Nhật ký mua hàng Sổ chi tiết Vật tư Nhật ký chung Thẻ kho của thủ kho Sổ Cái TK 152 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra PHẦN III MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. 3.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. * Ưu điểm. - Công ty đã chủ động xây dựng một mô hình quản lý hạch toán kế toán và phân tích kinh tế một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu của công tác quản trị. Những báo cáo luôn đảm bảo sự chính xác kịp thời giúp cho Ban giám đốc thấy được những hạn chế, những khó khăn đang gặp phải và có những biện pháp khắc phục kịp thời, vạch ra định hướng cho những năm tiếp theo. - Công ty có một đội ngũ nhân viên kế toán đứng đầu là Trưởng phòng kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi nhân viên kế toán đảm nhận một số phần hành công việc khác nhau tạo điều kiện chuyên môn hoá cao. Điều đó giúp cho mỗi nhân viên đi sâu tìm hiểu phần hành công việc được giao, nâng cao nghiệp vụ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Họ luôn đảm bảo được việc hạch toán và khối lượng công việc không để xảy ra sai sót nhầm lẫn, đảm bảo an toàn tài sản của công ty. Bộ máy kế toán có sự phân cấp trong quản lý và phân nhiệm trong công việc linh hoạt gọn nhẹ mà chặt chẽ. Bộ phận kế toán có sự gắn kết chặt chẽ với các bộ phận khác của Công ty điều đó giúp cho việc nắm bắt, xử lý, hạch toán đầy đủ, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho ban Giám đốc. - Hệ thống chứng từ: Về cơ bản theo mẫu biểu kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ truởng Bộ tài chính và phù hợp với hướng dẫn của Tập đoàn điện lực Việt Nam và có những sửa đổi riêng theo tình hình hạch toán của Công ty. Những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ, có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu thực tế và số liệu trên sổ sách. Việc ghi chép nội dung chứng từ kế toán rõ ràng, rành mạch, không tẩy xoá. Ngoài các chứng từ bắt buộc Công ty còn sử dụng các chứng từ riêng để phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Sau khi hạch toán, chứng từ được lưu trữ khoa học kèm theo từng hợp đồng, từng khách hàng, từng khoản mục, trình tự thời gian tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. -Về sổ sách kế toán : ghi chép rõ ràng, không tẩy xoá, nếu có sửa chữa thì theo đúng chế độ, việc bảo quản sổ sách luôn được chú trọng, tất cả sổ sách được để trong tủ tài liệu ngăn nắp, phân loại rõ ràng giúp cho việc sử dụng sổ sách thuận lợi. - Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản theo hướng dẫn của Tập đoàn điện lực Việt Nam trên cơ sở Quyết định 15 của Bộ Tài chính. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung. Hình thức đơn giản về quy trình hạch toán. Công ty được Tập đoàn điện lực Việt Nam triển khai phần mềm kế toán máy chuyên dụng để hạch toán thống nhất trong toàn Tập đoàn. Điều đó đã giúp cho công viêc kế toán được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Các báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động cũng được tự động thực hiện trên máy. Việc áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí văn phòng, đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, kịp thời. * Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì bộ máy tổ chức, hạch toán ở Công ty Nhiệt điện Uông Bí còn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục sau: - Chứng từ sử dụng: Một số chứng từ Công ty sử dụng để hạch toán không theo mẫu chuẩn như: Biên bản kiểm tra - nghiệm thu và bàn giao TSCĐ không nên cung cấp đủ thông tin cho việc ghi chép sổ và hạch toán kế toán, muốn ghi sổ chính xác thì cùng một lúc phải sử dụng nhiều loại chứng từ như Biên bản kiểm tra - nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, hoá đơn (GTGT) hoặc hoá đơn bán hàng, quyết định của Giám đốc về điều động TSCĐ… - Về sổ sách: Tên gọi của sổ chưa thống nhất, như: theo quy định Sổ cái là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán cho từng tài khoản riêng biệt thì Công ty lại gọi là “ Sổ theo dõi chi tiết TK hoặc “ Tổng hợp TK đối ứng”... - Về tài khoản sử dụng. Theo quy chung của ngành điện đã được Bộ Tài chính cho phép công tác kế toán tập hợp Chi phí và tính giá thành điện ở Công ty Nhiệt điện Uông Bí khi tập hợp chi phí sản xất không tập hợp vào các tài khoản chi phí như: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Mà tập hợp thẳng vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Mặc dù sau khi tập hợp hết chi phí vào TK 621, TK 622 đến cuối kỳ vẫn kết chuyển sang TK 154, tức là tổng số chi phí phát sinh vẫn được tập hợp đủ. Nhưng tập hợp theo từng khoản mục tính giá thành sẽ dễ theo dõi hơn, dễ quản lý hơn và khoa học hơn. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: Là một sinh viên đang trong thời gian thực tập ở Công ty. Chỉ trong gần 6 tuần thực tập tổng hợp về Công ty, với những kiến thức được trang bị ở trường và qua tìm hiểu chung về công tác kế toán tại Công ty, em xim mạnh dạn đóng góp một số ý kiến với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên, giúp cho công tác kế toán tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa. - Về tổ chức bộ máy kế toán: Công tác kế toán phải thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán để kế toán thực sự là công cụ quản lý kinh tế,cung cấp thông tin đúng kịp thời cho các nhà quản trị đem lại hiệu quả  kinh doanh cao hơn nữa trong tương lai. - Về sổ sách: Nên có tên gọi thống nhất để tiện cho việc theo dõi, quản lý. Sổ sách chi tiết hoặc tổng hợp ngoài chức năng ghi chép phục vụ hạch toán và luân chuyển chứng từ thì phải trình bầy đẹp, bầy trí các chỉ tiêu trên sổ phải hợp lý, đúng tên chỉ tiêu.. - Về chứng từ: Các chứng từ dùng để hạch toán nên thống nhất theo quy định của Bộ tài chính ban hành. Như vậy, chứng từ trong toàn Công ty sẽ có tính thống nhất cao dễ dàng cho công tác hạch toán. - Về tài khoản sử dụng: Theo ý kiến của em, Công ty nên sử dụng TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, và mở thêm chi tiết các tài khoản này để theo dõi từng khoản mục chi phí thuận lợi cho hạch toán. VD: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 6211 – Nhiên liệu TK62111 – Than cám 4B. TK 62112 – Than cám 5 TK 62113 - Dầu. TK 6212 – Hoá chất dùng cho sản xuất. TK6213 - Phụ tùng dùng trong sản xuất. KẾT LUẬN CHUNG       Từ  cơ sở lý luận của công tác kế toán và thực tiễn tìm hiểu ở Công ty Nhiệt điện Uông Bí một lần nữa em đã thấy được vai trò, vị trí to lớn của bộ máy kế toán trong công ty.  Sau gần 6 tuần thực tập tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã giúp em củng cố lại kiến thức lý thuyết kế toán đã được học, giúp em hiểu rõ hơn về công việc nghiệp vụ kế toán mà khi học ở trường còn chưa nắm rõ được bản chất của nó. Qua đó em thấy một kế toán giỏi không chỉ cần đến sự hiểu biết cặn kẽ mà phải biết vận dụng lý thuyết đã học linh hoạt vào công việc thực tế. Trong thời gian thực tập em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của Ban Giám Đốc nói chung, Phòng kế toán nói riêng. Bên cạnh đó là sự hướng dẫn cặn kẽ của Cô giáo: Đặng Thị Thuý Hằng đã truyền đạt những kiến thức và sự góp ý quý báu đã giúp em nghiên cứu một cách khoa học hơn đầy đủ hơn.   Vì  thời gian thực tập gắn, trình độ hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên Báo cáo của em không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong sự góp ý chỉ bảo của các Thầy giáo, Cô giáo.    Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo: Đặng Thị Thuý Hằng và Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã giúp em hoàn thành báo cáo tổng hợp. Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 08 tháng 04 năm 2010 Sinh viên thực tập Bùi Thị Ánh Tuyết DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính. 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số:15/006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006. Hà Nội. NXB Tài chính. 2. EVN.2006.Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng trong Tổng công ty điện lực Việt Nam. 3. EVN.2006. Quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh theo QĐ 178/QĐ – EVN – HĐQT ngày 13 tháng 04 năm 2006. 4. Bộ Công nghiệp. 2005. Quyết định 15/QĐ – BCN .Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Loan và các cộng sự. 2006. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. 6. Hệ thống sách, tài liêu của Công ty Nhiệt điện Uông Bí năm 2007, 2008, 2009, 2010. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32613.doc
Tài liệu liên quan