Đề tài Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Ngọc Quan – Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ

Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, địa hình có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các loại cây trồng, ảnh hưởng đến việc bố trí các loại cây trồng cho nên nó có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dich cơ cấu cây trồng. - Đất đai: Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Sự ảnh hưởng của đất đai là khác nhau đối với từng ngành khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực không thể thay thế được. Đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây trồng phát triển hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến năng xuất cây trồng, nhưng sự tác động của đất đai tới sản xuất nông nghiệp là có hạn vì diện tích đất đai là không thể tăng được mà hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì diện tích đất đai đang bị thu hẹp. Dân số ngày càng gia tăng do đó diện tích đất canh tác trên đầu người giảm, vấn đề sử dụng đất trong nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Chúng ta khắc phục hạn chế trên bằng cách khai thác chiều sâu trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cấu tiêu dùng của người dân. Đất đai có vị trí cố định gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, nó khác với các tư liệu sản xuất khác bởi nó không bị hao mòn và đào thải qua quá trình sử dụng. Nếu sử dụng đúng mục đích, hợp lý thì chất lượng của đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng cao hơn . Do dó vấn đề đặt ra là chú trọng chăm sóc đất đai, kết hợp trồng lúa hoa màu xen kẽ là hết sức cần thiết và khoa học để cải toạ đất. Có thể nói rằng ngành nông nghiệp không thể tồn tại được nếu như không có đất đai, vì vậy chúng ta cần khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, đồng thời luân chú trọng cải tạo đất.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Ngọc Quan – Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng của xã là 779,75 ha thì diện tích lúa là 415 ha chiếm 83,16%. Song diện tích gieo cấy lúa có xu hướng giảm nhẹ nguyên nhân là do bị hạn không gieo cấy được. Cây ngô diện tích năm 2007 là 84ha giảm 4,7ha so với năm 2006. Nguyên nhân do giá phân bón trên thị trường cao, bà con tính toán không có lãi trong trồng ngô (đặc biệt là ngô đồng trồng ở ruộng lầy thụt thì chi phí về nhân công và phân bón lớn hơn ngô trồng bãi). Cho nên nhiều hộ không gieo trồng ngô mà chuyển trồng một số cây trồng khác. Diện tích cây nông sản thực phẩm qua 3 năm có sự biến động trong đó cây sắn có sự biến đổi lớn nhất, diện tích trồng sắn ngày bị thu hẹp năm 2005 diện tích trồng sắn là 65ha đến 2007 còn 50 ha giảm 15ha. Nguyên nhân là bà con đã chuyển một phần diện tích trồng sắn sang trồng cây ăn quả (cây bưởi đặc sản Đoan Hùng) và sang trồng chè cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn. Diện tích chè tăng lên năm 2005 là 67,25 ha đến năm 2007 là 69,29 ha tăng 2,04ha. Đặc biệt là diện tích cây ăn quả (cây bưởi đặc sản Đoan Hùng) được khảo nghiệm thành công và đưa vào trồng ở Ngọc Quan theo đúng kế hoạch trong 2 năm 2006, 2007 xã Ngọc Quan đã trồng mới được 37 ha bưởi và đã hoàn thành 100% kế hoạch, đưa diện tích đất trồng cây ăn quả năm 2007 lên 63,49ha. Ngoài ra trong diện tích cây nông sản thực phẩm thì diện tích rau xanh có xu hướng tăng qua các năm, năm 2005 diện tích là 14 ha đến năm 2007 diện tích là 18 ha tăng 4 ha. Lý do diện tích rau xanh tăng là do giá cả rau xanh trong mấy năm gần đây tương đối cao, giá trị kinh tế trên 1 ha rau xanh đạt 25 – 30 triệu đồng. Diện tích trồng khoai năm qua thống kê 3 năm diện tích khoai lang vẫn giữ mức ổn định không giảm, vì khoai lang là loại dễ trồng ít tốn phân bón, thích nghi rộng, ít tốn công chăm sóc đặc biệt là mấy năm gần đây ít mưa cho nên khoai lang vụ đông trồng ở chân ruộng lầy thụt lên rất mạnh do không bị ngập úng. Người dân trồng khoai lang lấy dây và củ chăn nuôi gia súc, gia cầm Nhìn chung: Cơ cấu cây trồng qua các năm đều có sự chuyển dịch, có sự tăng giảm giữa các nhóm cây là loại cây trồng cụ thể song đều phản ánh sự thay đổi của cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng là tất yếu phù hợp với xu thế thị trường và giá trị hàng hoá mà chúng mang lại, cũng như để khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên để tăng thêm quỹ đất gieo trồng và hệ số sử dụng ruộng đất trong những năm tới, thì cần cải tạo đưa vào gieo tồng các giống câu trồng cho năng xuất, chất lượng cao có thời gian sinh trưởng ngắn cho thu hoạch sớm. 1.2. Năng xuất, sản lượng các loại cây trồng Qua biểu 5 ta thấy năng xuất của cây lúa, cây trồng chính của xã năm 2007 đạt 43,95 tạ/ha giảm 10,31% sơ với năm 2006 sản lượng thu hoạch đạt 1823,9 giảm 11,7% so với năm 2006. Nguyên nhân là do diễn biến thời tiết không thuận lợi, hạn hán, sâu bệnh sảy ra trên diện rộng nên năng suất, sản lượng lúa giảm. Tổng sản lượng lương thực đạt 2100,9 tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ. Mắc dù đã tiến hành đưa vào gieo cấy tới hơn 60% diện tích gieo cấy là lúa lai cao sản, năng suất cao như giống: Bồi tạp sơn thanh, Q. ưu 1, nhị ưu 838, nhị ưu số 7 song năm 2007 sản lượng lúa giảm so với các năm trước. Cây ngô đồng qua 3 năm nhìn chung năng suất ổn định và có xu hướng tăng dần, năm 2005 và 2006 năng xuất đạt 32 tạ/1ha sản lượng đạt 288 tấn, năm 2007 năng xuất đạt 33 tạ/ha tăng 3,13% so với năm 2006. Song sản lượng thu hoạch ngô giảm 2007 đạt 277 tấn giảm 3,82% so với năm 2006. Năng suất cây ngô tăng là do bà con đưa các loại giống ngô mới có năng suất cao vào sản xuất như giống DK4300, DK4900, ngô mỹ 919, 888 song sản lượng giảm là do diện tích cây ngô năm 2007 giảm đi. Biểu 5: Năng suất, sản lượng các loại cây trồng của xã Ngọc Quan (2005 – 2007) Loại đất Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng (giảm % Năng suất Sản lượng N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) 2006/2005 2007/2006 2006/2005 2007/2006 1. Cây lương thực 2349,3 2353,7 2100,9 100,18 89,3 a. Lúa 48,5 2061,3 49 2069,9 43,95 1823,9 101,03 89,69 100,42 88,12 b. Ngô 32 288,0 32 283,8 33 277 100 103,13 98,54 96,18 2. Cây nông sản thực phẩm 104,89 a. Khoai lang 49 220,5 50 225 52,5 236 102,04 105 102,04 90,91 b. Cây sắn 90 585 100 550 100 500 111 100 94,01 109,46 c. Rau xanh các loại 133,8 187,3 135 222 135 243 100,89 100 118,52 3. Cây công nghiệp - Lạc 14 47,6 14,5 50 14,5 50,75 103,57 100 105,40 101,5 4. Cây chè 80 538 80,5 553 82 625 100,62 99,38 102,79 113,01 Nguồn: Ban thống kê xã Ngọc Quan * Các loại cây nông sản thực phẩm - Cây khoai lang: Năng xuất và sản lượng tăng qua 3 năm, năm 2007 năng xuất đạt 52,5 tạ/ha tăng 5% so với năm 2006, sản lượng đạt 236 tấn tăng 4,89% so với 2006. Năng suất và sản lượng cây khoai lang tăng vì bà con nông dân đã đưa các loại giống khoai lang tăng sản có năng suất cao vào trồng và diện tích trồng khoai qua 3 năm đều ổn định không thay đổi. - Cây sắn: Năng suất năm 2006 và 2007 đạt 100tạ/ha tăng 10tạ/ha so với nă 2005 tăng 10%. Song sản lượng giảm năm 2007 đạt 500 tấn giảm 9,09% so với năm 2006 và 14,5% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do diện tích đất trồng sắn bị thu hẹp chuyển sang trồng chè và cây ăn quả. - Cây rau xanh: Năng suất rau xanh năm 2006, 2007 đạt 135tạ/ha tăng 1,2% so với năm 2005. Sản lượng rau tăng qua 3 năm đều tăng, năm 2007 sản lượng đạt 243 tấn tăng 9,46 so với năm 2006 nguyên nhân sản lượng rau xanh tăng nhanh là do diện tích trồng rau tăng. * Cây lạc: Năng xuất 2 năm 2006 và 2007 đạt 14,5tạ/ha, sản lượng qua các năm đều tăng, năm 2007 đạt 50,75 tấn tăng 1,5% so với năm 2006 và tăng 6,6% so với năm 2005. Lý do là bà con đã đưa các loại giống lạc mới cho năng xuất cao vào trồng và đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào gieo trồng lạc (lạc che phủ nilon). * Cây chè: Năng suất và sản lượng chè qua các năm đều tăng, năng xuất năm 2007 đạt 82 tạ/ha tăng 2,5% so với năm 2005 và 1,8% so với năm 2006. Sản lượng chè năm 2007 đạt 625 tấn tăng 6,1% so với năm 2005và 3,01% so với năm 2006. Cây chè là cây công nghiệp được đảng uỷ chính quyền địa phương coi là cây công nghiệp mũi nhọn có khả năng giúp bà con nông dân trong việc xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu cho nên trong mấy năm nay đặc biệt là từ năm 2008 xã có chủ trương đưa diện tích trồng chè lên khoảng 100 ha trong đó có diện tích mới vào khoảng 25 – 30 ha. Diện tích chè cũ sẽ đưa vào dự án chăm sóc chè AFD. 2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo mùa vụ Biểu 6: Năng xuất và giá trị sản xuất của một số cây trồng Đơn vi: Tạ/ha. Triệu đồng/ha TT Cây trồng Giá bán (1000đ) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 NS GTSX NS GTSX NS GTSX 1 Vụ xuân - Lúa chiêm xuân 3.5 49,5 17.325 50 17.500 43,5 15.225 2 Vụ hè thu Lúa mùa chính vụ 3.5 48,3 16.905 49,3 17.255 40 14.000 - Lạc 10 14 14.000 14,5 14.500 14,5 14.500 3 Vụ đông - Ngô 5 32 16.000 32 16.000 33 16.500 - Khoai lang 2 49 9.800 50 10.000 52,5 10.500 - Rau xanh 2.500 133,8 33.450 135 33.750 135 33.750 Nguồn: Thống kê xã Ngọc Quan Qua biểu 6 ta thấy: Năng xuất và giá trị sản xuất của rau xanh đạt hiệu quả cao nhất (33 triệu đồng/1 ha) đây là loại cây trồng được bà con nông dân đàu tư sản xuất, thâm canh với quy mô lớn. Các loại rau xanh được đưa vào trồng là súp lơ, cải thảo, cải ngọt và đặc biệt là cây bí đao. Cây bí đao được trồng với tổng diện tích khoảng 10ha cho thu hoạt sản lượng ổn định giá bán hợp lý, đầu ra đảm bảo cho nên mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Cây lúa: Đây là cây trồng chính của xã, giá trị sản xuất đạt 17triệu đồng/1ha. Giá trị sản xuất vụ hè thu, trà lúa sớm và chính vụ các năm 2005, 2006 đạt trên 16 triệu đồng/ha, năm 2007 nhìn chung giá trị sản xuất của vụ hè thu đều bị giảm đạt 14 triệu đồng/ha. - Giá trị sản xuất của cây lạc ổn định cho thu nhập khoảng tên dưới 14 triệu đồng/ha. - Cây ngô: Giá trị sản xuất của cây ngô qua 3 năm đều đạt ở mức 16triệu đồng/1ha. Đây là loại cây trồng chiếm diện tích tương đối lớn của xã trên 80ha,trong những năm tiếp theo Đảng uỷ, UBND xã tiếp tục chỉ đạo tăng diện tích gieo trồng cây ngô lên 100ha. Trong đó đặc biệt là tăng nhanh diện tích gieo trồng cây ngô ngọt. - Nhìn chung qua biểu năng xuất và giá trị sản xuất của một số loại cây trồng của xã ta thấy: Năng suất các loại cây trồng còn thấp và không ổn định dẫn đến giá trị sản xuất trên 1ha diện tích gieo trồng còn thấp chưa đạt được giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của mọi ngành sản xuất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong đó ngành trồng trọt. Để tối đa hoá lợi nhuận nâng cao giá trị kinh tế trên 1 diện tích đất gieo trồng thì cần phải có sự đầu tư tăng vụ như đưa các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh cao vào sản xuất, đồng thời phải quan tâm cải tạo đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh hơn nữa quá trình dồn đổi ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung có như vậy thu nhập của người dân trên diện tích đất canh tác mới tăng lên, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. 3. Thị trường Thị trường là khâu quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ một ngành sản xuất nào. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp thì vấn đề thị trường, kể cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là hết sức cần thiết. Hiện nay đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta vấn đề thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều bất cập. Thị trường các sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu giá thành cao và ngày một tăng mạnh dẫn đến chi phí cho một đơn vị diện tích tăng, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Trong khi đó thị trường sản phẩm đầu ra cho ngành sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn giá bán thấp và bấp bênh, thường bị tư thương ép giá. cho nên giá trị sản xuất chưa cao, thu nhập của người nông nghiệp còn thấp. Chính vì vậy mà vấn đề tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp là hết sức cần thiết. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ cho sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như chính sách trợ giá giống, trợ giá phân bón, hay các chính sách khuyến khích mời gọi các doanh nghiệp các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp như chính sách về mặt bằng pháp lý, chính sách miễn giảm thuế để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thu mua các sản xuất nông nghiệp tại gốc để chế biến, người nông dân có thể mua vật tư phục vụ nông nghiệp tại gốc và bán sản phẩm của mình tại nhà máy chế biến. Có giải quyết tốt khâu thị trường cho sản xuất nông nghiệp thì chúng ta mới có thể khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của ngành và qúa trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng sẽ diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. III. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 1. Những kết quả đạt được Chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực làm tăng thu nhập cho người dân góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người nông dân. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã phá vỡ thế độc canh cây lương thực nhất là cây lúa, đã phát triển trồng thêm được nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, có giá tị để đưa nền sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng giúp bà con nông dân dần dần bỏ được tập quán sản xuất lạc hậu, thủ công mà đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng dẫn đến hình thành và bắt buộc quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung, chuyên sâu và cải tạo được những giống cây trồng cũ có năng suất, chất lượng kém, sang các loại giống gây trồng mới cho năng suất, chấy lượng cao thời gian sinh trưởng ngắn, do vậy hiệu quả kinh tế cao. Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa lai cao sản đạt trên 60% diện tích gieo trồng với các giống: Bồi tạp sơn thanh, Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7 năng suất đạt 54ta/1ha chất lượng gạo ngon thay thế các loại giống lúa thuần như: Khang dân, Quy 5năng xuất thất chất lượng gạo chưa cao. Cây ngô: Các giống ngô được đưa vào trồng đó là: Ngô lai của Thuỵ Sỹ DK 4300, DK 4900, ngô Mỹ 919 vào gieo trồng năng xuất ngày một tăng đạt 33tạ/1ha. Cây lạc: Các giống lạc lai cao sản, kỹ thuật gieo trồng phủ nilon được đưa vào sản xuất cho năng xuất cao và ổn định, đạt 14,5tạ/1ha. Rau xanh các loại: Bà con nhân dân đã mạnh dạn đưa các loại giống mới vào gieo trồng cho năng xuất cao đặc biệt là diện tích trồng cây bí đao, dưa chuột ngày một tăng, chính nhờ các loại cây trồng này mà cây trồng của nhiều người dân đã khá lên. Cây bưởi đặc sản Đoan Hùng: Thực hiện dự án trồng mới 150ha bưởi Đoan Hùng ở 1 số xã của huyện do Sở khao học công nghệ Phú Thọ chỉ đạo. Ngọc Quan là xã nằm trong vùng dự án, trong 3 năm qua đã trồng mới được 37ha bưởi Đoan Hùng. Đây là cây trồng được Tỉnh, Huyện cũng như địa phương xác định là cay trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao có tính sản xuất hàng hoá lớn (bưởi Đoan Hùng đã được đăng ký thương hiệu bưởi toàn quốc). Cho nên phải trồng tập trung với diện tích lớn là đây là cây trồng trong những năm tới sẽ giúp bà con nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu. Qua thực tế đi sâu nghiên cứu, tôi nhận thấy cây trồng của xã Ngọc Quan trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy quy mô còn nhỏ và chậm song đây cũng là điều đáng mừng bởi sản lượng lương thực của xã qua các năm đều tăng, đảm bảo an ninh lương thực. Lương thực bình quân đầu người đạt 460kg/người/năm, thu nhập đạt 4.549.000đ/người/năm, tính đến năm 2007. 2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân a. Những khó khăn Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã còn gặp không ít khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, trong khi lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao dẫn đến lao động nhàn dỗi lớn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu cho nên năng suất không ổn định. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp còn thiếu và yếu nhất là hệ thống tưới tiêu. Hệ thống kênh mương, hồ đập xuống cấp và chưa được đầu tư đúng mức. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã còn chậm, diện tích độc canh cây lúa còn khá cao. Nông dân vẫn còn tư tưởng bảo thủ không mạnh dạn dồn đổi ruộng đất, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, chưa khai thác triệt để các tiềm năng thế mạnh của xã và chưa chú trọng phát triển các loại loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Đội ngũ cán bộ khuyến nông của xã còn thiếu, trình độ chưa cao cho nên việc tuyên truyền hướng dẫn bà con tron sản xuất còn chậm và kết quả chưa cao. b. Nguyên nhân - Phong tục tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc không đáp ứng nhu cầu thị trường. Người nông dân thiếu hiểu biết về thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về giá cả thị trường đầu ra cho nông sản hàng hoá. - Người nông dân còn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp con thtiếu và yếu - Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp chính quyền còn thiếu đồng bộ và có nhiều biến động. - Cơ chế khuyên khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn hạn chế và không được quan tâm đúng mức. Chương III Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá của xã I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã 1. Quan điểm chung Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, ngành nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trên cơ sở khai thác tốt các nguồn lực sẵn có ở địa phương, sử dụng và khai thác hợp lý, hiệu quả hơn lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương đồng thời với việc bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái đã dần đi vào nền nông nghiệp sạch và bền vững. Trong ngành trồng trọt ở thời kỳ bao cấp mọi hoạt động sản xuất đều có sự sắp xếp từ trên xuống dưới, sản xuất với phương thức quảng canh, lạc hậu, cơ cấu cây trồng độc canh, chậm được cải tiến, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là tiêu dùng tại chỗ, không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập tổ chức WTO, thì hơn lúc nào hết yêu cầu đặt ra đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng là sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng tốt, giá cả phù hợp và phải có sức cạnh tranh trên thị trường kể cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Để giải quyết được vấn đề này chỉ có một con đường đó là phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Ngọc Quan là xã miền núi của huyện Đoan Hùng với lợi thế về đất đai rộng lớn nguôn nhân lực lao động dồi dào có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi cho nên ngành nông nghiệp xã Ngọc Quan trong những năm qua đã có sự chuyển đổi một cách khá hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Cây trồng đã có sự chuyển dịch từ cơ cấu cây trồng cũ năng suất thấp, chất lượng kém sang cơ cấu cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. 2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng Căn cứ Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ về công tác dồn đổi ruộng đất ở địa phương. Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Ngọc Quan lần thứ XVII về công tác phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đó là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đây là vấn đề cấp bách để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. UBND huyện Đoan Hùng ban hành một số chính sách khuyên khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng dựa trên cơ sở điều kiện thực tế về dất đai, khả năng tiếp thu chuyển giao khoa học của con người lao động, kinh nghiệp sản xuất, khả năng tổ chức, quản lý thực hiện của từng vùng mà lựa chọn các mô hình chuyển đổi phù hợp. Khai thác một cách khoa học, tận dụng mọi điều kiện sẵn sàng có chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả nhất. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải theo hướng da dạng hoá sản xuất, coi trọng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các cây trồng có tính chất hàng hoá. Giảm diện tích cây lúa để chuyển sang trồng các loại cây màu, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng diện tích cây vụ đông, đặc biệt là diện tích cây ngô, rau màu. Đẩy mạnh việc quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Đảm bảo an toàn lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tận dụng và khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái. 3. Mục tiêu kinh tế xã hội của xã đến năm 2010 - Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm từ 8 – 12% - Giá trị kinh tế trong toàn xã đạt 36,6 – 40,2 tỷ đồng - Cơ cấu kinh tế đạt: 5,5 : 2,5: 2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 2.600tấn. Phấn đấu ổn định để bình quân lương thực đầu người đạt 480kg/người/năm. Xoá vững chắc hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10% theo tiêu chí mới. - Giá trị sản phẩm đạt 50 triệu đồng/ha diện tích canh tác trên toàn xã. - Ngành trồng trọt + Cây lúa: 60% diện tích cây lúa lai cao sản có năng suất cao, chất lượng tốt có giá trị kinh tế cao về chế biến và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao. + Chuyển 30 ha đất lúa chân ruộng cao sang trồng các loại cây trồng ngắn ngày: Cây ngô, đặc biệt là cây ngô ngọt xuất khẩu, cây gấc, lạc. Bắt đầu từ vụ chiêm xuân 2008 xã đưa vào trồng thí điểm trình diễn 20 ha ngô ngọt do Công ty TNHH Tuấn Phương đầu tư về giống vốn và chuyển giao khoa học cho người dân, sau đó công ty thu mua sản phẩm tại bờ. Xã cũng đưa vào trồng 10 ha cây gấc lấy quả. Các mô hình này thành công sẽ mở rộng ra một hướng đi mới cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã và cánh đồng có giá trị kinh tế trên 50 triệu đồng/ ha sẽ thực hiện được. Ngành sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn định về thu nhập sẽ góp phần lớn vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. II. Giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất Dựa trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lao động hiện có từng địa phương phải tiến hành rà soát lại, bổ sung quy hoạch sản xuất dựa trên cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, quy hoạch vùng sản xuất nhất thiết phải tính đến lợi thế của vùng đó. Phải quy hoạch rõ các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp. Mỗi vùng quy hoạch cần phải cây trồng phù hợp với từng loại đất của vùng đó. ở địa phương cần tìm ra thế mạnh của 1 loại cây trồng từ đó có sự quy hoạch, chuyển dịch để đầu tư tạo ra một sản phẩm có thế mạnh trên thị trường. Ngọc Quan là xã miền núi với đặc điểm diện tích đất rộng lớn, đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày chiếm tỷ trọng lớn hơn 636 ha. Ngọc Quan nằm trong vùng dự án phát triển trồng cây bưởi đặc sản Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, bắt đầu từ năm 2005 và đặc biệt là từ 2006 và 2007 Ngọc Quan đã trồng mới được 37 ha bưởi đặc sản Đoan Hùng và đây là bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã. Cây bưởi đặc sản Đoan Hùng trong vài năm tới sẽ là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Ngọc Quan đã có 20 trang trại trồng hàng trăm cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, giá trị kinh tế của cây bưởi là rất lớn. Vùng tròng bưởi tập trung của xã Ngọc Quan là ở Tam Bách, Đồng Lô, Làng Mây Quy hoạch các vùng chuyên trồng lúa lai cao sản chất lượng cao ở khu hành chính 6, 7, 13, 3 Các giống lúa được đưa vào gieo cấy là giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phương và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như giống lúa: Bồi tạp sơn thanh, Nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, Q. ưu số 1. Trong chiến lược định hướng quy hoạch vùng sản xuất để chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã thì vấn đề quy hoạch vùng chuyên trồng lúa vẫn được quan tâm hàng đầu. Đảng uỷ, UBND xã chỉ đạo trong sản xuất, cây lúa là cây trồng chủ lực của địa phương phải đảm bảo diện tích gieo cấy lúa, cấy hết diện tích trừ những diện tích nào không thể khắc phục được (Như bị hạn nặng) thì chuyển sang trồng ngô, lạc, rau màu. Quy hoạch vùng trồng thí điểm 20ha ngô ngọt do Công ty TNHH Tuấn Phương đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Khu quy hoạch là khu 8,9. Cây ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn từ 70 – 75 ngày kể từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, 1ha cây ngô ngọt cho thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng. Đây là loại cây trồng mới được đưa vào trồng thí điểm nếu thành công sẽ mở rộng diện tích gieo trồng trong toàn xã. Cây ngô ngọt sẽ là cây trồng mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt Ngọc Quan là một xã có nghề ươm cây giống ở khu 15 với khoảng 30 hộ, trong vài năm qua nhận rõ được giá trị kinh tế của cây giống là rất lớn 1ha ươm cây giống (chủ yếu là cây chè và cây keo lai) cho thu nhập từ 150 – 180 triệu đồng. Sau khi bán cây giống trừ chi phí bàn con còn lãi 90 – 100 triệu đồng/ha ươm cây giống. UBND xã đã có định hướng quyhoạch vùng ươm cây giống ở khu 15 và khu 10, 11. Cho phép nhân dân chuyển đổi vùng đất cao, ruộng dọc ở 2 bên gò sang ươm cây. Bà còn nhân dân đã rất mạnh dạn, năm 2006 khu 15 đã thuê máy ủi, máy xúc về để làm mặt bằng san lấp các ruộng dộc làm cây giống. Qua 3 năm gần đây diện tích ươm cây giống không ngừng tăng rất nhiều hộ gia đình đã giàu lên, xây dựng nhà cửa khang trang hàng trăm triệu đồng. Như vậy: Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao nhất và nhanh nhất nhất thiết phải quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý theo mùa vụ để có quỹ đất cho vụ tiếp theo đảm bảo thời vụ cho từng loại cây trồng. Vì vậy ngay từ mùa vụ này các địa phương ăn cứ điều kiện cụ thể để chọn cây trồng và bố trí mùa vụ đảm bảo mùa vụ từng loại cây trồng trong mối quan hệ luân canh 3 vụ hoặc 4 vụ trong năm. 2. Giải pháp về thị trường Thị trường là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng vì vậy thị trường là khâu quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất, kinh doanh đối với các ngành sản xuất. Đặc biệt là đối với ngành trồng trọt thì thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là rất cần thiết. Bởi với đặc điểm sản phẩm của ngành nông nghiệp là sản phẩm tươi sống, rễ bị thối rữa và hỏng nếu không tiêu thụ được trong một thời gian nhất định. Vì vậy thị trường tiêu thụ là đầu mối để sản xuất phát triển, nếu vấn đề thị trường gặp khó khăn thì khả năng sản xuất hàng hoá cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng đến chủ trương phát triển sản xuất của địa phương. Đứng trước yêu cầu của thị trường qua tìm hiểu nghiên cứu thực tế của địa phương tôi nhận thấy: Mạng lưới thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá nông nghiệp ở địa phương tôi nhìn chung ở tình trạng kém phát triển. Nông sản hàng hoá nông nghiệp sản xuất ra tiêu thụ chậm, giá cả thấp và thường bị tư thương ép giá. Các thông tin về thị trường đến với người dân rất chậm, người dân thiếu hiểu biết về thông tin thị trường. Vì vậy muốn tiêu thụ tốt sản phẩm nông dân thì trước hết phải nắm bắt được nhu cầu thị trường trên cơ sở thu thập thị hiếu của người tiêu dùng. Giá cả là nhân tố quan trọng điều hoà cung cấp trên thị trường. Khi giá cả tăng cho thấy sản phẩm đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Song đối với sản phẩm nông nghiệp thì một điều thường hay sảy ra đó là khi lượng sản phẩm lớn khả năng cung ứng lớn thì giá cả thường thấp. Từ đặc điểm về thị trường sản phẩm nông sản cần thiết phải nghiên cứu, dự báo và tác động vào việc hình thành các thị thị trường nghiên cứu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả nhất phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các vấn đề này giúp cho các nhà đầu tư sản xuất nắm bắt được nhu cầu thị trường. Đảm bảo sự hữu hiệu của thị trường đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng. Đây là vấn đề quan trọng vì vậy phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Phát triển và mở rộng hệ thống chợ nông thôn để chợ là nơi giao lưu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó khuyến khích nông dân chuyển mạnh sản xuất hàng hoá thông qua đó cung cấp cho người nông dân các cơ hội đầu tư để họ lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Hệ thống chợ nông thôn nên hình thành theo kiểu chợ làng, chợ khu vực, chợ vùng để cho sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi. Đây là vấn đề quan trọng góp phần phá vỡ tình trạng tự cung tự cấp đưa người nông dân tiếp cận thị trường một cách thuận lợi nhất, đồng thời giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chợ nông thôn, cần nhanh chóng hình thành những điểm giao lưu hàng hoá, phát triển nhanh các thị trấn, thị tứ, các khu cụm công nghiệp bởi đây là thị trường tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Nhà nước, các bộ ngành, các sở như sở thương mại, khoa học, Bộ nông nghiệp và PTNT phối kết hợp mở các hội trợ thương mại nông nghiệp giới thiệu sản phẩm của ngành. Qua đó quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người sản xuất, từ đó kích thích sản xuất phát triển theo hướng hàng hoá. Nhà nước phải có sự quy hoạch đầu tư xây dựng các dịch vụ thương mại nông thôn đặt ở những nơi được quy hoạch vùng sản xuất chuyên môn hoá. Các trung tâm thương mại nông thôn có trách nhiệm cung ứng sản phẩm, vật tư đầu vào, là trung gian nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng và với các nhà máy chế biến các sản phẩm của nông nghiệp để người nông dân có thể mua vật tư phục vụ cho sản xuất như giống, phân bón tại các dịch vụ thương mại nông nghiệp nông thôn. Có làm tốt được điều này thì lợi ích của người sản xuất được đảm bảo, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng sẽ đạt được hiệu quả cao , đời sống của nông dân sẽ được nâng lên. - Trên địa bàn xã đã quy hoạch phát triển hệ thống chợ với tổng diện tích 2.500m2 tại trung tâm xã trên trục đường quốc lộ 70, thuận lợi cho nhân dân buôn bán. Song hiện tại chợ vẫn trong tình trạng là chợ tạm chưa khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của chợ. Trong chiến lược hoạch định phát triển kinh tế của xã Ngọc Quan đến năm 2010 – 2015 sẽ tiến hành mời gọi các nhà đầu tư xây dựng chợ Ngọc Quan thành nơi buôn bán hàng hoá gắn với sự quy hoạch cụm làng nghề ở khu vực cột cờ đã được phê duyệt và sẽ vắt đầu khởi công xây dựng trong năm 2009. Với sự quyết tam cao của Đảng uỷ – UBND và nhân dân trong xã khi cụm làng nghề và hệ thống chợ được xây dựng xong sẽ là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển kinh tế của xã và là bước đệm để quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn theo hướng sản xuất hàng hoá. - Nhà nước cần có hệ thống quy định bằng pháp luật và sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ ép giá trong mua bán sản phẩm với người nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Có như vậy thị trường mới thực sự là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá - Phải có cán bộ chuyên ngành nghiên cứu về thị trường và sự biến đổi về thị trường (phải có hệ thống thông tin Maketing) để phổ biến tuyên truyền cho người nông dân nắm bắt và hiểu biết về thị trường sản xuất hàng hoá, từ đó người nông dân biết phải trồng cây gì? nuôi con gì? có hiệu quả kinh tế cao và nhu cầu của thị trường đang cần . Đây là vấn đề quan trọng cần được đầu tư thích đáng nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, nông thôn. 3. Giải pháp về khoa học công nghệ - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải đi đối với khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là chất xúc tac để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đảm bảo tận dụng tối đa quỹ thời gian chiếm đất của các loại cây trồng như: 2 lúa + 1 màu, xem canh gối vụ giữa các loại cây họ đỗ, đậu, lạc, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật của sản xuất; tiến bộ về giống, kết hợp với phương thức luân canh gối vụ, đưa máy móc cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giải phóng sức lao động giảm gia chí nhân công từ đó nâng cao hiệu quả thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải đi đôi với giải pháp về công nghệ chế biến. Khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, chuyên sâu sản phẩm sản xuất ra mang tính chất hàng hoá để đảm bảo chất lượng sản xuất cũng như giá cả yêu cầu phải có các nhà máy thu mua và chế biến sản phẩm. Có như vậy mới khuyến khích và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhanh và đạt hiệu quả cao. 4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn rất thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong thời kỳ hiện nay. Hệ thống đường giao thông của xã có hơn 20km đường liên thôn, liên xã trong đó còn tới hơn 10km đường đất, nếu trời mưa việc đi lại của bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất của xã chủ yếu vẫn là kênh mương tự nhiên được đào đắp từ hàng trăm năm, hiện đang trong tình trạng bị bồi lấp dẫn đến việc tưới tiêu cho đồng ruộng gặp rất nhiều khó khăn. Các hồ đập chứa nước phục vụ tưới tiêu cũng trong tình trạng xuống cấp, lòng hồ đạp bị bồi lấp lượng nước chứa được ít, hệ thống cống xả nước bị sập, bờ đạp bị dò dỉ Trong nhiều năm qua bằng nhiều hình thức động viên, khuyến khích thu hút các nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, cơ sở hạ tầng nông thôn của xã đã được một số kết quả - Về công tác thuỷ lợi: Thuỷ lợi có ảnh hướng lớn hàng đầu đến sản xuất nông nghiệp (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống) ảnh hưởng lớn đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chính vì vậy mà trong những năm qua và những năm tiếp theo xã đã có những đầu tư lớn về thuỷ lợi. Kiên cố hoá kênh mương nội đồng, mỗi năm tiến hành làm mới 1km kênh mương kiên cố (Mương cứng) trị giá khoảng 300 triệu đồng. Hàng năm tiến hành nạo vét kênh mương với hàng nghìn m3 đất, hàng ngàn ngày công lao động trị giá hàng trăm triệu đồng. Tiến hành nâng cấp các hồ đập chứa nước phục vụ tưới tiêu đảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất như nạo vét lòng hồ đập, gia công bờ ngăn, xây lại hệ thống cống thoát nước chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã. - Hệ thống giao thông: Hàng năm đều tiến hành sửa chữa, nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã, mỗi năm phấn đấu làm mới 1 km đường bê tông đảm bảo giao thông đi lại và giao lưu buôn bán hàng hoá cho bà con. - Hệ thống thông tin: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới thông tin như: Lắp hệ thống loa truyền thanh không dây từ trụ sở UBND xã tới các cụm thôn để thuận lợi trong việc hướng dẫn người dân trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất, thuận lợi trong việc thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, cũng như các thông tin về thị trường, giá cả đến với bà con nhanh nhất, hiệu quả nhất, phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường. 5. Giải pháp về vốn: Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa cây trồng mới vào sản xuất cần có một lượng vốn đầu tư ban đầu mua giống, xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy vốn là rất cần thiết để tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cần có những chính sách cụ thể để huy động vốn hợp lý như: + Huy động nguồn vốn trong nhân dân bằng cách huy động nhân dân gửi vào quỹ tín dụng, đặc biệt là huy động trong nhân dân đóng góp vốn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm. + Tranh thủ nguồn vốn từ trung ương, tỉnh, huyện thông qua các dự án, chương trình phục vụ sản xuất. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội. Đặc biệt là nguồn vốn ODA cho phát triển nông thôn miền núi. + Tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh gọn nhất để bà con nông dân vay vốn từ ngân hàng (đặc biệt là từ ngân hàng chính sách) với lãi suất thấp, thời gian vay dài để tiến hành sản xuất. + Các cấp hội như hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh đứng ra trực tiếp tín chấp với ngân hàng để vay vốn cho hội viên của mình đảm bảo vốn cho sản xuất. Hội nông dân của xã còn đứng ra làm việc với hội nông dân huyện về việc cung ứng phân NPK chậm trả cho bà con nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. 6. Giải pháp về dồn điền đổi thửa Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá không phải là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mà phải sản xuất tập trung trên diện tích rộng. Vì vậy dồn điền đổi thửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất, cho việc xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi nội đồng, tiến tới cơ giới hoá sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy phát triển hàng hoá và phân công lao động xã hội, tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Chương trình dồn điền đổi thửa được UBND xã quan tâm chỉ đạo. Đến nay xã đã hoàn thành song bước 3. Dồn đổi tập trung ở khu Tam Bách và một số họ dồn đổi cho nhau là 509 hộ với 711 số thửa bằng 23,6 ha. Chương trình dồn điền đổi thửa được nhân dân quan tâm và thực hiện tốt. Người nông dân nhận thức được làm tốt được công việc này sẽ xử dụng tiết kiệm đất và có hiệu quả trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng từng loại đất, thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thôn định hướng XHCN. 7. Giải pháp về khuyến nông Trong sản xuất nông nghiệp công tác khuyến nông có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy đội ngũ cán bộ khuyến nông cần phải được đào tạo bài bản đủ năng lực trình độ hiểu biết về sản xuất, khoa học kỹ thuật để có khả năng chỉ đạo cũng như truyền đạt, hướng dẫn người nông dân trong việc tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ khuyến nông chuyên trách, mỗi cán bộ khuyến nông phải có trình độ về một mảng chuyên trách như chuyên về nông nghiệp, chuyên về thú y, chuyên về nuôi trồng thuỷ sản. 8. Giải pháp về chính sách ruộng đất Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất đai đưa vào sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất năm 2006 – 2010. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ 1 vụ lúa lên 2 vụ lúa diện tích 3,8 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 2 vụ lúa với diện tích 4,7 ha. Tiếp tục triển khai hoàn thiện hồ sơ giao cấp đất trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và làm thủ tục cấp đất bổ sung, giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các hộ còn sót và các hộ mới phát sinh. Hướng dẫn nhân dân làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đúng mục đích. 9. Giải pháp về chính sách của nhà nước Nhà nước có chính sách pháp luật để nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể hoá các chính sách và đặc biệt quan tâm hơn nữa đến vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Giải quyết tốt và đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giảm mạnh tỷ lệ lao động nông nghiệp song giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp không giảm mà ngày một tăng. Thành lập các công ty bảo hiểm trong ngành nông nghiệp để nông dân có thể mua bảo hiểm cho một số cây trồng vật nuôi, hạn chế thiệt hại khi không may sảy ra rủi do trong sản xuất. Có các chính sách mời gọi các nhà đầu tư các công ty doanh nghiệp đầu tư cho ngành nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, mặt bằng đất đai, miễn giảm thuế những năm đầu. 10. Giải pháp về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho người lao động Mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và trình độ nhận thức cho người lao động. Mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân (các lớp IPM, các lớp về kỹ thuật chăm sóc lúa lai cao sản, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, bưởi, các lớp về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ) Xây dựng mô hình làm kinh tế giỏi ở xã để cho nhân dân học hỏi và tự nhân rộng áp dụng vào công việc sản xuất của gia đình mình. Kết luận và kiến nghị I. Kết luận Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể. Nền nông nghiệp đã dần chuyển từ thế sản xuất độc canh cây lúa sang sản xuất thâm canh với nhiều loại cây trồng phong phú, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá. Tạo ra nhiều mặt hàng nông sản có giá trị hàng hoá cao, tỷ suất lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như: Gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu đem lại giá trị kinh tế cao và là cây trồng thế mạnh giúp người nông dân làm giàu. Qua quá trình đi sâu nghiên cứu quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Ngọc Quan trong 3 năm nhằm đánh giá kết quả đạt được của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng so với những năm trước đây. Qua đó có những chiến lược mở rộng quy mo, tạo bước đột phá về sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn , xây dựng nông thôn mới. Qua quá trình nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã Ngọc Quan cho thấy: Về cơ bản hệ thống cây trồng của xã có sự chuyển biến đảng khích lệ, cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Các loại cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn khả năng chống chịu sâu bệnh và phạm vi thích ứng sâu rộng đã được đưa vào gieo trồng như giống lúa lai cao sản: Bồi tạp Sơn Thanh, Q.ưu1, nhị ưu 838, nhị ưu số 7 của Trung Quốc, ngô lai 919, DK 4300, DK 4900, 888, lạc tăng sản, chè lai, bưởi đặc sản Đoan Hùng Đây là những loại cây trồng chính, chủ lực của địa phương cần được duy trì và tăng diện tích canh tác để đảm bảo an ninh lương thực và tham gia vào thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao. Quỹ đất đai của xã qua các năm có sự thay đổi tích cực và dần sử dụng có hiệu quả hơn các năm trước. Diện tích đất chưa sử dụng đã được thu hẹp và đưa vào canh tác, cơ cấu các loại đất cũng có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực cùng với đó là cơ cấu các loại cây trồng có sự chuyển biến theo, cơ cấu cây tồng ngày một đa dạng với các loại cây trồng cho năng suất chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh diện tích trồng lúa có xu hướng giảm thay vào đó là diện tích trồng rau màu và diện tích ươm cây con giống. Phương thức canh tác đã phá bỏ thế độc canh mà sử dụng công thức luân canh phù hợp với từng chân ruộng, loại đất làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ 2 vụ lúa trước kia lên 3 – 4 trong năm. Chính nhờ đó là giá trị sản lượng trên 1ha không ngừng tăng, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng của xã cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, khai thác chiều sâu của đát, thâm canh, tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế văn hoá ở nông thôn đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện về cả vật chất lẫn tình thần. Bên cạnh những kết quả đạt được qua quá trình đi sâu nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ở xã Ngọc Quan còn gặp không ít khó khăn, còn nhiều bất cập và hạn chế đó là: Chưa phát huy tối đa có hiệu quả nguồn vốn trong dân và các nguồn vốn cho vay hỗ trợ trừ các dự án, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi. Đất đai còn manh mún nhỏ lẻ việc dồn điền đổi thửa diễn ra chậm gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là khó khăn cho việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất dẫn đến giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm kém, kìm hãm sự phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá với quy mô lớn. Diện tích cây vụ đông còn ít chưa được chú trọng phát triển mở rộng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, cơ giới hoá sản xuất còn chậm chưa phổ biến. Các công thức thâm canh, luân canh tăng vụ cho hiệu quả kinh tế cao chưa được áp dụng phổ biến. Chưa phát huy tối đa các lợi thế của địa phương (đất đai, con người) để đưa vào sản xuất. Tình trạng diện tích đất hoang hoá còn nhiều trong khi người lao động không có việc làm ổn định, số lao động nông thôn thiếu việc làm và nhàn dỗi còn cao. Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã đã đạt được những hiệu quả nhất định đã hình thành được một số vùng sản xuất với các loại cây trồng có năng xuất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn và có giá trị tỷ suất hàng hoá vào sản xuất góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của xã. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp xã Ngọc Quan phát triển khá, năm sau cao hơn năm trước. Bình quân lương thực đầu người và thu nhập tăng, đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đây là những kết quả thu được của Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã. II. Kiến nghị Để công tác chuyển dịch cơ cấu cay trồng nông nghiệp nông thôn nói chung và của xã Ngọc Quan nói riêng đạt được kết quả cao trong những năm tới. Qua thực tế nghiên cứu cơ cấu cây trồng của xã qua 3 năm tới có một số đề xuất kiến nghị. * Đối với các cấp chính quyền: - Đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. Quy hoạch theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất tập trung quy mô lớn. Có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất phục vụ nông nghiệp và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Nhà nươc các doanh nghiệp nên có chính sách đầu tư giống, phân bón và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến tận tay người nông dân, sau đó thu sản phẩm làm ra cũng tận tay người nông dân. - Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở có trình độ chuyên môn để chuyển giao khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân. Đầu tư tăng cường máy móc, cơ giới hoá cho nông nghiệp để giảm mạnh lao động thủ công trong mỗi sản phẩm lao động nông nghiệp bằng cách hỗ trợ vốn cho nông dân mua máy móc phục vụ nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các nhà máy thu mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp ở các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá sâu một cách khoa học, hợp lý để người nông dân có thể bán sản phẩm của mình tại gốc, giảm bớt chi phí vận chuyển nhờ đó mà giá trị kinh tế tăng lên - Có chính sách ưu tiên cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với thời gian sinh trưởng phát triển của cây trồng để bà con nông dân có kế hoạch trả nợ. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất như hệ thống kênh mương, trạm bơm, đường giao thông, hồ đập chứa nước - Đầu từ các chương trình dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi giúp bà con nong dân xoá đói giảm nghèo. * Đối với các hộ nông dân - Tích cực hưởng ứng công việc đồn đổi ruộng đất - Không ngừng học tập nâng cao hiểu biết về khoa học công nghệ, nhạy bén về các thông tin thị trường. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá hăng say lao động, cùng gúp nhau vững bước đi lên. Thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu mạnh. Tài liệu tham khảo 1. Giao trình kinh tế nông nghiệp I, II – Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2005 – 2006 – 2007 của xã Ngọc Quan. 3. Đề án quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã từ 2005 – 2010 4. Chính sách đổi mới nông nghiệp nông thôn 5. Một số tài liệu tham khảo khác Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngọc Quan, ngày 30 tháng 2 năm 2006 Giấy chứng nhận UBND xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ Chứng nhận: Nguyễn Thành Thái là sinh viên khoá 36 chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn trường Đại học kinh tế quốc dân. Học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Thọ đã thực tập tại xã từ ngày 2 tháng 12 năm 2007 đến ngày 20 tháng 3 năm 2008. Trong thời gian thực tập sinh viên Nguyễn Thành Thái đã làm việc một cách nghiêm túc, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và được sự giúp đỡ nhiệt tình của Đảng uỷ – UBND và các cán bộ để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập tại xã, sinh viên: Nguyễn Thành Thái không mắc sai sót gì có quan hệ tốt với quần chúng nhân dân địa phương, nhiệt tình với công việc, được sự quan tâm quý mến, tin tưởng của cán bộ chính quyền xã. TM. UBND xã Ngọc Quan Phụ lục Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của chuyên đề 3 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng 5 I. Cơ sở lý luận 5 1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 5 1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng 5 1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng 6 2. Vai trò của cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 7 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu 7 3.1. Điều kiện tự nhiên 8 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 9 3.3. Nhân tố tổ chức sản xuất kỹ thuật 10 3.4. Sự trợ giúp của nhà nước 11 4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là xu hướng tất yếu có tính quy luật 11 5. Điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng 12 6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng 13 II. Bài học kinh nghiệm 14 Chương II: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp ở xã Ngọc Quan 17 I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Ngọc Quan ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 17 1. Đặc điểm tự nhiên 17 1.1. Vị trí địa lý, địa hình 17 1.2. Thời tiết khí hậu 18 1.3. Chế độ thuỷ văn 18 2. Đặc điểm kinh tế xã hội 19 2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã 19 2.2. Dân số và lao động 21 2.3. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của xã 22 2.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã 23 3. Một số vấn đề xã hội 25 II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Ngọc Quan 27 1. Cơ cấu cây trồng của xã trong những năm qua 27 1.1. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng 27 1.2. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng 29 2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo mùa vụ 31 3. Thị trường 33 III. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 34 1. Những kết quả đạt được 34 2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân 35 a. Những khó khăn 35 b. Nguyên nhân 36 Chương III: Định hướng và 1 số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa của xã 37 I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã 37 1. Quan điểm chung 37 2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng 38 3. Mục tiêu kinh tế xã hội của xã đến 2010 38 II. Giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng 39 1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất 39 2. Giải pháp về thị trường 41 3. Giải pháp về khoa học công nghệ 44 4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 44 5. Giải pháp về vốn 46 6. Giải pháp về dồn điền đổi thửa 46 7. Giải pháp về khuyến nông 47 8. Giải pháp về chính sách ruộng đất 47 9. Giải pháp về chính sách của nhà nước 48 10. Giải pháp về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho người lao động 48 Kết luận và kiến nghị 49 I. Kết luận 49 II. Kiến nghị 51 Tài liệu tham khảo 53 Giấy chứng nhận 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7764.doc
Tài liệu liên quan