Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm 50, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc luôn ở mức thấp so với một số nước Đông Á. Mười năm tiếp theo, những năm 60, tốc độ tăng trương đạt 9,5% với tỉ lệ xuất khẩu trên GDP tăng mạnh. Điều này thể hiện sự thay đổi chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu. Trong giai đoạn này, chính phủ độc tài của Park Chung Hee tuy tập trung khá nhiều quyền lực vào tay nhà nước nhưng đồng thời cũng có sự hỗ trợ thúc đẩy khu vực tư nhân. Trước khi chính phủ đưa ra một quyết định hay ra chính sách có ảnh hưởng tới khu vực tư nhân thì đều có sự tham gia đóng góp của khu vục này. Chính phủ cũng tham khảo ý kiến các nhà kinh tế tư nhân nên phát triển ngành công nghiệp nào, nên hỗ trợ cho ngành nào. Bên cạnh đó chính phủ còn cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và dịch vụ kĩ thuật, cơ sở hạ tầng giá rẻ. Sự hợp tác và hỗ trợ trên rất có hiệu quả thể hiện qua sự phát triển vượt bậc của những ngành được khuyến khích (ngành điện tử, điện gia dụng, ngành đóng tàu.). Thực tế đã chứng minh mặc dù có sự can thiệp của chính phủ nhưng vấn đề tham nhũng, chậm chạp trong hành chính và cơ cấu khuyến khích không hợp lý tồn tại rất ít. Điều này đã thể hiện vai trò quan trọng của chính phủ.

doc50 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện phi thực tế là dự án đầu tư SX-KD đã được chấp nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khi từ tháng 1/2000 luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành đã bãi bỏ thủ tục nộp dự án, phương án đầu tư ban đầu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Tất cả những sự chồng chéo không hợp lý này đã cản trở sự năng động của các DNNQD. Không thuê được đất, không quỹ đất, không có đất các doanh nghiệp phải chờ đợi quá lâu để có thể tiến hành hoạt động SX-KD của mình. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các DNNQD. Về công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền: Về qui hoạch sử dụng đất, điều 6 nghị định 51 có qui định “UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương định kỳ hàng năm công bố qui hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, công bố quĩ đất chưa sủ dụng , quĩ đất đang có nhu cầu cho thuê để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhận thuê”. Song cho đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa làm được việc này, điều đó dẫn đến tình trạng quĩ đất có nhưng các doanh nghiệp thì vẫn không thể thuê được đất để hoạt động. Xin tiếp tục đưa ra đây một số thực trạng về hầu hết các chính quyền cơ sở buông lơi trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai : Việc giao đất, cho thuê đất từ năm 1993 đến năm 2001, chỉ tính có 8 tỉnh trọng điểm đã có trên 1 vạn tổ chức, ban Quản Lý dự án, doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Tp Hồ Chí Minh có trên 3000 dự án, Bình Dương có 1856 dự án, Đồng Nai có 1600 dự án, Bà Rịa-Vũng Tàu 1400 dự án, Hà Nội có trên 1000 dự án, Hà Tây và Quảng Ninh mỗi tỉnh có trên 100 dự án. Tình trạng chung là các chính quyền chỉ thực hiện giao đất, cho thuê đất còn không kiểm tra thực trạng sử dụng đất của các tổ chức, ban Quản Lý dự án và các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Qua sơ bộ kiểm tra đã có 55 doanh nghiệp ở Tp Hồ Chí Minh “om” 62 ha, 11 doanh nghiệp ở Đồng Nai “om” 45 ha, 1 công ty ở Bình Dương “om” 2,04 ha. Nhiều tổ chức sử dụng không đúng mục đích đất được giao. Sơ bộ có 79 tổ chức ở Tp Hồ Chí Minh sử dụng sai 34,7 ha, 7 tổ chức ở Lạng Sơn sử dụng sai 1,25 ha. Qua kiểm tra việc sử dụng đất còn phát hiện ra nhiều doanh nghiệp “ma” như ở Bình Dương có 180 doanh nghiệp “ma” và Đồng Nai là 43... Tình trạng chính quyền tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp nhận trước quyền sử dụng đất của dân kể cả đất nông nghiệp để xây dựng công trình rồi mới làm thủ tục giao đất cho thuê đất sau cũng sảy ra ở nhiều nơi. Điều này khiến cho chính quyền địa phương không kiểm soát được đất đai, không hiếm trường hợp chuyển nhượng đất đã lâu nhưng vẫn không làm thủ tục giao đất, cho thuê đất. Việc thu hồi đất bỏ hoang, đất của các DNNN không sử dụng để chuyển quyền sử dụng cho các DNNQD cũng đang gặp nhiều khó khăn. Như ở Hà Nội, trong năm 2002, thành phố Hà Nội đề ra chỉ tiêu thu hồi đất bỏ hoang, không sử dụng của 45 trường hợp. Nhưng trong quá trình tiến hành thu hồi đất đã gặp rất nhiều sự chống đối. Đặc biệt một số công ty để tránh bị thu hồi đất đã tìm cách “lách luật”- hợp thức hoá các vi phạm của mình. Công ty khi nghe tin bị thu hồi đã nhanh cháng lập 1 dự án SX-KD trình lên cơ quan chủ quản phê duyệt và chính cơ quan chủ quản đã đề nghị hoãn quyết định thu hồi đất. Điều đáng lưu ý ở đây là một khi vài doanh nghiệp đã lách luật thành công thì nó sẽ trở thành 1 tiền lệ xấu gây cản trở cho việc xử lý các trường hợp vi phạm đất đai khác. Và cuối cùng vẫn có doanh nghiệp giữ đất mà không làm gì cả còn các doanh nghiệp khác không tìm đâu ra đất để sử dụng, tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” sẽ vẫn còn tồn tại nếu ta không có biện pháp hữu hiệu nào để quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng đất đai. Sự bất bình đẳng trong sử dụng đất. Trong lúc các DNNQD phải chờ đợi hoặc không thể thuê được đất thì nhiều DNNN hiện nay đang được hưởng những lợi thế không công bằng về đất đai. Nhiều DNNN hiện đang nắm giữ những diện tích đất lớn bỏ không hoặc sử dụng sai mục đích ở những vị trí trung tâm thuận tiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh...trong khi hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đăng ký không thể kiếm được một mảnh đất trống phù hợp để thuê hoặc mua lại. Chính tình hình này đã làm nảy sinh quan hệ cung cầu về đất đai, những giao dịch ngầm trái với chủ trương chính sách của Nhà nước và có khi là trái pháp luật. Giải pháp mà hiện nay một số DNNQD lựa chọn là thuê lại đất từ các DNNN - những DNNN làm ăn bi bét nhưng lại nắm giữ những miếng đất thuận lợi. Khảo sát thực tế ở một số tỉnh thành về tình trạng thuê lại đất cho thấy nhiều DNNQD phải thuê lại đất của các DNNN để sản xuất, như tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh chỉ có 51% doanh nghiệp sử dụng đất tự có để SX-KD, số còn lại đi thuê của tư nhân hoặc thuê lại của các DNNN hoặc của các tổ chức khác. Ngoài thiệt thòi phải trả chi phí cao (tiền thuê đất, tiền đền bù...), các trường hợp thuê lại không được áp dụng bất kỳ biện pháp ưu đãi nào về miễn giảm tiền thuê đất (vì luật KKĐTTN không có qui định nào về trường hợp thuê lại đất). Một bất bình đẳng nữa là trong quĩ đất dành cho các doanh nghiệp thuê thì DNNN được thuê tới 86% diện tích đất, còn lại 14% là dành cho các DNNQD. Sau khi đi thuê đất, việc chuyển mục đích sử dụng đất là một trong những khâu khó khăn nhất. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thiệt thòi trong trong việc chuyển mục đích sử dụng đất. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất và tiền thuê đất cho chính mảnh đất mà mình đã sử dụng trước đó. Đây là những khoản tiền không nhỏ đối với họ. Hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bỏ vốn ra mua đất của dân rồi nhưng do chính sách quản lý đất đai thay đổi lại phải làm thủ tục thuê đất của Nhà nước. Nhưng giải pháp thuê lại đất của DNNN cũng chỉ tạm thời và không được bảo đảm, thời hạn thuê thường rất bấp bênh. Phần lớn các trường hợp là thuê không có hợp đồng, thường chỉ có những thoả thuận miệng, có thể gia hạn theo từng năm và có thể bị huỷ bỏ bất kỳ lúc nào. Điều này làm cho các doanh nghiệp không yên tâm đầu tư nâng cấp nhà xưởng, cơ sở hạ tầng. Do đó đã kìm hãm sự phát triển của công ty, làm giảm khả năng cạnh tranh của các DNNQD. Thực trạng thuê đất trong các khu công nghiệp. Chính phủ và các địa phương luôn luôn khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp (KCN). Trong những năm gần đây, hàng loạt KCN mọc lên ở cả 3 miền Bắc Trung Nam với cơ sở hạ tầng tốt và điều kiện ưu đãi nhằm thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Theo nghị định số 192/CP ngày 25-12-1994 của chính phủ ban hành về qui chế KCN ở Việt Nam, nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 của CP về qui chế KCN, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao, các khu chế xuất Tân Thuận, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Linh Trung...lần lượt được thành lập. Tính đến cuối năm 2001 đã có 69 khu công nghiệp được quyết định thành lập. Điều này tạo điều kiện cho các DNNQD có thể tham gia vào KCN (thuê đất) và tiến hành hoạt động một cách nhanh chóng mà không phải chờ đợi quá lâu để thuê đất sử dụng nữa. Nhưng trên thực tế, giá thuê đất trong các KCN còn quá cao đối với phần nhiều các DNNQD nhỏ mới đăng ký. Theo khảo sát mới đây của Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội có tới 68,7% doanh nghiệp được hỏi đều trả lời là đang gặp nhiều khó khăn về mặt bằng SX-KD. Tuy nhiên khi được hỏi lý do tại sao chưa tìm đến KCN để thuê đất thì hầu hết các DNNQD đều cho rằng việc thuê lại đất trong các KCN là điều xa xỉ đối với họ. Cũng có các chính sách giao đất tại các KCN cho các doanh nghiệp trong nước để thuê đất thế nhưng thời hạn trả tiền thuê đất, giá thuê của các KCN này chưa phù hợp với phần đông doanh nghiệp trong nước. Xin đưa ra đây một số ví dụ: Theo báo cáo đến cuối tháng 3/2001, tại KCN Đông Xuyên mới có 7 dự án thuê 5,4 ha đất (tỷ lệ lấp đầy 5%). Với giá thuê đất là 1,5$/m2/năm, tính ra doanh thu được khoảng 848 triệu đồng/ năm, trong khi tổng số lãi phải trả là 16,142 tỷ đồng đến 18,625 tỷ đồng/ năm tương đương với lãi suất ưu đãi là 7,8% hay lãi suất cơ bản là 9%/ năm nhân với số vốn đã thực hiện là 207 tỷ đồng. KCN Phú Mỹ có 14 dự án chiếm 221,56 ha (tỷ lệ lấp đầy bằng 33,4%). Thực tế chỉ có 10 doanh nghiệp hiện phải trả tiền thuê đất với nhiều mức giá từ 0,18; 0,54; 0,6 đến 1,4 $/m2/năm. Tính chung doanh thu được khoảng 4,428 tỷ đồng/ năm, trong khi vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện trên 62 tỷ đồng, lãi suất phải trả mỗi năm cũng từ 4,838 tỷ đến 5,583 tỷ đồng/ năm. Tại KCN Mỹ Xuân A, có 5 dự án thuê 42,4 ha (lấp đầy được 56,53%) nhưng trừ dự án nhà máy kính (30 ha) đang xin hoãn còn lại thì thu được khoảng 989 triệu đồng/ năm. Trong khi đó phải trả lãi vay 4,108 á 4,470 tỷ đồng do vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện là 52,676 tỷ đồng. Tóm lại là không có một KCN nào có doanh thu đủ để trang trải lãi vay. Gần đây, vụ việc xảy ra tại khu công nghiệp An Khánh (Hà Tây) càng làm cho các doanh nghiệp “chùn chân” khi đầu tư vào các khu công nghiệp. Hiện có gần 23 doanh nghiệp vẫn trong tình trạng “nằm chờ” vì những vấn đề cơ sở hạ tầng, đất đai chưa được giải quyết. Tất cả các hạng mục hạ tầng cụm công nghiệp vẫn chưa biết bao giờ và do đơn vị nào thực hiện. Nhiều diện tích trong các khu công nghiệp chưa được giải phóng mặt bằng mặc dù 23 doanh nghiệp này đã thực hiện giao nộp tiền cho các cơ quan chức năng Hà Tây theo thoả thuận để các cơ quan này tự thực hiện đền bù cho dân. Và thế là các doanh nghiệp trong khu An Khánh (Hà Tây) tiếp tục bị “bủa vây” và dồn vào chân tường. Hàng nghìn công nhân đang phải nghỉ việc vì những rắc rối này. Có thể nói, tất cả những vấn đề này nảy sinh là do ta chưa có một chính sách cụ thể, chi tiết và thống nhất về đất đai, chưa có một cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho DNNQD trong việc sử dụng đất. Trong quá trình phát triển, thành phần DNNQD ngày càng tỏ rõ ưu thế của mình, đóng góp ngày càng lớn và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, việc tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho DNNQD chưa nhiều, nhất là những ưu đãi trong sở hữu và sử dụng đất đai. Để nâng cao khả năng phát triển, cạnh tranh của DNNQD, thiết nghĩ cần có sự chuyển biến, điều chỉnh tích cực hơn nữa trong lĩnh vực quản lý đất đai. Mà vai trò chủ yếu ở đây là Nhà nước, các chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản về quản lý đất đai. III Chính sách xúc tiến thương mại Trong những năm gần đây, với sự mở cửa và phát triển nền kinh tế, hoạt động xúc tiến thương mại đang ngày càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của xúc tiến thương mại đối với sự phát triển của doanh nghiệp mình. xúc tiến thương mại được đánh giá là công cụ đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như trên thị trường hiện nay. Với bản chất nhanh nhạy vốn có của mình, khu vực DNNQD đã có sự chú trọng đầu tư đến xúc tiến thương mại. Về thực chất xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp là vấn đề tìm kiếm và thúc đẩy mua bán hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại thông qua một loạt các hoạt động như tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình, xây dựng thương hiệu và khuếch trương thương hiệu ra thị trường trong và ngoài nước... Những hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp về kĩ năng, kiến thức, thông tin, tài chính...đặc biệt là đối với DNNQD. Thực trạng hiện nay cho thấy các DNNQD đa phần đều thiếu các điều kiện làm công tác xúc tiến thương mại. Đó là thiếu thông tin thương mại và thông tin tình báo kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ năng xúc tiến thương mại, thiếu nguồn tài chính và vật chất, thiếu mạng lưới bán hàng và các mối quan hệ. Những khó khăn đó bao gồm cả yếu kém bên trong của bản thân doanh nghiệp lẫn hoạt động hỗ trợ thiếu hiệu quả của yếu tố vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp. Những yếu tố bên ngoài đó DNNQD không kiểm soát được và điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và một số tổ chức hỗ trợ xúc tiến. Về phía Chính phủ, việc tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước. Theo Bộ Thương mại, hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với 165 nước và vùng lãnh thổ, trong đó kí hiệp định thương mại với 80 nước, thực hiện chế độ tối huệ quốc với 72 nước và vùng lãnh thổ. Những con số trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để xâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Nhưng cũng phải thực tế mà nói rằng sự hỗ trợ của Chính phủ mới chỉ bó hẹp trong việc đàm phán ký kết để xác định những điều kiện cơ bản cho các doanh nghiệp và hoạt động này cũng chưa đem lại hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, Bộ Thương mại đã tăng cường tổ chức những đoàn công tác liên ngành với sự tham gia của một số doanh nghiệp đi khảo sát thị trường thế giới, tuy nhiên thành phần các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các DNNN và một số ít DNNQD có năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh, năng lực giao hàng và lại phải sản xuất những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Chủ trương này là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện ngân sách hạn chế mặc dù rằng các DNNQD khác rất có nhu cầu được tham gia. Hệ thống các cơ quan ngoại giao, các cơ quan chính phủ có chức năng hỗ trợ xúc tiến thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại không phải là ít nhưng việc cung cấp thông tin, hộ trợ doanh nghiệp vẫn thiếu hiệu quả. Điều đó là do các cơ quan trên chưa đào tạo được chuyên gia giỏi thực sự mang sứ mệnh tìm hiểu, khai phá thị trường, gắn bó với lợi ích của các doanh nghiệp. Hàng năm Bộ Thương mại đều tổ chức gặp gỡ giữa tham tán Việt Nam với các doanh nghiệp, rất nhiều đề xuất được các doanh nghiệp đưa ra kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng khi các tham tán trở về nhiệm sở thì hầu hết những yêu cầu của doanh nghiệp không được đáp ứng. Phải thừa nhận rằng với những thuận lợi của mình, đội ngũ tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng hơn cả do trực tiếp đóng tại nước sở tại nắm được nhiều thông tin về thị trường, về nhu cầu, về các chính sách cũng như các luật lệ của nước bạn. Qua số liệu cho thấy, trong năm 2000-2001, tham tán đã tổ chức gần 400 cuộc hội thảo về kinh tế và thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, hàng trăm cuộc khảo sát thị trường đã diễn ra... Không chỉ cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, luật lệ mà các tham tán còn đưa ra các đề xuất cụ thể cho các cuộc giao dịch, đàm phán ở cấp thương vụ. Nhiều tham tán thương mại hoạt động rất hiệu quả như theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cam kết thương mại song phương, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc giám sát thực hiện hợp đồng. Các tham tán thương mại còn trực tiếp thâm nhập vào thị trường giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước tìm đối tác có uy tín, tư vấn về công tác giao dịch xuất nhập khẩu. Nhưng bên cạnh cũng có không ít tham tán thương mại còn hạn chế trong việc phát triển thị trường và bạn hàng, thiếu chủ động thông tin kịp thời. Các báo cáo gửi về còn chung chung, thiếu phân tích đánh giá tình hình và đề xuất ý kiến. Chưa quan tâm theo sát diễn biến biến động của thị trường đó, chưa có những dự báo về thị trường...Tuy nhiên, sự yếu kém đó ngoài nguyên nhân do tham tán thì còn có nguyên nhân do doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ về bản thân mình, về ngành nghề hoạt động sản xuất của mình. Điều này làm cho hoạt động xúc tiến thương mại khó đạt hiệu quả do họ không biết phải giúp doanh nghiệp về thông tin gì. Về phía các sở Thương mại ở thành phố thì có thể nói tuỳ theo vị trí lại có sự khác biệt. Tại những thành phố trung tâm lớn của đất nước, sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với các thành phố khác. Tại Hà Nội, giữa năm 2002, lần đầu tiên sở Thương mại tổ chức giao lưu giữa các Văn phòng đại diện nước ngoài với các doanh nghiệp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Trong khi đó, theo số liệu cho biết thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư khoảng 4,21 tỉ đồng vào xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cung cấp thông tin, khảo sát thị trường, tổ chức các hội chợ. Không những thế thành phố còn tăng cường các thông tin về các hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết, thông tin về cơ chế và chính sách thương mại. Tuy vậy, sự hỗ trợ của sở Thương mại thành phố vẫn còn nhiều yếu kém như chưa có sự hỗ trợ mang tính liên tục, thông tin về tình hình biến động kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến Việt Nam, cũng như chưa đi sâu phân tích, nhân định và dự báo biến động trên thị trường đối với từng sản phẩm mặt hàng của doanh nghiệp. Đối với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI), là một tổ chức xúc tiến thương mại phi Chính phủ lớn, trong thời gian qua Phòng đã hoạt động tương đối hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến thương mại như: tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, đối tác, tổ chức các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi nghiên cứu khảo sát thị trường... Hoạt động tìm kiếm đối tác mở rộng cơ hội kinh doanh được tổ chức khá thường xuyên như cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Trung Quốc, gặp mặt doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Âu, gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nhật, tổ chức các buổi hội thảo về thị trường Anh, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Các hoạt động này là cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp xúc với thị trường các nước, thúc đảy quan hệ làm ăn. Công tác tổ chức chính cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Hội chợ triển lãm định kỳ mà doanh nghiệp Việt Nam tham gia như: Hội chợ quốc tế NANCY; hội chợ quốc tế DIJON, hội chợ quốc tế Marseile ở Pháp; hội chợ Pari vào tháng 5; triển lãm quà tặng Singapore vào tháng 5. Mặc dù đã đạt được những thành tựu như trên những phải thừa nhận hoạt động của Phòng vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu điều tra mới đây thì Phòng mới chỉ cung cấp được 30% nguồn thông tin cho doanh nghiệp, chất lượng thông tin cho doanh nghiệp nhìn chung chưa cao, thiếu chiều sâu, còn dàn trải, thiếu tính hệ thống. Công tác tổ chức đưa các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường nước ngoài chưa đạt hiệu quả cao do việc tham gia đó chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc. Việc chuẩn bị cho tổ chức hội chợ triển lãm chưa chu đáo, cơ sở vật chất phục vụ cho hội chợ còn nghèo nàn dẫn đến giảm hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia hội chợ. Và bên cạnh các kênh thông tin truyền thống được hỗ tợ từ phía Chính phủ và các Bộ thì mới đây vào tháng 7-2002, trung tâm thông tin kinh tế trực thuộc VCCI và Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ GTZ-VCA đã tổ chức thuyết trình giới thiệu trang web SMEnet. Website này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ những thông tin thị trường chính xác, tin cậy và cập nhật. Đây là một hướng tiếp cận thông tin mới dành cho các doanh nghiệp. Bởi theo điều tra khảo sát gần đây do Bộ Thương mại tiến hành thì trên 90% DNNQD chưa tự xây dựng và lựa chọn cho mình mạnh lưới thị trường xuất khẩu; 88% khó khăn trong thu thập, xử lý và sử dụng thông tin thương mại; 85% còn yếu kém khi tìm hiểu luật lệ và thủ tục xuất nhập khẩu và ngoài ra còn yếu kém trong khả năng tiếp thị chuyên nghiệp và đàm phán cuối cùng. Thực tiễn về công tác xúc tiến thương mại này cho thấy đây là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang đẩy nhanh tốc độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho các DNNQD là hết sức cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế như hiện nay. Điều đó đòi hỏi rằng chính phủ và các bộ ngành cần tìm phương án thiết lập thêm các kênh thông tin khác nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả hơn, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm mà các DNNQD có nhiều khả năng cạnh tranh. Một tín hiệu đáng mừng là qua chuyến khảo sát thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ (từ 13-27/7/2002), một trong những thị trường trong điểm của nước ta, Chính phủ đã chỉ đạo phải hoàn thành khẩn trương và dự kiến vào cuối năm 2002 sẽ chính thức khai trương Trung tâm. Đây có thể nói là lực lượng bổ sung, là công cụ để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng...giúp cho các doanh nghiệp biết và khắc phục hạn chế của mình khi thâm nhập thị trường Mỹ. Chính sách kinh tế đối ngoại Nền kinh tế nước ta đang mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ mở cửa nhằm thu hút vốn, công nghệ và viện trợ nước ngoài mà còn mở cửa để các nhà kinh doanh nước ta có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường ngoài, nắm bắt thông tin về thị trường, về nền công nghệ hiện đại và luật pháp quốc tế. Từ năm 1991, các doanh ngiệp ngoài quốc doanh đã có quyền liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp ngoài quốc doanh trong việc tăng vốn, mở rộng sản xuất và tiếp thu công nghệ hiện đại. Tuy nhiên chính sách thì như vậy nhưng trên thực tế các doanh ngiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn trong việc hợp tác, liên doanh với nước ngoài do thiếu thông tin và khó tiếp cận với các đối tác nước ngoài, thủ tục hành chính để xin phép vay vốn nước ngoài hay hợp tác liên doanh rất rắc rối. Chính sách xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho các doanh ngiệp ngoài quốc doanh. Trước đây họ không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, việc nhập khẩu vật tư hay tham gia xuất khẩu phụ thuộc vào các tổ chức ngoại thương của nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp đã được quyền trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 1998 có 654 DNNQD tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thì đến cuối năm 2001 con số này là gần 12.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu vật tư mà nguyên nhân chính là xuất từ các cơ quan nhà nước. Điều này đã làm cho không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh sản xuất đình trệ, nợ nần chồng chất, thậm chí có doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản. Đơn cử như trường hợp của công ty TNHH Đức Tiến. Để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1999 công ty đã nhập khẩu 5 lô hàng giấy nguyên liệu với cùng một chủng loại và nguồn hàng. Ba lô hàng nhập trước đều được Hải quan Hải Phòng làm thủ tục thông qua nhưng 2 lô hàng lại bị tạm giữ ngay khi nhập cảng với lý do để xác định 2 lô hàng này có phải xin phép hay không. Cùng nhập khẩu 2 lô hàng này với Đức Tiến còn có hàng của 2 doanh ngiệp nhà nước. Sau khi có sự chỉ đạo giải quyết của Bộ Thương mại thì chỉ có hàng của 2 doanh nghiệp Nhà nước được giải quyết mà không có kỳ một điều kiện kèm theo, còn Đức Tiến thì bị giữ hàng kéo dài gần 2 năm, khi nhận được hàng lại phải đóng nhiều khoản phí vô lý nữa. Hiện tại hàng hoá nước ta đang bị hàng ngoại cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước. Đối với thị trường ngoài nước hàng hoá của chúng ta càng khó cạnh tranh hơn. Chỉ có một vài mặt hàng truyền thống như gốm, sứ, may mặc, giày dép và một số nông hải sản chế biến là có kim nghạch xuất khẩu cao. Nhìn chung chất lượng hàng hoá của các doanh nghiệp nước ta còn thấp. Điều này một phần là do các doanh nghiệp ít có sự giao lưu trên thương trường quốc tế, thiếu hiểu biết về kiến thức kinh doanh và luật pháp quốc tế và đặc biệt là công nghệ còn lạc hậu. Đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay sử dụng công nghệ hỗn hợp kết hợp giữa công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống. Sự trợ giúp của Nhà nước đối với các DNNQD là rất hạn chế, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến của thế giới. Điều này dẫn đến các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. PHầN iii Một số giải pháp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Qua thực trạng môi trường kinh doanh của các DNNQD ở nước ta, có thể thấy mặc dù đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức về vị trí và vai trò của các DNNQD, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đã thông thoáng hơn đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, song môi trường này còn nhiều hạn chế, chưa mang tính khuyến khích. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp, vay vốn tín dụng, thuê đất... Các khó khăn này là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế nước ta. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNQD nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung phát huy nguồn nội lực của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì cần phải giải quyết khó khăn cho các DNNQD, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và mang tính khuyến khích ở nước ta. Về chính sách pháp luật Hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật Trong những năm qua, hệ thống pháp luật nước ta đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Sự phát triển này đã tác động tích cực tới nhiều mặt và lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó nổi bật là thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, qua thực tế có thể thấy luật pháp nước ta chưa mang tính hệ thống, chưa bảo đảm tính nhất quán theo yêu cầu của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Một số luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp không rõ ràng và thường xuyên thay đổi, cũng như tình trạng quan liêu nặng nề và thủ tục hành chính rườm rà đã làm tăng thêm sự rủi ro và chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh không thuận lợi. Để giải quyết thực trạng trên, đòi hỏi nước ta cần sớm hoàn thiện và ổn định khuôn khổ pháp luật cho sự phát triển của kinh tế tư nhân nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Các biện pháp cụ thể cần thiết gồm: Tiến hành rà soát, kiểm tra hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành để bãi bỏ, sửa đổi lại các văn bản, quy định trái với nhau và không phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, luật Đầu tư trong nước và luật Doanh nghiệp là nền tảng pháp lý cơ bản cho “sân chơi” bình đẳng của các thành phần kinh tế. Do đó cần nhanh chóng ban hành đủ các văn bản thi hành hai luật này. Thẩm định về tính phù hợp với hai luật của tất cả các văn bản liên quan, sửa đổi lại các văn bản quy định trái với hai luật này. Kể từ khi luật Doanh nghiệp ban hành, hiện tượng một số văn bản của các Bộ, nghành, địa phương cản trở các quy định thông thoáng của luật Doanh nghiệp có xu hướng gia tăng. Vấn đề này đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp của Chính phủ. Do đó, việc cần thực hiện ngay là phải có một cơ quan đủ thẩm quyền để thẩm định các văn bản của các Bộ, ngành, địa phương làm sao để các văn bản pháp quy của Chính phủ trước khi ban hành được cơ quan này xem xét, các dự thảo văn bản được đưa ra lấy ý kiến của các bên liên quan. Các trình tự làm luật và các thể chế cần được phối hợp và tăng cường. Các hoạt động cần được ưu tiên gồm: Thể chể hoá cơ chế và các kỳ tham khảo ý kiến; cải tiến các thủ tục soạn thảo và đánh giá luật; hệ thống hoá những thay đổi trong một cuốn sách hướng dẫn; yêu cầu tất cả các văn bản pháp luật mới phải tham khảo đầy đủ các văn bản hiện hành. Đào tạo và nâng cao trình độ cho các nhà làm luật, đặc biệt là các nhà lập pháp Quốc hội về các văn bản luật quốc tế. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật Trong thời gian qua, pháp luật nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng ở nước ta chưa phát huy hết tác dụng và đi vào cuộc sống, một phần là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, một phần quan trọng nữa là hiệu lực thực thi pháp luật ở nước ta còn kém. Để nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật ở nước ta trong thời gian tới cần: Bảo đảm sự độc lập tuyệt đối của các toà án và luật sư hành nghề, nâng cao thẩm quyền và uy tín của toà án và luật sư, cải thiện thủ tục trọng tài và xét xử. Giáo dục, đào tạo và đào tạo lại chuyên môn pháp luật. Một yêu cầu vô cùng quan trọng là cần có một đội ngũ các thẩm phán, kiểm soát viên, nhân viên thi hành án, cán bộ nghành công an được đào tạo tốt. Các hoạt động bao gồm: Sửa đổi các chương trình và phương pháp giảng dạy luật cơ bản, làm cho nó phù hợp với những thách thức mới trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Xây dựng các cơ sở đào tạo và phương pháp giảng dạy phù hợp cho tất cả các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Thực tế sau hai năm thi hành Luật Doanh nghiệp cho thấy, việc thực hiện Luật phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức, sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương. Vì vậy chúng ta cần khẳng định việc tiếp tục thực hiện đầy đủ nội dung của Luật Doanh nghiệp, cũng như Luật Đầu tư trong nước là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương. Các cán bộ chủ chốt ở từ cấp quận (huyện) trở lên đều phải tham gia tập huấn, nghiên cứu, hiểu đầy đủ và đúng nội dung của các Luật. Các địa phương cần xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa phương mình, nghiên cứu và phát hiện những rào cản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết một cách kịp thời và trong thời hạn nhanh nhất các vướng mắc của doanh nghiệp. Xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ vi phạm Luật hoặc gây khó khăn phiền hà, không giải quyết vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp. Đồng thời xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp cố ý làm trái hay không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cần tổ chức thêm các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật đến các nhà đầu tư tiềm năng, các doanh nghiệp và mọi người dân. Xây dựng hành lang pháp lý về cạnh tranh và chống độc quyền Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra một khung pháp lý bảo vệ sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, song cơ chế cạnh tranh gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành ở nước ta hiện nay. Do những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh tranh chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên còn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tư tưởng không ủng hộ kinh tế tư nhân dẫn tới hành vi phân biệt đối xử không chỉ tồn tại ở những hành vi thực tế mà còn nằm ngay trong quá trình hoạch định chính sách, trong nội dung những quy định pháp lý trên nhiều lĩnh vực như việc gia nhập và rút khỏi thị trường, tiếp cận nguồn vốn, đất đai, thuế, xuất nhập khẩu... Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bị nhầm lẫn với độc quyền kinh doanh của một số DNNN, nhiều DNNN được thiên vị và duy trì bằng những chính sách bảo hộ, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp. Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung vào những biện pháp sau: Thống nhất quan điểm, đánh giá về vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế, xoá bỏ tư tưởng phân biệt trong quản lý kinh doanh. Chính phủ sớm ra nghị quyết về khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng chính sách cạnh tranh nói chung và Luật Cạnh tranh nói riêng trong thời gian tới. Xác định rõ ràng vai trò chủ đạo của DNNN, trên cơ sở đó hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực DNNN độc quyền kinh doanh và đẩy nhanh qúa trình cổ phần hoá các DNNN. Tiến hành tuyên truyền, nhận thức đúng đắn về cạnh tranh trên các phương tiện thông tin nhằm thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh. Về chính sách tín dụng Về phía ngân hàng Các ngân hàng cần phải thay đổi quan niệm khi coi thế chấp là điều kiện tiên quyết để cấp tín dụng. Yêu cầu 30% vốn pháp định là điều kiện cần được loại bỏ cùng với sự kiểm soát chặt chẽ tỉ lệ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp. Điều kiện quan trọng nhất để cấp tín dụng phải là dự án mang tính khả thi và có khả năng sinh lợi cao. Thực tế cho thấy rằng chính vì các ngân hàng coi thế chấp là điều kiện tiên quyết nên hàng nghìn tỷ đồng bị ứ đọng trong hệ thống các ngân hàng. Đây là sự lãng phí rất lớn đối với đất nước, thiệt hại lớn đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp. Cải tổ triệt để thủ tục hoạt động của ngân hàng, giảm bớt các khâu, các thủ tục hành chính rườm rà nhất là thủ tục cho vay, khuyến khích doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng như là kênh huy động vốn tiện lợi và có hiệu quả nhất. Một biện pháp nữa cũng cần được áp dụng đó là thiết lập khả năng vốn tín dụng chính thức cho các ngân hàng để giải quyết vấn đề nợ khó đòi. Các ngân hàng thương mại cần thiết lập công ty kinh doanh phụ trách về số tài sản bị tịch biên do nợ quá hạn không có khả năng thanh toán. Bên cạnh đó cũng cần phải thiết lập mối quan hệ liên ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại với vai trò là người cung cấp tài chính và các công cụ phi tài chính khác để nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Về phía Nhà nước Nhà nước nên thành lập một cơ quan chịu thách nhiệm về việc xem xét, đánh giá lại tất cả các văn bản luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng đang được áp dụng để tìm ra những mâu thuẫn, xung đột giữa chúng. Quốc hội trên cơ sở những vướng mắc còn tồn tại mà sau đó sửa đổi hoặc bổ xung hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Có như vậy sẽ tránh được tình trạng cùng một chủ thể, một trường hợp lại bị điều chỉnh bởi nhiều luật. Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành để có khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt luật ngân hàng và luật tổ chức tín dụng bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động, an toàn. Việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. C Chính sách thuế Qua thực trạng của việc thực hiện chính sách thuế, hoàn thiện chính sách thuế cần phải đảm bảo thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để làm được cần phải có các giải pháp: Về các qui định và thái độ của ngành thuế: Để có thể giảm mức thuế suất đối với các doanh nghiệp mà không làm thất thu ngân sách Nhà nước thì cần phải cải cách thuế suất theo xu hướng hạ mức thuế suất và mở rộng diện thu. Cần hạn chế sự phân biệt các mức thuế suất khác nhau đối với các ngành nghề khác nhau gây phức tạp trong việc nộp thuế và bất bình đẳng giữa các ngành nghề. Các cơ quan thuế phải có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến rộng rãi các qui định, thủ tục thuế tới các đối tượng chịu thuế một cách rõ ràng. Ngoài ra có thể cho phép thành lập các công ty tư vấn về thuế để các đối tượng chịu thuế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng ý thức được trách nhiệm nộp thuế và phương thức thực hiện một cách nhanh gọn nhất. Thái độ cũng như các qui định của các cơ quan ngành thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân phải được điều chỉnh ngay, tránh tình trạng phân biệt đối xử gây bất bình đẳng trong cạnh tranh làm cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Về việc thực thi luật thuế đặc biệt là thuế GTGT. * Đối với doanh nghiệp do nộp thuế GTGT cao hơn so với thuế doanh thu trước đây, chưa phát sinh lỗ nhưng bị giảm lãi quá nhiều thì Nhà nước cũng nên xem xét và giảm một phần thuế GTGT cho doanh nghiệp. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp do nộp thuế GTGT thấp hơn thuế doanh thu trước đây mà lãi tăng, nhưng tăng chưa đến giới hạn phải nộp thuế thu nhập bổ sung thì Nhà nước cũng cần phải xem xét và điều chỉnh tăng mức thuế GTGT. Trong những năm đầu áp dụng luật thuế GTGT, viếc tiếp tục điều chỉnh mức thu và một số nội dung khác là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không nên chỉ chú ý điều chỉnh giảm thuế như thời gian qua, mà cũng cần điều chỉnh tăng thuế đối với những trường hợp cần thiết. * Về thực hiện hoàn thuế đối với các doanh nghiệp Nhà nước nên xem xét và thực hiện hoàn thuế đối với những sản phẩm thuộc đối tượng hàng chịu thuế GTGT mà doanh nghiệp mua vào, có hoá đơn thông thường, để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc mua để xuất khẩu. Mức thuế hoàn trả cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng tính bằng 3% so với giá trị hàng mua vào theo hoá đơn thông thường giống như mức khấu trừ cho doanh nghiệp sản xuất hàng để bán trên thị trường trong nước. Việc hoàn thuế với trường hợp này sẽ có tác dụng giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu hàng hoá, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ trong nước. Lâu nay việc hoàn thuế cho các doanh nghiệp bị chậm chạp chủ yết do khâu kiểm tra chứng từ để xét hoàn thuế. Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, ngành thuế cần thực hiện những biện pháp nhằm rút ngắn thời gian xét hoàn thuế, nhưng vẫn đảm bảo sao cho số thuế được hoàn lại chính xác, khắc phục tình trạng doanh nghiệp lợi dụng việc hoàn thuế để trốn lậu thuế hoặc moi tiền của Nhà nước. Ngành thuế nên thiết kế mẫu tờ khai hoàn thuế với đầy đủ thông tin cần kiểm tra, đặc biệt có thể đưa lên mạng vi tính những dữ liệu cần thiết để đơn giản hoá và rút ngắn thời gian kiểm tra. Đồng thời, khi đã hết thời hạn qui định xét hoàn thuế (theo qui định của Nhà nước) mà cơ quan thuế vẫn chưa kiểm tra xong hồ sơ xin hoàn thuế của doanh nghiệp thì cứ tiến hành hoàn thuế theo kê khai của doanh nghiệp rồi sẽ kiểm tra sau. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về các chứng từ họ gửi đến xin hoàn thuế. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện ra sự gian lận trong các hoá đơn, chứng từ do doanh nghiệp gửi đến, ngoài việc bị thu hồi số thuế đã được hoàn trả, doanh nghiệp sẽ còn bị phạt rất nặng. Để hạn chế tình trạng vi phạm trong lĩnh vực thuế, cần tăng mức phạt đối với các trường hợp vi phạm lên cao so với mức qui định hiện nay. Số tiền bị phạt có thể gấp nhiều lần số tiền mà doanh nghiệp gian lận. Những doanh nghiệp bị xử lý phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho những đơn vị, cá nhân có tư tưởng gian lận trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng (như Công an, Viện kiểm sát, Toà án và chính quyền địa phương các cấp) với ngành thuế trong việc kiểm tra, giám sát (đối với người nộp thuế và cả đối với cán bộ thuế), nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, công khai, nghiêm túc, đúng luật đối với các tập thể và cá nhân sai phạm. D Về chính sách đất đai 1 Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về đất đai. Hệ thống pháp luệt về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời với những biến động có tính chất thị trường. Tình hình đó dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai. Vì vậy vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang quản lý là rất cần thiết và cấp bách. Việc xây dựng hệ thống luật này phải phù hợp với Hiến pháp và các bộ luật khác. Cần tránh sự chồng chéo, vi phạm giữa các loại luật. Các quy định đưa ra phải rõ ràng rành mạch thống nhất. Các văn bản về đất đai đưa ra phải đảm bảo được thực hiện một cách nghiêm minh, chặt chẽ. Tránh tình trạng các văn bản luật cứ đưa ra nhưng không được thực hiện, hay cố tình làm sai đi như tình trạng ở khu công nghiệp An Khánh-Hà Tây. Hiện nay ta mới có Luật đất đai, chưa có luật bất động sản ,vì vậy trước mắt một mặt Nhà nước cần xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác Nhà nước cần làm tốt các khâu kiểm tra cơ bản, nắm chắc quỹ đất đai và đối tượng sử dụng đất. Quản lý thống nhất về đất đai từ trung ương đến địa phương. Để thực hiện những nhiệm vụ nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương. Các địa phương cần nắm bắt và quản lý chặt chẽ hơn nữa những vấn đề liên quan đến đất đai. Các địa phương phải nắm vững quỹ đất của mình. Hàng năm tiến hành công bố quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp dựa vào đó làm cơ sở cho kế hoạch sử dụng đất của mình. Thời gian tới cần nhanh chóng khắc phục sự mâu thuẫn giữa các quy định của Luật đất đai năm 1993 với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải pháp đưa ra để khắc phục sự mâu thuẫn này là sửa đổi các quy định của luật đất đai năm 1993 về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sao cho phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm giảm các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian trong việc xét duyệt hồ sơ xin thuê đất của các doanh nghiệp, các dự án đầu tư. Cần chấm dứt ngay tình trạng các chính quyền địa phương chỉ thực hiện giao đất cho thuê đất rồi bỏ đấy, không tiến hành kiểm tra thực trạng sử dụng đất của các tổ chức, các doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất sai mục đích. Nhiều doanh nghiệp giữ những mảnh đất lớn trong tay nhưng không sử dụng, hoặc tìm cách cho doanh nghiệp khác thuê. Cần tiến hành thu hồi ngay những mảnh đất bỏ hoang, chấm dứt tình trạng lách luật, tình trạng “om” đất...Và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các DNNQD có cơ hội có được một mảnh đất phục vụ cho hoạt động SX-KD của mình. Về thủ tục thuê đất và xin cấp đất Hiện nay, khi đi thuê đất, các DNNQD gặp phải nhiều thủ tục rắc rối phiền hà. doanh nghiệp phải chờ phê duyệt của rất nhiều cơ quan địa phương gây mất thời gian và tiêu cực nảy sinh khi các doanh nghiệp phải đi “cửa sau”. Từ khó khăn này một giải pháp cần phải thực hiện ngay là đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan tới việc thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất: Quy định rõ ràng và chi tiết các thủ tục để doanh nghiệp có thể xin được quyền sử dụng đất hợp pháp lâu dài và xin được giấy phép xây dựng. Một khi các thủ tục đã trở nên thông thoáng và các doanh nghiệp dễ dàng tìm được mảnh đất mình cần, yên tâm đi vào sản xuất, điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNQD so với các DNNN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xoá bỏ sự bất bình đẳng trong thuê và sử dụng đất đai giữa DNNQD với DNNN. Cần tạo điều kiện cho các DNNQD có được những diện tích đất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tránh tình trạng các DNNQD phải đi thuê lại đất của các DNNN. Đồng thời cần tiến hành triệt để thu hồi đất đai của những DNNN làm ăn thua lỗ và nhanh chóng chuyển quyền sử dụng đất cho DNNQD. Nâng cao tỷ lệ quỹ đất cho DNNQD thuê trong quỹ đất chung và giảm tương đối tỷ lệ đất ưu tiên cho các DNNN. Về chính sách xúc tiến thương mại 1 Về phía chính phủ Trong một nền kinh tế thế giới đang hội nhập và toàn cầu hoá,các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau trong nhiều lĩnh vực. Những tác động tích cực cũng nhiều nhưng tác động tiêu cực cũng không nhỏ. Trong thời gian tới Việt Nam chắc chắn sẽ phải tham gia vào quá trình này nếu muốn đạt được sự phát triển lâu dài và ổn định. Điều này đặt ra cho Việt Nam thách thức không nhỏ. Vai trò của Chính phủ cần phải được phát huy trong việc thiết lập mối quan hệ hữu hảo với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm đem lại sự hợp tác tích cực trong các khía cạnh đặc biệt là về kinh tế, tuy nhiên cũng phải đảm bảo giữ được độc lập chủ quyền của thổ quốc gia. Phải thừa nhận Việt Nam có mối quan hệ với khá nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên xét về kinh tế không phải quốc gia nào cũng là đối tác. Đối với những thị trường lớn trọng điểm, cần tăng cường các cuộc đàm phán, trao đổi giữa hai bên nhằm thiết lập thống nhất những nguyên tắc chung, những quy tắc cho mối quan hệ làm ăn giữa đôi bên. Việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương cần được đẩy nhanh vì đây chính là tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp đôi bên có thể thâm nhập thị trường của nhau. Trong các chuyến công tác ngoại giao tới các nước trên thế giới, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp có thể đi tháp tùng cùng đoàn của Chính phủ để có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ buôn bán trao đổi. Những chuyến đi này thường đem lại hiệu quả lớn nhờ vào uy tín của Chính phủ. Trong thời gian tới, Chính phủ cũng cần đẩy nhanh đàm phán với các thành viên của tổ chức WTO tiến tới đạt được thoả thuận để có thể tham gia tổ chức này theo dự kiến vào năm 2005. Điều này sẽ hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam do được hưởng những ưu đãi giữa các thành viên. Về phía Bộ Thương mại và các Sở trực thuộc Phương hướng chung là trợ giúp, hỗ trợ có trọng điểm, tập trung vào những mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh nhưng cũng không quên nỗ lực tìm kiếm thị trường và cơ hội (về thông tin) cho các mặt hàng khác có thị trường nhưng còn đang ở dạng tiềm năng. Ưu điểm cần phát huy của Bộ Thương mại là cái nhìn tổng quan của cơ quan quản lý cao nhất của Nhà nước về lĩnh vực này, vì vậy cần đề ra các biện pháp mang tính tổng quát thích hợp với phần lớn các doanh nghiệp. Cần tăng cường tổ chức các đoàn đi khảo sát các thị trường lớn của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Nga... Thành phần của các đoàn khảo sát có thể là các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên nên tạo một cơ chế để các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tiếp cận thông tin đó chẳng hạn như có sự chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực, ví dụ như hình thức các hiệp hội, các nghiệp đoàn, các nhóm doanh nghiệp... Điều này có thể thực hiện được với điều kiện các doanh nghiệp trong cùng mặt hàng cần có sự hợp tác nhằm một mục tiêu chung là hướng ra thị trương nước ngoài. Đối với tình hình trong nước, Bộ Thương mại cần theo dõi xát xao tình hình nhằm nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp trong nước vì đây chính là cơ sở để họ có thể biết và cần phải giúp đỡ doanh nghiệp cái gì. Nhằm nâng cao vai trò của Tham tán thương mại để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao cần thành lập một trang web riêng làm cầu nối phục vụ thông tin hai chiều giữa đôi bên nhờ đó thông tin các Tham tán thương mại cung cấp cho các doanh nghiệp sẽ kịp thời hơn, hiệu quả hơn giúp doanh nghiệp có thể quyết định nhanh chóng. Thị trường các nước trên thế giới hiện nay đang ngày càng có những đòi hỏi khắt khe mà doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập buộc phải tuân thủ, chẳng hạn như tiêu chuẩn, qui cách, chất lượng...đòi hỏi chúng ta cần phải điều chỉnh một số chính sách và pháp luật của mình nhằm phù hợp với những qui định chung đó. Bộ Thương mại cần nắm bắt được những điều này và từ đó trình lên chính phủ để có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Là cơ quan quản lý trực tiếp tại địa phương, các Sở Thương mại có thể có các biện pháp khác nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp trong địa phương mình. Mô hình của Tp Hồ Chí Minh rất đáng để cho các thành phố khác học tập đó là mối quan hệ đối tác với một số thành phố trên thế giới chẳng hạn như San Francisco của Hoa Kỳ. Nhờ mối quan hệ gắn bó này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng hoạt động tại thị trường đó. Đây là loại hình nên nhân rộng. Các tỉnh và thành phố khác không có được điều kiện về tiềm lực tài chính như các thành phố lớn và những mối quan hệ rộng rãi càng cần phải cố gắng hơn. Cần xây dựng các website sở Thương mại tại các thành phố đó để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nắm bắt thông tin nhanh chóng. Đối với những thành phố như vậy thì càng cần phải đầu tư trọng điểm, hiệu quả đầu tư cho xúc tiến thương mại cao hơn so với các tỉnh thành khác. Chỉ nên tập trung vào những thị trường mà các doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh thành mình đã có lợi thế cạnh tranh và triển vọng có thể cạnh tranh sòng phẳng. Điều này có thể sẽ dẫn đến suy nghĩ rằng các doanh nghiệp sẽ tranh giành bạn hàng của nhau chính vì thế cần đến vai trò quản lý đồng bộ của các cơ quan chính phủ nhằm làm giảm sự thiệt hại của các doanh nghiệp. Các Sở Thương mại trên các tỉnh thành cần thiết lập mối quan hệ chắt chẽ với nhau nhằm đảm bảo nguồn thông tin xuyên suốt, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng có thể hợp tác với nhau trong những đơn hàng lớn. Nhưng tất cả những điều trên có được thực hiện tốt hay không cần có điều kiện tiên quyết là các cơ quan đó cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ có tâm huyết, tận tâm hết mình vì sự phát triển của các doanh nghiệp. Chế độ tuyển dụng cần đảm bảo những yêu cầu đó và bên cạnh đó cần gắn quyền lợi của các tham tán thương mại với quyền lợi của các doanh nghiệp, điều này cũng sẽ góp phần nâng cao tinh thần và trách nhiệm làm việc của họ. Về sự phát triển VCCI Do quy mô tương đối lớn và có nhiều hội viên nên VCCI nắm bắt được nhiều thông tin do đó cần tăng cường vài trò tham mưu, tư vấn cho Chính phủ về chính sách và pháp luật sao cho phù hợp. Phòng cần tăng cường mối quan hệ với các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, Phòng Thương mại các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế khác nhằm nắm bắt thông tin một cách chính xác và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệpViệt Nam. Lượng thông tin mà các doanh nghiệp cần được cung cấp là hết sức lớn, chỉ bằng cách nỗ lực hết sức cộng với việc mở rộng các kênh thu thập thông tin mới có thể đáp ứng được. Kết luận Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã gặt hái được một số thành tựu to lớn. Nền kinh tế đất nước đã khởi sắc hơn trong đó phải thừa nhận sự đóng góp không nhỏ của khu vực DNNQD. Sự đi lên của các nước đã phát triển cho chúng ta một bài học là một đất nước đi theo con đường kinh tế thị trường thì đến một giai đoạn phát triển nào đó cần có khu vực DNNQD vững mạnh và đóng vai trò quyết định. Xu hướng này là không thể đảo ngược đối với Việt Nam chúng ta. Vậy để có một khu vực DNNQD vững mạnh thì Nhà nước cần phải làm gì? Nếu đã có những điều kiện cần thiết cho khu vực này thì Nhà nước có đáp ứng được không? Đây luôn là những câu hỏi không dễ trả lời nhất là với một đất nước mà hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, không ổn định; chính sách còn thiếu nhất quán và bao trùm nhất là năng lực thể chế của Nhà nước còn nhiều yếu kém như chúng ta. Trong phạm vi đề tài này nhóm tác giả đã nêu ra được những tồn đọng bức xúc nhất đối với sự phát triển của DNNQD và một số giải pháp nhằm tháo gỡ những tồn đọng đó. Tuy nhiên, đây là vấn đề có phạm vi rộng đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu chiều sâu. Do trình độ hạn chế của nhóm tác giả nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô và các bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0086.doc
Tài liệu liên quan