Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty du lịch và xúc tiến thương mại

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Các khoản chi phí được tính vào giá thành sản phẩm đó là những chi phí tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Những chi phí này phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán mang tính chủ quan mà không phản ánh được một cách đúng đắn sự hao phí các yếu tố sản xuất trong giá thành sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

doc83 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty du lịch và xúc tiến thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực thuộc Công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước. + Thực hiện đúng chính sách cán bộ, bồi dưỡng, đào tạo không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ các mặt cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh quốc phòng. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh: 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại: Giám đốc Phó giám đốc Công ty liên doanh khách sạn Hà Nội Sunway Phòng tổ chức hành chính Lễ tân Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh nghiệp vụ Cửa hàng KD tổng hợp Tràng Tiền Khách sạn Thương mại Trung tâm dịch vụ Thương mại Đội Cấn Buồng Nhà hàng Quầy bar Bảo vệ Kỹ thuật 2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty: Qua sơ đồ ta có thể thấy cơ cấu tổ chức va quản lý của Công ty tương đối đơn giản và thống nhất. Công ty du lịch và xúc tiến thương mại có phạm vị kinh doanh rộng và bên cạnh khách sạn Thương mại (giữa vai trò quan trọng nhất của Công ty) còn có cửa hàng Tràng Tiền và trung tâm dịch vụ Đội Cấn nên các Công ty trực thuộc cũng vẫn có sự độc lập cần thiết để chủ động trong kinh doanh. Khách sạn Sunway là một khách sạn liên doanh với tập đoàn Sunway của Malayxia, phần góp vốn của Công ty là 29 %, có 2 thành viên trong hội đồng quản trị nên có thể dễ dàng thấy rằng tiếng nói của Công ty trong liên doanh không thể so sánh với nước bạn. Tuy nhiên chủ trương liên doanh là tất yếu trong bối cảnh hội nhập nền king tế thế giới và để thúc đẩy ngành du lịch đầy tiềm năng nhưng thiếu vốn đầu tư của chúng ta. Trung tâm dịch vụ Đội Cấn cũng có ngành nghề kinh doanh chính là khách sạn. Trung tâm hoạt động theo kiểu lấy thu bù chi, nộp khấu hao tài sản, hạch toán báo sổ. Trung tâm tự chủ về kế hoạch kinh doanh, tài chính, nhân sự lao động và tiền lương song phải phù hợp với kế hoạch chung của Công ty và báo cáo với Công ty trước khi thực hiện. Cũng giống với trung tâm dịch vụ Đội Cấn, cửa hàng Tràng Tiền hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tuy nhiên cửa hàng có thể chủ động dễ dàng trong việc thay đổi ngành nghề kinh doanh để phù hợp với thị trường. Ví dụ trước kia cửa hàng kinh doanh đồng hồ còn bây giờ cửa hàng chuyển sang kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ. 2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Theo sơ đồ trên thì Giám đốc là người điều hành cao nhất, là người có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm chung đối với hoạt động kinh doanh của Công ty trước Bộ thương mại và pháp luật. Giám đốc trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động của 3 phòng: Phong tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kinh doanh nghiệp vụ. Riêng khách sạn Sunway là khách sạn liên doanh với Malayxia thì hoạt động có những đặc thù riêng. Phần vốn góp của Công ty trong liên doanh là 29%, công ty cử hai thành viên tham gia vào hội đồng quản trị, một giữ chức phó tổng giám đốc, một tham gia vào phòng quản lý nhân sự, ngoài ra còn có một người phụ trách kế toán. Phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch các chính sách kinh doanh và trực tiếp phụ trách công việc kinh doanh của Công ty và khách sạn. Các phòng giúp việc cho Giám đốc sẽ điều phối hoạt động của cửa hàng kinh doanh tổng hợp Tràng Tiền, trung tâm dịch vụ thương mại Đội Cấn và khách sạn Thương Mại theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng. Cụ thể như sau: + Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, tổ chức xây dựng bộ máy quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, xây dựng và quản lý định mức lao động, tiền lương, ... + Phòng kế toán: có nhiệm vụ xây dựng và quản lý về ngân quỹ, theo dõi thu chi, quản lý tài chính vốn, quản lý hướng dẫn hoá đơn chứng từ, tình hình thực hiện chi tiêu tài chính và các hoạt động kế toán của Công ty. + Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn trực tiếp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, thực phẩm ăn uống phục vụ cho kinh doanh khách sạn. Việc tổ chức tiếp thị quảng cáo, tổ chức hội nghị, tiệc cưới, hướng dẫn du lịch, lữ hành cũng là nhiệm vụ của phòng. Khách sạn Thương mại bao gồm các bộ phận: Lễ tân, tổ buồng, tổ bar, nhà hàng, tổ bảo vệ, tổ kỹ thuật đây là những bộ phận lao động trực tiếp trong khách sạn. Bộ phận lễ tân: là bộ phận quan trọng nhất đòi hỏi nhân viên phải thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ và nắm vững nghiệp vụ kinh doanh của khách sạn, nhạy bén trong giao tiếp. Mọi yêu cầu của khách hàng đều được thông qua phòng lễ tân, rồi từ đó nhân viên lễ tân sẽ liên lạc đến các bộ phận cần thiết khác để phục vụ khách nhanh nhất, tốt nhất. Bộ phận nhà hàng: phục vụ khách hàng 24/24 giờ và cũng đảm nhiệm phục vụ tiệc hay hội thảo khi có sự kiện đó diễn ra. Bộ phận buồng: bộ phận này chịu trách nhiệm về toàn bộ nội ngoại thất phòng ở khách sạn. Các nhân viên thuộc bộ phận này có nhiệm vụ phải dọn dẹp, làm vệ sinh phòng cho khách hàng ngày và theo yêu cầu của khách, ngoài ra họ còn phải đảm bảo đầy đủ đồ dùng hàng ngày cho khách như: khăn mặt, khăn tắm, xà bông, ... Bộ phận bếp: có chức năng chế biến các món ăn phục vụ theo yêu cầu hàng ngày của khách hàng. Chất lượng phục vụ của bộ phận này được đánh giá rất cao, đặc biệt là các món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp. Đây là kết quả của việc tuyển chọn khắt khe cùng với chế độ ưu đãi đặc biệt với các đầu bếp của Công ty. Bộ phận bảo vệ: Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn an ninh cho khách sạn và cho khách hàng đang lưu trú tại khách sạn. Bộ phận kỹ thuật: Có nhiệm vụ theo dõi, bão dưỡng, sửa chữa các thiết bị về điện nước ... của khách sạn. Bộ phận tạp vụ: bộ phận này phụ trách công việc thu dọn vệ sinh sạch sẽ toàn khuôn viên của khách sạn. Ngoài ra, bộ phận này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dụng cụ, đồ dùng cần thiết cho nhà hàng và khách sạn. 3. Đặc điểm hoạt động, kinh doanh du lịch và dịch vụ có ảnh hưởng đến hạch toán kế toán: Kinh doanh du lịch và dịch vụ là việc cung cấp những lao vụ, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nhu cầu đó rất đa dạng vì vậy để đáp ứng một nhu cầu thường có một loại hình dịch vụ riêng. Tuy vậy, dù là loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch nào thì đều có chung những điểm chủ yếu sau: + Ngành du lịch và dịch vụ là một ngành kinh tế đòi hỏi có vốn đầu tư ban đầu cao nhưng đây lại là ngành có hiệu quả cao, tỉ lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn. + Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế văn hoá xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hoá, phong cảnh, chùa chiền và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tư nhiên. + Đối tượng phục vụ của ngành du lịch rất đa dạng và luôn di động. Sở dĩ như vậy là vì, bất kì ai có đủ điều kiện về kinh tế và có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ thì đều là đối tượng của ngành dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của ngành du lịch cũng rất phức tạp. Ví dụ như cùng một yêu cầu về ăn nhưng mỗi người lại có một sở thích và có cách lựa chọn khác nhau. Do đối tượng phục vụ luôn di động nên việc tổ chức hoạt động du lịch khá phân tán và không ổn định. + Kinh doanh du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như kinh doanh phòng nghỉ, ăn uống, khách sạn, ... Các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau, chi phí kinh doanh cũng khác nhau... Mỗi loại dịch vụ có những đặc trưng riêng về chi phí sản xuất kinh doanh. Ví dụ chi phí kinh doanh buồng ngủ thì chi phí về khấu hao tài sản cố định chiếm tỉ trọng đa số trong cơ cấu giá thành kinh doanh. Bởi vì, chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh chất lượng của dịch vụ kinh doanh phòng ngủ. + Nếu sản phẩm của các ngành công nghiệp sản xuất là các sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể như hàng hoá, ... thì hầu hết sản phẩm của ngành du lịch, dịch vụ không mang hình thái vật chất do vậy mà không có quá trình nhập kho, xuất kho sản phẩm. Đặc biệt đó là không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì cuối kì. + Sản phẩm của ngành dịch vụ được tiêu dùng ngay khi sản xuất có nghĩa là quá trình sản xuất và tiêu thụ được tiến hành đồng thời, ngay cùng một địa điểm. Công ty du lịch và xúc tiến thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch dịch vụ nên có những đặc điểm giống như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính giản đơn. Các nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Các nguyên liệu này có thể được qua chế biến rồi đưa vào tiêu dùng hoặc đưa thẳng vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau: Tiêu thụ Chế biến Mua vào II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, toàn đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cơ sở) ở đơn vị chính, còn ở các đơn vị trực thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng. Phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn công ty. Còn ở các đơn vị trực thuộc, phòng kế toán trung tâm chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (định kỳ ngắn) chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản lý về hạch toán thống kê, phòng kế toán trung tâm giao cho các nhân viên hạch toán thực hiện một số phần hành công việc hạch toán khác như ghi chép các chỉ tiêu cần thống kê, ghi chép hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể. Về cơ cấu của bộ máy kế toán của công ty, bao gồm có 5 người. Một nhân viên kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, một kế toán khách sạn, một kế toán về thanh toán, một kế toán về nguyên vật liệu, hàng hoá, công cụ, một nhân viên làm thủ quỹ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. Kế toán khách sạn Kế toán TSCĐ, vật liệu Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán khách sạn có nhiệm vụ ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các lĩnh vực như phòng nghỉ, điện thoại, giặt là, massage kế toán phản ánh nghi chép doanh thu từ các dịch vụ, các khoản điều chỉnh doanh thu như hoạt động massage chịu thuế tiêu thụ đặc biệt – một khoản giảm trừ doanh thu, kế toán theo dõi tình hình kinh doanh phòng nghỉ trên cơ sở các bảng thống kê của nhân viên lễ tân về số lượng phòng đang đưa vào kinh doanh hay phòng có khách, số lượng phòng vẫn còn trống. Ngoài ra kế toán còn theo dõi tình hình kinh doanh hàng hoá là các đồ lưu niệm bán cho khách du lịch v.v Kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán có nhiệm vụ ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng). Kế toán ghi chép, tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản tiền vay, các khoản công nợ (các khoản nợ phải thu, phải trả) và nguồn vốn chủ sở hữu. Kế toán tài sản cố định, vật liệu có nhiệm vụ ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, kế toán định kỳ khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ tính trị giá vốn vật liệu xuất kho. Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho, theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho, theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định, công cụ dụng cụ ở các bộ phận trong công ty. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt trong két sắt, nhập-xuất quỹ tiền mặt. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác hạch toán kế toán của công ty, kiểm tra công tác chỉ đạo, công tác quản lý, tạo nguồn vốn, sử dụng tiền vốn theo đúng chế độ tài chính nhà nước ban hành. Ngoài ra, kế toán trưởng là người tổng hợp tất cả các số liệu từ nhật ký chứng từ, bảng kê để lập báo cáo kế toán quyết toán tài chính theo quy định nhà nước và đảm nhiệm các phần hành kế toán còn lại. Để góp phần đảm bảo độ chính xác cho thông tin kế toán, đồng thời giảm nhẹ khối lượng công việc, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán vào công tác quản lý hạch toán. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 114TTC-QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính đã bổ xung. Kế toán công ty sử dụng hình thức Nhật ký-chứng từ. 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 2.1. Đặc điểm hình thức hạch toán Nhật ký chứng từ. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký-chứng từ. Hình thức này có một số đặc điểm đó là kết hợp trình từ ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là sổ Nhật ký-chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký của các nghiệp vụ cùng loại vừa là chứng từ ghi sổ để ghi sổ Cái cuối tháng (số tổng công cuối tháng ở Nhật ký chứng từ là định khoản kế toán để ghi sổ cái). Người ta lấy bên có của tài khoản kế toán làm tiêu thức để phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, hay nói cách khác là nhật ký chứng từ được mở cho bên có của tài khoản kế toán để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các tài khoản này theo trật tự thời gian phát sinh của chung trong suốt tháng. Hình thức kế toán này sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. 2.2. Các loại sổ kế toán của hình thức nhập ký chứng từ. ở hình thức kế toán này, sổ kế toán tổng hợp bao gồm các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái. Các sổ chi tiết là các sổ kế toán được mở theo từng hoạt động kinh doanh, từng đối tượng tập hợp chi phí, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp. Hệ thống sổ tổng hợp của hình thức nhật ký chứng từ bao gôm 10 Nhật ký chứng từ được đánh số từ 1 đến 10. Trong thực tế, doanh nghiệp thường sử dụng 4 Nhật ký chứng từ chủ yếu và một số bảng kê thông dụng. Sau đây là hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được sử dụng ở doanh nghiệp. Bảng kê một số Nhật ký chứng từ và bảng kê được sử dụng ở công ty Bảng kê Nhật ký chứng từ -Bảng kê chi tiết TK 131. -Bảng kê chi tiết TK 133. -Bảng kê chi tiết TK 138. -Bảng kê các khoản tạm ứng. -Bảng kê chi tiết TK 152. -Tổng hợp bảng kê TK 156. -Bảng kê chi tiết TK 214. -Bảng kê chi tiết TK 311. -Bảng kê chi tiết TK 331. -Bảng kê chi tiết TK 333 -Nhật ký chứng từ số 1. -Nhật ký chứng từ số 2. -Nhật ký chứng từ số 7. -Nhật ký chứng từ số 8. Ngoài việc sử dụng một số sổ kế toán tổng hợp, để phục vụ cho công tác quản lý hạch toán và yêu cầu của doanh nghiệp, kế toán còn mở thêm các sổ kế toán chi tiết như sổ thu, sổ chi, sổ theo dõi tiền lương và thu nhập đối với cán bộ công nhân viên, sổ chi tiết thanh toán đối với người bán TK 331, sổ chi tiết thanh toán dối với khách hàng TK 131 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Qua sơ đồ trên ta thấy việc hạch toán xuát phát từ chứng từ gốc sau đó được hạch toán vào sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết và ghi vào bảng phân bổ. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên do đố việc hạch toán được thực hiện hàng ngày. Cuối tháng, số liệu được tổng hợp trên sổ chi tiết để ghi vào các bảng kê, các nhật ký chứng từ có liên quan. Từ nhật ký chứng từ, việc ghi các sổ cái được thực hiện dựa vào số công có, công nợ trên các nhật ký chứng từ có liên quan. Báo cáo kế toán được lập dựa trên các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái có liên quan. 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chứng từ 1,2 Bảng phân bổ Tiền lương, BHXH Công cụ, dụng cụ, chi phí sửa chữa. Khấu hao TSCĐ Bảng tập hợp chi phí theo hoạt động kinh doanh Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái Bảng tính giá thành Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. II. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại kinh doanh hoạt dộng du lịch và dịch vụ do đó mà việc xác định đối tượng để tập hợp chi phí là rất quan trọng. Đối tượng tập hợp chi phí chình là các hoạt động kinh doanh nhà hàng, hoạt động kinh doanh bar Mỗi hoạt động là một đối tượng tập hợp chi phí. Như vậy, kế toán tập hợp chi phí theo địa điểm và thời gian phát sinh chi phí, theo từng hoạt động kinh doanh. Do đối tượng tập hợp chi phí khá nhiều nên để thuận tiện cho việc minh hoạ về cách hạch toán chi phí, em chọn hoạt động kinh doanh buồng ngủ để trình bày các thức hạch toán của công ty. Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ, các chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh thuộc hoạt động này đều được xác định là các chi phí thuộc hoạt động kinh doanh buồng. Ví dụ như các chi phí về mua hoa để phòng, các đồ dùng đặt phòng như xà phòng, khăn tắm v.v... 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động kinh doanh buồng ngủ. Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ rất phong phú. Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường bao gồm các chi phí ăn sáng của khách, chi phí về các đồ dùng đặt phòng như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, giấy vệ sinh, xà phòng, hoa để bàn, hoa quả đặt phòng, hoá chất phục vụ cho hoạt động vệ sinh như thuốc tẩy, bột giặtngoài ra còn một số đồ dùng nhỏ khác. Để tạp hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 612 – chi phí nguyên vật liệu trực tiấp. Để hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động buồng như chi phí ăn sáng, chi phí đồ dùng đặt phòng, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, phiếu chi tiền. Để hạch toán chi phí ăn sáng của khách ở phòng nghỉ, kế toán dựa vào các phiếu xuất kho cho nhà bếp phục vụ ăn sáng để ghi vào sổ chi tiết thực phẩm của nhà hàng Thương Mại. Ví dụ: ngày 16 tháng 12 năm 2003, xuất kho một số vật liệu phục vụ cho ăn sáng như sau: Đơn vị Mẫu số 02-VT Địa chỉ Ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT-ngày 1tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính Phiếu xuất kho. Ngày 16 tháng 12 năm 2003 Nợ Có Họ tên người nhận hàng: Anh Thành. Bộ phận: Nhà hàng Lý do xuất kho Xuất tại kho: Chị Lan. STT Tên Mã số Đơn vị tính Yêu cầu Số lượng thực xuất Đơn giá Thành tiền Thịt gà Xương .. Cộng Kg Kg .. 1 2 .. .. 38.000 11.000 .. 220.700 Xuất ngày 16 tháng 12 năm 2003 Phụ trách bộ phận sử dụng. Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau khi có giấy xuất kho các vật liệu trên, kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết thực phẩm của nhà hàng Thương Mại theo giá trị xuất dùng. Sổ thực phẩm của nhà hàng Thương Mại Tháng 12 năm 2003 Chứng từ Ngày Nội dung Bếp Kinh doanh Mini bar 16 Xuất ăn sáng 220.700 xxx xxx Cộng xxx xxx xxx Số tổng cộng ở cột giá trị xuất cho nhà bếp là chi phí phục vụ cho ăn sáng của khách ở phòng nghỉ. Ngoài việc tập hợp chi phí ăn sáng của khách, kế toán phải hạch toán các chi phí khác như chi phí về bàn chải đánh răng, kem đánh răng, giấy vệ sinh, xà phòngcũng dựa vào các phiếu xuất kho để ghi vào các sổ chi tiết vật tư. Ví dụ: Ngày 20 tháng 12 năm 2003 xuất kho một số vật tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng. - Giấy ăn 2 lớp 40 hộp - Khăn mặt 36 chiếc - Thuốc tẩy 5 hộp Kế toán sau khi phản ánh vào phiếu xuất kho thì ghi vào các sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư Mẫu số 17-VT QĐ Liên bộ TCTK-TC Số 583-LB Danh điểm vật tư Số thẻ Tên vật tư: Giấy ăn 2 lớp. Số tờ. Nhãn hiệu quy cách. Đơn vị tính: hộp Giá kế hoạch Kho Ngày tháng Chứng từ Trích yếu Nhập Xuất Tồn Ghi chú Nhập Xuất Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Số lượng Giá đơn vị Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tháng 12/2003 12 Chị Hà tổ Buồng 40 50 Các chi phí về vật liệu trực tiếp phục vụ buồng nghỉ là các vật tư như trên thì cuối tháng dựa vào biên bản kiểm kê số lượng tồn kho, số lượng xuất kho, nhập kho và giá trị nhập, tồn đầu kỳ để tính ra giá trị vật liệu xuất trong tháng vì kế toán sử dụng phương phá tính giá bình quân cả kỳ dự trữ. Sau khi tính được giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng kế toán sẽ ghi vào bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động. Hàng ngày, những chi phí về mua vật liệu và xuất dùng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh buồng được hạch toán trên số chi tiền- các khoản chi đó thường là các chi phí mua hoa quả, hoa cắm đặt phòng nghỉ. Sổ Chi Tiền Tháng 12 năm 2003 * Tiền mặt TK 111 Đơn vị: đồng Chứng từ Ghi nợ Các TK Nội dung TK 112 TK 152 TK 621 TK627 Cộng PC 15 Mua hoa tươi xx xx xx 80.700 x Cộng xx xx xx x x Việc hạch toán vào sổ chi tiền dựa vào các phiếu chi tiền của kế toán lập dựa trên bảng kê mua hàng không có hoá đơn do người mua hàng kê khai. Cuối kỳ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng tiền được kế toán phản ánh trên nhật ký chứng từ số một và sổ cái tiền mặt TK 111 Ví dụ: Cuối tháng 12 năm 2003, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã chi bằng tiền mặt là 3.493.276 đồng. Cộng có 6567311657. Dư cuối kỳ 12.381.932 Đơn vị: đồng Ghi có TK 111, ghi có các TK 642 7.770435 Tháng 12 năm 2003 621 3.493276 152 159. 891 413 652.790.681 Công nợ Nhật ký chứng từ số 1 Ghi nợ TK 111, ghi có các TK 4.448. 770 338 895. 000 334 56. 244. 682 333 Dư đầu kỳ: 16.322.908 551 540. 551. 118 Diễn giải Ngọc Khánh Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động kinh doanh và từ bảng này ghi vào nhật ký chứng từ số 7. 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí biểu hiện bằng tiền để trả cho công nhân dựa trên số lượng và chất lượng lao động để bù đắp hao phí về sức lao động của họ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Công ty trả lương chủ yếu theo hình thức trả lương theo thời gian lao động. Việc trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước là 19% tính trên tổng số lương phải trả (trong đó Bảo hiểm xã hội là 15%, kinh phí công đoàn là 2%, Bảo hiểm y tế là 2%). Cơ sở để tính lương là bảng chấm công. Trong từng hoạt động kinh doanh của công ty, người quản lý của từng hoạt động có trách nhiệm theo dõi, ghi chép và quản lý nhân công của mình. Hàng tháng, căn cứ vào các bảng chấm công của người quản lý của từng bộ phận nộp cho kế toán để lập bảng phân bổ tiền lương. Cách tính lương như sau: Hàng tháng vào ngày 10, tiến hành tạm ứng lương cho người lao động. Lương tạm ứng được tính theo công thức: Lương tạm ứng = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x 40% Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước hiện nay là 290.000đ một tháng. Lương kỳ II được thanh toán cho người lao động vào ngày 30 hàng tháng và gọi là lương cơ bản và được tính theo công thức: Hệ số lương x Mức lương tối thiểu Số ngày Các Tạm BHXH Lương x làm việc + khoản - ứng - BH - K cơ bản 30 thực tế. phụ cấp kỳ I y tế (K: Các khoản khấu trừ khác) Để tính được các khoản tạm ứng cho người lao động, kế toán lập bảng kê các khoản tạm ứng và thanh toán cho mỗi tháng theo mẫu sau: Bảng kê các khoản tạm ứng và thanh toán tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: đồng Họ và tên Dư nợ đầu kỳ Nợ TK 141, Có các TK Có TK 141, ghi nợ các TK Dư nợ cuối kỳ 111 Cộng nợ 133 642 111 Cộng có Tạ Đình Nghé Phạm Trọng Viện Phan Văn Lập Trần Mai An Đặng Minh Quang Bùi Thục Hiền .. 200.000 116.000.000 500.000 700.000 5.000.000 5.000.000 .. 750.000 13.000.000 1.000.000 750.000 13.000.000 1.000.000 .. 65520 654480 30.000 750.000 200.000 116.000.000 13.500.000 1.700.000 5.000.000 5.000.000 .. Cộng 147.900.000 14.750.000 14.750.000 65520 654480 30.000 750.000 161.900.000 Ta có thể thấy cách tính lương của công ty qua bảng thanh toán lương của công ty với mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng trong tháng 12 năm 2003 là 290.000/ tháng. Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Đồng Họ và tên Chức vụ Hệ số lương Diễn giải lương Các khoản phụ cấp Tổng tiền được lĩnh Khoản phải trừ Thực lĩnh Nguyễn An Hạnh Trần Mạnh Tổ trưởng Tổ phó 2,13 2,1 530340 426.900 490.000 430.000 1.020.340 856.900 450.000 320.900 570.340 536.000 Cộng xx xx xx xx xx Sau khi tính xong tiền lương phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh và cán bộ quản lý công ty, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo mẫu sau đây. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Đồng Tổng cộng TK338- Phải trả, phải nộp khác TK 334- Phải trả công nhân viên Ghi có TK Ghi nợ TK(Đối tượng SD) Số TT Chi phí nhân công TT_TK 622 Kinh doanh buồng .. Chi phí sản xuất chung_ TK 627 Kinh doanh buồng xx xx 16.854.389 .. xx 12.350.891 xx Kinh phí công đoàn (3382) Cộng có TK 338 (3382,3383,3384) Bảo hiểm y tế (384) Bảo hiểm xã hội (383) 1. 2. Cộng Lương Cộng có TK 334 Các khoản khác xx 2.691.037 .. xx 1.971.991 xx xx 283.267 .. xx 207.578 xx xx 2.124.503 .. xx 1.556.835 xx xx 283.267 .. xx 207.578 xx xx 14.163.352 .. xx 10.378.900 xx xx 5.957.174 .. xx 3.832.615 xx xx 8.206.178 .. xx 6.546..285 xx Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động kinh doanh và là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng từ số 7. Dựa vào số liệu tính toán về tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 622 (KD Buồng) 16.854.389 Có TK 334 14.163.352 Có TK 3382 283.267 Có TK 3383 2.124.503 Có TK 3384 283.267 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Trong hoạt động kinh doanh buồng nghỉ, chi phí sản xuất chung là chi phí có tỷ trọng lớn nhất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý buồng, chi phí tiền điện, chi phí về tiền nước, chi phí giặt là, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn công cụ dụng cụ. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627. Chi phí nhân viên quản lý buồng được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội của công ty. Chi phí giặt là_ đó là chi phí phục vụ cho việc giặt các đồ của phòng nghỉ như ga trải giường, rèm cửa, chăn Khách sạn không kinh doanh dịch vụ giặt là mà thuê giặt. Do vậy, để theo dõi số lượng giặt là trong tháng của khách sạn, kế toán đã lập sổ theo dõi hay sổ giao nhận đồ giặt là để làm cơ sở phân bổ chi phí và cơ sở thanh toán đối với người cung cấp dịch vụ. Mẫu số giao nhận đồ giặt là. Sổ giao nhận đồ giặt là Tháng 12 năm 2003 STT Ngày Họ tên người giao đồ Bộ phận công tác Khách sạn Khách nghỉ Kí nhận Số lượng Chủng loại Số lượng Chủng loại .. 10 10 .. Nguyễn Văn An .. .. Tổ buồng .. .. 50 16 30 .. Ga giường Rèm cửa Vỏ chăn .. 13 7 .. áo sơ mi Quần âu .. .. Cộng xx xx Vào cuối tháng, khách sạn thanh toán tiền giặt là một lần. Chi phí thanh toán đồ giặt là được tách thành hai phần, một phần để phân bổ vào chi phí kinh doanh của từng bộ phận; phần còn lại là số đồ giặt của khách và được tính vào tiền phải thu của khách về đồ giặt cộng vào giá phòng để khách thanh toán. Chi phí về giặt là được phản ánh vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hoạt động kinh doanh dựa vào hoá đơn giá trị gia tăng do người cung cấp dịch vụ cung cấp và phiếu chi tiền. Sau đây là mẫu phiếu chi mà doanh nghiệp sử dụng Đơn vị. Mẫu số_02_VT Địa chỉ Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu chi Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Nợ. Có. Họ, tên người nhận tiền: Nguyễn Thành Minh Địa chỉ: 68 Ngọc Khánh _ Ba Đình _ Hà Nội Lý do chi: Thuê giặt là. Số tiền: Mười lăm triệu bốn trăm mười bốn nghìn một trăm bảy mươi chín đồng. Kèm theo: 1 Chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, họ tên) Chi phí tiền điện là chi phí mà công ty phải trả cho nhà cung cấp để có điện phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vào cuối tháng căn cứ vào hoá đơn tiền điện và phiếu chi để kế toán hạch toán và ghi vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hoạt động kinh doanh. Kinh doanh buồng nghỉ là hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng nhiều tài sản cố định để phục vụ cho nhu cầu ở của khách du lịch. Do vậy, hàng tháng kế toán phải tiến hành tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ cho từng bộ phận kinh doanh. Tài sản cố định được sử dụng ở khách sạn rất phong phú và đa dạng. Để tính được mức khấu hao tài sản cố định, kế toán dựa vào khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định ban hành kèm theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30-12-1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau đây là bảng khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định mà kế toán công ty sử dụng. Loại tài sản cố định Thời gian sử dụng Máy móc thiết bị Thiết bị và phương tiện vận tải Nhà cửa- vật kiến trúc 5 năm 8 năm 20 năm Bảng tính khấu hao tài sản cố định Căn cứ vào bảng tính khấu hao, kế toán ghi vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng bộ phận kinh doanh. Ngoài việc lập và tính khấu hao tài sản cố định thì kế toán còn tiến hành lập và tính giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí kinh doanh hàng tháng. Công cụ dụng cụ phục vụ cho kinh doanh buồng nghỉ của khách sạn rất phong phú. Kế toán căn cứ vào đặc tính kỹ thuật để chia thành ba nhóm công cụ dụng cụ. Nhóm thứ nhất là đồ điện bao gồm máy in, radiocassete, lò nướng, bánh mì, tủ lạnh, quạt điện v.v.. Nhóm thứ hai là đồ gỗ, đồ nhựa và vái, thuộc nhóm này có bàn làm việc, bàn nước, bàn vi tính, tủ ti vi, cây treo đồ thủy tính và đồ khách bao gồm ly các loại, cốc uống trà, dĩa ăn, đĩa hoa quả, nồi hấp, phích đựng nước Rạng Đông Ngoài ra trong bảng còn có chi phí sửa chữa lớn công cụ dụng cụ trong tháng. Để phân bổ công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào thời hạn sử dụng, đặc tính kỹ thuật, giá trị của công cụ dụng cụ. Ví dụ: giường ngủ phân bổ trong thời gian là 5 năm, ga trải giường phân bổ trong thời gian 1 năm, đệm phân bổ trong 5 năm, các đồ thuỷ tinh như dĩa, cốc, khăn ăn, cây treo quần áo cũng được phân bổ trong thời gian 1 năm. Sau đây là bảng tính giá trị công cụ dụng cụ được phân bổ trong tháng 12 năm 2003. Bảng tổng hợp công cụ dụng cụ TK 142 tháng 12 năm 2003 Số liệu tính toán trên các bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng tổng hợp công cụ dụng cụ, hoá đơn tiền điện, tiền nước trong tháng kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các bộ phận kinh doanh. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng STT Bộ phận sử dụng Các chi Phí Kinh doanh buồng nghỉ Kinh doanh Nhà hàng Kinh doanh Massage . Tổng cộng 1 2 3 4 5 Chi phí về tiền điện Chi phí tiền nước Khấu hao TSCD Chi phí giặt là Chi phí công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn 33.765.600 7.050.800 75.740.097 9.761.400 62.059.996 . . . . . .. .. .. .. .. 45.767.500 9.646.173 79.726.418 15.414.179 68.955.440 Cộng 188.377.893 . .. 219.509.710 Cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 và bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng bộ phận. Bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng HDKD Nhật ký chứng từ số 7 tháng 12 năm 2003 5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch đó là quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ cũng được tiến hành đồng thời, ngay cùng một địa điểm do đó mà không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tất cả các khoản mục chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, được kết chuyển vào TK 154- mở cho từng hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Nợ TK 154(154-KD Buồng) 229.082.453đ. Có TK 621 11.499.280đ. Có TK 622 16.854.389đ. Có TK 627 200.728.784đ. Chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp chính là tổng giá thành thực tế của hoạt động cung cấp dịch vụ. II. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Đối tượng tính giá thành. Hoạt động kinh doanh buồng ngủ là hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu ở của khách du lịch. Đối tượng tính giá thành của hoạt động này đó là giá thành của một phòng với một lượt ngày đêm. ở khách sạn Thương mại có ba loại phòng nghỉ. Phòng loại một có mức giá là 400.000đ/1 lượt ngày đêm, phòng loại hai có mức giá là 280.000đ/1lượt ngày đêm và phòng loại ba là 200.000đ/1 lượt ngày đêm. Cuối tháng, kế toán có nhiệm vụ tính giá thành trung bình một phòng một lượt ngày đêm theo từng loại – dựa vào chi phí thực tế phát sinh đã tập hợp và số lượt phòng đã thống kê. 2. Kỳ tính giá thành. Theo yêu cầu quản lý, mỗi tháng sau khi tập hợp các chi phí kế toán sẽ tiến hành tính giá thành. Như vậy, kỳ tính giá thành là hàng tháng. 3. Phương pháp tính giá thành. Kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức. Dựa vào các định mức có sẵn để tính ra tổng số chi phí theo định mức. Định mức giá thành kinh doanh đối với dịch vụ buồng nghỉ Đơn vị: Đồng. Các khoản chi phí Phòng loại 1 Phòng loại 2 Phòng loại 3 Đồ dùng đặt phòng Ăn sáng Tiền lương nhân viên buồng Tiền điện Tiền nước Giặt là Khấu hao TSCĐ Phân bổ công cụ dụng cụ và sửa chữa công cụ Tiền lương nhân viên quản lý 10.000 15.000 15.000 35.000 8.000 12.000 120.000 90.000 13.000 6.000 5.000 14.000 28.000 6.000 8.000 70.000 60.000 10.000 4.000 5.000 10.000 25.000 5.500 6.000 50.000 40.000 7.000 Cộng 318.000 207.000 152.000 Để tính được giá thành từng loại phòng, kế toán phải sử dụng bảng là số lượt phòng nghỉ trong tháng do nhân viên bộ phận lễ tân thông báo hàng ngày và đánh dấu. Sau đây là mẫu bảng kê lượt phòng nghỉ trong tháng 12 năm 2003. Bảng kê lượt phòng nghỉ tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng Ngày Số phòng 1 2 3 4 5 6 7 8 28 29 30 31 Cộng ngang 108 x x x x x 110 x x x x x x 112 x x 528 x x x x x x x Cộng dọc Tổng số lượt Theo số liệu từ bảng này, kế toán tính được 1198 lượt ngày đêm trong tháng 12 năm 2003 trong đó phòng loại 1 là 250, phòng loại 2 là 578, phòng loại 3 là 270. Sau đây là cách tính giá thành * Tổng giá thành kinh doanh buồng nghỉ theo định mức: - Đồ đặt phòng: 250 x 10.000 + 6.000 x 578 + 4.000 x 370 = 7.448.000đ - Ăn sáng: 15.000 x 250 + (578+ 370) x 5.000 = 8.490.000đ - Tiền điện: 35.000 x 250 + 28.000 x 578 + 25000 x 370 = 34.184.000đ - Tiền nước: 8.000 x 250 + 6.000 x 578 + 5500 x 370 = 7.503.000đ - Giặt là: 12.000 x 250 + 8.000 x 578 + 6.000 x 370 = 9.844.000đ - Khấu hao TSCĐ: 120.000 x 250 + 70.000 x 578 + 50.000 x 370 = 88.960.000đ * Phân bổ công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn 90.000 x 250 + 6.000 x 578 + 50.000 x 370 = 75.680.000đ * Tiền lương nhân viên phục vụ buồng. 15.000 x 250 + 14.000 x 578 +10.000 x 370 = 15.542.000đ * Chi phí quản lý 13.000 x 250 + 10.000 x 578 + 7000 x 370 = 11.620.000đ Tổng giá thành theo định mức là: 259.271.000đ Tổng giá thành thực tế phát sinh đã tập hợp được là: 229.082.453đ Ta tính được tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành theo định mức là: 229.082.453 K = x 100 = 88,356% 259.271.000 * Giá thành phòng loại 1: 318.000 x 88,356% = 280.972đ/lượt ngày đêm * Giá thành phòng loại 2: 207.000 x 88,356% = 182.896,92đ/lượt ngày đêm * Giá thành phòng loại 2: 152.500 x 88,356% = 134.742,9đ/lượt ngày đêm Giá thành bình quân 1 phòng/1 lượt ngày đêm: 229.082.453 : 1198 = 191.220,745đ/lượt ngày đêm. Từ các số liệu đã tính toán, kế toán sẽ lập bảng tính giá thành cho dịch vụ kinh doanh buồng nghỉ theo yêu cầu quản lý. Phần III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng thông tin về giá thành sản xuất để phục vụ cho công tác quản lý. Giá thành sản xuất là kết quả mà các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá khứ để có được sản phẩm. Giá thành cung cấp thông tin về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp, nó phản ánh trình độ kỹ thuật sản xất, trình độ quản lý chi phí, trình độ sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Có thể nói giá thành là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Công ty du lịch và xúc tiến thương mại cũng đánh giá rất cao vai trò của công tác hạch toán chi phí sản xất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Công ty đã áp dụng những phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong thực tế công tác kế toán này vẫn còn một số hạn chế cần được xem xét và hoàn thiện hơn. II. Những ưu điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. Công ty đã lựa chọn hình thức Nhật ký chứng từ để hạch toán chi phí. Hình thức kế toán này phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí và áp dụng phương pháp tính giá theo định mức giúp cho việc lập các bảng tính giá thành trở nên đơn giản hơn. Công ty đã rất cố gắng trong việc áp dụng các chuẩn mức kế toán và chế độ kế toán mới vào trong công tác hạch toán chi phí. Việc sử dụng hệ thống chứng từ kế toán có nhiều ưu điểm biểu hiện ở trình tự ghi chép luân chuyển chứng từ đảm bảo cơ sở lập ra từ thực tế và cơ sở pháp lý giúp cho công ty giám sát được tình hình phát sinh chi phí và xác định đối tượng chịu chi phí được kịp thời, cung cấp được thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan. Việc tập hợp các chi phí sản xuất dựa trên các nhật ký chứng từ và các bảng phân bổ chi phí được nhanh hơn, đảm bảo độ tin cậy cho việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ cho từng hoạt động kinh doanh của công ty. III. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. Tuy đã cố gắng nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng trên thực tế công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: - Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ chưa thật hợp lý khi chỉ phân bổ cho các hoạt động kinh doanh. - Việc sử dụng tài khoản 142 – chi phí trả trước để hạch toán giá trị công cụ dụng cụ phân bổ dần và chi phí sửa chữa lớn phân bổ nhiều năm không phù hợp với chuẩn mực kế toán mới. - Chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ bao gồm các chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khản phụ cấp khác. Kế toán chưa phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý như điện, nước - Phương pháp tính giá thành theo định mức còn nhiều hạn chế. IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Hoàn thiện công tác tính khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao. Tài sản cố định được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, chi phí về khấu hao tài sản cố định trong cơ cấu giá thành dịch vụ của công ty chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Trong bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán chỉ phân bổ cho hoạt động kinh doanh là chưa hợp lý. Vì trong thực tế bộ phận quản lý công ty có sử dụng một số tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý như vậy trong chi phí quản lý sẽ bao gồm cả khấu hao tài sản cố định mà bộ phận này sử dụng. Việc phân bổ chi phí khấu tao tài sản cố định cho hoạt động quản lý sẽ giúp cho giá thành dịch vụ hợp lý hơn. Mặt khác trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán không có cột nêu đối tượng sử dụng. Vì vậy khi sử dụng bảng, ta không thấy số lượng và giá trị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng nghỉ là bao nhiêu. Ngoài ra, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ không có tỉ lệ phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Do đó, thông tin kế toán trong bảng này là chưa cụ thể. Để khắc phục nhược điểm này, kế toán cần xây dựng tỉ lệ phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ dựa trên cơ sở số lượng và giá trị TSCĐ được dùng ở từng bộ phận kinh doanh Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung STT Bộ phận sử dụng Bộ phận buồng nghỉ Bộ phận nhà hàng Bộ phận quản lý Tổng cộng Tỉ lệ phân bổ (%) Mức phân bổ Tỉ lệ phân bổ (%) Mức phân bổ Tỉ lệ phân bổ (%) Mức phân bổ Cộng xx xx xx 2. Hoàn thiện việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần và chi phí sửa chữa lớn công cụ lao động. Trên thực tế, kế toán sử dụng tài khoản 142 để hạch toán giá trị công cụ dụng cụ và chi phí sửa chữa lớn công cụ lao động. Việc hạch toán trên tài khoản này không còn phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành cụ thể là theo thông tư 89/2002 ngày 9 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài Chính. Theo thông tư này, những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng liên quan đến thời gian phân bổ trên một năm thì hạch toán vào TK 242 là chi phí trả trước dài hạn. Như vậy, những công cụ dụng cụ xuất dùng một lần trực tiếp cho hoạt động kinh doanh buồng như khăn mặt, mắc treo quần áocó giá trị phân bổ trong thời gian một năm thì kế toán sẽ sử dụng TK 142- chi phí trả trước ngắn hạn. Do đó, kế toán sẽ có hai bảng phân bổ công cụ dụng cụ – Bảng phân bổ cho công cụ dụng cụ có thời gian phân bổ trong một năm; Bảng phân bổ công cụ dụng cụ có thời gian phân bổ từ một năm trở lên và các chi phí sửa chữa lớn công cụ dụng cụ. Trong bảng phân bổ chi phí trả trước, mục giá trị công cụ dụng cụ giảm nên tách thành hai mục là giảm do thanh lý và giảm do phân bổ vào chi phí kinh doanh. Mẫu này có thể được trình bày như sau: Bảng tổng hợp công cụ dụng cụ. 3. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, chi phí tiếp khách, chi phí bằng tiền khác. Tuy nhiên, trong quá trình tính và phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, kế toán chưa tiến hành tách một bộ phận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, như vậy làm cho giá thành chưa chính xác và hợp lý. Mặc dù, chi phí về dịch vụ mua ngoài của bộ phận quản lý không nhiều so với các bộ phận kinh doanh nhưng kế toán phải lập ra tỉ lệ phân bổ hợp lý để chia vào chi phí từng hoạt động một cách hợp lý. Ví dụ: tỷ lệ phân bổ tiền điện cho quản lý là 0,5% tổng giá trị tiền điện phải trả tháng 12 năm 2003. Khi đó giá trị tiền điện phục vụ cho quản lý sẽ là: 0,5% x 45.767.500 = 228.837,5đ. Hạch toán chi phí: Nợ TK 642 (6427) 228.837,5đ Có TK 331,111 228.837,5đ * Hoàn thiện mẫu sổ kế toán tại công ty Công ty sử dụng nhật ký chứng từ cho cả bên có và bên nợ của 1 tài khoản ví dụ là nhật ký chứng từ số 1 - Mở cho bên nợ và bên có tài khoản tiền mặt. Các nghiệp vụ thu, chi tiền cuối tháng được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 1 dựa trên sổ thu, sổ chi tiền. Nhật ký chứng từ số 1 theo qui định của Bộ Tài chính được mở cho bên Có của TK111 - Tiền mặt hạch toán các nghiệp vụ chi tiền và ghi hàng ngày. Cuối tháng, số phát sinh trên nhật ký chứng từ là cơ sở để ghi vào sổ cái. Doanh nghiệp lại chỉ sử dụng nhật ký chứng từ số 1 để ghi cuối tháng như vậy là không phù hợp với qui định của Bộ tài chính. Mẫu nhật ký chứng từ không giống với mẫu qui định của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp nên tách nhật ký chứng từ số 1 bên nợ thành bảng kê số 1 phản ánh số phát sinh bên nợ TK111 - Tiền mặt (phần thu) và theo mẫu của Bộ tài chính đã ban hành. Các nhật ký chứng từ và bảng kê cần được hạch toán thường xuyên hàng ngày. Mẫu bảng kê số 1. Mẫu bảng kê số 1 Bảng kê số 1 Ghi Nợ TK 111 - Tài khoản tiền mặt Tháng 12 năm 200 Số dư đầu tháng.. Số TT Ngày Ghi Nợ TK111, ghi Có các TK. Số dư cuối ngày 112 131 136 138 141 331 511 Cộng Nợ TK111 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Số dư cuối tháng. Ngày . tháng . năm . Kế toán trưởng (Ký họ và tên) Kết luận Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Xu hương phát triển của nền kinh tế đó là phát triển ngành công nghiệp không khói hay nói cách khác đó là khai thác tài nguyên thiên nhiên, điều kiện văn hoátài nguyên của ngành Du lịch, dịch vụ. Là một trong những doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ, công ty du lịch và xúc tiến thương mại luôn cố gắng phục vụ các yêu cầu của khách hàng tốt nhất, nhanh nhất. Để thực hiện mục đích kinh doanh có hiệu quả, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng một vai trò rất quan trọng. Kế toán của công ty đã vận dụng phương pháp hạch toán phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác và kịp thời là một công việc khá phức tạp. Vì chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng vật tư, tiền vốn và tài sản trong công ty. Công ty luôn cố gắng thực hiện tiết kiệm, sử dụng chi phí sản xuất hợp lý. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề này, em đã đi sâu tìm hiểu hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành trong thời gian thực tập của công ty với mong muốn tự nâng cao kiến thức cho bản thân và giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty hiệu quả hơn. Trong thời gian thực tập, được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đào Bá Thụ và các bác, các cô chú trong phòng kế toán – Tài vụ của công ty đã tạo cho em cơ hội được tiếp cận thực tế, vận dụng và củng cố kiến thức được trang bị ở trường. Nhờ đó em đã hoàn thành được chuyên đề của mình. Do có sự hạn chế về mặt thời gian và trình độ, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Kinh tế – Viện Đại học Mở – Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo Đào Bá Thụ và các bác, các cô chú phòng kế toán – Tài vụ của công ty Du lịch và xúc tiến thương mại đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Mục lục Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành trong các doanh nghiệp. 3 I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ: 3 1. Chi phí sản xuất kinh doanh 3 2. Giá thành sản phẩm, dịch vụ 6 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, dịch vụ 8 II. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 9 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 9 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 9 III. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 11 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 13 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 15 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 17 IX. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21 1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 21 2. Phương pháp hạch toán 22 3. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm: 24 Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty du lịch và xúc tiến thương mại. 27 I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty du lịch và xúc tiến thương mại có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - dịch vụ 27 1. Lịch sử hoàn thành và phát triển 27 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 33 3. Đặc điểm hoạt động, kinh doanh du lịch và dịch vụ có ảnh hưởng đến hạch toán kế toán 36 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 39 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 39 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 41 II. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 45 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 45 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động kinh doanh buồng ngủ. 45 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 56 5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 67 II. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 67 1. Đối tượng tính giá thành. 67 2. Kỳ tính giá thành. 68 3. Phương pháp tính giá thành. Phần III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại 71 I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 71 II. Những ưu điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 71 III. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 72 IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3118.doc
Tài liệu liên quan