Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện

Với đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện đã được thực hiện một cách nghiêm túc. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên những góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện sẽ không tránh khỏi một số hạn chế, em rất mong được sự góp ý của các thày cô và các bạn.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện cũng áp dụng các chuẩn mực kế toán theo qui định của bộ tài chính về việc quản lí tài sản và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị. Cụ thể như sau: - Niên độ kế toán quy định: bắt đầu từ ngày 1/1, kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác: + Báo cáo tài chính lập trên cơ sở giá gốc + Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là: Đồng Việt Nam. - Phương pháp kế toán tài sản cố định: + Nguyên tắc đánh giá tài sản: nguyên giá- giá trị hao mòn luỹ kế + Phương pháp khấu hao áp dụng vào các trường hợp khấu hao đặc biệt: đường thẳng - Phương pháp kế toán hàng tồn kho cuối kỳ: + Nguyên tắc đánh gía: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn lập dự phòng. 1.6 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Tại Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện sử dụng sổ sách kế toán Nhật ký chung. Sơ đồ Phụ lục 7 Chứng từ gốc Sổ, Thẻ hạch toán chi tiết Nhật Ký chuyên dùng Nhật ký chung Sổ Cái Bảng Cân Đối Tài Khoản Báo Cáo Kế Toán Bảng Tổng Hợp Chi Tiết : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối kỳ. : Quan hệ đối chiếu. * Đặc điểm: - Tách rời việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trên hai loại sổ khac nhau. - Tách rời hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. - Phải lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán vì sổ cái mở cho tài khoản tổng hợp được phản ánh trên một vài trang sổ riêng. * Sổ sách kế toán: - Nhật ký chung: ghi sổ theo thời gian, bảo quản chứng từ kế toán, định khoản kế toán làm căn cứ ghi vào sổ Cái. - Nhật ký dặc biệt: mở cho những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, có tác dụng ghi nghiệp vụ theo thời gian, tổng hợp số liệu từ các chứng từ gốc cùng loại để giảm bớt số lần ghi vào sổ Cái. - Định khoản kế toán làm căn cứ ghi vào sổ Cái. Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện sử dụng 4 loại Nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng. * Ta có thể khái quát sơ đồ hạch toán như sau: - Từ chứng từ kế toán hàng ngày vào Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết. - Từ Nhật ký chung hàng ngày vào sổ Cái - Từ Nhật ký đặc biệt định kì vào sổ Cái - Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết lập bản tổng hợp chi tiết để đối chiếu so sánh với tài khoản tổng hợp trên sổ Cái. - Từ sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu. - Từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết cuối kỳ lập báo cáo kế toán. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện I. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện. 1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện và những ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất xây dựng. Tuy nhiên đó là một ngành sản xuất xây dựng đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cơ bản (XDCB) cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất XDCB cũng có tính dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Sản xuất xây lắp nói chung và sản xuất xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện có đặc điểm sau: - Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ: sản phẩm sản xuất xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt kết cấu, hình thức, địa điểm khác nhau. Chính vì vậy mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể và do đó chi phí sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình. Việc tập hợp các chi phí sản xuất , tính giá thành sản phẩm và xây dựng kết quả thi công xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. - Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Do đó khi lập kế hoạch cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công.Việc quản lý, theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng thi công công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao nhất. -Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đó trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. - Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Vì đặc điểm này nên khi chọn địa điểm để thi công công trình thì phải điều tra, nghiên cứu, khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Một công trình xây dựng cơ bản khi hoàn thành, điều đó có nghĩa là công nhân xây dựng không còn việc phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí về xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy thi công. Và cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ - nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời. - Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Vì vật khi điều kiện thời tiết thuận lợi phải biết quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ, ngược lại khi điều kiện thời tiết kém thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công thì cần có các kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Với những đặc điểm trên của ngành xây lắp , việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng có những khác biệt so với các ngành sản xuất công nghiệp khác. Điều đó có ảnh hưởng ít nhiều tới công tác kế toán của những người hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện đã thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích, công dụng giống nhau được xếp cùng vào một khoản chi phí, không cần xét đến chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất xây lắp được phân chia thành các khoản mục sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và các chi phí bù đắp thiệt hại trong sản xuất, xây lắp. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện nói riêng thường là công trình hoặc hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của hạng mục công trình. Và đây chính là đối tượng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện. 1.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào việc sản xuất và thi công các công trình – hạng mục công trình. Trong ngành XDCB nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Tại Công ty trong năm 2005 vừa qua, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm gần 80% tổng chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Việc chiếm tỷ trọng cho thấy cần hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tránh thất thoát, đảm bảo tính chính xác giá thành công trình, cũng như hiệu quả tổ chức quản lý vật liệu đối với từng CT, HMCT. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty bao gồm: - Chi phí NVL chính: Cột bê tông, dây điện, sứ, xi măng, sắt, thép,... - Chi phí NVL phụ: Cọc tre, que hàn, đinh,... Trình tự kế toán CP nguyên vật liệu trực tiếp được biểu hiện qua: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp sản xuất Trị giá NVL chưa sử dụng TK 111, 112, 141, 331... hết và phế liệu thu hồi Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp sản xuất không qua kho TK 154 TK 133 VAT đầu vào Cuối kỳ kết chuyển chi phí TK 151, 411 NVL đã dùng vào sản xuất Trị giá NVL trên đường đã về, được cấp Xuất phát từ cơ chế giao khoán mà DN áp dụng, sau khi ký kết được các hợp đồng XL DN sẽ tiến hành giao khoán cho các đội. Các đội tự tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực để thi công CT. Trường hợp các đội không tự đảm bảo được nguồn vật tư thì yêu cầu Công ty cung cấp. Vì vậy nguồn vật tư cho đội XL thi công CT chủ yếu là nguồn vật liệu mua ngoài và đa phần mua về là xuất thẳng để thi công CT chứ không qua kho. Tuy nhiên phòng vật tư vẫn phải lập đủ phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để làm cơ sở theo dõi nguồn vật tư. Biểu : Hợp đồng xây lắp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG XÂY LẮP Công trình: Đường dây 220 kV Yên Bái Lào Cai Hợp đồng số: 220 ĐLI/ĐSL- HĐXL ngày 27 tháng 01 năm 2005 - Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT ngày 29 tháng 9 năm 1989 và nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 1 năm 1990 của hội đồng bộ trưởng( nay là Chính phủ) - Căn cứ quyết định số 28890 EVN/QĐ- ĐLI- 2 ngày 23 tháng 12 năm 2004 của Công ty điện lực I về chỉ định thầu xây lắp công trình: Đường dây 220kV Yên Bái Lào Cai. - Căn cứ yêu cầu xây dựng công trình: Đường dây 220kV Yên Bái Lào Cai. Hôm nay, ngày 27 tháng 01 năm 2005 tại Ban quản lý dự án lưới điện. Chúng tôi gồm có Bên A (đại diện chủ đầu tư): Ban quản lý dự án lưới điện - Công ty điẹn lực I Người đại diện: Ông Hoàng Trọng Tấn Bên B (đơn vị xây lắp): Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện Người đại diện: Ông Phạm Ngọc Hà Hai bên cùng bàn bạc thống nhất Điều 1: Phạm vi công việc Điều 2: Địa điểm xây dựng, thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ thi công công trình - Địa điểm xây dựng: Thị trấn Phố Lu thị xã Lào Cai - Thời gian thực hiện hợp đồng: 180 ngày ( không kể ngày lễ, tết và các trường hợp bất khả kháng được bên B chấp nhận ) - Ngày khởi công: Ngày 27 tháng 01 năm 2005 - Ngày hoàn thành: Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Điều 3: Giá trị hợp đồng Giá trị hợp đồng là: 994.400.000 VNĐ ( giá trị xây lắp + thiết bị được duyệt ) Giá trị chính thứ sẽ chuẩn xác khi quyết toán công trình Điều 4: . . . Đại diện bên A Đại diện bên B Biểu : Hoá đơn GTGT Mẫu hoá đơn GTGT theo chứng từ số 1880 ngày 01 tháng 12 năm 2005 Hoá đơn giá trị gia tăng Liên 2 ( giao khách hàng) Ngày 01 tháng 12 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH kinh doanh thép - Hà Nội Địa chỉ: Cửa hàng số 1 - 102 Đường Láng HN Điện thoại: …………………… MST: 0101198194 Họ và tên người mua hàng: Anh Phúc Đơn vị: Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện Địa chỉ: Km 9 + 200 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Hình thức thanh toán: CK MST: 01 00906201 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 1 Cột ly tâm 12B Cột 12 2.047.619 24.571.428 2 Cát vàng m3 105 57.143 6.000.015 3 Đá 4x6 m3 215 80.000 17.200.000 4 Xi măng PCB 30 Tấn 1 690.909 690.909 5 Dây A70 Kg 184 32.500 5.980.000 6. Kẹp cáp A70 Bộ 2433 9.500 23.116.000 Cộng tiền hàng 77.558.352 Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT 3.877.918 Tổng cộng tiền thanh toán 81.436.270 Số tiền bằng chữ: Tám mốt triệu bốn trăm ba mươi sáu nghìn hai trăm bảy mươi đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Biểu Mẫu phiếu nhập kho PHIẾU NHẬP KHO Ngày tháng năm 2005 Họ, tên người giao hàng: Nguyễn Thị Hằng Theo HĐ số 220 ĐLI/ĐLS – HĐXL ngày 27 tháng 01 năm 2005 Nhập tại kho: Xuất thẳng thi công công trình ĐZ 220kV Lào Cai Yên Bái Số thứ tự Tên nhãn hiệu,Quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cột ly tâm 12B Cột 40 12 2.047.619 24.571.428 2 Cát vàng m3 40 105 57.143 6.000.015 3 Đá 4x6 m3 40 215 80.000 17.200.000 4 Xi măng PCB 30 Tấn 40 1 690.909 690.909 5 Dây A70 Kg 40 184 32.500 5.980.000 6. Kẹp cáp A70 Bộ 40 2433 9.500 23.116.000 Cộng tiền hàng: ……………………………………………………………..77.558.352 Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT……………………………………….3.877.918 Tổng cộng tiền thanh toán:…………………………………………………...81.436.270 Số tiền bằng chữ: Tám mốt triệu bốn trăm ba mươi sáu nghìn hai trăm bảy mươi đồng. Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu : Phiếu xuất kho PHIẾU XUẤT KHO Ngày tháng năm 2005 - Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hằng - Lý do xuất kho: Thi công công trình ĐZ 220kV Lào Cai Yên Bái - Xuất tại kho: Xuất thẳng hoá đơn nhập số 180 ngày 1/12/2005 Số thứ tự Tên nhãn hiệu,Quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cột ly tâm 12B Cột 250 12 2.047.619 24.571.428 2 Cát vàng m3 250 105 57.143 6.000.015 3 Đá 4x6 m3 250 215 80.000 17.200.000 4 Xi măng PCB 30 Tấn 250 1 690.909 690.909 5 Dây A70 Kg 250 184 32.500 5.980.000 6. Kẹp cáp A70 Bộ 250 328 9.500 3.116.000 Cộng thành tiền:………………………………………………..77.558.300 Bằng chữ: Bảy mươi bảy triệu năm trăm năm mươi tám nghìn ba trăm hai mươi đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Trong đó CPVL = Giá mua vật liệu + CP vận chuyển CP vận chuyển = 3% trị giá vật liệu Còn đối với các loại vật liệu không thể sử dụng ngay cho công trình thì được chuyển đến xưởng gia công cơ khí để gia công sau đó mới chuyển đi để thi công công trình - Cuối kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu. Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thi công công trình ĐZ 220kV Lào Cai Yên Bái - Căn cứ vào giấy tạm ứng số 253 ngày 25/12/2005 kế toán ghi sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 1412 ( Ô. Bảo ) : 128.150.000 Có TK 111 : 128.150.000 - Trường hợp vật tư mua về xuất thẳng để thi công CT, căn cứ vào hoá đơn GTGT số 1880 ngày 1/12/2005 kế toán ghi sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 621( DYBLC) : 77.558.352 Nợ TK 1331 : 3.877.918 Có TK 1412 : 81.436.270 - Trường hợp xuất vật tư cho thi công công trình, căn cứ vào phiếu xuất kho số 28 kế toán ghi sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 621 (DYBLC) : 10.466.760 Có TK 152 : 10.466.760 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Mã TK 621 - NVLTT Năm 2005 Đơn vị (VNĐ) Ngày ghi sổ Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng STPS Số dư N C N C 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 ................ 31/12/2005 Đầu kỳ Đ1: KC CPTT ĐZ 220KV Lào Cai Yên Bái Đ4: KC ĐZ xã Bảo Toàn, Lý Bôn… ĐZ 110KV Than Uyên Lai Châu Đ4 CQT khu UBND tỉnh Sơn La ............................ KC KC CPTT CT VLTTCT hoàn thành năm 2005 141 141 141 141 154 88.025.112 96.325.935 78.653.124 124.358.161 ..................... 3.476.830.499 88.025.112 96.325.935 78.653.124 124.358.161 ........................ 3.476.830.499 Dư cuối kỳ: O PHỤ LỤC Công ty Cổ phần lắp máy và Xây dựng điện Ngày Chứng từ Diễn giải Số hiệu Số phát sinh Ghi sổ Số Ngày TK Nợ Có chứng từ chứng từ Tháng 12/05 31/12/2005 CT Công trình ĐZ 220KV Lào Cai- Yên Bái 1880 01/12/2005 CP NVLTT 621 77.558.352 Thuế GTGT 133 3.877.918 Tạm ứng 1412 81.436.270  28  ……. CP NVLTT 621 1.466.760 NVL 152 1.466.760  PC253 25/12/2005  Tạm ứng 1412  128.150.000 Tiền mặt 111 128.150.000 Trích sổ nhật ký chung năm 2005 1.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn chỉnh sản phẩm xây lắp. Khoản mục này không bao gồm các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp và chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, nhân viên điều khiển máy thi công. * TK sử dụng Kế toán sử dụng TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp ” * Trình tự hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp biểu hiện qua Sơ đồ sau Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 154 TK 334 TK 622 Lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 Trích trước lương nghỉ phép của Cuối kỳ kết chuyển chi công nhân trực tiếp sản xuất phí nhân công trực tiếp Ở Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện sau khi ký kết được các hợp đồng XL thì căn cứ vào khối lượng công việc, yêu cầu về tiến độ, tính chất, quy mô của từng CT và năng lực đáp ứng thi công của mỗi đơn vị trực thuộc, giám đốc có thể giao khoán theo các hình thức sau: - Khoán trọn gói công trình - Khoán từng hạng mục công trình - Giao khoán nhân công từng phần việc hay từng hạng mục công trình Trong đó chủ yếu áp dụng hình thức thứ nhất : khoán trọn gói công trình. Khi đó các đội trưởng căn cứ vào mức giá giao khoán để lập dự toán các khoản mục chi phí. Căn cứ trên quỹ lương dự toán đội trưởng xây lắp tiến hành giao khoán cho các tổ xây lắp thi công. Trong đó quỹ lương dự toán hay quỹ lương trực tiếp sản xuất bao gồm: - Lương nhân công trực tiếp theo dự toán hoặc theo giá thầu - Lương thợ điều khiển MTC = CP MTC x 9,5% Hiện nay ở các tổ đội XL, xưởng gia công cơ khí đều tiến hành trả lương cho công nhân trực tiếp SX theo mức giá lương khoán. Các tổ trưởng sẽ căn cứ vào năng suất lao động thực tế của từng công nhân để đánh giá thành tích theo hệ số sau: Loại A ứng với hệ số 1,3 Loại B ứng với hệ số 1 Loại C ứng với hệ số 0,8 Theo đó tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được xác định theo công thức sau: Số ngày công làm việc thực tế Đơn giá x Nhân công Lương trả cho CNTTSX = Hệ số năng suất x Ví dụ 1: Tính lương công nhân Nguyễn Văn An thuộc đội nội thất đào đất móng cột có đơn giá nhân công là: 15.114 đồng/m3, làm 21 ngày được 3.1 m3 , Với hệ số là: 1.3 Lương trả CN An = 15.114x3.1 x 21 x 1.3 = 1.237.837 đồng Ví dụ 2: Tính lương Công nhân Lê Thế Tiệm thuộc đội xây lắp 1 xây móng đá hộc có đơn giá nhân công là: 68.729/m3, làm 12 ngày được 3.5 m3 , Với hệ số là: 1 Lương trả CN Tiệm = 68.729 x 3.5 x 12 x 1= 2.886.618 đồng Ví dụ 3 : Tính lương Công nhân Lê Minh Hiếu thuộc đội xây lắp 3 lắp đặt xà thép cho cột đỡ có đơn giá nhân công là: 26.505/bộ, làm 18 ngày được 4 bộ , Với hệ số là: 0.8 Lương trả CN Hiếu = 26.505 x 4 x 18 x 0.8= 1.526.688 đồng Ngoài lao động trong biên chế thì ở các tổ đội XL còn sử dụng lao động thuê ngoài. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà các tổ trưởng quyết định có thuê lao động ngoài hay không để vừa đảm bảo tiết kiệm CP vừa thuận tiện. Tổ trưởng có quyền ký hợp đồng thuê lao động ngoài dưới dạng khoán công việc, theo đó tổ trưởng và lao động thuê ngoài sẽ thoả thuận với nhau mức lương trả cho một ngày công và khối lượng công việc giao khoán. Khi khối lượng giao khoán hoàn thành sẽ lập bảng đối chiếu xác nhận khối lượng công việc thực hiện để làm cơ sở thanh toán cho lao động thuê ngoài. Cuối tháng nhân viên kế toán đội thu thập các chứng từ nhân công phát sinh ( bảng chấm công, bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành, hợp đồng thuê ngoài) Biểu bảng chấm công Bảng chấm công quý 4 năm 2005 Đội nội thất TT Họ và tên Hệ số Ngày làm việc trong quý 4/2005 Ký nhận 1 2 3 4 5 6 7 … Tổng 1 Trần Văn Đông 1 X x x x x x x … 60 2 Bùi Đình Công 1 X x x x x x x … 64 3 Bùi Tú Nam 1,3 X x x x x x x … 65 4 Phạm Văn Hiển 0,8 X x x x x x x … 32 5 Lê Quốc Cường 0,8 X x x x x x x … 45 … …… Biểu thanh toán lương Bảng thanh toán lương Quý 4 năm 2005 Đội nội thất Công trình: ĐZ 220kV Yên Bái Lào Cai TT Họ và tên Số công Hệ số Số tiền Ký nhận 1 Trần Văn Đông 60 1 3.650.700 2 Bùi Đình Công 64 1 3.894.080 3 Bùi Tú Nam 65 1,3 4.279.925 4 Phạm Văn Hiển 32 0,8 1.826.080 5 Lê Quốc Cường 45 0,8 2.567.925 …. ………….. - Cuối quý căn cứ vào bảng thanh toán khoán phòng tổ chức sẽ tiến hành tính lương, lập bảng thanh toán lương rồi chuyển sang phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh chêch lệch với những lần tạm ứng trước đó và ghi vào NKC theo định khoản: + Nợ TK 622(DYBLC) : 67.300.658 Có TK 3341( Đội NT) : 67.300.658 + Nợ TK 622(DYBLC) : 2.500.231 Có TK 3341( Xưởng GCCK) : 2.500.231 Bảng tổng hợp CP NCTT Số 325 ngày 31/12/2005 Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/12/2005 STT Tên công trình Tài khoản Số tiền 1 ĐZ 220kV Lào Cai Yên Bái 334 69.800.889 2 Đz xã Bảo Toàn, Lý Bôn, Bảo Lạc , 334 289.393.442 3 Đz 110kV Than Uyên Lai Châu 334 234.511.007 4 CQT khu UBND tỉnh Sơn la 334 45.380.894 ... ….. … ... Cộng 7.935.123.013 Sổ cái tài khoản Mã TK 622 - CPNCTT Năm 2005 Đơn vị (VNĐ) Ngày ghi sổ Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng STPS Số dư N C N C 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 ................ 31/12/2005 Đầu kỳ Đ1: KC CPTT ĐZ 220KV Lào Cai Yên Bái Đ4: KC ĐZ xã Bảo Toàn, Lý Bôn… ĐZ 110KV Than Uyên Lai Châu Đ4 CQT khu UBND tỉnh Sơn La ............................ KC KC CPTT CT VLTTCT hoàn thành năm 2005 141 141 141 141 154 69.800.889 289.393.442 234.511.007 45.380.894 ..................... 7.935.123.013 69.800.889 289.393.442 234.511.007 45.380.894 ........................ 7.935.123.013 1.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp, bao gồm: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài…. * TK sử dụng 623 Kế toán sử dụng TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công ” * Kết cấu TK 623 Bên nợ : Phản ánh các khoản CP liên quan đến quá trình sử dụng máy thi công Bên có : Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 TK 623 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 TK cấp 2: TK 6231: chi phí nhân công TK 6232: chi phí vật liệu TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: chi phí dịch vụ mua ngoài mua ngoài TK 6238: chi phí bằng tiền khác. Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí phân bổ cho từng hạng mục công trình Tổng khối lượng(ca)máy đã sử dụng cho các hạng mục công trình Số ca máy thực tế (hoặc khối lượng công tác) máy đã phục vụ từng hạng mục công trình = Tổng chi phí sử dụng máy thi công x *Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Tuy từng trường hợp Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện có tổ chức đội máy thi công riêng, thuê ngoài hay từng đội xây lắp có máy thi công riêng mà doanh nghiệp tổ chức kế toán chi phí sử dụng máy thi công theo trình tự khác nhau. Qúa trình kế toán chi phí sử dụng máy thi công được biểu hiện qua sơ đồ số 3. Phụ lục 2 Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công TK 334 TK 623 Tiền lương,phụ cấp của công nhân sử dụng máy thi công TK 152, 153 TK 154 Giá trị thực tế của NVL, CCDC dùng cho máy thi công TK 214 Khấu hao cơ bản của máy thi công Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công TK 1421, 335 Chi phí trích trước, trả trước cho máy thi công TK 111, 112, 141, 331 CPDV mua ngoài, CP bằng tiền khác dùng cho máy thi công TK 133 VAT đầu vào SỔ CÁI TÀI KHOẢN Mã TK 623 – CP Sử dụng máy thi công Năm 2005 Đơn vị (VNĐ) Ngày ghi sổ Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng STPS Số dư N C N C 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 ................ 31/12/2005 Đầu kỳ Đ1: KC CPTT ĐZ 220KV Lào Cai Yên Bái Đ4: KC ĐZ xã Bảo Toàn, Lý Bôn… ĐZ 110KV Than Uyên Lai Châu Đ4 CQT khu UBND tỉnh Sơn La ............................ KC KC CPTT CT VLTTCT hoàn thành năm 2005 141 141 141 141 154 60.680.000 52.995.000 80.000.000 95.000.000 ..................... 3.968.700.000 60.680.000 52.995.000 80.000.000 95.000.000 .................. 3.968.700.000 1.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các công trình, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí về nhân viên phân xưởng như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn … Quá trình kế toán chi phí SXC được biểu hiện qua sơ đồ sau Phụ lục 3 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 Lương nhân viên quản lý, BHXH BHYT, KPCĐ của công nhân viên TK 152, 153 TK 154 Giá thực tế NVL, CCDC xuất dùng cho sản xuất chung TK 1421, 335 Chi phí trích trước, trả trước chi phí sản xuất chung Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển TK 214 chi phí sản xuất chung Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung TK 632 TK 111, 112, 331 CPSXC cố định CPDV mua ngoài, CP bằng tiền khác dùng cho sản xuất chung PS trên mức bình thường TK 133 VAT đầu vào CP SXC tại Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện bao gồm những khoản mục CP sau: - CCDC, vật liệu xuất sử dụng cho văn phòng đội CP lương của công nhân điều khiển MTC, lương bộ phận quản lý đội CP khấu hao TSCĐ: gồm khấu hao MTC, khấu hao TSCĐ dùng chung cho văn phòng đội, xưởng gia công cơ khí. Cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng CT, HMCT Các khoản trích trước hoặc phân bổ CP sửa chữa TSCĐ Các khoản CP không hạch toán trực tiếp cho từng CT được thì đều tập hợp trên TK 627 như CP DV mua ngoài phục vụ cho tổ đội thi công, MTC, CP bằng tiền khác . . . Tóm lại CP SXC của DN được phân làm hai loại chính: - CP chung trực tiếp ( TK 6271): là những CP SXC có thể tập hợp trực tiếp cho từng CT, HMCT - CP chung phân bổ ( TK 6272): là những khoản CP không xác định riêng được cho từng CT như CP cầu phà, điện nước, điện thoại, than, tiền thuê xe đi CT . . .CP chung này được phân bổ cho các CT theo tỷ lệ với CP NCTT của từng CT. Tổng CP chung phân bổ Tổng CP NCTT toàn DN CP NCTT của CT i CP chung phân bổ cho CT i = x Một số nghiệp vụ chủ yếu về CP SXC được kế toán định khoản như sau: - Căn cứ vào bảng thanh toán lương của bộ phận quản lý đội cho công trình ĐZ 220kV Lào cai Yên Bái ... ngày 31/12/2005, kế toán ghi sổ theo định khoản: + Nợ TK 6271 ( DYBLC) : 8.050.000 Có TK 334 (Đội NT) : 8.050.000 + Nợ TK 6271 ( DYBLC) : 2.673.120 Có TK 334 (XGCCK) : 2.673.120 Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng về thuê xe điều hành tuyến số 33521 ngày 24/12/2005 kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 6271 (DYBLC) 1.540.000 Nợ TK 1331 77.000 Có TK 111 1.617.000 - Căn cứ vào bảng khấu hao TSCĐ ngày 31/12/2005 kế toán ghi sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6272 : 42.745.202 Có TK 214 : 42.745.202 - Căn cứ vào vé cầu phà số 23 ngày 23/10/2005 kế toán ghi sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6272 : 125.000 Có TK 111 : 125.000 - Căn cứ vào hoá đơn tiền điện số 45632 ngày 13/12/06 kế toán ghi sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6272 : 1.350.655 Có TK 112 : 1.350.655 Đồng thời phân bổ CP SXC cho từng CT theo tỷ lệ với CP NCTT ( theo công thức trên) cụ thể ở đây là CT ĐZ 220kV Yên bái Lào cai chịu khoản chi phí chung sau khi đã phân bổ là: 7.845.232 và ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 154 ( DYBLC) : 3.845.232 Có TK 6272 : 3.845.232 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Mã TK 627 – CP SX chung Năm 2005 Đơn vị (VNĐ) Ngày ghi sổ Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng STPS Số dư N C N C 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 31/12/2005 ................ 31/12/2005 Đầu kỳ Đ1: KC CPTT ĐZ 220KV Lào Cai Yên Bái Đ4: KC ĐZ xã Bảo Toàn, Lý Bôn… ĐZ 110KV Than Uyên Lai Châu Đ4 CQT khu UBND tỉnh Sơn La ............................ KC KC CPTT CT VLTTCT hoàn thành năm 2005 141 141 141 141 154 75.852.000 82.995.000 80.753.000 74.000.000 ..................... 3.564.875.012 75.852.000 82.995.000 80.753.000 74.000.000 .................... 3.564.875.012 II. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện 1.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình, cuối kỳ kế toán kết chuyển các chi phí để tính giá thành công trình Nợ TK 154 (DYBLC) : 173.934.353 Có TK 621 : 88.025.112 Có TK 622 : 69.800.889 Có TK 627 : 16.108.352 SỔ CHI TIẾT TK 154 - cpsxkddd Công trình:ĐZ 220KV Lào Cai, Yên Bái Đơn vị : đồng Ngày ghi sổ Ngày chứng từ Nội dung Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp (CPSX chung) Tổng cộng CP thực tế Vật liệu Ngày công CPSDMTC 31/12/2005 Chi phí phát sinh 88.025.112 69.800.889 60.680.000 75.852.000 294.358.001 31/12/2005 Hạng mục hoàn thành bàn giao 88.025.112 69.800.889 60.680.000 75.852.000 294.358.001 31/12/2005 Hạng mục dở dang ................... ................... ................... ................... ................... Dư cuối kỳ :0 2.2 Xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Tại Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện việc kiểm tra đánh giá SP dở dang được tiến hành vào cuối năm tài chính. Thông thường trong quá trình thi công CT các cán bộ kỹ thuật, đội trưởng, tổ trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng của từng phần công việc. Sau khi thi công từng HMCT sẽ tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng của từng hạng mục CT như : hạng mục đúc móng cột, móng néo, căng dây néo . . . theo quy định 2654- ĐVN/QLXD. Đến cuối năm tài chính căn cứ vào các biên bản này để xác định khối lượng công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc còn dở dang, từ đó làm cơ sở cho việc xác định giá trị SP XL dở dang cuối kỳ. III. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện 3.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện. Đối tượng tính giá thành Tại Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện, đối tượng tính giá thành SP XL là từng CT, HMCT. Kỳ tính giá thành là khi bàn giao khối lượng công việc, CT, HMCT. SP XL sau khi hoàn thành sẽ phải nghiệm thu trước khi bàn giao đưa vào sử dụng. Sau khi công trình hoàn thành kế toán tiến hành tính giá thành SP XL theo phương pháp giản đơn. Công thức tính như sau: Giá thành CT XL hoàn thành = Giá trị khối lượng XL DDĐK + Chi phí sx phát sinh trong kỳ _ Giá trị khối lượng XL DDCK Ví dụ: Tính giá thành CT ĐZ 110kV Yên Bái Lào Cai Quý 4/2005 Bảng tính giá thành công trình sản phẩm Từ 01/10/2005 đến 31/12/2005 TT Tên công trình Dở dang đầu kỳ CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng CP DD cuối kỳ Giá vốn hàng bán 1 ĐZ 220kV Lào cai Yên Bái 115.251.023 88.025.112 69.800.889 16.108.352 173.934.353 0 289.185.376 Giá thành SP XL là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Việc xác định chính xác giá thành SP XL sẽ phản ánh được trình độ quản lý và sử dụng CP của đơn vị, đồng thời làm cơ sở cho việc phát hiện ra các trường hợp lãng phí, tham ô của công. Từ đó đề xuất ra các biện pháp hạ thấp giá thành SP, tăng sức cạnh tranh cho DN. Chúng ta biết rằng hầu hết các CT mà XN có được là thông qua hình thức đấu thầu. Trong đó một trong những tiêu thức quan trọng để được chỉ định thầu đó chính là giá thành SP. DN nào có giá thành SP thấp hơn với các khoản mục CP hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng CT thì DN đó được chọn. Do đó kế toán giá thành SP XL đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý giá thành của các CT đã hoàn thành Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Nhật ký chung Sổ chi tiết TK 621, 622, 6271 Chứng từ gốc Sổ cái TK 621, 622, 6271, 154 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng phân bổ CP SXC Sổ giá thành CT Bảng tính giá thành CT, SP 3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là cách thức, phương pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành CT, HMCT hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành trên cơ sở chi phí sản phẩm xây lắp đã tập hợp của kế toán theo các khoản mục chi phí đã quy định. Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp, mỗi phương pháp đều phù hợp với một doanh nghiệp xây lắp cụ thể. Do vậy khi chọn một phương pháp cho một doanh nghiệp ta thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, tính chất của sản phẩm và yêu cầu hạch toán. Sau đây ta sẽ nghiên cứu một số phương pháp tính giá thành được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp xây lắp. Tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện đã áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí: Theo phương pháp này, giá thành công trình, hạng mục công trình được xác định bằng tổng cộng các chi phí sản xuất để hoàn thành các bộ phận công trình,hạng mục công trình sau khi tính chênh lệch giá trị dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Z = Dđk + C1 + C2 +...+ Cn - Dck Trong đó: Z: Giá thành thực tế của toàn bộ công trình Ddk: Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ C1,C2....Cn: Chi phí từng giai đoạn Dck: Chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ Phần II: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện I. Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện 1.1 Những ưu điểm Thứ nhất: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học với đội ngũ kế toán đều có trình độ đại học, năng nổ, nhiệt tình, được bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người do đó phát huy được tối đa năng lực của từng người. Thứ hai: Theo dõi, ghi chép và hạch toán kịp thời, chính xác các loại công nợ: nợ phải thu, phải trả, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn . . . Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, cơ quan cấp trên và các đơn vị bạn. Thứ ba: Đối với các CT nhận khoán trọn gói và CT đơn vị nhận XL, gia công ngoài, nhân viên kinh tế các đơn vị đều mở sổ sách theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan các khoản thu chi. Phối hợp chặt chẽ với phòng Kỹ thuật - Công nghệ, phòng Kế hoạch – Kinh doanh trong công tác nghệm thu, thanh quyết toán CT. Tập hợp, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ lưu trữ tại phòng Tài chính kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh. Thứ tư : Công tác đánh giá SPXL dở dang có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận liên quan do đó đảm bảo đánh giá được chính xác khối lượng XL dở dang cuối kỳ và khối lượng XL hoàn thành trong kỳ, từ đó làm cơ sở cho việc theo dõi và quản lý tình hình sử dụng các khoản CP, kịp thời phát hiện ra những trường hợp lãng phí, biển thủ vật tư hay chi tiêu không đúng mục đích và các biện pháp cần thiết sẽ được áp dụng đúng đối tượng. Thứ năm: Công tác hạch toán kế toán của công ty được thực hiện toàn bộ trên máy vi tính nên vừa giảm đi được một lượng đáng kể khối lượng công việc cho các kế toán viên vừa đảm bảo tính khoa học, chính xác cho các thông tin, số liệu của đơn vị. 1.2 Những mặt hạn chế Thứ nhất: Ngoài các chứng từ do Nhà nước quy định, Công ty không thiết kế thêm một chứng từ tự lập nào do đó gây khó khăn cho các nhà quản trị DN trong việc quản lý nội bộ Thứ hai: Hầu hết các máy móc thi công đều thuộc sở hữu của công ty, xong các khoản CP phát sinh liên quan đến việc sử dụng MTC lại không được theo dõi, tập hợp riêng trên TK 623 như quy định của BTC, mà được tập hợp chung trên TK 621, 622, 627. Điều này làm hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của MTC cũng như việc đề xuất ra các biện pháp tiết kiệm CP. Thứ ba: Các khoản CP chung phân bổ không được theo dõi ở một sổ sách cụ thể nào, mà được theo dõi ở tất cả các sổ có liên quan như sổ theo dõi TSCĐ, sổ quỹ tiền mặt, sổ lương . . . Điều này gây khó khăn cho các nhân viên kế toán khi muốn tập hợp CP chung phân bổ để tiến hành phân cho các CT. Thứ tư : Trên TK 627 không phản ánh các khoản trích theo lương của CNTTSX, công nhân điều khiển và phục vụ MTC, nhân viên QL đội nên CP SXC không được phản ánh một cách đầy đủ. Thứ năm: Công tác thanh quyết toán thu hồi vốn chậm, trong khi đó vốn lưu động lại thấp, giá cả một số vật tư, vật liệu trượt giá liên tục, tính ổn định không cao . . . Tất cả những điều đó đều làm chậm trễ việc thanh toán lương cho các nhân viên văn phòng cũng như các CNTTSX do đó việc cân đối thu chi sao cho vừa đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên vừa đảm bảo quỹ tiền mặt của công ty cho hợp lý là một vấn đề không đơn giản đối với các nhân viên kế toán. II. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2.1 Vai trò của kế toán XL và giá thành SP XL Như từ đầu luận văn chúng ta đã khẳng định hạch toán CPXL và tính giá thành SP XL là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong các DNXL. Nó giữ vai trò quyết định và có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý CP và hạ thấp giá thành SP. Cụ thể nó có những vai trò sau: - CPXL được phản ánh một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời sẽ là điều kiện để quản lý CP chặt chẽ nhất và là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thàh SP XL. - Hạch toán CPXL và giá thành SPXL tốt góp phần phát hiện những trường hợp vi phạm, lãng phí, tham ô của công để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và là cơ sở để đề ra các biện pháp hạ thấp giá thàh SP XL. - Hạch toán CPXL và giá thành SP XL chính xác sẽ là một nguồn thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý DN đưa ra các quyết định hay đưa ra các mức giá thầu cạnh trạnh trong các hồ sơ dự thầu tiếp sau. 2.2 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán CPXL và giá thành SP XL - Đối với tất cả các ngành SX nói chung và ngành XDCB nói riêng thì nhu cầu được hoàn thiện kế toán CPXL và giá thành SP XL là luôn luôn cần thiết, vì thị trường ngày càng phát triển có những nghiệp vụ mà trước đây chưa bao giờ phát sinh nay lại trở nên phổ biến và các hệ thống chứng từ, TK, sổ sách cũ . . . trở nên lỗi thời không còn phù hợp nữa. Do đó nó đòi hỏi phải có những thay đổi nhằm hoàn thiện kế toán CPXL và giá thành SP XL hay nói cách khác khi đối tượng quản lý thay đổi thì công cụ quản lý cũng phải thay đổi theo. - So với các ngành SX công nghiệp khác thì XDCB là một ngành có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng. Vì vậy kế toán CP XL và tính giá thành SP XL càng được hoàn thiện bao nhiêu thì việc quản lý và đầu tư XDCB càng dễ dàng và thuận lợi bấy nhiêu. Nó sẽ đảm bảo cho việc hạch toán đúng, đủ, chính xác các khoản CP và là cơ sở để vừa hạ thấp giá thành vừa vẫn đảm bảo được chất lượng CT. - Các số liệu trên báo cáo kế toán của DN không chỉ là mối quan tâm của bản thân DN mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng có liên quan như: cơ quan thuế, chủ đầu tư, các bạn hàng . . . Tuy mỗi một đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau nhưng đều có một điểm chung nhất là mong muốn sử dụng các thông tin đáng tin cậy phản ánh trung thực hoạt động của DN để làm cơ sở đưa ra những quyết sách hợp lý trong việc thiết lập mối quan hệ với DN trong tương lai. Do vậy việc hoàn thiện kế toán CP XL và giá thành SP XL lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết đối với các DNSX nói chung và DNXL nói riêng. - Hệ thống chuẩn mực kế toán VN đang được BTC lần lượt ban hành, nó là sự tiếp thu những tinh hoa của chuẩn mực kế toán các nước tiên tiến trên thế giới kết hợp với những nét đặc thù của nền kinh tế VN. Từ thực tế này đòi hỏi kế toán CPXL và giá thành SPXL phải không ngừng được hoàn thiện để vừa phù hợp với những thay đổi của chế độ kế toán mới vừa phù hợp với đặc điểm SXKD của đơn vị mình. Trên đây là một số lý do cơ bản đòi hỏi phải hoàn thiện kế toán CP XL và giá thành SP XL. Điều này sẽ góp phần giúp cho các DNXL có thêm một công cụ quản lý hữu hiệu để từng bước đưa DN của mình phát triển lên một tầng cao mới. Vậy hoàn thiện kế toán CPXL và giá thành SPXL đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu gì? 2.3 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán CPXL và tính giá thành SPXL trong các DNXL Thứ nhất là phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nội bộ. Hoàn thiện là cần thiết song trước hết nó phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nội bộ, phải tạo điều kện thuận lợi cho các kế toán viên trong việc hạch toán, ghi chép sổ sách. Các khâu phải được tổ chức một cách khoa học dễ dàng cho người thực hiện cũng như dễ dàng cho các nhà quản trị trong việc nắm bắt thông tin để đưa ra các quyết sách thích hợp. Thứ hai là phải đảm bảo đúng chế độ. Đây là một yêu cầu mang tính chất nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện. Mọi DN được coi là hoạt động hợp pháp khi nó tuân thủ đúng những gì Nhà nước ban hành ra. Điều này sẽ giúp các DN không gặp khó khăn trong quá trình kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước như : cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước . . . Thứ ba là phải phát huy vai trò của kế toán trong giám sát, quản lý, dễ dàng phát hiện ra những sai phạm, gian lận nếu có trong quá trình thực hiện kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp để từ đó đề xuất ra những biện pháp xử lý cần thiết. Thứ tư là việc hoàn thiện phải theo xu hướng mở có tính trước các nghiệp vụ sẽ phát sinh trong tương lai. Tức là trong tương lai khi có các nghiệp vụ mới mà trước đây chưa bao giờ phát sinh thì kế toán vẫn có thể xử lý một cách linh hoạt, không bị lúng túng trong quá trình xử lý và ghi sổ kế toán mà không vi phạm chế độ. 2.4 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty, bằng sự hiểu biết của bản thân, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: ý Ý kiến thứ nhất: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trong việc xác định giá trị SP dở dang kịp thời, tức là giúp cho kế toán giá trị vật liệu chính ( đối tượng chế biến ) ra khỏi CP NVLTT một cách nhanh chóng, chính xác thì theo em nên mở thêm TK cấp 2 của TK 621 như sau: - TK 6211 “ Chi phí về nguyên vật liệu chính ” : TK này dùng để phản ánh trị giá NVL chính ( đối tượng chế biến) sử dụng trực tiếp cho hoạt động XL, SX SP công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ của DNXL. - TK 6212 “ chi phí về vật liệu phụ ” : TK này dùng để phản ánh các CP về vật liệu phụ phục vụ cho công tác thi công CT. Trình tự hạch toán như sau: - Khi xuất NVL chính cho thi công CT ( như sắt, thép, xi măng . . .) kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6211 ( chi tiết CT) : Trị giá vật liệu xuất kho Có TK 152 : Trị giá vật liệu xuất kho - Đối với chi phí vận chuyển, kế toán căn cứ vào giấy biên nhận ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6211 ( chi tiết CT) : Chi phí vận chuyển Có TK 1412 : Chi phí vận chuyển - Trường hợp mua vật liệu về xuất thẳng cho thi công CT, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6211( chi tiết CT) : Trị giá vật liệu chưa thuế Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,113,1412,331 : Tổng giá thanh toán - Khi có các CP về vật liệu phụ phát sinh ( như sơn, que hàn, điện nước thi công . . .), kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi vào NKC theo định khoản: Nợ TK 6212 ( chi tiết CT) : Trị giá vật liệu phụ Nợ TK 133 ( nếu có) : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,1412,152,331 : Tổng giá thanh toán ý Ý kiến thứ hai Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Theo em Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNTTSX để đảm bảo đúng chế độ cũng như đảm bảo cho việc phản ánh CP được chính xác - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc trích trước tiền lương phải trả trong thời gian ngừng SX theo kế hoạch Nợ TK 622 : Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX Có TK 335 : Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX - Khi công nhân thực tế xin nghỉ phép Nợ TK 335 : Tiền lương nghỉ phép Có TK 3341: Tiền lương nghỉ phép ý Ý kiến thứ ba Kế toán chi phí sản xuất chung * Theo em Công ty nên tách riêng khoản mục CP sử dụng MTC và tập hợp trên TK 623 - chi tiết cho từng CT, HMCT - TK 623 : TK này dùng để tập hợp và phân bổ CP sử dụng xe, MTC phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp CT. - TK 623 được mở chi tiết thành 2 TK cấp hai: TK 6231 “ Chi phí sử dụng MTC trực tiếp ”: gồm những khoản CP sử dụng MTC có thể tập hợp riêng được cho từng CT. TK 6232 “ Chi phí sử dụng MTC phân bổ ” : gồm những khoản CP sử dụng MTC không thể tách riêng được phải tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ cho các CT, HMCT theo tỷ lệ với CP NCTT. Công thức như sau: CP sử dụng MTC phân bổ cho CT i = Tổng CP sử dụng MTC phân bổ Tổng CP NCTT x CP NCTT của CT i Trình tự hạch toán như sau ( tương tự như đối với TK 627 ) - Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho MTC, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản Nợ TK 6231 ( chi tiết CT) : Trị giá nhiên liệu xuất kho Có TK 152 : Trị giá nhiên liệu xuất kho - Trường hợp mua nhiên liệu về xuất thẳng cho thi công CT, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6231 ( chi tiết CT) : Trị giá nhiên liệu chưa thuế Nợ TK 133( nếu có) : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,1412,331 : Tổng giá thanh toán - Căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương, kế toán xác định lương công nhân điều khiển và phục vụ MTC và ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6231( chi tiết CT) : Lương CN điều khiển và phục vụ MTC Có TK 3341 : Lương CN điều khiển và phục vụ MTC - Khi trích khấu hao MTC, căn cứ vào bảng trích khấu hao kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6232 : Khấu hao MTC Có TK 214 : Khấu hao MTC - Trường hợp phát sinh các CP dịch vụ mua ngoài và CP bằng tiền khác, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6232 : CP DV mua ngoài và CP bằng tiền khác Nợ TK 133 ( nếu có) : Thuế GTGT Có TK 111,112,1412,331 : Tổng giá thanh toán - Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ CP sử dụng MTC kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản: + Nợ TK 154 ( chi tiết CT) : CP sử dụng MTC trực tiếp Có TK 6231 ( chi tiết CT) : CP sử dụng MTC trực tiếp + Nợ TK 154 ( chi tiết CT) : CP sử dụng MTC phân bổ Có TK 6232 : CP sử dụng MTC phân bổ * ở Ở Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của CNTTSX, công nhân điều khiển và phục vụ MTC ( thuộc biên chế ), nhân viên quản lý đội đều được tính và hạch toán vào TK 642 “ Chi phí quản lý DN ”, điều này làm tăng CP quản lý DN, giảm lãi của công trình và làm cho CPSX của Công ty không được phản ánh đầy đủ. Theo em Công ty nên trích các khoản trích theo lương này và tập hợp trên TK 6271 theo tỷ lệ đã được quy định: phần DN chịu BHXH 15% trên quỹ lương cơ bản phải trả BHYT 2% trên quỹ lương cơ bản phải trả KPCĐ 2% trên quỹ lương thực tế phải trả Hạch toán như sau: - Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ của CNTTSX, công nhân điều khiển và phục vụ MTC, nhân viên QL đội, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 6271 ( chi tiết CT) : Các khoản trích theo lương Có TK 338 : Các khoản trích theo lương Kết luận Thực tập là thời gian rất quan trọng để một sinh viên có thể hoàn thiện các kiến thức học được trên giảng đường. Lí thuyết là bất biến là cố định, còn thực tế là biến đổi là vận dụng trong thực tế khách quan. Thực hành và lý thuyết chính là hai mặt cốt lõi của một vấn đề. Chúng bổ sung cho nhau, hoàn thiện lẫn nhau. Lý thuyết được xây dựng để phục vụ thực tế, còn thực tế hoạt động lại cung cấp những thông tin cần thiết để bổ sung sửa đổi lý thuyết cho lý thuyết ngày càng hoàn thiện hơn, và những thay đổi đó lại được áp dụng ngược trở lại phục vụ thực tiễn. Trong giai đoạn này, em đã chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện”. Những kiến thức được thầy cô giảng dạy trên lớp, và những kiến thức tìm hiểu được trên các phương tiện thông tin, đã cung cấp cho em những kiến thức nền tảng để có thể áp dụng vào việc hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Với đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện” em đã hiểu được thực tế áp dụng chế độ kế toán tại đơn vị, và giúp em nắm chắc hơn về kiến thức chuyên ngành. Với đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện đã được thực hiện một cách nghiêm túc. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên những góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện sẽ không tránh khỏi một số hạn chế, em rất mong được sự góp ý của các thày cô và các bạn. Cũng qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn tới giảng viên Trần Thị Phượng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt nhất giai đoạn thực tập của mình. Sinh viên thực hiện Hoàng Trần Gia Phúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32237.doc
Tài liệu liên quan