Đề tài Công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC)

Sau khi đã xác minh không có sự kiện phát sinh ảnh hưởng trọng yếu đến Chu trình mua hàng và thanh toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp và soát xét toàn bộ giấy tờ làm việc của KTV các phần hành để làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Theo đó, việc soát xét phải đảm bảo các mục đích sau: - Các bằng chứng đã thu thập, đánh giá mô tả được một cách đầy đủ thông tin về hoạt động mua hàng và thanh toán của khách hàng. - Quá trình kiểm toán Chu trình mua hàng và thanh toán dã được thực hiện theo đúng những chương trình kiểm toán của Công ty IFC và tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận. - Các mục tiêu kiểm toán xác định chi phí đối với chu trình mua hàng và thanh toán đã được thoả mãn. - Các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết để chứng minh cho kết luận trên Báo cáo kiểm toán sau này. Trong quá trình soát xét nếu phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu KTV phần hành sửa chữa và bổ sung.

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính toán dựa vào mức độ trọng yếu đã xác định và luôn nhỏ hơn mức độ trọng yếu (thường bằng 80% - 90% mức độ trọng yếu). Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng trong việc tính toán sai số chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích số dư mỗi tài khoản chi tiết. Đối với Công ty ABC là đơn vị sản xuất kinh doanh thì doanh thu là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và đặc biệt đối với chu trình mua hàng thanh toán nên KTV chọn 2% độ lớn của doanh thu để xác mức trọng yếu. Tổng doanh thu của ABC trong năm 2004 là: 895.354.121.456 VNĐ (theo báo cáo KQHĐKD). ảnh hưởng của thuế là 32%, và giá trị trọng yếu được xác định bằng 80% mức độ trọng yếu. Mức độ trọng yếu = 895.354.121.456 x 2% = 17.907.082.429 Mức độ trọng yếu sau thuế = 17.907.082.429 x (1 – 32%) = 12.176.816.052 Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) =12.176.816.052 x 80% = 9.741.452.841 Giá trị này sẽ được áp dụng trong kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. Như vậy sau khi kiểm tra phát hiện sai sót của tài khoản phải trả người bán chênh lệch hơn 9.741.452.841 VNĐ thì được xem là trọng yếu và yêu cầu Công ty phải điều chỉnh. 6. Đánh giá rủi ro kiểm toán Để đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng. Có 6 rủi ro tiềm tàng, bao gồm: các sai sót tiềm tàng liên quan đến các giao dịch (tính đầy đủ, tính hợp lệ, tính ghi chép, tính đúng kì) và các sai sót tiềm tàng liên quan đến việc lập các BCTC (đánh giá, trình bày). Qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh, tìm hiểu hệ thống KSNB và thực hiện phân tích sơ bộ tại Công ty ABC, KTV đã nhận định các sai sót tiềm tàng đều có thể xảy ra đối với các mục tiêu kiểm toán đặc thù đã được xác định cho chu trình này. Các rủi ro chi tiết đã được xác định liên quan đến tài khoản này cần được chỉ ra thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết được tóm tắt dưới đây. Ngoài ra khi ta lập kế hoạch dựa trên các hoạt động kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro được xác định cụ thể và thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản, chúng ta cần phải chắc chắn rằng các thủ tục kiểm soát đó đã được kiểm tra và kết luận trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết. Soát xét các thông tin được tổng hợp dưới đây và đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán đảm bảo chỉ ra được các rủi ro. Sơ đồ 10 (bảng): Đánh giá rủi ro kiểm toán Details of Risk (rủi ro chi tiết) Potential Error (sai sót tiềm tàng) Audit Approach (soát xét) Substantive Audit Procedure (thủ tục kiểm toán các khoản trọng yếu) Performed By, Comments, Reference ( Conclusion (kết luận) 7. Lập và thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán Kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán là các dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, kế hoạch kiểm toán được lập cho tất cả các khoản mục tài khoản cụ thể. Kế hoạch kiểm toán nói chung bao gồm : thiết kế các thủ tục kiểm soát, thiết kế các thủ tục phân tích và thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với việc mua hàng và thanh toán liên quan đến kiểm toán chu trình hàng tồn kho và kiểm toán vốn bằng tiền vì vậy việc thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết chỉ bao gồm nội dung nợ phải trả nhà cung cấp. Sơ đồ11 (Bảng): Chương trình kiểm tra tổng thể Các TK, khoản mục Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Tiền Chọn mẫu Phân tích Các khoản phải thu Chọn mẫu Phân tích Hàng tồn kho Chọn mẫu Đối chiếu công nợ TSLĐ khác Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết Các khoản phải trả Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết Thuế Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết Nguồn vốn, quỷ Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết Sau khi thực hiện các bước công việc trên thì Chủ nhiệm Kiểm toán sẽ tiến hành soạn thảo chương trình kiểm tra chi tiết. Nhưng thực tế thì tại Công ty IFC đã xây dựng một chương trình mẫu.Chương trình kiểm toán mẫu có thể được sử dụng để hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tài khoản này. KTV tiến hành điều chỉnh kế hoạch kiểm toán theo những thông tin mới thu thập được. Theo đó, các thủ tục kiểm tra chi tiết của chương trình kiểm toán mẫu đối với phần hành này sẽ được bổ sung những thủ tục mới cần thiết (do KTV tự thiết kế) hoặc loại bỏ những thủ tục không cần thiết. Sơ đồ 12(Bảng): Chương trình kiểm toán chi tiết cho tài khoản Phải trả người bán tại Công ty ABC.(Theo giấy tờ làm việc của KTV) STT Thủ tục kiểm toán tổng hợp Thủ tục kiểm toán chi tiết Người soát xét Tham chiếu 1 Kiểm tra các khoản phải trả về tính hợp lệ, tính đầy đủ, tính đúng kì.(TEST PAYABLES [Completeness, Validity, Recording, Cutoff]) A.Thu thập Bảng tổng hợp số dư Phải trả người bán chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu với Sổ cái và báo cáo. Kiểm tra các khoản chênh lệch (nếu có) tới các chứng từ có liên quan. B. Chọn một số nghiệp vụ thanh toán công nợ phải trả người bán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản sau ngày khoá sổ kế toán từ Sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của kỳ tiếp theo, thực hiện: 1. Kiểm tra các Phiếu nhập kho, Hoá đơn mua hàng và các chứng từ bổ trợ khác. 2. Xác định xem các khoản thanh toán đại diện cho một khoản công nợ tại ngày kết thúc năm tài chính có được phản ánh trên Bảng tổng hợp số dư phải trả hay không? C. Sau đó, chọn các hoá đơn mua hàng chưa thanh toán, kiểm tra xem các hoá đơn này có chỉ ra một khoản công nợ phải trả tại ngày kết thúc năm không và nếu có thì đã được phản ánh vào sổ kế toán. D. Đánh giá kết quả kiểm tra 2 Kiểm tra giá trị và việc trình bày các Khoản phải trả.(TEST VALUATION AND PRESENTATION OF PAYABLES [Valuation, Presentation] ) A. Soát xét bảng tổng hợp số dư công nợ phải trả người bán tại ngày khoá sổ để xác định xem liệu có số dư nợ tài khoản phải trả bị bù trừ trong số dư phải trả cuối kỳ trình bày trên BCTC hay không B. Xác định xem có số dư khoả phải trả phi thương mại nào được phản ánh trong số dư Phải trả người bán cuối kỳ không C. Xác định các khoản Phải trả tồn đọng lâu ngày, xem xét việc trình bày và thuyết minh các khoản công nợ này của đơn vị. D. Yêu cầu khách hàng cung cấp và xem xét các điều khoản cam kết trong các hợp đồng mua hàng quan trọng cần trình bày trên BCTC. E. Xem xét việc trình bày số dư phải trả các bên liên quan F. Xem xét việc trình bày các giao ước mua hàng quan trọng G. Xem xét việc trình bày các khoản công nợ phải trả với thời gian lâu hơn một năm. H. Đánh giá kết quả kiểm tra 3 Có lý do nào để tin rằng tồn tại các Khoản phải trả bên liên quan trọng yếu (Kiểm tra EARLY CUTOFF của hàng mua (Câu hỏi 1A - Purchase Invoices) [Cutoff] ) A. Chọn một số nghiệp vụ mua hàng phản ánh công nợ phải trả ghi sổ 15 ngày sau ngày kết năm tài chính. Kiểm tra hoá đơn, phiếu nhập kho nhằm khẳng định rằng các khoản phải trả người bán được hạch toán đúng kỳ. B. Đánh giá kết quả kiểm tra. 4 Có phản ánh kịp thời các khoản nợ lúc cuối kỳ (Kiểm tra LATE CUTOFF của các DEBIT NOTES (Tailoring Question 1 -Yes) [Cutoff] A. Kiểm tra các nghiệp vụ hàng mua trả lại phát sinh trong khoảng 15 ngày sau ngày khoá sổ. Khẳng định rằng các khoản giảm trừ nợ Phải trả đã được hạch toán đúng kỳ. B. Lựa chọn một số nghiệp vụ ghi giảm Phải trả người bán do trả lại hàng được ghi sổ trong khoảng 15 ngày trước ngày khoá sổ. Kiểm tra tới phiếu xuất hàng trả lại và xác định rằng các khoản này được hạch toán đúng kỳ. C. Soát xét các khoản ghi giảm công nợ phải trả được ghi sổ trong khoảng 15 ngày trước ngày kết thúc năm. Kiểm tra chứng từ. D. Đánh giá kết quả kiểm tra. 5 Xác nhận công nợ phải trả. ( Kiểm tra LATE CUTOFF của các DEBIT NOTES (Tailoring Question 1 -Yes) [Cutoff] ) A. Lựa chọn một số nhà cung cấp chính có thể có số dư công nợ phải trả tại ngày cuối năm (Các nhà cung cấp này có thể được xác định qua phỏng vấn hay xem xét các chứng từ thanh toán công nợ từ những năm trước). B. Thu thập các Biên bản đối chiếu công nợ hay các hoá đơn mua hàng đối với các nhà cung cấp được lựa chọn trên. C. Nếu không có Biên bản đối chiếu công nợ, lập thư xác nhận công nợ và thực hiện: 1. Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của kiểm toán viên 2. Gửi lại lần 2 nếu không nhận được thư trả lời 3. Đối chiếu số được xác nhận với số ghi sổ của đơn vị. Giải thích các chênh lệch 4. Đối với các thư xác nhận không nhận được thư trả lời, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán hoặc các hóa đơn mua hàng trong kỳ chưa được thanh toán và các phiếu nhập hàng. Khẳng định rằng tất cả các khoản thanh toán cho các khoản nợ tại ngày kết thúc năm đều đã được phản ánh là khoản phải trả tại ngày khoá sổ. D. Thu thập hay lập các bảng đối chiếu số liệu, giải thích chênh lệch giữa số trên thư xác nhận hay hóa đơn với số được hạch toán trên Bảng tổng hợp số dư Phải trả tại ngày khoá sổ. Kiểm tra các khoản chênh lệch này tới hóa đơn mua hàng, phiếu nhập, phiếu thanh toán nợ và các chứng từ có liên quan khác. E. Đánh giá kết quả kiểm tra 6 Kiểm tra việc trình bày các khoản phải trả bằng ngoại tệ (Câu hỏi 6 - Yes) [Valuation] A. Thu thập các bằng chứng xác định nhà cung cấp nước ngoài có các nghiệp vụ mua bán bằng ngoại tệ. Xác định các khoản phải trả đối với các nhà cung cấp này. Xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và đối chiếu với tỉ giá chuyển đổi theo quy định hiện hành. B. Đối chiếu các nghiệp vụ xử lý chênh lệch tỷ giá với sổ kế toán. C. Kiểm tra việc đánh giá số dư có gốc ngoại tệ tại ngày khoá sổ, so sánh với số tính toán lại của kiểm toán viên. D. Đánh giá kết quả kiểm tra II. Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. Sau khi hoàn thành được chương trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán BCTC của công ty ABC, KTV tiến hành các công việc cần làm trong giai đoạn thực hiện theo đúng các thủ tục đã đưa ra. Giấy tờ làm việc là căn cứ để chứng minh các thủ tục đó đã hoàn thành. Giai đoạn thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán BCTC do IFC thực hiện gồm hai bước cơ bản sau: 1. Thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá kết quả (các thủ tục phân tích soát xét) Căn cứ vào bảng tổng hợp công nợ phải trả của tại nhà máy ABC KTV thấy rằng khoản nợ phải trả của công ty tăng đột biến so với năm trước, cụ thể là tăng (37.97%) được BGĐ giải thích là do Công ty chưa thu hồi được các khoản nợ phải thu nên chưa có khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp. Như vậy, có thể thấy rằng khả năng thanh toán của công ty đang gặp phải vấn đề khó khăn do công tác thu hồi công nợ không tốt. Dựa trên bảng phân tích ta trong năm 2004 của Công ty ABC ta thấy rằng, ngoài các nhà cung cấp lớn, thường xuyên (như Công ty Nhựa Sài Gòn, công ty Cơ khí Hưng Yên …) đơn vị còn có nhiều nhà cung cấp nhỏ mới xuất hiện trong năm nay. Điều này cho thấy việc mua nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp không thực sự ổn định và phát sinh nhiều nghi vấn. Trong quá trình xem xét chủng loại hàng hoá mua vào ở các nhà cung cấp nhỏ này, kiểm toán viên nhận thấy đây là những chủng loại hàng hoá mà các nhà cung cấp lớn là ban hàng thường xuyên hoàn toàn có thể cung cấp với số lượng không hạn chế, chất lượng tốt và giá cả thấp hơn. Vậy vấn đề đặt ra là tại sao doanh nghiệp không mua của các nhà cung cấp lớn mà lại mua của những nhà cung cấp nhỏ này, không những thế những giao dịch này cung không có hợp đồng mua bán, kiểm toán viên nghi ngờ có sự xuất hiện của các hoá đơn mua hàng khống. Kiểm toán viên sẽ tiến hành gửi thư xác nhận đối với các nhà cung cấp này. Trên đây là một số thủ tục phân tích mà kiểm toán viên của công ty IFC áp dụng trong quá trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty ABC, việc phân tích được áp dụng nhằm xác định các vùng rủi ro, sau đó tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết với các khoản mục đã được khoanh vùng. 2. Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết. Công việc này chiếm phần lớn thời gian làm việc của các KTV sau đây ta khái quát các bước công việc đó dụa trên giấy làm việc của các KTV. 2.1. Tiến hành đối chiếu giữa Bảng kê chi tiết Tài khoản 331 với số liệu trên BCTC Việc đối chiếu số liệu trên Bảng kê số phát sinh Phải trả người bán với số liệu trên BCTC được phản ánh trên giấy tờ làm việc như sau: Sơ đồ 13( bảng): Giấy tờ làm việc của KTV công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế Chuyên nghành Kiểm toán –Kế toán –Tư vấn thuế và tài chính IFC Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:(84.4)5566560 Email: ifco@vnn.vn Fax:(84.4)5566562 Khách hàng/Client: Kỳ kế toán/Period: Nội dung công việc/Subject: Người soát xét/ Reviewed by: Ngày soát xét/ Date: STT trang/ No: Mục tiêu: Tổng hợp số dư phải trả đầu năm, cuối năm của các nhà cung cấp có số phát sinh lớn trong năm. Đối chiếu với số liệu trên BCTC. Giải thích các chênh lệch nếu có. Phải trả người bán 31/12/2003 31/12/2004 GC Công ty Nhựa Sài Gòn 3.761.015.067 ỹ7.853.540.573 {a} Tập đoàn LIFAN 13.132.540.018 16.861.540.899 {b} Công ty Thương mại Kim Liên 0 ỹ3.179.691.125 Công ty TNHH Thái Bình Dương 0 ỹ1.745.467.840 {b} Công ty Cơ khí Hưng Yên 1.801.434.778 1.608.774.820 {b} Công ty Thép hoà Phát 4.551.007.856 742.810.200 {b} Hợp tác xã Nhổn 22.071.070 ỹ551.297.024 Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hùng Anh 1.710.966.132 ỹ469.279.959 {c} Điện lực Tỉnh Hà Tây 140.357.897 221.742.363 Công ty Cấp thoát nước tỉnh Hà Tây 72.466.340 95.311.500 Công ty Cơ khí Phúc Vĩnh 1.109.799.250 ỹ1.121.172.722 {b} Công ty Cổ phần cơ khí Thành Viễn 300.463.212 ỹ115.005.700 Nhà máy Lắp ráp xe máy Bắc Sơn 8.111.561673 8.111.561.673 Công ty Phó ( Trung Quốc ) 0 8.412.254.000 Công ty Lu (Trung Quốc ) 0 9.000.000.000 Tổng 34.691612223 60.089.450.398 Nguồn số liệu: Tập hợp từ Bảng chi tiết Tài khoản 331. Công ty có thực hiện đối chiếu công nợ hàng tháng với các nhà cung cấp chủ yếu Kết luận: Không có chênh lệch giữa số liệu chi tiết và tổng hợp. {a}Khớp đối chiếu công nợ tài ngày 31/12/2004giữa Nhà máy và Công ty nhựa Sài Gòn {b}Khớp biên bản đối chiếu công nợ giữa công ty tại ngày 31/12/04 {c}KTV đối chiếu khi kiểm toán công ty xuất nhập khẩu Hùng Anh. Không có chênh lệch. ỹĐã gửi thư xác nhận 2.2. Kiểm tra chi tiết công nợ Kiểm tra Tài khoản Phải trả người bán là kiểm tra số dư của từng đối tượng. Do vậy việc chọn mẫu cũng chọn theo đối tượng và thực hiện kiểm tra chi tiết số phát sinh trong năm và số dư cuối kỳ cho đối tượng đó. Kết quả làm việc được thể hiện trên giấy tờ như sau: Sơ đồ 14 (bảng): Giấy tờ làm việc của KTV công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế Chuyên nghành Kiểm toán –Kế toán –Tư vấn thuế và tài chính IFC Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:(84.4)5566560 Email: ifco@vnn.vn Fax:(84.4)5566562 Khách hàng/Client: Kỳ kế toán/Period: Nội dung công việc/Subject: Người soát xét/ Reviewed by: Ngày soát xét/ Date: STT trang/ No: Mục tiêu: Bảo đảm số dư công nợ của công ty Cơ khí Phúc Vĩnh không có sai sót trọng yếu. Thủ tục: Kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh trong năm và nghiệp vụ thanh toán sau ngày khoá sổ. Ngày Nội dung Nợ Có (1) (2) (3) 03/02/03 Thanh toán bằng chuyển khoản 1.550.000.000 ỹ 29/04/03 Thanh toán bằng tiền mặt 500.000.000 ỹ 05/05/03 Thanh toán bằng chuyển khoản 600.000.000 ỹ 04/08/03 Thanh toán bằng tiền mặt 1.500.000.000 ỹ 10/10/01 Thanh toán bằng tiền mặt 450.000.000 ỹ 25/01/03 Mua càng xe Dream II 1.625.321.900 ỹ 15/05/03 Mua tục treo máy xe Ga 760.698.365 ỹ 25/08/03 Mua hộp xích xe các loại. 2.365.369.752 ỹ 30/10/03 Mua bình xăng xe các loại. 977.610.864 ỹ Số dư đầu năm 1.109.799.250 Số dư cuối năm 1.121.172.722 ỹ ỹ Đã kiểm tra đúng. (1)Kiểm tra hoá đơn và Bảng kê chi tiết, Phiếu nhập kho kèm theo (2)Kiểm tra chứng từ thanh toán (3)Đã thanh toán bằng chuyển khoản (1.650.000.000) vào tháng 01/2004, kiểm tra chứng từ thanh toán Kết luận: Khoản phải trả công ty cơ khí Phúc Vĩnh không có sai sót trọng yếu 2.3. Kiểm tra tính đúng kì của việc ghi nhận công nợ 2.3.1. Kiểm tra tính đúng kì của các hoá đơn mua hàng, Thủ tục này giúp cho kiểm toán viên xác định các giao dịch thực tế xảy ra trong kì này đã được ghi sổ như thế nào. Trong thực tế, có một số công ty khi muốn khuếch trương tình hình tài chính của mình đã ghi hoá đơn mua hàng của năm nay vào năm sau, đây là một gian lận thường thấy. Do đó khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lựa chọn một số hoá đơn trước và sau ngày khoá sổ rồi đối chiếu với sổ nhật ký mua hàng thường là từ 15 ngày trở lại, sổ chi tiết phải trả người bán để khẳng định tính đúng kì. Sơ đồ 15 (bảng): Giấy tờ làm việc của KTV công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế Chuyên nghành Kiểm toán –Kế toán –Tư vấn thuế và tài chính IFC Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:(84.4)5566560 Email: ifco@vnn.vn Fax:(84.4)5566562 Khách hàng/Client: Kỳ kế toán/Period: Nội dung công việc/Subject: Người soát xét/ Reviewed by: Ngày soát xét/ Date: STT trang/ No: Mục tiêu: Bảo đảm công nợ được ghi nhận đúng kì. Thủ tục: Chọn các Phiếu nhập kho phát sinh 15 ngày trước ngày khoá sổ (31/12/04), kiểm tra đến hóa đơn, chứng từ kèm theo: Chứng từ Nội dung Số tiền ỹ Số Ngày PN387 17/12/04 Mua tôn 2x236x542 60.321.354 ỹ PN388 18/12/04 Mua nhựa Trung Quốc 650.231.325 ỹ PN389 21/12/04 Mua các loại Bu lông ốc vít của Thành Viễn 10.236.932 ỹ PN390 21/12/04 Mua ống xã (Pô xe máy ) của UMV 1.562.321.632 ỹ PN400 25/12/04 Mua thép Hoà Phát 2.156.456.900 ỹ PN401 26/12/04 Mua cọc lái CLC 2.132.456.645 ỹ PN402 28/12/04 Mua Tem của công ty Hoà Hải 9.100.000 ỹ PN403 29/12/04 Mua dan dể chân xe máy của xý nghiệp Lan Anh 35.123.500 ỹ PN404 30/12/04 Hàng trả về xe Force 125cc 75.000.000 ỹ ỹ đã kiểm tra chứng từ nhập hàng( so sánh phiếu nhập cùng thẻ kho , sổ chi tiết hàng nhập và sỏ chi tiết phải trả người bán) Kết luận : các khoản đã được ghi sổ đúng kỳ. 2.3.2. Kiểm tra tính đúng kì của các chứng từ thanh toán Các chứng từ thanh toán có thể là ghi các phiếu chi của kì sau vào kì này, hoặc là ghi các phiếu chi của kì này vào kì sau. Việc ghi chép không đúng kì các chứng từ thanh toán sẽ ảnh hưởng đến việc phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Để kiểm tra việc ghi sổ đối với các chứng từ thanh toán, KTV cũng chọn một số phiếu chi từ trước và sau ngày khoá sổ rồi đối chiếu với sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ phải trả người bán. Thường xem xét truớc và sau 15 ngày khoá sổ của năm tài chích. Sơ đồ 16 (bảng): Giấy tờ làm việc của KTV công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế Chuyên nghành Kiểm toán –Kế toán –Tư vấn thuế và tài chính IFC Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:(84.4)5566560 Email: ifco@vnn.vn Fax:(84.4)5566562 Khách hàng/Client: Kỳ kế toán/Period: Nội dung công việc/Subject: Người soát xét/ Reviewed by: Ngày soát xét/ Date: STT trang/ No: Mục tiêu : Các khoản thanh toán và phiếu chi ghi đúng kỳ. Thủ tục : Chọn các chuáng từ thanh toán từ 15 ngày trước khi khoá sổ (31/12/04) kiểm tra chứng từ kiềm theo . Chứng từ Nội dung Số tiền ỹ Số Ngày PC823 28/12/04 Trả tiền điện cho công ty Điện lực Hà Tây 100.850.000 ỹ PC824 28/12/04 Trả tiền (chuển khoản)mua nhựa Trung Quốc 650.231.325 ỹ PC825 29/12/04 Mua các loại Bu lông ốc vít của Thành Viễn 10.236.932 ỹ PC826 29/12/04 Trả tiền(chuyển khoản) mua ống xã của UMV 1.562.321.632 ỹ PC827 30/12/04 Trả tiền mua( bằng TM) thép Hoà Phát 2.156.456.900 ỹ ỹĐã đối chiếu với sổ quỹ . Kết luận: Các khoản thanh toán đã ghi đúng kỳ. 2.4. Kiểm tra hàng mua trả lại. Đối với khách là công ty ABC trong bước khảo sát chung KTV nhận thấy hàng mua trả lại là rất nhiều mà quy trình xủ lý hàng mua trả lại chưa được khoa học do đó rất có thể tồn tại trong nghiệp vụ này nhiều sai sót trọng yếu. Đây cũng là vấn đề mà sau này công ty IFC sẽ tư vấn cho ABC.Trong tháng 12 có hai lô hàng mua trả lại KTV sẽ kiểm tra việc phản ánh ghi chép phản ánh có trung thực hợp lý hay không? Sơ đồ 17 (bảng): Giấy tờ làm việc của KTV công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế Chuyên nghành Kiểm toán –Kế toán –Tư vấn thuế và tài chính IFC Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:(84.4)5566560 Email:ifco@vnn.vn Fax:(84.4)5566562 Mục tiêu: Đảm bảo các NV hàng mua trả lại được ghi chép đúng kỳ. Công việc thực hiện: đối chiếu số liệu trên Sổ cái hàng tồn kho với chứng từ xuất STT Nội dung Số tiền Phiếu xuất kho USB VN Đ SH Ngày tháng 1 Trả lại hàng cho Trung Quốc 149.500 2.616.250.000 000486 14/12/04 ỹ 2 Trả lại hàng cho Phương Nhổn 10.255.000 000504 25/12/04 ỹ ỹOK Kết luận: Hàng mua trả lại đã được ghi nhận đúng kỳ. Gửi thư xác nhận các khoản phải trả người bán Đối với thủ tục gửi thư xác nhận Khoản phải trả người bán, KTV sẽ tiến hành gửi thư xác nhận mở nghĩa là KTV sẽ ghi sẵn con số và nhà cung cấp chỉ cần xác nhận có đúng không. Lựa chọn phương thức thư xác nhận này là do rủi ro đối với tài khoản này là thường bị ghi sổ thấp hơn so với thực tế. Kiểm toán viên tiến hành chọn 5 nhà cung cấp có số phát sinh lớn và có biến động bất thường trong năm để tiến hành gửi thư xác nhận (theo giấy tờ làm việc). Việc gửi thư xác nhận được tiến hành càng sớm càng tốt (thường vào ngày đầu tiên đến khách hàng) vì nếu để rời khách hàng mà vẫn không nhận được phúc đáp từ phía nhà cung cấp của khách hàng (kể cả sau khi đã gửi lần thứ hai), KTV sẽ không thể quay trở lại khách hàng để thực hiện các thủ tục thay thế nhằm có được bằng chứng hợp lý đảm bảo cho ý kiến của mình về khoản phải trả nhà cung cấp. Thư xác nhận cũng như phúc đáp đều được gửi và nhận trực tiếp giữa KTV và nhà cung cấp để tránh sự can thiệp của khách hàng. Vì sự xác nhận này là một bằng chứng có giá trị và làm giảm thiểu rất nhiều công việc kiểm tra chi tiết. Nếu trong trường hợp đến ngày kết thúc kiểm toán mà vẫn không nhận được thư phúc đáp, các thủ tục thay thế thường được KTV sử dụng là: kiểm tra thanh toán sau ngày khoá sổ hoặc kiểm tra đến chứng từ nhập và thanh toán trong kì. Năm nhà cung cấp được lựa chon. Sơ đồ 18 (bảng): Các nhà cung cấp STT Nhà cung cấp Mua trong kì 1 Công ty cơ khí Hưng Yên 1.608.774.820 2 Hợp tác xã Nhổn 551.297.024 3 Công ty cơ khí Thành Viễn 115.005.700 4 Công ty Nhựa Sài Gòn 7.853.540.573 5 Đõ văn Vũ 38.175.166 Sau đây là mẫu thư xác nhận trên giấy tờ làm việc của KTV: Sơ đồ 19 (bảng): Giấy tờ làm việc của KTV công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế Chuyên nghành Kiểm toán –Kế toán –Tư vấn thuế và tài chính IFC Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Tel:(84.4)5566560 Email:ifco@vnn.vn Fax:(84.4)5566562 Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2005 Thư xác nhận số dư phải trả Kính gửi: Ông/Bà Kế toán trưởng Công ty cơ khí Thành Viễn Để phục vụ cho mục đích kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004 của công ty ABC chúng tôi đề nghị Quí công ty vui lòng xác nhận trực tiếp tới KTV của chúng tôi công ty Kiểm toán IFC, số dư công nợ giữa công ty ABC và Quí công ty tại ngày 31/12/2005 thể hiện trên sổ kế toán của Quí công ty theo mẫu dưới đây. Thư xác nhận của Quí công ty sẽ rất thuận lợi cho công việc của chúng tôi nếu được trả lời nhanh nhất. Trân trọng, (Kí, đóng dấu) (Ký ghi rõ họ tên ) Bùi Thị Lan Lê Tuấn Anh Kế toán trưởng công ty ABC KTV công ty IFC Kính gửi : Công ty Kiểm toán Tư Vấn Tài Chích Quốc Tế (IFC) Nhà số 3,Lô 11,Đường Trần Duy Hưng, Hà Nội Người nhận : KTV Lê Tuấn Anh Chúng tôi xác nhận số dư công nợ Công ty ABC còn phải trả chúng tôi thể hiện trên sổ kế toán của công ty chúng tôi tại ngày 31/12/2004 như sau: Số liệu của Nhà máy ABC Số liệu của chúng tôi Chênh lệch 115.005.700 115.005.700 0 Chúng tôi gửi kèm theo đây là sổ chi tiết của chúng tôi (nếu có chênh lệch) Hà Nội. ngày 25 tháng 03 năm 2005 Giám đốc (Kí, đóng dấu) Phạm Quang Huy 2.5. Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ lớn Công ty ABC là doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với nứơc ngoài, có rất nhiều hoạt động giao dịch thanh toán liên quan đến ngoại tệ mà ở đây chủ yếu là đồng Đôla Mỹ (USD). Vì vậy, việc thực hiện thủ tục này là tất yếu. Mục đích của thủ tục này là nhằm để kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá tại đơn vị xem có tuân thủ theo các chế độ kế toán hiện hành hay không. Qua tìm hiểu về nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ của Công ty, KTV đã biết được rằng, Công ty đã hạch toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Do đó, trong quá trình kiểm toán, KTV thực hiện xác định tỷ giá được chuyển đổi, đối chiếu tỷ giá này và tỷ giá thực tế cuối kỳ xem có phù hợp với tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bố không. Đồng thời, KTV tiến hành xem xét các bằng chứng có liên quan đến các khoản phải trả có gốc bằng ngoại tệ. Sau đó, kiểm tra các nghiệp vụ và đối chiếu với các chứng từ để xác định rằng các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ đều có chứng từ hợp lệ và được hạch toán đúng. III. Kết thúc kiểm toán Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với chu trình mua hàng và thanh toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá kết quả kiểm toán của chu trình này và trình lên chủ nhiệm kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán là người sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Cụ thể, kiểm toán viên của công ty IFC sẽ thực hiện các bước công việc sau: 1. Tổng hợp kết quả kiểm toán Sau khi đã xác minh không có sự kiện phát sinh ảnh hưởng trọng yếu đến Chu trình mua hàng và thanh toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp và soát xét toàn bộ giấy tờ làm việc của KTV các phần hành để làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Theo đó, việc soát xét phải đảm bảo các mục đích sau: Các bằng chứng đã thu thập, đánh giá mô tả được một cách đầy đủ thông tin về hoạt động mua hàng và thanh toán của khách hàng. Quá trình kiểm toán Chu trình mua hàng và thanh toán dã được thực hiện theo đúng những chương trình kiểm toán của Công ty IFC và tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận. Các mục tiêu kiểm toán xác định chi phí đối với chu trình mua hàng và thanh toán đã được thoả mãn. Các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết để chứng minh cho kết luận trên Báo cáo kiểm toán sau này. Trong quá trình soát xét nếu phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu KTV phần hành sửa chữa và bổ sung. Với phần thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại coong ty ABC, sau khi soát xét trưởng nhóm kiểm toán đánh giá công việc kiểm toán đã được KTV thực hiện khá đầy đủ, các bằng chứng thu thập đã mô tả được những thông tin cần thiết về hoạt động mua hàng và thanh toán của khách hàng, đồng thời hoàn thành được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra đối với chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty này. 2. Lập báo cáo kiểm toán Sau khi tiến hành thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng và lập bản tổng hợp kết quả kiểm toán, KTV lập báo cáo kiểm toán dự thảo. Báo cáo dự thảo này sẽ được gửi cho khách hàng xem xét để đi đến thống nhất số liệu và các bút toán điều chỉnh. Cuối cùng, căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng và kết quả soát xét lần cuối của Ban Giám đốc, KTV tiến hành lập báo cáo kiểm toán thích hợp phát hành cho khách hàng. Như vậy, trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức, hồ sơ kiểm toán phải trải qua 3 lần soát xét chặt chẽ: B1) Soát xét của một KTV cao cấp hoặc chủ nhiệm kiểm toán đối với các giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán. B2) Soát xét của chủ nhiệm kiểm toán đối với toàn bộ hồ sơ kiểm toán trước khi trình Ban Giám đốc IFC soát xét lần cuối. B3) Soát xét lần cuối của Ban Giám đốc IFC đối với hồ sơ kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. 3. Công việc sau cuộc kiểm toán Ngoài ra còn có một việc cuối cùng mà nhóm kiểm toán phải thực hiện là đánh giá kết quả và chất lượng của cuộc kiểm toán, bao gồm việc đánh giá lại rủi ro của cuộc kiểm toán, soát xét hiệu quả của việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng, đánh giá chất lượng công việc của nhân viên. Đồng thời, KTV cũng luôn giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, nắm bắt kịp thời những thay đổi lớn của khách hàng mà có thể ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán năm sau. Chương III Bài học kinh nghiệm và hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) I. Nhận xét và bài học kinh nghiệm thực tiễn Trong nền kinh tế thị trường ngày nay và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì Kiểm Toán đã trở thành một ngành không thể thiếu. Mới ra đời và hoạt động chưa được bao lâu nhưng Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC đã có một vị thế nhất định trong ngành. Số lượng khách hàng mà công ty phục vụ rất đa dạng và rộng lớn trên rất nhiều lĩnh vực. Những thành công đó là do sự nổ lực không mệt mõi của toàn thể nhân viên công ty cũng như công ty có một đội ngũ KTV với nhiều kinh nghiệm. Do vậy được tìm hiểu học tập tại công ty IFC là một cơ hội tốt cho em. Công ty IFC có được những thành công nhất định đó bởi công ty đã xây dựng được cho mình một chương trình kiểm toán từ việc thiết kế lập kế hoạch đến thực hành kiểm toán là rất khoa học, hợp lý dưạ trên các nguyên tắc Kế toán Kiểm toán cũng như các chuẩn mực đã được ban hành. Cụ thể như chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán ở Công ty IFC: Từ việc lập kế hoạch được tuân thủ theo chuẩn mực số 300, quy trình phân tích được lập theo chuẫn mực số 520, hu thập bằng chứng theo chuân mực số 500 … Trong quá trình hoạt động Công ty có những thuận lợi cũn như khó khăn nhưng có một điều là Công ty đã biết khắc phục những khó khăn và phát huy thững thế mạnh của mình. Những thuận lợi của Công ty IFC đã có: - Đầu tiên là công ty có một đội ngũ những KTV giàu kinh nghiệm với lòng nhiệt huyết muốn đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Một điều đặc biệt nữa là cán bộ, nhân viên của công ty có tuổi đời rất trẻ có kiến thức ham học hỏi và sáng tạo đây chính là một lợi thế của Công ty IFC trong quá trình cạnh tranh khốc liệt với các Công ty khác trên lĩnh vực kiểm toán. - Môi trường hoạt động kiểm toán ngày nay đã có nhiều bước tiến, nhiều chính sách, chế độ, chuẫn mực cụ thể đã được ban hành tạo điều kiện pháp lý vững chắc cho các hoạt động kiểm toán. - Đã có nhiều khách hàng giữ mối quan hệ lâu dài với Công ty, xem Công ty như một đối tác tin cậy. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại những hạn chế khó khăn nhất định: - Trước hết đó là yếu tố thị trường : Do nghề kiểm toán ngày càng phát triển nên kéo theo sự ra đời của hàng loạt công ty Kiểm toán tư nhân cũng như các hãng Kiểm toán quốc tế vào hoạt động nên nó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó Công tchi phí IFC đã có các phương án như hạ mức phí kiểm toán, nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán đa dạng hoá dịch vụ phục vụ khách hàng. - Môi trường pháp lý mặc dù đã có những điều tích cực nhất định nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như: Các chuẫn mực, các chế độ chưa đầy đủ về nội dung quy trình cũng như phương pháp vận dụng, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng tính đồng bộ, hạn chế về số lượng mang tính chất hướng dẫn. - Về phía khách hàng, ở nước ta còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức một cách đầy đủ về công việc kiểm toán cho nên dẫn tới một thái độ bất hợp tác gây khó khăn cho các KTV làm việc điều này sẽ có ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán nhất định. Có thể nói các quy trình kiểm tóan được xây dựng tại công ty IFC là tốt nó phù hợp với các chuẫn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế được thừa nhận.Có thể nhận xét về chương trình kiểm toán của công ty như sau: 1. Giai đoạn tiếp cận và lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Tiếp cận với khách hàng là bước thực hiện đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC của IFC. Việc thực hiện tốt ngay từ công tác tiếp cận với khách hàng sẽ đảm bảo cho việc lập kế hoạch kiểm toán của IFC đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Do đó,IFC thường cử các lãnh đạo cao cấp của mình tham gia vào giai đoạn này như trưởng phòng, Chủ nhiệm Kiểm toán. Thực tế cho thấy công tác tiếp cận với khách hàng được IFC tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các yêu cầu phù hợp do đó việc ký kết hợp đồng được diễn ra một cách nhanh chóng. Thủ tục ký kết hợp đồng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định hiện hành của pháp luật về Hợp đồng kinh tế và phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán. Công việc lập kế hoạch kiểm toán cũng đã được IFC tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả, tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán. Trong bước này, KTV đã rất chú trọng thu thập, tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách hàng thông qua việc quan sát, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng. Với các thông tin thu thập được, có thể khẳng định rằng IFC luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 về thu thập thông tin cơ sở khi tiến hành kiểm toán: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán...”. Đối với chu trình mua hàng và thanh toán việc lập kế hoạch đã tuân thủ qua các bước: - Chuẩn bị kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. - Thu thập thông tin cơ sở về chu trình mua hàng và thanh toán. - Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện thủ tục phân tích đối với chu trình mua hành và thanh toán. - Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong chu trình. - Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình. - Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và lập chương trình kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho KTV phân phối công việc một cách hiệu quả với nhau, theo dúng chương trình kiểm toán, tạo căn cứ thích hợp cho IFC đưa ra kết luận tránh được những bất đồng với khách hàng. 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trên cơ sở kế hoạch đã được lập, các KTV đã được thực hiện một cách toàn diện. Mặc dù thời gian thực hiện cho cuộc kiểm toán là hạn chế nhưng các KTV đã vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng một cách đầy đủ. Công việc này luôn đảm bảo 3 bước: - Thực hiện các thủ tục kiểm soát. - Thực hiện các thủ tục tuân thủ. - Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, các KTV của Công ty IFC luôn thực hiện đầy đủ các bước nêu trên. Việc thực hiện đủ các bước cơ bản này là sự bảo đảm hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán, do đi chệch hướng kiểm toán hay do vội vàng đưa ra kết luận mà thiếu đi các thủ tục kiểm tra chi tiết cần thiết. Chu trình mua hàng và thanh toán là một chu trình quan trọng và kết quả kiểm toán chu trình này có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, các bước kiểm toán nêu trên sẽ cho giúp cho kiểm toán viên thu thập các bằng chứng thích hợp, đầy đủ và có hiệu lực làm cơ sơ cho việc đưa ra kết luận sau này. Trong quá trình kiểm toán, các KTV của Công ty IFC đã vận dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế, cụ thể KTV sắp xếp thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách khoa học, tối thiểu hoá sự kiểm tra chồng chéo. Bên cạnh đó, KTV còn thường sử dụng triệt để kết quả của các bước kiểm tra trước trong việc thiết kế các thủ tục kiểm tra tiếp theo. Các thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát cũng luôn được các kiểm toán viên sử dụng trong quá trình kiểm toán bởi tính hiệu quả của nó. Thực tế đã chứng minh “phân tích” là một biện pháp nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian, công sức nhưng bằng chứng thu được lại có tính hiệu lực cao. Việc sử dụng hiệu quả các thủ tục phân tích cũng làm giảm bớt công việc kiểm tra chi tiết vốn tốn nhiều thời gian và chi phí nhờ đó đẩy nhanh tiến độ công việc và giảm thiểu chi phí kiểm toán. Chu trình mua hàng và thanh toán có liên quan đến nhiều chu trình khác như chu trình Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền,Tài sản cố định... Cho nên, khi tiến hành kiểm toán cần có sự phối hợp giữa các chu trình. Điều này sẽ giúp cho kiểm toán viên tránh được sự lập lại trong các thủ tục kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả công việc. Cụ thể, trong quá trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán các KTV của Công ty IFC đã liên hệ với kết quả kiểm toán các chu trình Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tài sản cố định để khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ mua vào cũng như các nghiệp vụ thanh toán. Thêm vào đó, các thủ tục kiểm toán đối với chu trình mua hàng và thanh toán luôn bám sát các mục tiêu đề ra, điều này sẽ tránh cho việc thực hiện các thủ tục không có tính hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Đồng thời khi phát hiện những sai sót, gian lận, KTV luôn thận trọng xem xét bằng chứng, trao đổi với khách hàng để tìm ra nguyên nhân của những sai sót đó. Tất cả những biện pháp nêu trên sẽ giúp cho kiểm toán viên tích lũy được nhiều kinh ngiệm trong việc phát hiện và xử lý các gian lận, sai sót. Bên cạnh đó, các KTV của Công ty IFC luôn sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cần thiết giúp cho hệ thống KSNB với chu trình này nói riêng và với tất cả hệ thống nói chung hoạt động một cách hữu hiệu nhất. Chính sự nhiệt tình và hiểu biết của KTV- Công ty IFC đã tạo ra không khí làm việc thoải mái hiệu quả và chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng. Điều này đã được chứng minh tại công ty ABC. 3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán - Thông qua các bằng chứng thu được Công ty IFC đã phát hành báo cáo kiểm toán căn cứ chuẫn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Sau khi đưa ra báo cáo kiểm toán thì công ty IFC thường xem xét việc phát hành báo cáo có ảnh hưởng trọng yếu gì không. Nếu phát hiện ra các khía cạnh trọng yếu thì công ty IFC xem xét một cách cẩn thận và thông báo cho lãnh đạo công ty khách hàng. Các công việc này được thực hiện để báo cáo kiểm toán phát hành là đầy đủ và phù hợp với các chuẫn mực kiểm toán. Chất lượng cuộc kiểm toán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và là một vấn đề đang được bàn tán sôi động, nhất là khi hiện nay thị trường kiểm toán độc lập đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế như AASC, KPMG, VACO,... Với phương châm đặt chất lượng cuộc kiểm toán lên hàng đầu do đó trong giai đoạn kết thúc kiểm toán này, IFC luôn thực hiện việc soát xét lại toàn bộ công việc kiểm toán của các giai đoạn trước đó. Việc soát xét này trước hết được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán (Chủ nhiệm Kiểm toán) và sau đó là Ban Giám đốc Công ty trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Công việc này đã giúp cho Công ty có thể phát hiện ra được các điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Thực tế công tác kiểm toán tại IFC cho thấy, Công ty đã xây dựng được cơ chế kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán như yêu cầu Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Công việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán của IFC thực sự có hiệu quả cao vì có một chương trình kiểm toán khoa học và chi tiết. Việc soát xét chất lượng này trải qua các bước rất chặt chẻ: Soát xét của một KTV cao cấp hoặc chủ nhiệm kiểm toán đối với các giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán. Soát xét của chủ nhiệm kiểm toán đối với toàn bộ hồ sơ kiểm toán trước khi trình Ban Giám đốc IFC soát xét lần cuối. Soát xét lần cuối của Ban Giám đốc IFC đối với hồ sơ kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Báo cáo kiểm toán do IFC phát hành luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Trong đó, các kết luận kiểm toán được đưa ra độc lập khách quan, chính xác với thực tế, mang tính xây dựng cao và tạo được sự tin cậy của những người quan tâm. 4. Sự linh hoạt, sáng tạo của KTV trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục Một điều nữa đó là những điều chỉnh linh hoạt của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán trong từng nghiệp vụ cụ thể những điều chỉnh này mang tính kinh nghiệm và nghề nghiệp cao chỉ có ở những KTV của công ty IFC. KTV căn cứ vào từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán để cân nhắc, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp từ các thủ tục có sẵn trong chương trìnhkiểm toán mẫu, sữa đổi các thủ tục đó nếu cần thiết. Trưởng nhóm kiểm toán cũng có thể tự thiết kế các thủ tục bổ sung theo đánh giá của nhóm kiểm toán, các thủ tục kiểm toán được đưa ra trong chương trình kiểm toán mẫu là chưa bao quát được hết các sai sót tiềm tàng có liên quan, hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết cho việc kiểm tra tài khoản. Tuy nhiên cũng cần thấy vai trò của chương trình kiểm toán mẫu chỉ mang tính hổ trợ. Để chương trình kiểm toán mẫu trở nên khả thi cho từng cuộc kiểm toán ở từng công ty khác nhau thì đòi hỏi phải có sụ linh hoạt, sáng tạo của KTV trong việc lựa chọn và thiết kế các thủ tục phù hợp. Để làm được điều này KTV phải thực sự hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, và đặc biệt là chương trình mua hàng và thanh toán. Việc nắm bắt được các rủi ro có thể xẩy ra với chu trình giúp KTV tập trung vào hướng kiểm tra thích hợp, lựa chọn những thủ tục kiểm tra hiệu quả, giảm thiểu chi phí và thời gian kiểm tra chi tiết. Việc cập nhật và vận dụng các chuẩn mục kế toán, kiểm toán trong thực hiện công việc là yêu cầu bắt buộc đối với các KTV của công ty IFC và cũng như những người trong nghề kiểm toán nói chung. Việc nắm bắt vận dụng kịp thời các chuẫn mực sẽ đảm bảo cho công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch và yêu cầu chung. II. Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chu trình mua hàng và thanh toán có vai trò quan trọng trong đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Kết quả của chu trình này ảnh hưởng trục tiếp tới giai đoạn sản xuất và chi phí cho hoạt động mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Do đó dưới góc độ quản lý chu trình này có một vai trò hết sức quan trọng. Theo quan điểm của KTV chu trình mua hàng và thanh toán là đối tượng của kiểm toán khi kiểm toán báo cáo tài chính. Kết quả kiểm toán của chu trình ảnh hưởng tới kết quả chung của cuộc kiểm toán. Do đó đòi hỏi công tác kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán không chỉ dừng lại ở việc phát hiện sai sót mà phải đưa ra được các ý kiến mang tính chất tư vấn cho Doanh nghiệp trên giác độ quản lý. Đây là mục tiêu mà các nhà quản lý mong muốn từ các KTV. Với vai trò quan trọng như vạy có thể thấy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán là không thể bỏ qua. Chương trình kiểm toán báo cáo tài chính do IFC thực hiện là khá hữu hiệu, cung cấp một phương pháp làm việc hiệu quả cao đây chính là một thế mạnh của Công ty. Qua những bài học kinh nghiệm ở trên , có thể thấy rằng đây là một quy trình kiểm toán tốt mà các công ty kiểm toán khác nên tham khảo và học tập. Song bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý ở trên thì quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại IFC vẫn còn những điểm cần lưu ý sau: Thứ nhất là tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa được kỹ càng. Thứ hai là vấn đề KTV không kiểm tra giá thực tế của các hàng mua một các đúng mức. Thứ ba là việc nên áp dụng công nghệ thông tin để hổ trợ công việc kiểm toán được tốt hơn. 1. Vấn đề tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng Đây là một vấn đề quan trọng liên quan đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát, lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán. Cụ thể, khi mà kiểm toán viên thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không có hiệu lực tức là rủi ro kiểm soát cao thì phương pháp tiếp cận kiểm toán sẽ chủ yếu là sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Ngược lại, khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì phương pháp tiếp cận kiểm toán là sử dụng một số lượng lớn các thủ tục kiểm soát. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát của công ty khách hàng, các KTV của công ty IFC thường sử dụng Bảng tường thuật và Bảng phân tích soát xét hệ thống KSNB. Bảng tường thuật là một dạng văn bản mô tả về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng. Việc sử dụng bảng này đôi khi gây khó khăn cho người đọc trong việc hình dung một cách chi tiết các công đoạn và các thủ tục kiểm soát sử dụng trong các công đoạn đó. Theo ý kiến của em cần có các lưu đồ kèm theo trong việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ bởi vì việc sử dụng các lưu đồ kèm theo sẽ giúp cho người xem dễ dàng hình dung hơn nếu chỉ có sự mô tả bằng từ ngữ. Bảng phân tích soát xét là hệ thống các câu hỏi được soạn thảo theo mẫu căn cứ theo các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nôi bộ. Việc sử dụng bẳng này sẽ giúp kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng nhưng nhược điểm là do thiết kế chung chung nên không phù hợp với mọi loại hình công ty do đó nên kết hợp việc sử dụng cả bảng mô tả tương thuật, bản phân tích soát xét, lưu đồ và các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 2. Kiểm tra giá trị hàng mua một cách đúng mức Có một điều mà đối với những khách hàng như công ty ABC đó là hàng mua ngoài đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu thường có giá cao hơn thực tế. Dẫn tới một hiện tượng có sự gian lận trong công tác mua hàng: Đó là sụ thông đồng của bộ phận mua hàng và nhà cung cấp . Việc phát hiện các gian lận này không thuộc trách nhiệm trực tiệp của KTV bởi căn cứ để KTV đưa ra kết luận là các chứng từ gốc, KTV không chịu trách nhiệm phát hiện những gian lận nằm ngoài phạm vi kiểm toán. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích của khách hàng cũng như đối với việc tư vấn cho khách hàng về điều này. Để đánh giá trung thực của giá trị hàng hoá mua vào, kiểm toán viên có thể tham khảo giá cả các mặt hàng cùng loại trên thị trường hoặc nhờ các chuyên gia về lĩnh vực này xác minh. 3. Việc áp dụng công nghệ thông tin tại công ty IFC Để thực hiện tốt hơn nữa công việc kiểm toán cũng như đẩy nhanh tiến độ thời gian trong các cuộc kiểm toán thì em thiết nghĩ công ty IFC nên có một phần mềm chuyên dụng. Việc này giúp cho KTV hoàn thành tốt hơn công việc của mình và cho chất lượng cuộc Kiểm Toán được tốt hơn nó còn tạo sụ cạnh tranh cho công ty với cac công ty Kiểm toán khác . Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. Tuy nhiên những kiến nghị này chỉ xuất phát từ việc đánh giá công tác kiểm toán của công ty IFC tại khách hàng cụ thể la Công ty ABC nên có thể chưa thực sự đúng trong toàn bộ các cuộc kiểm toán của công ty. Hơn nữa, việc thực hiện các giải pháp này còn tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan, khách quan trong các cuộc kiểm toán mà công ty IFC đã thực hiện. Kết luận Thông qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (IFC), em đã tìm hiểu một số vấn đề tổ chức quản lý của Công ty cũng như công tác hoạt động kế toán, kiểm toán và các hoạt động khác tại công ty IFC. Và em đã được đi thực tế kiểm toán tại đơn vị khách hàng để tìm hiểu về những vấn đề mà em đã học. Về tổ chức quản lý công ty đã nghiên cứu và tổ chức một cách khoa học đảm bảo được sự thông suốt từ giám đốc đến nhân viên. Bảo đảm công việc được thực hiện một cách có hiệu quả và có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Đó là các thủ tục kiểm soát rất cần thiết trong một cuộc kiểm toán cũng như trong công ty kiểm toán IFC. Về công việc hoạt động kinh doanh tại công ty, do ngành kiểm toán còn rất mới mẻ ở nước ta hiện nay, thị trường tương đối lớn đó là một điều hết sức thuận lợi cho công ty. Mặt khác, công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ, có kiến thức khát khao vươn lên chính là sức mạnh là động lực để công ty vươn lên thành một trong những công ty kiểm toán lớn. Đây là những kết quả thu được từ thực tế tại Công ty IFC và về việc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán tại đơn vị khách hàng mà công ty IFC đã thực hiện . Trong bài viết không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của các bạn và sự phê bình của thầy giáo, cô giáo,cũng như các anh chị KTV trong công ty IFC. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Phạm Đình Cao Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày ….tháng 5 năm 2005. Nhận xét của đơn vị thực tập: ……………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày …tháng 5 năm 2005. Danh mục tài tài liệu tham khảo * * * Kiểm toán tài chính – Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 2001 Lý thuyết kiểm toán – Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 2001 Kiểm toán – Alvin A.Arens, James K.Loebbecke – NXB Thống kê, 2000 Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Bộ Tài chính – NXB Tài chính Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Bộ Tài chính – NXB Tài chính Tìm hiểu về kiểm toán độc lập ở Việt Nam – Bùi Văn Mai – NXB Tài chính, 1998 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế – NXB tài chính, 2002 Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Ts. Đặng Thị Loan – NXB Giáo dục, 2001 Kiểm toán – PTS Vương Đình Huệ, PTS Đào Xuân Tiên – NXB Tài chính, 1996 Kế toán – Kiểm toán và phân tích báo cáo tài chính – Ts. Vương Đình Huệ – NXB Tài chính, 2000 Hồ sơ kiểm toán của công ty IFC Tạp chí kiểm toán, Kế toán Các luận văn, chuyên đề thực tập các khoá K42, K41. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0328.doc
Tài liệu liên quan