Chuyên đề Một số giải pháp tài chính Nhà nước nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nghèo đói mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ tồn tại ở những nước kém phát triển và ngay cả những nước phát triển nhất nó vẫn tồn tại hiển nhiên. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân dẫn đến không ổn định về chính trị, cản trở sự phát triển về kinh tế, xã hội của một vùng một địa phương hay một quốc gia. Đảng và Nhà nước đã coi mục tiêu xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội và toàn dân. Bằng tác động của chính sách và biện pháp chăm lo cho người nghèo đặc biệt là các đối tượng uy tiên, ưu đãi xã hội như: được vay vốn với lãi suất thấp, miễn phí y tế giáo dục cho người nghèo đói, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng. tất cả là vì mục đích chính là tạo cho người nghèo, hộ nghèo có cơ hội, có điều kiện để chống đói nghèo bằng chính sức mình tự cứu mình thoát khỏi cảnh đói nghèo, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng thu hẹp. Đó mới là kết quả có ý nghĩa lâu dài của chương trình xoá đói giảm nghèo. Tóm lại luận văn “Một số giải pháp tài chính Nhà nước nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội” dựa trên nền tàng đó đã trình bày các vẫn đề như sau: - Đưa ra được sự cần thiết xoá đói giảm nghèo. - Đưa ra các khái niệm về đói nghèo và các tiêu thức đánh giá. Thông qua các tiêu thức đánh giá chuẩn đói nghèo đã nắm được một số hộ tình trạng đói nghèo và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Thành phố Hà Nội. Phân tích thực trạng tài chính Nhà nước trong việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo từ đó rút ra những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại. - Phân tích được hệ thống các giải pháp tài chính cần thiết cho công tác xoá đói giảm nghèo ở Thành phố Hà Nội. Em hy vọng rằng những ý kiến cho dù rất nhỏ bé, trong bài luận văn này có thể góp phần vào xoá đói giảm nghèo nói chung và Thành phố Hà nội nói riêng

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tài chính Nhà nước nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.697 9,9% Trồng rừng (theo chương trình 5 triệu ha của Chính phủ) 896 2,5% (Nguồn: Sở lao động TB- XH Hà Nội) Số liệu trên cho thấy đầu tư Ngân sách cho xoá đói giảm nghèo có hiệu quả thể hiện trên các mặt sau: Đầu tư cho xây dựng thuỷ lợi với tỷ trọng vốn lớn chiếm 33,5% là rất có lợi trong việc sản xuất nông nghiệp như các ông cha đã từng đúc rút: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đầu tư cho giao thông liên Huyện, liên xã với tỷ trọng là 44% sẽ góp phần cho người dân các vùng đi lại giao lưu buôn bán, phát triển ngành nghề, dịch vụ v.v... đến nơi khác và ngược lại. Ngoài ra trong năm 2000 Ngân sách Trung ương còn đầu tư 1.500 triệu đồng, thực hiện dự án đường giao thông liên xã thuộc huyện Sóc Sơn và 79 triệu đồng hỗ trợ ổn định di dân theo dự án của Chi cục điều đồng Lao đồng dân cư Thành phố triển khai thực hiện 2.2.2. Hỗ trợ vốn để hộ nghèo vay phát triển sản xuất kinh doanh. Thâm canh lúa, hoa mẫu, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, gia sức, nuôi cá lồng....và phát triển ngành nghề dịch vụ với tổng nguồn quỹ: 43.864 triệu động. Năm 2000 các ban ngành, hộ đoàn thể Thành phố đã cho 17.989 vượt hộ vay với số tiền là 24.918 triệu đồng. Nguồn vốn vay như sau: ¯ Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo do hội nông dân Thành phố quản lý và cho vay với lãi suất ưu đãi 0,3%/tháng, thời hạn vay một năm, tổng quỹ năm 2000 18.485 triệu đồng bao gồm: - Ngân sách Thành phố: 14.450 triệu đồng, năm 2000 đă cho 4322 hộ vay cới số tiền là 6.395 triệu đồng (mức vay bình quân 1,47 triệu đồng/hộ) số dư nợ là 12.084 triệu đồng. - Vốn huy động và vận động là: 4035 triệu đồng cho 3483 hộ vay. ¯ Tổng quỹ ngân hàng phúc vụ người nghèo: 23.320 triệu đồng, năm 2000 cho 7.470 hộ vay với số tiền là 12.591 triệu đồng (mức vay bình quân là 1,7 triệu đồng/hộ). Tổng dư nợ cho vay là 20.782 triệu đồng. ¯ Quỹ tiết kiệm vì phụ nữ do Hội phụ nữ Thành phố chỉ đạo quản lý, cho vay tổng số 1.977 triệu đồng, năm 2000 đã cho 2714 hộ viên nghèo vay. ¯ Quỹ “ngân hàng bò” 82 triệu đồng của tổ chức AFILIA hiện đã triển khai được 54 bò sinh sản giao cho 54 hộ vay. Để sử dụng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo có hiệu quả hàng năm Ban điều hành quý hỗ trợ nông dân và người nghèo, đã tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay, quản lý và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo của các quận huyện. Kết quả cho thấy: Công tác quản lý và điều hành hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo năm 1999 có nhiều tiến bộ, 100% cơ sở xã, phường để mở sổ sách theo quy định số vốn do ban điều hành quỹ phân bổ về các quận, huyện đều cho nông dân vay, không để tồn vốn. Việc xét duyệt hồ sơ vay vốn của các hội nông dân được tiến hành không khai, dân chủ từ các chi tổ hội đảm bảo việc cho vay đúng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ. Các hộ được vay sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy được hiệu quả của nguồn vốn. Đối với quỹ của ngân hàng người nghèo, qua báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của ngân hàng người nghèo, thấy nhiều hộ nghèo đã được vay vốn nâng thu nhập bình quân tháng từ 70.000 đồng/người/tháng lên tới mức 150.000 đồng/người/tháng, đặc biệt một số hộ đã nâng lên 1 triệu đồng/tháng. 2.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao công nghệ cho người nghèo. Toàn Thành phố có 32% số hộ nghèo vì thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và chi tiêu sinh hoạt gia đình. Trong những năm qua Thành phố đã chỉ đạo các ban ngành, hội đoàn thể đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh Thành phố và trung tâm khuyến nông tập trung hướng dẫn chi tiết cụ thể về cách thức chăn nuôi trồng trọt cũng như cách tổ chức các hoạt động dịch vụ, tổ chức lao động và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp chặt chẽ với hướng dẫn kiến thức chi tiêu gia đình. Năm 1999 đã có trên 20.000 lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn. Trong đó hội nông dân Thành phố đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông và các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn tập huấn về: - Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa: lợn nạc, nuôi tôm càng xanh, trồng lúa lai, ngô lai, trồng hoa, cây cạnh cho 17.757 lượt hội viên. - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng 19 mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt. - Mở 16 lớp với 2788 lượt hội viên trao đổi, toà đàm về cách sử dụng phân bón. - Tổ chức tham quan mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình làm kinh tế giỏi ở Hà Tây, Ninh Bình, Hưng yên, Nghệ An... - Thực hiện dự án “ Huấn luyện nông dân sản xuất râu an toàn”. 2.2.4. hỗ trợ người nghèo về y tế và giáo dục: ¯ Cấp thể BHYT miến phí và tổ chức tốt việc khám chữa bệnh đối với người nghèo: Từ năm 1995 Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có chủ trương cấp thể BHYT miến phí cho toàn bộ người nghèo và thực thanh thực chi về kinh phí. Thành phố đã chỉ đạo Sở lao động Thường bình- Xã hội, sở y tế, sở tài chính và bảo hiểm y tế Thành phố cấp thẻ BHYT T8 cho toàn bộ người nghèo và đối tượng cứu trợ Xã hội của Thành phố. Hàng năm Thành phố dành trên 1,5 tỷ đồng để thanh toán BHYT cho người nghèo ở các cơ sở y tế. Đây là chủ trương đúng đắn của Thành phố đã được các bộ ban, ngành, các quận huyện, xã phường và nhân dân đồng tình ủng hộ. Năm 1998-1999 Thành phố đã cấp 47.862 thẻ BHYT ký hiệu T8 cho người nghèo và tổng kinh phí chi cho khám chữa bệnh là 1,6 tỷ đồng. Sở y tế Hà Nội đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho 94.848 lượt người và điều trị nội trú cho 4152 người nghèo. Ngoài ra sở y tế còn ưu tiên đầu tư nâng cấp sửa chữa xây dựng mới một số trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa khu vực và trung tâm y tế huyện với tổng kinh phí đầu tư 3950 triệu đồng để phúc vụ nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là vùng có số hộ nghèo lớn như huyện Sóc Sơn. Cấp trang thiết bị, dụng cụ y tế cho 5 trung tâm y tế huyện, 108 trạm y tế xã thuộc 5 huyện ngoại thành và phòng khám Chèm Từ Liêm. ¯ Miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng cơ bản cho học sinh nghèo: Để tạo điều kiện cho học sinh thuộc diện hộ nghèo đến trường, ngay từ năm học 1995- 1996 Thành phố đã có chủ trương miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng đối với học sinh cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo đồng thời các em được mượn sách giáo khoa trong tủ sách chung của nhà trường. Năm 2000 Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội vẫn tiếp tục chỉ đạo các trường miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng cho 9161 học sinh nghèo với tổng kinh phí ước tính 800 triệu đồng, số học sinh được hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết là 364 em, có 262 em được tổ chức giáo dục Việt Nam - Nhật Bản hỗ trợ 160 triệu đồng, cụ thể biểu hiện ở bảng sau: Bảng số 6: Hỗ trợ về giáo dục và y tế (Đơn vị: triệu đồng) Lĩnh vực Hình thức hỗ trợ Số tiền Năm 1998 Năm 1999 Giáo dục Hỗ trợ sách giáo khoa 1000 800 Miễn giải học phí 33,4 33,4 Y tế Cấp thẻ bảo hiểm 1600 1600 (Nguồn Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội) Xét về số hỗ trợ giáo dục đào tạo ta thấy rằng số hỗ trợ năm 1999 về miễn giảm học phí có giảm nhưng trong năm 1999 lại có thêm khoản hỗ trợ của tổ chức Việt Nam - Nhật Bản hỗ trợ, vì vậy có thể nói rằng về khoản chi này cũng không giảm đáng kể, tuy nhiêu cũng từ đó đánh giá được một điều rằng số hỗ trợ này giảm cũng đồng nghĩa với số lượng học sinh nghèo giảm. Vì vậy có thể có điều kiện cơ cấu lại nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác cần thiết có nhiều vốn hơn trong chương trính xoá đói giảm nghèo. Đồng thời các khoản hỗ với các khoản hỗ trợ trên là khoản trợ cấp cho người tàn tật, trẻ em mồ côi và đối tượng quá nghèo, mỗi năm với số tiền lá: 180 triệu (mức trợ cấp là 45.000 đồng /tháng /người) đã phần nào đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho những người này. việc hỗ trợ cho đối tượng người tàn tật và trẻ em mồ côi là một công việc thì không thể không thực hiện, song điều kiện tồn tại đáng lưu ý ở đây là đối tượng quá nghèo, xét về lâu dài thì không thể duy trì mãi cách thức hỗ trợp như trên mà phải có những biện pháp thiết thực hơn nữa để họ vươn qua nghèo mà không phải trợ cấp tình thế nữa, bởi vì chắc chắn họ có khả năng lao động. 2.2.5. Công tác giải quyết nhà dột nát đối với hộ cứu trợ xã hội và hộ nghèo. Tại thời điểm tháng 08 năm 1999 toàn Thành phố có 689 nhà dột nát chi ra: - Diện cứu trợ xã hội 203 nhà (già yếu cô đơn, tàn tật không có khả năng lao động). - Diện nghèo là 666 nhà trong đó: 93 nhà thuộc hộ chính sách. Thành phố đã yêu cầu các Quận , Huyện căn cứ thực trạng nhà dột nát của các hộ và điều kiện khả năng hiện có của đơn vị để lập phương án theo hướng: Bản thân gia đình, dòng họ, vận động sự giúp đỡ của các đoàn thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và sự hỗ trợ một phần của Nhà nước trong đó vận động là chính cụ thể là: - Gia đình, dòng họ đóng góp: 40%. - Quận, Huyện, Xã, Phường và vận động các cơ quan đơn vị trên địa bàn ủng hộ: 30%. - Thành phố hỗ trợ: 5 triệu đồng để mua một số nguyên vật liệu chính. Đứng trước thực trạng đó Thành uỷ, HĐND, UBND đã hỗ trợ một phần kinh phí từ Ngân sách để giải quyết nhà dột nát cho hộ cứu trợ xã hội và người nghèo, đặc biệt là Huyện Sóc Sơn. Thành phố Hà Nội hỗ trợ 7 triệu đồng/ cho 46 hộ = 322 triệu đồng. Ngoại ra Thành phố còn tập trung chỉ đạo các Quận, Huyện sửa chữa nhà dột nát là 274 nhà, trong đó sở hữu tư nhân là 258 nhà, sở hữu Nhà nước 16 nhà. Một số quận , huyện đã vượt chi tiêu của Thành phố giao và kể cả tiến độ như: Đông Anh thực hiện 73 nhà (chỉ tiêu 30 nhà), Tây Hồ thực hiện 10 nhà (chỉ tiêu 3 nhà), Gia Lâm thực hiện 11 nhà (chỉ tiêu 10 nhà), Cầu Giấy thực hiện 11 nhà (chỉ tiêu 10 nhà). Số liệu này cho thấy không chỉ nguồn kinh phí sự nghiệp trong năm mà cả nguồn Ngân sách kết dư cũng đã được sử dụng điều này chứng tỏ việc sử dụng Ngân sách nước cho việc xoá đói giảm nghèo là rất linh hoạt nhưng lại phù hợp với tinh thân Luật Ngân sách. Chính vì vậy đã góp phần tạo cho người nghèo được “ ổn cư lại nghiệp”. Hơn thế nữa Huyện Sóc Sơn là Huyện nghèo nhất thì được bố trí nguồn Ngân sách lớn nhất để thực hiện, sự phân bổ này đã tạo ra sự giảm nghèo đồng đều giữa các Quận, Huyện trong Thành phố. Chỉ riêng năm 1999 Thành phố đã chi Ngân sách lên đến 1,9 tỷ đồng để hỗ trợ cho 381 hộ cục nghèo ở đây. Mặc dù vậy nhưng so với số lượng nhà ở của các hộ nghèo thì đây quả là con số chưa phải là nhiều, Đảng uỷ, UBND cũng như các cấp chính quyền đang cố gắng hơn nữa để cùng với nhân dân thực hiện xoá toàn bộ nhà dột nát. Còn một số nội dụng khác nữa của Tài chính Nhà nước cho xoá đói giảm nghèo mà chúng ta không thể đề cặp đến, đó là kinh phí uỷ quyền của các chương trình quốc gia khác được lồng ghép với chương trình xoá đói giảm nghèo. Số chi của các chương trình này được thể hiện qua bảng sau: Bảng số 7: kinh phí uỷ quyền cho các chương trình quốc gia có nội dung liên quan đến chi xoá đói giảm nghèo. (Nguồn: Triệu đồng) Các chương trình quốc gia Số tiền Năm 1998 Năm 1999 Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình 3.890 3.211 Mục tiêu tăng cường CSVC trường học và thiết bị giao dục 1.800 4.500 Mục tiêu bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 181 94 Chương trình nước sạch môi trường nông thôn 0 599 Dự án trồng rừng 5 triệu ha rừng của Chính phủ 0 797 (Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội) Qua số liệu trên bảng cho thấy, nếu không kể đến khoản chi cho chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình và mục tiêu bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thì các khoản chi còn lại tăng lên rõ rệt trong năm 1999. Đặc biệt là 2 khoản chi được phân bổ tương ứng là 599 và 797 triệu đồng đã thể hiện sự quan tâm đúng mức của Nhà nước. Chính sự gia tăng này làm cho sự lồng ghép thực hiện có điều kiện bố trí các khoản chi cụ thể được hợp lý, và trong những cái chung cho toàn bộ Thành phố thì số chi cho xoá đói giảm nghèo chứa đựng trong khoản chi này cũng tăng lên. Đã có tác động không nhỏ để kết quả công cuộc xoá đói giảm nghèo. Riêng sự giảm xuống của khoản chi của khoản chi cho mục tiêu chăm sóc và bảo vệ trẻ em khó khăn đã chứng tỏ sự giảm xuống tương ứng của số trẻ em nghèo, khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những vướng mắc đáng lưu ý đó là qúa trình lồng ghép các chương trình vẫn có sự chồng chéo hoặc chưa thật sự thống nhất, cần phải có sự quản lý thống nhất và đồng bộ hơn nữa. Mặt khác tình trạng không có việc làm đã và đang là vẫn đề kinh tế - xã hội gây gắt và bức súc nhất hiện nay, vậy mà kinh phí uỷ quyền từ Ngân sách Trung ương trong các năm qua không bố trí cho chương trình này. Ngân sách Thành phố phải cáng đáng toàn bộ thì quá là khó khăn. Như vậy, có thể thấy mấy năm qua Hà Nội đã chú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo. Mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn nhưng Ngân sách Thành phố dành cho xoá đói giảm nghèo vẫn còn thấp so với nhu cầu. Để giảm bớt ghánh nặng cho Ngân sách Thành phố, Hà Nội cũng đã khai thác nguồn đầu tư khác trong nền kinh tế xã hội để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo. Không chỉ riêng xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội hàng năm Hà Nội cũng đã thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình là bố trí từ nguồn Ngân sách Thành phố để hỗ trợ Tỉnh Lai Châu xóa đói giảm nghèo với số tiền hàng năm từ 2 - 2,5 tỷ đồng. 2.3. Những tồn tại về chính sách tài chính nhà nước trong việc xoá đói giảm nghèo và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương. 2.3.1 những kết quả đạt được. Nhìn chung có thể đánh giá chương trình “xoá đói giảm nghèo” đã đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội thiết thực. Nhiều hộ nghèo nhờ được vay vốn đã đi vào sản xuất kinh doanh, ổn định dần được cuộc sống. Hàng năm Thành phố đã dành cho một phần nguồn vốn đáng kể cho nhân dân vay, vay với mức lãi suất vừa phải. Ngân hàng đã áp dụng hình thức cho vay thế chấp nên các hộ nghèo được vay ngày càng nhiều hơn. Về sức khoẻ của người dân, người nghèo ốm đâu bệnh tật đã được chữa bệnh kịp thời nhờ có thể bảo hiểm nhân đạo. Có thể nói phương thức thanh toán “ thực thanh thực chi” trong loại hình bảo hiểm y tế này rất ưu việt, nó đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho quỹ “ trợ giúp người nghèo” chỉ khi người nghèo đi khám chữa bệnh thì thẻ BHYT nhân đảo mới có giá trị thanh toán. Hơn thế nữa thẻ phải có ảnh và dấu của cơ quan chức năng nên đã hạn chế được việc mượn thẻ chữa bệnh. Đối với các đối tượng nghèo thuộc diện gia đình chính sách trong những năm qua Thành phố luôn có chủ trương đặc biệt ưu tiên và quan tâm thoả đáng nên nhiều gia đình đã vượt qua được ngưỡng nghèo. Cùng với công cuộc thực hiện “ xoá đói giảm nghèo” của Thành phố, những năm qua các tổ chức đoàn thể trong Thành phố như: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và cơ quan mặt trận Tổ quốc Thành phố cũng đã đóng góp phân tích cực vào phong trào giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo. Nhờ có vốn các hộ nghèo đói đã có thêm kinh nghiệm và làm ăn, hạch toán kinh tế cũng như kiến thức về khoa học kỹ thuật, do đó nhiều hộ có cạnh khó khăn không những vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói mà còn tích luỹ được vốn để phát triển kinh tế. Ngoài ra còn nhiều cơ quan, tổ chức xã hội khác thường xuyên làm công việc tự nguyện giúp đỡ về vật chất như: tiền, thuốc men, quần áo,... hay được tổ chức cơ quan nào nhận đỡ đầu, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm để họ đi vững trên đôi chân của mình, đó mới là điều xã hội mong muốn. Bên cạnh đó còn có nhiều hình thức giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn hay mồ côi không những người nương tựa, bán báo kiếm sống bằng chính lao đồng của các em như: tổ chức bán báo xa mẹ, điều đó một phần nào tránh cho xã hội nỗi lo về số trẻ em phạm tội ngày càng tăng. Trên đây là những nét tích cực, những mặt đã đạt được trong chương trình xoá đói giảm nghèo của Thành phố, nó thể hiện rõ tính cộng đồng cao giữa người với người, tạo điều kiện cùng cố và không ngừng phát huy được khối đoàn kết trong quần chúng nhân dân và càng chứng minh được tính xã hội hóa là điều kiện quan trọng và tiên quyết đối với chương trình xoá đói giảm nghèo. 2.3.2. Những mặt còn tồn tại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như trên, chương trình “ xoá đói giảm nghèo” của Thành phố trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại của những hạn chế do các nguyên nhân sau: - Việc bố trí cho xoá đói giảm nghèo khổng phải là một ngoại lệ, làm cho hiệu quả của công tác này còn rất hạn chế, chỉ mang tính giải quyết tình thế mà vẫn chưa thực sự tạo được bền vững lâu dài. - Công tác quản lý tài chính cũng chưa chặt chẽ đồng bộ dẫn đến hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện mặc dù người nghèo được hướng dẫn cách thức làm ăn, sử dụng vốn vay nhưng việc thoát nghèo chưa thật sự hiệu quả. - Việc thực hiện lồng ghép các chương trình chưa thống nhất đồng bộ cả nội dung, hình thức và cơ chế. - Thời gian cho vay hỗ trợ một năm là hơi ngắn, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho sản xuất dài hạn của người nghèo. ¯ Những tồn tại trên xuất phát từ lý do sâu đay: - Số nghèo có người tàn tật, ốm đau quanh năm không còn khả năng lao động chiếm khá lớn. - Mặt khác trên 60% số hộ nghèo không biết cách sản xuất kinh doanh, kể cả việc chi tiêu trong gia đình. Nguyên nhân vì do hầu hết các chủ hộ và các thành viên trong gia đình thường không được nhanh nhẹ tinh khôn do đó một số hộ mặc dù được hướng dẫn cách làm ăn, sử dụng vốn vay... nhưng việc thoát nghèo vẫn chưa có hiệu quả. - Vẫn đề tạo việc làm tại chỗ cho người nghèo đặc biệt ở nội thành là giải pháp quan trọng nhất để giảm nghèo. Nhưng thực tế do không có đất đai địa điểm để trồng trọt, chăn nuôi và phát triển dịch vụ tăng thu nhập nên việc giảm nghèo ở các quận huyện gặp nhiều khó khăn. 2.3.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới các một số địa phương. Việt Nam đang đứng trước một thời cơ và vận hội phát triển kinh tế xã hội hết sức thuận lợi, song đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt. Giải quyết nhiệm vụ có tính chiến lược như xoá đói giảm nghèo phải kết hợp khôn khéo với những lợi thế bên ngoài mà tạo tiền đề cho thế mạnh trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu tham khảo những mặt được và chưa được trong vẫn đề xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước là cần thiết để vận dụng cho phù hợp với điều kiện hiện nay: Trung Quốc: Thành công của Trung Quốc trong vấn đề xoá đói giảm nghèo không chỉ do tăng trưởng kinh tế mà còn do những biện pháp giải quyết việc làm ở nông thôn, mở rộng hệ thống dạy nghề, tao kỹ thuật mới giảm nhẹ điều kiện làm việc, cải thiện đời sống. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách mới phát triển công nghiệp nông thôn vừa và nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến hàng xuất nhập khẩu nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo kinh tế thuận nông “ ly nông bất lý thường”. Chính vì vậy, tuy là nước đông dân nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại có tỷ lệ người nghèo khổ thấp (năm 1991 có 87 triệu người sống trong mức đói nghèo, 27 triệu người sống bần cùng). Thái Lan. Từ những năm 80 đến này, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền phát triển chính sách phát triên nông thôn qua hình thành và phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng trung tâm dậy nghề ở nông thôn để có phần giảm bớt nghèo khổ. Nhờ hoạt động của ban chấp hành nông thôn (IBIRD) và tổ chức Hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDR) theo mô hình trên, tỷ lệ người nghèo ở Thái Lan chiếm 30% dân số Thái Lan thập niên 80 đã giảm xuống cần 20% năm 1992. Ngoài thành Thành phố Hồ Chí Minh. Nông thôn ngoài thành Thành phố Hồ Chí Minh trước đây là vùng căn cứ địa điểm cách mạng, những hậu quả chiến tranh đề lại còn nặng nề và việc chuyển đổi cơ chế kinh tế còn nhiều mới mẻ. Mặt khác thiên tai, dịch bệnh, mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho một bộ phận dân cư lâm vào tình trạng thiếu đói thường xuyên, khó khăn lúc giáp hạt phải tập trung cứu trợ xã hội. Qua thực hiện xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn ngoài thành Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xoá đói giảm nghèo như sau: - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Thành phố xuống huyện phải quan tâm, chăm lo và coi trọng công tác xóa đói giảm nghèo. Việc tổ chức thực hiện các biện pháp xoá đói giảm nghèo phải đồng bộ hợp lý, thường xuyên đúc dút kinh nghiệm đề ra các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn. - Tổ chức phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành từ Thành phố xuống quận, huyện. - Để tạo ra nguồn vốn lâu dài, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các hộ trong diện xoá đói giảm nghèo, các cấp uỷ Đảng và các cấp hội đoàn thể phải tích cực tìm ra những giải pháp phù hợp để tạo ra nguồn vốn. - Phát động phong trào thi đua sản xuất giỏi, tiết kiệm, hợp tác vượt nghèo với các biện pháp xoá đói giảm nghèo, chủ yếu đến dịp 30/04; 01/05 năm 2000 Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản xoá được hộ nghèo theo chuẩn đề ra. Cũng chính vì vậy Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã là một số trong ít các địa phương áp dụng chuẩn mực đói nghèo riêng cao hơn chuẩn mức đói nghèo tối thiểu mà Bộ LĐ TBXH quy định. Sau đây là các kinh nghiệm đã đúc ra được từ các nước và một số địa phương có thể áp dụng cho xoá đói giảm nghèo nói chung trong cả nước và ở Hà Nội nói riêng. - Bộ máy nhân sự tâm huyết với người nghèo, vì người nghèo. - Mạng lưới từ trung ương đến phường xã. - Phân loại hộ nghèo được hỗ trợ theo quy đinh của Chính phủ. - Công tác quản lý tài chính đặc biệt là công tác quản lý ngân sách chặt chẽ và linh hoạt, sát đúng với thực tế và phù hợp với điều kiện của từng địa phương thậm trí, xã phường. Chương 3 Một số giải pháp tài chính nhà nước nhằm xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố hà nội. 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội. Qua hơn 10 năm đổi mới, cùng với cả nước, Thành phố Hà Nội đã đạt được một số thành tựu nhất định trên các lĩnh vực. Kết quả trong những năm đổi mới giúp chúng ta tích luỹ được một số kinh nghiệm, song vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đó là nền kinh tế, cơ cấu kinh tế tuy có bước chuyển đổi nhưng với tốc độ chậm sản phẩm nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ở mức độ vừa phải. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn chưa vững chắc hiệu quả không cao, nguồn thu ngân sách hạn hẹp. Để tiến kịp với các Thành phố của các nước trên thế giới nói chung và Thành phố của các nước trong khu vực nói riêng. Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người bằng mức trung bình cả nước là mục tiêu cơ bản về kinh tế của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 là: - Phát triển kinh tế với tốc độ phát triển ổn định, với cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh giá trị sản phẩm công nghiệp. - Tiếp tục đầu tư phát triển ngành chế biến nông lâm sản từng bước phát triển khu, cụm, công nghiệp. - Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tiếp tục phát triển những yếu kém, tồn tại trong nền kinh tế: phát triển kinh tế nhiều thành phần, khai thác tối đa nguồn lực hiện có để phát triển. 3.1.2. Mục tiêu cơ bản của công tác xoá đói giảm nghèo. Sự phát triển của đất nước trong những đầu năm thời kỳ 20 đòi hỏi phải là sự phát triển toàn diện cả về kinh tế và xã hội. Xoá đói giảm nghèo đang trong quá trình thực hiện và không ngừng chuyển biến cùng với sự phát triển của đất nước. Đây là một vẫn đề cấp bách và lâu dài, bởi vậy về căn bản là phải giữ ổn định. Xoá đói giảm nghèo là chính sách đặc biệt quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội và sự phồn vinh của đất. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và chính sách đúng đắn đối với xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả đáng mừng: - Trợ giúp người nghèo khó phát triển sản xuất vừa có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội, vừa mang tính nhân văn sâu sắc vì vậy phải coi đó là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội từ thiện ... Trong đó Đảng là người lãnh đạo, chính quyền các cấp là người điều hành. Sở Lao động Thương binh - Xã hội là cơ quan thường trực các cơ quan đoàn thể, các ngành hữu quan là những thành viên trực tiếp thực hiện chương trình. - Đối tượng được hưởng chương trình “ xoá đói giảm nghèo” phải là hộ nghèo, đói đích thực tránh các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. - Chương trình “ xoá đói giảm nghèo” không phải để cứu tế mà chính là sự hỗ trợ về vốn, về kiến thức và điều kiện sản xuất kinh doanh để người nghèo hộ nghèo phải lao động vươn bằng lao động chính mình, không ỉ lại thụ động trông chờ Nhà nước bao cấp, cứu trợ mà tự họ phải vượt qua cửa ải đói nghèo, phải tự ổn định cuộc sống của mình theo phương châm “ cho các cần câu để câu con cá” chứ không nên cho họ có sẵn con cá. - Chương trình “ xoá đói giảm nghèo” không hỗ trọ một cách chung chung, không chạy theo số lượng mà tiến hành tự giúp cho từng hộ nhất là hộ gia đình nghèo khó thuộc diện chính sách - gia đình có công với cách mạng. Họ có sức lao động nhưng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất thì cần phải ưu tiên hỗ trợ nhằm giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo sớm nhất. - Để trợ giúp người nghèo Nhà nước phải phát huy triệt đề các chính sách kinh tế xã hội, các tiền đề, các chương trình liên qua trực tiếp đến nguyên nhân đói nghèo như : chương trình xúc tiến việc làm, chương trình dân số KHHGĐ, chương trình khuyến nông, chương trình xây dựng nông thôn mới.... Đồng thời phải có chươngtrình riêng, quỹ giúp riêng để hỗ trợ trực tiếp cho những người nghèo. Hiệu quả cuối cung của chương trình trợ giúp là các hộ nghèo phải biết làm ăn tự lập được cuộc sống, vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Trong thời gian từ năm 1992 đến năm 1998 với mức tăng trưởng kinh tế khoảng 80%/năm, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống đáng kể, từ 3,8 triệu hộ gia đình (20 triệu người) chiếm 30% tổng số hộ gia đình xuống còn 2,4 triệu hộ (12,5 triệu người), chiếm tỷ lệ 15,7%. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xoá đói giảm nghèo phải tập trung thực hiện những mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn tới: - Mục tiêu: Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20-25%xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ / năm. - Vận động và giúp đỡ hộ nông dân nghèo đến các vùng kinh tế mới mâu chóng ổn định sản xuất và đời sống. - Mở rộng các quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi. - Xây dựng chính sách tài trợ đầu tư 6 loại công trình xã hội thiết yếu cho các xã nghèo nhất (đường ô tô, đường dây điện , nước sạch cho dân cư, phòng học học sinh, trạm y tế, chợ). - Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Con em các hộ nghèo được học (phổ thông, học nghề), miễn phí cho chính sách thích đáng. - Phối hợp với các chương trình quốc gia để đảm bảo đời sống chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. Các mục tiêu trên được cụ thể hoá ở Hà Nội như sau: + Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tiếp tục đâù tư vào một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng: tạo điều kiện giúp đỡ huỵện ngoại thành xoá đói ngiảm nghèo. + Hỗ trợ hộ nghèo về y tế: Cấp thẻ BHYT cho người nghèo. + Tiếp tục miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng cho học sinh nghèo. + Hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo vay xoá đói giảm nghèo; mở rộng dự án “ Ngân hàng bò” tại các huyện ngoại thành. + Tạo việc làm cho người nghèo. + Thực hiện xoá nhà dột nát cho người nghèo. + Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. + Trợ cấp khó khăn cho hộ người tàn tật ốm đau quanh năm, gia đình không có khả năng thoát nghèo. 3.2. các giải pháp tài chính nhà nước trong quá trình xoá đói giảm nghèo. 3.2.1. các giải pháp chủ yếu để “ xoá đói giảm nghèo”. Như đã nêu giải ở phần trên, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam hiện nay đang là vẫn đề xã hội bức xúc cần được sớm giải quyết, vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình “xoá đói giảm nghèo” cần phải có những giải pháp chủ yếu sau đây: 3.2.1.1. Tăng cường tuyên truyền vận động. Bằng các phương tiện đại chúng tiến hành các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung của chương trình để mọi cấp, mội ngành, mọi người đều nhận thức vai trò trách nhiệm của mình. Đặc biệt chú trọng các hộ nghèo có ý thức vươn lên trong lao động, tham gia phát triển kinh tế, tự cứu mình thoát khỏi cạnh nghèo đói, động viên biểu dương những cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện chương trình và đấu tranh phê phán những tư tưởng trồng chở, ỉ lại. 3.2.1.2. Đào tạo, hướng dẫn làm ăn cho hộ đói nghèo. Phần lớn những người thuộc diện nghèo đói điều không biết cách tổ chức làm ăn. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho họ, hướng dẫn họ cách thức tổ chức làm ăn là giải pháp thiết thực. Bằng nhiều phương thức đào tạo khác nhau như: - Đào tạo theo hình thức mở lớp tập trung. - Đào tạo theo cách chuyển giao công nghệ, hướng dẫn trực tiếp tại chỗ cho từng hộ, từng nhóm hộ. -Các cơ quan chuyên ngành, tổ chức đoàn thể hướng dẫn trực tiếp cho học viên mình hoặc tổ chức cho những cá nhân có trình độ, có kinh nghiệm làm ăn hướng dẫn cho hộ nghèo. 3.2.1.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ. Chương trình “ xoá đói giảm nghèo” là đầu tư chủ yếu vào công trình cơ sở hạ tầng có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân đói nghèo của địa phương như công trình giao thông, thuỷ lợi, cải tạo đất, bệnh viện, mạng lưới điện dùng cho sản xuất. 3.2.1.4. Hỗ trợ vốn làm ăn. Nguồn vốn được lấy từ quỹ xoá đói giảm nghèo ở trung ương đến xã, phường, quỹ hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể, tổ chức hội, hiệp hội, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế của cá nhân, tổ chức để giúp đỡ sản xuất. Vì vậy người chưa tích luỹ được vốn, nhất thiết Nhà nước phải hỗ trợ bằng cách cho vay với mức cần thiết không được lấy lãi hoặc lãi suất thấp để họ có thể mua sắm các tư liệu sản xuất. Không nên hạn chế mức cho vay đảm bảo với mức họ cần vay để giúp họ đầu tư hết chu kỳ sản xuất, nếu không có tác dụng của vốn vay sẽ rất kém bởi vì các hộ này ngay cả ăn vẫn còn chưa đủ mà lấy ra vốn từ đâu để đầu tư vaò sản xuất. Vì vậy, ngân hàng phúc vụ người nghèo cần phải tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ người nghèo từng bước vươn lên vượt qua ngưỡng nghèo đói. 3.2.1.5. Giải pháp về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Sự trợ giúp của các chương trình phúc vụ người nghèo phát triển kinh tế cần phải ưu tiên theo thứ tự sau: - Các gia đình thương binh- bệnh binh, liệt sỹ thuộc diện những người có công với cách mạng. - Các chủ hộ làm cựu chiến binh. - Các hộ mà chủ hộ là người tàn tật. - Các hộ có người mắc bệnh tệ nạn xã hội như: nghiện ngập, trộm cắp, cờ bạc đã hoàn lương trở lại làm ăn lương thiện. * Được hưởng 50% hoặc 100% lãi suất nếu trả đúng hạn. * Quỹ trợ giúp người nghèo: UBND các xã phường, thị trấn nên đứng ra chi trả thay các hộ nghèo những khoản sau: - Học phí cho các lớp học đào tạo mở lớp ngắn ngày. - Tài liệu, sách vở hướng dẫn cách làm ăn. - Hỗ trợ người đói, nghèo trong giáo dục: miễn giảm học phí, các khoản đóng góp học đường, hỗ trợ vở viết sách giáo khoa đối với học sinh là còn hộ nghèo và cấp học bồng đối với học sinh quá nghèo. - Miễn giảm hẳn viện phí và các khoản đóng góp cho người nghèo đói khi khám, chữa bệnh tại các Sở y tế của Nhà nước. * Đặc biệt những người nghèo đói làm không đủ ăn, không còn khả năng đóng góp và nộp thuế thì trước hết có thể miễn giảm các khoản đóng góp cho họ. Riêng về thuế thì với mọi người dân phải thi hành Luật pháp nghiêm chỉnh, song cũng cần xem xét cụ thể để các hộ đói nghèo được hưởng khung thuế thấp nhất hoặc có chính sách đầu tư thoả đáng cho hộ nghèo, người nghèo. 3.2.2. Các giải pháp tài chính nhà nước trong việc xoá đói giảm nghèo. Nghèo đói chỉ là vẫn đề xã hội ở nước lạc hậu mà có tính chất toàn cầu. Việt Nam là một nước nghèo, muốn xoá đối giảm nghèo phải giải quyết đồng bộ rất nhiều vẫn đề. Vì vậy, chống đói nghèo không phải là nhiệm vụ của một ngành nào đó mà là trách nhiệm của toàn Đảng, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Bởi vậy, Nhà nước phải có giải pháp tài chính đồng bộ, trong đó đối với người nghèo, vùng nghèo cần có sự tài trợ của Ngân sách Nhà nước kết hợp với khai thác mọi nguồn vốn, tiềm lực của dân cư huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Mặc dù vậy, trong điều kiện nguồn Ngân sách Nhà nước hiện nay còn hạn hẹp do đó việc đầu tư lớn từ Ngân sách Nhà nước dành cho người nghèo là điều rất khó khăn. Mặt khác, khắc phúc tình trạng nghèo đói phải giải quyết các nguyên nhân cơ bản, đó là điều kiện để giải quyết công ăn việc làm, trên cơ sở phát triển kinh tế đất nước nói chung và của từng địa phương từng hộ gia đình nói riêng. Nó phải xuất phát từ nhận thực của con người một cách toàn diện mới có giải pháp đúng đắn, thực tế đã chứng minh người nghèo thật sự có khả năng tham gia vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nhằm giải quyết những khó khăn bằng cách huy động nguồn lực của họ và bằng các giải pháp do chính họ tự chọn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan tình trạng nghèo đói ở Việt Nam và ở Thủ đo Hà Nội nói riêng còn chiếm tỷ trọng nhất định. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính để khắc phúc và hạn chế số người nghèo là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết của toàn Đảng, toàn dân. Thông qua kinh nghiệm một số nước và một số địa phường trong nước và tình hình thực tế của Thành phố đang thực hiện trong chương trình “ xoá đói giảm nghèo”, Nhà nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng cần phải có một số giải pháp tài chính đối với người ngheò như sau: * Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho xoá đói giảm nghèo. Trên thế giới có nhiều biện pháp tác động hữu hiệu để giảm nghèo đói, song nhìn chung đối với Việt Nam, các biện pháp xoá đói giảm nghèo hướng theo 3 nội dung: - Cải cách hệ thống tài chính và pháp luật thúc đẩy . - Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tiếp cần thị trường cho người nghèo. - Hỗ trợ vốn kinh doanh,tạo việc làm tăng thu nhập. Như vậy, xét về bản chất, để thực hiện các biện pháp nói trên thì yêu cầu phải có vốn. Chính vì vậy, cần đa dạng hoá các nguồn vốn để đáp ứng các yêu cầu nói trên. Trong những năm qua NSNN đã chú trọng đầu tư ngày tăng cho xoá đói giảm nghèo. Trong năm tới nguồn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo vẫn phải tăng lên và chiếm vị trí quan trọng và chủ yếu trong chi Ngân sách cho vấn đề xã hội. Tuy nhiên NSNN còn eo hẹp, sẽ là “quá tải” nếu phải cáng đáng toàn bộ nhu cầu của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, trong sự “ cân nhắc” đối với các khoản chi khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chi NS và trong những chừng mực nhất định sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình quản lý. Như vậy để đáp ứng nhu cầu nói trên và để công tác quản lý chi NS cho xoá đói giảm nghèo đạt được hiệu quả cao hơn thì cần chú trọng hơn nữa trong việc huy động các nguồn vốn khác. Một nguồn vốn ngoài Ngân sách mà chúng ta có thể huy động được cho xoá đói giảm nghèo. à Vốn đóng góp của nhân dân: từ trước đến đây một điều dễ nhận thấy rằng vay huy động hỗ trợ này chúng ta đã thực hiện nhưng cũng thường là giải pháp tình thế. Chẳng hạn chỉ khi nào xây ra những biến cố tạo ra những mất mát, nghèo đói như thiên tai dịch hoạ.... Thì chúng ta cần kêu gọi “ ủng hộ”, chỉ là tình thế trước mắt. Chúng ta cần triệt đề khai thác có tính chất lâu dài các nguồn đóng góp, khởi dậy được trong lòng của mỗi người dân vốn đã có sẵn tình yêu thương với đồng bào nghèo khổ. Mỗi gia đình, mỗi người đóng góp tuy ít nhưng cộng lại thì đó là khoản vốn mà đối với lĩnh vực khác có thể nhỏ bé, song nếu dành cho xoá đói giảm nghèo thì lại không kém phần quan trọng. Bằng các biện pháp thiết thực, cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền thì việc khai thác tốt nguồn đóng góp từ nhân dân sẽ hỗ trợ cho Ngân sách để tăng đầu tư cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. à Nguồn vốn từ nước ngoại: Nhờ sự quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước bạn bè mà Ngân sách cho xoá đói giảm nghèo còn được bổ sung từ nguồn viện trợ, biếu tặng, cho vay từ nước ngoài. Để khai thác nguồn vốn này chúng ta phải mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, với tất cả các tổ chức tài chính, tổ chức nhân đạo, Ngân hàng thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài, hỗ trợ cho việc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Bên cảnh đó Chính phủ phải tạo vốn từ các nguồn trên để trong những năm tới sẽ huy động được một lượng vốn nhiều đáng kể đầu tư cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm có sự hỗ trợ của bên ngoại. Góp phần thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xoá đói giảm nghèo. à Nguồn vốn tín dụng: Trong cơ chế thị trường cần phải thiết lập được mô hình tín dụng đặc thù phúc vụ cho người nghèo, trong đó phải có sự điều kiện và hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Trên thực tế chúng ta đã phần nào đã đáp ứng được yêu cầu xoá đói giảm nghèo bằng vốn tín dụng, kể cả chính thức và không chính thức. * Tạo vốn cho người nghèo làm kinh tế, giúp họ có điều kiện vươn lên ổn dịnh cuộc sống. Từ chủ trương định rõ và cụ thể Nhà nước cho chúng ta thấy rằng đây là giải pháp tài chính quan trọng nhất bởi vì kinh phí phát triển sẽ tạo được cuộc sống ổn định. Song việc tạo vốn cho người nghèo làm kinh tế phải được hoạch định thành chính sách và phải có giải pháp tạo nguồn vốn xoá đói giảm nghèo. Giải pháp này đòi hỏi xoá đói giảm nghèo phải xác định được nhu cầu vốn và các biện pháp để huy động vốn như sau: à Nhu cầu về vốn: Đối với Thành phố phải lập được dự toán chính xác tổng hợp nhu cầu số vốn cầu vay đầu tư cho “ xoá đói giảm nghèo” trong thời gian tới. Việc huy động vốn phải dựa vào các nguồn sau: - Ngân sách Nhà nước là bao nhiêu. - Quỹ “ xoá đói giảm nghèo” trong dân là bao nhiêu. - Phối hợp với các chương trình là bao nhiêu. - Ngân hàng phúc vụ người nghèo là bao nhiêu. - Vốn hợp tác quốc tế là bao nhiêu. à Biện pháp huy động và sử dụng: - Nguồn mà Ngân sách Nhà nước cấp, Thành phố nên dành một tỷ lệ nhất định để tạo lập quỹ quốc gia cho người nghèo vay vốn với mức lãi suất thấp để bù đáp sự khó khăn cho Ngân sách Nhà nước. - Tích cực huy động và thành lập quỹ “ xoá đói giảm nghèo” do nhân dân đóng góp, vận cán bộ công nhân viên chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước và các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Công đoàn, Hội cựu chién binh, Đoàn thành niên... Các hộ nhân dân có mức sống trung bình trở lên tham gia xây dựng quỹ. Mức đóng góp dựa trên cơ sở tự nguyện. - Nhà nước thông qua nguồn tín dụng đặc biệt là ngân hàng người cho vay không lấy lãi. Đây là nguồn quan trọng vì người nghèo có chỗ dựa là Nhà nước đảm bảo nguồn vốn đồng thời bản thân người nghèo khi vay phải tính toán hiệu quả làm ăn sao cho vừa trả được nợ vay, vừa có lãi để chăm lo cuộc sống và tiến ra hơn nữa là sự có vốn để sản xuất. - Hộ nghèo vay vốn phải thế chấp do đó để đảm bảo cho sự hỗ trợ của Nhà nước thực sự đến với người nghèo thì khi làm thủ tục cho vay hộ nghèo phải ghi rõ trong đơn vay bao nhiêu? vay để làm gì, cách thức trả... và trong đơn phải có đủ 3 chữ ký của người vay, người giúp đỡ triực tiếp trưởng ban trợ giúp nghèo phát triển kinh tế tại địa phương người vay, và địa phương phải chịu trách nhiệm về sự xác nhận đó. Kết quả cuối cùng là làm sao đảm bảo 100% số hộ nghèo được vay vốn. * Giải pháp tài chính về giáo dục. Giáo dục là quốc sách, giáo dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nâng nhận thúc và trí thức con người. Nếu người nghèo không được chăm lo về giáo dục thì hộ càng nghèo nàn, lạc hậu và cũng do đói nghèo mà người nghèo phải thất học, dân trí thấp thiếu kiến thức về làm ăn. Do đó, trước hết muốn thoát ra khỏi cảnh đói nghèo thì phải có trí thức, có hiệu biết tới mức cần thiết. Nếu họ còn trí thức và nhận thức họ sẽ nghị lực vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, vì vậy Nhà nước cần dành điều kiện vật chất và tài chính cần thiết để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của người nghèo sẽ có nghĩa cực kỳ quan trọng và giải pháp tài chính về giáo dục cho người nghèo là: - Nhà nước tiếp tục duy trì miễn phí cho học sinh phổ thông, cao đặng, trung học chuyên nghiệp là con các gia đình nghèo. - Kinh phí miễn phí thu cho học sinh nghèo được quyết toán từ hai nguồn: + 50% kinh phí miễn thu học phí thanh toán theo giữa kế hoạch Sở giáo dục và Sở tài chính. + 50% kinh phí còn lại do quỹ trợ giúp người nghèo Thành phố chi trả. - Nhà nước nên tiếp tục duy trì và khuyến khích dành quỹ hỗ trợ cho học sinh nghèo có tài năng, năng khiếu để đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là chính sách chiến lược lâu dài trong việc “trồng người” thực tế cho thấy nhiều học sinh bộc lộ tài năng từ nhỏ song vì điều kiện kinh tế, cuộc sống của gia đình khó khăn nên các em không được học hành đến nơi đến chốn, dần dần các tài năng, năng khiếu bị hạn chế và thui chột. Đây là những mất mát đáng tiếc trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn cần nhân tài. Để khắc phúc được tình trạng này Thành phố cần có chính sách Tài chính hỗ trợ kể cả điều kiện sống, điều kiện học tập nhằm khuyến khích các tài năng phát triển và chính từ đó các em học sinh nghèo sẽ có phần nào đó giúp được gia đình, giúp cho xã hội càng văn minh. *Giải pháp tài chính về sự nghiệp y tế. “ Sức khoẻ quỹ hơn vàng” lời đúc kết ấy đã khẳng định tầm quan trong của sức khoẻ. Chăm lo sức khoẻ là một trong nhu cầu tối thiểu của con người, nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nươc đã quan tâm nhiều đến vẫn đề chăm sóc và bảo về sức khoẻ của nhân dân. Hàng năm Nhà nước đã dành được một phần ngân sách để chi cho sự nghiệp y tế. Nhưng do ngân sách Nhà nước có hạn, và Nhà nước phải chi tiêu cho nhiều ngành, nhiều hoạt động khác nên nguồn tài chính cung cấp cho sự nghiệp y tế mới đàm bảo 60- 70% nhu cầu chăm sóc và bảo về sức khoẻ cho mọi tầng lớp người dân. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu chăm lo sức khoẻ của nhân dân đặc biệt là người nghèo trong điều kiện hiện nay, Thành phố tập trung một số giải pháp tài chính như sau. - Ngăn ngừa và trị bệnh ngay khi mới có triệu chứng tại xã, thôn để giảm bớt chi phí tốn kém, nhân lực đi lại khi phải lên các tuyến viện trên. Muốn vậy ở tất cả các xã đều phải có trạm xã đủ 3 điều kiện như: Nhà khám chữa bệnh, có đủ cán bộ y tế và những thiết bị cần thiết. - Nếu người nghèo bắt đắc dĩ phải đi khám chữa bệnh ở các huyện, tỉnh, trung ương thì phải miễn phí cho họ. “Coi như Nhà nước chi Ngân sách” việc này đã có chủ trương nhưng việc giải quyết thực hiện còn nhiều mắc mứu, cần phải được tháo gỡ sớm. Cụ thể là: + Ngân sách đảm bảo việc chi phí cho công tác phong bệnh, tuyên truyển và phát động nhân dân hiểu được lợi ích phòng bệnh để ngăn ngừa bệnh tất cho bản thân, gia đình và xã hội. + Ngân sách đầu tư vật chất và cơ sở khám bệnh, tăng cường trang thiết bị các phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại. + Ngân sách đảm bảo chi trả, có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho đội ngũ thầy thuốc, đặc biệt là thầy thuốc giỏi. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay sẽ có một bộ phận dân cư khá giả về kinh tế. Vì vậy, Thành phố nên xây dựng phòng bệnh hoặc có thể là bệnh viện khám chữa bệnh theo yêu cầu. Mặc dù với kinh phí đầu tư lớn nhưng cũng sẽ thu được viện phí cao, một phần viện phí này sẽ cùng với Ngân sách để trang bị mức phí, khám chữa bệnh cho người nghèo, tạo điều kiện nâng cấp, bồi dưỡng lại những trạm xã cũ, xuống cấp. Từ đó thành lập các trung tâm y tế các bệnh viện dành cho người nghèo miễn phí, khám chữa bệnh theo kiểu bao cấp hoàn toàn dành cho đối tượng nghèo và các bệnh nhân quá nghèo, không đủ khả năng về phí. 3.2.3. Điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên. - Sự quan tâm của cá cấp uỷ Đảng của chính quyền địa phương đối với xoá đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy nơi nào mà Đảng và chính quyền địa phương quan tâm sự việc xoá đói giảm nghèo một cách sâu sắc thì nơi đó kinh tế xã hội phát triển một cách đồng đều và bền vững... sự quan tâm đó thể hiện ở đường lỗi chiến lược, trong các Nghị quyết, Chỉ thị, trong việc đầu tư Ngân sách... sự quan tâm đó có quán triệt và cụ thể hoá ở từng địa phương đến từng xã, phường thầm trí từng gia đình nghèo hay không là sự nhận thức của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về sự quan trọng của xoá đói giảm nghèo. Vì vậy các nghị quyết đề ra về xoá đói giảm nghèo cần được triển khai đầy đủ và có tổng kết đánh giá thực hiện dút ra những ưu, nhược điểm cụ thể nhằm có biện pháp thích hợp đẩy mạnh sự nghiệp xoá đói giảm nghèo phát triển ở mọi miền khắp đất nước. - Để thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ tổng hợp về nghiệp vụ quản lý kinh tế trình độ kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, trình đọ tổ chức vận động quần chúng... bởi cán bộ là người hướng dẫn trực tiếp thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát kế hoạch... vì vậy các cấp phải có những bước tập huấn đào tạo, sơ kết đúc rút kinh nghiệm liên tục giữa những mô hình và quy mô khác. -“Xoá đói giảm nghèo”, là một hoạt động hết sức phức tạp ở cả phạm vi trung gian và thời gian, do đó đòi hỏi phải có sự thông tin trao đổi kịp thời những kinh nghiệm cách thức làm ăn mới. - Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, phát động phát huy nội lực, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, tích cực đóng góp công sức để xây dựng làng quê nông thôn của bản thân mình. - Đầu tư phân bổ vốn “ xoá đói giảm nghèo” phải đúng lúc, đúng chỗ và đúng trọng điểm. Đầu tư vốn cho người nghèo đúng thì chẳng khác gì tạo cho họ chiều làm ăn cần câu để cho họ câu được cá, nhưng muốn câu được cá thì người nghèo phải biết câu. Do đó vốn đầu tư cho người nghèo cũng chỉ nên cấp cho ai biết sử dụng, trước hết họ phải là người có sức lao động và có ý thức lao động. Còn những đối tượng nghèo đói không có sức lao động hoặc không có ý thức lao động như đối tương nghiên ngập, rượu chè, cờ bạc... thì dứt khoát không cấp vốn mà Nhà nước hoặc cộng đồng chỉ nên cứu tế hoặc xét trợ cấp khó khăn. - Về điều kiện cấp vốn: + Ngoài những điều kiện vay vốn thông thường của các ngân hàng, các hộ nghèo phải cam kết chấp hành điều lệ vay vốn của ngân hàng người nghèo như: gia nhập tổ chức hoặc dự án vay vốn, đóng cổ phần, tiết kiệm bắt buộc. + Vốn vay trước hết là dùng vào sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, sâu đó mới cho vay và sửa chữa nhà cửa nơi ăn chỗ ở và vay tiêu dùng khác. + Cấp vốn vay cho người nghèo không nên áp dụng biện pháp thế chấp nhưng ràng buộc là hộ nghèo vay vốn phải được chính quyền địa phương xác nhận là hộ được vay vốn và đảm bảo cho sự xác nhận đó. Ngày nay phong trào “xoá đói giảm nghèo” là một trong số không nhiều các phong trào, quận chúng không những “ phát” và “động” mà phát nhanh rộng và đi vào chiều sâu, có sức sống mạnh liệt mang tính chính trị, kinh tế, xã hội to lớn là vì nó tác động tới “ động lực nổi tâm” là nhiệm vụ lâu dài, gian khổ; việc khuyến khích làm giàu chính đáng, chiến thắng đói nghèo có ý nghĩa chiến lược để thực hiện mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. 3.3. Kiến nghị. Về cơ chế: - Tăng cường chính sách kinh tế hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của hộ nghèo. - Bổ sung chính sách trợ giúp trẻ em những gia đình nghèo hoặc người tàn tật ốm đau quanh năm không có khả năng lao động, trợ cấp cho đối tượng mức tối thiểu để đảm bảo cho gia đình đủ sống. Một số kiến nghị cụ thể: - Trong tổng số hộ nghèo hiện nay có trên 3% hộ nghèo do gia đình có người ốm đau tàn tật không có khả năng lao động, đối tượng trên dù Thành phố có hỗ trợ vốn đến mấy cũng không thực hiện xoá nghèo được, vì vậy đề nghị chính phủ xem sét chủ trương trợ cấp xã hội cho gia đình có đối tượng tàn tật thuộc hộ nghèo. - Để giải quyết tận gốc việc xoá đói giảm nghèo của huyện Sóc Sơn về lâu dài đề nghị trung ương có kế hoạch hỗ trợ Thành phố giải quyết nguồn nước sạch cho huyện, đồng thời hỗ trợ huyện Sóc Sơn phát triển mạnh mễ kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là đầu tư chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát động mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới. Kết luận Nghèo đói mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ tồn tại ở những nước kém phát triển và ngay cả những nước phát triển nhất nó vẫn tồn tại hiển nhiên. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân dẫn đến không ổn định về chính trị, cản trở sự phát triển về kinh tế, xã hội của một vùng một địa phương hay một quốc gia. Đảng và Nhà nước đã coi mục tiêu xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội và toàn dân. Bằng tác động của chính sách và biện pháp chăm lo cho người nghèo đặc biệt là các đối tượng uy tiên, ưu đãi xã hội như: được vay vốn với lãi suất thấp, miễn phí y tế giáo dục cho người nghèo đói, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng... tất cả là vì mục đích chính là tạo cho người nghèo, hộ nghèo có cơ hội, có điều kiện để chống đói nghèo bằng chính sức mình tự cứu mình thoát khỏi cảnh đói nghèo, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng thu hẹp. Đó mới là kết quả có ý nghĩa lâu dài của chương trình xoá đói giảm nghèo. Tóm lại luận văn “Một số giải pháp tài chính Nhà nước nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội” dựa trên nền tàng đó đã trình bày các vẫn đề như sau: - Đưa ra được sự cần thiết xoá đói giảm nghèo. - Đưa ra các khái niệm về đói nghèo và các tiêu thức đánh giá. Thông qua các tiêu thức đánh giá chuẩn đói nghèo đã nắm được một số hộ tình trạng đói nghèo và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Thành phố Hà Nội. Phân tích thực trạng tài chính Nhà nước trong việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo từ đó rút ra những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại. - Phân tích được hệ thống các giải pháp tài chính cần thiết cho công tác xoá đói giảm nghèo ở Thành phố Hà Nội. Em hy vọng rằng những ý kiến cho dù rất nhỏ bé, trong bài luận văn này có thể góp phần vào xoá đói giảm nghèo nói chung và Thành phố Hà nội nói riêng Tài liệu tham khảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố Hà Nội từ năm 2001 - 2020 của Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội. Báo cáo tình hình thực hiện xoá đói giảm nghèo của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội năm 1999. Báo cáo giải pháp nhằm thực thực xoá đói giảm nghèo của Sở lao động Thương binh Xã hội. Quản lý tài chính Nhà nước (Trường đại học Tài chính Kế toán Hà Nội- Chủ biên: Phạm Văn Khoan), NXB Tài chính - 1999. Tài chính học (Trường đại học Tài chính Kế toán Hà Nội- Chủ biên: Dương Đăng Chinh), NXB Tài chính 2000. Văn kiện Đại hội đại biểi toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia 1996. Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam , chủ biên: GS, PTS. Vũ Ngọc Phùng (NXB Chính trị Quốc gia Năm 1999). 8. Báo Nhân Dân ra ngày 18/10/2000. 9. Tạp chí cộng sản số: 15,16 (8/1999).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0300.doc
Tài liệu liên quan